1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đền Độc Cước, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

39 874 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 873,01 KB

Nội dung

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể độc đáo thì các di tích còn chứađựng trong đó nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, tiêu biểu trong số đó làcác lễ hội gắn liền với di tích và

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 5

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ SẦM SƠN VÀ ĐỀN ĐỘC CƯỚC 6

1.1 Tổng quan về thị xã Sầm Sơn 6

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6

1.1.2 Dân cư 8

1.1.3 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 9

1.2 Giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của đền Độc Cước 11

Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐỀN ĐỘC CƯỚC 14

2.1 Giá trị văn hóa vật thể 14

2.1.1 Không gian cảnh quan 14

2.1.2 Kiến trúc 15

2.1.3 Các di vật trong di tích 17

2.2 Giá trị văn hóa phi vật thể 18

2.2.1 Sinh hoạt văn hóa thường nhật 18

2.2.2 Lễ hội 19

2.3 Nhận xét, đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đền Độc Cước 20

2.3.1 Giá trị di tích 20

2.3.2 Các giá trị cơ bản của lễ hội đền Độc Cước 21

2.4 Vai trò của đền Độc Cước trong đời sống văn hóa cộng đồng 24

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỀN ĐỘC CƯỚC 25

3.1 Thực trạng công tác bảo tồn đền Độc Cước hiện nay 25

3.1.1 Cơ sở của công tác bảo tồn 25

3.1.2 Quản lý di sản văn hóa vật thể 26

Trang 2

3.1.3 Quản lý di sản văn hóa phi vật thể 27

3.2 Một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đền Độc Cước 29

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước về quản lý di tích lịch sử văn hoá 29

3.2.2 Tăng cường trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ di tích 31

3.2.3 Khoanh vùng bảo vệ cảnh quan khu di tích 33

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

PHỤ LỤC 37

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã xây dựngnên một nền văn hóa Việt ngàn đời với những tinh hoa được tích tụ và lắngđọng qua từng thế hệ Di tích lịch sử - văn hóa là những trang sử sống có sứcthuyết phục với mọi người con đất Việt vì ở đó có lưu giữ những dấu ấn củalịch sử, mang hơi thở của thời đại lưu truyền lại cho những thế hệ mai sau.Những di tích lịch sử - văn hóa ấy được coi như một “Bảo tàng sống” về trithức, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và những giá trị văn hóa phi vật thể Việcgìn giữ những di tích này không chỉ đơn thuần là gìn giữ những thành quả vậtchất của người xưa mà hơn hết đó còn là sự kế thừa, phát huy và sáng tạo ranhững giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại

Kiến trúc cổ là một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng Di sản văn hóadân tộc, các công trình kiến trúc cổ có khả năng biểu đạt những nét chung nhất

về các mặt khoa học kĩ thuật và văn hóa nghệ thuật của từng thời đại Khi xâydựng các công trình kiến trúc, con người luôn có khát vọng biểu hiện cụ thể vàchân thực những tư tưởng của thời đại trong công trình xây dựng thông quahình tượng nghệ thuật và những phương pháp đặc thù của tri thức dân gian.Chính vì vậy, các công trình kiến trúc không chỉ chứa đựng những giá trị về mặtkiến trúc và nghệ thuật mà nó còn là một bức thông điệp về văn hóa, tư tưởngcủa người xưa truyền lại cho các thế hệ sau

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể độc đáo thì các di tích còn chứađựng trong đó nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, tiêu biểu trong số đó làcác lễ hội gắn liền với di tích và cộng đồng cư dân địa phương Lễ hội truyềnthống là thành tố nằm trong di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam.Quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống để phát huy những giá trị vănhóa thuộc về các cơ quan hành chính, được cơ quan lập pháp và Chính phủ quyđịnh quyền hạn và trách nhiệm giao cho Bộ VH,TT&DL cùng chính quyền, cơ

Trang 4

quan văn hóa, các đơn vị chức năng các cấp triển khai thực hiện trong phạm viquyền hạn và trách nhiệm của mình.

Thanh Hóa là tỉnh hiện còn lưu giữ được hệ thống di tích lịch sử văn hóaphong phú bao gồm nhiều loại hình khác nhau cùng với đó là các giá trị văn hóaphi vật thể độc đáo Trong đó phải kể đến di tích đền Độc cước và lễ hội hàngnăm thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.Đền nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị

xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn

Đây là di tích lịch sử có tầm quan trọng đối với người dân địa phương,được lưu giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ, nơi đây còn lưu giữ được rất nhiều giátrị văn hóa độc đáo trong đó có lễ hội được diễn ra hàng năm Tuy nhiên, do sựtác động của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, bão lụt, mối mọt, conngười đã phần nào làm cho kiến trúc của ngôi đền bị hư hại, xâm lấn Lễ hộiđược tổ chức hàng năm cũng dần có sự biến đổi với sự ảnh hưởng của nhiềuyếu tố mới Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc quản lý, bảo tồn

và phát huy giá trị của di tích Vì những lý do trên em quyết định chọn đề tài

“Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đền Độc Cước, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu rõ và đánh giá được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa vậtthể và phi vật thể hiện được lưu giữ tại đền Độc Cước Từ đó đưa ra nhữngnhận xét và ý kiến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di tíchlịch sử văn hóa đền Độc Cước trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đền ĐộcCước, thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi nghiên cứu: Đền Độc Cước, thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh ThanhHóa

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp điền dã, thực tế quan sát

- Những kết quả nghiên cứu được đề cập trong đề tài sẽ là tài liệu cho cáccông trình nghiên cứu về sau

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài tiểu luậnđược kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về thị xã Sầm Sơn và đền Độc Cước

Chương 2: Những giá trị văn hóa của đền Độc Cước

Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đền Độc Cước

Trang 6

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ SẦM SƠN VÀ ĐỀN ĐỘC CƯỚC 1.1 Tổng quan về thị xã Sầm Sơn

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, nằm ở toạ độ

1050 52'' 30" đến 1050 56'' 15" kinh độ Đông; 19 0 47'' 10" đến 19 0 43'' 11" vĩ

độ Bắc

Cách Thành phố Thanh Hoá 16km về phía Đông Nam theo đường quốc lộ

47 và tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương

- Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Quảng Xương

Thị xã Sầm Sơn có địa hình bằng phẳng, là một vùng đất cát chiều dàitheo hướng Bắc Nam; chiều rộng theo hướng Tây Đông, hẹp và dốc về haiphía, phía Đông ra biển, phía Tây ra sông Đơ

Phía Nam có dãy núi Trường Lệ đỉnh cao nhất 81,7 mét

Địa hình vùng cát và ruộng cao độ cao nhất +3,1m, cao độ thấp nhất+0,2m

Về khí hậu thì theo tài liệu của đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc miềnTrung - trên địa bàn Thanh Hoá: Sầm Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằngven biển nên nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, Sự rét lạnh trong mùađông không liên tục mà thành từng đợt, sự giao động nhiệt độ trong mùa đôngkhá lớn Chế độ nhiệt trong mùa hè ổn định hơn, chênh lệch giữa các thángkhông lớn

Lượng mưa trung bình 1.500 - 1.900 mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,chiếm 86 - 90% tổng lượng mưa cả năm, nhưng mưa tập trung từ tháng 6 đếntháng 9, lượng mưa phân bố không đồng đều Tháng ít mưa nhất tháng 1 và

Trang 7

tháng 2 (bình quân mỗi tháng 18 - 22 mm) Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 vàtháng 9 (bình quân mỗi tháng 800 - 900 mm)

Có lúc mưa tập trung thường xảy ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho sảnxuất nông nghiệp, ảnh hởng đến đời sống nhân dân Lượng bốc hơi trung bình

968 mm

Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông

và gió Đông Nam vào mùa hè, tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s và khigió mùa Đông Bắc là khoảng 25 m/s Ngoài hai hướng gió chính trên, về mùa

hè thỉnh thoảng còn xuất hiện các đợt gió Tây Nam khô nóng

Bão: Gió bão ở Sầm Sơn khá mạnh cao nhất 30 - 40 m/s, kéo dài khoảng

10 - 15 giờ, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 Trung bình khoảng

3, 47 lần/ năm

Địa chất thuỷ văn: Sầm Sơn địa chất thuộc loại trầm tích biển, chủ yếu là

cát pha, cường độ chịu tải trung bình 1 kg/ cm2

- Mực nước ngầm cách mặt đất 1,4 m, Lưu lượng dòng chảy : 4,55 l/s

Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã: 1.788,86 ha

Số liệu điều tra đất năm 2000 theo phương pháp FAO UNESSCO trên diệntích 1462,73 ha, Sầm Sơn có các loại đất chính sau:

Đất cát biển:.Diện tích: 993,61 ha Đây là loại đất chính, chủ yếu phát triểncác công trình phúc lợi, xây dựng, đất ở, trồng cây lâm nghiệp ven biển và cáccây hàng năm khác

Đất đỏ có tầng mỏng: Diện tích: 145,0 ha Phân bố tại khu vực núi Trường

Lệ, chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp

Đất có Glây: Diện tích: 324,12 ha Loại đất này chủ yếu trồng lúa nước.Diện tích còn lại không điều tra để phân loại : 326,10 ha là diện tích ao, hồ,mặt nước chuyên dùng

Tài nguyên Rừng: Hiện tại Thị xã Sầm Sơn có diện tích rừng trồng là201,57 ha Phân bố chủ yếu ở núi Trường Lệ và ven biển Diện tích rừng này

Trang 8

tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng nó đem lại hiệu quả vềmôi trường sinh thái rất lớn, ngăn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền,đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên xanh mát phục vụ du lịch, nghỉ mát

Tài nguyên Biển: Biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9 km, trong đó có 5 kmlàm bãi tắm, hiện đã khai thác trên 3 km Bãi cát mịn, thoải và sạch, nước biểntrong, sóng vừa phải rất thích hợp cho du lịch tắm biển Sầm Sơn có đặc sảnbiển phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác Khách có thể thưởngthức đủ loại mực ống, tôm he, cua gạch, các giống cá ngon như chim, thu, nụ,

đé Hải sản ở nơi đây có đặc điểm là thịt chắc, dai, vị ngọt lại rất đậm đà

Tài nguyên khoáng sản: Núi Trường Lệ là núi đá granit có trữ lượng hàng

triệu m3 làm vật liệu xây dựng chất lượng tốt, trong các vỉa đá núi có mạchPecmatit chứa Fenspat là nguyên liệu làm men sành sứ có trữ lượng 17.000 tấn.Dải cát ven biển có quặng ti tan với trữ lượng 73.000 tấn, đây là loạinguyên liệu quan trọng sản xuất que hàn Tuy vậy khoáng sản ở Sầm Sơn luônluôn ở dạng tiềm năng, không được khai thác mà để phục vụ cho mục đích quantrọng hơn đó là du lịch

1.1.2 Dân cư

Hiện nay, Sầm Sơn có trên 190 dòng họ cùng nhau chung sống hòa thuận,xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Người dân Sầm Sơn vốn có truyềnthống hiếu học từ lâu đời Từ xưa, nơi đây đã có nhiều người thi cử đỗ đạt làmquan như … Tiếp nối truyền thống đó, con em Sầm Sơn ngày nay đã khôngngừng phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, cùng nhau hăng say thiđua học tập, rèn luyện trong từng trường học, từng cấp học Bên cạnh đóphong trào hiếu học của địa phương cũng có sự phát triển mạnh mẽ với sự thamgia của nhiều hội khuyến học được thành lập ở các dòng họ nhằm khích lệ,động viên con cháu cố gắng phấn đấu học hành, thi cử đỗ đạt làm rạng danh chodòng họ, quê hương, để tiếp nối mạch nguồn hiếu học từ xa xưa cha ông đã đểlại

Trang 9

Ngày nay, mọi người dân Sầm Sơn đều hăng say thi đua học tập, lao động,sản xuất để cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, vănminh, tiếp nối mạch nguồn vẻ vang của cha ông đã để lại với những truyềnthống tốt đẹp cùng những tinh hoa được tích tụ và lưu truyền qua từng thế hệcon người nơi đây.

Ngư dân vùng biển Sầm Sơn nằm trong một vùng không gian văn hóa rấtrộng lớn và đa dạng, nó là sự tiếp nối từ lịch sử xã hội cho tới ngày hôm nay,

nó bao trùm lên mọi mặt của đời sống của cư dân vùng biển nơi đây, thời kìdựng nước và giữa nước của dân tộc đã chứng minh cho ta thấy, từ những conđường biển mà các nền văn hóa khác đã đi sang nước ta giao lưu chuyền bánhững tinh hoa cho nước mình với những tiến bộ, phong phú trong bản chấtcủavăn hóa ngư dân vùng biển tiếp nhận và chuyển hóa dần cho các vùng khác trên

cả nước Ngày nay, Sầm Sơn đang có bước chuyển mình mạnh mẽ tron g việcđầu tư phát triển du lịch đặc biệt là du lịch biển nhờ tận dụng được những tiềmnăng to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây Một bộ phận không nhỏ ngườidân Sầm Sơn chuyển sang làm kinh tế dịch vụ với sự phát triển của nhiều ngànhdịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn… phục vụ khách du lịch Nhờ đó màđời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt kinh tế địa phương cónhiều khởi sắc

1.1.3 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

1.1.3.1 Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,85%, tổng sản phẩm xã hộicủa toàn thị xã đạt 1.037 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân thu nhập 16,8 triệuđồng/người/năm (tương đương 1000 USD)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, năm 2008 là:

+ Dịch vụ: 70%

+ Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 17,5%

+ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng: 12,5%

Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 10%

Trang 10

Sầm Sơn đón nhiều lươt khách du lịch mỗi năm với hệ thống cơ sở hạ tầngphục vụ cho viêc ăn, ở và nghỉ ngơi tương đối tốt, có nhiều tàu thuyền đánh bắt

cá gần và xa bờ với sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 13.500 tấn vì thếphát triển kinh tế biển là một trong những lĩnh vực được lãnh đạo địa phươnghết sức quan tâm

Phát triển kinh tế du lịch là một thế mạnh của thị xã Sầm Sơn Sầm Sơnnổi tiếng với bãi biển đẹp, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách tới thamquan, nghỉ mát( ước tính khoảng 1,2 tới 1,3 triệu du khách mỗi năm) Từ đó kéotheo các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như kinh doanh nhà nghỉ,khách sạn, các dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm, dịch vụ giao thông vận chuyên vànhiều dịch vụ khác nữa Từ các hoạt động dịch vụ phuc vụ du lịch đó đã làmcho kinh tế của người dân địa phương được cải thiện và vững mạnh hơn

Ngoài du lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giảitrí khác để thu hút du lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyềnthoại thần Ðộc Cước", "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổnghợp", Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ

1.1.3.2 Về văn hóa, xã hội

Sầm Sơn có tỷ lệ tăng dân số trung bình khoảng 1% mỗi năm Số người tới

độ tưởi lao động mỗi năm khoảng 900 người và số người thiếu việc làm thườngxuyên khoảng 5% Thị xã Sầm Sơn có số hộ nghèo chiếm tỷ lệ vẫn tương đốicao lên tới 9.5% vì thế viêc phổ cập trung học cơ sở vẫn còn là vấn đề đángđược quan tâm hơn nữa, ở đây phổ cập trung học cơ sở chiếm 84.16% và tỷ lệ

xã, phường đạt chuẩn y tế đạt 80%, 30/49 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa

Sầm Sơn có nhiều di tích - danh lam thắng cảnh được phân bố đều ở 5 xã,phường đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Sở Văn hoá - Thông tin Thanh Hoácông nhận gồm:

- Đền Độc Cước: Di tích đã được Bộ VH - TT xếp hạng năm 1962.

- Đền Cô Tiên: Di tích đã được Bộ VH - TT xếp hạng năm 1962

- Chùa Khải Minh: Được Sở VH - TT công nhận năm 1994.

Trang 11

- Chùa Lương Trung: Được Sở VH - TT công nhận năm 1999.

- Đền Đề Lĩnh: Được Bộ VH - TT xếp hạng di tích Quốc gia năm 1993.

- Đền Bà Triều: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm 1995 (Thờ

vọng)

- Đền Thanh Khê: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm 1994

- Đền thờ Phủ Đô Hầu: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm

1993

Các Lễ hội lớn có quy mô toàn thị xã:

- Lễ hội cầu phúc được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng Âm lịch hàngnăm

- Lễ hội bánh chưng, bánh dày được tổ chức vào ngày 12 tháng 5 Âm lịchhàng năm

- Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 Âm lịch hàng năm Ngoài ra tại các đền cũng diễn ra các lễ hội với quy mô nhỏ: 5/1 Âm lịchtại đền Lộc Trung; 16/1 Âm lịch tại đền Đề Lĩnh; 10/2 Âm lịch tại hai đền BàTriều; 16/2 Âm lịch tại đền Tô Hiến Thành; 26/2 Âm lịch tại đền Hoàng MinhTự; 3/3 Âm lịch tại đền Thanh Khê

1.2 Giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của đền Độc Cước

Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tínngưỡng dân gian Việt Nam Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn CổGiải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãibiển Sầm Sơn Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sựtích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoàikhơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng

Từ thuở xưa, ngoài biển khơi có loài Quỷ đỏ rất thích ăn thịt người; dânchúng kể rằng: Loài Quỷ này mình tròn trùng trục, mõm dài vêu vao, răng nhọnhoắt, miệng đỏ lòm; dân chài ra khơi đánh cá thường bị chúng ăn tươi nuốtsống Không đi biển thì cả nhà đói khát, mà đi thì khó thoát khỏi nanh vuốt

Trang 12

loài Quỷ hung ác, họ đành phải mò ngao, bắt con tôm, con ốc nơi cửa sông, ven

bờ để sống cho qua ngày đoạn tháng

Nhưng lũ Quỷ nào chịu để yên, chúng khát mồi, mò vào tận đất liền, tànsát hàng loạt người dân vô tội Không kể đàn ông, đàn bà, người già, ngườitrẻ tóm được người nào chúng ăn thịt ngay người đó Xóm làng dần dần tanhoang nên vắng ngắt, ruộng vường, nhà của xơ xác, tiêu điều

Hồi bấy giờ, một chú bé mồ côi vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã biết chạynhảy và lớn nhanh như thổi (theo truyền thuyết thì đây là con của Mẹ núi); "Hộtlúa lớn bằng người ôm, chấy cà to bằng người gánh" vẫn không đủ để nuôi chú

bé Nhưng đất trời phù hộ, chẳng bao lâu chú đã trở thành một chàng trai caolớn lạ thường Chàng trai đứng trên ngọn núi cất tiếng hú vang, dân làng lâu nayphiêu bạt tận đầu sông cuối rừng đều lục đục kéo nhau về Họ cất lại nhà cửa,sửa sang vườn tược; đàn ông theo chàng khổng lồ ra khơi đánh cá, đàn bà ở nhàchăn nuôi, trồng trọt cuộc sống của họ chẳng mấy chốc lại no đủ, bình yên

Có chàng trai cùng dân làng ra khơi đánh cá lòi Quỷ đó không làm gìđược, hễ con nào lăm le thì lập tức bị băm vằm, xương tan thịt nát dưới lưỡi búasắc như nước và sáng loáng của chàng

Nhưng loài Quỷ biển tinh quái, thừa cơ hội chàng khổng lồ cùng thanhniên trai tráng trong lành ra khơi đánh cá, chúng lẻn vào bờ cướp phá, nhiềungười già, phụ nữ, trẻ em, bị chúng ăn thịt Hôm sau chàng khổng ở lại nhà vớinhững người sống sót, thì ngoài khơi các bạn chài lại bị chúng lật thuyền vâybắt Căm giận loài Quỷ biển đến mức tím ruột bầm gan, yêu xóm chài, thươngdân lành vô tội Chàng quyết chí phải diệt hết loài Quỷ để dân chúng được bìnhyên khi đi biển, lúc trên bờ Chàng cầu xin Mẹ Núi cho sức mạnh để tiêu diệtloài Quỷ quái rồi dùng búa tự sẻ đôi thân mình Lưỡi búa chia chàng làm đôinhưng lạ kỳ thay hai nửa chân của chàng vẫn khỏe mạnh, quắt thước, dũng khí

lạ thường, một nửa thân chàng chèo theo dân chài ngày ngày ra khơi đánh cá,còn một nửa đứng trên đầu núi canh giữ cho xóm làng lúc nào cũng được bìnhyên

Trang 13

Từ đó vùng biển Sầm thôn sóng lặng, gió yên, dân lành vui cảnh "Chồngchài, vợ lưới, con câu", không còn phải lo nạn Quỷ đỏ tàn hại nữa Nửa thânchàng Khổng Lồ đứng mãi trên đầu núi, bàn chân hằn sâu vào đá, lưu lại dấutích muôn đời Về sau Ngọc Hoàng hay tin hạ giới có chàng trai dũng cảm xẻđôi thân mình bảo vệ xóm làng cho dân chúng được hạnh phúc bình an Vàomột ngày trời quang mây tạnh, Ngọc Hoàng phái Thiên Sứ cưỡi mây xuống núiđòi chàng trai về trời Người phong thần cho chàng với tên gọi là "Thần ĐộcCước".

Câu chuyện thần Độc Cước phản ánh sức mạnh vĩ đại của tổ tiên ta, nóilên ước mơ kỳ diệu của người xưa trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai ácliệt, đồng thời ca ngợi một tấm gương chói lọi xả thân bảo vệ nhân dân, bảo vệquê hương đất nước, biển trời Đền Độc Cước ngày nay, do nhiều thế hệ chaông chúng ta xây nên để thờ Thần Độc Cước và để nhân dân Sầm Sơn cùng dukhách bốn phương quanh năm được khói hương, phụng thờ

Tương truyền, đền Độc Cước được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đếnthời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần Đường lên đền là 40 bậc bằng đá.Trong đền hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý báu trong đó có tượng thầnĐộc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân Phía sau đền có Môn Lâu dựngnăm 1863 bằng gỗ

Năm 1962 đền được Bộ Văn hóa, Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích cấpquốc gia

Trang 14

Chương 2 NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐỀN ĐỘC CƯỚC 2.1 Giá trị văn hóa vật thể

2.1.1 Không gian cảnh quan

Khi chọn đất dựng nhà hay chọn đất để đặt phần mộ người ta thường mờicác thầy địa lý về xem đất, chọn hướng với quan niệm cho rằng mảnh đất đượcchọn tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những người đang sống Đặc biệt,với các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, chùa, đền, miếu thìđây đều là các công trình kiến trúc chung của cả một cộng đồng có thể là củamột làng, đôi khi là của một xã vì vậy việc chọn đất để dựng đình, dựngchùa lại càng được quan tâm Mảnh đất được chọn phải có vị trí “địa linh”,nằm trên những thế đất được coi là đẹp theo quan niệm phong thủy: Xây dựngchùa chiền thì phải chú ý tới việc chọn lựa đất tốt, ngày tốt, giờ tốt Đất tốt lànơi bên trái (Thanh Long) phải trống không, hoặc có sông ngòi hoặc có ao hồ

ôm bọc Bên phải (Bạch hổ) phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có hình hoasen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái Đóđược coi là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) Nước chảy thì nên quabên trái Nếu đảo kỵ, thì mạch nước lại vào ở phía trước Phía trước mặt cóminh đường che chắn thì càng tốt Việc chọn ngày, xem giờ để xây dựng cũngphải được cân nhắc kĩ càng để tránh gặp phải thời điểm xấu mà phạm tới longmạch, thánh thần, nhờ đó mới có thể hưng hiển được đạo pháp, ngươi trụ trì nảysinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm tới con cháu Nếu không vềsau tất sẽ sinh sự đổ nát, không đạt được công đức gì

Thế đất và hướng đất luôn song hành với nhau, tồn tại cùng với các côngtrình kiến trúc đặc biệt là các công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo, tínngưỡng như: đình, chùa, đền, miếu đền Độc Cước hội tụ đầy đủ các yếu tố củamột mảnh đất được coi là “linh địa”, phù hợp với những chuẩn mực theo quanniệm phong thủy truyền thống, những quan niệm về âm dương ngũ hành, đềnĐộc Cước được ngự trên hòn Cổ Giải (Cổ con Rùa biển) là phần đầu của dãy

Trang 15

Trường Lệ nhô ra biển, hay còn gọi là hòn Miết cảnh, nơi hội tụ linh khí đấttrời, rừng xanh nước thẳm đá chồng lên đá trùng điệp nguy nga

Ngoài thế đất thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm đó là việc sắpxếp các yếu tố môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa di tích với thiên nhiên trong

đó có việc trồng các loại hoa, các loại cây vừa để tạo ra một môi trường cảnhquan nhiên đẹp, nhưng đồng thời đó cũng có thể là các loại cây mang một ýnghĩa nào đó Khi con người đặt chân vào chốn cửa đền, được lắng nghe tiếngchuông chùa lại được đắm mình trong không gian cảnh đền cùng với những cây

cổ thụ rợp bóng mát, những loài hoa, cây cỏ tốt tươi thì con người dường nhưđược thoát tục, mọi ưu tư, buồn phiền sẽ tan biến

2.1.2 Kiến trúc

Di tích đền Độc Cước là ngôi Đền cổ có kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, quaymặt theo hướng Tây Nam, theo quan niệm của người xưa, hướng Tây là hướngvững chãi nhất, hợp với tính âm dương, chắn được gió bão từ biển khơi thổivào Tượng Thần Độc Cước cũng được đặt theo hướng của Đền, cầu mong thầnthánh yên vị để đem sức mạnh thần linh ban phát cho dân lành Dạng di tích này

là kiểu kiến trúc đẹp của người Việt Nam có từ thế kỷ XVI tồn tại cho đến thờigian gần đây, nó được biểu hiện về một mặt vũ trụ quan của người Việt có sựtác động của Nho giáo

Đền Độc Cước thờ vị Thần gắn với mặt trăng Trong quan niệm của dânbiển, mặt trăng đóng vai trò rất quan trọng (chủ yếu là mặt trăng khuyết) Từnhững hình thức gắn với nghệ thuật dưới dạng này hay dạng khác của linh vật

mà cơ thể thiếu thốn là biểu tương của mặt trăng

Ở trên đất nước ta, Thần Độc Cước được thờ ở Đền, Chùa suốt từ QuảngNinh đến Nghệ Tĩnh nhất là trên hải đảo và các vùng ven biển, ven sông hoặctrên các trục đường quốc lộ giao thông chính ở đồng bằng Bắc Bộ Do mangtính chất như vậy, nhân dân thờ Thần Độc Cước là sự cầu mong cho sự đi xacủa những con thuyền đánh cá

Trang 16

Từ bãi biển qua 43 bậc đá, chúng ta gặp ngay kiến trúc của một ngôi đền

cổ Độc Cước (Sầm Sơn) Đền Độc Cước Sầm Sơn đã nổi tiếng trong lịch sử từrất lâu đời nên tượng thờ đề các vị Thần ở đây đã được thể hiện 2 bộ gồm có đôiTướng canh bằng đá dưới dạng Võ tướng nghiêm chỉnh đại đao đứng chầu hầu

Ở sát cửa điện phía trong là đôi Phỗng quỳ lớn bằng đá được làm từ cuối thế kỷXVIII Đó là những phong tượng ngộ nghĩnh có giá trị nghệ thuật cao Nhưngđồng thời nó cũng biểu hiện những mặt của lịch sử vào đầu thế kỉ XVIII, khi xãhội đầy những nhiễu nhương, hệ tư tưởng nho giáo khủng hoảng đến trầmtrọng Con người không thể trông cậy vào tư tưởng chính thống được nữa và họđặt lòng tin vào nhiều hơn vào cửa Đền, cửa Phủ Các Tượng như đã phản ánhlịch sử là sự tôn vinh vị Thần

Đường lên đền bắt đầu từ cổng tứ trụ tựa như những trục vũ trụ đem sinhkhí từ tầng trên truyền xuống trần gian Đỉnh của tứ trụ có trạm trổ hình tượngchim phượng và thần nghê với hàm ý chim phượng đem lời cầu khấn của báchgia trăm họ cùng khói của lư hương chuyển đến với thần thánh, còn thần nghê

có tư thế nhìn xuống trần gian để soi xét tất cả lòng thành tâm đức của chúngsinh trước khi vào cửa đền Tiếp đến là đường đi rộng khoảng 2m, gồm 40 bậc

đá dẫn đến cổng Nghi môn Sau cổng Nghi môn là khu vực đền nằm trên đỉnhhòn Cố Giải, tức hòn thứ 5 trong hệ thống phân loại dân gian của dãy núiTrường Lệ

Ngôi đền được chia làm ba khu vực: phía nam bên tả là phủ thờ mẫu, phíabắc bên hữu là tháp Nghinh Phong và khu vực trung tâm từ Tam quan trở vào lànơi thờ thần Độc Cước Đền được xây dựng theo một thể thống nhất: nhà thấp,cột gỗ to, lớp ngói cũ, kiến trúc hình chữ đinh (dân gian gọi là kiến trúc hìnhchuôi vồ), là kiểu kiến trúc cổ gồm có hậu cung tức ngôi nhà đặt bàn thờ thầnĐộc Cước nối thẳng với trung đường và tiền đường ở phía trước

Đi về phía Nam là phủ mẫu thờ "Tam Tòa Thánh Mẫu" Phủ này trước kiahoang phế, đổ nát, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địaphương từ cuối năm 1992 mới được dựng lại Đến năm 1996 nhờ lòng thành

Trang 17

của du khách thập phương và bản hội bà thiều thị khoa ở phường Đông Sơn

-TP Thanh Hóa đã xây dựng lại toàn bộ ngôi phủ và cổng Tam quan như ngàynay

Đi về phía Bắc qua sân đền có một tòa Phương Đình hay còn gọi là thápNghinh Phong có diện tích 42,5 m2, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 17(1863) Tháp được kết cấu theo lối 2 tầng 8 mái mang đậm kiến trúc thờiNguyễn, trông xa xa như một tòa sen đang từ từ mở cánh bên bờ biển biếc bao

la 4 đầu đao của tầng dưới được đắp nổi bốn con rồng cách điệu, là con vật gắnvới biển cả, làm chủ nguồn nước, thể hiện cách nhìn và tư duy nông nghiệp của

cư dân Đông Nam Á Tháp có tên gọi là Nghinh Phong bởi về mùa hè đứng trênmôn lâu vừa hóng gió mát rượi từ khơi xa thổi vào ngắm cảnh trời nước, núimây vừa nghe tiếng sóng lao xao vỗ bờ và thấp thoáng những cánh buồm nâulướt trên mặt nước Đây là một kiểu kiến trúc đẹp của người việt có từ thế kỷ

XV tồn tại cho đến thời gian gần đây Nó được biểu hiện về mặt vũ trụ quan củangười Việt có sự tác động của Nho giáo

Trong khu vực khuôn viên của đền còn có nhiều cây cối tạo cho khu đềnbốn mùa xanh sắc cỏ cây hoa lá, nhưng đến nay còn lại cây bàng là cổ nhất (trên

100 năm tuổi) khẳng định cho sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của ngườidân Sầm Sơn Cùng với đó là cây dứa dại cũng tồn tại khá lâu đời tô vẽ chongôi đền vừa thâm nghiêm, vừa tràn đầy sức sống

2.1.3 Các di vật trong di tích

Hiện nay trong đền Độc Cước còn lưu giữ nhiều cổ vật quý trong đó có 2pho tượng phỗng có phong cách điêu khắc mang dấu ấn chăm pa, đây là mộtdận chứng về mối giao thoa giữa văn hóa Đại Việt và văn hóa Chăm Pa tronglịch sử

Ở đề trung có treo một bức hoành khắc bốn chữ “Vạn Khoản Ân Ba” tức

là sóng ân muôn dặm, các nhà ngiên cứu cho rang các đường nét khác chạm ởđền in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII đến nay vẫn còn bảotồn

Trang 18

Phía trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân.Chân tượng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đangvung về phía sau để chiến đấu với loài quỷ biển Đền có hai pho tượng ngựađúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ Nho cangợi công đức của thần Độc Cước Tượng thần Độc Cước cũng được đặt theohướng của đền để cầu mong thần thánh yên vị và đem sức mạnh thần linh banphát cho dân lành.

Hiện nay đền Độc Cước còn lưu giữ được một số lượng lớn các sắc phongcủa nhiều triều đại phong kiến ban tặng cho thần Độc Cước Trải qua thời giandài tồn tại chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu,chiến tranh, con người… nhưng các sắc phong luôn được bảo quản một cáchcẩn thận qua từng thế hệ Đây là sự ghi nhận những công lao to lớn của các triềuđình phong kiến đối thần Độc Cước trong việc bảo vệ nhân dân Bên cạnh đó,hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều văn bản hán nôm khác như thần phả,hoành phi, câu đối… đây là nguồn tư liệu chữ viết quan trọng góp phần tích cựctrong công tác nghiên cứu, bảo tồn đền Độc Cước hiện nay

Bên cạnh những hiện vật bằng giấy thì đền Độc Cước còn lưu giữ nhiềuhiện vật có giá trị bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng tiêu biểunhư bia đá, trống đồng, chiêng đồng, bát bửu, ngai thờ, kiệu thờ…

2.2 Giá trị văn hóa phi vật thể

2.2.1 Sinh hoạt văn hóa thường nhật

Đã từ lâu, hội tín đồ Sầm Sơn cùng với các cụ cao niên địa phương đãđược thành lập chi hội thường xuyên chăm nom đền Độc Cước thu hút sự thamgia đông đảo của người dân địa phương Bên cạnh việc quây quần cùng concháu thì các cụ cũng thường xuyên duy trì và tham dự vào các hoạt động củahội Hàng ngày các cụ vẫn thường xuyên tới đền để thắp hương duy trì đènnhang chốn cửa đền Hàng tuần, hàng tháng các cụ cũng tổ chức các buổi họpmặt tại đền Độc Cước để sinh hoạt hội đồng thời là cơ hội để các cụ chau dồithêm kinh sách, tìm hiểu về các triết lý nhân sinh…

Trang 19

Hàng ngày, các cụ cắt cử người lên đền cùng với đội ngũ thủ nhang thườngxuyên chom nom, quét dọn làm cho cảnh quan đền ngày càng sách đẹp Vàonhững ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ lớn… người dân địa phươngcũng như đông đảo du khách thập phương lại tới đền thắp hương để tỏ lòngthành kính với vị thần tối linh để cầu mong nhận được sự che chở và bảo vệ củathần, mang lại hành phúc bình an cho mọi nhà.

2.2.2 Lễ hội

Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước là lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm vàongày 16 tháng giêng (âm lịch) hàng năm Nghi thức được tiến hành theo đúngtruyền thống của người Việt và trong khuôn khổ pháp luật của nước ta

Công tác tổ chức và quản lý lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước được thưc hiệndưới sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ từ chính quyền tới nhân dân trong tất cảcác khâu từ quá trình chuẩn bị, tổ chức tới kết thúc lễ hội

Để thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý, các cơ quan liên quan tới việc

tổ chức lễ hội như Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, phòng văn hóa, công annhân dân thị xã Sầm Sơn cùng công an các phường, xã của thị xã, cán bộ banquản lý di tích đền Độc Cước, cùng nhân dân địa phương đã có sự họp bàn vàphân công công việc rõ ràng, thực hiện theo đúng tiêu chí: Nhà nước và nhândân cùng tổ chức, quản lý trên cở sở luật pháp của nhà nước và theo đúngtruyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam

Đây là lễ hội truyền thống để tạ ơn trời đất và Đức thánh Độc Cước đã banhạnh phúc, ấm no cho muôn dân; cầu cho mưa thuận giáo hòa, trời yên, biểnlặng để dân chài ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá; cầu cho du lịch phát triển,cho quốc thái dân an Nên nhận được sự quan tâm và tham gia đông đảo vànhiệt tình của các cán bộ địa phương cũng như sự tham gia đông đảo của cáctầng lớp nhân dân

Ngay từ sáng sớm, lễ hội cầu phúc đền Độc Cước đã được tổ chức và mởđầu là nghi lễ rước kiệu với sự tham gia của các đoàn kiệu đến từ các phườngcủa thị xã Sầm Sơn Đoàn kiệu sẽ diễu hành qua các con đường, tuyến phố

Ngày đăng: 23/03/2017, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Lâm Biền (1993), Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình của người Việt, Nxb Mĩ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Mĩ Thuật
Năm: 1993
2. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
3. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
4. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt , Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ thờ trong di tích của người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin
Năm: 2003
5. Trần Lâm Biền (2003), Lịch sử và mĩ thuật Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và mĩ thuật Việt Nam
Tác giả: Trần Lâm Biền
Năm: 2003
6. Trần Lâm Biền (chủ biên) (2008), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùngchâu thổ sông Hồng
Tác giả: Trần Lâm Biền (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
7. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mĩ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa văn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: Nxb Mĩ Thuật
Năm: 2003
8. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Thị Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di tích lịch sử văn hóaViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Thị Minh Đức
Năm: 1993
9. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NxbVăn hóa Thông tin
Năm: 2001
10. Đại Nam nhất thống chí (1971), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Tác giả: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1971
11. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt
Tác giả: Nguyễn Hồng Kiên
Năm: 1996
12. Nguyễn Hồng Kiên (1996), Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt Nam, Tạp trí kiến trúc Việt Nam số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Kiên
Năm: 1996
13. Vũ Tam Lang (1999), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cổ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tam Lang
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1999
14. Ngô Vi Liên (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ
Tác giả: Ngô Vi Liên
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin
Năm: 1999
15. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Tác giả: Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2009
16. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống và hiện đại
Tác giả: Thu Linh, Đặng Văn Lung
Nhà XB: Nxb Vănhóa
Năm: 1984
17. Lê Hồng Lý (Chủ biên) (2010), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Giáo trình Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch
Tác giả: Lê Hồng Lý (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w