Tình hình nghiên cứu Vì chùa keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng và đã được nhà nước công nhân “ di tích quốc gia”.. Vậy nên đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1.Lý do chọn đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1/ Đối tượng nghiên cứu 3
Chùa Keo Hành Thiện 3
4.2/ Phạm vi nghiên cứu 3
Làng Hành Thiện – xã Xuân Hồng – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XUÂN TRƯỜNG VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CHÙA KEO HÀNH THIỆN 5
1.1/ Xuân Trường – một vùng quê văn hiến 5
1.1.1/ Vị trí địa lý 5
1.1.2/ Lịch sử hình thành 5
1.2/ Bảo tồn phát huy di sản Văn hóa ở Xuân Trường 7
1.3/ Một số gương mặt tiêu biểu các thế hệ là người con quê hương Xuân Trường 8
Chương 2: CHÙA KEO HÀNH THIỆN 9
1.2.1/ Làng Hành Thiện – ngôi làng hình cá chép 9
1.2.2/ Lịch sử ra đời chùa Keo Hành Thiện 11
1.2.2.1/ Kiến trúc 12
1.2.2.2/ Ngôi chùa không sư 15
1.2.3/ Lễ hội chùa Keo Hành Thiện 19
1.2.4/ Bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị 22
Tài liệu tham khảo 25
Trang 2MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gianyên tĩnh Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng vàsông Ninh Cơ Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thếtam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàngcây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm Gác chuông trước cửa chùa là kiến trúctam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và
16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậmphong cách nghệ thuật thời Hậu Lê Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâmgồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sưKhông Lộ Các nghệ nhân xây dựng chùa đã dồn toàn bộ trí lực tài hoa để tạodựng và thể hiện những đường nét chạm khắc tinh vi trên các mảng đố, xà, bảy,
kẻ của từng tòa nhà Ở 3 bộ cửa ô tiền đường chùa Phật, mỗi cánh cửa đượcchạm gỗ với đề tài khác nhau Kỹ thuật chạm gỗ bong kênh ở mặt tiền hai giantòa tiền đường đã đạt tới trình độ cao với đề tài vô cùng phong phú: Long cuốnthủy, ly ngậm ngọc, phượng ngậm cành hoa, tứ linh, nghê đội nóc đao… Đặcbiệt hình rồng được thể hiện lúc ẩn, lúc hiện ở các trạng thái khác nhau vớinhững đường nét khắc họa tinh vi, sắc sảo, sống động và mềm mại theo phongcách dân gian vùng châu thổ sông Hồng Sau thờ Phật là đền Thánh thờ Thiền
sư Không Lộ với 3 tòa quy mô được cấu trúc theo kiểu "Thượng bò cuốn hạ kẻbẩy và kẻ nội đấu truyền" với trạm khắc hoa văn công phu, tỷ mỷ Cuối cùng làmười gian nhà Tổ và nhà oàn, nhà ký đồ với kiến trúc 3 gian và hai bên chùa làdãy hành lang gồm 80 gian khép kín càng tạo nên vẻ trang nghiêm, bề thế củatổng thể kiến trúc Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồnnhững di vật có giá trị của thời Hậu Lê như án thư, sập thờ, tượng pháp, khánh,văn bia cổ, hoành phi, câu đối, cửa hãn…
Trang 3Nơi đây hàng năm đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thămquan, văn cảnh, đồng thời thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cáchmạng suất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện.
2 Tình hình nghiên cứu
Vì chùa keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng và
đã được nhà nước công nhân “ di tích quốc gia” Vậy nên đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu, bài viết về chùa Keo:
- Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
http://hanhthien.net/news/view/104/Le-hoi-chua-Keo-Hanh-Thien.html
- Làng khoa bảng: Hành Thiện - vùng đất khoa danh lừng lẫy
sinh-nhieu-nhan-tai-dat-nuoc.html
http://www.tiin.vn/chuyen-muc/hoc/lang-khoa-bang-hanh-thien-noi-san Những bí ẩn quanh ngôi chùa không sư
Nguồn: VietNamNet.vn
3 Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu về chùa Keo, lễ hôi cũng như các các giá trị đặc biệt của chùaKeo mà các ngôi chùa khác không có được
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1/ Đối tượng nghiên cứu
Chùa Keo Hành Thiện
4.2/ Phạm vi nghiên cứu
Làng Hành Thiện – xã Xuân Hồng – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: lịch sử, dân tộc học, bảo tàng hoc, vănhoá dân gian, mỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu các nguồn tư liệu: Tìm hiểu các nguồn tư liệu liênquan đến đề tài
Trang 46 Bố cục
Chương 1: Tổng quan về Xuân Trường và lịch sử ra đời chùa Keo Hành Thiện
Chương 2: Chùa Keo Hành Thiện- giá trị vật chất và tâm linh
Chương 3:Bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XUÂN TRƯỜNG VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI
CHÙA KEO HÀNH THIỆN 1.1/ Xuân Trường – một vùng quê văn hiến
1.1.1/ Vị trí địa lý
Xuân Trường là một huyện phía Nam của tỉnh Nam Định, Việt Nam
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình)
- Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương (Thái Bình)
- Phía Nam giáp huyện Hải Hậu
- Phía Đông Nam giáp huyện Giao Thủy
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh
Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng.Ranh giới phía Tâyvới huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyệnGiao Thủy là sông Sò Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng nằm ở ngã ba sôngHồng và sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện TrựcNinh
Xuân Trường là vùng đất thuộc đồng bằng sông Hồng, được bao bọc bởi 3con sông lớn là: sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ Vùng đất ấy là nơi “ Đấtlành, chim đậu” với quá trình hình thành và phát triển gần một nghìn năm nay
1.1.2/ Lịch sử hình thành
Vùng đất Xuân Trường ngày nay, từ xa xưa là một trong những vùng đất
do biển bồi tạo nên Vào thế kỉ thứ VI, nơi đây được gọi là cửa biển “Đại Nha”.Theo sử sách thì huyện Xuân Trường ngày nay vốn là một phần đất củahương Giao Thủy xưa kia, Tên “Giao Thủy” xuất hiện khoảng thế kỉ X Một số
Trang 6sách sử, trong đó có “Đại Việt Sử kí toàn thư”, khi chép về các sứ quân Ngô cónói rõ Ngô Nhật Khánh (Cháu Ngô Quyền) ngoài việc chiếm giữ quê hươngĐường Lâm, còn xây dựng căn cứ ở vùng Giao Thủy (Thuộc Nam Định ngàynay) Đầu thế kỷ X, Giao Thủy là vùng đất cửa sông giáp biển ( Bao gồm đất từNam trực trở xuống).
Ở vùng này khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông BạchĐằng, đã có tả tướng tiên phong Nguyễn Công Thành lập công lớn Sau chiếnthắng, Ngô Quyền đã giao cho ông trấn giữ vùng cửa sông Giao Thủy.Ông sinhnăm Đinh Sửu (917) và mất năm Nhâm Thìn (992), nhiều làng ở vùng phía Namtỉnh Nam Định đã lập đền thờ Ông
Tới thời Trần ( thế kỷ XIII) huyện Giao Thủy ( bao gồm Xuân Trường vàGiao Thủy ngày nay) là một trong 4 huyện thuộc phủ Thiên Trường ( Mỹ Lộc,Thượng Nguyên, Nam Chân và Giao Thủy)
Đến thời Tự Đức (1862) Phủ Thiên Trường được đổi tên thành Phủ XuânTrường như vậy tên Xuân Trường được xuất hiện từ thế kỷ XIX, nhưng khôngchỉ địa danh huyện như hiện nay mà là địa danh của một phủ Tới năm 1934 phủXuân Trường chỉ còn là một đơn vị hành chính cấp huyện, cùng với huyện GiaoThủy thuộc tỉnh Nam Định Cho tới năm 1948 mới chính thức đổi phủ XuânTrường thành huyện Xuân Trường
Tháng 12/1967, theo quyết định của Chính phủ: Hai huyện Xuân Trường
và Giao Thủy hợp nhất thành huyện Xuân Thủy
Sau 30 năm hợp nhất, ngày 26/2/1997 Chính phủ có Nghị định 19/CP chínhthức tách huyện Xuân Thủy thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy HuyệnXuân Trường tái lập, chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ01/4/1997 Huyện có diện tích hơn 112km2, dân số hơn 18 vạn người trong đó28,5% đồng bào theo đạo Thiên chúa, với các dơn vị hành chính cấp xã gồm:Thị trấn Xuân Trường, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Hồng, Xuân Thuỷ,Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Bắc, Xuân Ngọc, Xuân
Trang 7Phương, Xuân Trung, Xuân Phú, Xuân Vinh, Xuân Kiên, Xuân Hòa, XuânNinh, Xuân Tiến, Thọ Nghiệp.
1.2/ Bảo tồn phát huy di sản Văn hóa ở Xuân Trường
Xuân Trường – Nam Định được biết đến là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”
có từ lâu đời Trải qua trường kỳ lịch sử của đất nước và dân tộc, vùng đất nàymang những tên gọi khác nhau
Cái tên Xuân Trường với hàm ý sức Xuân Trường tồn mãi đã có từ đầu thế
kỷ XIX
Từ xưa, Xuân Trường là nơi gặp gỡ giao hội của các mạch giao thông thủy
bộ, chủ yếu là những dòng sông hướng ra biển lớn Như sông Ninh Cơ, sôngHồng, sông Sò,…Cảnh quan sinh thái phủ Xuân Trường thật đa dạng, phongphú Những cánh đồng trải dài tít tắp với những hệ thống kênh mương ắp đầynước mát tạo cho nơi đây sớm trỏ thành trung tâm giao thương, vừa thuận lợicho làm ăn, vừa phát triển kinh tế - văn hóa, khiến vùng đất này có vị trí khá đặcbiệt trong lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam
Lịch sử đã để lại trên quê hương Xuân Trường nhiều công trình kiến trúcvăn hóa tâm linh, bao gồm: 45 ngôi chùa, 245 đền, đình, miếu; 833 Từ đường;
71 nhà thờ Đến nay có 29 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vănhóa, trong đó 9 di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịchcông nhận, 20 di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh công nhận
Kết quả nghiên cứu lịch sử cho thấy đây là địa bàn sinh tụ của nhiều ngườidân thuộc đủ các vùng miền trên phạm vi toàn quốc đến đây khai khẩn, lập làng
cư trú
Những giá trị văn hóa đó từ hàng trăm năm nay, đã được nhân dân trongvùng từ đời này qua đời khác để tôn thờ, ngưỡng vọng Hướng về một tương laiphát triển, người dân Xuân Trường luôn ý thức được rằng cần ra sức bảo tồn,phát hya những giá trị lịch sử - văn hóa
Trang 81.3/ Một số gương mặt tiêu biểu các thế hệ là người con quê hương Xuân Trường
Đặng Xuân Khu (Hiệu: Trường Chinh): Cố Tổng Bí thư, Chủ tịch Hộiđồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
Đặng Vũ Khiêu (tức Vũ Khiêu): Giáo sư, Anh hùng lao động
Đặng Quân Thụy: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyênPhó Chủ tịch Quốc hội
Đặng Hồi Xuân: Cố Bộ trưởng Bộ Y tế
Đặng Vũ Chư: nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Đặng Vũ Hỷ: giáo sư, bác sỹ đầu ngành da liễu
Đặng Vũ Minh: nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đặng Xuân Kỳ: con trai Tổng Bí thư Trường Chinh, nguyên Viện trưởngViện Mác-Lê nin
Nguyễn Đăng Kính: Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Phó Việntrưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sựTrung ương Việt Nam
Đặng Quốc Bảo: UVTW Đảng PGS -Thiếu tướng, Trưởng ban khoa giáoTW
Nguyễn Viết Nhiên: Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng), Tiến sĩ, Đại biểu Quốchội khóa XIII, Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam
Đinh Thế Huynh: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng CSVN,Trưởng ban tuyên giáo TW Chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam
Đinh Thị Vân: Đại tá QDND Việt Nam Tổng cục 2 BQP Anh hùng Lựclượng vũ trang nhân dân(em gái đ/c Đinh Thúc Dự)
Nguyễn Quang Trung: Thiếu tướng -Cục trưởng Cục Chính trị-Tổng cục
2, Bộ Quốc phòng
Trang 9Chương 2 CHÙA KEO HÀNH THIỆN
Hành Thiện là tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện XuânTrường, tỉnh Nam Định.Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyềnthống văn hóa được nhiều người biết đến cũng như là quê hương của nhiều nhânvật được ghi nhận trong lịch sử tại Việt Nam
1.2.1/ Làng Hành Thiện – ngôi làng hình cá chép
Làng Hành Thiện nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, tiếp giáp vớihuyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện Trực Ninh.Đất làng có hình "Lý Ngư", ở tưthế sinh động như đang vẫy vùng trong nước Đầu cá quay ra sông Ninh Cơ,đuôi quẫy về phía sông Hồng Làng chia làm 14 dong ứng với 14 xóm Cácđường dong thong từ lối trước ra lối sau như chia hình cá ra làm 14 khúc.Dân cưsống tập trung hai bên đường dong đông đúc.Hành Thiện trở thành khu dân cưsầm uất đông vui từ rất lâu đời
Trang Hành Cung đến cuối thời Hậu Lê thì được nâng lên thành xã HànhCung Năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện (chữ Hán: 行
善 ) với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ tục khả phong" (chữ Hán: 美俗可風) với hàm ý khen ngợi.
Trang 10Lời ban tặng này cũng hàm ý khen ngợi làng Hành Thiện nổi tiếng là làngNho học từ xưa, đã sản sinh rất nhiều danh nhân Dân số của làng cao nhất chỉkhoảng 6.000 người nhưng đã nổi tiếng có nhiều người học hành đỗ đạt.
Xưa vùng này có câu Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện ngụ ý phía Đông có
làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phía Nam có làng Hành Thiện có
nhiều người học hành đỗ đạt cao Hoặc câu Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện để chỉ làng Thủy Nhai, cách Hành Thiện không xa, là một làng nổi tiếng
với đặc sản đậu phụ; còn Hành Thiện, dường như gia đình nào cũng có người đỗ
tú tài
Tại làng Hành Thiện còn có câu Trai học hành, gái canh cửi để nói rằng
cái đáng trọng nhất của con trai Hành Thiện là chuyện đèn sách; cái đáng yêunhất của con gái Hành Thiện là chuyện kéo tơ, dệt vải Một câu thơ nổi tiếngcủa Sóng Hồng diễn tả điều này:
" Trăng xuống làm gương em chải tóc
Làm đèn anh học suốt đêm dài "
Trong suốt lịch sử của làng được ghi nhận:
Thời Nho học, làng Hành Thiện có 419 người đỗ đạt Trong đó: 7 đại khoa(3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài Người khai khoa cho làng là cụNguyễn Thiện Sĩ sinh năm 1501, đỗ Cử nhân năm 1522.Người đỗ cao nhất là
cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội của ông Trường Chinh) sinh năm 1828, đỗ Tamgiáp tiến sĩ đệ nhất danh năm 1856 Làng có 4 người làm Thượng thư; 4 ngườilàm Tuần phủ; 4 người làm Tổng đốc; 23 người làm quan giúp việc triều đình;
69 người làm quan Tri phủ, Tri huyện; còn lai số người đỗ đạt trên đi làm thầygiáo, thầy thuốc ở khắp nơi
Thời học chữ Pháp, làng có 51 người đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân, trong đó
có Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) tốt nghiệp cao đẳng Thương mại ĐôngDương Thời hiện đại, làng Hành Thiện vẫn là ngôi làng có nhiều người họchành giỏi giang thi cử đỗ đạt nhiều nhất so với mọi ngôi làng trong tỉnh Nam
Trang 11Định với 88 người được phong hàm giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và trên 600người có bằng cử nhân.
Làng có 4 tướng lĩnh quân đội là Đặng Quốc Bảo, Đặng Kinh, Đặng QuânThụy, Nguyễn Sĩ Quốc; 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang là Phạm GiaTriệu, Nguyễn Đăng Kính Hàm Bộ trưởng có Đặng Hồi Xuân, Đặng Vũ Chư.Tương đương hàm giáo sư có: Đặng Vũ Khiêu, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Vũ Minh.Làng có 2 người được Giải thưởng Hồ Chí Minh là ôngĐặng Vũ Hỷ (thân phụđồng chí Đặng Vũ Minh) và ông Đặng Vũ Khiêu Nhà văn Đặng Vũ Khiêu (VũKhiêu) còn là Anh hùng Lao động Ngoài ra còn có giáo sư, tiến sĩ y khoa Đặng
Vũ Thiên Thanh sinh năm 1981, từng là trưởng phòng thí nghiệm chuyên khoanão Đại học Harvard Hiện là giáo sư y khoa người Việt trẻ tuổi nhất tạiMontréal
Làng Hành Thiện còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử như chùa KeoHành Thiện, chùa Đinh Lan, khu di tích nhà của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sảnViệt Nam Đặng Xuân Khu(tức Trường Chinh)
1.2.2/ Lịch sử ra đời chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở làng HànhThiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Việt Nam Đây làmột trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyênvẹn kiến trúc 400 năm tuổi
Nguyên thủy gốc tích làng Hành Thiện xuất phát từ ấp Hộ Xá, làng GiaoThủy, huyện Hải Thanh (sau được nâng thành phủ) Làng Giao Thủy, có tênNôm là làng Keo, là một làng cổ có từ trước thế kỷ thứ X, vị trí được cho làthuộc xã Hộ Xá, huyện Giao Thủy, Nam Định ngày nay Thiền sư DươngKhông Lộ là người làng, được nhà Lý phong đến bậc Quốc sư, vào năm 1061thời Lý Thánh Tông đã cho dựng ở ven sông Hồng ngôi chùa Nghiêm Quang tự,chính là tiền thân của chùa Keo ở Hành Thiện (Nam Định) và chùa Keo ở DũngNhuệ (Thái Bình) ngày nay
Trang 12Cuối đời Lý, phần đất của ấp Hộ Xá bị sạt lở Một bộ phận dân cư của làngGiao Thủy di cư đến phía Nam vùng Lạc Quần, lập thành làng Hộ Xá (sau đổithành Nghĩa Xá), thuộc phủ Hải Thanh (nay thuộc huyện Nam Trực, NamĐịnh) Cả 2 làng cùng thờ phụng chung một ngôi chùa Keo (bấy giờ tên chữđược đổi thành Thần Quang tự) Thời nhà Trần, phủ Hải Thanh được đổi thànhphủ Thiên Trường Gần làng Nghĩa Xá có một vườn kim quất (cam ngọt), đượccác vua nhà Trần thường hay đến chơi, nên lập thành một trang ấp có tên làHành Cung Trang.
Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, gây sạt lở cảlàng Nghĩa Xá Dân làng Nghĩa Xá di dời vào định cư tại trang Hành Cung cũ,
bờ ở hữu ngạn sông Hồng Dân làng Giao Thủy định cư ở bờ tả ngạn, chếch vềphía Tây Bắc, lập thành trang Dũng Nhuệ Các dân làng cũng cho xây dựng cácchùa Keo mới tại gần trang ấp định cư, từ đó hình thành tên gọi làng KeoThượng (hay Keo Trên) để chỉ trang Dũng Nhuệ và làng Keo Hạ (hay KeoDưới) để chỉ trang Hành Cung Trang Dũng Nhuệ, đến thời Tự Đứcđược đổi tênthành xã Dũng Nghĩa, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định (nay thuộchuyện Vũ Thư, Thái Bình) Còn trang Hành Cung từ năm Minh Mạng thứ tư(1823) đã được đổi thành xã Hành Thiện, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh NamĐịnh
1.2.2.1/ Kiến trúc
Không nổi tiếng như chùa Keo Thái Bình, nhưng chùa Keo Hành Thiện ởLàng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, lại cómột kiến trúc khá thâm trầm, tĩnh tại Ngôi chùa được xây dựng ở một vùng đấtKhoa Bảng
Ban đầu, chùa được xây dựng tạm trên nền đất của làng Năm Hoằng Địnhthứ 13 (1612), chùa được tu sửa hoàn chỉnh và có dáng dấp như ngày nay.Trong
400 năm tiếp theo, chùa nhiều lần được tu bổ lớn như vào các năm Cảnh Trị thứ
9 (1671), Chính Hoà thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1896) và đặc biệt từ năm
Trang 131962 chùa Keo đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá, nên đãđược tôn tạo nhiều lần.
Được khởi công xây dựng trước, kiến trúc chùa Keo Hành Thiện có ảnhhưởng rất lớn đến chùa Keo ở Thái Bình.Phía trước chùa có hồ bán nguyệt nướctrong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng Không gianchùa là cả một khu kiến trúc cổ to lớn, bề thế với 13 tòa rộng gồm 121 gian nốitiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu Hai bên đường kiệu látgạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian bề thế
Tuy không có gác chuông chồng diêm 3 tầng 12 mái đồ sộ như chùa KeoThái Bình, gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa củakiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50 Dáng vẻthanh thoát với mái cong, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn.Phía dưới là 8 đại trụ và 16cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn cánh hoa sen nở
Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ
có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê Đó là những án thư, sập thờ, tượng phápnhiều chuông khánh, văn bia cổ, hoàng văn phi đối và sách chữ Hán nói về chùaKeo Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ Đại pháp thiền sư Không Lộ,người chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông
Trải dài trên một trục trung tâm là các tòa thờ Phật, thờ Thánh, mặt bằngchùa Keo Hành Thiện, cùng với dãy hành lang bằng gỗ lim thẳng tắp hai bên, cóthể được xem như một khuôn mẫu của lối kiến trúc nội công ngoại quốc đỉnhcao thế kỷ XVII Mặc dầu có quy mô nhỏ hơn nhưng nó lại có niên đại sớm hơn,nên xét về tổng thể, chùa Keo Hành Thiện có thể xem là khuôn mẫu dựng nênchùa Keo Thái Bình Có thể đây chính là lý do mà chùa Hành Thiện được gọi làchùa Keo trên để phân biệt với chùa Keo dưới (Thái Bình) – ngôi chùa kế thừamọi kiểu dáng bố cục để phát huy trở thành ngôi chùa “đệ nhất danh lam”
Chùa Keo Hành Thiện có một kiến trúc khá giản dị với hai tam quan nội vàtam quan ngoại Trong lòng kiến trúc là hai điện thờ đều được dựng theo dạng