1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÚT PHÁP tạo HÌNH TRONG VANG BÓNG một THỜI và CHÙA đàn của NGUYỄN TUÂN

110 773 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Như trên đã nói, nghệ thuật tạo hình bao gồm các ngành nghệ thuật như: điêu khắc, hội họa, điện ảnh…Trong khi đó, văn học được coi là một loại hình nghệ thuật khá đặc biệt: nghệ thuật ngôn từ. Chính vì vậy, văn học có khả năng chuyển dịch hình tượng của mọi loại hình nghệ thuật khác sang hình tượng văn học hay khả năng tổng hợp linh hoạt các loại hình nghệ thuật khác của văn học. Điều đáng nói ở đây là các nghệ sĩ ngôn từ không hề sử dụng những cây cọ, những màu vẽ hay những chiếc búa, đục, những đá đồng, những máy quay với cả một ê-kíp làm phim…mà chỉ một mình nhà nghệ sĩ ấy, với thứ chất liệu ngôn từ đa dạng, phong phú dưới bàn tay đã được sự chỉ huy của bộ óc mẫn tiệp, của một thứ tư duy được gọi là tư duy nghệ thuật. Thế nhưng ngòi bút ấy vẫn cứ tung tẩy, cứ phóng khoáng mà phác ra bao nét hình, tô màu lên, khắc dựng các chân dung, tạo nhịp điệu cho các cảnh…bằng ngôn ngữ khiến cho độc giả theo dõi tác phẩm văn học mà như thấy mình được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên, những bức họa về con người và nhiều khi giữa trang văn, giữa những ngôn từ văn học hiện lên sừng sững một bức phù điêu về con người, sự vật. Theo dõi cả một câu chuyện, hay chỉ là một sự kiện, người đọc cũng có lúc cảm nhận được như mình đang theo dõi một bộ phim, một đoạn phim. Xin được trích ra đây những dòng bình luận của Văn Ngọc trong một bài viết có nhan đề Ma lực của hình ảnh trong văn học và nghệ thuật đăng trên báo Tia sáng.com ngày 16/4/2009 để người đọc rõ hơn: “… trong văn, thơ, ngoài cái đẹp tự thân của ngôn ngữ (câu chữ, nhạc điệu, nhịp điệu,...), ngoài cái đẹp của nội dung (cốt truyện, chủ đề tư tưởng, tình cảm các nhân vật) mà tác phẩm chuyên chở ra, còn có cái đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong óc tưởng tượng của người đọc thông qua ngôn ngữ. Ta gọi loại hình ảnh này là hình ảnh “mở”, vì nó cho phép người đọc tha hồ tưởng tượng, không như cái đẹp được thể hiện một cách quá cụ thể, cố định, bằng vật liệu, chất liệu, màu sắc, v.v. của một bức họa, một bức tượng, một công trình kiến trúc, hoặc một tác phẩm điện ảnh, mặc dầu điện ảnh là một trường hợp đặc biệt, vì nó vừa là văn chương, lại vừa là nghệ thuật tạo hình. Nó là một sáng tạo tập thể của nhiều ngành văn học và nghệ thuật tập hợp lại.

Nội dung

Ngày đăng: 25/02/2017, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w