1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội

29 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 589,86 KB

Nội dung

Đề tài được bố cục chặt chẽ với các nội dung khái quát như lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục được chia làm ba chương với đầy đủ phần giới thuyết các khái niệm liên quan, khái quát về nơi di tích tồn tại, thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích và phần định hướng bảo tồn trong tương lai cùng với đó là danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...

Trang 1

1

MỤC LỤC

Phần mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Đối tượng nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4.Mục đích nghiên cứu 3

5.Bố cuc của tiểu luận 3

Chương 1: LỊCH SỬ TỒN TẠI VÀ HÌNH THÀNH CỦA DI TÍCH 4

1.1 Lịch sử vùng đất 4

1.2 Lịch sử đền-đền Kim Liên và nhân vật được thờ 6

Chương 2: GIÁ TRỊ CỦA ĐỀN KIM LIÊN 8

2.1 Giá trị về mặt kiến trúc 8

2.1.1 Không gian cảnh quan 8

2.1.2 Bố cục mặt bằng 9

2.2 Giá trị về nghệ thuật 15

2.2.1 Hoa văn trang trí trên các đơn nguyên kiến trúc 15

2.2.2 Các di vật tiêu biểu 16

3.2 Lễ hội 17

3.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội 17

3.2.2 Công tác chuẩn bị 17

3.2.3 Phần lễ 18

3.2.4 Phần hội 19

Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN RIÊNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH 21

3.1 Hiện trạng của di tích 21

3.2 Một số giải pháp về việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy giá trị của di tích 22

3.3 Phát huy giá tri di tích Đền Kim Liên 23

KẾT LUẬN 25

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

về lịch sử bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống dân tộc tốt đẹp, về kĩ năng, kĩ xảo của con người Các di tích lịch sử văn hóa tiềm ẩn dưới vẻ rêu phong, cổ kính đồng thời cũng là một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, trang trí và cả phong tục cổ truyền, tín ngưỡng của người việt Chúng đã là những di sản quý giá không chỉ của một địa phương, một dân tộc mà còn là tài sản của toàn nhân loại Mỗi di tích lịch sử văn hóa tồn tại, chúng không chỉ là công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật

có giá trị mà bên cạnh đó chúng còn mang trong mình những hơi thở của thời đại lịch sử, những phong tục tập quán, những tín ngưỡng dân gian Những di tích ấy sẽ trở lên có ý nghĩa nếu ta đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, bóc tách các lớp văn hóa chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, để biết lựa chọn khai thác cũng như bảo tồn, phát huy những tinh hoa truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, lấy đó làm nền tảng xây dựng một nền văn hóa việt nam vừa mang dư âm cổ truyền, vừa mang màu sắc hiện đại

Đi khắp đất nước Việt Nam ở đâu chúng ta cũng bắt gặp những hình ảnh của những ngôi Đền Và đền chính là nơi hội tụ các yếu tố, giá trị văn hóa Hình ảnh những ngôi Đền vốn rất đỗi thân quen với mỗi người dân Việt Nam Không những vậy đến với Đền là chúng ta đang trở về với văn hóa truyền thống của dân tộc Những giá trị, những bản sắc văn hóa trong đó có cả giá trị vật thể và giá trị phi vật thể được phục hồi

Đền Kim Liên là một trong tứ trấn thiêng liêng của kinh thành Thăng Long xưa cùng với ba trấn còn lại,đền Kim Liên đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân và đời sống văn hóa Việt Nam Bốn trấn này nằm quanh kinh

đô, nên cũng gọi là bốn nội trấn (hoặc bốn kinh lộ/kinh trấn), chính là những

Trang 3

3

phên giậu che chở cho kinh thành Thăng Long về an ninh, chính trị và trực tiếp cung cấp lương thực, rau quả cho kinh thành Trải qua hơn năm trăm năm tồn tại,chịu bao thăng trầm lịch sử, bom đạn trong các thời kỳ khàng chiến nhưng đền Kim Liên vẫn giữ được nét riêng cho mình,các phần kiến trúc và điêu khắc mang đậm phong cách thời Lê Trung Hưng.Và đặc biệt hơn cả,đền Kim Liên lưu giữ được tấm bia sắc phong thần Cao Sơn-một di vật quý của dân tộc Việt Nam.Quanh tấm bia và tích thần Cao Sơn là những câu chuyện huyền bí Vì

những lý do trên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là Trấn nam thành Thăng Long- đền Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

và phát huy giá trị của di tích trong thơi đại ngày nay

5.Bố cuc của tiểu luận

Ngoài phần mở bài, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận gồm ba chương :

Chương 1 Lịch sử hình thành và tồn tại của di tích

Chương 2 Giá trị về kiến trúc và nghệ thuật

Chương 3 Một số ý kiến riêng về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích

Trang 4

4

Chương 1 LỊCH SỬ TỒN TẠI VÀ HÌNH THÀNH CỦA DI TÍCH

1.1 Lịch sử vùng đất

Đền Kim Liên thuộc làng Kim Liên phường Phương Liên, quận Đống Đa,

Hà Nội.Xưa làng có tên là làng Đồng Lầm , thuộc phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long.Tên này là do nhân dân trong làng đặt ra.Đến năm Kỷ Sửu (1619), vua Lê Thần Tông niêm hiệu Vĩnh Tộ đổi tên Đồng Lầm thành Kim Hoa (Bông hoa vàng) Làng thuộc phường Kim Hoa và Đông Tác thuộc huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị tứ niên đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy mẹ Vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa.Cùng thời gian đó tất cả các địa danh có gắn chữ “hoa” đều phải đổi.Từ đó cho đến nay, sau nhiều lần thay đổi địa dư hành chính, làng vẫn mang tên làng Kim Liên

Làng Kim Liên xưa nằm ở phía Nam kinh đô Thăng Long và là một trong

36 phường của Kinh đô Thăng Long thời Lê Phía Đông giáp làng Vân Hồ có đàn Nam Giao, có hai hồ lớn là hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu ; phía Tây giáp làng

Xã Đàn có đàn Xã Tắc; phía Nam giáp làng Đồng Tâm có Đê La Thành, sông Kim Ngưu; phía Bắc giáp phố Khâm Thiên có Đài Thiên Văn

Theo những bậc cao niên kể lại thì làng Kim Liên trước đây vốn là khu rừng rậm rạp và rộng lớn, nhưng do chấn động địa chất nên sụt xuống thành nhiều ao, hồ, đầm, đầy bùn, xen kẽ các gò đất cao, thấp được bao quanh ba hòn đảo Quán Gió, đảo Câu và đảo Hòa Bình Có con sông Tô Lịch chạy ngang cánh đồng, bao bọc phía ngoài làng Dọc làng có các gò Văn Chỉ, gò Đền, gò Miếu,

gò Đầm

Dân làng Kim Liên thuộc nhiều họ : họ Phạm, họ Nguyễn (là hai dòng họ đông người nhất chiếm 2/3 dân số làng) Và các họ Đinh, Phan, Lê, Bùi, Trần,

Tạ (họ Tạ là ít người nhất) Làng Kim liên cũng là một làng đông dân cư, năm

1927 có 15 nhân khấu theo Ngô Vĩ Liên, trong khi làng Trung Tự có 398 người,

Trang 5

5

Phương Liệt có 621 người Đời Tự Đức triều đình mở cuộc vận động người đi lần biển Thái Bình, dân làng Kim Liên cũng có nhiều người ứng mộ đến chỗ đất mới khá đông Hiện nay dân làng một phần thì đi phân tán làm ăn ở nhiều nơi khác nhau, phần còn lại là người trong thiên hạ đến cư ngụ

Về sinh hoạt kinh tế, phụ nữ làng chuyên nhuộm vải, làm ruộng, trồng rau muống nước (gọi là rau muống giải, những ngọn lá cuống to có màu tím, luộc có nước màu tím trong Dân làng sống thành từng xóm ven các gò đất cao với nghề làm ruộng, thả cá, thả rau muống bè và trồng màu Làng Kim Liên xưa còn nổi tiếng với nghề thả sen, ướp chè nhờ có đầm nước rộng

Làng còn có nghề nhuộm vải nâu (dân làng thường lấy bùn để “nhấn bùn” cho vải màu nâu ngả sang màu đen, từ hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu), nên làng còn

có tên là Đồng Lầm (làng đồng ruộng nhiều bùn) Đây cũng là nét đặc trưng của làng Kim Liên nay - Đồng Lầm xưa, bởi vải Đồng Lầm trước đây rất nổi tiếng

Vải Đồng Lầm mỏng như voan, được nhuộm từ bùn của cánh đồng làng thành vải nâu non hay nâu sồng, đặc biệt là vải Rồng Vải Rồng đẹp có tiếng gần

xa, sau rồi người ta gọi là vải Đồng Lầm - nghĩa là một vùng đầm nước rộng, nhiều bùn, từ loại bùn đặc biệt, riêng có của vùng đất này đã tạo nên một sản phẩm làm đẹp cho người

Nam giới có các nghề cắt tóc, làm ruộng, bổ củi, làm thuê cho người trên phố Theo các cụ trong làng truyền lại, nghề cắt tóc bắt đầu từ ngày hội làng, có thầy địa lý Tả Ao đến dự Lý trưởng đã nhờ thầy “xem” cho làng làm thêm nghề.Ông Tả Ao thấy làng có một số người làm nghề cắt tóc liền khuyên mọi người nên phát huy nghề này Từ đó, làng cắt tóc Kim Liên trở nên nổi tiếng.Thời xưa đa số trung niên đều búi tó,chỉ cạo gáy,sến mai,còn con trẻ đều cạo đầu.Các tay kéo, tay dao trai làng Kim Liên rất tài hoa và điêu nghệ, họ từng

có tiếng là “Thăng Long đệ nhất kéo,” cắt tóc như múa

Một thời trước Cách mạnh Tháng Tám 1945, những tay kéo điệu nghệ của làng Kim Liên đi hành nghề khắp phố phường Hà Nội Trong làng có "bác thợ" Phạm Duy Hào được mệnh danh "cây kéo vàng" với bảy phút hoàn thiện một

Trang 6

6

kiểu tóc nam Giờ đây, sau nhiều năm mai một, làng bắt đầu khôi phục lại nghề truyền thống của mình và đã có nhiều thanh niên "tầm sư học đạo," bởi thời trang tóc cũng đang ngày một lên ngôi

1.2 Lịch sử đền-đền Kim Liên và nhân vật được thờ

Qua các tư liệu,thư tịch,văn bia,sắc phong về di tích đều khẳng dịnh Đền Kim Liên là nơi thờ thần Cao Sơn ,một nhân vật quan trọng trong Điện Thần Việt cổ.Theo văn bản cổ nhất có niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1510) có ghi tên

di tích là “Cao Sơn Đại Vương Thần Từ” Tương thần này vốn là con thứ mười bảy trong một trăm c on của Lạc Long Quân và Âu Cơ , người theo mẹ lên núi và phò giúp anh trai mở ra triều đại Hùng Vương lẫy lừng danh tiếng ,đã cùng Sơn Tinh (tức Thánh Tản Viên) chống lại Thủy Tinh mang lại sự bình yên cho muôn dân trăm họ và sau được thờ là thần thứ hai trong Đền Và ( Sơn Tây).Đến thời

Lê, thần Cao Sơn đã được lịch sử hóa, có tên gọi và quê quán Đó là Nguyễn Hiền cùng với em ruột là Nguyễn Sùng (tức là thần Qúi Minh), đều là con người chú ruột của Sơn Tinh Nguyễn Tuấn Họ là người ở trang Thanh Uyên (nay là

xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ)

Thế kỉ XVI vua Lê Tương Dực thời Lê Sơ bị vua Lê Uy Mẫn tức Lê Ủy Mục tàn ác ăn chơi,xúi giục bọn nịnh thần diệt các quan trung thành,đàn áp dân.Vua lánh nạn vào Tây Đô dấy nghĩa binh,khôi phục cơ nghiệp của vua Cao Tổ,cứu vớt dân lành khỏi kiếp lầm than cùng với 3 vị đại thần là Tước Uy Quốc Công Nguyễn Bá Lân,Tước An Hòa Hầu Nguyễn Hoằng Dụ,Tứ Vệ Quân Vụ Sự Nguyễn Văn Lữ phụng mệnh mang quân đi chinh phạt,cầm cờ tiết mao,vác búa hoàng kim Ngang qua vùng Phụng Hoá , trông thấy ngôi đền cổ nằm giữa ngút ngàn rừng núi , nhờ tấm biển mà biết đó là đền thờ Cao Sơn Đại Vương , ba vị tướng quân bèn vào làm lễ cầu thần phò trợ Quả nhiên sau mười ngày đã thành công, đánh tan loạn đảng , giữ được nghiệp bá do vua Lê Thái Tổ gây dựng Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa.Năm đó vào ngày hai tháng chạp nhà Vua lên ngôi ,giành lại được ngai vàng ,nghĩ đến ơn Thần Ngầm giúp nên năm đó nhà vua đã cho dựng lại đền thờ

Trang 7

7

to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long lúc bấy giờ và dựng 1 tấm bia

đá đồ sộ mang tên “Cao Sơn Đại Vương Thần Từ Bi Minh do tiến sĩ Lê Tung,thượng thư bộ lễ viết soạn và đã được lưu truyền mãi mãi để hương khói tưởng nhớ công lao của thần Tấm bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” vốn

ở huyện Phụng Hóa, đến đời Hoằng Định (1600-1619) lại nổi lên bến Bồ Đề và được dân phường Kim Liên kéo đưa rước về đặt ở di tích như ngày nay.Trong thời kì kháng chiến đền đã bị thiêu hủy nhiều,chỉ còn lại hậu cung,và bây giờ là đền mới nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo của thời Lê

Đền Kim Liên được dân làng Kim Liên và các vùng lân cận góp công góp của Cũng không thể không kể đến một số lượng tiền không nhỏ của nhiều nhà hảo tâm cúng tiến để xây dựng, tôn tạo nên ngày càng bề thế Thế nhưng đền Kim Liên cũng như bao danh lam khác đâu tránh khỏi những luân trầm của thời gian Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đền đã bị tàn phá nghiêm trọng Một số đồ thờ cúng bị hư hại, mất mát, thất lạc Từ khi được Nhà nước xếp hạng Di tích Văn hoá - Kiến trúc hợp với tâm nguyện của nhân dân, đền Kim Liên mới được chú ý tu bổ Bước đầu là bằng tiền công đức thấy tầm bia có ghi công ơn của thần Cao Sơn thì trấn Nam mới được xác định Năm 1990 Nhà nước và Bộ VHTT mới quyết định công nhận di tích lịch sử đền, đền Kim Liên là một trong "tứ trấn Thăng Long" - đền tồn tại 480 năm Năm

1999, Ban Quản lý đền đã cho sửa sang cổng phụ phía ngoài và xây dựng hai dãy nhà cấp 4 hai bên để làm nơi tiếp khách, nơi ở cho những người trông coi, kho tàng, tuy chưa khang trang nhưng đã gọn gàng sạch sẽ.Năm 2000 Nhà nước

đã cho tôn tạo và khánh thành đền Kim Liên Năm Canh Dần (2010) đền tròn

500 năm, làng tròn 1.000 năm cùng với lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Trang 8

8

Chương 2 GIÁ TRỊ CỦA ĐỀN KIM LIÊN

2.1 Giá trị về mặt kiến trúc

2.1.1 Không gian cảnh quan

Không gian cảnh quan tức là cảnh quan bên ngoài của công trình kiến trúc Đối với mỗi ngôi chùa thì không gian cảnh quan là một yếu tố rất quan trọng quyết định nên vẻ đẹp của kiến trúc Cha ông ta ngày xưa khi xây dựng một công trình kiến trúc đã biết lựa chọn, tìm tòi để cho các tác phẩm, công trình của mình có một vị trí đẹp chiếm vị thế Một không gian cảnh quan đẹp và hợp lí với chức năng và mục đích của nó làm cho giá trị của di tích được tăng lên rất nhiều lần Chịu ảnh hưởng lớn của hai nền văn hóa lớn là ẤN ĐỘ và TRUNG HOA nên khi xây dựng bất cứ công trình kiến trúc nào người Việt Nam cũng rất quan tâm đến viêc chọn hướng đất và thế đất theo thuật phong thủy Đây là quan niệm của người dân Phương Đông Và đặc biệt là xây dựng đình, đền, chùa, tháp… thì việc chọn ngày, định hướng xem thế đất bao giờ cũng là việt hết sức quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam Việc chọn hướng đất thường bị chi phối bởi yếu tố phong thủy vì thuyết phong thủy cho rằng “ vị trí của thế ở, thế đất có một ảnh hưởng to lớn đối với con người sống trên đó” Phong thủy là hệ thống những quan niệm nhằm xem xét, đánh giá cảnh quan để xác định địa điểm tối ưu cho một công trình kiến trúc Theo thuyết phong thủy thì chữ “ phong” có nghĩ là gió, chữ “ thủy” có nghĩa là nước, là hai yếu tố quan trọng nhất trong đó “ đắc thủy” chỉ chỗ có dòng nước chảy quanh là quan trọng hơn hết sau đó mới đến “tụ phong” nghĩa là kiêng tránh gió, thu giữ gió là điều quan trọng thứ hai

Ở Việt Nam, quan niệm về lý thuyết phong thủy được thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ của nhà sư Không Lộ thời Lý : Tuyển đắc long xà, địa khả cư” nghĩa là “ chọn được thế đất rồng rắn thì có thể ở yên” Giống như những ngôi

Trang 9

Bước vào trong đền ta thấy ngay không gian nơi đây rất thoáng mát,sân đền rộng,bốn góc có bốn cây si,đa và cây lúc lác hoa chum như hoa phượng đỏ rực càng làm tăng thêm vẻ đẹp nơi thờ kính.Tán lá to tạo ra các bóng mát xung quanh Đền đã được dân làng sửa sang, có đại bái dàn ngang và hậu cung chạy dọc, hai bên sân còn có giải vũ, cùng với cây cao bóng cả là bộ mặt văn hoá làng xưa.Phía bên tay phải trước điện thờ thần là nơi để kiệu rước,đi sâu hơn nữa là nơi đặt tấm bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh”,bao quanh tấm bia đó là một cây cổ thụ,tán là rộng.Nơi sắp lễ có các ghế đá,cây cau tạo điều kiện cho thuận lợi cho nhân dân trong việc dâng hương

2.1.2 Bố cục mặt bằng

Kiến trúc của đền bao gồm hai phần tương đối rõ: đền gốc và phần kiến trúc chính của di tích mới được xây dựng khi đền mang chức năng của ngôi đình làng.Đền Kim Liên sau khi tu bổ có thêm một cổng tam quan bên ngoài,nên phần kiến trúc của đền có nội tam quan và ngoại tam quan

Ngoại tam quan trước là một cổng xây trụ biểu, đỉnh trụ đều có đặt con nghê gốm quay mặt vào nhau, phía dưới là những ô lồng đèn trong đó đắp nổi

Trang 10

10

các hình tứ linh (long, ly, quy, phượng).Sau được xây mới thành cổng tam quan cổng nghi môn đã xây mới một cách sao chép giống với cổng tam quan của chùa Láng,dạng tứ trụ có mái, bên cạnh đó vẫn có 2 cổng phụ và tổng thể trở thành Ngũ môn.Hai trụ ở giữa cao nhất,trên cùng là bốn chim phượng quay lưng lại với nhau như một hoa văn.Hai cột trụ hai còn lại thấp hơn phía trên là hình hai con nghê quay đầu vào nhau.Bờ nóc phía trên được trang trí hình lưỡng long chầu nhật,và các đề tài tứ linh.Ngói vảy hến dưới dạng vỏ sò,tạo thành các tầng các lớp.Phía đầu kìm của mái là trang trí Makara

Hai bên đền có hai gian: Tả Vu và Hữu Vu,một bên dùng để hội họp,một bên dùng đề dạy học,hai gian này rộng hơn 4m,dài 14m1,được xây theo kiểu tường bao,với bậc tam cấp cao hơn nền sân khoảng 40cm ,kiểu vì kèo quá giang Bốn cột có chu vi khoảng 80cm,được làm lại toàn bộ là gỗ.Mái ngói theo kiểu ngói vỏ sò phía trên bờ nóc xây những bờ đinh.Hai gian tảo xá có những cánh cửa theo kiểu thượng song hạ bản.Hệ thống vì kèo rất chắc chắn tạo được sự liên kết,vì giá chiêng chồng rường con nhị là gỗ nguyên bản,trên có trang trí các hình hoa va hình rồng

Kiến trúc của đền theo kiểu chữ Đinh,hướng bắc phía Khâm Thiên,có đài thiên văn,phía nam qay ra Đê La Thành,phía tây là Đàn Xã Tắc,nay gọi là Xã Đàn là vùng đất rộng dùng để luyện quân luyện võ.Đền được dựng ở bên trái của đền làng Kim Liên, từ sân lên nội tam quan phải qua 9 bậc xây bằng gạch vồ

cổ Chín bậc như ở hệ thống cửa điện Kính Thiên trong thành Hà Nội, gợi nơi ngự của thần được xếp ngang cấp với vua ở chốn cửu trùng,.Kiến trúc ngôi đền

là kiến trúc thời Lê Trung Hưng theo kiểu hình tượng rồng,đền là đầu rồng,hậu cung là sừng rồng hai phần ao ở bên là mắt rồng ( nhưng hiện nay hai phần ao

đó đã bị lấp do dân làm nhà) hai gian đơn nguyên kiến trúc ở hai bên sân đền là

má rồng ( xưa là trường học của làng,và cho đến nay là nơi để hội họp),phía ngoài mặt đường trước cổng đền có phần ao nhỏ,bức bình phong ở trước là mũi rồng,còn chính phần ao đó là miệng rồng.Hai con đường ở phía trước đền là râu

Trang 11

Bước qua mười một bậc xây từ sân lên là một cửa chính rộng 2 mét, cao 2,5 mét Tiếp đó 1,2 mét cũng là một cửa chính kích thước như thế và hai cửa phụ hai bên, mỗi cửa rộng 1 mét, cao 2 mét.Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường.Vì kèo của phương đình đã được làm mới, với các hoạ tiết điêu khắc quen thuộc ở đền, đình Việt Nam, mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn Các đầu rường phía trên chồng lên nhau chạm nổi hình vân mây.Hai bộ vì ở ngoài cũng được chạm nổi trang trí phượng hàm thư,long mã,chạm rộng thành nhiều lớp,có niên đại thời Nguyễn, tạo cho người xem cảm nhận kĩ thuật chạm trổ tinh vi và công phu, Đầu kèo phía dưới cũng được chạm nổi hình chim phượng hoàng ngậm cuốn thư.Liên kết ở hiên là bẩy chéo,phía trong 2 bên kẻ chạm nổi hình rồng thiếp vàng,trong miệng ngậm ngọc,hướng ra phía ngoài hiên.Mái đền lợp bằng ngói vỏ sò, đỉnh nóc phía hai hồi là hai con sư tử đá được

gắn vững chãi có hướng chầu vào nhau, xây kiểu tường hồi bít đốc Các đấu

vuông đều được chạm khắc chữ Thọ Bậc thềm có 9 bậc (theo quan niệm xưa, 9

là số của bậc đế vương) Dọc theo các bậc thềm có hình bốn con rồng cách điệu kiểu vờn mây,kiến trúc kiểu thời Lê Trung Hưng,phía đầu uốn khúc là đầu con nghê.Trên hai bức tường bên hông của phương đình có đắp nổi tượng hai vị thần gác đền với khuôn mặt nhìn ra phía ngoài, tư thế chào mọi người Có lẽ đây là tượng thần mới đắp nên có dáng vẻ thân thiện, không oai vệ và uy nghiêm như

Trang 12

12

thần gác cửa ở các ngôi đền khác Dưới chân hai thần là bát nhang và xấp "tiền quà" Có thể đây là nơi người xưa thường đặt lá sớ của mình để gởi đến thần linh.Mỗi bên có ba bậc bước lên,gian giữa thấp hơn để tế lễ.Ngang tam quan có

ba lối đi xuống,hai lối phụ,mỗi bên có bảy bậc, còn ở giữa tam quan là lối lên chin.Tính từ dưới lên đến bậc thứ bảy,bậc rộng đủ để trải một chiếu để các tiên thứ chỉ ngồi xem hội và ca trù

Kiến trúc chính gồm đại bái và hậu cung ,đền chính có kết cấu hình chữ Đinh Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to,dầy sau khi trùng tu nay nền nhà đã được thay bằng gạch đá hoa Đại bái ( trước đây) gồm năm gian và hai sảnh là bảy gian,trong có hai ngựa sơn đỏ và trắng,mỗi con có bốn bánh xe.Gian Đại Bái nằm chính giữa sân đền,có bậc tam cấp cách mặt sân khoảng 60cm Hệ thống cửa cũng theo kiểu thượng song hạ bản,đã được sơn son thiếp vàng toàn bộ Phần mái ngói của gian này cũng là ngói vỏ sò Hai đầu kìm được đắp nổi hai con rồng Đầu rồng có tóc chải dựng ngược về phía sau Đuôi rồng

là dạng văn xoắn lớn cuộn ngược lên trên Chiều cao của mái bằng 2/3 chiều cao của gian với mặt phẳng rộng,phần đầu mái cong lên phía trước theo kiến trúc của thế kỉ 17 Trên bờ dải cũng trang trí hình lưỡng long chầu nhật,với 2 con rồng trong tư thế rất vươn dài uy nghiêm,phần vảy rồng rõ ràng,bờm được chạm nổi như những ngọn lửa

Bên trong gian Bái Đường có hệ thống vì ván mô,các thanh rường có tiết diện lớn, tạo thành khối tam giác cân hổ phù gồm các hoa văn thực vật Bên trên

là gỗ liên kết vì kèo và xà tạo ra khung mái, cột có xà, hoành ăn mộng vào Bộ

vì bao gồm : trên cùng là thượng lương, thương lương được đặt trên đầu hình thuyền, đầu này được bào trơn, đặt trên một ván lót, hình chữ nhật mỏng, ván lót này được đặt trực tiếp trên con rường thứ nhất của bộ vì, con rường này hai đầu đặt lên cột trốn qua một đấu vuông thót đáy mỏng Quá giang một đầu ăn mộng vào đầu cột trốn, cột trốn được đặt trên hệ thống xà thượng Từ đầu cột trốn có

Trang 13

13

các con rường cụt vươn ra để đỡ các con hoành của mái Từ cột cái sang cột quân là những con rường được ăn mộng vào đầu cột trốn vươn ra để đỡ các khoang hoành Nối giữa cột cái nọ với cột cái gian kia là một xà dọc Xà dọc này tì lực lên cột cái.Bên ngoài là hệ thống kẻ ngồi được chạm khắc tinh xảo,đề tài rất phong phú đều là các tứ linh,hoa mai,vân mây….Bốn cột trụ cái có chu vi 1m, đều được gắn các câu đối lên trên,trên các câu đối đều được chạm trổ tinh xảo,các hoa văn và họa tiết sắc nét,mang đậm phong cách của thời Nguyễn Hai bên ban Công đồng các quan có thêm hai cột có chu vi nhỏ hơn và cũng được treo câu đối.Bốn cột trụ ngoài phía trước có chu vi khoảng 1m3, n Hầu hết sau khi tu bổ lại,các cấu kiện đền Kim Liên đều được sơn son thiếp vàng toàn bộ,kể

cả các hoa văn chạm khắc Đền thờ chính có năm gian và bốn lớp Lớp mái có cấu tạo như nơi chuẩn bị mũ áo, đồ tế lễ để vào đền Lớp thứ hai là tiền đình - nơi để cử hành nghi thức lễ bái Lớp thứ ba là trung đình (ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tam phủ) Lớp thứ tư là hậu cung - nơi thờ Cao Sơn Đại Vương

Phía bên phải trung đình có ban thờ Tam phủ: Thiên (trời) - Địa (đất) - Thuỷ (nước) Ban thờ này ảnh hưởng đậm nét đạo Lão, thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh Trong trung đình có nhiều hương án rất đẹp đựơc chạm theo kĩ thuật thông phong với nhiều đề tài phong phú như hoa quả, cây lá, trang châu tứ linh, tứ quý, bát bửu, long mã

Ở giữa trung đình là ban thờ Công đồng các quan Nơi đây cũng là chỗ tiến hành nghi thức quan trọng khi cúng lễ đền Cũng như ở các đền và đình khác, ban thờ các quan văn và quan võ riêng hoặc văn võ chung đều được đặt ở trung đình, trước chính điện hoặc hậu cung Hai bên trung đình đặt hai bộ bát bửu dùng để rước trong lễ hội,ở giữa là bộ kích đặt trước là hai đỉnh đồng với chạm khắc nổi bật.Trên tất cả các ban thờ đều đạt tượng hạc đứng trên lưng rùa rất uy nghiêm

Ở nhiều đền thờ hiện nay có thêm ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong đền Kim Liên, ban thờ này được đặt ở gian bên trái của trung đình B Phía trước

Trang 14

14

là bàn tiếp khách và bàn ghi sổ công đức của đền Gian kế bên là nơi để trống hội, bằng công nhận bia và đền đình Kim Liên là di tích lịch sử văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) cấp

Hậu cung ở phía sau trung đình là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương (tượng ở giữa ) và hai nữ thần phối tự: Thuỷ Tinh đệ tam - Tôn nữ Đông Hồ Trưng Vương, con gái vua Lê (tượng khoác áo màu trắng) và Huệ Minh phu nhân (tượng khoác áo màu đỏ) Trong đình hiện vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn (có kích thước lớn, được chạm khắc tinh vi với kiểu chân quỳ

Trong hậu cung đặt hai long ngai và 10 pho tượng từ điện Mẫu của chùa Kim Liên ở cạnh đưa tới Hậu cung và Đại bái diện tích khoảng 50 m2 cũng kết cấu vì kèo gỗ, chạm trổ, trên là mái lợp ngói.Gian thứ hai của hậu cung xây bệ gạch cao 1m để đặt hai long ngai và các đồ tế khí Gian cuối cùng của hậu cung là nơi thờ Cao Sơn đại vương và hai nữ thần phối hưởng (là “Thủy tinh đệ tam tôn nữ Đông hổ trưng vương mẫu” và “Huệ minh phu nhân”)

Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói mới Trong nhà xây vòm cuốn, nội thất được bố trí như sau: gian ngoài cùng, có bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các

đồ tế khí Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương công chúa con gái vua Lê và Huệ Minh công chúa).Ngày trước nơi thờ Cao Sơn Đại Vương chỉ có ngai,hia,mũ,chưa có tượng còn ngày nay Long ngai thờ thần Cao Sơn có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, được làm theo kiểu chân quì dạ cá, các lớp trên chạm thủng hoa dây, là một hiện vật quý, hiếm

Phía bên trái Bái đường là gian nhà mẫu, tường xây theo kiểu tường hồi bít đốc Kết cấu vì theo kiểu chồng rường, gian chính giữa là bàn thờ mẫu, còn gian ngoài cùng bên phải là nơi để đồ thờ tự và đồ tế khí của chùa Nền nhà mẫu lát gạch màu đỏ mái lợp ngói Nhà mẫu được kết cấu bởi một hang chân cột

Ngày đăng: 28/02/2017, 21:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 50 năm bảo tồn văn hóa dân tộc, Bộ văn hóa – thông tin, cục bảo tồn bảo tàng Hồ Chí Minh. Hà Nội : 1996 Khác
2. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành – NXB chính trị quốc gia, 2003 Khác
3. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức, Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, NXB: Trường Đại học văn hóa, Hà Nội :1993 Khác
4. Phạm Mai Hùng, Giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc, NXB: Văn hóa thông tin, Hà Nội :2003 Khác
5. Phan Khanh, Bảo tàng – Di tích – Lễ Hội, NXB : Văn hóa thông tin, Hà Nội : 1992 Khác
6. Nguyễn Thị Minh Lý, Đại cương về cổ vật ở Việt Nam, NXB: Trường đại học văn hóa Hà Nội, Hà Nội: 2004 Khác
7. Nguyễn Văn Uẩn , Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB : Hà Nội:2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w