1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Biện pháp phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng , tưởng tượng trong dạy học người lái đò sông đà của nguyễn tuân ở lớp 12

123 831 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 673,5 KB

Nội dung

Do vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng , tưởng tượng trong dạy học " Người lái đò sông Đà" của N

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trong thời đại bùng nổ thông tin đặt

ra những vấn đề bức xúc phải đổi mới cách dạy các bộ môn trong nhà trường củamỗi quốc gia Ở Việt Nam, từ những thập kỉ 80 của thế kỉ trước đã bắt đầu côngviệc hiện đại hoá từng cấp học, từng môn học: từ quan niệm, chương trình, giáokhoa đến phương pháp giảng dạy Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993),Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12 - 1996) được thể chế hoá trong “LuậtGiáo dục” (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

đặc biệt chỉ thị số 14 (4 - 1999) Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp

tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ

động, chống lại thói quen học tập thụ động Thực hiện mục tiêu đó không gì tốthơn đối với các môn học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là hình thành vàphát triển các năng lực tiếp nhận sáng tạo Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấyrằng: mục tiêu của môn Ngữ Văn trong dạy học hiện đại không phải là trang bịnhững tri thức đơn thuần mà là phát triển các năng lực tổng hợp trong tiếp nhậnsáng tạo, đặc biệt là năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực liên tưởng, tưởngtượng Xa rời việc phát triển những năng lực đó là xa rời bản chất của việc dạy họcVăn

1.2.Thế nhưng hiện nay các nhà giáo dục đang đứng trước một thực tế đáng

lo ngại Đó là sự giảm sút số lượng học sinh có hứng thú, niềm say mê với mônVăn Đa số các em học sinh phổ thông trung học tiếp nhận bộ môn với thái độ đốiphó, chỉ miễn cưỡng coi nó như là một trong những môn học bắt buộc của chươngtrình, từ đó dẫn đến tình trạng lười học môn Văn, tâm lí chán nản khi tiếp xúc với

Trang 2

tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm có dung lượng lớn và một trong số đó

phải kể đến các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân mà cụ thể là " Người lái đò sông Đà".

1.3 Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại,người được mệnh danh là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, với phong cách tàihoa, uyên bác và độc đáo; một tài năng bậc thầy về ngôn ngữ, với trí tưởng tượngphong phú, tài hoa, Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân khá đồ sộ Ở nhà trườngTHPT việc tiếp cận văn chương Nguyễn Tuân cũng được bắt đầu từ khá sớm.Nhưng rất tiếc dù tác phẩm của Nguyễn Tuân đã có mặt trong nhà trường gần bathập kỉ nay và đã có rất nhiều ý kiến, nhiều cách nghiên cứu, cách dạy, cách họcnhưng xem chừng hiệu quả còn khá khiêm tốn Có lẽ điều đó ít nhiều cũng xuất

phát từ thực tế: " Văn Nguyễn Tuân là một kiểu văn kén người đọc, không phải ai cũng ưa thích văn ông Một số nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

có lúc bị đẩy tới mức cực đoan khiến văn Nguyễn Tuân có khi trở thành cầu kì; giọng văn khinh bạc; mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng rất khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu gây cảm giác nặng nề đối với người đọc" ( Trần Đăng Suyền)[53,202].

1.4 Vậy câu hỏi đặt ra là " phải làm như thế nào?" để nâng cao hiệu quả củaviệc dạy học văn nói chung và dạy tác phẩm văn chương của Nguyễn Tuân nóiriêng? Thực chất mọi mong muốn đổi mới về phương pháp đều xuất phát từ quanđiểm gốc: sức thuyết phục của văn chương trước hết, chủ yếu là ở bản thân tácphẩm văn chương Còn công việc chủ yếu của giáo viên là tổ chức hướng dẫn, sắpxếp một cách tài tình, khéo léo, công phu quá trình giao tiếp đó để tự học sinh từngbước chiếm lĩnh tác phẩm Học sinh sẽ được bộc lộ tự nhiên, thoải mái, cởi mởnhững thắc mắc, ý kiến của mình Mạch cảm xúc giữa tác phẩm và học sinh đượcnối liền Như vậy mọi phương pháp, biện pháp, hình thức khô cứng bị loại trừ đểthay vào những hình thức, những công việc, những thao tác bên trong của bản thânchủ thể học sinh để tự mình cảm thụ, phân tích và nhận thức tác phẩm

Trang 3

1.5 Với tư cách là những người nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ rằng : Một

trong những nét nổi bật của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, của " vị phù thủy ngôn ngữ" này là sự điêu luyện trong sử dụng ngôn từ và sự liên tưởng, tưởng tượng

tài hoa, trí tuệ, tác động tới nhiều giác quan của người đọc, khiến không ít người đã

phải " hoa mắt, chóng mặt" như nghiêng mình trước một thói " ngông " đặc sắc , nhất là ở thể loại tùy bút- một thể loại của Nguyễn Tuân " không chỉ vang bóng một thời mà là nhiều thời" ( PGS Hà Văn Đức) Hay nói như Lại Nguyên Ân: " Với Nguyễn Tuân, tiếng Việt thật sự là một kho báu và qua bàn tay tài tình của ông, nó thật sự trở thành những hạt ngọc lóng lánh trên từng nống dệt, trên khắp tấm dệt ngôn từ tinh vi của người thợ cả tài hoa Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kĩ thuật Bởi đạt đến một trình độ như vậy trong sử dụng ngôn từ cũng là đạt đến một giới hạn mới của tự do sáng tạo – cái tự do chỉ có được ở những tài năng lớn Đi trên con đường nghệ thuật ngôn từ, con người lãng tử Nguyễn Tuân trở thành người phát hiện, người khám phá những khả năng chưa từng biết của tiếng Việt văn học" [51, 565] Do vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đề tài:

Biện pháp phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng , tưởng tượng

trong dạy học " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân ở lớp 12 với mong

muốn tìm ra một cách giảng dạy hợp lí, nhằm góp phần khắc phục tình trạng họcsinh sợ văn Nguyễn Tuân, ngại văn Nguyễn Tuân Đồng thời mở ra một hướng mớitrong việc dạy học tác phẩm này ở nhà trường phổ thông, qua đó tạo tiền đề tiếp tụcdạy các văn bản khác

2 Lịch sử vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy – học văn nói chung, bồi dưỡng năng lực tư duyvăn học cho học sinh nói riêng luôn là vấn đề nóng hổi, thu hút được sự quan tâm,chú ý của các học giả, nhà nghiên cứu … trong nhiều năm trở lại đây Đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Nhưng trong phạm vi đề tài , chúng tôichỉ xin lưu tâm đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu về năng lực tri giác ngônngữ và liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn chương

Trang 4

2.1 Lịch sử nghiên cứu về vai trò của ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng

tượng trong sáng tạo văn chương.

2.1.1 Giáo sư Phan Trọng Luận trong nhiều cuốn sách của mình như :Phương pháp giảng dạy văn (xuất bản 2001), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Conđường nâng cao hiệu quả dạy văn…đều đề cập đến các năng lực tiếp nhận văn học

Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường , Nxb Giáo dục 1977, Giáo sư cho rằng “ Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường trải qua nhiều chặng, nhiều bước, nhiều giai đoạn để đi dần từ bề ngoài đến bên trong tác phẩm (…) Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri giác ngôn ngữ và lĩnh hội hình tượng tác phẩm từ những bình diện thấp cao khác nhau” Giáo sư cũng khẳng định “ Việc xác định tư tưởng chủ đề tác phẩm chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở tái hiện những hình ảnh cụ thể sinh động trong tác phẩm” [34,110].

“ Tái hiện hình tượng tác phẩm không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà cũng là một bí quyết truyền thụ bài văn thành công”[34,113].

2.1.2 Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT

về đổi mới PPDH môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2005 có đề cập chuyên đề : Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông của PGS.TS Nguyễn Viết Chữ Chuyên đề phân tích sâu sắc bản chất quá

trình dạy học văn trong nhà trường là quá trình bồi dưỡng kĩ năng đọc , kĩ năngnghe mà biểu hiện ra ở kĩ năng nói, kĩ năng viết và quá trình phát triển năng lực tiếp

nhận văn học Theo PGS.TS Nguyễn Viết Chữ: “ phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của quá trình dạy học văn hiện đại ” [6, 5] Đó là các năng lực: tri giác ngôn ngữ nghệ thuật; tái hiện hình tượng; liên tưởng trong tiếp nhận văn học ; cảm thụ cụ thể kết hợp với khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm trong tính chỉnh thể; nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận; cảm xúc thẩm mĩ; tự nhận thức và năng lực tự đánh giá.

2.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học là vấn đề đã được các nhànghiên cứu ngôn ngữ cũng như các nhà nghiên cứu văn học đặt ra và quan tâm từ

Trang 5

lâu Ở Việt Nam, rất nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề này PGS Đinh Trọng

Lạc trong bài viết “Về sự phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975, đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên những hình tượng diễn đạt tư tưởng nghệ thuật Nếu học sinh tri giác và nhận thức được những đặc điểm của ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học, thì các em sẽ hiểu và cảm được sâu sắc

sự miêu tả nghệ thuật, nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học đó ” Tác giả Nguyễn Trọng Khánh trong công trình “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ” (Nxb Giáo dục, 2006) tiếp tục khẳng định: “…xuất phát từ góc độ ngôn ngữ, không ít ý nghĩa chân chính của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học đã được phát hiện, không ít những cách lí giải có tích chất áp đặt chủ quan hoặc xa rời tác phẩm tồn tại bấy lâu trong nhiều tài liệu giảng dạy, đã được xem xét, điều chỉnh lại một cách có cơ sở khoa học và phù hợp hơn;góp phần khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn học từ chính quá trình nhận thức và làm chủ ngôn ngữ - phương tiện biểu hiện chủ yếu của tác phẩm”.

2.1.4 Nhà ngôn ngữ học Bùi Minh Toán đã đề cập đến Những mối quan hệ

hệ thống của ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học

trong giảng dạy Tiếng Việt và Văn học [60, 29] Theo tác giả, ngôn ngữ là một hệ

thống Nằm trong hệ thống, các yếu tố ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau Mốiquan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chi phối việc sử dụng các yếu tốnày trong tác phẩm nghệ thuật và làm nên giá trị của chúng Vì thế, việc phân tíchngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học – một chỉnh thể thống nhất có đặc trưng

hệ thống cần được đặt trong các mối quan hệ hệ thống của các yếu tố ngôn ngữ

thuộc tất cả các bình diện khác nhau (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).

2.1.5 Cuốn Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng cho rằng muốn cắt nghĩa văn bản “ Phân tích tác phẩm trữ tình cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật” [24,103] Như vậy để

Trang 6

cắt nghĩa văn bản đòi hỏi người dạy và người học phải nhận diện được hình thứcnghệ thuật, các mối quan hệ bên trong của tác phẩm trữ tình.

2.1.6 Cùng với năng lực tri giác ngôn ngữ, năng lực liên tưởng, tưởngtượng là khâu không thể thiếu để cảm thụ giá trị tác phẩm văn học GS Phan Trọng

Luận đã khẳng định: “sức liên tưởng là đường dây nối liền nghệ sĩ với người đọc,

là đầu mối của những rung động thẩm mĩ, của những xúc cảm nghệ thuật ” [36,90], “liên tưởng không những là cần thiết để lĩnh hội được bề trong của hình tượng mà còn giúp mở rộng và đào sâu sự sống chứa đựng trong nó” [36,92],

“tưởng tượng như chiếc cầu nối người đọc và người viết Tưởng tượng nâng tâm hồn, suy nghĩ người đọc đến gần với người viết Thiếu năng lực liên tưởng, tưởng tượng thì làm sao hiểu được ý tình nằm sâu kín trong giấy trăng mực đen, chữ viết

”[36,95].

2.1.7 Chuyên luận Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học (NXB Giáo dục,

Hà Nội, 1969) của Giáo sư Phan Trọng Luận là một trong những công trình nghiêncứu đầu tiên đi sâu rèn luyện tư duy cho học sinh Trong chuyên luận, tác giả cónhắc tới khả năng liên tưởng của học sinh nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu kháiquát nhất, chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề về khái niệm, chưa có những biệnpháp để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng của học sinh

2.1.8 GS.Ts Nguyễn Thanh Hùng trong Văn học và nhân cách ( NXB Văn học 1994) cũng đã viết: " Sự phát triển của quá trình đọc được vận động trong hoạt động liên tưởng, tưởng tượng và giải thích nghệ thuật" Như vậy, chất lượng của

quá trình " đọc" – cảm hiểu, giải mã, khám phá thế giới tác phẩm phụ thuộc ở kếtquả liên tưởng, tưởng tượng và giải thích nghệ thuật ( trong đó liên tưởng, tưởngtượng vừa như công cụ , vừa như phương thức của tư duy sáng tạo có vai trò địnhhướng)

2.1.9 Nguyễn Trọng Hoàn là người có nhiều đóng góp khi nghiên cứu vềliên tưởng, tưởng tượng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương, tiêu biểu là

Trang 7

luận án Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ giảng văn (Đại

học sư phạm Hà Nội, 1999) Luận văn của tác giả đã chỉ ra rất rõ các khái niệm vềliên tưởng, tưởng tượng ở nhiều góc độ khoa học khác nhau Nội dung của luận án

đã cho ta cách hiểu khái quát nhất về hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của họcsinh và đề xuất nhiều biện pháp tích cực nhằm khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng củangười học trong giờ học văn nói chung, chứ chưa nghiên cứu một thể loại văn học

cụ thể

2.1.10.Cuốn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

(NXB Giáo dục, 2003) của Nguyễn Trọng Hoàn cũng góp phần xác định mối quan

hệ đặc thù giữa tác phẩm- nhà văn với bạn đọc - học sinh trong quá trình chuyểnhóa từ chủ thể tiếp nhận sang chủ thể văn học Trong cuốn sách này, ông đã khẳngđịnh vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học văn, và đưa ra một số giảipháp rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

2.1.11 Cuốn Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn (NXB Giáo dục, Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2000) cũng dành nhiều trang viết về liên tưởng, tưởng tượng.Phạm Toàn quan niệm liên tưởng, tưởng tượng như là những “thao tác học nghệthuật” trong “phương thức nhà trường” Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của từng

thao tác trong quá trình tiếp nhận văn bản văn học: “Tác phẩm văn học sống được

là nhờ hình tượng Hình tượng do con người đi trước tạo ra, nay người đi sau(học sinh) cần làm lại hình tượng (chứ không nghe giảng và nhại lại theo cảm xúc của thầy) Cách làm lại hình tượng là dùng thao tác tưởng tượng” [59,333], còn thao tác liên tưởng để tìm ý của tác phẩm văn: “người đọc sau khi thực hiện thao tác liên tưởng trên cái NGHĨA đó sẽ tìm ra cái Ý riêng cho mình” [59,334] Quan niệm

của Phạm Toàn cũng cho thấy vai trò tích cực của chủ thể học sinh trong giờ học.Liên tưởng, tưởng tượng được coi là những thao tác quan trọng trong tiếp nhận vănbản văn học, rồi tác giả đưa ra những công việc cụ thể để tiến hành thực thi nhữngthao tác đó Tuy nhiên, với cách hiểu như vậy, vô tình tư cách chủ thể và tiềm năngđồng sáng tạo của học sinh chưa được nhìn nhận toàn diện Hơn nữa, việc “công

Trang 8

nghệ hóa” liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình dạy học, sẽ dẫn đến hiện tượngdập khuôn, máy móc Mà văn chương lại không bao giờ dung túng điều đó!

Trên đây là những tài liệu đã đặt nền móng cho đề tài nghiên cứu của chúngtôi Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào đề cập cụ thể đến các biện pháp phát triển năng

lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng , tưởng tượng trong dạy học " Người lái đò sông Đà" nói riêng và dạy học tác phẩm văn chương Nguyễn Tuân nói chung Trân

trọng , kế thừa các tư tưởng đi trước, vận dụng linh hoạt phương pháp, biện phápdạy học , chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này mong muốn tìm ra các biệnpháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn chương Nguyễn Tuân vàhiện thực hóa một trong những nhiệm vụ của giáo dục : Dạy cho học sinh biết tựhọc suốt đời

2.2 Lịch sử nghiên cứu về vai trò của ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng

tượng trong sáng tác của Nguyễn Tuân cùng việc giảng dạy tác phẩm " Người lái đò sông Đà".

Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Các

công trình nghiên cứu về ông đã có rất nhiều Riêng về tác phẩm " Người lái đò sông Đà" , các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới trong những chuyên luận, luận án, công

trình nghiên cứu khoa học của mình, nhưng chủ yếu với tư cách là một bộ phậntrong toàn bộ sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Tuân

Nghiên cứu riêng về tùy bút này và phương hướng dạy học tác phẩm ởtrường phổ thông thì chưa nhiểu công trình đề cập đến Rải rác có một số khóa luậntốt nghiệp đã tìm hiểu song chưa có chiều sâu Còn ở cấp độ một luận văn thạc sĩ,tiến sĩ thì chưa nhiều Chúng tôi mới thống kê được hai công trình nghiên cứu vềviệc giảng dạy tác phẩm này:

Thứ nhất, đó là luận văn thạc sĩ :" Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm Nguyễn Tuân ở trường phổ thông trung học" của tác giả Nguyễn Thị

Cúc Qua việc nghiên cứu, tác giả đã đề xuất được những biện pháp đổi mới việc

Trang 9

dạy học tác phẩm của Nguyễn Tuân theo quan điểm học sinh là trung tâm, là chủthể và bạn đọc sáng tạo của tác phẩm, và tác giả tiến hành tổ chức cho học sinh tìmhiểu tác phẩm theo đặc trưng loại thể

Thứ hai, đó là luận văn thạc sĩ: " Hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân dưới góc độ trường nghĩa" của tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang Qua luận văn, tác giả bước đầu đã sử dụng con đườngtiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ trường nghĩa để khám phá cách sử dụngngôn từ của nhà văn, bóc dần các lớp vỏ ý nghĩa của từ ngữ, tìm hiểu hiện tượngchuyển trường từ vựng, nghĩa hàm súc và các hiện tượng cộng hưởng ngữ nghĩa để

thấy được nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm " Người lái

đò sông Đà".

Nhìn chung các luận văn đã có những đóng góp đáng kể trong việc đổi mớiphương pháp dạy học tác phẩm của Nguyễn Tuân nói riêng và các tác phẩm văn họckhác nói chung

Song trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Nguyễn Tuân là nhàvăn có quan niệm vững chắc về nghệ thuật ngôn từ, xem nghề văn là nghề của chữ

và chữ của nhà văn phục tùng cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân là nhàvăn có ý thức đầy đủ về việc sáng tạo ngôn từ theo quy luật lạ hóa của nghệ thuật.Ông có nhiều biện pháp nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ Đó là cách đặt tên,tạo từ mới theo kiểu Nguyễn Tuân được công chúng thừa nhận Ông sử dụng động

từ theo lối nhân hóa làm cho sự vật tràn đầy sức sống, ông dùng các động từ khácvới trường nghĩa của ngữ cảnh tạo ra cách nhìn đột ngột Ông phát huy sở trườngchơi từ đồng nghĩa, tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đa dạng mới lạ không nhàm chán.Ông dùng các định ngữ lạ, bất ngờ Ông là người dùng từ Hán – Việt cổ kính nhưnglại cũng là người sử dụng khẩu ngữ rất hoạt và rất phũ, có khi rất tục làm cho tùybút của ông có nhiều giọng điệu không rơi vào đơn điệu Dù ở dạng nào từ ngữ củaông cũng tạo được ấn tượng mới lạ

Là nhà văn chủ trương thành thực với cảm giác, từ ngữ của Nguyễn Tuân thểhiện một thế giới cảm giác phong phú Trong từ ngữ, màu sắc của ông rất phong

Trang 10

phú được sử dụng theo cảm quan, mỹ thuật, điện ảnh, đầy cảm giác lung linh, sốngđộng Thiếu vốn từ ngữ giàu có thì khó mà diễn tả thế giới đầy màu sắc tinh vi nhưvậy Trường từ ngữ âm thanh cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ.

Đồng thời từ ngữ trong văn Nguyễn Tuân lại giàu chất thơ Đó là các từ ngữHán – Việt tạo chất thơ cổ kính, trang nhã, hoài cựu Đồng thời các từ ngữ với thếgiới đồ vật trong ông còn gợi chất thơ xứ lạ hoặc chất thơ trí tuệ, nâng các sự vậtthông thường lên mức thi vị Là nhà văn đi tìm cái đẹp, từ ngữ của Nguyễn Tuân thểhiện một quan niệm Đẹp phong phú, ngoài cái đẹp truyền thống trong trẻo, thanhcao, tài trí, còn cái đẹp lạnh lùng, quái dị của những kẻ tài tình, cái đẹp hoang sơ, dữdội của phong cảnh núi rừng, sông biển, đặc biệt là những cái đẹp nghệ thuật, cáiđẹp nhiều vẻ của văn hóa ẩm thực

Nguyễn Tuân có quan niệm nổi tiếng về câu văn mềm mại, biết co duỗi nhịpnhàng Câu văn trần thuật của Nguyễn Tuân thiên về kể những biến đổi trong tìnhcảm, nội tâm của nhân vật Câu văn tự sự nhịp nhàng theo sự vận động của ngoạicảnh Câu văn miêu tả đầy cảm giác nội tâm Những câu tả tóc, tả gió, tả trời cao, tảbiển, tả tiếng đàn, tả cõi lòng thay đổi… đều thể hiện một tài nghệ bậc thầy Đặcbiệt nhà văn có sở trường dùng các từ ngữ chuyên môn để tả các kiến trúc đền đài,cách chơi đàn Mỗi câu tả đồng thời gợi được không khí của sự vật, đối tượng đangtồn tại Câu văn trữ tình của Nguyễn Tuân là tiếng than, tiếng kêu, là câu bộc bạchnỗi lòng rất mực tha thiết Câu văn nghị luận sắc sảo đầy tính chất trí tuệ

Giọng điệu trong văn Nguyễn Tuân rất phong phú Nổi bật trước tiên làgiọng trào phúng chế nhạo, châm chọc những thứ gai mắt, tầm thường Nhưng tràophúng bao hàm cả tự trào đầy chua chát, đay nghiến Cùng với giọng trào phúng làgiọng trữ tình, khi chua xót cay đắng, khi xúc động, đắm say, khi lạc quan phơiphới Đáng chú ý là chất giọng khinh bạc đã từng gây nhiều phản ứng ở một số nhàphê bình Thực ra các phê bình cũng không phải đều là chê trách giọng văn này vàcàng về sau người ta càng hiểu ý nghĩa phê phán và đặc trưng cá tính của giọngkhinh bạc này Cách biểu hiện giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân thật đa dạng hoặc

Trang 11

đảo lộn nghi thức, xã giao, lịch sử, hoặc giễu nhại tạo tình huống đối lập hoặc tìmcách nói mỉa Đây là chất giọng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong văn NguyễnTuân.

Văn chương Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc không chỉ bởi tài năng sử dụngngôn ngữ bậc thầy mà còn rất lôi cuốn trong những so sánh , liên tưởng táo bạo, bấtngờ với những hình ảnh đẹp đầy gợi cảm Hầu hết các trang văn Nguyễn Tuân rấtgiàu liên tưởng từ chuyện này ông nhảy sang chuyện khác, làm cho vấn đề càngđược mở rộng thêm, khơi sâu thêm và cũng khêu gợi hơn Những liên tưởng miênman tưởng không bao giờ đứt nhưng được dẫn dắt một cách nghệ thuật làm chongười đọc không chán Cái lối văn trùng trùng, điệp điệp, khởi phục như từng lớpsóng… tạo nên cái duyên của phong cách Nguyễn Tuân, khiến trộn cũng không lẫnđược

Có thể nói bằng biện pháp liên tưởng và óc tưởng tượng phong phú cùng với

sự nhạy cảm của các giác quan đã giúp cho ngôn ngữ và bút pháp miêu tả củaNguyễn Tuân có một khả năng đặc biệt trong việc tạo hình, tạo cảnh, tạo không khí.Chúng ta có thể dẫn ra những trang đặc sắc tả cảnh, thiên nhiên của Lai Châu, từ

thân đèo Khau Ma Hồng “nhìn xuống lũng chóe vàng mây trắng giống như những cánh hoa thêu nổi trên tấm lụa lúa chín”; những trang tả trận đánh dữ dội giữa con

thuyền đuôi én, do những người lái đò dũng cảm, tài trí chỉ huy với hàng mấy chụccái thác dữ trên Sông Đà mà ở đây cả một chân giời đá dàn thạch trận trên sông,

chực sẵn để vồ lấy chiếc thuyền đơn độc và liều lĩnh (Sông Đà) Nhiều nhà nghiên

cứu đã nói đến một thứ ma lực của nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Tuân Văn xuôi củaông giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và chất thơ Qua những trang văn, NguyễnTuân đã mở ra những chân trời xa lạ, lắp ghép nhiều sự kiện, con người xa cáchnhau trong không gian và thời gian Chạm đến một địa phương nào, một sự việc nào

là y như cháy bùng lên những kỷ niệm sâu lắng, mở ra những vòng tròn liên tưởng

về lịch sử và địa lý, quân sự và kinh tế, không gian và thời gian, tạo thành một dòngnội tâm trôi chảy không ngừng

Trang 12

Như vậy có thể thấy nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật và liên tưởng, tưởngtượng trong văn phong của Nguyễn Tuân cho ta thấy rõ hơn sự phong phú của cácbiện pháp nghệ thuật mới lạ, thấu hiểu tài nghệ phi thường, cá tính mãnh liệt củaông cũng như bản lĩnh kiên trì gìn giữ một cá tính, không để nó bị mài mòn theothời cuộc Nguyễn Tuân thực sự làm giầu cho tiếng Việt, khai thác nhiều cách biểuđạt còn tiềm ẩn, đồng thời đã sử dụng chúng một cách linh hoạt, tài tình như mộtnghệ sĩ bậc thầy Nguyễn Tuân xứng đáng là bậc thầy Tiếng Việt

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích sau:

3.1 Đi sâu nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu về việc phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng

ở học sinh

3.2 Bám sát mục tiêu rèn luyện bốn kĩ năng đọc, nghe, nói, viết; đề tài tập trung

khảo sát , đánh giá việc dạy- học tác phẩm " Người lái đò sông Đà" của giáo viên,

học sinh lớp 12 Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phát triển năng lực tri giác ngônngữ và liên tưởng, tưởng tượng cho các em

3.3 Phát triển cho học sinh lớp 12 năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng,tưởng tượng – khâu then chốt là tìm biện pháp giúp các em hiểu văn và yêu thíchhọc tập bộ môn Văn Đề tài cũng mong muốn tạo ra một hướng đi cụ thể để giáoviên áp dụng trong giảng dạy, học sinh cũng có thể tự rèn luyện, vận dụng kiến thứcvào thực hành bài tập

3.4 Dạy học thể nghiệm ở một số lớp tại trường THPT Hòn Gai – TP Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh và trình bày giáo án đã thiết kế theo định hướng của đề tài để kiểmchứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của những đề xuất khoa học đã nêu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Trang 13

- Đề tài tập trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc và khả năng

liên tưởng, tưởng tượng trong tác phẩm " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân ,

từ đó hướng tới các biện pháp phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng,tưởng tượng ở học sinh

- Vận dụng các biện pháp phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng

tượng trong dạy học " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi nội dung

- Tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo và khả năng liên tưởng, tưởng tượng

trong tùy bút " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

- Tiến hành so sánh ở mức độ nhất định với một số đoạn trong bài "Người lái đò sông Đà" và ở một số tác phẩm khác của Nguyễn Tuân để từ đó phát triển năng lực

tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng

4.2.2 Phạm vi tư liệu: Tập tùy bút " Sông Đà".

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi đã vận dụng linh hoạtcác phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu lí luận: được sử dụng để tìm ra hướng rèn luyện tích

cực, phù hợp với đối tượng học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu các tư liệu,giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lí học lứa tuổi; Xã hội học; Líluận văn học; Lí luận và phương pháp dạy học Văn

* Phương pháp điều tra - khảo sát : được sử dụng để thu thập những tài liệu

thực tế và tình hình dạy học văn đang diễn ra ở một số trường THPT trên địa bàntỉnh Quảng Ninh có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu , soạn giảng, thể nghiệm tác phẩm

nhằm kiểm chứng những định hướng đã trình bày ; từ đó rút ra kết luận sư phạmcho đề tài

Trang 14

* Phương pháp thống kê, phân loại : được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập

trong quá trình khảo sát nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan

* Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phươngpháp so sánh – đối chiếu trong quá trình nghiên cứu

6 Đóng góp của luận văn

- Năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ họcVăn nếu được đánh giá đúng đắn và thực hiện tốt sẽ tránh được khuynh hướng phântích xã hội học, tán dương hay suy diễn tùy tiện văn bản Từ nhận thức trên, chúngtôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp sư phạm giúp học sinhchiếm lĩnh tác phẩm một cách khoa học, toàn diện, tránh hiện tượng đơn điệu, côngthức trong tiếp nhận văn học ; góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn

- Luận văn đưa ra một thiết kế cụ thể về giảng dạy tác phẩm " Người lái đò sông Đà"

nhằm giúp giáo viên tham khảo và vận dụng trong giảng dạy, góp phần nâng caochất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và giảng dạy tác phẩm Nguyễn Tuânnói riêng

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luậnvăn gồm ba chương:

Chương I: Những tiền đề lí luận và thực tiễn

Chương II: Tổ chức hoạt động phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ và liên

tưởng, tưởng tượng trong dạy học " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân ở lớp

12

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I Cơ sở lí luận

1 Ngôn ngữ và năng lực tri giác ngôn ngữ

1.1 Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thực hiện các chức năng nhận thức và giao tiếptrong quá trình hoạt động của con người Nhờ có ngôn ngữ, con người có thểtruyền đạt cho nhau tư tưởng , tình cảm … của mình Ngôn ngữ có hai dạng: ngônngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ tự nhiên( Ngôn ngữ phi nghệ thuật)

có bản chất tín hiệu Một tín hiệu bao giờ cũng có hai mặt: mặt biểu đạt và mặtđược biểu đạt Hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau

Ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ)

là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên nhưng được tổchức , cấu tạo lại chức năng thẩm mĩ trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm và trong quan

hệ với những nhân tố của hoạt động sáng tác, tiếp nhận văn chương Chức năngthẩm mĩ của ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngônngữ trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng Muốn vậy, ngôn ngữ nghệ thuật phải

có những đặc trưng chung

Đi tìm đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều quan điểm, tiêu chí đánh giá.Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi dựa vào hai quan điểm cơ bản nghiên cứu vềngôn ngữ nghệ thuật đã được chấp nhận ở trường phổ thông: hướng tiếp cận ngônngữ học và hướng tiếp cận lí luận văn học Đó là quan điểm của tác giả Đỗ HữuChâu, Đinh Trọng Lạc và Trần Đình Sử Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôilựa ra các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật chi phối tới việc phát triển năng lực trigiác ngôn ngữ cho học sinh

Trang 16

Thứ nhất: Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó “ Các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm nghệ thuật phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau để đạt đến một hiệu quả diễn đạt chung”[4,18] Tất

cả các yếu tố với mối quan hệ như thế làm cho văn bản trở thành “một bản hòa tấu,

có một tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động tới người tiếp nhận văn bản”[60,30] Đồng

thời tính cấu trúc cho thấy một yếu tố ngôn ngữ không thể sống đơn độc, ý nghĩathẩm mĩ của nó chỉ có được khi nằm trong tác phẩm Tính cấu trúc của ngôn ngữnghệ thuật chi phối đến nhiệm vụ dạy học tác phẩm nghệ thuật Học sinh muốn trigiác ngôn ngữ trước hết phải nắm chắc văn bản; giải mã từ trong văn cảnh cụ thể

Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật còn đặt ra vấn đề phạm trù “hình tượng tác giả” Đó là những quan điểm nghệ thuật, lập trường tư tưởng được thể

hiện trong tác phẩm Người đọc nắm vững quan điểm nghệ thuật, lập trường tưtưởng ấy sẽ hỗ trợ cho việc tri giác ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn

Thứ hai: Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật Tính hình tượng là thuộc

tính của lời nói nghệ thuật truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn cả thông tinđược tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những ngôn từ hình tượng Ở cấp độ

từ ngữ , một từ trong tác phẩm nghệ thuật có hai bình diện theo khuynh hướngnghĩa của mình: Nó vừa có một nét nghĩa của ngôn từ tự nhiên, vừa mang nét nghĩavăn cảnh(nghĩa của ngôn từ nghệ thuật)

Ở cấp độ văn bản, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật còn thể hiện ở sựthống nhất giữa mặt tạo hình và mặt biểu đạt của văn bản Trong quá trình tìm hiểuvăn bản nghệ thuật phải đi từ mặt tạo hình đến mặt biểu đạt của ngôn từ Coi nhẹyếu tố tạo hình, việc phân tích tác phẩm sẽ mắc phải tình trạng thiếu căn cứ, võđoán, chủ quan và phiến diện Ngược lại, chỉ dừng lại ở bình diện tạo hình sẽ khôngkhai thác được lớp nghĩa văn cảnh của ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật

Trang 17

Như vậy, tính hình tượng là sự hiện thực hóa chức năng thẩm mĩ của ngôn từnghệ thuật Tính hình tượng nảy sinh ra do việc sử dụng các phương tiện tu từ vàbiện pháp tu từ…Tuy nhiên, có những từ thông thường, không có tính hình tượngcũng có thể trở thành những từ có tính hình tượng khi các từ này mang cá tính củachủ thể tác giả.

Thứ ba: Tính truyền cảm được xem là một phương diện của tính hình tượng

vì nó là thông tin cảm xúc từ hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật Khả năng tác độngcủa ngôn ngữ nghệ thuật là trạng thái có khả năng thanh lọc cảm xúc thông thườngtrở thành giá trị tinh thần, tạo nên thế giới tâm hồn của con người

Tính truyền cảm tạo nên quá trình tác động thẩm mĩ, kích thích tưởng tượng

và cảm xúc một cách có định hướng rõ rệt; giúp con người có khả năng tự ý thức, tựsoi chiếu Điều này phụ thuộc vào năng lực riêng của mỗi cá nhân Khả năng truyềncảm của ngôn ngữ nghệ thuật có đạt được đến đích cuối cùng của nghệ thuật haykhông còn phụ thuộc tư chất, trình học vấn, vốn trải nghiệm,… của từng người

Đặc tính này định hướng cho giáo viên Ngữ văn cần chú ý phân định đốitượng tiếp nhận trong quá trình dạy học Từng bước hướng dẫn các đối tượng thamgia quá trình tiếp nhận ở các mức độ khác nhau

Thứ tư: Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật Tính cá thể hóa của ngôn

ngữ nghệ thuật là dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật Mỗi nhàvăn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lí xã hội, cá tính mà có giọngnói riêng Đó là cái độc đáo, đặc sắc, không lặp lại , cái riêng của tất cả các yếu tốtrong sáng tác Cái giọng nói riêng ấy để dấu ấn trong tác phẩm nghệ thật ngôn từthông qua lối cảm, lối nghĩ, lối thể hiện mà cụ thể là cách lựa chọn, kết hợp cụ thểcác chi tiết; cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ, …

Sự giải thích phong cách ngôn ngữ một nhà văn đòi hỏi sự phân tích nhữngcấu trúc vốn làm thành và xác định hệ thống Phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ

Trang 18

và liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh là phải rèn được cách khám phá cái độcđáo, không lặp lại làm nên phong cách riêng đó.

Thứ năm: Tính cụ thể hóa ngôn ngữ nghệ thuật Tính cụ thể hóa ngôn ngữ

nghệ thuật là thuộc tính chung nhất, khái quát nhất nhằm giải thích bản chất củasáng tạo nghệ thuật ngôn từ, bản chất của sáng tạo thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật

Sự cụ thể hóa nghệ thuật hình tượng là sự di chuyển từ bình diện khái niệm củangôn từ sang bình diện hình tượng Nghệ thuật không nói bằng khái niệm mà bằng

hình ảnh, sự vật cụ thể Những hình ảnh, sự vật được xây dựng nên từ việc “chưng cất ngôn từ toàn dân” đặt vào ngữ cảnh của tác phẩm để tạo nên hình tượng nghệ

thuật

Tính cụ thể hóa ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở việc nhà văn thường sử dụngnhững từ ngữ có sức gợi hình ảnh, cách sử dụng các biện pháp tu từ, sử dụng kếtcấu, sử dụng các hình thức giao tiếp đối thoại, độc thoại, các phương thức biểu đạt,

…để tạo thành hình tượng cụ thể tác động vào vị trí tưởng tượng của người đọc.Nhà văn cũng có thể sử dụng các biện pháp trùng điệp ở các cấp độ để xoáy sâu ýtình, hình tượng quan trọng

Như vậy có thể thấy : nằm trong tính toàn vẹn của cơ cấu nghệ thuật, tácphẩm văn học là một cơ thể sinh động, có sự thống nhất của nhiều yếu tố mà ở đấybao giờ ngôn ngữ cũng là điểm khởi đầu đồng thời là điểm tựa

Ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật cũng giống như màu sắc trong hội họa,

âm thanh trong âm nhạc, đường nét trong kiến trúc Nó là chất liệu trực tiếp và duynhất, là yếu tố không thể thiếu được của văn chương Song, khác với đường nét,màu sắc và âm thanh, tính đặc thù của ngôn ngữ ở đây là nó không phải do bản thânthiên nhiên cung cấp cho người nghệ sĩ, mà nó là lời ăn tiếng nói của nhân dân, làthứ của cải lâu đời và quý giá do con người tạo ra trong quá trình lịch sử Nó vừa làcủa riêng của người nghệ sĩ nhưng đồng thời là ngôn ngữ chung của nhân dân, ngônngữ đã được tinh luyện mang tính chuẩn mực điển hình Đó là sự kết tinh, chọn lọc

Trang 19

và nâng cao những âm thanh ta vẫn nghe, những lời ta vẫn thường nói và những chữviết ta vẫn thường đọc Nó không hề thoát li hoặc đối lập với tín hiệu ngôn ngữhằng ngày mà chúng ta dùng trong giao tiếp Và vì vậy người đọc muốn nhìn racách lựa chọn, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ và giá trị tiềm tàng của nó bắtbuộc phải đọc tác phẩm văn học một cách kĩ lưỡng để tri giác ngôn ngữ tốt, tái hiệnhình tượng và liên tưởng, tưởng tượng được hoàn chỉnh.

Tóm lại , từ việc nghiên cứu các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật như trên

đã giúp chúng tôi định ra hướng đi khá cụ thể cho việc phát triển năng lực tri giácngôn ngữ nghệ thuật cho học sinh

1.2 Năng lực và năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

Năng lực là “sức làm việc, trình độ thành thạo của một người có điều kiện tự nhiên hay do rèn luyện, học tập,… tạo ra để làm tốt mọi việc”[ 10,546] Theo các

nhà tâm lí: Năng lực của con người chính là sự tổng hợp của trình độ, kĩ năng, kĩxảo của cá nhân để đáp ứng yêu cầu nào đó Con người muốn hoạt động tốt phải cónăng lực Nếu thiếu năng lực thì con người sẽ khó hoàn thành bất cứ một công việcnào Do đó, năng lực là tiền đề cho mọi hoạt động của con người

Để định danh các nhà văn lớn, chúng ta vẫn dùng mệnh đề quen thuộc nghệ

sĩ ngôn từ Xét cho cùng, có vốn sống phong phú, có thế giới quan, nhân sinh quantiến bộ, có tâm hồn nhạy cảm cao, có khả năng lựa chọn ý đồ tư tưởng nghệ thuật và

có cảm hứng sáng tác thì cuối cùng cái để hình thành thế giới nghệ thuật của tácphẩm vẫn là nguyên liệu thứ nhất – đó là ngôn từ Mỗi nhà văn lớn đều tạo chomình một cá tính sáng tạo riêng, một phong cách riêng Phong cách bao hàm cảphong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu chữ trong sáng tác phản ánh tài năng trí tuệ

và tâm hồn người sáng tác Trong bài " Trở lại với câu chuyện kĩ thuật", nhà văn Nguyễn Đình Thi đã viết: " Câu văn trong sáng là những câu tổng hợp đã nhuần nhuyễn nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc, nhiều từng trải với cuộc sống và thực ra câu văn trong sáng là phản ánh một tâm hồn trong sáng Muốn viết được văn trong

Trang 20

sáng không những phải khổ công rèn luyện ngòi bút mà phải xua tan bóng tối trong tâm hồn mình" Thế mới thấy ngôn từ trong sáng tác không chỉ là chuyện câu chữ

mà là vấn đề máu thịt tâm linh của người nghệ sĩ, tài năng trí tuệ tâm hồn của nhà

văn biểu lộ ra từng câu chữ Huy Cận cho rằng: " Chữ, tiếng đối với nhà thơ không phải chỉ là nghĩa, là tín hiệu mà là một cái gì máu thịt dính liền với sự vật, đại diện cho sự vật, hình dáng của sự vật nó quyện vào đời sống bên trong của nhà thơ"

( Suy nghĩ về nghệ thuật – Văn nghệ sô 15/3/1980) Sáng tạo ngôn từ như là côngđoạn gần cuối cùng của quá trình sáng tác, là một thử thách sâu rộng tài năng củangười cầm bút Chúng ta đều biết có khi chỉ một từ thôi mà nhà văn, nhà thơ phải

dồn vào đó bao tâm sức Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Nguyễn Du nói " khạc máu ra từ", Maiacôpxki từng nói " Vò đầu bứt tai tìm từ cho thơ" Như vậy có thể

thấy khả năng sáng tạo ngôn từ là thước đo tài năng của nhà văn

Đối với học sinh, con đường đi vào tác phẩm văn học, vào thế giới nghệthuật của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ của tác phẩm vốn chỉ lànhững kí hiệu câm lặng Không có hoạt động tri giác của người đọc thì tác phẩm chỉ

là một tập hợp kí hiệu chết, không có linh hồn Tri giác ngôn ngữ của người đọc làmcho tác phẩm sống dậy, âm vang lên phập phồng, cựa quậy Không có được khảnăng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học thì người đọc mới nhiềunhất là phát âm lên được những con chữ rời rạc, vô nghĩa, vô hồn Học sinh kémhay chậm phát triển về năng lực văn, không cảm nhận được dưới các kí hiệu lànhững biểu tượng, những chuỗi biểu tượng về các sự vật, hiện tượng đời sống thiênnhiên, con người mà nhà văn đã dựng lên qua ngôn ngữ Tri giác được nhanh haychậm tập hợp hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm là dấu hiệu của năng lựcvăn Trước một đoạn văn, một câu thơ, người có năng lực văn phát triển thì tri giácđược ngôn ngữ nhanh hơn Đọc sáng rõ, đọc nhanh , đọc trôi chảy một văn bảnnghệ thuật văn học là dấu hiệu của văn hóa đọc nhưng vẫn chưa phải là dấu hiệuđích thực của đọc văn học Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ hàm ẩn nhiềunghĩa cần được đọc với một năng lực riêng mà chúng ta đã bàn đến Có khi đọc trôichảy nhưng vẫn chưa phải là đọc văn học hay nói cho đúng là chưa đạt đến trình độ

Trang 21

hay yêu cầu đọc văn học Qua ngôn ngữ nghệ thuật còn phải là đọc được giọng điệunhà văn, cái ý ngầm nằm dưới các câu chữ Người ta nói " đọc giữa các dòng thơ"chứ không phải chỉ các câu thơ Cho nên tri giác được ngôn ngữ nghệ thuật trongvăn bản văn học là biểu hiện ban đầu của năng lực tiếp nhận , tiếp cận, chiếm lĩnhđược tác phẩm văn học

Tuy nhiên năng lực không phải thuộc tính bẩm sinh, cũng không phải hìnhthành một lần là xong mà là một quá trình rèn luyện của cá nhân Trong giáo dục,việc phát hiện, rèn luyện , bồi dưỡng năng lực cho học sinh là một trong những vấn

đề cơ bản của chiến lược phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài Năng lực của học sinh cơ bản dựa trên tư chất, nhưng điềuchủ yếu là nó được hình thành, phát triển trong hoạt động rèn luyện tích cực của quátrình dạy học và giáo dục

Trong dạy học Ngữ Văn, nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến năng lực

văn của học sinh Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, “ trong nhà trường phổ thông, năng lực cần thiết nhất là năng lực tiếp nhận văn học (…)”[38,189] Phát triển năng

lực tiếp nhận của học sinh là hạt nhân của quá trình dạy học văn hiện đại

Tiếp nhận văn học là một giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của

văn học: " Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ nhân cách con người

- tri giác, cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng , suy luận , trực giác - đòi hỏi sự bộc

lộ cá tính, thị hiếu và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối…" [41,223] Tiếp

nhận tác phẩm văn chương là một quá trình lâu dài, có nhiều cấp độ Thực chất đó

là quá trình tái tạo mới hình tượng nghệ thuật dựa vào đặc điểm cá nhân và cảm xúccủa từng người Đó là quá trình tri giác tác phẩm, cụ thể hóa và khái quát hóa nghệthuật để hiểu được giá trị đích thực của tác phẩm Quá trình tiếp nhận là một quátrình vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan Tính chủ quan trong tiếpnhận là một thuộc tính vì quá trình tiếp nhận là một quá trình diễn ra trong tư duy,tình cảm, tâm lí bạn đọc Tiếp nhận văn học ở mỗi bạn đọc phụ thuộc vào tư chất,trình độ vốn sống của từng người Tính khách quan trong tiếp nhận tác phẩm văn

Trang 22

học được quy định bởi đặc trưng thể loại của tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả

và phạm vi đời sống mà tác phẩm phản ánh Sự tiếp nhận khác nhau về một tácphẩm cũng phụ thuộc vào các khái quát nghệ thuật của nó có liên hệ được với thựctại hay không Như thế, tiếp nhận văn bản là một quá trình cụ thể hóa, hiện thực hóatác phẩm, là cuộc đối thoại liên tục giữa người đọc và tác giả trên mọi lĩnh vực, làquá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp Điều này đòi hỏi người tiếp nhận phải có năng

lực nhất định Trong đó năng lực tri giác ngôn ngữ là năng lực đóng vai trò “khai sơn phá thạch” đầu tiên của quá trình tiếp nhận văn chương.

Mục đích tiếp nhận là hiểu được tác phẩm văn chương “Hiểu văn không chỉ

là kết quả hoạt động trí tuệ mà còn bao hàm rất nhiều những hoạt động khác của trực giác, phát hiện, tưởng tượng, sáng tạo và luận giải những mối liên hệ nội bộ tác phẩm và ngoài tác phẩm”[25,116] Những hoạt động đó muốn đi đến đích như

đã nói ở trên cần phải được rèn luyện thành năng lực Giáo sư Phan Trọng Luận đãthể hiện ra ở tám hoạt động của năng lực tiếp nhận văn chương trong đó năng lực trigiác ngôn ngữ là năng lực đầu tiên của quá trình tiếp nhận văn học

Trong tiếp nhận văn học, đối tượng của tri giác là tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ với đặc trưng nổi bật là phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng Vì vậy, nănglực tri giác ngôn ngữ ở đây là cảm nhận được những thông tin nghệ thuật từ hệthống tín hiệu ngôn ngữ hình tượng

Như vậy, năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện ra trước hết ở khảnăng học sinh nhận ra được các tín hiệu nghệ thuật trên Nghĩa là các em biết trigiác từ thần, nhận ra kết cấu lạ, phát hiện ra mối liên kết bên trong và bên ngoài văn

bản, nhìn ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, phát hiện ra “khoảng trắng" của tác

phẩm Khả năng này diễn ra ở học sinh là không như nhau Những người có năng

lực văn chương thì quá trình tri giác ngôn ngữ diễn ra mau lẹ “như là sự nhạy cảm của một thứ linh giác nghệ thuật”.

Trang 23

Biểu hiện tiếp theo của năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật là khả năng

giải mã các thông tin nghệ thuật vừa tri giác được “Văn chương là trò diễn của ngôn từ” Trong tay người nghệ sĩ có tài, sự chuyển hóa của từ thật đa dạng, từ ý

nghĩa cụ thể sang ý nghĩa khái quát, từ một ý nghĩa đơn trị sang một ý nghĩa đa trị,

từ một ý nghĩa chung sang một ý nghĩa riêng Do vậy, không giải mã được cácthông tin nghệ thuật sẽ không hiểu được tác phẩm

Tuy nhiên, việc tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh ở bước này thườnggặp khó khăn Các em bị trói buộc bởi kinh nghiệm sống của bản thân; ngôn ngữ tácphẩm có thể chỉ là những kí hiệu hoặc cao hơn là những từ ngữ xã hội học Cho nênquá trình khêu gợi trí tưởng tượng giúp cho học sinh thâm nhập vào tác phẩm là mộtquá trình vượt qua ý nghĩa trực tiếp của ngôn ngữ bài văn và nghĩa đen của từng từ

để nắm lời ngầm, linh hồn tác phẩm Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học

sinh còn được biểu hiện ở khả năng biết tri giác “điểm sáng thẩm mĩ” có định

hướng Nghĩa là các em biết chọn lọc thông tin nghệ thuật để tái hiện hình tượng ,liên tưởng, tưởng tượng một cách có chủ định theo yêu cầu của bài học Có nhưvậy, học sinh mới không bị rơi vào tri giác vụn lẻ, không định hướng, tản mạn, làm

vỡ tính chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật

Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn chương tạo ra đượcnhững ấn tượng ban đầu, những cảm xúc, những rung động thẩm mĩ vô cùng quantrọng ở người đọc Việc định hướng giải mã các thông tin nghệ thuật càng chu đáocàng tạo điều kiện giảm nhiễu để bạn đọc học sinh đến với tác phẩm nghệ thuật.Lượng thông tin càng tinh khiết, cường độ càng mạnh thì hứng thú tiếp nhận vănchương càng đúng hướng Tri giác ngôn ngữ tốt, việc cảm thụ hình tượng càng sâusắc, ít chủ quan

Như vậy, việc phát triển năng lực tiếp nhận ngôn ngữ nghệ thuật cho họcsinh là một phần quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Đó cũng là một quátrình lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì, nhằm giúp học sinh có trình độ thành thạo, có kỹ

Trang 24

năng, kỹ xảo nhất định để tri giác, cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo vàluận giải các yếu tố ngôn ngữ xây dựng lên hình tượng tác phẩm

1.3.Những nhân tố chi phối việc phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ

Như đã nói ở trên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là ngôn ngữ nghệthuật với những đặc trưng riêng Vì vậy phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ nghệthuật trước hết là phải hướng tới rèn kĩ năng đọc, kĩ năng nghe để nhận ra hìnhtượng được gửi gắm qua từng con chữ

Thứ hai, từ việc giúp học sinh nhận ra hình tượng nghệ thuật, người giáoviên phải hướng tới phát triển năng lực nhận diện, phát hiện chính xác những tìmtòi, sáng tạo của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật ấy Trên cơ sở

đó, học sinh cắt nghĩa, giảng giải, liên tưởng, tưởng tượng để lần ra " điều mới mẻ"

mà nhà văn gửi gắm tới bạn đọc, để thấy được phong cách nghệ thuật riêng củamỗi tác giả khi sử dụng ngôn từ cũng như dụng ý nghệ thuật

Tóm lại tri giác ngôn ngữ nghệ thuật là người đọc từ việc nhận ra phương thứctrình bày nghệ thuật độc đáo, cụ thể mà phát hiện được thế giới chủ quan của nhàvăn khi xây dựng hình tượng nghệ thuật Đồng thời cũng cần bám sát vào quanniệm nghệ thuật ở mỗi giai đoạn để phát hiện ra " điểm sáng thẩm mĩ" của hìnhtượng nghệ thuật đó

2 Liên tưởng, tưởng tượng và năng lực liên tưởng, tưởng tượng

2.1 Liên tưởng , tưởng tượng và mối quan hệ giữa liên tưởng và tưởng tượng

2.1.1 Về liên tưởng, tưởng tượng

* Liên tưởng

“Liên tưởng” từ lâu đã trở thành thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sốnghằng ngày Tuy nhiên để có thể cắt nghĩa và hiểu chính xác thuật ngữ này vẫn cònkhá phức tạp Dưới mỗi góc độ khoa học khác nhau, lại có một cách định nghĩakhác nhau về “liên tưởng”

Trang 25

Trong cuốn Từ điển tâm lí học, khái niệm về liên tưởng được định nghĩa như sau: “Liên tưởng là mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, trong đó có sự tích cực hóa của một biểu tượng này kéo theo sự xuất hiện một hay nhiều biểu tượng khác"[9,140] Chẳng hạn như một hiện tượng “Tết” có thể cho ta nhiều liên tưởng

tới hoa mai, hoa đào hay “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánhchưng xanh” Như vậy, tâm lí học đại cương đã chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tốtâm lí, nhờ sự xuất hiện của một yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nênyếu tố khác liên quan tới nó Điều kiện nhất định được nói tới ở đây chính là khảnăng phản ánh, lưu trữ những hình ảnh, biểu tượng, sự kiện trong quá khứ, thôngqua sự tri giác về vật thể A nào đó ở thời điểm hiện tại Nói tới liên tưởng là nói tớitrí nhớ, cơ chế của liên tưởng là dựa vào trí nhớ, khi có sự tác động qua lại giữa chủthể và khách thể, ở vỏ não sẽ hình thành liên hệ thần kinh tạm thời Mối liên hệ giữacác yếu tố tâm lí tác động trực tiếp lên các liên hệ thần kinh này, tạo nên sự chắpnối, liên kết các yếu tố tương đồng hoặc tạo ra các cặp yếu tố đối lập…

Tâm lí học dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lí mà phân loại liên

tưởng thành ba loại: Liên tưởng gần nhau, liên tưởng giống nhau, liên tưởng tương

phản

Nếu như liên tưởng giống nhau là hiện tượng liên tưởng dựa vào mối liên hệthần kinh giữa hai đối tượng giống nhau gây nên thì liên tưởng tương phản lại làbiểu hiện sự trái ngược hoàn toàn trong mối liên hệ thần kinh giữa hai đối tượng.Mối liên hệ thần kinh nói tới ở đây chính là sự tri giác vật thể A nào đó đã kíchthích, khơi gợi trong hồi ức một vật thể khác có dấu hiệu giống, gần giống, hoặc đốilập Từ đó, có thể hiểu, liên tưởng gần nhau là liên tưởng diễn ra theo cơ chế tácđộng hệ quả, có mối liên hệ logic thứ tự hô ứng

Cuốn Từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về liên tưởng: “Liên tưởng

là nghĩ tới sự việc nào đó liên quan tới sự việc, hiện tượng đang diễn ra” [55,702].

Trang 26

Theo các nhà ngôn ngữ học, xét trên mối quan hệ nhất định giữa các yếu tố

ngôn ngữ, F Saussure nhận định: “một từ nào đó cũng có thể gợi lên tất cả những cái gì có thể liên tưởng bằng cách này hay cách khác”.

Dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau, liên tưởng cũng có nhiều cách hiểu,song đều dựa trên mối liên hệ giữa các yếu tố mà sự xuất hiện của yếu tố này gợinhớ đến yếu tố khác liên quan tới nó Phương pháp dạy học văn mới cũng đã vậndụng cơ chế liên tưởng, tưởng tượng của con người để định hướng tiếp cận văn bản

dễ dàng hơn Liên tưởng, tưởng tượng là chiếc cầu nối quan trọng giữa văn bản vănhọc với bạn đọc Trong những phần tiếp theo của luận văn, chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn

về vấn đề này

* Tưởng tượng

Cùng với “liên tưởng”, một thuật ngữ khác trong tâm lí học mà chúng ta rấthay nhầm lẫn là “tưởng tượng” Trong quá trình nhận thức lý tính, con người phảitrải qua quá trình tư duy Nhưng tư duy không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọiđòi hỏi phức tạp do thực tiễn cuộc sống đặt ra Có những tình huống có vấn đề, conngười khó có thể dùng tư duy mà giải quyết được Khi đó con người phải dùng đến

một quá trình nhận thức cao cấp khác, đó là tưởng tượng Trong cuốn Tâm lí học đại cương, nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy đã chỉ rõ:

“Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng các hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có” Lại một lần nữa nhắc tới “biểu tượng”, ta cần phân biệt rõ: biểu

tượng của trí nhớ và biểu tượng của tưởng tượng (hay biểu tượng của biểu tượng)

Là một trong những hình thức quan trọng của sự phản ánh chủ quan của thế giớikhách quan Biểu tượng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động tâm lí của con người.Liên tưởng gắn với trí nhớ nên kết quả của liên tưởng là tạo nên các biểu tượng trínhớ - những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã tri giác và có trong kinh nghiệm củacon người Còn tưởng tượng tạo ra các biểu tượng mới, chính là biểu tượng củatưởng tượng - những hình ảnh mới được xây dựng trên cơ sở cải tạo những ấn tượng

Trang 27

về sự vật, hiện tượng được phản ánh qua lăng kính chủ quan của con người, thậmchí những hình ảnh mới còn có thể là kết quả của quá trình tư duy chưa có tronghiện thực đời sống Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trong đời sống và văn hóavăn nghệ Những việc trước kia chỉ có trong tưởng tượng như lên thám hiểm mặttrăng (“thăm chị Hằng Nga”) hay khám phá tận đáy đại dương (“thăm vua ThủyTề”)…nay đã trở thành hiện thực Tất cả đều có xuất phát điểm là tưởng tượng.

Đúng như Mác nhận định: “Trí tưởng tượng là một năng khiếu vĩ đại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển”.

Có hai loại tưởng tượng: tưởng tượng không chủ định và tưởng tượng có chủđịnh Tưởng tượng chủ định được biểu hiện ở hai cấp độ: tưởng tượng tái tạo vàtưởng tượng sáng tạo

Đối với thực tiễn giảng dạy tác phẩm văn học, tưởng tượng sáng tạo có ýnghĩa vô cùng to lớn Nó làm tăng hứng thú của cảm xúc, khơi gợi những liên tưởngmới lạ và kết quả của quá trình tưởng tượng sáng tạo là tạo ra những hình ảnh, biểutượng mới, giúp học sinh nhanh chóng làm chủ tác phẩm văn học Kết quả tưởngtượng sáng tạo phụ thuộc vào tư tưởng, tri thức, năng lực, kinh nghiệm và nhất làtình cảm và nguồn cảm hứng trong quá trình lao động sáng tạo Do vậy, giáo viêncần có những định hướng cụ thể trong quá trình học tập của học sinh Không phảinhững tưởng tượng sáng tạo nào của học sinh cũng đúng hướng tiếp cận tác phẩm.Giáo viên cần chỉnh sửa, điều chỉnh những tưởng tượng thị sai, phát huy nhữngtưởng tượng tích cực của học sinh Làm được điều này sẽ tạo được những hiệu quảthiết thực cho giờ dạy

2.1.2 Mối quan hệ giữa liên tưởng và tưởng tượng

Liên tưởng và tưởng tượng quả là những năng lực tư duy vô cùng cần thiếttrong quá trình sáng tạo Cả hai đều là những hoạt động tâm lí của con người vàthường diễn ra trong suốt quá trình tư duy, nhận thức của con người Tuy nhiên, takhông nên đồng nhất hai khái niệm này Liên tưởng và tưởng tượng tuy có sự giống

Trang 28

nhau ở khía cạnh nào đó nhưng về cơ bản cũng có sự khác nhau rõ rệt về bản chất.Tưởng tượng là quá trình tâm lí khá tự do, phóng túng, gắn chặt với cảm xúc và trigiác Trong khi đó, liên tưởng lại là quá trình tâm lí bị quy định bởi mối quan hệgiữa các yếu tố tâm lí Quá trình liên tưởng thể hiện khả năng dự trữ kinh nghiệm vàphát huy những ấn tượng vốn có trong tiềm thức của con người Vì thế, liên tưởnggắn với hồi ức và trí nhớ.

Những đặc điểm giống và khác nhau ấy giúp ta nhận ra mối quan hệ chặt chẽgiữa liên tưởng và tưởng tượng Liên tưởng giúp nhớ lại để so sánh, đối chiếu, lựachọn Tưởng tượng tạo lên những giả thiết, những quan niệm, những tư tưởng vềthực nghiệm Liên tưởng trở thành một điều kiện để tưởng tượng, có liên tưởngphong phú thì mới tái tạo hình ảnh, biểu tượng qua quá trình tưởng tượng một cáchsinh động hơn Liên tưởng chuyển vai trò từ một quá trình tâm lí riêng biệt để đóng

vai là một thao tác nhỏ trong quá trình tưởng tượng Nói như Pautopxki: “Chuỗi mắt xích liên tưởng là sợi chỉ dẫn đường cho trí tưởng tượng” [17,2] Ngược lại,

tưởng tượng tốt cũng kích thích hoạt động liên tưởng phong phú hơn Như vậy,tưởng tượng là nền móng, là cơ sở của liên tưởng

Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt Tư duy văn học là tư duynghệ thuật Tư duy nghệ thuật mà không liên tưởng, tưởng tượng thì sẽ không dựnglên trong óc độc giả những hình tượng nghệ thuật mà tác giả đã dày công xây dựng

Rõ ràng, giữa liên tưởng và tưởng tượng có sự khác nhau cơ bản nhưng nếu tách haiquá trình tư duy này một cách biệt lập, bạn đọc khó có thể tiếp nhận văn bản vănhọc một cách triệt để Vì vậy, không tách rời hai khái niệm liên tưởng và tưởngtượng mà phải hiểu trong liên tưởng có tưởng tượng và ngược lại Đây cũng là mộtđiểm mới luận văn chúng tôi nghiên cứu Thiết nghĩ, quan niệm về mối quan hệchặt chẽ giữa liên tưởng và tưởng tượng cần phải được hiểu nhất quán trong quátrình dạy học đọc hiểu văn bản Gắn liền hai hoạt động tư duy này trong tiếp nhậnvăn bản sẽ giúp ta hiểu hết ý nghĩa của lớp văn bản ngôn từ Bởi lẽ việc lựa chọn

Trang 29

ngôn từ sao cho tinh luyện, hàm súc phụ thuộc nhiều vào tài năng của người nghệ

sĩ Nhà thơ Nga Maiacopxki viết:

Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài

Do đó nhiệm vụ của bạn đọc là phải biết tri giác ngôn ngữ để tìm điểm sáng vănchương và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng để đồng sáng tạo với nhà văn,nhà thơ; để khám phá hết ý tình mà các tác giả gửi gắm

2.2 Năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo và tiếp nhận văn

học.

Chúng ta đều đã biết năng lực liên tưởng, tưởng tượng là yếu tố quan trọngcủa tư duy văn học Đó là một phần không thể thiếu của sáng tạo cũng như tiếpnhận, cảm thụ văn chương

2.2.1 Năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo văn học

Nói tới vấn đề năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo văn học trước

hết phải hiểu năng lực là gì Theo các nhà tâm lý học: " năng lực là các đặc điểm tâm lí ở người tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo… " (Phạm Minh Hạc) Như vậy, năng lực liên

tưởng , tưởng tượng trong sáng tạo văn học là khả năng con người vận dụng sự liêntưởng, tưởng tượng vào việc sáng tạo các văn bản văn học

Vấn đề năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo văn học là điều đãđược các nhà lí luận văn học quan tâm từ rất lâu Từ đó, vai trò, ý nghĩa của nó cũng

đã được khẳng định Theo Xaytơlin, một nhà tâm lí học sáng tác có tên tuổi thì: " Sức tưởng tượng hay sức hình dung là đặc trưng đầu tiên và có thể nói là đặc trưng

Trang 30

đặc biệt của tâm lí nhà văn" ( Lao động nhà văn, NXB văn học,Hà Nội, 1997, tr166).

Đây là một đặc trưng trong lao động sáng tác của nghệ sĩ mà hầu như đã có nhiềunhà văn , nhà nghệ thuật bàn đến như một sự khẳng định tuyệt đối Còn M Gorki

thì viết: " Tưởng tượng là một trong những biện pháp quan trọng nhất của kĩ thuật văn học trong việc xây dựng hình tượng " Nhà văn Pautovski trong cuốn Bông hồng vàng cũng đã giành một phần không nhỏ viết về cội nguồn của sáng tạo, nhấn

mạnh vai trò của liên tưởng, tưởng tượng đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói

chung, văn học nói riêng: sự giàu có liên tưởng chứng tỏ sự phong phú của thế giới nội tâm nhà văn Có cái phong phú đó thì ý nghĩ nào, đề tài nào cũng có thể lớn phồng lên với những nét sinh động [56,151] Nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm

văn học tức là đã phản ánh đời sống bằng hình tượng thông qua lăng kính chủ quancủa mình Nhà văn nào có vốn sống phong phú, khả năng liên , tưởng tượng nhanhnhạy sẽ dễ dàng huy động trong trường liên tưởng nhiều hình ảnh, chất liệu, chọnlọc, sắp xếp từ đó xây dựng lên những hình tượng nghệ thuật vừa mang đậm hơi thởcủa sự sống, vừa thấm đẫm cá tính sáng tạo Như vậy, liên tưởng và cả tưởng tượng

có thể xem như quá trình tâm lí sáng tạo đặc thù của văn học, nghệ thuật

Tóm lại có thể thấy, năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tạo vănhọc là một phương diện không thể thiếu Nếu không có liên tưởng , tưởng tượngchắc hẳn rằng các hình tượng văn học, các văn bản sẽ nghèo nàn biết bao và khó tồntại được trong lòng bạn đọc văn chương

Trong quá trình tiếp nhận văn bản văn học, người đọc đã đi từ vỏ ngôn ngữcủa tác phẩm để nhận ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm do tác giả dựng lên Muốncho thế giới nghệ thuật của tác phẩm hiện hình lên, người đọc phải có khả năng táihiện bằng hoạt động tưởng tượng Có thể nói tri giác ngôn ngữ là bước đánh thứccánh cửa các kí hiệu của tác phẩm và tưởng tượng tái hiện là bước giúp người đọcnhìn ra thế giới bên trong của tác phẩm nằm dưới các kí hiệu ngôn ngữ Ở ngườiđọc không phát triển thì tưởng tượng tái hiện không vận hành và do đó người đọc

Trang 31

đó không nhận ra được thế giới tác phẩm Không có nước rửa ảnh thì mọi chândung , hình ảnh chỉ nằm im lìm trên cuộn phim Có tưởng tượng tái hiện thì thế giớitác phẩm mới hiện hình với bao nhiêu bức tranh nhiều màu, với bao nhiêu conngười khác nhau về diện mạo, tính cách Tiếc rằng trong giảng dạy văn học, nhiềugiáo viên chỉ chú ý đến khâu đọc hay, nói cho đúng phát âm mà không chú ý giúphọc sinh rèn luyện trí tưởng tượng tái hiện Giờ học văn nhạt nhẽo không lôi cuốnhọc sinh vì thế giới tác phẩm chưa hiện hình trong tưởng tượng của học sinh Đã thếthì không có chuyện giảng văn Chỉ có thể bắt đầu giờ giảng văn khi ít nhất trongđầu óc học sinh đã dựng dậy được thế giới nghệ thuật của tác phẩm Năng lực tưởngtượng tái hiện càng phát triển, người đọc càng dễ nhận ra được đầy đủ, phong phú

và tinh tế mọi cảnh vật, con người và tình huống trong tác phẩm

Nếu với năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện hình tượng, ngườiđọc mới chỉ dựng lên được trong tưởng tượng của mình hình ảnh, cuộc sống và conngười do nhà văn dựng lên thì bước vào hoạt động tiếp theo là phải làm sao đểnhững hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào thế giới tâm linh của ngườiđọc Nếu không thì cuộc sống nghệ thuật được tái hiện lên vẫn xa lạ, vẫn chưa layđộng đến cảm xúc tư duy của người tiếp nhận Nơi cánh cửa này, vai trò của liêntưởng cực kì quan trọng Từ gợi ý của nhà văn thông qua những chi tiết, hình ảnh,những con người, những tâm trạng, người đọc với vốn sống trực tiếp hoặc gián tiếpcủa mình bắt gặp được ý, lời tâm tình của nhà văn Nhà văn nổi tiếng Pautôpxki đã

từng nói: " Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với bạn đọc Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu"

Nói tóm lại liên tưởng là dấu hiệu của việc chuyển thế giới nghệ thuật của tácphẩm vào thế giới tâm linh người đọc và liên tưởng có tính định hướng là dấu hiệucủa trình độ am hiểu tác phẩm ở bước đầu Học sinh có năng khiếu cũng là học sinh

tỏ ra rất nhạy bén và phong phú về liên tưởng

Trên đây là cái nhìn chung nhất về năng lực liên tưởng, tưởng tượng trongsáng tạo cũng như tiếp nhận văn học Tuy nhiên, như đã nói, không phải năng lực

Trang 32

liên tưởng, tưởng tượng trong tiếp nhận văn học ở đối tượng nào cũng giống nhau.Với học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông, do đặc thù của lứa tuổi, đặcthù của dạng hoạt động tiếp nhận văn học (qua việc đọc – hiểu văn bản trong nhàtrường) quan niệm về một năng lực liên tưởng, tưởng tượng phù hợp lại có nhữngthay đổi nhất định Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là bên cạnh việc phát huy năng lựcliên tưởng, tưởng tượng của học sinh còn cần định hướng bồi dưỡng và thậm chí làgiới hạn liên tưởng, tưởng tượng cho các em để hoạt động tiếp nhận diễn ra đầy đủ,hợp lí, sâu sắc nhất.

2.3 Liên tưởng, tưởng tượng với quá trình dạy – học đọc hiểu văn bản

2.3.1 Liên tưởng, tưởng tượng giúp giáo viên kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo ở mỗi học sinh

Đối với quá trình sáng tác,liên tưởng, tưởng tượng có vai trò quyết định chấtlượng của tác phẩm văn chương Còn với quá trình tiếp nhận văn bản văn học, liêntưởng, tưởng tượng được coi là con đường hữu hiệu làm sống động sinh thể nghệthuật, kích thích hứng thú học tập, kích thích khả năng sáng tạo và độc lập trongtiếp nhận của học sinh Đọc hiểu văn bản là một cách thức để tiếp nhận tác phẩmvăn chương, vì thế đòi hỏi sự phong phú trong khả năng liên tưởng, tưởng tượng ởmỗi học sinh Đương nhiên quá trình này phải có sự định hướng, hướng dẫn củagiáo viên Tính tích cực của học sinh được thể hiện ở chỗ học sinh say mê tìm hiểu,say mê khám phá, và lấp đầy những “khoảng trống ” mà tác giả tạo ra để mỗi họcsinh có những kiến giải của riêng mình

Trong quá trình đọc hiểu văn bản, liên tưởng giúp tái hiện thế giới một cáchsinh động, nhiều màu sắc và tưởng tượng chẳng những là một phương tiện khái quát

mà còn là một sức mạnh để thể hiện những hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thẩm

mỹ, trong đó biểu hiện sự phản ánh nghệ thuật bằng nghệ thuật Liên tưởng, tưởngtượng giúp tác phẩm và bạn đọc đến gần nhau hơn Người viết khi sáng tác khôngbao giờ “nói trắng ra” những điều mình muốn thể hiện mà thông qua những hình

Trang 33

ảnh trong tác phẩm Bằng hoạt động liên tưởng, tưởng tượng cụ thể học sinh giải

mã kí hiệu tác phẩm, làm phát lộ nhưng hàm ngôn, những ẩn ý mà tác giả muốn đềcập đến Trong nội tại tác phẩm, giữa các con chữ, giữa các dòng thơ, khổ thơ ,đoạn văn cũng tồn tại những “khoảng trống” mà chỉ có quá trình liên tưởng, tưởngtượng mới có thể lĩnh hội được Chính sự ngắt quãng, tạo khoảng trống trong vănbản đã tạo cơ hội phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Như thế,học sinh phải tự lí giải, suy luận, liên tưởng, tái hiện kết nối chúng sao cho hợp lí,làm dậy lên tiếng nói của những khoảng lặng, tìm ra cái logic của những kết nối bấtngờ

Những câu chữ trên trang giấy vốn chỉ là những sinh thể vô tri, vô giác,nhưng bằng trí tưởng tượng phong phú của bạn đọc mà trở nên sống động, có hồn.Bạn đọc đi từ liên tưởng này đến liên tưởng khác, những hình tượng nghệ thuật mớiđược trí tưởng tượng chắp cánh cũng trở nên đa dạng hơn Sự bí ẩn của lớp ngôn từ

là mảnh đất màu mỡ vẫy gọi say mê sáng tạo ở mỗi học sinh Vốn sống, và nhữngtri thức văn học của học sinh càng nhiều sẽ làm phong phú liên tưởng, tưởng tượng

Ở những tác phẩm lớn bao giờ cũng mở nhiều chiều liên tưởng, tưởng tượng, mỗiđộc giả lại có những cách lí giải cho riêng mình

2.3.2 Liên tưởng, tưởng tượng tản mạn, tùy tiện, phi văn học dẫn đến việc tiếp nhận thị sai văn bản nghệ thuật

Tác phẩm văn chương là kết quả sáng tạo của “người nghệ sĩ ngôn từ”, là

“đứa con tinh thần” của họ Trong mỗi tác phẩm chứa đựng những tâm tư, tình cảmcủa tác giả trước cuộc đời với con người Do đó, bản thân tác phẩm văn chương baogiờ cũng chứa trong mình những giá trị nhất định nhưng những giá trị đó khi đến

với người đọc không hoàn toàn giữ nguyên như vậy “Tác phẩm văn chương được người đọc tiếp nhận thì nội dung đó bị khúc xạ, bị chiết quang đi tùy theo cái chủ quan của người đọc” [36,21].

Trang 34

Khi nói đến năng lực và yêu cầu liên tưởng trong tiếp nhận văn chương thì

có một nghịch lí thường xảy ra với người đọc Do vốn sống, do kinh nghiệm riêngcủa cá nhân mỗi người đọc rất khác nhau, nên trường liên tưởng ở mỗi người cũngrất khác nhau, và do đó khi một tín hiệu , một từ ngữ, một hình ảnh, một chi tiết donhà văn dựng lên thường gợi lên ở bạn đọc những liên tưởng khác nhau có khi rấtbất ngờ với bản thân nhà văn nữa và cũng rất khác với liên tưởng của nhà văn.Người ta nói đó là hiện tượng tản mạn, phi văn bản, trên văn bản, ngoài văn bản Đócũng là dấu hiệu của hiện tượng " hiện thực ngây ngô" trong tiếp nhận văn học Vìvậy , một năng lực rất cần thiết trong tiếp nhận văn học là phải có khả năng địnhhướng được liên tưởng trong quá trình tiếp nhận văn bản Không có định hướngliên tưởng thì sự cảm thụ tác phẩm sẽ tùy tiện, tản mạn, chủ quan, có khi suy diễnbậy bạ Thực ra những chuyện liên tưởng ngoài tác phẩm, liên tưởng phi văn bản ,liên tưởng chủ quan không phải là điều lạ lẫm gì trong lịch sử tiếp nhận văn học ởnước ta cũng như ở nước ngoài Hiện tượng đó vẫn diễn ra hằng ngày với bạn đọchay người xem văn học nghệ thuật nhưng chưa có được một trình độ văn hóa đọc,chưa có được năng lực định hướng liên tưởng lành mạnh cần có Còn chuyện liêntưởng nhiều chiều xuất phát từ tính nhiều nghĩa của tác phẩm hay tính đa diện củatiếp nhận là một vấn đề lí luận thú vị và rắc rối, chúng ta không bàn đến ở đây

Tóm lại liên tưởng, tưởng tượng tản mạn, tùy tiện, phi văn học là điều tất yếuxảy ra trong quá trình tiếp nhận, bởi những lí do như trên đã trình bày Người giáoviên phải xóa bỏ tối đa những liên tưởng, tưởng tượng đó để định hướng tư duyđúng đắn, phát huy tính sáng tạo ở mỗi học sinh

II Cơ sở thực tiễn

1 Vị trí tập tùy bút “Sông Đà” và tùy bút " Người lái đò sông Đà" của

Nguyễn Tuân ở trường THPT

1.1 Vị trí tập tùy bút " Sông Đà" trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn

Tuân

Trang 35

Vào những năm 60 của thế kỉ trước , có một hiện tượng đặc biệt xuất hiệntrong lịch sử văn học nước ta: đó là sự ra đời của tùy bút " Sông Đà" của nhà vănNguyễn Tuân Nguyễn Tuân – một nhà văn có phong cách độc đáo -mà ngay khicòn sống đã được văn giới tặng cho nhiều danh hiệu " vị phù thủy ngôn ngữ","người chẻ sợi tóc làm tư" Và sau khi " Sông Đà" ra đời , ông lại được tặng thêmmột danh hiệu nữa " ông vua tùy bút" Có thể nói nhà văn " độc đáo" lại gặp consông " độc đáo" nên đã để lại những dấu ấn cũng hết sức độc đáo trong lịch sử vănhọc Việt Nam hiện đại Con sông ấy nhờ nhà văn này mà được bất tử hóa trongnghệ thuật Nhà văn này cũng nhờ con sông ấy mà được vung bút một cách thoảimái Ông đã tung phá kho ngôn ngữ và hình tượng của mình lên trang văn một cáchphóng túng, tài hoa để tạo nên những trang hoa, tờ hoa để đời.

1.2 Vị trí tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân ở trường

THPT

“Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam được

lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 12 với thời lượng là 2 tiết.Đây là sự tiếp nối của phần văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau Cách mạngtháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX Tác phẩm thuộc loại hình kí, được giảng dạy

cùng với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, với

mục đích giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện về tất cả các thể loại văn học,trong đó có bút kí và tùy bút

Lựa chọn tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đưa vào chương trình Ngữ Văn

12 chứng tỏ “con mắt tinh đời” của người tuyển chọn, bởi lẽ đây không chỉ là

những trang tùy bút vào loại độc đáo và đặc sắc nhất của văn học nước nhà, tiêubiểu cho loại hình kí; mà đây cũng là tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến mạnh

mẽ về tư tưởng của Nguyễn Tuân Học tùy bút “Người lái đò sông Đà”, học sinh

vừa có cơ hội tìm hiểu cái đẹp của tùy bút, vừa có cơ hội hiểu thêm về phong cách

nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân trong sự đối sánh với truyện ngắn “Chữ

Trang 36

người tử tù” (in trong tập “Vang bóng một thời ” – 1940 ) trong chương trình Ngữ

văn 11

Về mặt giáo dục tư tưởng, tùy bút “Người lái đò sông Đà” với những trang

viết rất đẹp về thiên nhiên Tây Bắc và những lời ngợi ca rất mực trân trọng vềngười lái đò – một nghệ sĩ trên sông nước, học sinh sẽ càng thêm yêu mến đất nướcquê hương và trân trọng những người lao động bình dị đang ngày đêm làm giàu làmđẹp thêm cho tổ quốc

Như vậy, lựa chọn tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đưa vào chương trình

Ngữ Văn phổ thông trung học là hoàn toàn hợp lí và sáng suốt, vừa đảm bảo đượctính logic, hệ thống của chương trình, vừa đảm bảo đặc thù nhiệm vụ của bộ mônvăn là giáo dục, hướng đến hoàn thiện nhân cách người học một cách toàn diện.Đồng thời, giáo viên và học sinh THPT cũng có điều kiện được tiếp cận, thưởngthức một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đặc sắc, vừa giàu tính nghệ thuật vừa đậmchất nhân văn

2 Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của

Nguyễn Tuân ở nhà trường phổ thông từ góc độ tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng.

Có thể nói, trong chương trình dạy văn ở THPT, Nguyễn Tuân và các sángtác của ông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Đó đều là những áng văn hay,không chỉ cung cấp cho người đọc vốn tri thức về cuộc sống, về vẻ đẹp của conngười, của đất nước , quê hương mà còn cho người đọc bài học về sự lao động nghệthuật khó nhọc của nhà văn để sáng tạo ra những con chữ rất mực tài hoa Vậynhưng, thực tế việc dạy học các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là tùy bút ởnhà trường phổ thông hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bởi vì các tácphẩm đưa vào chương trình đều là những bài văn hay, độc đáo nên khó dạy Mặtkhác, phần đông các em học sinh chưa có được tiếng nói đồng điệu với nhà văn,năng lực cảm thụ, kĩ năng văn học còn hạn chế nên kết quả là các em chưa thực sự

Trang 37

yêu thích tác phẩm của Nguyễn Tuân Đặc biệt, khi được hỏi về tùy bút “Người lái

đò sông Đà”, nhiều em cho rằng, bài tùy bút Nguyễn Tuân viết rất khó đọc Mà văn

Nguyễn Tuân khó đọc không chỉ với học sinh mà còn với nhiều bạn đọc phổ thông

khác, bởi “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ không dễ thẩm đối với tất

cả mọi người, bởi nó vừa chất chứa cảm xúc mạnh mẽ, mới lạ lại vừa cầu kì nhiều khi đến khó hiểu và như thế, ở một mức độ nào đó, xét về nguyên tắc tiếp nhận, ngôn ngữ văn chương với tính độc đáo của nó có thể sẽ khiến ngôn ngữ mẹ đẻ trở thành thứ ngôn ngữ xa lạ với thiểu số hoặc đông đảo đồng bào mình” và chính Nguyễn Tuân cũng nhận định về thứ ngôn ngữ của mình “Ngôn ngữ của Nguyễn cứ lủng cà lủng củng, dấm dẳn cứ như đấm vào họng Đọc lên tối nghĩa quá lời sấm của ông trạng Nguyễn cứ lập ngôn một cách bướng bỉnh, vì đời nó ngu thế không bướng bỉnh sao được”[Đôi tri kỉ gượng].

Thực ra, chính cách dùng từ ngữ của Nguyễn Tuân mới là cái độc đáo, đặcsắc, có thể coi như một thứ “đặc sản ” của nhà văn, nhưng vì người đọc chưa biếtthưởng thức nên chưa thấy được cái “ngon” của nó

Thực trạng học sinh chưa thấy được cái hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Tuânmột phần cũng là do cách dạy của giáo viên còn khô khan, dạy tùy bút của NguyễnTuân nhưng vẫn chỉ chăm chú về nhân vật, về nội dung tư tưởng nên không giúpcác em thấy nhiều những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, mà đó mới chính là côngphu, tâm huyết của nhà văn

Khi tìm hiểu một số cách tiếp cận văn bản của những giáo viên ở trường phổthông, chúng tôi nhận thấy, phần lớn các giáo viên đã có ý thức khám phá tác phẩm

“Người lái đò sông Đà” theo đặc trưng loại thể Tiếp cận tác phẩm theo loại thể là

hướng tiếp cận từ đặc điểm thi pháp thể loại tùy bút để khám phá tác phẩm Giảng

dạy “Người lái đò sông Đà” theo loại thể nhằm cung cấp những kiến thức chung về

tùy bút đồng thời cho học sinh thấy được nét đẹp riêng của tác phẩm Tác phẩmthuộc loại tùy bút nằm trong thể kí, nhưng bên cạnh chất tùy bút bộc lộ rất rõ ở cáchviết tự do, phóng khoáng, những liên tưởng ngẫu hứng, bất ngờ, tác phẩm còn đậm

Trang 38

chất kí, thể hiện ở sự tìm tòi, khảo cứu rất mực công phu của tác giả (chiều dài sông

Đà, độ cao của đỉnh núi, số lượng các con thác, hành trình của dòng sông…) Chínhqua những đặc điểm đó học sinh nhận ra sự tài hoa và uyên bác của nhà văn Dạyhọc theo loại thể là con đường tiếp cận tác phẩm bằng phương pháp văn học dướigóc độ thi pháp Con đường này cũng giúp giáo viên và học sinh khám phá nhữngnét đẹp của tác phẩm, những giá trị nghệ thuật tinh vi và toàn bộ tư tưởng chủ đềcủa văn bản Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp văn học khác, sự tiếp cận từgóc độ thi pháp học loại thể cũng không tránh khỏi việc coi những giá trị và tưtưởng của tác phẩm là những sự kiện tương đối trọn vẹn và gần như không muốn bịchia cắt Người phân tích cũng bám vào ngôn từ, nhưng điểm xuất phát để phân tíchkhông phải là các từ ngữ - người phân tích có thể lấy ngay một ý nào đó, một nộidung tư tưởng hay nếp cảm, nếp nghĩ… của tác phẩm mà phân tích, đối chiếu chứkhông cần tuần tự chỉ ra các lớp nội dung của tác phẩm Cách làm này linh hoạt,nhạy bén nhưng một phần lại dựa vào trực cảm nên đôi khi không tránh khỏi suydiễn, gán ghép

Trong khi đó, Nguyễn Tuân là nhà văn rất " nghiệt ngã", " nghiêm khắc" vớingôn từ của mình Hơn nữa ông lại là nhà văn đã được vinh danh là nhà “nghệ sĩngôn từ” Vậy nên việc sử dụng từ ngữ của ông rất độc đáo, phong phú và tinh tế

Khi khảo sát tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, chúng tôi nhận thấy, tính hệ thống

của từ ngữ đã được bộc lộ rõ trong tác phẩm của tác giả này Tác giả đã rất có ýthức sử dụng và kết hợp từ ngữ cũng như phát huy cao độ năng lực liên tưởng,tưởng tượng để đạt được mục đích của mình với độc giả Do đó nếu giảng sơ sài sẽphụ công sáng tác của Nguyễn Tuân Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát việc giảng

dạy " Người lái đò sông Đà" ở một số trường phổ thông nhằm đưa ra những nhận

xét khách quan và hướng tới đề xuất phương pháp dạy học thích hợp , đạt hiệu quảcao nhất

2.1 Mục đích khảo sát.

Trang 39

Bằng việc khảo sát Sgk, Sgv, giảng dạy của giáo viên và khả năng học tập

của học sinh khi dạy và học văn bản " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân để

xác định được năng lực tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng Trên cơ sở ấy,tìm ra biện pháp cụ thể cho đề tài của luận văn

2.2 Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát.

Tác giả luận văn tiến hành khảo sát giáo án " Người lái đò sông Đà" của một

số giáo viên các trường trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh: Trường THPT Trần Phú,Trường THPT Quảng Hà, THPT Cẩm Phả, THPT Vũ Văn Hiếu và THPT Hòn Gaicùng với việc chuẩn bị bài và học tập của học sinh hai lớp 12A2, 12A4 trườngTHPT Hòn Gai

- Thống kê, nghiên cứu định hướng nội dung, phương pháp dạy học văn bản

" Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân ở lớp 12

2.4 Nội dung khảo sát

- Định hướng phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và liên tưởng,tưởng tượng qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, giáo án củagiáo viên

- Phương pháp tổ chức học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và liên tưởng,tưởng tượng

2.5 Thời gian khảo sát: tháng 11,12 năm 2013

Trang 40

2.6 Kết quả khảo sát.

2.6.1 Khảo sát việc phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và liên tưởng, tưởng tượng mà sách giáo khoa đặt ra khi hướng dẫn học bài " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

Căn cứ vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữvăn 12 của Bộ giáo dục và Đào tạo ( ở cả hai chương trình chuẩn và nâng cao),chúng tôi có bảng thống kê như sau:

Bảng 1: Thống kê số câu hỏi tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng trong phần hướng dẫn học bài của sách giáo khoa.

STT Tên bài Sách

giáokhoa

Tổng sốcâu hỏiphần tìmhiểu bài

Câu hỏitri giácngônngữ

Tỉ lệ % Câu hỏi

liêntưởng,tưởngtượng

2.6.2 Khảo sát việc phát triển năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và liên tưởng, tưởng tượng mà giáo viên đặt ra khi hướng dẫn học bài " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân

- Chúng tôi tiến hành dự giờ, khảo sát giáo án, phỏng vấn giáo viên bằng phiếunăm câu hỏi Cụ thể:

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w