1. Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU Du lịch là một trong những ngành kinh tế lâu đời ở Đông Nam Á, đã đƣợc khởi động từ giữa thế kỷ XIX và phát triển nhanh vào nửa sau thế kỷ XX. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, du lịch khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng đã đƣợc mệnh danh là ngành công nghiệp không khói với mức tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, trung bình 9,2%/năm. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, khách du lịch tăng ở mức 7% mỗi năm (Tổ chức Du lịch Thế giới, 1990). Theo Ủy ban Du lịch Thế giới (2005a), du lịch và lữ hành đóng góp 4,2 tỉ đô la vào GDP của khu vực này và tạo việc làm cho 6,96 triệu ngƣời trong năm 2005 và dự kiến sẽ tăng lên đến 88,3 tỉ đô la và 8,5 triệu việc làm (bằng 2,8 % tổng số lao động) vào năm 2015. Nhu cầu du lịch tăng trung bình hàng năm khoảng 6,2% trong điều kiện thực tế từ năm 2006 đến năm 2015 (Ủy Ban Du lịch Thế giới, 2005a). Ở những năm 90 của thế kỷ 20, Du lịch là nguồn thu ngoại hối đứng thứ nhất ở Thái Lan, mang lại nguồn thu lớn thứ hai ở Philippines và đã trở thành nguồn thu ngoại hối lớn thứ ba ở Singapore. Bên cạnh tăng trƣởng đƣợc thúc đẩy bởi khách du lịch quốc tế, nhu cầu khách nội địa cũng phát triển. M c dù, tăng trƣởng mạnh nhƣng chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 đã làm giảm bớt số lƣợng du khách, đến cuối năm 1991 mới có sự hồi phục (Hitchcock, King và Parnwell, 1993:1).
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC TÂN
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN: NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới 8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 14
1.3 Khái quát kết quả các nghiên cứu trước và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 26
2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan 26
2.2 Phát triển sản phẩm du lịch 37
2.3 Hội nhập kinh tế ASEAN và tác động của hội nhập kinh tế ASEAN đến du lịch tại Việt Nam 46
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN 52
3.1 Khái quát về hội nhập du lịch ASEAN 52
3.2 Phân tích, so sánh thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nước Đông Nam Á và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực ASEAN 58
3.3 Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam với cácnước trong khu vực 93
3.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của các nước Đông Nam Á 109
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ ASEAN 111
4.1 Những cam kết hội nhập du lịch của Việt Nam 111
4.2 Thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN 116
4.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN 120
4.4 Một số kiến nghị 132
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 149
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Lượng khách quốc tế đến ASEAN 59
Bảng 3.2 Lượng khách du lịch quốc tế đến từng nước thành viên ASEAN 60
Bảng 3.3 Thị trường gửi khách chính của ASEAN 61
Bảng 3.4 Thu nhập từ du lịch quốc tế đến của ASEAN 62
Bảng 3.5 Số lượng cơ sở lưu trú đạt chuẩn ở Bali từ năm 2011 – 2014 75
Bảng 3.6 Số lượng cơ sở lưu trú ở Bang Sabah (Kota Kinabalu) tính đến tháng 9/2014 76
Bảng 3.7 Số lượng hướng dẫn viên theo từng thứ tiếng tại Bali 79
Bảng 4.1 Kết quả đánh giá về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch 129
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá về giải pháp PTSP du lịch đ c thù 130
DANH MỤC CÁC HÌNH V , BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1 Số phòng khách sạn ở Bali, Pattaya, Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 76
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lâu đời ở Đông Nam Á, đã được khởi động từ giữa thế kỷ XIX và phát triển nhanh vào nửa sau thế kỷ XX Từ những năm 80 của thế kỷ 20, du lịch khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương
đã được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói với mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình 9,2%/năm Đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, khách du lịch tăng ở mức 7% mỗi năm (Tổ chức Du lịch Thế giới, 1990)
Theo Ủy ban Du lịch Thế giới (2005a), du lịch và lữ hành đóng góp 4,2 tỉ đô
la vào GDP của khu vực này và tạo việc làm cho 6,96 triệu người trong năm 2005
và dự kiến sẽ tăng lên đến 88,3 tỉ đô la và 8,5 triệu việc làm (bằng 2,8 % tổng số lao động) vào năm 2015 Nhu cầu du lịch tăng trung bình hàng năm khoảng 6,2% trong điều kiện thực tế từ năm 2006 đến năm 2015 (Ủy Ban Du lịch Thế giới, 2005a) Ở những năm 90 của thế kỷ 20, Du lịch là nguồn thu ngoại hối đứng thứ nhất ở Thái Lan, mang lại nguồn thu lớn thứ hai ở Philippines và đã trở thành nguồn thu ngoại hối lớn thứ ba ở Singapore Bên cạnh tăng trưởng được thúc đẩy bởi khách du lịch quốc tế, nhu cầu khách nội địa cũng phát triển M c dù, tăng trưởng mạnh nhưng chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 đã làm giảm bớt số lượng du khách, đến cuối năm
1991 mới có sự hồi phục (Hitchcock, King và Parnwell, 1993:1)
Lý do nào khiến ngành Du lịch ở nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh
mẽ và ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát tiển kinh tế quốc gia? Câu trả lời
có thể là: Du lịch là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hiện đại Khi thu nhập của người dân được cải thiện, thì nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng được đa dạng, các giá trị văn hóa tinh thần ngày càng khác biệt và hướng đến nhu cầu khám phá không gian sống mới…Trong quá trình đó, ngoài môi trường an toàn và ổn định của điểm đến, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng nhất thu hút sự quan tâm của
du khách đến thăm và không chỉ đến thăm một lần Đó là điều mà nhiều nước Đông Nam Á nhận thức rất rõ và chiến lược tạo dựng sản phẩm du lịch theo hướng độc đáo, riêng biệt, giá cả cạnh tranh và chất lượng ngày càng được nâng lên Họ phát
Trang 5triển sản phẩm du lịch hết sức phong phú, có sức cạnh tranh, được quảng bá chuyên nghiệp trong một quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch bền vững
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, du lịch Việt Nam đã chuyển đổi ngoạn mục, thay đổi về chất từ một ngành chuyên cung cấp dịch vụ ăn, ở thuần túy sang kinh doanh chuỗi lữ hành với khả năng cạnh tranh khá cao Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài và rất nhiều địa phương trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị tài nguyên du lịch đ c sắc và phong phú Trong điều kiện chính trị ổn định, được Nhà nước quan tâm phát triển, những nỗ lực của toàn ngành Du lịch Việt Nam trong khoảng 10 năm qua đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong nước Ngành Du lịch Việt Nam được ghi nhận nhiều bước tiến vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với ngành Du lịch các nước trong khu vực, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước
Tuy nhiên, khi so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam thực sự chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế sẵn có, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và chưa mang tính chuyên nghiệp, hoạt động du lịch thu hút du khách vào vẫn còn nhiều khiếm khuyết, kinh doanh du lịch chưa chuyên nghiệp, nhiều bất cập liên quan đến cải cách pháp lý trong ngành chưa được xử lý, nguồn vốn đầu tư, nhân lực có tay nghề cao, công tác quảng bá hình hình ảnh và đ c biệt là phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thực sự chưa thật sự bài bản để đạt đến sức cạnh tranh cao về cả lý thuyết lẫn thực tế
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 10 năm (2005-2015), các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều điểm mạnh: Đa dạng về sản phẩm tại điểm đến (du lịch biển, du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch đô thị ); giàu giá trị truyền thống văn hóa với hệ thống di sản, di tích, lễ hội đ c sắc; có thế mạnh nổi trội đối với sự phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo; giàu giá trị lịch sử văn hóa, gắn liền với các địa danh nổi tiếng và kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ; chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú
du lịch ngày càng được nâng cao; giá cả hợp lý; thị trường du lịch nội địa ổn định,
Trang 6tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch bền vững; có thế mạnh trong việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng Trong bối cảnh áp lực phát triển, duy trì năng lực cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững, du lịch Việt Nam cần lựa chọn phương hướng phát triển phù hợp với xu thế và tương xứng với tiềm năng du lịch phong phú của đất nước, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao hơn nữa không chỉ phạm vi khu vực mà còn trên phạm vi quốc tế Đây là một nhiệm vụ n ng nề, khó khăn của ngành
Trong điều kiện như vậy, để hoàn thành nhiệm vụ trên, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch từ những quốc gia có bề dày thành công về phát triển du lịch là nhu cầu rất lớn; việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ở các nước Đông Nam Á, từ đó so sánh giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là việc làm hết sức cấp thiết
Cho đến nay, “Phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh
tế ASEAN: Nghiên cứu so sánh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á” là đề tài
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Trang 7- Hệ thống hóa lý thuyết và khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch
- Nghiên cứu phân tích, so sánh thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nước Đông Nam Á và Việt Nam
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN, trong đó tập trung nghiên cứu một số sản phẩm du lịch chủ đạo như sản phẩm du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển sản phẩm
du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á và so sánh quá trình phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
- Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch của các nước trong khu vực ASEAN, trong đó tập trung vào các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, thu thập số liệu sơ cấp giai đoạn
2009-2015 và sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn đoạn 2000-2009-2015, nhằm phân tích, đánh giá quá trình phát triển sản phẩm du lịch của một số nước ASEAN Các đề xuất, giải pháp của luận án có ý nghĩa trong giai đoạn 2016 -2020, tầm nhìn đến 2030
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp
Trang 8- Phương pháp luận duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử: đ t việc phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực hoạt động khác
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan đến du lịch để xây dựng một chức tranh tổng thể về phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống các hoạt động du lịch cụ thể để biết được thực trạng sản phẩm du lịch nhằm đề xuất những giải pháp hữu hiệu
- Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và tổng hợp thực tiễn về chính sách phát triển sản phẩm du lịch
và rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực
- Phương pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phương pháp này để thu thập các ý kiến, đề xuất chính sách đối với du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam Luận án cũng đã dựa vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của Chính phủ để phân tích và đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án hy vọng có những đóng góp sau:
Một là, hệ thống hoá có phát triển ở mức độ nhất định được những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; giới thiệu một số
mô hình sản phẩm du lịch tiêu biểu hiện đang được một số nước trong khu vực sử dụng; đưa ra các tiêu chí về phát triển sản phẩm du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch
Hai là, khái quát được quá trình Hội nhập kinh tế ASEAN và tác động của
hội nhập kinh tế ASEAN đến du lịch tại Việt Nam; khái quát được quá trình hội nhập du lịch của các nước trong khu vực ASEAN; phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nước Đông Nam Á và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam;
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống, chiến lược phát
triển sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao giá trị sản phẩm du
Trang 9lịch Việt Nam trong hiện tại và tương lai; đưa ra được những khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng liên quan cần làm gì để hỗ trợ, xúc tiến, thực hiện xây dựng chính sách và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch để khai thác tiềm năng du lịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm cơ sở thực tiễn và
lý luận để thực hiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong điều kiện hội nhập khu vực Từ những phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trong khu vực ASEAN, luận án đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần các phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa, phụ bìa, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình đã công bố của nghiên cứu sinh, luận án được kết cấu như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương này khái quát được các
công trình, đề án nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tình hình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch ở cấp vĩ mô và cấp vi mô ở các quốc gia; các loại hình du lịch, các mô hình phát triển sản phẩm du lịch cho từng vùng, từng khu vực, từng địa phương, từng quốc gia Các công trình nghiên cứu đã góp phần tạo ra một khung cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính định hướng cho nghiên cứu của luận án
Chương 2 Phát triển sản phẩm du lịch: Cơ sở lý luận và Thực tiễn Chương
này làm rõ cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, đ c trưng của sản phẩm du lịch; đưa
ra một số mô hình sản phẩm tiêu biểu như: 4S, mô hình 3H, mô hình 6S Nêu lên được nội dung, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và các tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch.Chương này cũng đã phân tích kinh nghiệm, chiến lược phát triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trong khu vực Đông Á
Chương 3 Phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước Đông Nam Á và Việt
Nam: Nghiên cứu so sánh trong điều kiện hội nhập ASEAN Chương này nêu được tiến trình hội nhập kinh tế và du lịch của các nước Đông Nam Á Phân tích, so sánh, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của một số
Trang 10nước Đông Nam Á trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng
Chương 4 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được phân tích và các bài học kinh nghiệm, chương này đã dẫn dắt các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển sản phẩm của Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030; nêu lên những thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch và sản phẩm du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực ASEAN Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch Việt Nam trong hiện tại và tương lai; đưa ra được những khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng liên quan cần làm gì để hỗ trợ, xúc tiến, thực hiện xây dựng chính sách và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch để khai thác tiềm năng du lịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới
Trước đây, các nghiên cứu tính cạnh tranh của một điểm du lịch, nơi được nhận biết bởi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, được nghiên cứu dưới góc độ vi mô và thể hiện bằng phân tích so sánh giá cả Gần đây, ngành Du lịch của nhiều nước đã ý thức được rằng, bên cạnh yếu tố giá cả còn có nhiều yếu tố khác xác định khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch Hiện đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá
1) William, F T (1997) Global tourism: The next decade London:
Butterorth-Heinemann: Nghiên cứu giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch;
xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới
2) Salah Wahab, Chris Cooper (2001), Tourism in the Age of Globalisation,
Routledge, London: Tác phẩm gồm 14 bài viết của các nhà khoa học và một bài tổng kết của hai tác giả tiến hành tổng hợp Salah Wahab và Chris Cooper Có thể nói đây là một trong những tác phẩm đầu tiên đề cập đến vấn đề du lịch trong xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, được biên soạn một cách khá đầy đủ và công phu Qua cuốn sách có thể tiếp cận với nhiều quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau về du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế như nhu cầu du lịch, marketing du lịch, năng lực cạnh tranh du lịch hay phương thức tiếp cận du lịch bền vững
Tuy nhiên, các tác giả của cuốn sách mới chỉ đơn thuần tập hợp và phân chia các bài nghiên cứu theo các chủ đề có liên quan mà chưa có sự tổng hợp, phân tích
Trang 12và so sánh giữa những quan điểm này Các tác giả cũng đã đ t ra hai vấn đề có thể được coi là hướng nghiên cứu cho những tác phẩm tiếp theo đó là: 1) Khả năng cân bằng giữa tầm nhìn quốc tế trong du lịch với nhu cầu của địa phương; 2) Đáp ứng các nhu cầu về nguyên vật liệu cho một cộng đồng quốc tế mà không làm gia tăng
sự bất bình đẳng và phá hoại môi trường
3) Joachim Willms (2007), “The Future Trends in Tourism – Global
Perspectives” Tác giả đã đã đưa ra những xu hướng du lịch mới trong bối cảnh hội
nhập Carmela (2014), “Best Practices in Integrating Sustainability in Tourism
Management and Operations” Tác giả nêu ra những Kinh nghiệm điều hành phát
triển du lịch bền vững Charles R Goeldner và J.R Brent Ritchie (2006) với đề tài
“Tourism: Principles, Practices, Philosophies” Tác phẩm nêu ra những nguyên tắc,
thực tiễn và triết lý về du lịch Các nghiên cứu cho rằng, sự hợp tác hiệu quả giữa các bên như chính phủ, hội đồng du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương là rất quan trọng trong quản lý và phát triển du lịch bền vững
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về điểm đến và n ng l c cạnh tranh điểm đến du lịch
1) Eric Laws (1995), Tourist destination management, Napier University,
Edinburgh: Tác phẩm đã nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động quản lý điểm đến du lịch Từ việc nghiên cứu điểm đến du lịch, lựa chọn điểm đến du lịch, tác giả đã xây dựng kế hoạch marketing và các chính sách để phát triển điểm đến du lịch Thành công lớn nhất của tác giả đối với công trình nghiên cứu này là việc sử dụng có hiệu quả phương pháp nghiên cứu tình huống Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra và phân tích 13 tình huống cụ thể liên quan đến các điểm đến du lịch và giành cả một chương để phân tích về điểm đến du lịch Dubai Những tình huống này không chỉ giúp làm sáng tỏ nội dung lý thuyết được đề cập
mà còn là một tài liệu quý giá phục vụ cho việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hay giúp các nhà quản lý ở các cấp có được những bài học kinh nghiệm cho hoạt động của mình Tiếp tục nghiên cứu và triển khai cụ thể các kế hoạch, các nội dung trong quy trình quản lý điểm đến du lịch cho phù hợp với mức độ phát triển của từng địa phương là hướng nghiên cứu mới được mở ra từ công trình này
Trang 132) J R Brent Ritchie, Geoffrey I Crouch (2003), The competitive
destination: A sustainable tourism perspective, CABI: Các tác giả đã tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các điểm đến du lịch Các yếu tố này, vai trò của chúng và các mối quan hệ được thể hiện thông qua phân tích mô hình các tác động tổng thể đến các điểm đến du lịch Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố này ảnh hưởng đến cung - cầu du lịch, quá trình quản lý, tổ chức và hoạt động của điểm đến, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của điểm đến Những nhân tố này thậm chí không chỉ ảnh hưởng đến du lịch mà đến cả các khía cạnh khác của kinh tế xã hội của địa phương có điểm đến du lịch
Hạn chế chính của đề tài là phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở phân tích trường hợp các điểm đến (case study) M t khác, các yếu tố mà đề tài đề cập mang tính tổng hợp cao và bao trùm tổng thể Đây chính là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của đề tài, do rất khó có thể đánh giá đúng hay đo lường chính xác được các yếu tố này Vì vậy, các nghiên cứu tương lai cần cụ thể hóa cách đo lường đánh giá từng yếu tố của mô hình tổng quan Phân tích tổng thể bằng phương pháp định lượng cũng là một định hướng nghiên cứu hay nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro
và có độ phức tạp cao
3) Metin Kozak, Mike Rimmington (2000), Tourist satisfaction with
Mallorca Spain, as an off-season holiday destination, Journal of Travel Research,
Vol 38, pp 260-269: Bài viết đã chỉ ra rằng Mallorca là một địa điểm khá hấp dẫn với du khách không chỉ trong mùa cao điểm mà còn trong các mùa khác Từ các số liệu thu được cho thấy: bên cạnh các yếu tố làm gia tăng mức độ hài lòng của du khách thì vẫn còn một số nhân tố làm khách hàng không hài lòng, đ c biệt là sự đổi mới của các sản phẩm du lịch Do đó, các nhà quản lý cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng hiện có để làm tăng sự hài lòng của du khách với điểm đến, với những sản phẩm du lịch mới và góp phần đưa họ quay trở lại, cũng như trở thành một công cụ quảng bá cho du lịch điểm đến Tuy nhiên, do nghiên cứu được thực hiện với du khách Anh nên có những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ Câu trả lời của du khách bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của người nghiên cứu, làm ảnh
Trang 14hưởng đến kết quả của nghiên cứu Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng đối tượng nghiên cứu, bao hàm cả các yếu tố cá nhân về văn hóa và đ c tính của du khách
4) Larry Dwyer, Chulwon Kim (2003), Destination Competitiveness: A
Model and Determinants, Current Isues in Tourism, Vol 5, pp.369-414: Đây là một
trong những nghiên cứu thuộc nghiên cứu của nhóm tác giả về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến thông qua những khảo sát thực tế tại thị trường du lịch Úc và Hàn Quốc Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các tác giả mới tập trung vào mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch, còn chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến chưa được phân tích với nhiều điểm đến cụ thể Đây cũng chính là hướng nghiên cứu gợi mở ra từ công trình nghiên cứu này cho những nghiên cứu tiếp theo
5) Geoffrey I Crouch (2007), Modelling destination competitiveness: A
Survey and Analysis of the Impact of Competitiveness Attributes, Sustainable
Tourism CRC: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn chi tiết về tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh điểm đến, đến sức cạnh tranh của điểm đến với các điểm đến khác Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến cung cấp một khung có ích giúp cho các điểm đến du lịch quản lý năng lực cạnh tranh của họ Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế là chưa đề cập đến sự tham gia của các bên liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến Do đó các nghiên cứu sau này nên tập trung vào vấn đề này cũng như triển khai các nghiên cứu định lượng để khẳng định lại vai trò của các yếu tố đề tài đã tìm ra
6) Trong cuốn sách "Du lịch, Công nghệ và Chiến lược cạnh tranh" xuất bản
năm 1993, học giả Aulia Poon đã chỉ ra bốn chiến lược mà các điểm đến du lịch cần phải có để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch mới và bền vững Aulia Poon cho rằng những thay đổi trong trào lưu đi du lịch và loại hình du lịch trong ngành du lịch hiện nay so với du lịch đại trà trước kia là rất lớn, do sự xuất hiện của khoa học công nghệ, hành vi khách hàng và khoa học quản lý trên phạm vi quốc tế Du khách hiện nay đi du lịch với mong muốn trải nghiệm qua kỳ nghỉ, chính vì thế ở mỗi điểm đến sự trải nghiệm trong kỳ nghỉ của khách không chỉ đơn thuần là đêm ngủ
và thức ăn, danh lam thắng cảnh mà còn là thủ tục hải quan, thái độ của nhân viên
Trang 15công quyền, hàng rong trên hè phố, sự đeo bám của đội ngũ bán hàng rong và ăn xin Và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng hay các hãng cung cấp dịch vụ kỳ nghỉ thành công là nhờ mang lại cho du khách sự trải nghiệm khó quên trong các sản phẩm du lịch của họ
7) Theo học giả Crouch và Ritchie trong công trình "Điểm đến cạnh tranh"
xuất bản năm 2003 đã cho rằng tính cạnh tranh của điểm đến du lịch là “khả năng của điểm đến này trong việc tăng chi tiêu cho du lịch, tăng khả năng thu hút khách
du lịch trong khi cung cấp cho họ sự hài lòng, những ấn tượng khó quên, và làm những việc này một cách có lợi nhuận, đồng thời tăng cường sự thịnh vượng cho dân cư tại điểm đến này và bảo tồn giá trị tự nhiên của điểm đến với mục đích tạo lợi nhuận trong tương lai” Họ nhấn mạnh rằng, tính cạnh tranh của du lịch cần được xem xét trong dài hạn Ba trụ cột của sự bền vững là sự bền vững về kinh tế,
sự bền vững về văn hoá - xã hội, và sự bền vững về sinh thái Nhìn từ mô hình của Crouch và Ritchie cho thấy tầm quan trọng của các chính sách, quy hoạch phát triển
và quản lý điểm đến đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch Một điểm đến nổi tiếng không phải ngẫu nhiên mà có, nó đòi hòi phải có môi trường quy hoạch tốt nhằm kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức phát triển du lịch phù hợp, bao gồm hệ thống chính sách, các cam kết của chính phủ, luật, hướng dẫn và chỉ dẫn, các mục tiêu chiến lược và chiến lược phát triển thúc đẩy tạo nên một bối cảnh mà trong đó người ta đưa ra các quyết định cá nhân và tập thể ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch Các chiến lược và quy hoạch du lịch cần mô tả tiến trình triển khai và các kế hoạch phát triển dài hạn để phát triển và tiếp thị du lịch và mang lại cơ cấu và tiêu điểm chung cho các hoạt động quản lý điểm đến
8) Ngoài ra, chuyên gia hàng đầu thế giới về Marketing và phân tích cạnh tranh là Micheal E Porter có mô hình phân tích cạnh tranh của một quốc gia, điểm
đến bằng mô hình "Viên kim cương" Michael E Porter cho rằng khả năng cạnh
tranh của một quốc gia hay điểm đến du lịch phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào hay
vị thế của một điểm đến (như nguồn tài nguyên du lịch, nguồn vốn, nguồn nhân lực, giá cả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp) liên quan tới các yếu tố sản xuất cần
Trang 16thiết để cạnh tranh trong ngành du lịch; điều kiện về cầu hay bản chất của cầu với các sản phẩm và dịch vụ du lịch (quy mô thị trường, cơ cấu thị trường, vị thế trên các thị trường tăng trưởng nhanh); các ngành hay nhóm các hoạt động bổ trợ liên quan (sự tiếp cận điểm đến như các nhà cung ứng du lịch, các công ty vận chuyển, ngành công nghiệp giải trí, lưu niệm, thực phẩm, thời trang, mua sắm ); cơ cấu thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị trường (kế hoạch tiếp thị, chiến lược, cơ cấu thị trường, quy mô doanh nghiệp, sự hợp tác giữa doanh nghiệp, quản trị chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh…) là các yếu tố ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau Các lợi thế trong một nhóm nhân tố này có thể tạo ra hay hoàn thiện các lợi thế trong một nhóm nhân tố khác
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1) Michael Hitchcock, Victor T King and Michael Parnwell (2009), Toursm
In Southeast Asia, Challenges and New Directions, Nordic Institure of Asian
Studies: Tác phẩm gồm 16 bài viết của các tác giả Michael Hitchcock, Victor T King and Michael Parnwell Các tác giả đã khái quát được tình hình các hoạt động
và sự phát triển của ngành du lịch ở Đông Nam Á Cuốn sách đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, mang tính so sánh trong định hướng
và tổ chức sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của các sử gia, các nhà kinh tế, các nhà khoa học chính trị, các nhà địa lý, các nhà nhân chủng học và các nhà xã hội học, cũng như là các tài liệu thực nghiệm trong khu vực Nó tập trung vào một số chủ đề mới nổi ở thời điểm đó Các đề tài chủ yếu nghiên cứu sự thay đổi các khái niệm về văn hóa và sắc tộc được cho là một trong những quan tâm chính của du lịch
ở Đông Nam Á, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số và cách mà các người dân địa phương được miêu tả (theo phương diện lịch sử và các phương tiện truyền thông hiện nay, và trong các tài liệu quảng cáo và du lịch); hậu quả của du lịch và bản chất của các tác động đến nền kinh tế Đông Nam Á, xã hội và văn hóa, đ c biệt là các vấn đề là du lịch có ảnh hưởng phát triển tích cực hay tiêu cực; tính bền vững ho c các hoạt động du lịch, và các hiện tượng của du lịch trao đổi, du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đào tạo, và du lịch với sở thích đ c biệt; chính sách và quy mô thực tế của sự phát triển du lịch Cuối cùng, cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng
Trang 17của việc giải quyết các biến động chính mà nó ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, tác động về văn hóa, chính trị của du lịch, bao gồm những thay đổi theo thời gian, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được động lực phát triển du lịch và cố gắng giải quyết những hạn chế của hiện trạng, thời gian giới hạn nghiên cứu; đ c điểm của dân tộc thiểu số, tầng lớp xã hội, cộng đồng, ho c khu vực có liên quan đến hoạt động du lịch, các loại hình du lịch theo cách hoạt động và cách thức tổ chức, quy mô của hoạt động du lịch, thời gian, tập trung hay phân tán; nguồn gốc, đ c điểm, bối cảnh kinh tế xã hội và động cơ của khách du lịch; cách mà những điểm đến và dân cư được miêu tả; bản chất của sự tương tác giữa “chủ” và “khách” m c dù chúng ta nhận ra bản chất vấn đề của các phạm trù này; mối tương quan giữa du lịch và các quá trình khác của sự thay đổi, tác động của sự gia tăng “du lịch hóa” của một số cộng đồng nhất định và việc xây dựng lại truyền thống có chủ ý nhằm đáp lại nhu cầu và mục tiêu của thị trường du lịch
2) Oppermann, M, & Chon, K S (1997) Tourism in developing countries
International Thomson Business Press: Nghiên cứu này tập trung phân tích những vấn đề như: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: giai đoạn 1930-1960, giai đoạn 1970-1985 và giai đoạn 1985-1993 Đồng thời, nghiên cứu này này còn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về sản phẩm du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng trên những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
1.2.1 Các công nghiên cứu về điểm đến du lịch
1) Bùi Xuân Nhàn (2004), Cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp đẩy
mạnh xúc tiến điểm đến du lịch của ngành du lịch Việt Nam tới năm 2010, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam", Đại
Trang 18học Thương mại, tr9-17: Tham luận đã làm rõ được các vấn đề về điểm đến du lịch
và xúc tiến điểm đến du lịch; phác họa được bức tranh khá đầy đủ về các hoạt động xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2003 Nghiên cứu với 11 giải pháp được đề xuất đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam thời gian tới năm 2010
Nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến điểm đến du lịch của ngành du lịch Việt Nam tới năm 2010 Nghiên cứu chưa đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch, vì vậy, đây
là vấn đề mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo Tham luận này
2) Trịnh Xuân Dũng (2004), Điểm đến du lịch - Lý luận và thực tiễn tại Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam", Đại học Thương mại, tr26-28: Tác giả đã thông qua việc tham khảo các
ý kiến của du khách và khái quát các câu trả lời bằng 3 chữ B (buồn, bụi, bẩn) Hai nhóm nguyên nhân chính được xác định, đó là nguyên nhân: khách quan và chủ quan do thực tiễn điểm đến được phản ảnh Giải pháp cho các nguyên nhân trên được tác giả khẳng định quan trọng nhất, đó là nâng cao nhận thức của xã hội cũng như cộng đồng địa phương về lợi ích của điểm đến du lịch trong sự phát triển du lịch nói riêng cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung Tham luận ngắn gọn nhưng cũng phán ánh được tương đối cụ thể, chính xác tình hình thực tế của các điểm đến du lịch Việt Nam Tham luận chưa khái quát được các phương diện điểm đến du lịch mà tác giả xem xét trong bài thực chất đó chính là các nhân tố của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Vì vậy, Tham luận gợi mở ra một hướng nghiên cứu tiếp theo về năng lực cạnh tranh điểm đến từ những vấn đề thực tế này
3) Nguyễn Đình Hòa (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 214,
tr34-37: Bài viết đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, xếp hạng của Việt Nam theo các tiêu chí của WEF Bài viết cũng đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Việt Nam và định hướng phát triển cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới
Trang 19Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, tác giả chưa đánh giá được một cách toàn diện năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, các phân tích còn chung chung, chưa cụ thể Vì vậy, đây cũng là hướng để các nghiên cứu tiếp theo phát triển và hoàn thiện hơn
4) Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam, Luận án kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận án đã khái quát có
chọn lọc một số cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh điểm đến; bổ sung khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, phân tích, so sánh
sự khác biệt chủ yếu của hai mô hình lý thuyết điển hình về năng lực cạnh tranh điểm đến là mô hình của Crouch và Ritchie và mô hình kết hợp năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn mô hình kết hợp của Dwyer và Kim cho việc nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Thái Lan, Malaysia và Thụy Sỹ, rút ra bảy bài học kinh nghiệm quan trọng có thể tham khảo đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam Luận án lần đầu tiên áp dụng mô hình kết hợp của Dwyer và Kim, các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của Việt Nam trong so sánh với một số điểm đến cạnh tranh khác trong khu vực Luận án đã đề xuất bốn quan điểm và bảy nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong thập kỷ tới
Những kết quả đạt được của luận án cũng gợi mở vấn đề nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc tế của điểm đến du lịch cho những nghiên cứu tiếp theo
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
1) Lê Trọng Bình (2008), Một số giải pháp phát huy giá trị di sản thiên
nhiên thế giới Hạ Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch: Tác giả đã đưa ra một cái nhìn khá tổng thể vị trí của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tình hình phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long: thành quả đạt được và những hạn chế
Trang 20còn tồn tại Từ thực tế đó, tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp lớn nhằm phát huy giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Bài viết đã phân tích nhiều về sản phẩm du lịch của Hạ Long, những thành công đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của phát triển sản phẩm du lịch, nhưng các yếu tố khác như văn hóa, tổ chức, marketing, quản lý nhân lực, tài chính
và vốn, quản lý du khách,… chưa được tác giả đề cập trong bài viết Vì vậy, đây cũng là hướng mở ra để hoàn thiện hơn nghiên cứu về phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long trong thời gian tới
2) Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện
Nghiên cứu phát triển Du lịch chủ trì: Nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ
sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia Nêu khái niệm mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất
cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tượng đ c trưng nhất về một khu du lịch biển Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch biển nước ngoài, đề tài đã đưa ra được 10 bài học kinh nghiệm sau: 1) Tổ chức phát triển
và quản lý khu du lịch phải nằm trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của đất nước; 2) Xác định một cách rõ ràng về thị trường, đối tượng và nhu cầu du lịch của hệ thống các khu du lịch; 3) Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút khách du lịch; 4)
Tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường không và gắn với các thị trường lớn về du lịch; 5) Hệ thống các khu du lịch có chung thị trường lưu trú, từ đó đề nghị phải ứng dụng những công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản lý khách sạn trong khu du lịch; 6) Các khu du lịch có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, muốn kéo dài vòng đời hấp dẫn của khu du lịch phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, phải có kế hoạch khai thác đúng mức, liên tục ứng dụng KH - CN, liên tục hoàn thiện, đổi mới sản phẩm du lịch, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường ; 7) Hình thành và phát triển các khu du lịch không mùa để khai thác quanh năm; 8) Phải tổ chức nghiên cứu thị trường riêng cho hệ thống các khu du lịch; 9) Phải biết gắn kết hợp giữa khu du lịch với các điểm, khu tham quan, khu vui chơi
Trang 21giải trí công cộng; và 10) Hình thành và phát triển các khu du lịch đều có tính hai m t, nên cần phải quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường xã hội Từ những bài học kinh nghiệm đó, nhóm tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020
3) Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001) với đề án “Chủ trương và giải pháp
đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên”: Đề án đã phác họa bức
tranh về đ c điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để đề xuất chủ trương và giải pháp như: tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp phát triển mạnh du lịch Miền Trung - Tây Nguyên: 1) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách
du lịch tiếp cận các điểm du lịch trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên; 2) Về đầu tư phát triển du lịch: cần huy động các nguồn lực phát triển du lịch Miền Trung
- Tây Nguyên; 3) Về tài chính: cần tạo nguồn vốn phát triển du lịch như cho phép phát hành trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng quỹ đất, “đổi đất lấy
hạ tầng”, tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địa phương; 4) Về xúc tiến, quảng
bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm du lịch là công việc xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên; 5) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; 6) Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; 7) Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: thành lập được Hội du lịch của các doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung - Tây Nguyên nhằm ngày càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch “Con đường di sản”,
“Thành phố Xanh”…
4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012) với báo cáo: “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
Trang 222030”: Báo cáo đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng
Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của vùng Qua đó quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Trên cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, đã đưa ra một số định hướng phát triển về các m t như: sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá, tổ chức không gian phát triển du lịch, đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vùng Từ đó bao cáo đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó, bao gồm các giải pháp: nhóm giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng KH - CN; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu
5) Phạm Trung Lương (2002) với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam” Tác giả đã xác định những vấn đề cơ bản liên
quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam như: tài nguyên và môi trường du lịch; VH-XH; thực trạng phát triển du lịch Việt Nam; những vấn đề đ t ra đối với phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; kinh nghiệm xây dựng chính sách và ban hành chính sách liên quan đến phát triển du lịch bền vững
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch với HNQT
1) Đoàn Mạnh Cương, Nguyễn Văn Lưu (2011), Nâng cao năng lực cạnh
tranh du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
quốc tế “Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”, Nhà xuất bản Thống kê, tr59-74: Tham
luận đã đề xuất được một số khuyến nghị có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu phản ánh được bức tranh khá tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh
du lịch Việt Nam thông qua bảng số liệu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc; năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2008-2009; và đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam theo mô hình SWOT Năng lực cạnh tranh là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
Trang 23đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Nghiên cứu tiếp tục mở ra những nghiên cứu tiếp theo về nâng cao năng lực cạnh tranh của từng điểm đến du lịch của Việt Nam
2) Các công trình của Nguyễn Văn Lưu (2013) với đề tài “Du lịch Việt Nam
hội nhập trong SE N”; Trần Xuân Ánh (2011) với đề tài“Thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT”; Nguyễn Duy Mậu (2011) với đề tài “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội HNKTQT”; Nguyễn Trùng
Khánh (2011) với đề tài “Phát triển dịch v lữ hành du lịch trong điều kiện
HNKTQT: kinh nghiệm của một số nước Đông và gợi ý chính sách cho Việt Nam” Các đề tài đều cho rằng, HNKTQT thực chất là sự chủ động tham gia vào
quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá Trong quá trình toàn cầu hoá, một m t phải giữ gìn bản sắc trong hoạt động du lịch để có cái riêng của mình, m t khác ngành du lịch ở bất kỳ nước nào cũng đều phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch và tinh hoa văn hoá thế giới trong hoạt động du lịch, từ xây dựng đến vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch đều có sự đan xen, quốc tế hoá và toàn cầu hoá cái đẹp, cái hay của các nền văn minh thế giới Các nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn toàn diện về ngành Du lịch, vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên toàn cầu, tầm quan trọng của cơ chế chính sách trong phát triển du lịch trong hội nhập, bảo tồn các giá trị văn hoá trong phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững rút ra từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn của nước ngoài
1.2.4 Các công trình về phát triển sản phẩm du lịch
1) Đoàn Mạnh Cương (2012), Định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm điểm
đến du lịch Hạ Long - Quảng Ninh trong xu hướng hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội
thảo Khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long”, tr162-169: Tác giả đã đề xuất được một số khuyến nghị có tính
khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng và có những chiến lược kinh doanh hợp lý khai thác giá trị của Vịnh Hạ Long Đồng thời, bảo tồn môi trường vừa phát huy hình ảnh Kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một chiến lược định vị phù hợp cho
Trang 24du lịch Hạ Long sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt được khắc sâu trong suy nghĩ của
du khách Định vị thương hiệu du lịch Hạ Long là tạo ra chỗ đứng của giá trị thương hiệu so với các tuyến, điểm du lịch khác Đồng thời, việc định vị giúp định hướng các hoạt động tiếp thị, truyền thông và chiến lược thương hiệu cho điểm đến
du lịch Hạ Long không chỉ dừng lại ở địa phương mà mang tầm quốc gia, khu vực
và quốc tế Khi đã xác định được phương pháp tiếp cận thị trường, bước kế tiếp là tìm cách thu hút du khách đến với giá trị của thương hiệu du lịch Hạ Long
2) Trương Sĩ Quý (2002), “Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng
hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ, Đại
học Kinh tế quốc dân: Luận án hướng vào nghiên cứu hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch Trên cơ
sở phân tích những yêu cầu và căn cứ để xác định phương hướng, giải pháp và các mục tiêu cụ thể đ t ra với việc phát triển ngành du lịch của Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới, luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị quan trọng về nội dung của việc đa dạng hóa loại hình du lịch, cũng như nội dung của đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới
3) Đỗ Cẩm Thơ (2008), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tác giả
đã tập trung nghiên cứu về hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý Nhà nước và kinh tế vĩ mô; Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch
Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Inđônexia Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam
Phân tích đ c thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du
Trang 25lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm: Sản phẩm du lịch biển đảo; Sản phẩm du lịch văn hoá; Sản phẩm du lịch sinh thái; Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế; Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị trường du lịch Việt Nam
Tìm hiểu một số đ c điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam; Đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại; Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch
có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015
Đề tài cũng đã đề xuất được quy trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm
du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể như:
Đề tài đã làm rõ về m t lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam và so sánh với các nước Đề tài nghiên cứu các đ c điểm và nhu cầu của thị trường cũng như các đánh giá thị trường về so sánh cạnh tranh sản phẩm đề từ đó có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh; Đề tài đã tổng kết các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nước về các lý thuyết cạnh tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch cạnh tranh
Đề tài cũng đã đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia được sử dụng trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên; Tính đa dạng của dịch vụ; Chất lượng sản phẩm; Tổ chức xây dựng sản phẩm; Đầu tư xúc tiến sản phẩm; Giá sản phẩm; Khả năng tiếp cận sản phẩm; Thương hiệu; Chu kỳ sống của sản phẩm; Yếu tố đ c biệt của sản phẩm Các tiêu chí này cũng được sử dụng để đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam dưới 3 loại sản phẩm chính là: sản phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch biển M t khác các tiêu chí này cũng là các tiêu chí để so sánh với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Chiến lược phát triển sản phẩm
du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Chiến lược đưa ra các
định hướng: Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đ c sắc, đa dạng và
Trang 26đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách nội địa và quốc tế; Phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa; Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; Tập trung ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch (du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch đô thị); Từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng, địa phương và các đô thị du lịch; Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đ c trưng vùng du lịch (vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch sinh thái núi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số; vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ gắn với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt Nam; vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh thái cao nguyên đất đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số; vùng Đông Nam Bộ gắn với du lịch đô thị, MICE và lịch sử cách mạng Việt Nam; vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn)
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần tạo ra một khung cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính định hướng cho nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên, chưa
có tác giả nào nghiên cứu về mô hình phát triển sản phẩm du lịch của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN Luận án không có sự trùng lắp về nội dung với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
1.3 Khái quát kết quả các nghiên cứu trước và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu
Nhìn chung, các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết và rõ nét về khái
niệm, vị trí, vai trò và tác dụng của du lịch, coi nó như một ngành “công nghiệp
không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
KT - XH của đất nước Từ các công trình nêu trên, theo nghiên cứu sinh tổng kết, các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Trang 27Thứ nhất, xác định được những nét cơ bản về sản phẩm du lịch với nội hàm
liên quan đến sản phẩm du lịch: khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, khách du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về kinh tế
du lịch, phát triển sản phẩm du lịch …
Thứ hai, đ c điểm, tình hình và xu hướng phát triển sản phẩm du lịch ở các
quốc gia trên thế giới hiện nay Những kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch của một số vùng ở Việt Nam và các nước trên thế giới cho phát triển sản phẩm du lịch
Thứ ba, phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch, vai trò của
những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, vai trò của kinh tế du lịch đối với sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng trên các khía cạnh, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành, vận hành và phát triển của thị trường du lịch
Thứ tư, một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam bao gồm: những cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế du lịch; cách thức vận hành các nguồn lực du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch trong quá trình HNKTQT
Ở một số công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch
và kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế
Tuy nhiên, về m t lý luận các công trình khoa học đã công bố chưa làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị, những đ c trưng của sản phẩm du lịch, chưa phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Chưa phân tích một cách đầy đủ cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững nói riêng
Về m t thực tiễn, đối với kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững tại Việt Nam chưa được đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng về các m t: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn; nguyên nhân khách quan và chủ quan
Trang 28dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó Các tác giả chưa phân tích đầy đủ về bối cảnh kinh tế mới của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu đậm Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra một cách có hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững tại Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Thêm vào đó là những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, 2009 mà hậu quả của nó còn kéo dài đối với vấn đề việc làm, thu nhập của các ngành nói chung, kinh tế du lịch nói riêng Bối cảnh mới có nhiều diễn biến phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen có nhiều đ c điểm mới cần đ c biệt quan tâm đánh giá trong quá trình tìm giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN: Nghiên cứu so sánh Việt Nam
và một số nước Đông Nam Á” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là mới, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp bách Những vấn đề đ t ra cần được tiếp tục nghiên cứu của đề tài này:
Một là, làm rõ vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du
lịch trong bối cảnh mới của tình hình trong nước, quốc tế và của hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là, nghiên cứu những kinh nghiệm cả thành công và không thành công
của các nước trong khu vực Đông Nam Á về phát triển sản phẩm du lịch trong hội nhập kinh tế ASEAN hiện nay để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ba là, cần làm rõ thực trạng sản phẩm du lịch ở Việt Nam, chỉ ra những thế
mạnh, hạn chế trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch của khu vực kinh tế này
để đề xuất các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới
Trang 29CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau
Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi ph c sức khoẻ
và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” [32]
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng thấy ý tưởng này
trong quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và
hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” Về sau định
nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận [32]
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn ch t với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chi ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Theo Luật
Du lịch (2005) tại khoản 01, Điều 4 chương I giải thích từ ngữ: “Du lịch là các hoạt
Trang 30động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[32]
Theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch:
- Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống ho c thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác
- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện
về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích của mình là thu lợi nhuận
- Đối với nhà nước và chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các
điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách
du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương
- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,
Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có ho c không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
Trang 31Từ các ý kiến và nhận định của các chuyên gia, các tổ chức về khái niệm du
lịch, theo nghiên cứu sinh thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn, được đem ra chào bán trên thị trường, với m c đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử d ng hay tiêu dùng.[17]
Phần lớn các khái niệm trên đều thể hiện đ c tính có thể thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm Sản phẩm không nhất thiết phải được tạo ra bởi con người, nhưng nó cần phải có lợi ích nào đó với con người Xét về khía cạnh đó, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng hữu hình (sản phẩm vật chất), ho c vô hình (dịch vụ)
Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, có
những đ c tính vật lý, hóa học, sinh học Có thể cảm nhận các sản phẩm hữu hình dưới các góc độ như nhìn thấy, sờ, cân, đo, đong, đếm và kiểm tra chất lượng bằng phương tiện hóa, lý
Sản phẩm vô hình hay còn gọi là dịch vụ là kết quả của các quá trình lao
động, hoạt động kinh tế hữu ích Cũng giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ được tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của con người, tuy nhiên do không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên dịch vụ chỉ có thể được cảm nhận khi con người sử dụng nó
mà thôi
Trong thực tế thì có sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình, có sản phẩm thiên về dịch vụ và rất nhiều sản phẩm là sự kết hợp của cả hai loại trên
Trang 322.1.2.2 Khái niệm sản phẩm du lịch
Hiện nay có hơn một cách nhận diện sản phẩm du lịch:
- Thứ nhất, cho rằng tất cả những sản phẩm khách du lịch tiêu dùng, mua
sắm trong chuyến đi của họ đều được coi là sản phẩm du lịch Quan điểm này cho rằng những nhu cầu của khách phát sinh trong chuyến đi du lịch là nhu cầu du lịch,
do đó các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu du lịch thì được gọi là sản phẩm du lịch Trên thực tế khách du lịch có thể tiêu dùng, mua sắm những sản phẩm thông thường
ho c các sản phẩm công cộng Chẳng hạn, du khách có thể di chuyển bằng xe buýt công cộng ho c ăn uống tại các hàng quán không dành riêng cho khách du lịch
- Thứ hai, tất cả những sản phẩm do các đơn vị có chức năng kinh doanh du
lịch sản xuất và cung ứng, với mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội được gọi là sản phẩm du lịch Thực tế những người tiêu dùng hay sử dụng các sản phẩm này có thể không phải là khách du lịch Chẳng hạn như người dân địa phương sử dụng dịch vụ nhà hàng tại khách sạn
- Thứ ba, cho rằng những sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ đáp ứng từng nhu cầu
riêng lẻ của du khách cũng được gọi là sản phẩm du lịch, như dịch vụ lưu trú, dịch
vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống…
Một quan điểm khác lại cho rằng các nhu cầu phát sinh đồng thời trong chuyến du lịch, nên sản phẩm du lịch phải bao gồm tập hợp tất cả những sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu đó, tức là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải là riêng lẻ, chẳng hạn như một chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành
Theo Michael M.Cotlman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các
thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó được thể
hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm… còn tính vô hình của nó được thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác [15]
Còn Robert Christie Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch có 4 chiều định vị: Điểm hấp dẫn du lịch; Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Vận chuyển du lịch; Lòng hiếu khách [15]
Xem xét theo góc độ cầu du lịch - phía khách du lịch, theo Luật Du lịch Việt
Nam (2005) thì“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch v cần thiết để thỏa mãn nhu
Trang 33cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: Các dịch
vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Như vậy, theo quan điểm của Luật Du lịch Việt Nam thì sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các hoạt động dịch vụ nhưng trên thực tế thì nội dung
về sản phẩm du lịch nó còn đa dạng và phong phú hơn nhiều [32]
Từ các ý kiến và nhận định của các chuyên gia về sản phẩm du lịch, theo
nghiên cứu sinh thì: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch v cần thiết và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch của một quốc gia, một địa phương nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
2.1.3 Đ c trưng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch có một số điểm đ c thù sau:
* Là sản phẩm hàng hóa: Là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể)
mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm
và các hàng hoá khác được bán trong doanh nghiệp du lịch
Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người phải trả tiền Trong số những sản phẩm hàng hoá thì hàng lưu niệm là một loại hàng
đ c biệt, nó có ý nghĩa về m t tinh thần, đ c biệt đối với khách là người từ những địa phương khác, đất nước khác đến Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch thường rất chú ý đến việc đưa những sản phẩm này vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
* Là sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình): Là những giá trị dịch vụ phi vật chất ho c tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để mua các loại hình dịch vụ sau:
- Dịch v vận chuyển: Nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch,
giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch Để thực hiện dịch vụ này người ta sử dụng các loại phương tiện như: máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ
Trang 34- Dịch v lưu trú, ăn uống: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn, nghỉ
trong quá trình thực hiện chuyến du lịch Khách du lịch có thể chọn một trong các khả năng: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen Ngoài ra, việc tạo ra dịch
vụ lưu trú còn bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại và các hình thức tương tự
- Dịch v vui chơi giải trí: Đây là một bộ phận không thể thiếu được của sản
phẩm du lịch Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi
du lịch của mình Để thoả mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãn cảnh, đến các khu di tích, xem biểu diễn nghệ thuật, casino
- Dịch v mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với
nhiều du khách thì việc mua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được
- Dịch v trung gian và dịch v bổ sung: Là thu gom, sắp xếp các dịch vụ
riêng lẻ thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch như cung cấp thông tin, thuyết minh giới thiệu, bán lẻ sản phẩm du lịch cho khách, cung cấp dịch vụ y tế cứu thương khi cần
M c dù các sản phẩm du lịch tồn tại dưới hai hình thức là hàng hoá và dịch
vụ nhưng hầu hết các sản phẩm hàng hoá đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho khách (thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau)
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm du lịch là dịch vụ Vì thế, hoạt động kinh doanh du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
Các đ c tính của sản phẩm du lịch có thể được kể đến như:
- Sản phẩm du lịch có tính vô hình: Do sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn thấy hay sờ thấy, nên cả người cung cấp và người tiêu dùng đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi bán và trước khi mua Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ du lịch trong không gian như các hàng hoá thông thường khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống kênh phân phối sản phẩm bởi lẽ chỉ có sự vận động một chiều trong kênh phân phối theo hướng: khách phải tự đến để tiêu dùng dịch vụ Đây là một đ c điểm gây khó khăn không nhỏ cho công tác marketing du lịch Đồng thời, cho thấy sự cần thiết tiến hành các biện pháp thu hút khách đến với doanh nghiệp nếu muốn tồn tại
và phát triển trên thị trường Sản phẩm du lịch là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ
Trang 35được: Quá trình sản xuất và tiêu dùng các dịch vụ du lịch là gần như trùng nhau về không gian và thời gian Một khách sạn nếu mỗi đêm có những buồng không có khách thuê có nghĩa là khách sạn đã bị ế số lượng buồng trống đó, không thể bán bù trong đêm khác được Đ c điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa sản phẩm dịch vụ được bán ra mỗi ngày
- Nhu cầu sản phẩm du lịch cao cấp: Khách du lịch là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường Vì thế, yêu cầu đòi hỏi của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian
đi du lịch là rất cao Các doanh nghiệp du lịch không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nếu muốn bán sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng khó tính này Nói cách khác, các doanh nghiệp
du lịch muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có thể dựa trên cơ sở luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao mà thôi
- Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đ c điểm nhu cầu của khách du lịch Vì thế, trong cơ cấu của sản phẩm du lịch có nhiều chủng loại dịch vụ khác nhau Các doanh nghiệp muốn tăng tính hấp dẫn của sản phẩm của mình đối với khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường phải tìm mọi cách để tăng tính khác biệt cho sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc
- Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp du lịch chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Sự hiện diện trực tiếp của khách hàng trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp du lịch phải tìm mọi cách để kéo khách hàng (từ nhiều nơi khác nhau) đến với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh Ngoài ra, những người làm công tác marketing còn phải đứng trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ từ khi thiết kế, xây dựng bố trí cũng như mua sắm các trang thiết bị và lựa chọnhình thức cung cấp dịch vụ tới khách hàng Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật Các điều kiện này hoàn toàn tuỳ thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại hình kinh doanh cụ thể
Trang 362.1.4 Một số mô hình sản phẩm du lịch tiêu biểu
Từ những đ c điểm riêng của sản phẩm du lịch kể trên, một số chuyên gia về
du lịch đã rút ra những yếu tố căn bản để lập nên những mô hình sản phẩm du lịch của quốc gia để thu hút khách du lịch đến Tùy theo yếu tố thiên nhiên của mỗi quốc gia, mỗi điểm đến và quan điểm của mỗi người, từ đó có các mô hình 4S, 3H và 6S
1) Mô hình 4S (Sun, Sea, Shop và Sextour - M t trời, Biển, Mua sắm, Du
lịch tình d c :
- Mặt trời (Sun : Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố m t trời, ánh nắng rất
quan trọng Là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng m t trời Vào những mùa mưa, nhiệt độ rất thấp và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này Vì vậy, họ thường tìm đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng Khu vực Đông Nam Á
có nhiều quốc gia có thời tiết nắng ấm như Việt Nam, Thái Lan, Maylaysia, Singapore… Tại Việt Nam, miền Bắc và miền Trung, mỗi năm chia ra làm 4 mùa rõ rệt Riêng ở miền Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng Về thời tiết, đây cũng
là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở miền Nam
- Biển (Sea : là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch Những nơi
nào có bãi biển đẹp, sạch sẽ là nơi thu hútdu khách đến tắm biển lướt ván, phơi nắng, nghỉ dưỡng Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều bãi biển đẹp thuộc bậc nhất thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines… đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển du lịch Việt Nam có hơn 2.500 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với nhiều bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác, đây là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào để phát triển ngành du lịch trong tương lai
- Mua sắm (Shop : Việc mua sắm rất quan trọng đối với khách du lịch, khách
đi du lịch hầu hết là để thoả mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm Họ muốn biết những nơi xa lạ, biết phong tục tập quán, lối sống của dân cư địa phương, những nét văn hoá, sinh hoạt của những sắc tộc, bộ lạc hoang sơ Và khi ra về, ngoài những ấn tượng, những kinh nghiệm có được một cách vô hình, họ cần có một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi cho chính bản thân họ, cho những người thân và bạn bè
Trang 37Cửa hàng bán hàng lưu niệm và sự mua sắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở những nơi nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu nhiệm ho c thuế hải quan quá cao đánh trên sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm, là những nơi ít khách du lịch và có
thể là nơi mà khách “Một đi và không bao giờ trở lại”
- Du lịch tình d c (Sex tour : Du lịch tình dục hay còn gọi tên là Sex tour là
việc đi du lịchnước ngoài hằng năm để thỏa mãn nhu cầu tình dục Du lịch tình dục rất phổ biến ở những nước đang phát triển, nơi giá dịch vụ có thể chấp nhận được Hiện nay trên thế giới, số lượng địa điểm phục vụ dịch vụ du lịch tình dục cùng con
số các nạn nhân của nó vẫn tiếp tục gia tăng và những khu đèn đỏ luôn được coi là một trong những món “đ c sản” du lịch của nhiều thành phố nhất là các thành phố lớn trên thế giới
2) Mô hình 3H (Heritage, Hospitality, Honesty- Di sản, Lòng hiếu khách, Sự
trung thực)
- Các di sản (Heritage : Những lĩnh vực thuộc về di sản như văn hoá, nghệ
thuật, lịch sử, công nghệ, những công trình kiến trúc cổ của một vùng, một đất nước, tuỳ theo mức độ quan trọng, quý giá có thể trở thành những di sản văn hoá
của một quốc gia, của thế giới Việt Nam có nhiều di sản truyền thống dân tộc, di
sản văn hoá được thế giới công nhận như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế Những loại di sản như di sản truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán ở Việt Nam được đánh giá rất cao Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ
nước, sắc thái dân tộc, văn hoá dân tộc
Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế
- Lòng hiếu khách (Hospitality : "Hospitality" có nghĩa là lòng hiếu khách
Trong du lịch, từ hospitality còn có nghĩa là những dịch vụ trong khách sạn nhà
hàng Cả hai yếu tố này đều là yếu tố vô cùng quan trọng để cấu thành sản phẩm du
lịch Lòng hiếu khách thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với nhân viên cung ứng
dịch vụ, giữa khách và chính quyền địa phương Làm tốt những việc này sẽ gây
Trang 38một ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người khách sau chuyến đi, họ muốn có dịp để trở lại ho c giới thiệu với bạn bè, người thân đến du lịch Hai yếu tố quan trọng nhất để tạo thành tour du lịch trọn gói đó là khách sạn nhà hàng và vận chuyển Ngoại trừ khách tham quan, hầu hết du khách đều nghỉ qua đêm nên cần có khách sạn, nhà
hàng để giải quyết vấn đề lưu trú, ăn uống…
- Sự trung thực (Honesty : Sự trung thực là một yếu tố quan trọng trong kinh
doanh Kinh doanh phải lấy chữ "tín" làm đầu Cho nên vấn đề uy tín với khách là
điều cần thiết, nó đảm bảo lòng tin của khách khi bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chưa
thấy, chưa sử dụng được sản phẩm
3) Mô hình 6S (Sanitaire, Sante, Securite, Serenite,Servic,Satisfaction - Vệ
sinh; Sức khoẻ; n ninh, trật tự xã hội; Sự thanh thản; Dịch v , phong cách ph c
v ; Sự thoả mãn :
- Vệ sinh (Sanitaire : Yếu tố vệ sinh bao gồm: vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn
uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh môi trường như không khí, nước thải, vệ sinh đường phố,
các điểm tham quan
- Sức khoẻ (Sante): Yếu tố sức khoẻ bao gồm các loại hình thể thao, chữa
bệnh và nghỉ dưỡng Người ta đi du lịch hầu hết là để nghỉ ngơi, lấy lại sức khoẻ
sau những năm tháng làm việc căng thẳng về tinh thần và thể chất Để thu hút khách
du lịch đi du lịch vì lý do sức khoẻ, các đơn vị cung ứng du lịch phải kết hợp những yếu tố liên quan đến sức khoẻ trong sản phẩm du lịch như các hoạt động thể thao bao gồm sân golf, lướt ván, bể bơi, sân tennis, leo núi, câu cá Ngoài ra, cũng cần
chú ý đến các dịch vụ như tắm hơi, massage đa dạng, phong phú
- n ninh, trật tự xã hội (Securite): Yếu tố an ninh, trật tự xã hội bao gồm
các vấn đề ổn định chính trị, trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho
khách du lịch Vấn đề an ninh là yếu tố quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch
Một vùng, một nước thiếu an ninh thì ngành du lịch không thể phát triển Bảo vệ tính mạng cho du khách là vấn đề cực kỳ quan trọng Du khách có thể bị phe đối nghịch của một quốc gia bắt cóc ho c sát hại nên việc đảm bảo an ninh là vấn đề
tất yếu và cần thiết
Trang 39- Sự thanh thản (Serenite): Ngoài mục đích du lịch công vụ, hầu hết khách đi
du lịch vì mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản cho tâm hồn để bù đắp vào sự mất mát qua nhiều năm tháng làm việc cật lực, căng thẳng tinh thần Họcần sự thanh thản và họ muốn quay về, tìm về thiên nhiên, muốn được tận hưởng những giây phút yên tĩnh để thư giãn tinh thần, được nhìn lại những cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, hoang sơ, đi tìm cái màu xanh của núi rừng, của biển cả, rong rêu để xua đi cái màu xám xịt của bụi khói, của bê tông cốt thép, sự n ng nề của những
nhà máy, công xưởng, và những toà nhà chọc trời Do tính chất quan trọng của tài
nguyên thiên nhiên về rừng núi, biển cả, sông hồ, ghềnh, thác, thú rừng hoang dã, vì vậy những nơi nào có lắm cảnh đẹp, những nơi đó thu hút khách du lịch rất mạnh Cho nên, khi chọn một nơi làm nước đến, điểm đến tham quan du lịch, người làm Marketing phải chú ý và tận dụng những sản phẩm do thiên nhiên ban t ng để kết
hợp tạo nên sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn
- Dịch v , phong cách ph c v (Service : Sản phẩm du lịch hầu hết là những
dịch vụ, những đơn vị cung ứng du lịch như khách sạn, vận chuyển tham quan giải trí là những thành phần cốt lõi để tạo nên tour du lịch trọn gói Khi bán tour du lịch trọn gói đơn vị cung ứng du lịch chỉ bán dịch vụ Thật vậy, sau khi kết thúc chuyến
đi, khách không thể mang theo phòng ngủ, mang theo chỗ ngồi trên xe ho c mang theo những điểm đến du lịch Khi bán sản phẩm du lịch và bán dịch vụ, bán chỗ ngủ cho khách và khách chỉ có quyền sử dụng nó, cũng như bán chỗ ngồi của một chuyến xe hay một chuyến bay, bán dịch vụ vui chơi, giải trí Sau chuyến du lịch,
khách chỉ mang theo những kỷ niêm, kinh nghiệm về chuyến đi
- Sự thoả mãn (Satisfaction : Mục đích của việc đi du lịch là để thoả mãn nhu
cầu của con người Như cầu du lịch tùy thuộc mục đích của chuyến đi Tuy nhiên, trong du lịch người đi du lịch là để thoả mãn được nhiều mục đích khác nhau chứ không hẳn thuần tuý về công vụ, hưởng thụ hay chỉ vì một động cơ nào khác, đành rằng chủ đề và nội dung của tour du lịch trọn gói có thể là du lịch công vụ, hội họp,
du lịch nghiên cứu, tham quan, tâm linh, chữa bệnh hay du lịch sinh thái Đáp ứng được sự thoả mãn của khách nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ, phong
Trang 40cách phục vụ, đó là những yếu tố gây ấn tượng tốt đẹp cho khách về đất nước, con
người nơi họ đến du lịch
Trên đây là những khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch, đ c trưng của nó
và các mô hình tạo ra sản phẩm du lịch hiện đang được nhiều nước sử dụng để hoàn thiện, tạo mới liên tục sản phẩm du lịch của họ nhằm thu hút không ngừng du khách trong và ngoài nước
2.2 Phát triển sản phẩm du lịch
2.2.1 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch
2.2.1.1 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch: 1) Xác định vị trí, vai trò du lịch của địa phương; 2) Định hướng khai thác tài nguyên du lịch theo không gian và đầu
tư phát triển; 3) Định hướng phát triển các loại hình du lịch, tuyến điểm du lịch và loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường mà không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường trong tương lai
- Phân tích nhu cầu sản phẩm du lịch của thị trường, dựa trên việc phân tích các khía cạnh: 1) Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và trình độ khoa học
kỹ thuật thế giới; 2) Cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến sự phát triển của du lịch và sản phẩm du lịch; 3) Xác định xu hướng phát triển của thị trường
- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của điểm đến, đánh giá tiềm năng du lịch của điểm đến trên cơ sở, bao gồm: 1) Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội; 2) Thống kê, phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch và mức độ nhạy cảm của môi trường; 3) Phân tích đánh giá điều kiện
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành Du lịch; 4) Phân tích đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển sảnphẩm du lịch tại địa phương, bao gồm:Hiện trạng khách: số lượng, doanh thu, cơ cấu, đ c điểm nhu cầu…; Hiện trạng khai thác tài nguyên và những tác động đến môi trường; Hiện trạng tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch; Những khó khăn về quản lý, kinh doanh, nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng sản phẩm
- Xác định danh mục, loại hình sản phẩm du lịch