Tuy nhiên, bước đường đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể cùa nhân loại là một lộ trình dài và không đơn giản khi hát Xoan chủ yếu nằm trong trí nhớ của những nghệ nhân cao
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục của đề tài 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÚ THỌ VÀ NGHỆ THUẬT HÁT XOAN 6
1.1 Khái quát về Phú Thọ 6
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên 6
1.1.2 Đặc điểm văn hóa – cư dân 7
1.2 Giới thiệu về loại hình hát Xoan 8
1.2.1.Khái niệm vào nguồn gốc 8
1.1.2 Tổ chức phường Xoan 12
1.2.3 Không gian và thơi gian hát xoan 13
1.2.4 Trang phục, nhạc cụ hát Xoan 14
Chương 2: NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT HÁT XOAN PHÚ THỌ 15
2.1.Phong tục tập quán 15
2.1.1 Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa 15
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt hát Xoan 16
2.1.3 Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng 17
2.1.4 Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát 18
2.1.5 Diễn xướng và trình tự cuộc hát Xoan 19
2.2 Nghệ thuật dân ca Hát Xoan 21
2.2.1 Lời ca 21
2.2.2 Âm nhạc 23
Trang 2Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT HÁT XOAN –
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 28
3.1.Hiện trạng 28
3.1.1 Hát Xoan trong sinh hoạt gia đình 29
3.1.2 Hát Xoan trong trao duyên trai gái 31
3.1.3 Hát Xoan trên sân khấu ca nhạc nghệ thuật quần chúng và chuyên nghiệp 32
3.2 Vấn đề khai thác, bảo tồn loại hình nghệ thuật hát Xoan 33
3.2.1.Vấn đề khai thác nghệ thuật truyền thống hát Xoan 34
3.2.2 Bảo tồn loại hình nghệ thuật hát Xoan 34
KÉT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, xu thế công nghiệp hoá – hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người Đồng thời những thách thức
về vấn đề truyền thống và hiện đại cũng được đặt ra một cách cấp thiết và gay gắt hơn bao giờ hết trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Trong cái nhìn hồi cố về văn hoá truyền thống di sản văn hoá nói chung
và di sản văn hoá phi vật thể nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng bởi “Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc,
cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá…” Cũng chính vì vậy mà nghị quyết 5 BCH TW khoá VIII đã nêu rõ: “Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá cách mạng bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể”
Trên tinh thần đó,trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chính sách, công trình nghiên cứu nhằm giữ gìn, khôi phục và phát huy giá trị những di sản văn hoá phi vật thể,trong đó có hát xoan Đặc biệt, ngày 3-10-
2009, tại Phú Thọ đã diễn ra Hội thảo khoa học “Xây dựng hồ sơ quốc gia hát xoan Phú Thọ đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp” do sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Phú Thọ phối hợp với Viện âm nhạc Việt Nam tổ chức Đây là mục tiêu quan trọng nằm trong chiến lược phát triển văn hoá của tỉnh, góp phần thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII về “Xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc” Và đến ngày 24/11/2012, UNESCO đã bỏ phiếu chính thức công nhận đưa loại hình hát Xoan vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới
Trang 4Tuy nhiên, bước đường đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể cùa nhân loại là một lộ trình dài và không đơn giản khi hát Xoan chủ yếu nằm trong trí nhớ của những nghệ nhân cao tuổi, điều kiện thiếu thốn về trang thiết bị Chính vi thế cần đòi hỏi hơn nữa sự quan tâm của các cấp, chính quyền từ TW đến địa phương trong cả nước, đăc biệt là chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ
Xuất phát từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát xoan Phú Thọ” làm đề tài bài tiểu
luận của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu khái quát về những hình ảnh đặc trưng của hát Xoan Phú Thọ cũng như những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu Qua đó cho chúng ta thấy được diễn trình của điệu hát cũng như những biến thái, thay đổi do sự tác động của quá trình lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội…
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích nguồn gốc, lịch sử phát triển, lề lối tổ chức quá trình diễn xướng, những đặc điểm cơ bản của hát Xoan và bước đầu thẩm định những giá trị và vai trò đích thực của hát Xoan đối với đời sống văn hóa của cư dân vùng đất tổ Phú Thọ
Nghiên cứu hát Xoan vùng Phú Thọ nhằm chỉ ra những nguyên nhân thực trạng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất phương hướng bảo tồn
và phát huy hát Xoan trong thời đại hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập chung đi sâu vào nghiên cứu Hát Xoan – một di sản văn hóa đặc sắc của cư dân vùng đất tổ Phú Thọ được tồn tại và phát triển trong sinh hoạt văn hóa của dân chúng xưa và nay
Khảo sát thực trạng về hát Xoan ở xã Kim Đức và Phượng Lâu, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn gần đây
Trang 55 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học sử dụng những phương pháp sau:
Chương 1: Khái quát về Phú Thọ và nghệ thuật hát Xoan
Chương 2: Nét độc đáo trong nghệ thuật hát xoan Phú Thọ
Chương 3: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xoan – Di sản văn hóa phi vật thể
Trang 6Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÚ THỌ VÀ NGHỆ THUẬT HÁT XOAN 1.1 Khái quát về Phú Thọ
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Phú Thọ - một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây_Bắc thủ đô Hà Nội,phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc,phía tây giáp 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La,phía nam giáp Hà Tây và Hòa Bình,phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái
Là địa bàn chuyển tiếp giữa vùng rừng núi và đồng bằng, trung tâm của nước Văn Lang cổ đại thời các vua Hùng dựng nước Phú Thọ có địa thế và cảnh quan phong phú, vùng núi cao tập trung ở phía Tây – Bắc, thuộc các huyện Thanh Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập Vùng gò đồi thuộc các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hà Hòa, Đoan Hùng và Phù Ninh Vùng đồng bằng của tỉnh nhỏ hẹp, chủ yếu nằm ở phía nam huyện Lâm Thao và một số tả ngạn sông Đà, thuộc huyện Thanh Thủy, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ
Ba con sông lớn của tỉnh là: sông Thao, sông Lô, sông Đà cùng hợp lưu tại Việt Trì tạo thành một vùng đất “Sơn chầu thuỷ tụ”,một đầu mối giao thông quan trọng của vùng trung bdu Bắc Bộ
Đây cũng chính là quê hương của vùng xoan với 4 phường xoan cổ nay thuộc địa bàn 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu (thành phố Việt Trì)
Xã Kim Đức là một xã vùng gò đồi phía Bắc xã Phù Ninh, phía Nam Vân Phú, phía đông xã Hùng Lô Xã Kim Đức có 2 thôn: Kim Đức và Phù Đức là cội nguồn của Hát Xoan với những câu chuyện về phường săn Kim Đức( phương săn lưới) Năm 1903 thành lập tỉnh Phú Thọ, huyện Hạc Trì gồm 8 làng: Kim Đái, Nhượng Bộ, Phú Nam, Phù Đức, Phượng Lâu, Vân Luông, Yên Lão, Yên Thái Năm 1960 huyện Hạc Trì giải thể, xã Kim Đức thuộc huyện Phù Ninh Hiện nay Kim Đức có 2 thôn: Kim Đái và Phù Đức thuộc thành phố Việt Trì
Trang 7Xã Phượng Lâu là nơi có phường xoan An Thái Vào thế kỷ XIX xã còn
có tên là An Thích với 2 thôn: An Thái, Khả Lãm thuộc tổng Phượng Lâu (Phù Ninh) Năm 1960 giải thể Hạc trì, Phượng Lâu, Thạch Quả, An Thái hợp thành xã Phượng Lâu – Việt Trì như ngày nay
1.1.2 Đặc điểm văn hóa – cư dân
Phú Thọ không chỉ đẹp bởi những vùng núi cao xung quanh mây phủ, bởi những dòng sông êm ả xuôi dòng mà Phú Thọ còn đẹp bởi hồn người đất
Tổ
Cư dân Phú Thọ phần lớn có nguồn gốc từ cư dân Văn Lang thời các vua Hùng _ những con người đã làm nên nền văn minh sông Hồng nổi tiếng Người dân Phú Thọ cần cù chịu khó, rất mến khách và thân thiện Họ gắn chặt chẽ với nhau trong văn hóa xóm làng nên tính cộng đồng người Việt được thể hiện một cách rõ rệt Hơn hết, người Phú Thọ có truyền thống yêu nước và giữ nước, mang trong mình dấu ấn của cội nguồn của dân tộc Bản thân mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đó của dân tộc
Với 2 thành phần chủ thể la người Kinh và người Mường cùng với hơn
21 dân tộc khác, cư dân Phú Thọ đã hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam góp phần tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc, trong đó nền tảng văn hóa truyện thống thời đại Hùng Vương vẫn không ngừng được bảo và phát huy
Cũng chính từ nền văn hóa ấy đã cho ra đời các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể vô cùng to lớn và đặc sắc Cùng với Mộ Tổ, đền Hùng, Phú Thọ còn rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đầy huyền thoại và đậm chất sử thi, hệ thống đình chùa, miếu mạo khá phong phú Gắn kết những di tích ấy là các lễ hội truyền thống từ hàng ngàn năm truyền lại: hội đền Hùng, hội đền Mẫu Âu Cơ… Ngoài ra còn có các truyền thuyết, sự tích, thơ ca, hò vè, hát ví, hát đùm… của dân cư Mường ở những vùng quê rất đặc sắc: làng cười Văn
Trang 8Lang, thơ Bút Tre…Điều đó đã tạo ra diện mạo văn hóa của vùng đất Tổ mà không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác và hát xoan – một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Phú Thọ đã góp phần làm nên diện mạo đó
Xã Kim Đức - Phượng Lâu – thành Phố Việt Trì là 2 xã có 4 phường hát xoan cổ cũng là vùng văn hóa lễ hội với những truyền thuyết từ thời đại Hùng Vương tiêu biểu cho văn hoá lễ hội đất Tổ với tính cổ sơ,truyền thống và những đặc trưng : trò diễn sinh thực khí,chơi đu,chọi gà…Nằm trong địa bàn Văn Lang xưa, vùng xoan cũng là một vùng đất dày đặc các di tích khảo cổ các giai đoạn văn hóa phát triển liên tục từ Sơn Vi đến Phùn Nguyên, Đồng Đâu, Gò Mun, Đông Sơn
Tóm lại, vị trí và đặc điểm tự nhiên của Phú Thọ hoàn toàn thuận lợi cho
sự hình thành một trung tâm văn hoá lớn Đây chính là cơ sở ra đời các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang sắc thái riêng vùng đất Tổ: sắc thái cội nguồn điều này đã lý giải tại sao giúp nghệ thuật hát xoan tồn tại một cách bền vững đến vậy Trải qua bao thăng trầm, có giai đoạn tưởng như đã rơi vào quên lãng nhưng rồi lại phục hồi và tồn tại trong lòng cộng đồng người Việt cho đến tận ngày nay
1.2 Giới thiệu về loại hình hát Xoan
1.2.1 Khái niệm vào nguồn gốc
Hát xoan là loại hình dân ca nghi lễ phong tục phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng, được hát ở cửa đình trong lễ hội mùa xuân Mang 2 yếu tố thờ lễ và vui chơi
Sự ra đời của hát xoan gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện dân gian nhằm lý giải về nguồn gốc và sự hình thành của hát xoan Ở Phú Thọ
có 4 làng xoan gốc: Kim Đới, Phù Đức, Thét (Kim Đức VT) và An Thái ( Phượng Lâu Việt Trì) Theo truyền thuyết hát xoan có từ thời vua Hùng dựng nước Truyền thuyết kể rằng Hoàng Hậu của vua Hùng mang thai, đến thời kỳ sinh nở đau bụng mãi không đẻ được Lúc đó có 1 người hầu gái tâu với vua
Trang 9về nàng Quế Hoa xinh đẹp lại múa giỏi hát hay, nếu mà đón nàng về thì Hoàng Hậu sẽ có thể đỡ đau mà sinh nở được Vua nghe lời, cho mời nàng Quế Hoa tới, giọng hát hay như chim hót và tay dẻo như bướm của nàng đã làm cho Hoàng Hậu quên đau mà hạ sinh Hoàng Tử Nhà Vua mừng rỡ hết lời khen ngợi và truyền cho các cô gái của mình học lấy điệu hát múa Đó chính
là điệu hát xoan bây giờ Các cụ già lý giải bởi vì được hát vào mùa xuân nên được gọi là hát xoan
Trong chuyến đi thực tế đến với hát xoan chúng tôi đã được trực tiếp tiếp xúc với các nghệ nhân hát xoan Và cũng đã được nghe các cụ kể về một vài truyền thuyết khác nhau Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ – phường trưởng phường xoan Phù Đức đã kể cho đoàn thực tế nghe về một truyền thuyết khác về hát xoan Cụ kể rằng: “Ngay đầu xuân vua Hùng đi Kinh lý, chiều mùng ba tết dừng nghỉ lại ở Lải Lèn (Kim Đức), dân làng ra chào mừng và dân nhiều thức
ăn do họ tự làm, suốt đêm hôm ấy dân làng múa hát cho nhà vua xem.Sáng hôm sau nhà vua từ biệt dân làng đi tiếp Từ đó có miếu thờ ở Lãi Lèn và tục
lệ cứ đến chiều mùng 3 tết hàng năm dân làng lại sửa lễ rước kiệu ra đình để
“rước vua” Suốt đêm hôm đó ở các cửa đình: Kim Đức, Phù Đức, Thét đến sáng hôm sau mới tan hội Từ mùng năm tháng giêng mới đi hát ở các đình nước nghĩa, cũng vì thế mà hát xoan còn gọi là hát “Lãi Lèn”
Chuyện dân gian ở các xã Cao Mại (Đình thờ công chúa Nguyệt Cư), Hương Nộn (đền thờ Xuân Nương) là các xã có hát xoan và cũng có những câu chuyện nguồn gốc hát xoan…Những câu chuyện gắn với thời kỳ lịch sử Hùng Vương để mà lý giải cho việc hát xoan có từ lâu đời
Chúng ta đều biết mỗi di tích văn hóa đều được gắn với một thời kỳ lịch
sử nhất định và hát xoan cũng không tách khỏi lịch sử phát triển văn hóa nghệ thuật của dân tộc ta nói chung Giai đoạn phát triển văn hóa nào cũng có những đặc trưng riêng về hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật riêng để
ta có cơ sở mà xác định được thời điểm hình thành của di tích lịch sử ấy
Trang 10Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về quá trình ra đời và phát triển của hát Xoan (trong cuốn sách: hát xoan phú thọ - NKK – 2008) và đưa ra một kết luận rằng: Hát xoan có từ thời vua hùng dựng nước Tới thời Hậu Lê (Lê Thánh Tông) hát xoan dân gian được hòa nhập với xoan Cung Đình và cho ta thấy những dị bản xoan bây giờ Hát Xoan mang trong nó cả 2 dòng văn học: Văn học dân gian và Văn học bác học Theo các cụ nghệ nhân Phù Đức, những bài hát xoan do Thân Nhân Trung (người Yên Dũng – Hà Bắc đỗ tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 7) soạn ra Phường Xoan Phù Đức vẫn coi họ “Thân” và họ “Đỗ” là tổ của hát xoan
Có thể nói, hát xoan ra đời từ rất sớm gắn với sự ra đời và phát triển của
cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng của người Việt.Hát xoan ngoài nội dung ca ngợi thành hoàng làng còn là những điệu dân ca, dân vũ ca ngợi bốn mùa, quê hương, phản ánh cuộc sống của người dân lao động Chính vì thế từ khi ra đời, hát xoan đã được người dân đón nhận một cách nồng hậu và xem như một phần trong đời sống tinh thần
cư dân miền đất Tổ
Hình thành và phát triển
Hát xoan ra đời từ rất sớm gắn với sự ra đời, phát triển cây lúa nước, với đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của người Việt
Được sinh ra trên miền đất Tổ - trong cái nôi sinh tụ của người Việt cổ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, lại được hậu thuẫn bởi những điều kiện tự nhiên xã hội thuận lợi “Thiên thời - địa lợi - nhân hoà” Tất cả những điều kiện đó chính là cơ sở, là nền tảng để nghệ thuật hát xoan tồn tại và phát triển một cách bền vững
Loại hình dân ca nghi lễ phong tục, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng Hát xoan không thể thiếu được trong lễ hội mùa xuân,tại các cửa
Trang 11đình là những làn điệu dân ca, dân vũ ca ngợi 4 mùa, quê hương phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động hàng ngày như: chèo thuyền, kiểm củi, đánh cá….Hát xoan thực sự đã đi vào đời sống nhân dân lao động, gắn liền với họ như một phần máu thịt Họ sinh ra trong sự chào mừng của tiếng hát xoan mẹ hát, họ lớn lên cùng với nghệ thuật hát xoan Và khi ra đi họ cũng mang theo
sự say mê với nó Họ truyền dạy cho con cháu đời sau với mong muốn nghệ thuật hát xoan sẽ mãi mãi được giữ gìn và phát triển
Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, xoan chỉ là những bài hát mang tính chất khấn nguyện trong lễ tế Thành hoàng làng, vua quan với nghệ thuật trình diễn thô sơ, cấu trúc âm nhạc đơn giản, mang tính dân ca dân dã thì ở giai đoạn sau, những nho sĩ thời Lê đã kết hợp giữa dân ca Hùng vương với tư tưởng Nho gia, ngôn từ bác học như “ tuyết trăng mây núi”, “ ngư tiều canh mục”… tạo nên sự phong phú và đặc trưng riêng của nghệ thuật hát xoan như ngày nay
Sau năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc chế độ phong kiến ở Việt Nam, hát xoan mất đi 1 điểm tựa vững chắc, những đình làng, miếu mạo bỏ khong, tổ chức phường xoan trở nên rời rạc…vì thế đã có thời điểm hát xoan
bị rơi vào quên lãng
Mãi đến năm 1995 dựa vào một số làn điệu còn lại được lưu giữ trong dân gian các nghệ nhân đã cải biên lời mới và thành lập đội văn nghệ chuyên luyện tập và biểu diễn hát xoan tại các cửa đình vào lễ hội mùa xuân Năm
1975 đội văn nghệ này bị giải tán
Năm 1979 tại hội diễn dân ca và nhạc cổ truyền ở Bắc Ninh có 6 người tham gia và đạt huy chương vàng Điều này đánh dấu sự trở lại của nghệ thuật hát xoan vào năm 1990 Đến năm 1992 hát xoan được yêu cầu đưa vào phục
vụ lễ hội đến Hùng Từ đây người dân trong tỉnh và du khách thập phương đã được tiếp cận nhiều hơn với ghệ thuật hát xoan Năm 1998 câu lạc bộ hát xoan gồm thanh niên được thành lập Từ ngày 19/9 đến 23/9/2009 Tô Ngọc
Trang 12thanh đưa người sang diễn hội thảo ở Thái Lan với 6 nước vùng sông mê Kông
Đặc biệt vào ngày 3/10/2009 tại phú thọ đã diễn ra hội thảo khoa học xây dựng hồ sơ quốc gia hát xoan Phú Thọ đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp do Sở văn hoá_Thể thao_Du lịch tỉnh Phú Thọ phối hợp với âm nhạc Việt nam tổ chức Góp phần thể hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc
1.1.2 Tổ chức phường Xoan
Hát xoan tổ chức thành phường xoan, còn gọi là họ xoan.Hiện nay ở Phú Thọ còn lại 4 phường xoan,trong đó tại xã Kim Đức có 3 phường xoan: Kim Đới, Phù Đức,Thét
Phường xoan là tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng làng, phần lớn là có quan hệ họ hàng, bà con với nhau Phường xoan chỉ nhận những người cùng làng mà không kết nạp nơi khác
Mỗi phường xoan có 8-15 người hoặc có thể đông hơn Đứng đầu phường xoan có một ông trùm là người đứng tuổi có uy tín, kinh nghiệm về nghề nghiệp, biết chữ Nôm Có nhiệm vụ quản lý các thành viên trong phường, hướng dẫn học các làn điệu và bài hát xoan Có trách nhiệm giao tiếp với các cửa đình nơi họ xoan đến hát vào mùa lễ hội
Ngòai ra còn có 4-5 kép,12-15 đào Nam gọi là kép, nữ gọi là đào.Kép
có thể là người đứng tuổi đã có vợ con nhưng phường xoan nào cũng phải có 1- kép con từ 12-15 tuổi để múa hát các điệu mở đầu Đào xoan là những cô gái xinh đẹp hát hay tuổi từ 15-20, khi đã có chồng thường không theo phường nữa
Hiện nay, tại phương xoan Phù Đức (Xã Kim Đức) do nghệ nhân Lê Xuân Ngũ làm phường trưởng cho biết: “Hiện nay phường xoan có hơn 30
Trang 13người, có 4 người 10 tuổi, có 6 người đang học cấp 2,còn lại là các cụ già và thanh niên”
Do tuyển lựa người cùng làng nên nhiều trường hợp người trong một gia đình, 1 chi, 1 họ cùng trong 1 phường và lần lượt thế hệ thời gian họ xoan tạo nên tính kế thừa truyền thống của phường xoan Những người trong phường còn gọi nhau là “ con họ” Vì thế phường xoan còn là một tổ chức phường họ mang tính gia trưởng
1.2.3 Không gian và thơi gian hát xoan
Hát xoan là hình thức hát cửa đình, hát thờ lễ cho nên không hát ngoài trời như hát ví, hát quan họ Xoan được hát trong đình, trước đèn thờ lung linh đèn, nến và hương thơm Vì vậy, “Không thể tách xoan khỏi môi trường sống của nó” (Cô Nguyễn Mai Thoa – trưởng phòng công tác nghiệp vụ bảo tàng tỉnh Phú Thọ)
Các họ xoan mở đầu múa hát từ mùng 1 tết đầu xuân trên quê xoan Buổi sáng các ngày tết phường xoan làng nào cứ hát ở cửa đình làng ấy nhưng tổi các họ xoan lại họp nhau lại lần lượt hát ở các đình miếu:
Mồng 1 tểt hát ở đình Cả và miếu Cấm làng An Thái và Phượng An Mồng 2 tết hát ở làng Đơi của Kim Đới
Mồng 3 tết hát ở miếu Lãi Lèn của Phù Đức
Mồng 4 tết hát ở miếu Thét, Phù Đức
Cả 4 cuộc hát trên đều hát từ tối hôm nay đến tận sáng hôm sau Những đêm hát ấy cũng là đêm hội làng náo nức của không khí hội hè đình đám mùa xuân.Từ mồng 4 tết trở đi, các họ xoan bắt đầu khăn gói lên đường lần lượt đi hát ở các đình nước nghĩa Khi đi hát theo tục giữ cửa đình, thường cứ 2 phường xoan đi với nhau, ít khi đi cả 4 phường hoặc đi hát 1 phường Các họ xoan chia nhau giữ cửa đình của 16 xã không kể 2 xã gốc xoan:
+ Phường xoan An Thái giữ các cửa đình ở các xã:
Nông Trang, Cẩm Đội, Dĩu Lâu (Việt Trì)
Trang 14Cao Mại, Hữu Bổ, Thanh Đình (Lâm Thao)
Đức Bác (Lập Thạch – Vĩnh Phúc)
Hương Nộn (Tam Nông)
+ Phường xoan Phù Đức giữ các cửa đình:
Tây Cốc (Đoan Hùng)
Tử Đà, Y Kỳ, Phù Ninh Nha Môn (Phù Ninh)
+ Phường Thét giữ các cửa đình:
Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Quế (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc)
+ Kim Đới không chính thức giữ cửa đình nào mà chỉ theo các họ bạn và chỉ hát ở trong phạm vi huyện Phù Ninh mà ít khi hát nơi khác Thông thường
2 họ xoan cùng đi với nhau hát ở 1 đình nhưng họ xoan giữ cửa đình vẫn được ưu đãi hơn về mặt tinh thần như được tế thần, ông trùm xoan được đứng ngang chiếu nhất ngang với chủ tế Cũng chỉ phường xoan giữ cửa đình mới đước hát nhập tịch mời thần linh về dự và hát bài Kiều Dương mở đầu 14 quả cách
1.2.4 Trang phục, nhạc cụ hát Xoan
Ông trùm và kép mắc áo the khăn xếp, quần áo trắng Kép hát cũng có
khi dùng khăn lượt, cổ quấn khăn nhiêu hay lụa bạch
Đào xoan – y phục là áo tứ thân, áo cánh tơ tằm, khăn vuông thâm, một khăn vấn bằng vải nâu tím, thắt lưng màu, yếm trắng hay màu cánh sen, màu
hoa đào, màu điều, chiếc nón nhị thôn
Nhạc cụ của phường xoan đơn giản:
Gồm 1- 2 chiếc trống con và bộ phách làm bằng tre hay mai dày, dài một
gang tay
Trang 15Chương 2 NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT HÁT XOAN PHÚ THỌ 2.1 Phong tục tập quán
2.1.1 Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa
Ở Phú Thọ có 21 làng có tục Hát Xoan song chỉ có 4 làng có người đi hát: Kim Đơi ( Kẻ Đơi), Phù Đức, Thét ( ba làng này đều thuộc xã Kim Đức)
và làng An Thái ( xã Phượng Lâu -thành phố Việt Trì) Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết ( âm lịch), thì từ ngày mùng 5 tết các phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình làng bạn Ngoài 4 làng Xoan gốc, 17 làng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có tục Hát Xoan là:
- Làng Tử Đà, xã Tử Đà huyện Phù Ninh,
- Làng Phù Ninh, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh
- Làng An Đạo, xã An Đạo, huyện Phù Ninh
-Làng Tiên Du, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh
-Làng Cao Mại, xã Cao Mại, huyện Lâm Thao
-Làng Hữu Bổ, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao
-Làng Thanh Mai,xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao
-Làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao
-Làng Cẩm Đội, xã Thụy Vân, huyện Việt Trì
-Làng Tử Du, xã Tử Du, huyện Lập Thạch
-Làng Đức Bác, xã Đức Bác, huyện Lập Thạch
-Làng Hoàng Chuế, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc
-Làng Xậu, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc
-Làng Tây Cốc, xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng
-Làng Nông Trang, thành phố Việt Trì
-Làng Dữ Lâu, thành phố Việt Trì
-Làng Hương Nộn, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông
Trang 16Cuộc lưu diễn của các phường Xoan thường diễn ra trong gần 3 tháng
Lệ giữ cửa đình quy ước mỗi phường Xoan chỉ có một số cử đình chính để hang năm đến hát thờ Ví dụ phường Kim Đơi giữ cửa đình Hữu Bổ Thanh Mai, Nha Môn phường Phù Đức giữ các đình Phù Ninh Đức Bác, Y Kỳ, Tây Cốc
Phường Xoan mời cá làng đến hát chung với nhau bằng “tục kết chạ” (nước nghĩa) anh em Phường Xoan là em, làng sở tại là anh Mối tình anh em này rất được trân trọng Tục kết nghĩa cũng quy định đào, kép phường Xoan cũng không được kết hôn với trai gái của làng mình kết nghĩa Quy định này phản ánh tình cảm trong sang, lành mạnh giữa đào kép phường Xoan với trai gái làng kết nghĩa
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan
Những người đi Hát Xoan được tổ chức với lại gọi là phường Xoan( hoặc họ Xoan) Phường Xoan từ 15-20 người, trong đó 4-5 là nam, nữ từ 15-
20 người Nam gọi là ké Nữ gọi là đà Kép có thể đã có vợn nhưng trong phường ít nhất phải có một kép trẻ, tuổi từ 10-15 Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay, tuổi từ 15-20 Đứng đầu phường Xoan là một người đàn ông đã đứng tuổi, thuộc nhiều bài hát Xoan, biết chữ Nôm, được dân làng tín nhiệm bầu làm trùm Ông trùm vừa là người hướng dẫn đào kép hát, múa, vừa là người quản lý, vừa là người giao dịch với các làng mà phường Xoan đến hát
Để có uy tín với các làng kết nghĩa, vai trò của ông trùm rất quan trọng Ông trùm phường Xoan thường là kép của phường, đã tham gia đi hát rất nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, biết nhiều điển tích đọc được văn bản Hát Xoan bằng chữ Nôm Ông trùm vừa là nhạc công thuần thục giữ nhịp trống phách, vừa là kép hát dẫn thành thạo, vừa là chỉ đạo nghệ thuật, vừa là thày dạy dỗ các đào kép hát múa Đặc biệt ông trùm phải có khả năng quản lý và giao dịch Hàng năm vào tháng chạp âm lịch, phường Xoan được tập hợp dưới luyện tập hướng dẫn của ông trùm Địa điểm luyện tập tại nhà ông trùm
Trang 17Phường Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp, do đó khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng Kép trong phường Xoan không những là diễn viên hát mà còn là nhạc công có tay trống tay phách điêu luệyn Đào phường Xoan phải đảm bảo có hai tiêu chuẩn nhanh và sắc Thiếu một trong hai tiêu chuẩn không được nhập phường Khi
đã có chồng thường các cô đào không theo chồng đi hát nữa Ngoài khẳ năng bẩm sinh về thanh sắc,các cô đào được truyền kỹ năng về hát múa, được giảng dạy cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức văn học dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học
Như một đơn vị nghệ thuât bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làng này qua làng khác, mỗi làng sở tại đều có những yêu cầu riêng Có làng yêu cầu ngoài phần hát lề lối các cô đào cùng các chàng trai sở tại Hát Đúm giao duyên Có làng có những tư gia mời phường Xoan đến hát tại nhà, chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộc giọng ngoài như: Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú đây là bài bản làn điệu có âm điệu, lời ca và lối hát khác với Hát Xoan Nhất là giọng Phú, chỉ hát những điển tích của văn chương bác học: Phú Kiều, phú Lưu Bình Dương Lễ, phú Thị Kính
Với những yêu cầu của các làng sở tại thì từ ông trùm đến các đào kép phải có một trình độ nhất định và khả năng văn hoá âm nhạc tương đối phong phú mới đáp ứng được yêu cầu
2.1.3.Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng
Như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa phường Xoan với các làng phường Xoan đến ca hát là quan hệ anh em, tục kết nghĩa giao ước phường Xoan là em, làng sở tạ là anh Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên đều hết sức trân trọng, xưng là anh em nhưng bình đẳng
Địa điểm diễn xướng ở cửa đình còn hát ở cửa đình, nhưng còn hát ở trong đình Ngày xưa trước cuộc Hát Xoan, đào phường Xoan thường Hát Trống Quân với trai làng Đức Bác ở bến song, trên đường làng đầu đường
Trang 18làng, đầu đường làng rồi mới vào hát ở cửa đình.Một số làng lại có những tư gia, sau khi nghe Hát Xoan ở cửa đình thì lại mời phường Xoan về hát ở nhà, nhưng không hát thờ mà chủ yếu nghe Hát Phú ngâm ngợi những bài thơ áng văn
2.1.4 Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát
Như đã phân tích ở trên, khởi thuỷ mục đíchc của sinh hoạt Hát Xoan là
tế thần cầu mong cho phong đăng hoà cốc, dân làng an khang thịnh vượng, rồi
để trai gái hát giao duyên Trong quá trình, phát triển có lẽ đầ tiên chỉ có dân
cư ở một hai làng, trên cơ sở của múa tín ngưỡng người ta xướng lên những lời cầu khẩn trầm bổng mà thành Hát Xoan Để thoả mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu giao tiếp, nhiều làng mời Xoan gốc đến hát, và để cảm tạ những người đi hát người ta cho tiền hoặc biếu gạo cho họ, lâu dần lệ Vì thế, mục đích đi hát của phưỡng Xoan ngoài việc thoả mãn nhu cầu tâm linh nhu cầu
ca hát thì còn nhằm hưởng gao hoặc tiền
Phường Xoan có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phương thức hoạt động như một đơn vị hoạt động bán chuyên nghiệp Bởi vậy hàng năm phường Xoan thường trích một khoản thù lao thu nhập tù đi hát để mua sắm trang bi đạo cụ và nhạc cụ Khi đi hát các cô đào thường mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm thân,( hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăc nhung đen ,hay khăn mỏ quạ Kép và những chàng trai làng tham gia trong cuộc Hát Xoan , mặc quần ồng sớ màu trắng, áo the thâm dài tới đầu gối cổ quàng dải nhiễu điều , đầu đội khăn hay khăn xếp đen Trong quan niệm của phường Xoan, trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng không những biểu long tôn kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trong của mình đối với dân các làng kết nghĩa Đây cũng là biểu hiện văn hoá ứng xử của phường Xoan
+ Đạo cụ hành nghề của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy với một quyển sách chép đầy đủ 14 Quả cách chép bằng chữ Nôm
Trang 19+ Nhạc cụ của phường Xoan cũng rất đơn giản, chỉ gốm một trống nhỏ bằng gỗ( thường gỗ mít già) hoặc cặp trống bịt bằng da trâu hoặc da bò, và mộtcặp phách
2.1.5 Diễn xướng và trình tự cuộc hát Xoan
* Chặng nghi thức:
Phường Xoan thường đi hát ở các làng kết nghĩa, nên phần nghi thức ông trùm phường cùng ông chủ tế làng s tại phải đứng trước hương án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy các thần linh Sau đó ông trùm phường hát những lời thỉnh mời, đươc xướng theo kiểu vãi tế gọi là Hát Chúc, nối tiếp bài Hát Chúc
là bài Gíáo Trống Bài Giáo Trống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn, phường Xoan phụ hoạ phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương án, tay nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơ nhang, Đóng đám Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mua màng tươi tố thiên hạ thái bình
* Chặng hát các Quả cách
Hát cách hay trình bày các Qủa cách là lối hát các bài bản khá dài như bài văn hay bài diễn ca Nội dung Qủa cách miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay mô tả cuộc sống của bốn lớp người trong xã hội lúc bấy giờ: sĩ, nông, công, thương, hoặc kể lại những chuyện xưa
Hát cách gồm 14 bài bản được gọi là Quả cách và có tên gọi và được sắp xếp trình diễn như sau:
Kiều Giang Cách
Nhàn Ngâm Cách
Tràng Mai Cách
Ngư Tiều Canh Mục Cách
Đối Dẫy Cách Xuân Thời Cách
Trang 20Các Qủa cách là những áng văn chữ Nôm được cấyn ghép vào Hát Xoan
do một số các nhà Nho viết ra, mang nhưng yếu của văn chương bác học Một trong những biểu hiện của sự cấy ghép này là một các đình làng như Cao Mại, Hữu Bổ, Hương Nộn ở Phú Thọ có tổ chức mời các phường Xoan đến hát thi các Qủa cách Hát thì có giải nhất nhì, ba tuỳ theo sư chính xác về lời văn của người thi hát so với sách mẫu