1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa trấn quốc (hà nội)

79 885 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======o0o======= NGÔ THỊ HOÀI LINH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI, 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======o0o======= NGÔ THỊ HOÀI LINH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thị Nhung HÀ NỘI, 2019 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho em được tham gia làm khóa luận tốt nghiệp, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ phương pháp đã luôn đồng hành, quan tâm trong suốt quá trình nghiên cứu Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Nhung đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô Đồng thời do trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để khóa luận của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Ngô Thị Hoài Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu không sao chép và không trùng với bất kì khóa luận nào Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Ngô Thị Hoài Linh DANH SÁCH VIẾT TẮT LBN : Liên Bang Nga UBND : Ủy ban nhân dân NXB : Nhà xuất bản VN : Việt Nam VHTT : Văn hóa thông tin MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÙA TRẤN QUỐC 6 1.1 Những vấn đề về công tác quản lý di sản 6 1.1.1 Khái niệm 6 * Di sản văn hóa 6 1.1.2 Những quy định, đường lối, chính sách của Nhà nước về vấn đề bảo tồn di sản 8 1.1.3 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay 10 1.2 Tổng quan về chùa Trấn Quốc 13 1.2.1 Vị trí địa lý, cảnh quan chùa Trấn Quốc 13 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Trấn Quốc 14 1.2.3 Kiến trúc chùa Trấn Quốc 16 1.2.4 Một số lễ hội tại chùa Trấn Quốc 24 Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA CHÙA TRẤN QUỐC 31 (HÀ NỘI) 31 2.1 Giá trị lịch sử 31 2.2 Giá trị văn hóa tâm linh 32 2.3 Giá trị kiến trúc 34 2.4 Giá trị du lịch 36 2.5 Giá trị giáo dục 37 2.6 Giá trị khoa học 39 Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ 41 DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI) 41 3.1 Đánh giá việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc 41 3.1.1 Những mặt tích cực 41 3.1.2 Những mặt hạn chế 42 3.2 Một số biện pháp 44 3.2.1 Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiện toàn bộ máy quản lý di tích 44 3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di tích 45 3.2.3 Giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích 46 3.2.4 Về công tác xã hội hoá 47 3.2.5 Áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 48 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mang trong mình nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng, phong phú Không chỉ đa dân tộc mà còn đa dạng về tôn giáo Một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam là Phật Giáo Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời tạo làn sóng ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa, chính điều này đã tạo nên một hệ thống các ngôi chùa tại Việt Nam theo ước tính lên tới 14401 chùa (theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật Giáo VN ngày 27/12/ 2013) Trong tâm thức của người Việt chùa không chỉ là nơi tưởng nhớ các vị anh hùng, các vị thánh nhân, nơi thờ Phật mà đây còn là nơi trú ngụ của những linh hồn, là nơi chứa đựng giá trị tinh thần vô giá Đến chùa không chỉ cầu may, cầu an, cầu tự, cầu tài lộc mà còn là chốn yên bình để con người tĩnh tâm, hướng thiện Chùa Việt không phải là một công trình đơn lẻ mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà nối vào nhau hoặc xếp cạnh nhau Tùy theo cách bố trí mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau Theo biến thiên thời gian, kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển đa dạng Những mái chùa cổ kính đã góp phần điểm tô cho vẻ đẹp truyền thống của làng quê Ngôi chùa dần dần chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một phần thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Trải qua những biến cố của thời gian, lịch sử và xã hội khiến cho nhiều di tích lịch sử văn hoá bị phá hoại bởi chiến tranh ác liệt, sự khắc nghiệt của khí hậu nắng nóng mưa nhiều và thêm nữa bị huỷ hoại dưới bàn tay của con người, đó có thể do vô tình hay hữu ý khiến cho di tích bị xuống cấp hay bị lãng quên Công tác trùng tu tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn nét văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá là nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp xây dựng văn hoá, xây dựng đất nước Nghiên cứu về chùa không đơn giản chỉ dừng lại ở tính chất tôn giáo tín ngưỡng, đời sống sinh hoạt mà qua đó chúng ta còn hiểu thêm về những vấn đề lịch sử và xã hội 1 Với lịch sử hơn 1500 năm, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa sự uy nghiêm, cổ kính với khung cảnh thanh nhã trong nền tĩnh lặng của một hồ nước trong xanh Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài Việt Nam Có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhà sử học, nhà văn hoá học có giá trị về chùa như: “Chùa Trấn Quốc” - tác giả Ngô Văn Tấn và Nguyễn Văn Cự; “Chùa Trấn Quốc cảnh đẹp hồ Tây” - tác giả Hoà thượng Kim Cương Từ và nhà báo Phạm Kế hay “Chùa Trấn Quốc - danh thắng bậc nhất kinh kì” - tác giả Quý Long, Kim Thư Tuy nhiên, những công trình kể trên mới chỉ đề cập đến kiến trúc, tôn giáo, danh thắng của di tích ở những góc độ độc lập Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đi sâu vào vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích chùa Trấn Quốc một cách chuyên sâu Là một sinh viên ngành Việt Nam học, một ngành học nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam tôi luôn mong muốn vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã được học vào thực tiễn cuộc sống Từ thực tế trên tôi chọn vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc (Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu khóa luận để có thể rút ra những mặt tích cực, tiêu cực, các biện pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu về chùa Trấn Quốc đã trở thành đề tài nghiên cứu quen thuộc Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài luận văn của nhiều tác giả nghiên cứu đề tài này theo nhiều góc độ khác nhau Đầu tiên, phải kể đến cuốn giáo trình “Quản lý Di sản văn hóa” của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan Trong cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này Tuy vậy, nội dung mới chỉ dừng lại ở việc 2 cung cấp những lý luận chung về vấn đề quản lý di sản, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chỉ được nhắc đến ở một vài trường hợp tiêu biểu chứ chưa đi sâu vào trường hợp chùa Trấn Quốc Tiếp đó, phải nhắc đến cuốn “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tuấn, Nguyễn Văn Kự đã nghiên cứu về chùa Trấn Quốc qua các giai đoạn lịch sử, nét độc đáo trong kiến trúc, tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống tâm linh người Việt “Chùa Trấn Quốc” của Phòng văn hóa thông tin Quận Tây Hồ (2000) Ngoài ra cuốn sách “Chùa Trấn Quốc - khảo sát về tư liệu Hán Nôm” do nhà xuất bản Văn học xuất hành năm 2009 còn nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể (thơ bằng chữ Hán, Nôm) ở trong chùa và còn nhiều các tài liệu nghiên cứu khác nữa Các tài liệu nói trên đã đưa ra những kiến thức vô cùng phong phú và sâu sắc về chùa Trấn Quốc trên các phương diện: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo và danh thắng Bên cạnh đó, công tác tu bổ các di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Nội cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các tạp chí chuyên ngành Có thể kể đến bài “Về giá trị văn hoá vật thể Thăng Long - Hà Nội và vấn đề tu bổ” đăng trên Tạp chí Di sản văn hoá của Hiếu Giang (số 3/ 2003, Cục Di sản văn hóa) Bài viết trình bày các giá trị văn hóa vật thể nói chung ở Thăng Long Hà Nội và phân tích một số điểm mạnh cũng như những hạn chế trong công tác tu bổ, phục hồi các di sản này Điểm chung của các nguồn tư liệu trên là chưa đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của chùa Trấn Quốc một cách chi tiết và hệ thống Tuy nhiên, những tài liệu này đã phần nào định giúp tôi định hướng và triển khai đề tài nghiên cứu của mình 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu giá trị của chùa Trấn Quốc - Thực trạng chùa Trấn Quốc hiện nay 3 Hình 1.5: Thượng điện Nguồn: Tác giả Hình 1.6: Gác chuông Nguồn: Internet Hình 1.7: Ban thờ mẫu Nguồn: Tác giả Hình 1.8: Nhà thờ Tổ (nguồn: tác giả tự chụp) Hình 1.9: Bảo Tháp Nguồn: tác giả Hình 1.10: Nhà bia Nguồn: tác giả Hình 1.11: Ban thờ Đức Ông Nguồn: Tác giả Hình 1.12: Bài trí tượng khu Thượng điện Nguồn: Internet Hình 1.13: Bia đá lưu giữ tại chùa Nguồn: Tác giả Hình 1.14: Đại lễ Phật Đản tại chùa Trấn Quốc năm 2016 Nguồn: Internet Hình 1.15: Chuẩn bị rước kiệu lễ Phật Đản Nguồn: Internet Hình 1.16: Công tác chuẩn bị cho lễ Vu Lan tại chùa Trấn Quốc Nguồn: Internet Hình 2.1: Các bạn trẻ bán muối nhân dịp đầu năm Nguồn: Tiểu Lâm Hình 2.2: Lễ Hằng Thuận tại chùa Trấn Quốc Nguồn: Quyết Thắng Hình 2.3: Bia đá về cây Bồ Đề Nguồn: tác giả Hình 2.4: Ngói vảy rồng Nguồn: Tác giả Hình 2.5: Họa tiết trang trí hình rồng trên mái chùa Nguồn: Tác giả Hình 3.1: Bia đá ghi lại quá trình tu bổ chùa Nguồn: Tác giả Hình 3.2: Tình trạng bán rong trước chùa Nguồn: Tác giả ... bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tồng quan chùa Trấn Quốc (Hà Nội) Chương 2: Những giá trị bật chùa Trấn Quốc (Hà Nội) Chương 3: Giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc. .. Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ 41 DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI) 41 3.1 Đánh giá việc bảo tồn phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc 41 3.1.1 Những mặt tích cực ... trị văn hóa di tích chùa Trấn Quốc - Khảo sát di tích chùa Trấn Quốc, từ đó: + Tìm hiểu chùa Trấn Quốc + Phân tích thực trạng công tác bảo tồn phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc Đối tượng

Ngày đăng: 29/08/2019, 12:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyễn Lang (2000), Văn hóa Phật giáo sử luận, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Phật giáo sử luận
Tác giả: Nguyễn Lang
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2000
16. Vũ Tam Lang (1998), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cổ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tam Lang
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1998
17. Nguyễn Thị Kim Loan (2012), Quản lý di sản văn hóa (Giáo trình), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di sản văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
19. Nguyễn Thị Minh Lý (2004), Đại cương cổ vật Việt Nam, NXB Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương cổ vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Lý
Nhà XB: NXB TrườngĐại học Văn hoá Hà Nội
Năm: 2004
20. Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Văn Nguyên (2007), Địa chí Thăng Long Hà Nội trong Thư tịch Hán Nôm, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Thăng Long HàNội trong Thư tịch Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Văn Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2007
21. Nhiều tác giả (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập dư địa chí Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanhniên
Năm: 2012
22. Nguyễn Thị Hồng Nhung (3/2017), Quản lý di tích vùng ven hồ Tây (Luận án Tiến sĩ), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích vùng ven hồ Tây
23. Phòng Văn hóa thông tin quận Tây Hồ (2000), Chùa Trấn Quốc, Phòng VHTT quận Tây Hồ xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Trấn Quốc
Tác giả: Phòng Văn hóa thông tin quận Tây Hồ
Năm: 2000
24. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1992), Mỹ thuật của người Việt, NXB Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật của người Việt
Tác giả: Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng
Nhà XB: NXBMỹ thuật
Năm: 1992
25. Bùi Thiết (2000), Từ điển lễ hội Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển lễ hội Việt Nam
Tác giả: Bùi Thiết
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin
Năm: 2000
26. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
27. Mạnh Thường (1999), Đình chùa lăng tẩm Việt Nam, NXB Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình chùa lăng tẩm Việt Nam
Tác giả: Mạnh Thường
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1999
28. Thích Nguyên Toàn (2013), Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Thích Nguyên Toàn
Nhà XB: Nhàxuất bản Tôn giáo
Năm: 2013
29. Hà Văn Tuấn, Nguyễn Văn Kự, Phan Ngọc Long (1993), Chùa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Tuấn, Nguyễn Văn Kự, Phan Ngọc Long
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1993
30. Chu Quang Trứ (1975), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam, NXB Viện Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB ViệnNghệ thuật
Năm: 1975
31. Chu Quang Trứ (1994), Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam, NXB Viện Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB ViệnNghệ thuật
Năm: 1994
32. Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, NXB Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắcdân tộc
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB Mỹ thuật
Năm: 2001
33. UBND quận Tây Hồ (2015), Di tích Tây Hồ, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Tây Hồ
Tác giả: UBND quận Tây Hồ
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2015
34. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2009), Chùa Trấn Quốc - Khảo cứu và tư liệu Hán Nôm, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Trấn Quốc - Khảo cứu và tư liệuHán Nôm
Tác giả: Viện nghiên cứu Hán Nôm
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2009
35. Tân Việt (2001), 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam
Tác giả: Tân Việt
Nhà XB: NXB Văn hóadân tộc
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w