Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề, là cán bộ hiện đang công tác trong ngành Du lịch Ninh Bình, học viên lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
ĐINH THỊ THU HOÀI
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NHẤT TRỤ, XÃ TRƯỜNG YÊN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
ĐINH THỊ THU HOÀI
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NHẤT TRỤ, XÃ TRƯỜNG YÊN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị
di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Hoài Sơn Các sự kiện, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn này
là trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vi phạm
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
Đinh Thị Thu Hoài
Trang 4BC : Báo cáo
BQLDTTA : Ban Quản lý danh thắng Tràng An BNV : Bộ Nội vụ
BVHTT : Bộ Văn hóa Thông tin
BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CT : Chỉ thị
DLTC : Danh lam thắng cảnh
DSVH : Di sản văn hóa
DTLSVH : Di tích lịch sử văn hóa
ĐTN : Đoàn Thanh niên
HĐND : Hội đồng nhân dân
Trang 5UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của
Liên hợp quốc VH-TT : Văn hóa - Thông tin
VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VH-XH : Văn hóa - xã hội
VP6 : Văn phòng 6
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN CHÙA NHẤT TRỤ 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Di tích 9
1.1.2 Di tích lịch sử văn hóa 10
1.1.3 Bảo tồn 11
1.1.4 Phát huy giá trị 12
1.1.5 Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 13
1.2 Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 17
1.3 Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 19
1.3.1 Chủ trương của Đảng 19
1.3.2 Chính sách của nhà nước 20
1.4 Khái quát về di tích chùa Nhất Trụ 24
1.4.1 Khái quát về xã Trường Yên 24
1.4.2 Về di tích chùa Nhất Trụ 28
1.5 Vai trò của quản lý di tích chùa Nhất Trụ trong đời sống văn hóa cộng đồng 40
Tiểu kết 42
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NHẤT TRỤ 43
2.1 Chủ thể và cơ chế quản lý 43
2.1.1 Sở Văn hóa và Thể thao 43
2.1.2 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoa Lư 45
2.1.3 UBND xã Trường Yên 46
2.1.4 Ban Văn hóa Thông tin xã Trường Yên 48
Trang 72.2 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ 52
2.2.1 Triển khai và ban hành một số văn bản quản lý 52
2.2.2 Điều tra, nghiên cứu di tích 54
2.2.3 Quy hoạch di tích 56
2.2.4 Bảo quản, bảo vệ di tích 58
2.2.5 Tu bổ, phục hồi di tích 60
2.2.6 Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu di tích 64
2.2.7 Khai thác giá trị của di tích gắn với du lịch 68
2.2.8 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra 74
2.2.9 Sự tham gia của cộng đồng 76
2.3 Đánh giá chung 78
2.3.1 Những ưu điểm 78
2.3.2 Những hạn chế 81
Tiểu kết 84
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NHẤT TRỤ 86
3.1 Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ 86
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích 90
3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 90
3.2.2 Kiện toàn bộ máy quản lý di tích 92
3.2.3 Tăng cường công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích 93
3.2.4 Xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích 96
3.2.5 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa 97
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động in ấn xuất bản phẩm về di tích 99
Trang 8giá trị di tích 100
3.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích 102
3.2.9 Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích 104
Tiểu kết 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 120
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ
môi trường sinh thái…” Gần đây là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 (Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI) đã nhấn mạnh quan điểm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Quán triệt những chủ trương và chính sách của Đảng, ngành Văn hoá và Thể thao, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết
Ninh Bình nằm phía nam vùng Châu thổ sông Hồng, trên tuyến giao thông huyết mạch có đường bộ, đường sắt Bắc-Nam chạy qua, cách thủ đô
Hà Nội khoảng 90km với địa hình đa dạng vừa có rừng núi, đồng bằng và vùng ven biển; nhất là có vùng núi đá vôi với các hang động kỳ thú và hệ sinh thái độc đáo đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn những di tích lịch sử văn hóa Nơi đây có Cố đô Hoa Lưtừng là kinh đô của ba triều đại nhà Đinh, Tiền Lê và những năm đầu nhà Lý
Nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt của Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, chùa Nhất Trụ cách đền thờ vua Lê Đại Hành về phía bắc khoảng 100m, được xây dựng từ thời Tiền Lê Đây là một thuận lợi để du khách có điều kiện vãn cảnh, chiêm bái cửa Phật sau khi thăm quan một số di tích danh thắng khác trong Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư Di tích chùa Nhất Trụ có tầm quan trọng đáng kể trong việc nghiên cứu buổi đầu của chế độ phong kiến Đằng sau cái tên của
di tích là một kho truyền thuyết hấp dẫn, sinh động về thời kỳ lịch sử này
Trang 10Thời nhà Đinh và Tiền Lê, vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành đều chọn Hoa Lư là nơi đóng đô Vì vậy, chùa Nhất Trụ ra đời từ thế kỷ X, là một di tích mang đậm truyền thống lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, nổi bật nhất là cột Kinh bằng đá trước sân chùa Ngày 25/12/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 2382/QĐ-TTg công nhận Cột kinh Phật
chùa Nhất Trụ là Bảo vật Quốc gia Đến chùa Nhất Trụ, không ai có thể bỏ qua Cột kinh Phật độc đáo được làm bằng đá này Cùng với các di tích xung quanh vùng Trường Yên, chùa Nhất Trụ là di tích minh chứng thêm cho mảnh đất ngàn năm văn vật của Hoa Lư
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan như tác động của thời tiết, thời gian và nguyên nhân chủ quan như sự tác động của con người, nhiều
di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng
Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của các di tích đang đặt ra nhiều thách thức Trong bối cảnh đó, là một trong những di tích có tuổi thọ ngàn năm, chùa Nhất Trụ cũng nằm trong thực trạng chung như vậy Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề, là cán bộ hiện
đang công tác trong ngành Du lịch Ninh Bình, học viên lựa chọn đề tài “Bảo
tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa
nhằm làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, chỉ ra những mặt được và chưa được, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong tương lai
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến chủ đề của luận văn, để thuận lợi cho quá trình thực hiện, học viên điểm qua tình hình nghiên cứu dựa trên hai nhóm vấn đề cơ bản: Thứ nhất là nhóm công trình, bài viết liên quan đến cơ sở lý luận về quản lý di tích; Thứ hai là nhóm công trình, bài viết, luận văn liên quan đến địa bàn và đối tượng nghiên cứu
Trang 11Trong cuốn giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa do PGS.TS
Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (năm 2007), gồm có 6 chương đã làm rõ những vấn đề chung nhất về bảo tồn di tích, chức năng, đối tượng và hoạt động bảo tồn di tích và công tác kiểm
kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tôn tạo và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa Đây là cuốn giáo trình quan trọng trong chương trình đào tạo dành cho sinh viên bậc Đại học và Cao đẳng ngành Di sản văn hóa [35]
Cuốn giáo trình Quản lý di sản văn hóa do ThS Nguyễn Thị Kim
Loan chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa năm 2014 gồm có
4 chương, trong đó chương 3 đã đề cập đến Quản lý nhà nước về di sản văn hóa dân tộc, làm rõ những quan điểm của Đảng và nhà nước, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước và công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý di sản văn hóa Toàn bộ nội dung của chương này cũng đã đề cập đến vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa trong hệ thống di sản văn hóa ở nước ta [45]
Dưới góc độ nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa địa phương tỉnh Ninh
Bình, phải kể đến cuốn sách Cố đô Hoa Lư - lịch sử và danh thắng của tác
giả Lã Đăng Bật, Nxb Thanh niên, 1998 Nội dung cuốn sách này khái lược
về lịch sử triều Đinh, tiền Lê và những đóng góp của triều đại này trong quá trình lịch sử tại Cố đô Hoa Lư Ngoài ra, còn giới thiệu những danh thắng, di tích tiêu biểu của Cố đố Hoa Lư [9]
Cuốn sách Hoa Lư di tích và danh thắng của Nguyễn Thị Kim Cúc
Nội dung cuốn sách giới thiệu hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng ở huyện Hoa Lư, trong đó giới thiệu khái quát về di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình [33]
Tác giả Lưu Minh Trị, năm 2010, đã cho xuất bản cuốn sách Di sản
văn hóa tiêu biểu Ninh Bình Trong công trình của mình, tác giả đã giới
Trang 12thiệu khái quát về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của Ninh Bình và vấn đề đặt ra cần phải bảo tồn và phát huy giá trị của chúng [64]
Tác giả Nguyễn Văn Trò, năm 1994, đã cho xuất bản cuốn sách
Danh thắng Ninh Bình, năm 2004 xuất bản cuốn Cố đô Hoa Lư, Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc Năm 2007, xuất bản Cuốn sách Di tích lịch sử - văn
hóa hai triều Đinh-Tiền Lê ở Ninh Bình (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc)
Trong các cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến lịch sử Cố đô Hoa Lư và sự tồn tại của hai triều đại Đinh - Tiền Lê trong lịch sử của dân tộc Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu khái quát về các DTLSVH thuộc giai đoạn lịch sử triều Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình, trong đó di tích chùa Nhất Trụ được miêu tả với những nét giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu [65], [66], [67]
Cùng với các công trình đã xuất bản trên đây còn có một số đề tài luận văn cao học của một số học viên như:
Năm 2011, học viên Ngô Kim Tuyến đã bảo vệ thành công Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội với đề tài Đình Trùng Hạ - giá trị văn hóa nghệ thuật ở xã Trường
Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Trong luận văn, tác giả đã khái quát
những nét cơ bản về truyền thống lịch sử văn hóa của xã Trường Yên và giá trị văn hóa nghệ thuật của di tích đình Trùng Hạ [69]
Năm 2012, học viên Nguyễn Cao Tấn đã bảo vệ thành công luận văn chuyên ngành Khảo cổ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội với đề tài Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm
di tích Cố đô Hoa Lư Trong luận văn, tác giả có đề cập đến kiến trúc, chất
liệu và kỹ thuật tạo tác Cột kinh Phật thuộc chùa Nhất Trụ [55]
Năm 2014, học viên Nguyễn Thị Quyên đã bảo vệ thành công luận văn chuyên ngành Quản lý Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với
đề tài Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Trong
luận văn, tác giả đã đề cập đến vai trò của công tác quản lý Nhà nước đối với
hệ thống DSVH nói chung và DTLSVH nói riêng từ năm 2008 - 2013, từ đó
Trang 13đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn các giá trị của DTLSVH trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo [51]
Cùng với các tài liệu trên đây còn có hồ sơ di tích chùa Nhất Trụ của Ban Quản lý danh thắng Tràng An [8]; tư liệu nghiên cứu, khảo sát xung quanh di tích chùa Nhất Trụ thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư của Sở Văn hóa Thông tin Ninh Bình [53] Trong các tài liệu này cho biết những câu chuyện truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian ở xã Trường Yên, giới thiệu những nét chính Lễ hội xã Trường Yên, đồng thời giới thiệu khái quát một số đình, đền, miếu thuộc xã Trường Yên hiện nay Đáng lưu ý nhất
đó là trong hồ sơ di tích chùa Nhất Trụ, cán bộ Văn hóa đã cho biết những nét chung nhất về sự kiện nhân vật lịch sử liên quan tới di tích và những nét kiến trúc, mặt bằng tổng thể của di tích Tài liệu trên đây rất hữu ích đối với tác giả trong quá trình triển khai đề tài
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nêu trên chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu, khảo tả, bình luận, chú giải về di sản văn hóa, các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” với tư cách là một công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn quản lý
Vì vậy, trong quá trình triển khai đề tài này, tác giả luận văn sẽ cố gắng tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những kết quả của các tác giả đi trước, đồng thời vận dụng vào một số nội dung phù hợp với công trình nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ từ năm 2015 đến 2018, luận văn đề xuất các giải
Trang 14pháp mang tính khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và một số văn bản pháp lý có liên quan
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng di tích chùa Nhất Trụ để thu thập tư liệu, số liệu và các dữ liệu về giá trị vật thể và phi vật thể của chùa Nhất Trụ (Về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc các di vật, đồ thờ, Hán Nôm và tín ngưỡng thờ Phật )
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là gắn với phát triển du lịch Ninh Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di tích
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao gồm:
Trang 15- Phương pháp nghiên cứu khảo sát trực tiếp di tích nhằm tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách sát thực
để có được cái nhìn toàn diện về di tích chùa Nhất Trụ Hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này là: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh tại di tích; gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, cán bộ quản lý
và cán bộ chuyên môn của di tích…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu dữ liệu thông tin thu thập được trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu và các nguồn tài liệu có liên quan Từ đó tác giả sẽ có được nguồn thông tin quan trọng để đưa vào các chương của luận văn
- Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng trong luận văn nhằm phỏng vấn cán bộ quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cán bộ chuyên môn và cộng đồng cư dân nhằm để thu được những thông tin cập nhật cần thiết mang tính khách quan, phản ánh về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa
6 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Làm rõ những thành tích đạt được, những hạn chế bất cập và những nguyên nhân tồn tại, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ hiện nay
Trang 16- Xét dưới góc độ quản lý văn hóa, luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa nói chung, của ngành Văn hóa
và Thể thao tỉnh, huyện, xã nói riêng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp đang làm công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của huyện Hoa Lư
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cán bộ du lịch
và khai thác giá trị di sản nói chung và di tích chùa Nhất Trụ nói riêng đối với khách tham quan trong nước và quốc tế
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo tồn, phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa và tổng quan chùa Nhất Trụ
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ
Trang 17Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì di tích bao gồm các
“công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [48]
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: “Di tích là dấu
tích của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [73] Vì vậy, di tích có thể coi như nền tảng để xây dựng nên truyền thống đạo đức uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo và giáo dục truyền thống đối với cộng đồng dân cư trong đó có thế hệ trẻ ngày nay
Nói đến khái niệm về di tích không chỉ có các tài liệu, sách chuyên
khảo bằng tiếng Việt mà các sách song ngữ, chẳng hạn như Từ điển Việt -
Anh cũng đề cập đến: “Di tích được dịch là Vestiges hay Remains, có nghĩa
là những cái còn lại sau khi các phần khác đã bị loại bỏ hay những tòa nhà
cổ xưa còn lại khi những tòa nhà khác đã bị phá hủy” [74]
Di tích được hình thành trong quá trình sáng tạo của cộng đồng người hoặc cá nhân riêng lẻ trong lịch sử để lại, nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với màu sắc phong phú về loại và loại hình, được cấu thành
Trang 18với nhiều bộ phận như môi trường, địa hình, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, công trình kiến trúc nghệ thuật… Tuy nhiên, tùy theo những đặc tính của mỗi loại, loại hình mà tạo nên sự khác biệt của di tích
Di tích dù được hiểu theo khía cạnh và góc độ nào, theo ngôn ngữ của quốc gia, dân tộc nào thì nó vẫn có ý nghĩa là những hiện vật của quá khứ còn lại và đang hiện hữu như một tất yếu của lịch sử Tại điều 29 của
Tiếng Anh là Vestige, tiếng Pháp cũng gọi là Vestige, tiếng Nga gọi
là Pomiatnik, tiếng Trung Quốc gọi là Cổ tích Đối với các chuyên gia về tu sửa di tích, trong hiến chương Vinece-Italia năm 1964 quy ước DTLSVH bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của sự tiến hóa
có ý nghĩa hay là một biến cố lịch sử
Ở Philippin, Luật về giữ gìn, bảo vệ các DTLSVH công bố ngày 18/6/1964 nêu rõ: DTLSVH được gọi là DSVH
Trong Pháp lệnh của nhà vua Ả rập Xê út công bố ngày 03/8/1972 cho biết rõ: “DTLSVH là những cổ vật bất động sản và cổ vật động sản”
Ở Nhật Bản, Luật số 214 ngày 01/7/1975 quy định về bảo vệ DSVH thì các DTLSVH được gọi chung là DSVH vật chất và DSVH phi vật chất
Ở Việt Nam, vấn đề này được khẳng định trong Pháp lệnh số
14/LCT/HĐNN7 ngày 04/4/1984 về “Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh
lam thắng cảnh (DLTC)” như sau: “DTLSVH là những công trình xây
Trang 19dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị về văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [37]
Hiện nay, trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2009) của nước ta đã chính thức khẳng định tại Chương 1: Những quy định chung của Luật DSVH, điều 4 điểm 3 nêu các khái niệm liên quan đến di sản văn hóa, trong đó có khái niệm về DTLS-VH như sau:
“Di tích lịch sử-văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học” [48]
Như vậy có thể nói các khái niệm trên đây cho thấy DTLSVH là những địa điểm còn lưu giữ được những giá trị hoặc một bộ phận giá trị của lịch sử về khảo cổ học, về sự ra đời của loài người, hoặc ghi dấu về sự kiện chính trị cách mạng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc hoặc của địa phương Ngoài ra, DTLSVH còn bao gồm những công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự nghiệp của anh hùng dân tộc, của danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử, DTLSVH còn là công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
1.1.3 Bảo tồn
Theo Đại từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2013 thì bảo tồn là “Giữ
nguyên hiện trạng, không để mất đi: bảo tồn di tích lịch sử; bảo tồn nền văn hóa các dân tộc” [75, tr.80]
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái
Trang 20Theo Điều 3 của Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh: “Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm
bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó” [11]
Có thể nói, trong khái niệm này đã đề cập đến thuật ngữ “sử dụng”
và “phát huy”, tức là bảo tồn một di tích không chỉ dừng ở việc bảo vệ, gìn giữ di tích mà còn hướng đến sử dụng và phát huy tối đa các giá trị của di tích đó
Nghiên cứu các khái niệm trên đây, bước đầu tác giả hiểu rằng bảo tồn DTLSVH là các hoạt động bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di tích theo dạng thức vốn có của nó Tuy nhiên, bảo tồn không có nghĩa là cản trở việc phát huy, khai thác các giá trị của di tích nhằm phục vụ cho các hoạt động tiến bộ của xã hội mà chúng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau Các hoạt động bảo tồn
là cơ sở khoa học để phát huy giá trị của di tích và ngược lại, phát huy sẽ tạo thêm nguồn lực và thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục cho công tác bảo tồn
1.1.4 Phát huy giá trị
Theo Từ điển tiếng Việt, phát huy được hiểu là những tác động “Làm
cho cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều,
từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp” [73]
Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một cách có hiệu quả Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế
Giá trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy vào góc
độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu Xem xét thuật ngữ này từ góc độ triết
học văn hóa, trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 2), xuất bản năm
1995 cho rằng giá trị: “Là phạm trù triết học xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa
Trang 21mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người” [38, tr.96]; xem xét thuật ngữ này từ góc độ giá trị học, các nhà ngôn ngữ học trong công trình này cho rằng giá trị là “Phạm trù kinh tế nói lên thuộc tính của hàng hóa do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa (Lượng lao động xã hội cần thiết đã được vật hóa trong hàng hóa) quyết định” [38, tr.96]
Cuốn Đại từ điển tiếng Việt cho rằng giá trị có các trường nghĩa:
1- Cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất
và tinh thần: Quyển sách này rất có giá trị; 2- Xác định hiệu lực của một việc làm: Giấy giới thiệu này có giá trị trong 3 ngày; 3- Kết quả của mọi điều kiện để sản xuất ra hàng hóa 4- Số đo của một đại dương, hay số được thay thế bằng một ký hiệu: Giá trị của hàm số [75, tr.617]
Nghiên cứu các định nghĩa trên đây, bước đầu tác giả cho rằng phát huy giá trị là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích
là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu Cách thức phát huy giá trị của mỗi di tích, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người Nhưng như đã đề cập ở trên, tất cả các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di tích, làm tôn vinh vẻ đẹp, phát triển các giá trị văn hóa đó, đồng thời hỗ trợ cho công tác bảo tồn di tích một cách hiệu quả
1.1.5 Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
- Quan điểm về bảo tồn:
Hiện nay các nhà nghiên cứu về văn hóa, di sản văn hóa đã đưa ra ba quan điểm bảo tồn di sản như sau:
Quan điểm thứ nhất, bảo tồn nguyên vẹn: Theo quan điểm này
chủ trương những sản phẩm vật chất, tinh thần của quá khứ phải được gìn giữ nguyên vẹn, nguyên gốc đúng với vốn có của nó,
Trang 22không được làm biến dạng, sai lệch, thêm bớt, cải biên; họ cho rằng tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó của lịch sử trong một không gian nhất định mà con người sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần cụ thể, ở đó kết tinh trí tuệ, cảm xúc, tư tưởng, tài năng, kỹ thuật của một nhóm người, cộng đồng mang dấu ấn lịch sử ở thời điểm đó Những thế
hệ sau này tiếp thu di sản trong điều kiện xã hội đã thay đổi có thể xuất phát từ chủ quan tiếp cận một cách phiến diện nên hiểu chưa đúng giá trị đích thực về lịch sử, văn hóa, khoa học của sản phẩm đó nên hãy bảo tồn nguyên vẹn để các thế hệ sau này truy tìm, giải mã đúng thực chất giá trị của sản phẩm đó Bảo tồn nguyên vẹn coi trọng tính chân thực của di sản, đối với việc cải biên, pha tạp Qua hoạt động thực tiễn, cơ sở khoa học của quan điểm bảo tồn nguyên vẹn rất phù hợp với hoạt động bảo tồn ở trong nhà và ngoài trời đối với các bảo tàng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do nhà nước quản lý Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự thích hợp và thuyết phục đối với nhiều di sản văn hóa phi vật thể do nhân dân tổ chức Ví dụ như lễ hội truyền thống, các sinh hoạt ca hát dân gian
Thống nhất quan điểm bảo tồn nguyên vẹn rất phù hợp với loại hình di sản văn hóa vật thể Tuy nhiên, khái niệm tính nguyên vẹn ở đây có thể hiểu theo tính chất tương đối Trường hợp nhà nước quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhìn chung yếu tố nguyên vẹn, yếu tố gốc được đặt ra như một nguyên tắc cần tuân thủ trong tiến trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tu bổ di tích
Quan điểm thứ hai, bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Theo quan điểm
này chủ trương phải xem xét đến các chức năng của di sản văn hóa Bất kỳ một sản phẩm văn hóa vật chất, tinh thần nào của di
Trang 23sản văn hóa được bảo tồn và phát huy phải thực hiện nhiệm vụ của thời điểm lịch sử đó, nghĩa là sử dụng văn hóa phải đáp ứng nhu cầu và phù hợp với xã hội đương đại, nguyên gốc phù hợp với đương đại thì bảo tồn nguyên vẹn Có cái nguyên trạng nguyên gốc không phù hợp với xã hội đương đại thì loại bỏ, chỉ lựa chọn những giá trị tiêu biểu nhất để bảo tồn và phát huy Bảo tồn phải có lựa chọn Khi đã điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, xác định rõ giá trị của di sản thì có những di sản đã mất đi hoặc phai
mờ trong trí nhớ (sản phẩm phi vật thể) thì phải phục hồi để gìn giữ di sản ấy càng gần nguyên gốc càng quý Kế thừa những yếu
tố tốt đẹp có thể loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phong tục tập quán không phù hợp
Quan điểm này phù hợp với phong tục tập quán phi vật thể và các di sản văn hóa vật thể được khai thác phục vụ nhu cầu của công chúng trong xã hội đương đại Có điều, một khó khăn lớn nhất đặt ra trong vận dụng quan điểm này là xác định, đánh giá giá trị của di sản thông qua các sản phẩm vật chất, tinh thần cụ thể trong cấu thành của di sản Do nhận thức chưa đầy đủ giá trị của sản phẩm, có thể dẫn đến nhiều sản phẩm thực sự có giá trị không được kế thừa mà bị tiêu hủy do nhận thức và ý chí chủ quan của con người
Quan điểm thứ ba, bảo tồn để phát triển: Theo quan điểm này
chủ trương việc kế thừa di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu là cần thiết nhưng không phải chỉ có giữ gìn nguyên vẹn cái được kế thừa mà xem xét cải biên, nâng cao nó cho phù hợp, đem lại cảm xúc thẩm mỹ mới, tạo sức hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của công chúng hiện tại và đưa thêm những giá trị lịch sử, văn hóa vào di sản Thực tiễn hoạt động bảo tồn cho thấy thường các di sản văn hóa phi vật thể theo xu hướng bảo tồn có phát triển
Trang 24Quan điểm này cũng có những hạn chế lớn, việc cải biên, cấp phép thêm các yếu tố mới vào di sản có thể làm biến dạng, phá
vỡ khuôn mẫu truyền thống, làm mờ đi giá trị đích thực của di sản và chịu áp lực của dư luận xã hội trong việc cách tân, đổi mới
di sản [46]
- Quan điểm về phát huy giá trị di tích:
Hiện nay trong thực tiễn khai thác phát huy giá trị của di sản văn hóa đang tồn tại với ba quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất, chưa khai thác: Khi di sản văn hóa được
phát hiện, sau khi phân tích, đánh giá giá trị của di sản, tùy thuộc vào điều kiện nhất định, cân nhắc lợi hại, các nhà quản lý đưa ra quyết định chưa khai thác di sản Trường hợp này được áp dụng đối với các di chỉ khảo cổ học
Quan điểm thứ hai, khai thác một phần: Tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể nhất định, cân nhắc lợi hại, các nhà quản lý đưa ra quyết định giới hạn những lĩnh vực và nội dung khai thác đối với một
di sản hay toàn bộ hệ thống di sản, cân nhắc lợi hại, các nhà quản
lý đưa ra quyết định Theo quan điểm phát huy này thì đây là một phần của di sản trong tổng thể cần tiếp tục nghiên cứu
Quan điểm thứ ba, khai thác toàn diện, triệt để: Khai thác tối đa,
những giá trị nhiều mặt của một di sản hay toàn bộ hệ thống di sản đáp ứng những nhu cầu của đối tượng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội [46]
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về phương thức bảo tồn và phát huy Có ý kiến cho rằng điều phải làm và bắt buộc phải làm là bảo tồn nguyên vẹn những di sản văn hóa đáp ứng nhu cầu thúc đẩy di sản văn hóa phát triển theo xu hướng tiên tiến
và hiện đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của con người hiện nay Thực
Trang 25tiễn cho thấy di sản văn hóa bao gồm nhiều loại hình vật thể và phi vật thể cho nên cần phải kết hợp các quan điểm trên từ đó tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm xử lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản của các nước trên thế giới để tìm ra giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể ở nước ta
Hầu hết các di sản của chúng ta nhỏ bé, đơn chiếc lại ở xen kẽ với cộng đồng, được cộng đồng xây dựng và bảo vệ Nên việc bảo tồn ở nước
ta không nên tách ra khỏi môi trường sinh sống vốn có của nó Chúng ta nên để người dân sống gần với di tích, chăm lo, bảo vệ di tích Tất nhiên, nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và tạo điều kiện để người dân tự giác làm tròn bổn phận của họ Nếu nhìn phương diện nào đó, thì người dân cũng được hưởng lợi từ hoạt động này
Đối với những di sản văn hóa phi vật thể cần phải cố gắng giữ gìn bản chất thật vốn có của nó trong cộng đồng làng xã, nơi nó được sinh ra, tồn tại và lưu truyền Phát huy những thuần phong mỹ tục vốn có trong cộng đồng
Việc bảo tồn di sản văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với phát huy các giá trị và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Nhiều nước trên thế giới biết khai thác hiệu quả tiềm năng di sản văn hóa của dân tộc mình, đã đem lại nhiều lợi nhuận doanh thu cho nước nhà Họ thực sự coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, thu nhập từ du lịch chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn liền với du lịch, lấy du lịch để quảng bá di sản và thúc đẩy kinh tế phát triển, có thể nguồn thu hỗ trợ cho
di sản
1.2 Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Thực tế, quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển
Trang 26của văn hóa dân tộc Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của
Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, xét cho cùng cũng là một phần việc quan trọng của công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng Vì vậy, thực tế công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa thực chất cũng là một phần việc trong quản lý di tích lịch sử văn hóa, do đó đòi hỏi công tác tổ chức điều khiển theo dõi giám sát về hoạt động của các cơ quan quản lý di tích sở các cấp độ khác nhau, tùy theo quy định về chức năng và nhiệm vụ cụ thể Trong Luật Di sản văn hóa 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 đã chỉ
rõ nội dung trong lĩnh vực bảo tồn, và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, trong đó vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý di tích trên địa bàn ở trung ương và địa phương có trách nhiệm quản lý tổ chức thực hiện các văn bản luật và dưới luật có liên quan đến di tích lịch sử văn hóa, cụ thể là các
cơ quan quản lý trực tiếp đối với di tích lịch sử văn hóa có nhiệm vụ:
“Nghiên cứu điều tra tư liệu hóa di tích; tổ chức các hoạt động bảo quản, tu
bổ, tôn tạo di tích; tổ chức bảo vệ di tích với mục tiêu chống xuống cấp cho
di tích, để di tích tồn tại lâu dài; tổ chức lập hồ sơ xếp hạng xác định giá trị
và cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích ” [48]
Về phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa bao gồm các hoạt động:
Tổ chức hướng dẫn tham quan tại các di tích lịch sử văn hóa; quảng bá giá trị hình ảnh của di tích lịch sử văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông; tổ chức xuất bản các ấn phẩm đa dạng, phong phú giới thiệu về nội dung giá trị của
di tích lịch sử văn hóa; đưa di tích đến với thế hệ trẻ học đường; đưa di tích đến với ngành Du lịch; tổ chức nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo về di tích lịch sử văn hóa [48]
Trang 27Hoạt động bảo tồn và giá huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc
và sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng ở mỗi địa phương về giá trị của di tích lịch sử văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, đồng thời vẫn giữ gìn được những nét đặc sắc văn hóa của mỗi địa phương
về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được thể hiện rõ trong Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa và đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể,
trong đó có một nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, nội
dung của nhiệm vụ này gồm 3 nhóm vấn đề như sau:
Một là, vai trò của di sản văn hóa được xác định:
- Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc
- Di sản văn hóa là cốt lõi của bản sắc dân tộc
- Di sản văn hóa là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
- Di sản văn hóa là cơ sở để giao lưu văn hóa
Hai là, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa có nhiệm vụ
Ba là, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với cuộc sống
đương đại: Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp
do cha ông để lại là công việc thường xuyên, liên tục phải làm [34]
Trang 28Định hướng về xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên đã thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, đó là
cơ sở lý luận soi đường cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thực tiễn
Trên cơ sở đường lối văn hóa của Đảng thì Nghị quyết Trung ương 9
(khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước (2014) cũng nêu rõ:
Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước
và con người Việt Nam
Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài Giữ gìn và phát huy
di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong
tôn giáo, tín ngưỡng” [6]
1.3.2 Chính sách của Nhà nước
Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
di sản văn hóa được ban hành, bổ sung, hoàn thiện, đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa
Trang 29Trước hết, phải đề cập đến Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2009) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 7 chương, 74 điều là Văn bản pháp lý cao nhất về mặt nhà nước để quản lý di sản văn hóa nói chung, trong đó có di tích lịch sử văn hóa Trong
Luật Di sản văn hóa đã dành hẳn một chương là chương 4 đề cập đến bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại mục 1, từ điều 28 đến
40 đã làm rõ hệ thống khái niệm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, phân loại di tích, xếp hạng di tích, các khu vực bảo vệ di tích, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý sử dụng di tích có trách nhiệm phải bảo vệ và phát huy giá trị của di tích Mặt khác cũng tại mục này còn nêu rõ nguyên tắc bảo quản tu bổ phục hồi di tích và vấn đề xây dựng dự án bảo quản tu bổ và phục hồi di tích cũng phải
thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và theo Luật Di sản
văn hóa [48], [49]
Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 Trong quyết định này đã làm rõ đối tượng được quy hoạch, các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; định hướng cơ bản trong tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và các giải pháp chủ yếu để thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở nước ta Có thể nói đây
là văn bản pháp lý rất quan trọng, là cơ sở để đội ngũ cán bộ văn hóa, cán
bộ quản lý di sản văn hóa, cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản, di tích lịch sử văn hóa để vận dụng trong thực tiễn hoạt động công tác của mình [21]
- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập
Trang 30hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [14]
- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng
Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh [15]
- Thông tư số 18/2012/TT/BVHTTDL ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng
Bộ VHTTDL quy định chi tiết về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích [16]
Ngoài ra còn có một số Thông tư và Quyết định khác của Bộ trưởng
Bộ VHTTDL về quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật và công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại di tích
Có thể khẳng định, hiện nay chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc Trong quá trình triển khai thực hiện, các chính sách bảo tồn di sản văn hóa từng bước được hoàn thiện, thể hiện trong việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về di sản, tăng cường đầu tư nguồn lực con người cũng như cơ sở vật chất cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Riêng đối với Luật
Di sản văn hóa ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước Các vấn đề liên quan đến việc đầu tư, tu sửa, phục hồi di sản phải tuân thủ nghiêm túc theo quy định của pháp luật hiện hành
Đối với địa phương Ninh Bình: Ngày 14/12/2015, UBND tỉnh Ninh
Bình đã ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình [71]
Như vậy, trong công tác thực hiện chỉ đạo về bảo tồn, phát huy và tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã bám sát các chính sách chung của Đảng, nhà nước và đề ra các chính sách, văn bản riêng để làm cơ sở hành lang pháp lý trong công tác bảo tồn và phát huy di
Trang 31sản văn hóa của tỉnh Cụ thể trong điều 12 tại Quyết định này đã đưa ra các nguyên tắc sau:
Chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Việc sửa chữa, tu bổ, tôn tạo phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tu sửa cấp thiết di tích thực
hiện theo quy định của Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh [31]; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định
về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích [16]
Đối với các di tích tu bổ, sửa chữa nhỏ, không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích thì không cần lập dự án nhưng phải có biên bản đánh giá hiện trạng, hồ sơ thiết kế, dự toán kinh phí gửi đến Sở Văn hóa và Thể thao, khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản mới được tiến hành
Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan đến khu vực bảo vệ và môi trường cảnh quan di tích phải được sự nhất trí bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Văn hóa
và Thể thao đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh và di tích chưa xếp hạng thuộc danh mục kiểm kê đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công bố
có giá trị cần được bảo vệ; ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đối với di tích xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt [71]
Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua công tác quản lý và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã triển khai kịp thời
và ban hành các văn bản cũng như chính sách cụ thể để góp phần quản lý tốt
và hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở địa phương
Trang 321.4 Khái quát về di tích chùa Nhất Trụ
1.4.1 Khái quát về xã Trường Yên
1.4.1.1 Vị trí địa lý và địa hình:
Xã Trường Yên ngày nay nằm trong sơn hệ đá vôi thuộc mạch núi từ vùng Hòa Bình chạy về Tam Điệp Địa hình của xã không bằng phẳng, chủ yếu là những dãy núi trùng điệp xen lẫn các đầm lầy, ao hồ, cánh đồng chiêm trũng
Theo các tài liệu nghiên cứu về địa chất cách ngày nay khoảng trên một vạn năm nước biển đã có ba lần tiến và thoái, mỗi lần như vậy vùng đồng bằng lại được bồi đắp, rộng lớn hơn và tiến dần ra biển Vết tích của những lần biển tiến, biển thoái còn để lại rõ nét ở vết sóng biển đánh mòn chân núi Kỳ Lân, Non Nước, ghềnh thác (Trường Yên)
Tổng diện tích đất đai của xã Trường Yên hiện nay là 2.088 ha Địa hình không bằng phẳng, núi non trùng điệp xen lẫn ao hồ sông ngòi đầm lầy và những cánh đồng Chính vì địa hình không bằng phẳng nên sự phân bố dân cư không tập trung mà trải rộng trên địa bàn toàn xã
Di tích chùa Nhất Trụ nằm trong địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Hiện nay xã Trường Yên gồm 16 thôn: Yên Trạch, Vàng Ngọc, Đông Thành, Tân Hoa, Trường Thịnh, Trường Sơn, Trường Xuân, thôn Trung, thôn Đông, Tam Kỳ, thôn Bắc, thôn Nam, thôn Tây, Chi Phong, Trường An, Tụ An Toàn xã có 3.363 hộ, 11.274 nhân khẩu Phía Bắc giáp sông Hoàng Long, phía đông giáp 2 xã Ninh Giang, Ninh Hòa; phía nam giáp 2 xã Ninh Xuân, Ninh Hải; phía tây giáp xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) Diện tích tự nhiên gần 21km2, trong đó đất canh tác gần 760ha, diện tích núi đá vôi chiếm hơn 960ha, diện tích còn lại là đất thổ cư [4, tr.5]
Trang 331.4.1.2 Xã Trường Yên trong tiến trình lịch sử
Xã Trường Yên là mảnh đất có bề dày lịch sử Trong tiến trình lịch
sử, địa danh này là nơi có di tích chùa Nhất Trụ luôn có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử như sau:
Vào đời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất có di tích thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ
Thời Đinh- Tiền Lê (968-1009) vùng đất có di tích nằm trong khu vực thành ngoại của Kinh đô Hoa Lư, thuộc châu Đại Hoàng
Thời Lý (1010-1224) vùng đất có di tích thuộc lộ Trường Yên Thời Trần (1225-1400) vùng đất có di tích thuộc lộ Trường Yên Thời thuộc Minh (1407-1428) đổi lộ Trường Yên thành châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình
Thời Mạc (1527-1595) vùng đất có di tích thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoa ngoại
Thời Nguyễn, triều Gia Long (1802-1919) vùng đất có di tích thuộc xã Trường Yên hạ, tổng Trường Yên, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên đạo Thanh Bình
Minh mệnh năm thứ 2 (1821) đổi đạo Thanh Bình thành tỉnh Ninh Bình
Từ năm 1930-1945 vùng đất có di tích thuộc xã Trường Yên hạ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Từ năm 1945-1962, tổng Trường Yên tách thành hai xã: Gia Tường và Gia Thành, vùng đất có di tích thuộc xã Gia Tường, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Từ năm 1962-1976 hai xã Gia Trường và Gia Thành sáp nhập với nhau, tên gọi mới là xã Trường Yên Vùng đất có di tích thuộc xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình
Trang 34Năm 1976, hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam sát nhập với nhau thành tỉnh Hà Nam Ninh Năm 1977, huyện Gia Khánh đổi thành huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tháng 4 năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà Từ đó đến nay, vùng đất này có di tích chùa Nhất Trụ vẫn thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình [8]
1.4.1.3 Kinh tế và văn hóa - xã hội
Trường Yên đến thế kỷ thứ X là Kinh đô của Nhà nước Đại Cồ Việt
do vua Đinh Tiên Hoàng sáng lập và vua Lê Đại Hành kế tục sự nghiệp Sang các thời kỳ tiếp theo, nơi đây còn là thủ phủ và là một trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị của cả một vùng rộng lớn thuộc lộ Trường Yên, châu Trường Yên, phủ Trường Yên Vì vậy, xã Trường Yên đã là nơi hội tụ của nhiều dòng họ cư dân sinh sống cho đến hiện nay Theo kết quả điều qua của Mặt trận Tổ quốc xã hiện có tổng dân số là 11.274 người, với 49 dòng
họ, trong đó các dòng họ như: Dòng họ Dương, Nguyễn, Phạm, Vũ, Hoàng, Ngô là những dòng họ có quá trình sinh sống lâu đời
Bên cạnh đó, cũng có những dòng họ mới chỉ trải qua 3-4 đời Người dân xã Trường Yên chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa 2-3 vụ Ngoài ra, còn trồng thêm các loại hoa mầu ngô, khoai, đỗ, lạc Bên cạnh
đó, còn có một số nghề thủ công truyền thống khác như nghề khai thác đá, thợ xây Đặc biệt, thợ xây Trường Yên nổi tiếng khéo léo, tay nghề tinh xảo, nhất là xây đá Hiện nay, thợ xây đá được tổ chức thành Hiệp hội đã
và đang đi làm ở khắp mọi miền đất nước và luôn giữ được chữ tín của nghề truyền thống xây đá Trường Yên Cùng với các nghề thủ công truyền thống nêu trên, người dân xã Trường Yên còn chăn nuôi các con giống nông nghiệp như vịt, ngan, ngỗng thành các trang trại để cung cấp cho những cư dân trong vùng
Trang 35* Một số di tích tiêu biểu ở xã Trường Yên:
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa
Cố đô Hoa Lư năm 2015, hiện nay ở xã Trường Yên còn lưu giữ được khoảng gần 20 di tích đình, đền, chùa, miếu, lăng, phủ khác nhau Cùng với
di tích chùa Nhất Trụ thì ở xã Trường Yên hiện nay đã và đang bảo tồn được một số di tích tiêu biểu như sau:
Đền thờ vua Đinh được xây dựng ngay từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý (1010 - 1225) Năm Hoàng Lịch thứ 7 (1606), đền được xây dựng lại và trải qua các thời kỳ lịch sử thì đền này cũng được tu sửa, bảo vệ và tồn tại đến ngày nay
Đền thờ vua Lê, được xây dựng song song với đền thờ vua Đinh trong cùng một thời gian hiện nay đền cũng được tu bổ, bảo quản, gìn giữ cùng với các hiện vật quý hiếm có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn
Lăng vua Đinh, lăng được xây dựng trên vùng trũng của núi hình yên ngựa khổng lồ có tên núi Mã Yên, phía trước đền thờ vua Đinh mỗi khi đến thăm lăng phải trèo qua 265 bậc đá Lăng có kích thước nhỏ và còn có một tấm bia đá ghi việc xây dựng lăng vào năm Minh Mệnh thứ 21, đến năm
1885 thì được trùng tu lại
Lăng vua Lê, lăng này được xây dựng ở phía Tây Nam chân núi Mã Yên, kích thước lăng nhỏ Tại đây còn có bia ghi dòng chữ Hán “Lê Đại Hành hoàng đế lăng” và cho biết rõ niên đại xây dựng năm Minh Mệnh thứ
21 (1840)
Phủ Bà Chúa, còn được gọi là đền thờ công chúa Phất Kim - là con gái của vua Đinh Tiên Hoàng Phủ được xây dựng bên cạnh chùa Nhất Trụ tại thôn Yên Thành, có quy mô nhỏ, kiến trúc kiểu chữ Đinh Phía trước đền có một giếng được xây theo hình bát giác
Chùa Bà Ngô, chùa này còn có tên là Bà Sa tự, An Diên tự Chùa có quy mô nhỏ, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, hiện còn lưu giữ được một tấm bia đã ghi rõ năm dựng là năm Tự Đức thứ 3 (1850)
Trang 36Ngoài ra, còn có đền Vực Vông, đình Yên Thành, đình Yên Trạch, phủ Đông Vương, phủ Kình Thiên, chùa Ngần cùng với các di tích lịch
sử văn hóa nêu trên, hiện nay ở xã Trường Yên còn lưu giữ được một số lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ, tính nhân văn cao cả, đượm mầu sắc dân tộc hết sức độc đáo và hấp dẫn, đó là: Lễ hội Cố đô Hoa Lư tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, phần hội có Cờ lau tập trận, Lễ Phật Đản, lễ khao tống thuyền rồng tại chùa Nhất Trụ
1.4.2 Về di tích chùa Nhất Trụ
1.4.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại
Chùa Nhất Trụ tọa lạc ở thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư xưa chỉ cách đền Lê Đại Hành về phía bắc gần 100m Chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê, qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn
Phật giáo thời Đinh Lê được coi là quốc giáo, đạo Phật phát triển Vì thế được xã hội rất tôn sùng
Thế kỷ X là thế kỷ Việt Nam bắt đầu giành được quyền tự chủ, Phật giáo và Thiền tông là hai hệ thống phật giáo hưng thịnh nhất thời đại Phật giáo thường tôn trọng và pha lẫn với những tín ngưỡng, tôn giáo dân gian cổ truyền của từng địa phương Nó góp phần vào việc tích cực vun trồng ý chí độc lập tự cường, tinh thần độc lập, ý thức độc lập của dân tộc Phật giáo đã trở thành
bộ phận cấu thành của nền văn minh Đại Cồ Việt Trong thế kỷ
10, Phật giáo đã phát triển và tiến lên đỉnh cực thịnh trong mấy thế kỷ tiếp theo Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cung đình Hoa Lư, Đại Việt sử ký toàn thư, một quyển sử viết ở thế kỷ 15 cho biết: Vua Đinh Tiên Hoàng đã nhiều lần cùng Ngô Chân Lưu bàn quốc sự
Trang 37Tân Mùi năm thứ 2 (971) khi định ra các giải phẩm cho các quan văn, võ và tăng đạo đã cho tăng thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt đại sư
Sang triều Lê, Vua Lê Đại Hành đã dùng nhà sư gốc chiêm Thành là Mahamada lấy họ Dương làm quan trong triều Nhà sư Pháp Thuận (915-990) trong buổi đầu sáng nghiệp nhà Lê, là người có công trù tính, quyết định kế hoạch, nhưng khi thiên hạ thái bình thì không chịu phong thưởng Vua Lê Đại Hành rất kính trọng không gọi tên, chỉ nói Đỗ Pháp sư, sau này vua Lê Đại Hành còn hỏi ông về vận nước
Nhà sư Vạn Hạnh, người đứng đầu phái Thiền Tông đã được vua
Lê hỏi ý kiến trước khi xuất quân đánh Tống Vạn Hạnh đã dự đoán “Từ ba đến bảy ngày giặc Tống phải tan” và khuyên vua:
“nên đánh ngay đừng để mất thời cơ”
Sau khi thắng Tống, việc ngoại giao trở thành một trong những công việc trọng yếu của nhà nước Vua Lê Đại Hành đã cử hai nhà sư Khuông Việt và Pháp Thuận làm nhà ngoại giao để đón tiếp sứ giả Như vậy, nhà sư có nhiều đóng góp quan trọng trong triều đình Đinh- Lê, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt Hẳn vì thế mà đạo Phật trở thành một loại tôn giáo độc đáo: Vừa mang hình thức tôn giáo vừa thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian, vừa thể hiện tư tưởng của Nhà nước Phật giáo đã sáng tạo ra ngôi chùa và biến ngôi chùa thành trung tâm văn hóa ở Việt Nam [8]
Hiện vật được bảo tồn qua hàng ngàn năm nay đã khẳng định dấu tích của ngôi chùa đó là cột (trụ) đá khắc kinh Phật Có thể nói đây là một
bi ký có niên đại sớm của thời kỳ phong kiến tự chủ, dưới triều Tiền Lê ở nước ta
Trang 38* Chùa Nhất Trụ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) chùa Nhất Trụ là nơi đón nhận và bảo vệ cán bộ ta qua lại, nơi cất giấu nhiều tài liệu, vũ khí, đạn dược Chùa cũng là nơi đặt trụ
sở hành chính của UBND xã Gia Trường
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chùa là nơi chứa lương thực, thực phẩm phục vụ cho quân và dân ta, là nơi hội họp, giao lưu văn hóa sau hòa bình lập lại Cụ tổ có công tích lớn trong thời gian kháng chiến, cũng như sau hòa bình lặp lại, đó là nhà sư Thích Đàm Huy, trụ trì chùa Nhất Trụ [8]
Ngày 25/4/1998, chùa Nhất Trụ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là
Bộ VHTTDL) ra Quyết định số 722/QĐ-BVHTT công nhận là Di tích lịch
sử văn hóa đặt dưới sự bảo vệ của cả nước và toàn dân Từ đó cho đến nay,
đã có nhiều hoạt động thiết thực của các cấp quản lý có thẩm quyền ở địa phương đối với di tích nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Nhất Trụ trong đời sống văn hóa cộng đồng
1.4.2.2 Về không gian di tích
Theo kết quả điều tra khảo sát và căn cứ vào hồ sơ di tích chùa Nhất Trụ của Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư cho biết: Di tích chùa Nhất Trụ vừa là di tích lịch sử vừa là di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Nhất Trụ được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, nằm ở chính thôn Yên Thành, xã Trường Yên Chùa quay về hướng tây, đây là hướng theo thuyết phong thủy “rất tốt”, một thế đất đẹp, cao ráo và vuông vức Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh
Hiện nay, tổng thể mặt bằng và kiến trúc của chùa Nhất Trụ bao gồm các công trình sau: Cổng chùa, Thượng điện, Chính điện, Nhà Mẫu, Nhà thờ Tổ, Cột kinh Phật; Mộ tháp
Trang 39Tại không gian sân chùa có bức bình phong, cây đèn, lư hương và nhà đón tiếp khách hành hương về chùa lễ Phật Ngoài ra, để phục vụ cho sinh hoạt của các nhà sư trụ trì chùa Nhất Trụ, còn có nhà bếp - ăn và giếng nước
1.4.2.3 Đặc điểm kiến trúc nghệ thuật
Di tích chùa Nhất Trụ nằm trong hệ thống di tích của tỉnh Ninh Bình, kiến trúc nghệ thuật của di tích có dấu ấn riêng, mặc dù đã trải qua thời kỳ chiến tranh, sự tác động của thiên nhiên nhưng những dấu ấn đó không hề mất đi, ngược lại càng làm nổi bật nét đẹp, yếu tố chủ đạo, sự hài hòa trong
bố cục tổng thể di tích
* Về kiến trúc chùa:
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, hướng chính tây Cổng xây 2 tầng 8 mái, 4 góc mái ngói xây cong lên phía trên, lợp ngói nam Chùa Nhất Trụ mang phong cách đời Nguyễn Các bức mê trang trí hoa lá cách điệu, lá lật, vân xoắn, hoa sen, đường triện,
kẻ chỉ Mái chùa cong, trên nóc trang trí rồng chầu lá lật
Tòa Thượng điện gồm ba gian chạy dài phía sau, có chiều dài là 7m, chiều rộng 4,1m Gồm hai hàng chân cột cái bằng gỗ lim, hai hàng chân cột quân xây bằng gạch, gắn luôn với tường nhà Bức cuốn ở vì kèo giữa trang trí chữ thọ, hai con rồng chầu mặt nguyệt Vì kèo trang trí lá lật, vân xoắn Theo thứ tự từ trên xuống, các vị trí thờ của tòa Thượng điện gồm:
Hàng thứ nhất: 3 pho tượng Tam Thế, tượng trưng cho Phật ở 3 giai đoạn, quá khứ - vị lai - hiện tại Ba pho tượng đều được tạc ở
tư thế ngồi thiền, hai tay đan chéo vào nhau, đặt ngửa trong lòng,
cổ cao ba ngấn, mắt nhìn thẳng
Hàng thứ hai: Tượng A di đà khá lớn ngồi thiền trên tòa sen Hai bên là tượng Quan Âm và Thế Chí, tạc ở tư thế đứng, đầu đội mũ chạm hình cánh sen, hai tay cầm pho sách đặt trước ngực
Trang 40Hàng thứ ba: Tượng Chuẩn Đề (thiên thủ thiên nhãn) Tượng tạc ngồi trên tòa sen
Hàng thứ tư: Tượng Quan Âm Thị Kính
Hàng thứ năm: Tượng Thích Ca Sơ Sinh đứng giữa, trên một tòa sen, tay phải chỉ xuôi xuống đất, bàn tay trái nắm lại, ngón giữa
và ngón áp trỏ duỗi thẳng, tay trái dơ lên trời Bức tượng nằm trong lòng của tòa Cửu Long, trên cùng tòa Cửu Long được gắn tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi thiền trên tòa sen, hai bên có hai pho tượng đều tạc ở tư thế đứng, hai tay chắp úp lại trước ngực,
đó là tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đứng hầu
Hàng thứ sáu: Tượng Thổ Đại và Thánh Tăng, tượng tạc ở tư thế ngồi, tay phải đặt xuôi lên đầu gối, tay trái đặt ngửa, tay trái uốn cong áp vào ngón trỏ Dưới tòa Thượng Điện là nhang áng làm bằng gỗ Xung quanh trang trí độc long, lá vật, vân xoắn, hoa thị”
Chính điện gồm năm gian tiền bái và ba gian thượng điện chạy dài phía sau Mái lợp ngói nam, hai bên đầu kim bờ nóc của tòa tiền bái có hình rồng chầu lá lật, đường nét mềm mại, tinh xảo Tòa tiền bái dài 13,8m, rộng 5m, ra vào chùa bằng ba cửa chính, cách làm kiểu bức bàn, kiến trúc vì kèo kiểu giá chiêng, toàn bộ mái được nâng đỡ bằng ba vì kèo và hai đầu đốc Các cột, hoành,
xà đều to khỏe và vững chắc, các cột trụ chính đương kính là 28cm, được kê trên chân tảng bằng đá, làm theo kiểu thắt cổ bồng Các đầu xà đều trang trí lá lật, vân xoắn, các bức mê trước cửa tiền bái trang trí chữ thọ, nằm trong vòng tròn của mặt nguyệt, hai bên mặt nguyệt trang trí hoa lá cách điệu Cửa võng được trang trí đề tài hoa cúc mặt trời, xà ngang trang trí vân mây mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn