Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG L ự c GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HS TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 .... + Giải các bài toán khác liên quan đến “biểu đồ”, ứng d
Trang 1KHOA GIẢO DỤC TIỂU H Ọ C
PHẠM THỊ TRANG
VẤN ĐÈ CHO HS TRONG DẠY HỌC GIẢI
TOÁN CÓ LỜI VẰN Ở LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học
HÀ NỘI, 2016
Trang 2KHOA GIẢO DỤC TIỂU H Ọ C
PHẠM THỊ TRANG
VẤN ĐÈ CHO HS TRONG DẠY HỌC GIẢI
TOÁN CÓ LỜI VẰN Ở LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS LÊ NGỌC SƠN
HÀ NỘI, 2016
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và két quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Trang
Trang 4Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thảnh và sâu sắc đến TS Lê Ngọc Sơn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn và động viên để tác giả hoàn thành đề tài khóa luận này.
Tác giả trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu Học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho tác giả kiến thức và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Quý Thầy/Cô trường Tiểu học Văn Khê A, Thành phố Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong thời gian thực tập và thực nghiệm sư phạm
Tác giả vô cùng biết ơn cha mẹ, chân thành cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ ữong suốt quá ữình học tập và thực hiện Khóa luận
Do điều kiện chủ quan và khách quan, Khóa luận không tránh khỏi những sai sót Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề nghiên cứu
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Trang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM Ơ N ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮ T V DANH SÁCH CÁC BẢNG s ử DỤNG vi
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG L ự c GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HS TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 5
1.1 Cơ sở lí luận của việc phát ữiển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 5
1.1.1 Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 5
1.1.2 Đặc điểm HS lớp 4 7
1.1.3 Dạy học giải toán ở tiểu học theo hướng phát triển NLGQVĐ 9
1.1.3.1 NLGQVĐ 9
1.1.3.2 Dạy học giải toán theo hướng phát triển NLGQVĐ 11
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 17
1.2.1 Thực tiễn việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 17
1.2.2 Thực tiễn việc học giải bài toán có lời văn ở lớp 4 18
Tiểu kết chương 1 19
Chương 2 20
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NLGQVĐ C H O 20
HS TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 20
2.1 Giải pháp 1 Tạo hứng thú cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 20 2.1.1 Cở sở đề xuất giải pháp 20
Trang 62.1.2 Nội dung giải pháp 21
2.1.3 Cách thực hiện 22
2.2 Giải pháp 2 Thiết kế bài học dạy học giải toán có lời văn theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 4 30
2.2.1 Cở sở đề xuất giải pháp 30
2.2.2 Nội dung giải pháp 31
2.3.3 Cách thực hiện 31
Tiểu kết chương 2 38
Chương 3 39
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 39
3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 39
3.1.1 Mục đích 39
3.1.2 Yêu cầu 39
3.2 Nội dung, tổ chức thực nghiệm 39
3.2.1 Nội dung thực nghiệm 39
3.2.2 Tổ chức thực nghiệm 40
3.3 Két quả thực nghiệm 42
3.3.1 Phân tích két quả thực nghiệm 42
3.3.2 Két luận rút ra từ thực nghiệm 43
Tiểu két chương 3 43
KÉT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
Năng lực giải quyết vấn đề NLGQVĐ
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề PPDH PH &GQVĐ
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG s ử DỤNG
Bảng 3.1 thống kê sĩ số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 40
Bảng 3.2 thống kê học lực của 2 lớp thực nghiệm và đối chiếu 40
Bảng 3.3 thống kê kết quả làm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm 43
Bảng 3.4 thống kê kết quả làm bài kiểm tra của lớp đối chứng 43
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
❖ Việc phát triển năng lực toán học cho HS là cần thiết
Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người phát triển một cách toàn diện Đe đạt được mục đích đó điều quan trọng nhất là luôn đẩy mạnh ngành giáo dục phát triển mạnh mẽ Thông qua nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện những quan điểm và mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Trong đó, việc tiếp tục đổi mới căn bản các yếu tố và chương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học là nhiệm vụ quan trọng Theo xu hướng đổi mới đó, thì việc phát triển năng lực Toán học cho HS là điều cần thiết Bởi lẽ Toán học là một môn học công cụ để HS học tất cả các môn học khác như: Tiếng Việt, Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử, các môn học này đều dùng đến khái niệm toán học Hơn nữa, kiến thức và kĩ năng môn Toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động
Thậm chí, nhà vật lí nổi tiếng Paul Dirac người Anh đã nói: “Neu Chúa tồn tại, thì
người là một nhà toán học vĩ đại” Bởi mọi thứ trong the giới đều có cấu trúc Toán
học Toán học chính là công cụ không thể thiếu néu chúng ta muốn hiểu the giới Hơn nữa, năng lực Toán là một năng lực cốt lõi của HS để hình thành và phát triển các năng lực khác như: Năng lực tư duy, NLGQVĐ, Năng lực, Năng lực mô hình hóa, Năng lực giao tiếp Toán học, Năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán học
♦♦♦ Năng lực dạy học của GV quyết định sự phát triển năng lực toán học của HS
Trong nhà trường, GV đóng vai trò chủ đạo có nghĩa là GV không chỉ là người truyền đạt tri thức mà còn là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của HS Và do nhu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục theo xu hướng đổi mới cơ bản về giáo dục là chuyển
kiểu dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang kiểu dạy học “lấy HS là trung tâm
Hay nói cụ thể hơn là dạy học phải hướng về người học, đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục Nhưng điều này không có nghĩa là vai trò của người GV được xem nhẹ Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS sẽ được phát huy, HS được tạo điều kiện và môi trường
để phát triển những năng lực của bản thân Và yêu càu đối với GV không hề giảm
Trang 10nhẹ mà ngược lại, người GY càng phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp mới
có thể đóng vai trò là người cố vấn, bồi dưỡng và phát triển năng lực của người học Xét về môn Toán, HS ít có khả năng tự học môn Toán, HS không có khả năng tự phát ữiển năng lực toán học của bản thân mà năng lực dạy học của GV quyết định
sự phát triển năng lực toán học của HS A Đi - véc - téc đã từng nói “Người GV
bình thường mang chân lí đến cho trò, người GV giỏi biết dạy trò đi tìm chân lí”
■Vì vậy một người GV giỏi phải trình độ cao về chuyên môn giảng dạy, luôn học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học tiến bộ để có thể giúp HS phát triển tốt năng lực của HS đó
❖ Việc phát triển NLGQVĐ cho HS Tiểu học là cần thiết
Đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục một cách mạnh mẽ theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người, ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang thay đổi một cách tích cực Theo hướng phát triển giáo dục đó, việc hình thành và phát ữiển NLGQVĐ cho HS là điều cần thiết đang được quan tâm của các
tổ chức giáo dục và giáo dục Tiểu học không phải là ngoại lệ NLGQVĐ là một năng lực cơ bản mà con người cần có, nó cần được hình thành và phát triển ngay từ đầu đi học, nhất là cấp Tiểu học Đối với cấp Tiểu học, môn Toán là một môn học quan trọng và là nền tảng để HS học môn toán ở cấp tiếp theo Và NLGQVĐ là một trong những năng lực mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho HS qua việc tiếp nhận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là giải toán
♦♦♦ Dạy học bài toán có lời văn ở lớp 4 có ý nghĩa to lớn trong việc phát triểnNLGQVĐ cho HS
Trong cấp Tiểu học, giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức chiếm vị trí hét sức quan trọng của môn Toán Năng lực toán học được đánh giá thông qua giải toán, thể hiện rõ mối quan hệ giữa toán học và đời sống Trong nội dung giải toán có lời văn thì bài toán có lời văn ở lớp 4 có ý nghĩa to lớn trong việc phát ữiển NLGQVĐ cho HS Toán lớp 4 là thuộc giai đoạn thứ hai của cấp Tiểu học nên mức độ khó sẽ được tăng cấp, hơn nữa bài toán có lời văn ở lớp 4 mang nhiều nội dung về thực tiễn cuộc sống, mỗi bài toán có lời văn thường là một tình huống có vấn đề của thực tiễn Điều quan trọng là thông qua việc giải bài toán có lời văn giúp HS biết cách giải quyết các vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn
đề này thường được nêu dưới dạng bài toán có lời văn Vì vậy, những bài toán có lời văn ở lớp 4 phù hợp để phát triển NLGQVĐ cho HS
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết
vẩn đề cho học sinh trong dạy học giải toán cỏ lời văn ở lớp 4 ”.
Trang 112 M ục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển năng lực NLGQVĐ cho HS
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận về việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải
toán có lời văn ở lớp 4
- Tìm hiểu thực trạng về việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
- Đề xuất những giải pháp phát triển NLGQVĐ cho HS
- Thực nghiệm sư phạm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đổi tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Chỉ ra sự cần thiết và cơ sở khoa học của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
- Điều tra, quan sát: Chỉ ra thực trạng của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực hiện một số các giải pháp đã đề xuất
4.2 Công cụ nghiên cứu
- Thiết kế các bảng hỏi GV tiểu học
- Thiết kế các bài kiểm tra kết quả học Toán của HS lớp 4
Trang 124.3 Thu thập và phân tích dữ liệu
- Thu thập số liệu
- Phân tích số liệu (định tính, định lượng)
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, két luận và phụ lục, Khóa luận được trình bày trong ba chương:
Chương l.cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Chương 2 Giải pháp phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 13NỘI DUNG•
Chương 1.
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ T H ự C TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG Lực
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HS TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán
có lời văn ở lớp 4
1.1.1 Dạy học giải toán cỗ lời văn ở lớp 4
❖ Mục tiêu dạy học toán lớp 4 nói chung và dạy học giải toán có lời văn nóiriêng
- v ề số và phép tính
+ Số tự nhiên
• Nhận biết một số đặc điểm chủ yéu của dãy số tự nhiên
• Biết đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên
• Biết cộng, trừ các số có 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3 lần; nhân số tựnhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số (tích có không quá sáu chữ số); chia
số tự nhiên có đến sáu chữ số (chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số)
• Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết két quả tính vàthành phần kia
• Biết tìm giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không códấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản
• Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân,tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất
• Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10; 100; 1000; ; chiacho 10; 10 0; 1000; ; nhân số có hai chữ số với 11
• Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
+ Phân số
• Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan)
• Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồn mẫu số các phân số; so sánh phân số
• Biết cộng, trừ, nhân, chia, hai phân số dạng đơn giản (mẫu số không vượt quá 100)
Trang 14+ Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.
- Vê một SÔ yêu tô thông kê và tỉ lệ ban đô
+ Biết đọc và nhận định (ở mức độ đơn giản) các số liệu trên bản đồ cột
+ Biết ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế
- v ề giải toán có lời văn
+ Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ
+ Biết tự giải và trình bày bài giải các bài toán có đén ba bước tín, trong đó
có các bài toán: Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu số của hai
số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó
❖ Nội dung dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 4
- Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Tiếp tục củng cố kĩ năng giải các dạng bài toán đã học ở lớp 1, 2, 3; hình thành kĩ năng giải các bài toán có lời văn liên quan đén các phép tính với các phân
số hoặc số đo các đại lượng mới học ở lớp 4
+ Giải các bài toán về: Tìm số trung bình cộng, Tìm phân số của một số, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ
số của hai số đó
+ Giải các bài toán có nội dung hình học
Trang 15+ Giải các bài toán khác liên quan đến “biểu đồ”, ứng dụng “tỉ lệ bản đồ”,
- Đặc điểm của nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, nội dung giải toán có lời văn được xây dựng như một mạch kiến thức xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, mạch kiến thức đó
có đặc điểm chung của cả chương trình, nhưng cũng có cả đặc điểm riêng ở từng lớp, đặc biệt là lớp 4, lớp mở đầu cho giai đoạn học tập sâu ở Tiểu học Có thể nêu
ra một số đặc điểm như sau:
+ Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 đã ké thừa, bổ sung và phát triển nội dung dạy học giải các bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3 Chẳng hạn, HS tiếp tục giải các bài toán bằng một phép tính liên quan đến ý nghĩa của các phép tinh cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên có nhiều chữ số hoặc với phân số (chính thức được học ở lớp 4), các bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị, .; tiếp tục giải các bài toán chủ yếu không quá ba bước tính; làm quen các bài toán giải theo các bước hoặc công thức giải; được tiếp cận các bài toán đa dạng đồi hỏi cách giải phải linh hoạt, suy nghĩ, sáng tạo hơn
+ Trong toán lớp 4, nội dung và phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường rèn luyện phương pháp giải bài toán (phân tích bài toán, tìm cách giải quyết vấn đề trong bài toán và cách trình bày bài giải trong bài toán) Qua đó giúp HS rèn luyện khả năng diễn đạt (nói và viết) và phát triển khả năng tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, )
Cũng chính vì vậy mà số lượng các bài toán nhiều hơn và cũng khó hơn (có cách giải phức tạp, nhiều bước tính, có ba đến bốn phép tính trong một bài toán, )
+ Trong Toán lớp 4, nội dung dạy học giải toán có lời văn được sắp xếp họp lí, xen kẽ nhằm hỗ trợ cho mạch kiến thức hạt nhân số học và các mạch kiến thức khác
+ Nội dung các bài toán có lời văn trong Toán lớp 4 có nội dung phong phú, cập nhập với thực tiễn và có hình thức thể hiện đa dạng phù hợp với HS tiểu học
1.1.2 Đặc điểm HS lớp 4
♦♦♦ Đặc điểm tư duy
Bắt đầu từ HS lớp 4, các phẩm chất tư duy của HS chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Cụ thể:
- Hoạt động tổng hợp của HS phát triển Bắt đầu từ lớp 4, trẻ có khả năng tính nhẩm trong đầu mà không cần que tính hay tính bằng ngón tay, khi đọc không cần đọc to thành tiếng
Trang 16- Hoạt động khái quát hóa phát triển HS lớp 4 không cần phải dựa vào các dấu hiệu bên ngoài cụ thể, trực quan mà có thể căn cúa vào các dấu hiệu bản chất, bên ữong, những dấu hiệu chung của hàng loạt các sự vật, hiện tượng để khái quát thành khái niệm, quy luật.
- HS lớp 4 trong phấn đoán và suy luận các em có khả năng lập luận cho những phán đoán của mình
- Hoạt động tư duy của HS lớp 4 trong giai đoạn này đang phát triển nhưng phần lớn chỉ thuộc mức độ sơ đẳng ở phần đông các HS Tiểu học
♦♦♦ Đặc điểm ngôn ngữ
Hầu hết các HS Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Đối với những HS cuối cấp (lớp 4, lớp 5) thì ngôn ngữ viết đã bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Ngôn ngữ phát triển trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thé giới xung quanh và khám phá bản thân qua những kênh thông tin truyền hình Ngoài ra, ngôn ngữ phát ữiển trong giai đoạn này giúp cho hoạt động tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện qua ngôn ngữ nói và viết Giai đoạn này, ữẻ rất có hứng thú với hoạt động đọc, thích đọc sách, đọc báo, tạp chí, điều này giúp cho vốn ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú
♦♦♦ Đặc điểm trí nhớ
Trong quá trình học tập, HS cuối cấp Tiếu học (lớp 4, lớp 5) việc ghi nhớ
có ý nghĩa được hình thành và phát triển, các em không còn ghi nhớ máy móc, hay thuộc lòng mà các em đã bắt đầu hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa Ghi nhớ
có chủ định đã phát triển tuy nhiên sự phát triển của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nội dung và phương pháp dạy học, sự hứng thú học tập của HS,
♦♦♦ Đặc điểm chú ý
HS ở cuối Tiểu học (lớp 4, lớp 5) dần hình thảnh kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trog hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán, cách làm của một dạng toán có lời văn, Trong sự chú ý của trẻ giai đoạn này bắt đầu xuất hiện giới hanj của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một công việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định
Trang 171.1.3 Dạy học giải toán ở tiểu học theo hướng phát triển NLGQVĐ
1.1.3.1 NLGQVĐ
❖ Năng lực
Nói về khái niệm năng lực có thể đánh giá đây là một vấn đề khá trừu tượng, xung quanh vấn đề này đã có rát nhiều khái niệm về nó và khái niệm này đang thu hút được rất nhiều các nhà nghiên cứu
- Theo quan điểm của các nhà tâm lí học thì năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của các nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao
- Đồng quan điếm trên, “Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực Giáo dục Tiểu
học” [2, tr.137] cũng quan niệm “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của các nhân, phản ánh bởi cách làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, trong những tình huổng khác nhau, trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tối ưu”.
Theo các quan điểm trên ta có thể hiểu một người có năng lực là người có được những kiến thức, kĩ năng, thái độ của một hoạt động nào đó và đạt được két quả tốt hơn so với trình độ trung bình của những người khác khi cùng tiến hành hoạt động đó trong điều kiện và hoàn cảnh tương đương
Có nhiều tiêu chí để phân loại năng lực như dựa vào nguồn gốc phát sinh
người ta chia thành: ‘‘năng lực tự nhiên” và “năng lực xã hội” Nếu dựa vào các mức phát triển thì có thể phân loại thành: ‘‘‘'năng lực học tập”, “năng lực nghiên
cứu” và “năng lực sáng tạo” Neu dựa vào mức độ chuyên biệt thì có thể phân loại
thành: “năng lực chung và năng lực riêng” [2, te 137].
Tuy có rất nhiều cách phân loại nhưng đều có tính chất chung là có hai loại năng lực đó là năng lực thuộc về tư chất bẩm sinh vốn có của con người và năng lực được hình thành và phát triển quá quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của giáo dục và dạy học trong việc hình thành và phát triển năng lực các cá nhân trong xã hội hiện đại
❖ Năng lực toán học của HS Tiểu học
“Năng lực toán học là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện đảm bảo thực hiện được một dạng hoạt động Toán học Năng lực toán học được hiểu là những đặc điểm tâm lý của cá nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động toán học” Theo “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giáo dục Tiểu học” [2, tr.212].
Trang 18Năng lực trong giáo dục toán học gồm:
- Năng lực tư duy toán học
- NLGQVĐ toán học
- Năng lực mô hình hóa toán học
- Năng lực lập luận toán học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tranh luận các vấn đề toán học
- Năng lực trình bày các vấn đề toán học
- Năng lực sử dụng kí hiệu, công thức, các yếu tố thuật toán
Việc hình thành và phát triển các năng lực toán học trên cho HS Tiển học là việc rất cần thiết, đặc biệt cần chú trọng đến việc phát triển NLGQVĐ - một toong những năng lực quan trọng toong cuộc sống hiện nay Tuy nhiên, mỗi HS khác nhau thì năng lực học tập toán học cũng khác nhau Và các năng lực này được hình thành
và phát triển toong quá trình học tập và rèn luyện của mỗi HS Vì thế việc lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp sao cho mỗi HS được nâng cao dần về mặt năng lực là vấ đề quan trọng trong dỵ học toán học ở Tiểu học nói riêng và các cấp học trên nói chung
♦ NLGQVĐ
Nói về khái niệm NLGQVĐ có thể đề xuất khái niệm sau “NLGQVĐ là khả năng các nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc đề giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, giải pháp thông thường”
Xét riêng góc độ về môn Toán thì theo “Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực Giáo dục Tiểu học” [2, tr.243] đã quan niệm “NLGQVĐ của HS có thể hiểu là
tổ hợp các năng lực được thể hiện ở các kỹ năng (gồm thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán”.
Từ việc quan niệm về NLGQVĐ trong môn Toán, vận dụng vào trong nghiên cứu có thể nói NLGQVĐ của HS trong học giải toán có lời văn ở lớp 4 là tổ hợp các năng lực được thể hiện ở các kỹ năng (gồm thao tác tư duy và hoạt động) toong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán
có lời văn ở lớp 4
Trang 19Việc chia mức độ của NLGQVĐ phụ thuộc vào những yêu cầu khác nhau của từng cấp học Đối với cấp Tiểu học, HS có thể đạt được tới ba mức độ đó là:
- Mức 1: Xác định và hiểu rõ vấn đề cần được giải quyết
- Mức 2: Phát hiện và triển khai giải pháp giải quyết vấn đề
- Mức 3: Trình bày giải pháp
Dựa vào các mức độ của
❖ Mối quan hệ giữa NLGQVĐ và môn Toán:
“NLGQVĐ được coi là một trong các mục tiêu Giáo dục toán học: mục tiêu Giáo dục môn Toán không chỉ giúp HS kiến tạo kiến thức, hình thành kĩ năng, mà
HS học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.”[2, ư.188]
Mối quan hệ giữa NLGQVĐ và môn Toán có thể nói là mối quan hệ hỗ ượ nhau Trong thực tiễn, NLGQVĐ là năng lực mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho HS qua việc tiếp cận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là qua giải toán Ngược lại, thông qua việc tự tìm tòi và tiếp thu kiến thức toán học mà HS phát triển được NLGQVĐ
1.1.3.2 Dạy học giải toán theo hướng phát triển NLGQVĐ
a Quan điểm tiếp cận
Dạy học toán theo hướng phát triển NLGQVĐ nói chung và giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng thì cần phải có quan điểm tiếp cận Dạy học toán theo hướng phát triển NLGQVĐ được tiếp cận theo các phương diện đó là:
- Mục tiêu: “NLGQVĐ là một trong các mục tiêu của năng lực toán học” [2,
tr.l88] Cũng có thể nói NLGQVĐ là một trong các mục tiêu của năng lực giải toán bởigiải toán là một rong những nội dung quan trọng trong môn Toán Tiểu học Mục tiêu của giáo dục môn Toán Tiểu học không chỉ là là giúp HS có những kiến thức và
kĩ năng, thiết thực, có hệ thống về nội dung môn Toán Tiểu học mà còn rèn luyện
và giáo dục HS có kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong toán nói chung và giải toán nói riêng
- Nội dung: “NLGQVĐ coi là một trong các nội dung giáo dục toán học.” [2,
tr.188] NLGQVĐ là một kĩ năng có thể dạy được trong môn toán nói chung và giải toán nói riêng Và theo tiến sĩ Lê Ngọc Sơn thì kĩ năng giải quyết vấn đề là một nội dung dạy học giải toán và nó gắn chặt với các bước giải toán đó là:
+ Bước 1: Tiếp cận và phát hiện vấn đề bao gồm các kỹ năng như xác định nhiệm vụ của bài toán, sàng lọc thông tin và nêu lại bài toán theo cách hiểu riêng
Trang 20+ Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề bao gồm các kỹ năng sau tổ chức, sắp xép dữ kiện, mô tả lại bài toán bằng sơ đồ, bảng biểu,
+ Bước 3: Tìm và trình bày lời giải bao gồm các kỹ năng nhu nhận dạng bài toán, sử dụng các thủ thuật
+ Bước 4: Kiểm ữa và giải thích bao gồm các kĩ năng như kiểm trả két quả tính toán, giải thích lời giải
Quá trình giải quyết vấn đề của HS thường gồm bốn bước trên và bốn bước trên được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
- Phương pháp dạy học: dạy học theo hướng phát triển năng giải quyết vấn
đề đòi hỏi người dạy phải sử dụng các phương pháp dạy học để làm bộc lộ và phát triển NLGQVĐ của HS Yêu cầu này đòi hỏi người GV phải tiếp cận và sử dụng được một số các phương pháp dạy học mới, tích cực, tạo điều kiện cho HS phát triển được NLGQVĐ Và phương pháp thích hợp nhất để sử dụng trong dạy học toán nói chung và giái toán nói riêng nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS đó là PPDH PH &GQVĐ
- Kiểm tra, đánh giá: việc đánh giá năng lực giá NLGQVĐ của HS là một trong những nội dung đánh giá kết quả học tập toán nói chung và giải toán nói riêng Có thể hiểu việc đánh giá năng lực gải quyết vấn đề là việc GV đưa ra những nhận định về giá trị các năng lực của HS đạt được trong quá học Toán cũng như giải toán Và đây cũng là mọt công việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhiều kĩ năng và công cụ để đánh giá
b Dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vẩn đề
❖ Những khái niệm cơ bản
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một quá trình dạy học, trong đó
GV tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách tự giác và tích cực, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác
Bản chất của PPDH PH &GQVĐ là “tình huống gợi vấn đ ề”
Trang 21- Vấn đề: có rất nhiều cách diến đạt về thuật ngữ “vấn đề” nhưng chúng tôi hiểu theo ý nghĩa dùng trong giáo dục thì đồng quan điểm sau:
“Một vấn đề (đối với người học): được biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề và câu hỏi (hoặc yêu cầu của hành động) thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Người học chưa giải đáp được câu hỏi đó hoặc chưa thức hiện được hành động đó
+ Người học chưa được học một quy tắc có tính chất thuật giải nào để giải đáp câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu đặt ra.” [2, tr.83]
Theo quan niệm trên thì thuật ngữ “vấn đề” được hiểu là một bài toán mà HS chưa biết ít nhất một yếu tố của bài toán đó, mong muốn tìm được yếu tố chưa biết
đó dựa váo những yếu tố biết trước nhưng chưa có trong tay thuật giải
Ví dụ 1: Bài toán yêu cầu “tìm hai số khi biết tổng của hai số là 96 và tỉ số, 3
của hai số đó là “ ” [SGK toán lớp 4, tr.147] Yêu cầu của bài toán sẽ không phải là
ư
vấn đề nếu HS đã được học về tỉ số và thuật toán để giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nhưng nó sẽ là vấm đề nếu HS chưa được học về tỉ
số và thuật toán giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Tình huống có vấn đề: quan điểm về tình huống gợi vấn đề có rất nhiều nhà giáo dục đã đưa ra những quan điểm của mình nhưng họ đều có chung những điểm
là tình huống gợi vấn đề phải thỏa mãn những điều kiện sau:
+ Tồn tại một vấn đề: đây là vấn đề trung tâm của tình huống Tình hống phải chứa đựng một mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức sẵn có của
HS với yêu cầu lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới Hay nói cách khác, tình huống có vấn đề là tình huống mà HS phải nhận ra được ít nhất một yếu tố của một đề bài nào
đó mà HS chưa biết cũng chưa có thuật giải nào để tìm phần tử đó
+ Gợi nhu cầu nhận thức: tình huống có vấn đề là tình huống phải chứa đựng một vấn đề tạo ra sự ngạc nhiên, hứng thú, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của HS Hay nói cách khác là phải gợi nhu cầu nhận thức ở HS, làm cho HS cảm thấy cần thiết
và mong muốn giải quyết vấn đề đó
+ Gây niềm tin ở khả năng người học : tình huống gợi vấn đề là phải chứa đựng mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức có sẵn hoặc đã biết của HS với yêu cầu lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới Như vậy việc yêu cầu giải quyết được vấn đề, HS phải dựa vào kiến thức đã có của mình hay vấn đề đó phải liên quan đến kiến thức đã có của HS Nói một cách ngắn gọn, tình huống có vấn đề phải phù hợp với trình độ
Trang 22hiểu biết của HS, nó không được vượt quá xa tầm hiểu biết của HS nếu không HS
sẽ thấy hoang man và không có hứng thú để suy nghĩ về vấn đề đó
3
Ví du 2: Tìm hai số Biết hiêu của hai số là 85 và tỉ số của hai số là
-8
Đây là tình huống gợi vấn đề vì:
+ Thứ nhất: tồn tại một vấn đề vì HS chưa biết câu trả lời và chưa có thuật giải để giải bài toán
+ Thứ hai: nó gợi ra nhu cầu nhận thức vì HS đã biết làm dạng toán tìm hai
số khi biết tổng và tỉ của hai số đó và cũng muốn biết thêm về dạng toán tìm hai khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
+ Thứ ba: gây niềm tin vào khả năng người học vì HS đã biết thuật toán để giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai só đó Khi chuyển sang dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó HS sẽ vấp ở một hai bước nhưng với hy vọng néu suy nghĩ tích cực sẽ gải quyết được vấn đề
❖ Đặc điểm của PPDH PH &GQVĐ
Trong PPDH PH &GQVĐ, GV không chủ động đưa ra kiến thức hay nổ lực giảng giải để truyền tải kiến thức đén cho HS mà người GV tạo ra tình huống học tập chứa đựng vấn đề, điều khiển HS phát hiện và giải quyết vấn đề bằng việc tự giác suy nghĩ tích cực và vận dụng những thức mà mình có để tìm ra kiến thức mới
GV là người xác nhận và khái quát lại kiến thức đó
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề gồm những đặc điểm sau:
- HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề do GY đặt ra chứ không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động
- HS hoạt động một cách chủ động, sáng tạo, tự giác, tích cực, huy động tất cả những kiến thức có sẵn hy vọng giải quyết được vấn đề đặt ra để tìm tri thức mới Thông qua việc tham gia hoạt động và sự điều khiển của GV, HS tham gia trực tiếp vào việc xây dựng lời giải Từ đó khái quát thành kiến thức mới
- Mục tiêu của phương pháp dạy học này không chỉ là giúp HS lĩnh hội tri thức mới mà còn giúp HS hiểu rõ phương pháp đi đến tri thức và biết cách vận dụng phương pháp đó vào các quá trình tương tự Biết vận dụng bài toán đã biết để giải bài toán mới, biết vận dụng quy trình vào các bài toán cùng dạng
♦♦♦ Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Trang 23Qua việc nghiên cứu về đặc điểm của PPDH PH &GQVĐ, ta thấy hạt nhân của phương pháp dạy học này là GV điều khiển HS thực hiện và nghiên cứu để giải quyết vấn đề theo một quá trình Và quá trình đó gồm bốn bước sau:
Bước 1: GV đưa ra tình huống có vấn đề
Đe tạo được tình huống có vấn đề cho bài dạy thì người GV phải dựa vào SGK, các tài liệu tham khảo, căn cứ vào chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng tương ứng, trình độ của HS Tiểu học và điều kiện dạy học
Bước 2: GV tổ chức cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề Ở bước này, GV
tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện bốn hoạt động sau:
- Hoạt động 1: Tiếp cận và phát hiện vấn đề
- Hoạt động 2: Định hướng giải quyết vấn đề
- Hoạt động 3: Tìm và trình bày câu trả lời
- Hoạt động 4: Kiểm tra và giải thích
Bước 3: GV xác nhận két quả giải quyết vấn đề và phát triển
Ví dụ 3:
Bước 1: GV đưa ra tình huống có vấn đề “Bài toán: Hiệu của hai số là 24 Tỉ số của
hai số là — Tìm hai số đó.”
□
Bước 2: GV tổ chức cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề
- Hoạt động 1: HS tiếp cận và phát hiện vấn đề
GV giúp HS phát hiện vấn đề bằng câu hỏi sau: “Khỉ học xong dạng toán tìm
hai so khi biết tổng và ti sổ của hai so đỏ với bài toán đang xét có gì khác nhau ?”
+ HS phát hiện vấn đề: hai số cần tìm của dạng toán “tìm hai số khi biết tổng
và tỉ số của hai số đó” có mối quan hệ “tổng” và “tỉ số” Còn bài toán đang xét thì hai số có mối quan hệ “hiệu” và “tỉ số”
+ HS đọc bài toán và thu thập thông tin bài toán như bài toán cho biết gì, bài toán yêu cầu tìm gì
+ HS phát biểu lại bài toán theo cách hiểu của mình và đặt ra mục tiêu là biết giải dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
- Hoạt động 2: Định hướng giải quyết vấn đề
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng các câu hỏi sau:
Trang 24+ Dựa vào tỉ số để tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
+ Hãy cho biết 24 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau trên sơ đồ đoạn thẳng Từ đó, hãy tìm giá ữị của một phần
+ Hãy lần lượt tìm các số dựa vào giá trị một phần
- Hoạt động 3: HS tìm và trình bày lời giải
- Hoạt động 4: Hoc sinh kiểm và giải thích
Bước này HS sẽ kiểm tra lại cách làm và két quả tính toán để chuẩn bị lên trình bày kết quả giải quyết vấn đề cho GV và HS nghe
Bước 3: GV xác nhận lại két quả giải quyết vấn đề và phát triển
GV nhận xét cách làm của HS và khái quát lại cách giải dạng toán “Tìm hai
số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và hướng dẫn HS giải bài toán trên bằng cách khác
Như vậy, theo phương pháp dạy này, GY không phải là người chuyền tải kiến thức mà là người tạo ra tình huống để HS hoạt động thiết lập các cấu trúc nhận thức cần thiết, là người tổ chức, chỉ đạo HS kiến thức, tự chiếm lũih nội dung giáo dục Còn
Trang 25về phía HS là người đi học chú không phải là người được dạy học, không chỉ là học được cái gì, điều quan trọng hơn là đã học được cái đó như thế nào, tức là học cách học, học việc học Cuối cùng, sự qua tâm của GV đối với HS có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ HS vươn lên trong học tập HS có ảnh hưởng đén phương pháp sư phạm của GV bởi tính đa dạng trong nhân cách chứ không chỉ do sự không đồng đều
về trí tuệ của HS
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
1.2.1 Thực tiễn việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Chương trình môn Toán lớp 4 hiện nay là sự kế thừa và phát triển cao hơn hơn của môn Toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 và là nền tảng cho việc học toán sau này của các cấp trên Từ đó, có thể thấy tầm quan trọng của toán lớp 4 trong chương trình giáo dục của Tiểu học vì vậy việc dạy học môn Toán lớp 4 đòi hỏi người GV phải luôn cập nhập và đổi mới phương pháp dạy học để tạo môi trường học thật tốt giúp
HS luôn có hứng thú và tiếp thu kiến thức toán một cách hiệu quả Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm học tập và quan sát, trải nghiệm thực tế, tôi thấy vấn đề vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nói chung và PPDH PH &GQVĐ nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được thực hiện triệt để Đặc biệt là nội dung phần giải toán có lời văn là một mảng kiển thức lớn, xuyên suốt từ lớp 1 đén lớp 5, riêng lớp 4 thì phần giải toán chiếm khối lượng kiến thức lớn, nhiều dạng toán khó và mới đối với HS đòi hỏi GY phải có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm để có thể giảng dạy tốt phần nội dung kiến thức này Thực tiễn việc áp dụng những phương pháp dạy học này vẫn chưa thực sự được các GV áp dụng, đa phần các GY đều ngần ngại, chần chừ việc áp dụng PPDH PH &GQVĐ hay nói cách khác học không muốn thay đổi thói quen dạy học theo phương pháp truyền thống Vì vậy mà việc dạy học theo
định hướng “phát triển NLGQVĐ cho HS Tiểu học trong dạy học giải toán có lời
vãn ở lớp 4” trở nên hoàn toàn mới, xa lạ với GV Tuy việc đổi mới dạy học theo
hướng phát triển năng lực của HS đã được đẩy mạnh trên khắp các thông tin đại chúng, báo chí cùng với nhiều phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho HS điển hình là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhưng việc áp dụng lại không
hề có do GV chưa thật sự hiểu biết, nhiệt huyết với phương pháp mới Cùng với đó
là sự áp dụng phương pháp dạy học này mất nhiều thời gian, đôi khi gặp nhiều khó khăn khi mới áp dụng, đòi hỏi cả một quá trình nhưng GV lại không đủ kiên nhẫn
để làm nên việc phổ biến rộng rãi vẫn dién ra nhưng việc áp dụng lại không hề có Việc áp dụng PPDH PH &GQVĐ không hoàn toàn là không có, nó vẫn được sử dụng ở một số bộ phận GV, tuy nhiên lại được áp dụng một cách máy móc, khô khan và không cự chọn lọc vì vậy cũng không mang lại hiệu quả cao mà còn đem
Trang 26lại cho HS áp lực, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức Và điều nữa là các buổi tập huấn cho GV về các phương pháp dạy học mới nhằm phát triển năng lực cho HS được tổ chức và khai triển chưa triệt để, cụ thể nên người GV cũng mơ hồ và gặp khó khăn trong việc thực hiện Tóm lại, sự nhiệt huyết của GV hiện nay chưa có và
thuật ngữ dạy học theo hướng “phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học giải toán
có lời văn ở lớp 4” là hoàn toàn mới với đại đa số giáo viên hiện nay.
1.2.2 Thực tiễn việc học giải bài toán có lời vãn ở lớp 4
Như đã nói trên, toán lớp 4 là sự kế thừa và phát triển cao hơn của môn Toán lớp 1, lớp 2 và lớp 3 và nội dung phần giải toán có lời văn ở lớp 4 cũng vậy nên HS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học nội dung này
Toán có lời văn bản chất là những tình huống thực tiễn có sử dụng những kiến thức toán học mà HS đã, đang hoặc sẽ gặp trong đời sống thực tiễn Và khi
HS giải toán có lời văn cũng có nghĩa là HS đang giải quyết các tình huống vốn rất đa dạng của thực tiễn Tuy nhiên, vốn sống của trẻ Tiểu học còn hạn chế, kiến thức của các bài toán có lời văn lớp 4 lại khó nên các em thường lúng túng trong việc giải các bài toán đó và thường giải chúng một cách máy móc, thụ động theo bài toán mẫu của GV mà không có một kĩ năng nào Đe tháo gỡ khó khăn này,
GV phải hình thành cho các em một cách học tích cực và chủ động, một phương pháp để đi tìm câu trả lời chính xác và áp dụng phương pháp đó trong tình hống tương tự Để làm được điều này thì phương pháp dạy học học phát hiện và giải quyết vấn đề là giải pháp phù hợp vừa giúp HS chủ động tìm ra lời giải của bài toán vừa có thể hình thành và phát triển NLGQVĐ cho HS
Trang 27Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 này chúng tôi nghiên cứu về vài nét những vấn đề chung của môn Toán ở Tiểu học, đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh về việc nghiên cứu về nội dung giải toán ở lớp 4 để có cái nhìn tổng quát làm cơ sở cho đề tài của mình là
“Phát triển NLGQVĐ cho HS Tiểu học trong dạy hoc giải toán có lời văn ở lớp 4” Cùng với đó, chúng tôi liên hệ nội dung giải toán lớp 4 với việc phát triển năng lực toán học của HS Tiểu học nói chung và NLGQVĐ của HS nới riêng Đồng thời, tôi nghiên cứu về PPDH PH &GQVĐ nhằm mục đích làm cơ sở để xây dựng giải pháp
ở chương 2
Trang 28Chương 2.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NLGQVĐ CHO
HS TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4
2.1 Giải pháp 1 Tạo hứng thú cho HS trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
Hứng thú là động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS vì khi có hứng thú học tập sẽ tạo cho học sự đam mê, say mê nghiên cứu, tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng và có thể vượt qua mọi khó khăn để tiếp thu toi thức một cách nhanh nhất, mang lại chất lượng cao
Nhiều nhà nghiên cứu tâm lí đã chỉ ra hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ, bền vững với tính tích cực của các nhân Khi hoạt động học diễn ra và bị ảnh hưởng bởi nguồn kích thích này thì họat động học sẽ trở nên say mê và đạt hiệu qủa cao hơn Hay nói cách khác khi HS có hứng thú học thì sẽ dẽ dàng vượt qua những khó khăn, trở ngại gặp phải toong quá trình hoạt động diễn ra để có thể đạt đươc những toi thức toán học một cách nhanh chóng và dễ dàng
❖ Hứng thú có vai trò quan trọng toong việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 4
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp Hình thành kĩ năng giải toán khó hơn kĩ năng tính toán vì bài toán có lời văn là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, quan hệ toán học Giải toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải tiếp thu được khái niệm, quan hệ toán học, hiểu rõ bản chất ý nghĩa của từng phép tính và đòi hỏi khả năng tư duy độc lập của HS Đó cũng là những đòi hỏi khó khăn khi HS muốn học tốt giải toán Hơn nữa toán lớp 4 là mở đàu cho giai đoạn học tập sâu vì vậy kiến thức toán học ở giai đoạn này có tính trừu tượng, phức
Trang 29tạp và độ khó cao hơn Riêng giải toán có lời văn thì ở lớp 4 chiếm khối lượng rất nhiều và khó hơn, nhiều dạng toán mới lạ và mỗi dạng lại có một cách giải khác nhau, yều cầu đặt ra khi giải bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải tiếp thu nhiều khái niệm, quan hê toán học và nhiều kĩ năng để giải được bài toán Vì vậy việc tạo hứng thú học giải toán có lời văn là rất cần thiết, vì khi có hứng thú học thì HS sẽ tập trung tiếp thu tri thức, hăng hái phát biểu, tích cực suy nghĩ và có thể vượt qua những khó khăn khi học giải toán có lời văn ở lớp 4.
Trên thực té,việc dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 của GV hiện nay chi bao quanh ở SGK, sách hướng dẫn và thiết ké bài giảng một cách máy móc, dập khuôn
vì vậy HS tiếp thu một cách thụ động và máy mọc Neu chỉ dạy như vậy thì việc học của HS sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và két quả học tập sẽ không cao Đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo HS thành những con người lao đông năng động, sáng tạo và tự tin Vì vậy việc tạo ra hứng thú học nội dung giải toán ở lớp 4 nói riêng và môn Toán Tiểu học nói chung rất quan trọng vì đó là giải pháp tốt nhất để khắc phục thực trạng trên Đồng thời, yêu cầu của giáo dục hiện nay đồi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học Do đó người GV phải gây hứng thú học tập cho các em để lôi cuốn các em vào bàì học
2.1.2 Nội dung giải pháp
Việc gây hứng thú học nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4, người GV giữ vai trò cốt yếu nhất Bởi lẽ, HS không thể tự mình tìm ra kiến thức hay cách giải của một bài toán có lời văn, hơn nữa toán có lời văn ở lớp 4 rất khó và nhiều dạng khác nhau Vì vậy, người GV là người giữ vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những kiến thức cơ bản, hướng dẫn cho HS làm thế nào để đi đến lời giải của một bài toán Nhưng nếu GV chỉ giải mẫu để HS làm theo, hoặc giảng giải bằng lời, cung cấp sẵn cách giải của một dạng toán nào đó thì việc học của HS sẽ diễn ra rất nhàm chán, không thu hút chú ý của HS, HS sẽ không tiếp thu được bản chất của lời giải Hơn nữa, học lực của mỗi HS là khác nhau, việc giảng dạy nhu vậy làm việc tiếp thu của
HS không đồng đều, HS giỏi sẽ tiếp thu được nhưng không phát triển được năng lực của HS đó, HS khá hay trung bình sẽ khó khăn trong việc tiếp thu Như vậy việc gây hứng thú là ở GV vì nội dung gây hứng thú là hướng về GV Nội dung nhu sau:
- GV phải hướng dẫn cho HS các bước để giải một bài toán có lời văn và cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của dạng toán đó
- GV phải có phương pháp dạy học tích cực
- GV tích cực sử dụng trò chơi toán học vào trong bài dạy
Trang 30- GV thúc đẩy động cơ học tập môn Toán bằng cách đánh giá tích cực, khích
lệ HS cố gắng, ham mê học tập, chiếm lĩnh tri thức
- GY giúp HS thấy được ứng dụng thực tiễn của nội dung giải toán có lờivăn
2.1.3 Cách thực hiện
❖ GY phải hướng dẫn cho HS các bước để giải một bài toán có lời văn và cung cấp những kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng giải toán
Để HS có hứng thú với việc gải toán có lời văn ở các lớp tiểu học nói chung
và lớp 4 nói riên thì người GV phải hướng dẫn HS thành thạo những kĩ năng cơ bản nhất đó là nắm được ác bước để giải một bài toán có lời văn Các bước này giúp HS
tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã biết vad cái phải tìm, mô tả được mối quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, bằng sơ đồ, sau đó thực hiện tính toán, trình bày lời giải Mỗi bài toán HS có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải của bài toán có lời văn Vì vậy người GV phải hướng dẫn HS nắm được các bước giải một bài toán có lời văn gồm các bước sau:
- Bước 1 : Đọc kĩ đề và phân tích bài toán
- Bước 2: Tóm tắt đề bài bài toán và tìm hướng giải
- Bước 3: Trình bày lời giải
- Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giải cách giải
Cụ thể của các bước như sau:
- Bước 1 : Đọc kĩ đề và phân tích bài toán
Đọc kĩ đề và phân tích bài toán là bước quan trọng để HS hiểu được ý nghĩa nội dung bài toán và quan trọng là GV phải hình thành cho HS kĩ năng đọc đề là khi đọc phải xác định được cái mà đề bài đã cho, cái mà đề bài yêu cầu phải tìm, phải tính, phải hiểu rõ mấu chốt yêu cầu trong yêu cầu của bài toán từ đó HS hình dung được mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm GV phải tập cho HS có thói quen
tự tìm kiếm hiểu đề bài toán qua việc phân tích những điều đã cho và xác định những điều phải tìm Để làm được điều đó, cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng của đề toán (chú ý cho sinh nên dùng bút chì gạch dưới chân những từ quan trọng đó), từ nào không hiểu hết ý nghĩa thì phải tìm hiểu hết ý nghĩa của từ đó dưới sự hỗ trợ của GV và các từ ngữ đó sẽ là cơ sở quan trọng để tìm ra lời giải
- Bước 2: Tóm tắt đề bài bài toán và tìm hướng giải
Trang 31Việc tóm tắt bài toán sẽ giúp HS tự thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã biết và những cái phải tìm HS sẽ tự biết tóm tắt bài toán nghĩa là nắm được yêu cầu
cơ bản của bài toán Việc tóm tắt đề cần thực hiện bằng sơ đồ đoạn thẳng, bằng hình
vẽ, ngôn ngữ ngắn gọn hoặc kí hiệu, và người GV cần hướng dẫn HS cần tóm tắt bằng cách nào cho phù hợp và thuận lợi nhất cho mỗi dạng toán có lời văn ở lớp 4 Đồng thời, GV phải giúp HS hiểu được tóm tắt bài toán là mình chỉ giữ lại những nội dung chính yếu nhất của đề bài (đa phần là những điều đề bài đã cho và những diều yêu cầu cần tìm hoặc cần tính) để HS sử dụng như một nguyên liệu cho bài giải Vì vậy khi tóm tắt đề cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ yếu, những từ ngữ không quan trọng của bài toán và hướng HS vào những chính yéu của bài toán, tìm cách biểu thị một cách cô đọng nhất nội dung bài toán
Sau khi tóm tắt bài toán hướng dẫn HS tìm lời giải Có hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Bài toán thuộc dạng áp dụng công thức đơn thuần HS chỉ cần xác định rõ yéu tố đã biết và yéu tố cần tìm cùng với mối quan hệ giữa rồi áp dụng công thức (GV cần chú ý cho HS dấu hiệu nhận biết của từng dạng toán thường thì dấu hiệu nhận biết dạng toán có lời văn ở lớp 4 là nằm ở điều bài toán cho biết và điều bài toán yêu cầu tìm)
+ Trường hợp 2: Với những bài toán chưa rõ ở dạng toán điển hình nào thì
GV phải hướng dẫn HS phải qua nhiều bước tính trung gian để đưa về dạng điển hình
- Bước 3: Trình bày lời giải
Đây là bước quan trọng để thể hiện HS là người hiểu bài, quyết định sự thành công của bài toán vì lời giải là kết quả của cả quá trình HS suy nghĩ và tư duy
để tìm lời giải Vì vậy bước này HS phải trình bày thật chính xác về cả kiển thức lẫn
từ ngữ theo phương diện chính tả Lời giải cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Mỗi phép tính phải có câu lời giải đi kèm, câu lời giải là mục đích của phép tính (phép tính này nhằm mục đích đi tìm cái gì ?) từ đó ta có câu trả lời hợp lí
+ Mỗi phép tính đều có kết quả và đơn vị của kết quả đó được ghi trong ngoặc đơn Đơn vị của kết quả ở phần đáp không phải ghi trong ngoặc đơn (GV cần chú ý quan sát để nhắc nhở HS ghi nhớ)
+ Phần đáp số phải ghi rõ ràng theo yêu cầu bài toán chứ không phải do số phép tính GV cần nhấn mạnh đề bài hỏi gì thì đáp số cái đó, câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi của bài toán mà phần lời giải là phần giải thích, là cơ sở cho câu trả lời đó
- Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Đây là bước cuối cùng của quá trình giải toán nhằm hai mục đích:
Trang 32+ Kiểm tra tính chính xác của phép tính, của lời giải, của cách giải (Bài toán đúng hay sai, két quả của mỗi phép tính chính xác chưa)
+ Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS
Vì vậy bước này GV cần yêu cầu HS thực hiện một cách tự giác và nghiêm túc có thể : tự kiểm tra ngay sau từng phép tính hoặc kiểm tra sau khi giải xong bài toán để phát hiện và kịp thời sửa chữa hay HS có thể trao đổi vở để kiểm tra chéo cho nhau
Giúp HS nắm rõ quy trình giải toán có lời văn là việc cơ bản nhưng bên cạnh
đó GV phải giúp HS nắm chắc những kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng giải toán một cách thảnh thạo Đe thực hiện điều đó GV cần làm theo nội dung sau:
- Giúp HS hiểu rõ các phép tính và thực hành trên các hệ thống số bằng cách:
+ GV nên củng cố cho HS ở những bài đầu tiên khi lên lớp 4 những kiến thức
về thực hành với bốn phép tính trên hệ thống số tự nhiên Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao kĩ năng thực hành với bốn phép tính với vòng só lớn hơn ở lớp 4
+ Cần cho HS làm những bài toán có bốn phép tính tồn tại với nhiều văn phong khác nhau
- Giúp HS hiểu rõ mối quan hệ của các đơn vị đo đã học, những công thức tính chu vi và diện tích các hình
- Giúp HS nhận dạng bài toán và phương pháp giải đặc thù : Đây là việc rất quan trọng vì việc nhận dạng được bài toán HS sẽ hiểu rõ được bản chất toán học của từng yếu tố quan trọng trong bài toán nêu ở bước đọc đề và phân tích đề Từ đó,
HS sẽ hiểu đặc thù của từng phương pháp giải
❖ GV phải luôn có phương pháp dạy học tích cực
Việc này sẽ rất hữu ích cho HS Vì GV cứ mãi sử dụng phương pháp truyền thống thì HS sẽ rất nhàm chán, HS học rất trầm, không tích cực Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy là rất cần thiết để phát huy tính tích cực của HS Hơn nữa,
HS luôn bị thu hút bởi sự mới lạ nên việc đổi mới phương pháp học sẽ thu hút sự chú ý của HS, tù đó các em sẽ tập trung vào bài học Bên cạnh đó, GV phải chú ý việc ứng dung các phương pháp dạy học tích cực phải thật linh hoạt và có hiệu quả
Và theo như đề tài tôi nghiên cứu, thì phương pháp dạy học “phát hiện và giải quyết vấn đề” là phương pháp mà tôi chọn lựa, qua đó tôi sẽ soạn các bài giảng về toán có lời văn theo quy trình của phương pháp này mà tôi trình bày ở giải pháp 2 để phát huy tính tích cực, NLGQVĐ và tình yêu toán học cho HS
♦♦♦ GV tích cực sử dụng trò chơi toán học vào trong bài dạy
Trang 33Tổ chức trò chơi toán học là một biện pháp tôt nhất để gây hứng thú học tập
vì những hoạt động “chơi mà học” luôn có tác dụng kích thích thi đua học tập và vận dụng kiến thức ở HS một cách thoải mái, thích thú nhất Tình huống chơi luôn giúp HS bộc lộ đuợc kiến thức, kĩ năng vận dụng linh hoạt vào tình huống chơi một cách tự nhiên, thích thú Đồng thời trong khi chơi cũng bộc lộ những sai sót một cách tự nhiên khiến trẻ không thấy e ngại Đối với HS lớp 4 là độ tuổi cũng đủ lớn nên các em có ý thức cao hơn việc tổ chức trò chơi sẽ dễ dàng hơn, đồng thời trẻ cũng hiếu động thích khám phá cái mới vì vậy GY nên sưu tầm nhiều trò chơi để đổi mới, để thu hút chú ý của HS
Khi gió viên tổ chức trò chơi cho HS thì trò chơi đó phải đạt được những yêu cầu sau:
- Trò chơi phải đảm bảo được yêu cầu giáo dục mang tính phổ cập (vừa sức với HS, dễ thực hiện)
- Trò chơi phải mang tính chất học tập, phải có mục đích hình thành hoặc củng cố kiến thức liên quan đến bài học
- Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác và thực hành tức phải sử dụng triệt để phương tiện đồ dùng của môn học vào trò chơi
- Trò chơi phải phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS, nó phải mang tính cạnh tranh lành mạnh trong quá trình tổ chức
Khi GV tổ chức trò chơi cần làm đủ những bước sau:
- Giới thiệu tên trò chơi
- Xác định mục đích trò chơi: Trò chơi có tác dụng gì đối với HS có liên quan đến bài học
- Đối tượng chơi
- Thời gian
- Chuẩn bị
- Hướng dẫn cách chơi
- Phổ biến luật chơi
Một số ví dụ về trò chơi toán học lớp 4 về nội dung giải toán có lời văn:
Trò chơi: “Đội nào vô địch”
- Mục đích trò chơi: Giúp HS hiểu rõ cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh và sáng tạo
Trang 34- Đối tượng chơi: HS lớp 4
+ Đề số 2: Chu vi hình chữ nhật là 45 cm Chiều dài hình chữ nhật gấp 4 lần chiều rộng hình chữ nhật Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó
+ Đề số 3: Tìm hai số khi biết tổng của chúng là số lớn nhất có 3 chữ số và hiệu của chúng bằng số lớn nhất có hai chữ số
+ Đe số 4: Sân trường hình chữ nhật có chu vi là 250 m, chiều rộng kém chiều dài 50 m Tính diện tích sân trường hình chữ nhất đó
+ Đề số 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 420 m, chiều dài hơn chiều rộng 40 m Tính diện tích của thửa ruộng đó
- Hướng dẫn cách chơi : Khi GV hô “5 phút bắt đầu” mỗi HS trong đội phải nhanh chóng lên bốc thăm một đề trong bộ đề của đội mình và làm theo yêu cầu trong đề Em nào xong trước thì nộp bài về chỗ, GV đánh dấu những bài nộp trước
và thời gian hoàn thành của HS Het giờ GV cùng HS cả lớp cùng chấm bài cho từng đội
- Phổ biến luật chơi:
+ Mỗi bài giải đúng được 10 điểm
+ Neu sai một phép tính hoặc một lời giải trừ hai điểm
+ Mỗi bài nộp trước thời gian quy định được cộng thêm một điểm
+ Het thời gian mà HS nào vẫn viết sẽ phạm quy và không được tính điểm
+ Đội nào có tổng điểm nhiều hơn thì đội đó thắng và là đội vô địch
Trò chơi “Tìm đội vô địch”
- Mục đích trò chơi: Giúp HS hiểu rõ dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
số của hai số đó
- Đối tượng chơi: HS lớp 4
- Thời gian: 7 - 1 0 phút
Trang 35- Chuẩn bị: GY tổ chức ra hai đội, mỗi đội ba HS, các bạn còn lại làm giám khảo và cổ vũ Nội dung yêu cầu hai đội như sau
+ Đặt đề bài toán và giải theo tóm tắt sau:
?1
?1
- Hướng dẫn cách chơi: Mỗi đội, ba bạn đặt được ba đề toán khác nhau và giải được bài toán đó
- Phổ biến luật chơi:
+ Đặt được đề toán chính xác (không thừa không thiếu dữ kiện) phù hợp với thực tiễn được 5 điểm
+ Phép tính và lời giải đúng được cộng 5 điểm
+ Đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng
❖ Trò chơi “Cây tri thức”
- Mục đích: Giúp HS ghi nhớ công thức tính cho vi, diện tích của các hình trong chương trình toán lớp 4 Từ đó vận dụng linh hoạt kĩ năng tính toán để tính chu vi, diện tích của hình đó
- Đối tượng chơi: HS lớp 4
chiều dài đáy
Trang 36Chu vi, diện tích, em thì tính mau
Em có biết duợc mỗi câu
Thơ về diện tích, chu vi hình này ”
15m
+ Tính diện tích hình thoi Biết độ dài hai đường chéo là 19cm và 12cm
+ Tính diện tích hình thoi Biết độ dài đường chéo thứ nhất bằng 20cm, độ
' 2dài đường chéo thứ hai băng ^ độ dài đường chéo thứ nhât
- Hướng dẫn cách chơi: Mỗi HS sẽ xung phong lên chọn những bông hoa tri thức (là các đề toán mà GY đã chuẩn bị) rồi thực hiện giải bài toán đó Sau đó, sẽ treo câu trả lời cạnh bông hoa đó (ghi tên mình vào sau tờ giấy ghi lời giải) đó sẽ là quả Cứ như vậy cho đến khi những bông hoa ra hết quả (mỗi HS chỉ chọn một bông) Cuối cùng GV sẽ gọi những từng HS còn lại lên hái quả (mở những câu trả lời của bạn câu trả lời của bạn) Nếu câu trả lời sai bạn khác sẽ chữa cho bạn và gắn lại lên cây Cứ như vậy cho đến hết lượt
- Phổ biến luật chơi: GV đánh giá sau khi két thúc trò chơi và có phần thưởng cho những HS trả lời đúng
Như vậy, dựa vào nội dung và mục tiêu bài học cùng với các bước tổ chức trò chơi, GV có thể tôt chức nhiều trò chơi để có thể gây hứng thú học toán cho HS, đồng thời củng cố được kiến thức cho HS một cách hiệu quả
❖ GV thúc đẩy động cơ học tập môn Toán bằng cách đánh giá tích cực, khích lệ HS cố gắng, ham mê học tập, chiếm lĩnh ữi thức
Theo các nhà tâm lí học, quá trình tự giác, tích cực hành động là yếu tố chất lượng học tập của HS nghĩa là các em phải có động cơ học tập HS Tiểu học nói chung và HS các cấp nói chung có hai động cơ học tập chính Động cơ thứ nhất
là động cơ bên trong hay là động cơ nhận thức, ví dụ một HS Tiểu học giỏi toán sẽ
Trang 37rất hứng thú với quá trình giải toán hơn là kết quả của bài toán, còn động cơ bên ngoài cũng góp phần thúc đẩy các em học tập, ví dụ các em học giỏi, chăm chỉ sẽ được thầy cô khen ngợi, bạn bè ngưỡng mộ, bố mẹ tự hào và khen ngợi, điều này
có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy tính tích cực học tập của HS Vì vậy, GV phải luôn khen ngợi các em mỗi khi các em đạt thảnh tích cao trong học tập, không đánh giá bằng điểm số mà đánh giá bằng lời, bằng năng lực của HS Không chỉ những
em học giỏi, GV cũng phải luôn quan tâm đến những HS học kém hơn, luôn động viên, khuyến khích các em để các em không tự ti và có tinh thần thoải mái khi tiếp nhận tri thức Hơn nữa, việc học giải toán có lời văn ở lớp 4 rất khó, việc động viên
và khích lệ của GV là rất cần thiết để các em kiên trì, thoải mái mà vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình tiếp thu Ngoài ra, GV cũng nên phối hợp với phụ huynh, khuyến khích họ động viên và quan tâm con cái điều này góp phần lớn trong việc nâng cao tính tích cực của HS
❖ GV giúp HS thấy được ứng dụng thực tiễn của nội dung giải toán có lời văn
Tính thực tiễn của toán học được thể hiện ở việc ứng dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống giúp HS giải quyết được những tình huống trong thực tiễn cuộc sống, giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng, kĩ xảo và nắm vững kiến thức Hơn nữa, giải toán có lời văn là một nội dung toán học có nhiều ứng dụng trong thực tế bởi bản thân của nó đều là những tình huống trong thực tiễn Và những ứng dụng toán học vào thực té được tiếp cận theo ba bước :
- Bước 1: Toán học hóa tình huống thực tế (Đưa các tình huống thực tế trở thành một bài toán có lời văn)
- Bước 2: Dùng công cụ toán học để giải quyết bài toán trong mô hình toán học (thực hiện giải bài toán theo phương pháp toán học, ở đây là phương pháp giải theo của Tiểu học)
- Bước 3: chuyển két quả của bài toán sang lời giải của bài toán thực té
Tóm lại, khi dạy về giải toán có lời văn GV nên đưa những bài toán có nhiều nội dung thực tiễn để hướng dẫn HS giải, sử dụng kiến thức toán học để giải và câu trả lời cho két quả đó lại mang nội dung thực té Từ đó, HS thấy được ứng dung toán học toong thực tiễn cuộc sống từ đó HS có thể vận dung kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề toong cuộc sống thực té
Ví dụ:
- Bước 1: Toán học hóa tình huống thực tế
Trang 38Vườn nhà bà nội Lan có tất cả 21 cây ăn quả gồm cam và bưởi, trong đó số cây cam
2.2 Giải pháp 2 Thiết kế bài học dạy học giải toán có lời văn theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 4
2.2.1 Cở sở đề xuất giải pháp
Giờ dạy học trên lớp hiện nay được xác định là thảnh công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học Người học
Trang 39phải được hoạt động Giờ học không nhồi nhét kiến thức Giờ học phải rèn luyện kỹ năng và hình thành ở HS cách học Muốn vậy, GV phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yéu phải là thiết ké hoạt động dạy học Các hoạt động phải được tính toán kỹ, sự hoạch định, trù liệu của giáo chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy cao bấy nhiêu Vì vậy việc thiết kế bài học trước khi lên lớp là việc rất quan trọng.
2.2.2 Nội dung giải pháp
Thiết ké bài học dạy học giải toán có lời văn theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 4 là hoạt động chuẩn bị của GV nhằm thiết ké những hoạt động học tập cho một bài học cụ thể liên quan đén giải toán có lời văn Việc thiết
kế bài học này sẽ đi theo một quy trình của phương pháp dạy học “phát hiện và giải
quyết vẩn đề” nhằm mục đích cho HS làm quen với phương pháp học này và hình
thành kĩ năng giải quyết vấn đề trong các bài toán có lời văn nói riêng và môn Toán nói chung
Sau khi học xong bài này HS sẽ đạt được những yêu cầu sau:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Giải được các bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Tích cực và chủ động trong hoạt động, phát triển tư duy toán học và phát triển NLGQVĐ