1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

67 3,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 125,16 KB

Nội dung

"Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội".

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành nghiên cứu này không chỉ là sự nỗ lực của bản thân, mà còn là

sự quan tâm giúp đỡ từ Gia đình, Thầy cô và sự động viên của bạn bè

Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô Vũ Cẩm Thanh, là người

đã gợi ý và khích lệ tác giả trong nghiên cứu này, đồng thời cũng là người đã tạo điềukiện và tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này

Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong và ngoài khoa Khoahọc quản lý -Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, những người đã trang bị cho chúngtôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Trường

Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè đã dành cho tác giả mọi sự quan tâm, giúp đỡ,chia sẻ để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn tới gia đình, nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng vàđộng viên tôi rất nhiều trong thời gian qua

Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2013

Tác giả

Đinh Thị Ánh

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………

………2

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tên đề tài 5

2 Lý do chọn đề tài 6

3 Lịch sử nghiên cứu 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Vấn đề nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu 10

7 Giả thuyết nghiên cứu 10

8 Phương pháp nghiên cứu 10

9.Ý nghĩa đề tài 11

10 Kết cấu của Đề tài 11

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 12

1.1 Khái niệm động lực, động cơ 12

1.1.1 Khái niệm động cơ 12

1.1.2 Khái niệm động cơ học tập 13

1.1.3 Khái niệm động lực 15

1.1.4.Khái niệm động lực học tập 16

1.1.5 Khái niệm tạo động lực 17

1.2 Các lý thuyết về động lực 18

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực học tập 26

1.4 Vai trò của động lực học tập 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 30

2.1 Khái quát về Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội 30

2.2 Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, trường khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 31

2.2.1.Tác động từ nhóm yếu tố thuộc về bản thân sinh viên 32

2.2.2 Tác động từ nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 38

2.3 Đánh giá thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý,Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 42

Trang 3

2.4 Nguyên nhân động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn còn chưa hợp lý 44

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN XÁC ĐỊNH ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐÚNG ĐẮN HƠN 51

3.1 Đối với lãnh đạo trường 51

3.2 Đối với Giảng viên 53

3.3 Đối với sinh viên 54

KẾT LUẬN CHUNG 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinhviên hiện nay là động lực của họ Rất nhiều sinh viên luôn tự hỏi tại sao họ có thểhọc hành chăm chỉ với một ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong học tập ở bậcphổ thông trung học để có thể được vào đại học nhưng lại trở nên mất phươnghướng, mất đi sự hứng thú, động lực học tập ở bậc đại học dẫn đến kết quả học tậpkhông đạt được như mong muốn Vậy động lực học tập của sinh viên ở bậc đạihọc như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến nó?

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho tác giả ý tưởng lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.” Với mong muốn sẽ góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn

trong việc làm rõ thực trạng và đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp sinh viên

Trang 6

Khoa Kho a học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ( Đại họcKHXH & NV), Đại học Quốc gia Hà Nội ( ĐHQGHN) xác định động lực học tậpđúng đắn và phù hợp.

- Th.S Cảnh Chí Dũng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội:

“ Mô hình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập” Bài viết đã chỉ ra:Vấn đề quyết định thành công của một trường đại học là nguồn nhân lực, với cốtlõi là chính sách tạo động lực để huy động sự nỗ lực, không ngừng sáng tạo khoahọc của đội ngũ cán bộ giảng viên trong trường đại học đó Việc lựa chọn và ứngdụng mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập nước ta hiện nay

có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Bài viết cũng làm rõ các vấn đề như: Nhậnthức về mô hình tạo động lực cho các Trường Đại học công lập; Các yếu tố ảnhhưởng đến quá trình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập; Nội dung

Trang 7

mà hình tạo động lực trong các trường Đại học công lập ở nước ta Tuy nhiên bàiviết mang tính khái quát, chung chung, đánh đồng tất cả các trường thuộc khốingành Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật là một Vì vậy bài viết chỉ mang tính chất thamkhảo.

- Lê Thị Hạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đảm bảo chất lượng giáodục, luận văn Thạc sỹ: “Ảnh hưởng của phương pháp dạy đến động lực họcTiếng anh của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế Đại học Văn Lang”.Luận văn đã thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tươngđồng chỉ có phương pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiềuđặc điểm tương đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động lực học tập ở hai nhómsinh viên được giảng dạy với hai phương pháp khác nhau là phương pháp thụđộng và phương pháp tích cực Từ đó tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa phươngpháp giảng dạy có tác động đến động lực của sinh viên năm thứ nhất – Khốingành kinh tế Đại học Văn Lang Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu cụthể ở nhóm sinh viên khối ngành Kinh tế vì vậy các đánh giá còn mang tính cụthể, không áp dụng cho các nhóm sinh viên của khối ngành Xã hội được

- Sinh viên Khương Thị Nhung và Cấn Thị Thu Thủy, Lớp: QH- 2008- S Sưphạm Vật Lý, Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Thúy Hằng : “ Tìm hiểu động

cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME” Đềtài sử dụng bảng hỏi QMF của Forner dựa trên quan điểm ba yếu tố: nhu cầuthành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai để phân loại động cơhọc tập Qua cuộc khảo sát 100 sinh viên trường Đại học Giáo Dục họ nhậnthấy: động cơ học tập của sinh viên chịu sự chi phối của cả 3 loại động cơ trong

đó nhu cầu triển vọng tương lai nhận được sự chú ý và ảnh hưởng lớn nhất Điềunày chứng tỏ sinh viên học tập nhằm lĩnh hội tri thức không phải đơn thuần vì đểdành điểm tốt hay nhận được sự ngợi khen từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình…

mà quan trọng là những định hướng tương lai sắp tới trong cuộc đời Đối tượng

là những sinh viên, những con người đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng say mê,

Trang 8

mặt khác các bạn học tập trong môi trường sư phạm chắc hẳn có những suy nghĩchín chắn và sâu sắc nên sự chuẩn bị cho tương lai càng tốt, càng ý thức hơn vềtrách nhiệm của bản thân, sự độc lập tự chủ của một người trưởng thành Kết quảnghiên cứu cũng cho thấy nữ giới có biểu hiện định hướng cho tương lai tốt hơnnam giới Tuy nhiên đề tài chỉ nhìn ở các khía cạnh cụ thể mà chưa có cái nhìnkhái quát vì vậy các kết luận còn mang tính cụ thể.

- Chuyên mục Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân :

“Nghiên cứu về động lực học tập trong sinh viên khoa kinh tế lao động và dân sốnăm thứ 4” Đề tài này với mục tiêu bàn về mục tiêu học tập của sinh viên nóichung và nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh viên kinh tế lao động nóiriêng nhằm đi tìm những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới động lực họctập của sinh viên, qua đó ta có thể thấy được một số thực trạng và tìm ra đượcnhững nguyên nhân, phân tích một số hướng giải quyết nâng cao động lực củasinh viên Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở khối ngành kinh tế mà chưa cóliên hệ với khối ngành xã hội

- Ngoài ra còn có các bài báo, bình luận trên Internet, các phương tiện thông

tin đại chúng về thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lựchọc tập cho sinh viên như:

+ Trang: khatvongtuoitre.com có đăng bài: “ Hãy tạo động lực cho bản thân”

do Napoleon Hill – trích Tư duy tích cực tạo thành công

+ Trang: tusach.thuvienkhoahoc.com có đăng bài: “ 8 nguyên tắc cơ bảngiúp giáo viên tạo động lực cho học sinh” dẫn nguồn globaledu.com.vn

+ Trang: yeshn.info có đăng bài: “ Tìm cảm hứng học tập: những bí quyếtđơn giản” theo Nguồn: www.ec-ftu.org và http://Ezinearticles.com

Hầu hết các tác giả đều đề cập đến vấn đề thực trạng công tác tạo động lựccho sinh viên và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực họctập cho sinh viên Nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu đề tài:

Trang 9

“Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”.

Trong đề tài này tác giả đã kế thừa những nghiên cứu của một số tác giả nói

trên và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” Tác giả chỉ ra và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến

động lực học tập cho sinh viên Tìm hiểu thực trạng động lực học tập của sinhviên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV và đưa ra một sốkhuyến nghị để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH &

NV, ĐHQGHN xác định động lực học tập đúng đắn

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đi làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động lực Đề tài đi tìm hiểuthực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn Đưa ra một số khuyến nghị để sinh viênKhoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xác địnhđộng lực học tập đúng đắn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ lý luận liên quan đến động lực học tập

- Tìm hiểu thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quảnlý,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Đề xuất một số khuyến nghị để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, TrườngĐại học KHXH & NV, ĐHQGHN xác định động lực học tập đúng đắn

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

5.1 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 10

Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý,TrườngĐại học KHXH&NV, ĐHQGHN

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: 2002 đến 2012

- Không gian: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV

- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng động lực học tập của sinh viên KhoaKhoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN

6 VẤN NGHIÊN CỨU:

Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:

- Thứ nhất: Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản

lý, Trường Đại học KHXH & NV như thế nào?

- Thứ hai: Để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH &

NV xác định động lực học tập đúng đắn thì cần những khuyến nghị gì?

7 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

- Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, TrườngĐại học KHXH & NV còn chưa hợp lý

- Để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV xácđịnh động lực học tập đúng đắn cần có những khuyến nghị như:

+ Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

+ Xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên + Xây dựng các chương trình và phương pháp đào tạo hợp lý, linh hoạt vàmột số biện pháp khác

8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trang 11

- Phân tích tài liệu: Từ các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả đã đượcnêu trong phần lịch sử nghiên cứu, trên các phương tiện Internet, báo chí.v.v.

- Điều tra bảng hỏi: Khảo sát 100 sinh viên Khoa Khoa học quản lý Khảo sát:

20 sinh viên khóa K54, 40 sinh viên khóa K55, 20 sinh viên khóa K56 và 20 sinhviên K57 khoa học quản lý

9 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

- Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động lực học tập

- Đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị có tính chất thực tiễn để sinh viênKhoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN xác định độnglực học tập đúng đắn

10 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm

3 chương và 11 tiết

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1.1 Khái niệm động lực, động cơ

“ Bạn có thể đưa con ngựa ra tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước Ngựa chỉ uống nước khi nó khát và con người cũng vậy” Con người cá nhân hay con

người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ

hài lòng, khuyến khích họ hành động và “ Ai cũng có khả năng làm nhiều hơn những điều họ nghĩ họ có thể làm” nếu như họ được tạo động lực làm việc Đúng vậy con người

chỉ làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc Cho dù là cố gắng tỏ ranổi trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta cũng chỉ hành động do bịđiều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài

Kết quả của công việc có thể được xem như một hàm số của năng lực và động lựclàm việc Năng lực làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹnăng được huấn luyện Cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra chậm sau một quãngthời gian đủ dài Ngược lại, động lực làm việc có thể cải thiện rất nhanh chóng Tuynhiên, động lực lại được bắt nguồn từ động cơ hoạt động của mỗi cá nhân và cần đượcthường xuyên duy trì

1.1.1 Khái niệm động cơ

Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch

sử tâm lý học Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đãtìm cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào đó, tại sao hoạtđộng của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc ngưng lại đúng lúc …Tuy nhiên trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ

Trang 13

Theo thuyết phân tâm học: “Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục”.

Theo thuyết hành vi: “Đưa ra mô hình " kính thích - phản ứng", coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ”.

Theo J Piaget: “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Động cơ”, tùy vào góc độ tiếpcận khác nhau thì sẽ có những khái niệm về “Động cơ” khác nhau Theo quan điểm của

cá nhân thì tác giả đồng nhất với quan niệm của thuyết tâm lý hoạt động: “Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động”.

Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khácnhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu Những động cơnày nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụthể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ

Động cơ có thể được phân thành nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau là phântheo nhu cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động cơ cao cấp, phân chia theo chức năng:động cơ tạo ý, động cơ kích thích …

1.1.2 Khái niệm động cơ học tập

Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiệnđộng cơ học tập Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức lànhững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … mà giáo dục đem lại

Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm

lý học Nga như: L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…

Trang 14

Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: “Hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu”.

Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: “Trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em”.

Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là “sự định hướng của các

em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên…”

Có nhiều cách phân lọai động cơ học tập của học sinh:

Theo L.I Bozovik, A.K.Dusaviski… động cơ học tập của trẻ được phân thành hailọai: động cơ học tập mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức

Phát triển quan điểm trên, A.K.Marcova và V.A.Kruteski cho rằng ngoài hai động

cơ trên còn có lọai thứ ba: Động cơ sáng tạo hay động cơ nhận thức mang tính xã hội Đó

là mức phát triển cao nhất của động cơ học tập

Dưới góc độ của tâm lý học họat động và động cơ học tập đưuợc phân thành hailoại:

+ Động cơ hoàn thiện tri thức: Là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng trithức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sứchấp dẫn, lôi cuốn học sinh Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từbên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường khôngchứa đựng xung đột bên trong Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏiphải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ khônghướng vào đấu tranh với chính bản thân Do đó, chủ thể của hoạt động học không cónhững căng thẳng tâm lý Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho làtối ưu trong lĩnh vực sư phạm

Trang 15

+ Động cơ quan hệ xã hội: Học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tốkhác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếudanh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân đượchiện thân ở đối tượng học Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện

để đạt mục tiêu cơ bản khác

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đómang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứngmong muốn của cha mẹ) Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi phải đấutranh với chính bản thân, học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học…

Thường thì cả hai loại động cơ này cùng được hình thành ở học sinh và được sắpxếp theo thứ bậc Trong những điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hailoại động cơ sẽ nổi lên chiếm vị trị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thốngđộng cơ

Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quátrình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Để hình thành động

cơ học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho việc học của học sinh trở thành nhu cầukhông thể thiếu thông qua tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học … sao chokích thích được tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh

Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứngthú của mỗi người Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ Vì thế vai trò củahứng thú trong học tập rất lớn.Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn màcòn phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất

Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như kinh tế gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè, cơ sởvật chất nhà trường … cũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh Vậy khixem xét động cơ học tập không thể bỏ qua các yếu tố này

1.1.3 Khái niệm động lực Động lực là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát

triển” Theo giáo trình Hành vi tổ chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do TS.Bùi

Trang 16

Anh Tuấn chủ biên thì “Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao” Biểu hiện của động lực là sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục

tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động Động lực lao động tạo ra sứcmạnh giúp người lao động hết lòng cống hiến vì mục tiêu của tổ chức

Trong cuốn giáo trình Quản trị nhân lực do ThS Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS

Nguyễn Ngọc Quân đồng chủ biên, khái niệm động lực lao động được diễn đạt theo cách

khác, theo đó “Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức” Như vậy, có

thể hiểu động lực là yếu tố bên trong mỗi cá nhân nhưng lại thông qua sự tác động củacác yếu tố về tổ chức, môi trường, văn hóa , hay nói cách khác động lực xuất phát từ bảnthân của mỗi người, nhưng lại bị chi phối bởi các yếu tố thuộc tổ chức và môi trường bênngoài tổ chức Động lực bao giờ cũng gắn liền với một công việc cụ thể trong một môitrường làm việc nhất định Ai cũng có động lực làm việc bởi động lực là tiềm năng ở tất

cả mọi người Động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người Khi con người ở những

vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốnkhác nhau

Tóm lại, những khái niệm nêu trên mặc dù đã phần nào đề cập đến những biểuhiện, những nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động nhưng vẫn chưa mang tính kháilược và tổng quát chung về “động lực” Vậy nên, theo quan điểm của cá nhân tác giả

đồng ý với khái niệm “Động lực” của tác giả Harold Koontz “Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc” Động lực tác động đến hành vi của con người,

động lực khác nhau sẽ tạo ra những hành vi khác nhau trong một công việc mà người laođộng sẽ thực hiện

Có thể thấy rằng: Động lực học tập của mỗi cá nhân được xuất phát từ động cơ củachính họ Nhưng động cơ và động lực là hai khái niệm riêng biệt, không đồng nhất vớinhau

1.1.4 Khái niệm động lực học tập

Trang 17

Động cơ được hiểu là thuật ngữ chung áp dụng cho toàn bộ các xu hướng, ước mơ,nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc tương tự.

Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc Trong khi động

cơ phản ánh sự mong muốn chúng là những phần thưởng hoặc sự mong muốn nhất địnhlàm tăng những nỗ lực để làm thỏa mãn những mong muốn đó Các động lực cũng lànhững phương tiện mà nhờ chúng các nhu cầu mâu thuẫn nhau có thể được điều hòa hoặcmột nhu cầu được đề cao hơn để sao cho chúng sẽ được ưu tiên hơn so với những nhucầu khác

Theo tác giả Harold Koontz cho rằng:“Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc” Từ đó có thể thấy động lực học tập chính là những yếu tố

thúc đẩy người học học tập bao gồm sự tác động từ chính bản thân của người học và sựđộng viên, khuyến khích từ phía gia đình, nhà trường và xã hội

Động cơ học tập chính là tiền đề hay yếu tố đầu vào của động lực học tập, xácđịnh động cơ học tập đúng đắn tạo nên động lực học tập cho người học, giúp họ học tậpsay mê và cố gắng không ngừng

1.1.5 Khái niệm tạo động lực Khái niệm tạo động lực Theo TS Bùi Anh Tuấn, “Tạo động lực được hiểu là hệ

thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc Tạo động lực cho người lao động

là trách nhiệm và mục tiêu của quản lý Một khi người lao động có động lực trong lao động thì sẽ tạo ra khả năng tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác”.

Người lao động vẫn có thể hoàn thành được công việc mà không có động lực laođộng Động lực lao động có thể có, có thể mất đi Chúng ta có thể tạo ra động lực nhưngchính chúng ta cũng có thể là suy giảm hoặc tiêu biến nó đi Tuy vậy, nếu người lao động

bị suy giảm động lực hoặc mất đi động lực thì họ sẽ không có hứng thú với công việc, họ

sẽ thực hiện theo chiều hướng bắt buộc phải hoàn thành và có xu hướng xa rời tổ chức

1.2 Các lý thuyết về động lực

Trang 18

 Thuyết X và Thuyết Y

Douglas McGregor đã đưa ra hai quan điểm riêng biệt về con người: Một quanđiểm tiêu cực gọi là Thuyết X và một quan điểm tích cực cơ bản, gọi là Thuyết Y Saukhi quan sát các nhà quản lý cư xử với nhân viên của mình, Douglas McGregor kết luậnrằng quan điểm của một nhà quản lý về bản chất con người dựa vào một nhóm các giảthuyết nhất định và nhàn quản lý đó thường có những biện pháp quản lý của mình chocấp dưới tương ứng theo những giả thuyết đó

Theo thuyết X, các nhà quản lý thường có bốn giả thuyết sau đây:

- Người lao động vốn dĩ không muốn làm việc và họ sẽ cố gắng lẩn tránhcông việc bất cứ khi nào có thể;

- Vì người lao động vốn dĩ không thích làm việc, nên nhà quản lý phải kiểmsoát hay đe dọa họ bằng hình phạt để đạt được các mục tiêu mong muốn;

- Do người lao động sẽ trốn tránh trách nhiệm, nên đòi hỏi phải được chỉ đạochính thức bất cứ lúc nào và ở đâu;

- Hầu hết công nhân đặt vấn đề bao đảm lên trên tất cả các yếu tố khác liênquan đến công việc và sẽ thể hiện rất ít tham vọng

Theo thuyết Y, các nhà quản lý thường có bốn giả thuyết trái ngược nhau như sau:

- Người lao động có thể nhìn nhận công việc là tự nhiên, như là sự nghỉ ngơihay là trò chơi

- Một người đã cam kết với các mục tiêu thường sẽ tự định hướng và sẽ tựkiểm soát được hành vi của mình

- Một người bình thường có thể học cách chấp nhận trách nhiệm, hay thậmchí tìm kiếm trách nhiệm

- Sáng tạo – có nghĩa là khả năng đưa ra những quyết định tốt- là phẩm chấtcủa mọi người và phẩm chất này không chỉ có ở những người làm công tác quảnlý

Trang 19

Thuyết X cho rằng các nhu cầu có thứ bậc thấp hơn thường chế ngự các cá nhân.Thuyết Y cho rằng các nhu cầu có thứ bậc cao hơn sẽ chế ngự các cá nhân Bản thânMcGregor lại tin rằng các giả thuyết của Thuyết Y hợp lý hơn các giả thuyết của Thuyết

X Tuy nhiên trên thực tế thì dù là Thuyết X hay Thuyết Y cũng chỉ phù hợp trong tìnhhuống nhất định nào đó

 Thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow

Trên thực tế học thuyết về tạo động lực được biết đến nhiều nhất là học thuyết thứbậc nhu cầu của Abraham Maslow Học thuyết này được biết đến nhiều nhất là do tínhlogic và tính dễ dàng mà nhờ đó người ta có thể dùng trực giác để có thể hiểu lý thuyếtnày tức là khả năng áp dụng cao Vì vậy để giải quyết sự yếu kém trong công tác tạođộng lực cho người lao động trong các tổ chức ở Việt Nam thì các nhà quản lý có thể ápdụng học thuyết này

Về cơ bản Maslow đã nhìn nhận các nhu cầu của con người theo hình thái phâncấp, sắp xếp theo một thứ tự tăng dần từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất và ôngkết luận rằng khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không cònđộng cơ thúc đẩy nữa

Những nhu cầu sinh lý

Đây là những nhu cầu cơ bản để duy trì bản thân cuộc sống của con người như là:Thức ăn, nước uống, nhà ở, mặc, ngủ, sưởi ấm…Maslow quan niệm rằng khi những nhucầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầukhác sẽ không thúc đẩy được mọi người

Những nhu cầu về an toàn: Đây là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể

và sự đe dọa mất việc, tài sản, thức ăn hay nhà ở

Những nhu cầu xã hội: Bao gồm tình thương, cảm giác trực thuộc, được chấp

nhận và tình bạn

Trang 20

Những nhu cầu về danh dự: Theo Maslow một khi con người bắt đầu thỏa mãn

nhu cầu của họ được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng vàmuốn được người khác tôn trọng

Nhu cầu tự hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp

của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới – tức là làm cho tiềm năng của một con ngườiđạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó

Lý thuyết tiếp cận hai yếu tố của Herzberg

Cách tiếp cận theo nhu cầu của Maslow đã được Frederick Herzberg và các trợ lýcủa ông sửa đổi một cách đáng kể Sự nghiên cứu của họ nhằm mục đích đưa ra một lýthuyết hai yếu tố về động cơ thúc đẩy Một nhóm nhu cầu bao gồm những vấn đề nhưchính sách và cách quản trị của công ty, công tác giám sát, các điều kiện làm việc, nhữngmối quan hệ giữa các cá nhân, tiền lương Chức vụ, an toàn nghề nghiệp và cuộc sống cánhân Ông và các trợ lý của ông phát hiện ra rằng những yếu tố này mới chỉ là nhữngđộng lực bất bình chứ chưa phải là động lực thúc đẩy Nói cách khác, nếu chúng tồn tạitrong một môi trường làm việc với số lượng và chất lượng cao thì chúng không dẫn tới sựkhông vừa lòng Sự tồn tại của chúng không thúc đấy, theo ý nghĩa là mang lại sự thỏamãn; Tuy nhiên nếu thiếu sự tồn tại của chúng sẽ dẫn tới sự bất bình, do đó chúng đượccoi là những yếu tố “ hợp vệ sinh”

Trong nhóm thứ hai Herzberg đã liệt kê những động lực thỏa mãn nào đó và do đóchúng là các động cơ thúc đẩy- tất cả đều liên quan tới một sự thỏa mãn về công việc.Chúng bao gồm các yếu tố về thành tích, sự công nhận, công việc có thử thách, sự tiến bộ

và trưởng thành trong công việc Sự tồn tại của chúng sẽ mang lại những cảm giác thỏamãn hay không thỏa mãn ( chứ không phải là sự không hài lòng)

Herzberg gọi nhóm các yếu tố thứ nhất là yếu tố duy trì hay yếu tố vệ sinh Sự cómặt của chúng sẽ không thúc đẩy mọi người trong một tổ chức Tuy nhiên chúng cần phảitồn tại, nếu không sẽ làm nảy sinh sự bất bình Nhóm thứ hai hay các yếu tố về thỏa mãn

Trang 21

công việc, ông coi là nhữ\ng động cơ thúc đẩy thực tế vì chúng có tiềm năng để mang lạimột cảm giác thỏa mãn.

 Lý thuyết động cơ thúc đẩy theo hy vọng của Victor H.Vroom

Vroom cho rằng con người sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện những công việc

để đạt tới những mục tiêu nếu họ tin vào giá trị của mục tiêu đó, và họ có thể thấy đượcrằng những việc họ làm sẽ giúp cho họ đạt được mục tiêu, Martin Luther cũng đã nóirằng: “ Mọi thứ thực hiện trong thực tại đều đã được làm nên trong hy vọng”

Lý thuyết của Vroom cho rằng động cơ thúc đẩy con người làm mọi việc sẽ đượcquy định bởi giá trị mà họ đặt vào kết quả cố gắng của họ ( cho dù là tích cực hay tiêucực), được nhân them bởi niềm tin mà họ cho rằng sự cố gắng của họ sẽ được hỗ trợ thực

sự để đạt được mục tiêu Nói cách khác, Vroom chỉ ra rằng động cơ thúc đẩy là sản phẩmcủa giá trị mong đợi mà con người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy sẽ hoànthành được mục tiêu đó Thuyết của Vroom có thể được phát biểu như sau:

Sức mạnh = Mức ham mê x hy vọng

Trong đó: Sức mạnh là động lực, cường độ thúc đẩy con người

Mức ham mê: là phần thưởng và nó không phải là giá trị vật chất cụ thể

Hy vọng: Là xác suất đạt được mục tiêu

- Khi một người thờ ơ với việc đạt được 1 mục tiêu nhất định thì mức ham mê coinhư bằng không va sẽ có 1 mức ham mê âm khi con người phản đố việc đạt tới mục tiêu

Trang 22

đó Và cả hai trường hợp này đều không có động cơ thúc đẩy Cũng như vậy, 1 người cóthể không có động cơ thúc đẩy nào để đạt tới mục tiêu nếu hy vọng là số 0 hoặc số âm.Sức mạnh để làm một việc nào đó sẽ phụ thuộc vào cả mức ham mê và sự hy vọng.

Ưu điểm:

- Thừa nhận tầm quan trọng của các nhu cầu và động cơ thúc đẩy khác nhau của conngười Do đó, nó tránh được những đặc trưng đơn giản hóa trong cách tiếp cận củaMaslow và Herzberg Nó tỏ ra thực tế hơn

- Con người có những mục tiêu cá nhân khác với các mục tiêu của tổ chức, nhưngnhững mục tiêu đó có thể hài hòa được với nhau

Nhược điểm:

Nhưng điểm mạnh trong lý thyết của Vroom cũng chính là điểm yếu của nó Gỉathuyết của ông cho rằng ý nghĩa về giá trị thay đổi theo từng người và theo không gian vàthời gian dường như phù hợp với cuộc sống thực tế Nó cũng phù hợp với những quanđiểm rằng công việc của các nhà quản lý nhằm tạo ra một môi trường đòi hỏi phải tínhđến sự khác biệt trong những hoàn cảnh khác nhau Nhưng mặt khác, lý thuyết củaVroom lại khó áp dụng vào thực tế

 Mô hình porter và Lawler

Mô hình này được xây dựng trên lý thuyết về niềm hy vọng này cho thấy, toàn bộ

sự cố gắng (sức mạnh của động cơ thúc đẩy và sức lực bỏ ra) tùy thuộc vào giá trị củaphần thưởng cộng với toàn bộ sức lực mà con người cho là cần thiết và xác suất nhậnđược phần thưởng đó Tiếp đó sự cố gắng theo nhận thức và khả năng thực tế đạt đượcphần thưởng lại chịu tác động bởi kết quả thực hiện thực tế Rõ ràng, nếu con người biết

họ có thể làm được một việc, hoặc nếu họ đã làm xong việc đó, thì họ sẽ có được cáchđánh giá tốt hơn về sự cố gắng cần thiết và biết rõ hơn về khả năng đạt được phần thưởng

vụ cụ

Phầnthưởnghợp lýtheonhận

Trang 23

Việc thực hiện thực tế trong một công việc (làm các nhiệm vụ hoặc thực hiện cácmục tiêu) về nguyên tắc được xác định bởi sức lực bỏ ra Nhưng nó cũng bị ảnh hưởngnhiều bởi khả năng làm việc của con người (kiến thức và kỹ năng) và bởi nhận thức của

họ rằng nhiệm vụ cần thiết là gì Tiếp đó việc thực hiện sẽ được coi như là việc dẫn đếnnhững phần thưởng thực chất, nội tại và phần thưởng bên ngoài Những phần thưởng nàyhòa nhập mà theo cách con người cho là hợp lý, dẫn đến sự thỏa mãn Nhưng việc thựchiện cũng tác động đến phần thưởng hợp lý theo nhận thức Điều mà con người coi nhưmột phần thưởng xứng đáng với sự nỗ lực nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn thuđược Cũng vậy, giá trị thực tế của phần thưởng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thỏa mãn

Trang 24

- Qua mô hình Porter và Lawler giúp cho ta thấy là động cơ thúc đẩy khôngphải là vấn đề nhân quả đơn giản Nghĩa là các nhà quản lý nên đánh giá một cách cẩnthận cơ cấu phần thưởng và thông qua việc lập kế hoạch một cách cẩn thận, việc quản lýtheo mục tiêu, và việc xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm bởi cách lập cơ cấu tổ chứctốt, thì hệ thống về sự nỗ lực – sự thực hiện – phần thưởng – sự thỏa mãn, có thể đượctổng hợp thành 1 hệ thống trọn vẹn về quản lý.

 Lý thuyết của McCleland về động cơ thúc đẩy theo nhu cầu

- David C.Mcleland đã đóng góp vào quan niệm động cơ thúc đẩy bằng việc xácđịnh ba loại nhu cầu thúc đẩy cơ bản Ông chia chúng thành nhu cầu về quyền lực(n/ACH) Sự nghiên cứu rộng rãi đã được thực hiện theo phương pháp kiểm định conngười xét theo ba loại nhu cầu này và McCleland cũng như các đồng nghiệp của ông đãthực hiện một công trình nghiên cứu quan trọng đặc biệt theo xu hướng nhu cầu về sựthành công

- Tất cả ba xu hướng – quyền lực, liên kết và thành công – đều thích hợp đặc biệtcho công tác quản lý vì tất cả điều đó phải được nhận thức rõ để làm cho một số cơ sở có

tổ chức hoạt động tốt Bởi vì mọi cơ sở có tổ chức tốt và từng bộ phận của nó là nhómngười cùng làm việc với nhau để đạt được các mục tiêu, cho nên nhu cầu về sự thànhcông là sự quan trọng trên hết

Nhu cầu về quyền lực

Những người có nhu cầu cao về quyền lực sẽ quan tâm nhiều tới việc tạo ra sự ảnhhưởng và kiểm tra Những người này nói chung theo đuổi địa vị lãnh đạo; họ thường lànhững người vui chuyện, tuy có hay tranh luận; họ là những người có sức thuyết phục,nói thẳng, thiết thực và hay đòi hỏi; họ thích dạy dỗ và nói chuyện trước công chúng

Nhu cầu liên kết

Những người có nhu cầu cao về liên kết thường tìm thấy niềm vui khi được yêumến và muốn tránh những tổn thương khi bị tách rời khỏi một nhóm xã hội Họ thíchđược liên quan với tư cách cá nhân, họ thường lo lắng duy trì mối quan hệ xã hội dễ chịu,

Trang 25

muốn có tình cảm thân thiết và cảm thông, sẵn sang an ủi và giúp đỡ người khác khi họgặp khó khăn và muốn có quan hệ qua lại một cách thân mật với những người khác.

Nhu cầu về sự thành đạt

Những người có nhu cầu cao về sự thành đạt có một mong muốn mạnh mẽ về sựthành công và cũng rất sợ bị thất bại Họ muốn được thử thách đề ra cho mình nhữngmục tiêu khó khăn vừa phải, họ không thích làm những người mạo hiểm mà trái lại ưaphân tích và đánh giá các vấn đề, chịu trách nhiệm cá nhân về việc hoàn thành công việc,muốn có sự phản hồi thông tin nhanh chóng và cụ thể về kết quả công việc mà họ đanglàm, không ưa nhàn rỗi, thích làm việc lâu, không lo lắng quá mức về thất bại nếu nó xảy

ra và muốn tự điều khiển các công việc riêng của mình

 Học thuyết công bằng (J Stacy Adam)Học thuyết công bằng phát biểu rằng người lao động so sánh những gì họ bỏ vàomột công việc với những gì học nhận được từ công việc đó và sau đó đối chiếu tỷ suấtđầu vào – đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào – đầu ra của những người khác Nếu tỷ suấtcủa họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta cho rằng đang tồn tạimột tình trạng công bằng Nếu như tỷ suất này là không ngang bằng, thì họ cho rằng đangtồn tại một tình trạng bất công Khi tồn tại những điều kiện bất công, các nhân viên sẽ nỗlực để hiệu chỉnh chúng

Học thuyết công bằng ngụ ý rằng khi các nhân viên hình dung ra sự bất công, họ

có thể có một hoặc một số trong năm khả năng lựa chọn sau đây:

- Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay ngườikhác

- Cư xử theo một cách nào đó để làm cho những người khác thay đổi các đầuvào hay đầu ra của họ

- Cư xử theo một cách nào đó để làm thay đổi các đầu vào hay đầu ra củachính bản thân họ

Trang 26

- Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh

Học thuyết công bằng gợi mở cho chúng ta nhiều điều quan trọng trong lĩnh vựcđộng lực lao động, tuy nhiên vẫn mang nhiêu hạn chế nhất định

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập.

Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động

cơ chính: động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsicmotivation) Động cơ bên ngoài liên quan đến những yếu tố bên ngoài lớp học Nhữngyếu tố bên ngoài lớp học chính là sức lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá của cộng đồng

sử dụng ngôn ngữ đó Người học mong muốn tìm hiểu nền văn hoá đó và hội nhập vàonền văn hoá đó Ngược lại với động cơ bên ngoài, động cơ bên trong liên quan đến nhữngyếu tố bên trong lớp học Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quantrọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên Một sinh viên không có động

cơ bên ngoài vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập.Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớphọc, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phươngpháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của sinh viên; ba làtính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đốivới sinh viên; bốn là sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập

Từ đó ta có thể chia ra các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập sinh viên nhưsau

Thứ nhất: Các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Bao gồm:

+ Hệ thống nhu cầu cá nhân: Hệ thống nhu cầu cá nhân của sinh viên có thể đượcxác định thông qua hành vi , hoàn cảnh gia đình, phong cách sống của sinh viên đó

+ Quan niệm của họ về giá trị bản thân

Trang 27

+ Trình độ năng lực

+ Phẩm chất tâm tư

+ Thái độ của sinh viên với học tập, với chuyên ngành học Sinh viên có thể bịhấp dẫn bởi chuyên ngành mình lựa chọn nhưng cũng có thể thấy chán nản hoặc thờ ơvới chính chuyên ngành đó

Thứ hai: Nhóm nhân tố thuộc về vấn đề học tập

+ Ngành học, xu hướng phát triển của nó, sự nhìn nhận xã hội với chuyên ngành

họ học

+ Nội dung các môn học

+ Mức độ phức tạp khó khăn của việc học

+ Những điều kiện cần thiết phục vụ cho việc học

+ Tính đa dạng, phong phú của học tập

Thứ ba: Nhóm nhân tố thuộc về môi trường học tập Bao gồm:

+ Phong trào học tập của lớp, khoa, trường

+ Bầu không khí trong khi học tập của lớp

+ Các chính sách học tập của trường, khoa, lớp

1.4 Vai trò của động lực học tập.

1.4.1 Đối với sinh viên.

Có thể thấy động lực học tập xuất phát từ động cơ của bản thân người học Nó là

sự định hướng cho hoạt động học tập diễn ra và đi đúng hướng Thiếu động cơ thì hoạtđộng học tập không thể diễn ra được Có nhiều loại động cơ và mỗi loại sẽ có vai trò nhấtđịnh trong hoạt động học tập của con người:… động cơ học tập mang tính xã hội và động

cơ mang tính nhận thức

Trang 28

Đối với loại động cơ hoàn thiện tri thức (động lực mang tính nhận thức): là mongmuốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức

và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh Loại động cơ này giúpngười học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bêntrong Nó giúp duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngạikhó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập

Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khácnhư: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danhhay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiệnthân ở đối tượng học Tuy loại động cơ này có mang tính tiêu cực nhưng nó cũng gópphần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng, kỹ xảo

Vì vậy xác định động cơ đúng đắn sẽ khiến người học có động lực học tập và tạo

ra hiệu quả học tập cao, giúp người học vượt qua những khó khăn trong học tập Nó làyếu tố mà nếu người học mất đi sẽ làm hiệu quả học tập giảm Bởi vậy việc tự tạo độnglực học tập cho bản thân và nhận được sự động viên, khuyến khích từ môi trường bênngoài sẽ khiến người học xác định đúng đắn vai trò, mục tiêu học tập từ đó sẽ nỗ lựcphấn đấu hoàn thành mục tiêu

1.4.2 Đối với xã hội

Động lực của người học là yếu tố bên trong kích thích con người nỗ lực học tậptrong điều kiện cho phép tạo ra hiệu quả học tập cao; hoặc do tác động của các yếu tố bênngoài, khi người học nhận được những lợi ích vật chất hay tinh thần mà họ mong muốn.Khi người học có động lực học tập họ sẽ học tập say mê và hăng hái nhằm đạt được mụctiêu của gia đình, nhà trường và xã hội cũng như mục tiêu của bản thân người học Cảithiện năng lực học tập của người học thường đòi hỏi một quá trình đào tạo lâu dài và kiêntrì Còn động lực học tập lại ngược lại, nó có thể cải thiện nhanh chóng, chính động lựcthúc đẩy cho việc cải thiện năng lực học tập của người học Người học có động lực học

Trang 29

tập càng cao thì sẽ càng cố gắng hoàn thành tốt việc học Họ luôn muốn tìm tòi, học hỏicác kiến thức để nâng cao trình độ và hoàn thiện cho bản thân, đó chính là cơ sở cho việcđáp ứng tốt các yêu cầu công việc của thị trường lao động trong tương lai.

Mỗi sinh viên đều bị ràng buộc bởi những quy định của nhà trường nơi họ đangtheo học cũng như chịu sự điều hành và quản lý của các cấp quản lý Do đó đối với họ,động lực học tập không chỉ là làm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mà còn phải hướng đếnmục tiêu chung của nhà trường Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng trong nhà trường,mang lại lợi ích cho xã hội, đây cũng chính là một cách gián tiếp mang lại lợi ích chochính bản thân mình Ví dụ, một Trường Đại học luôn mong muốn đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội, vậy để có được điều này ngoài đội ngũgiảng viên chuyên nghiệp, phương pháp dạy học phù hợp nhà trường cần phải đẩy mạnhtinh thần học tập của tất cả sinh viên, khiến họ học tập một cách say mê, hăng hái nhằmthực hiện mục tiêu của nhà trường Đồng thời việc học tập này cũng mang lại lợi ích chochính bản thân mỗi sinh viên

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại ở chương 1 tác giả đã đi vào tìm hiểu vấn đề lý luận liên quan tới: Động

cơ, động cơ học tập, động lực, động lực học tập, tạo động lực, các học thuyết về độnglực, các yếu tố tác động đến động lực học tập và vai trò của động lực học tập đối vớisinh viên và xã hội Đáng chú ý nhấn mạnh ở những điểm sau:

Tác giả đưa ra khái niệm động cơ, động cơ học tập, động lực, động lực học tập,phân biệt khái niệm động cơ và động lực

Đặc biệt tác giả đi vào tìm hiểu những nội dung liên quan tới các yếu tố ảnhhưởng đến động lực học tập của sinh viên

Tiếp đến tác giả đi vào tìm hiểu các học thuyết về động lực và làm rõ vai trò củađộng lực học tập đối với sinh viên và xã hội

Tuy nhiên tác giả không tránh khỏi những sai sót trong cách trình bày

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.

2.1 Khái quát về Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn.

Khoa Khoa học quản lý có tiền thân là ngành Quản lý xã hội được Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn bắt đầu đào tạo từ năm 1995 và đào tạo cao họcchuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ từ năm 1999 Tới ngày 30/9/2002,Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định số 652/TCCB thành lập Bộ mônKhoa học Quản lý trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trên cơ sởhợp nhất Bộ môn Quản lý xã hội (thuộc Khoa Triết học) và Bộ môn Khoa học luận(thuộc Khoa Xã hội học) Sau đó, vào ngày 11/8/2006, Giám đốc Đại học Quốc gia HàNội đã ký quyết định số 782/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa Khoa học Quản lý.Khoa có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoahọc về lĩnh vực khoa học quản lý

Tuy thời gian thành lập chưa dài, nhưng từ năm 2006 đến nay, Khoa Khoa học

quản lý không ngừng phát triển Khoa có 04 Bộ môn chuyên môn : Bộ môn Lý luận và phương pháp quản lý; Bộ môn Quản lý Xã hội ; Bộ môn Quản lý Khoa học và Công nghệ ; Bộ môn Sở hữu trí tuệ Các Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn các

môn học do khoa phân công và đào tạo theo 04 chuyên ngành : Quản lý nguồn nhân lực,Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, Quản lý Khoa học và Công nghệ và Sởhữu trí tuệ

Hiện này, đội ngũ cán bộ của Khoa hiện có 22 giảng viên cơ hữu và 7 giảng viênkiêm nghiệm (trong đó có 04 phó giáo sư, 06 tiến sĩ và 12 thạc sĩ) Cán bộ giảng dạy củaKhoa không ngừng học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực tham gia nghiêncứu khoa học

Trang 31

Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học quản lý được thiết kế từ sự đánh giá nhucầu thực tế và đặc điểm của xã hội về nguồn nhân lực quản lý ; đồng thời tham khảo nộidung chương trình đào tạo của ngành khoa học quản lý của nhiều trường đại học trên thếgiới Chương trình đào tạo chú ý đến tính liên ngành của hoạt động quản lý nên sinh viênđược trang bị kiến thức của một số ngành khoa học có liên quan mật thiết như Luật học,Kinh tế học, Hành chính học, Chính trị học ; đồng thời chú trọng rèn luyện phương pháp

tư duy cho sinh viên trong việc thiết kế chương trình khung và biên soạn đề cương chitiết

Tính đến tháng 6/2010, kể từ ngày chính thức đào tạo ngành Quản lý xã hội, Khoa

đã đào tạo và được nhà trường công nhận tốt nghiệp cho hơn 1400 sinh viên hệ chínhquy, hơn 2000 sinh viên hệ tại chức và hiện nay, có 540 sinh viên hệ chính quy, 650 sinhviên hệ tại chức đang theo học ; hơn 300 học viên được cấp Chứng chỉ « Pháp luật vàNghiệp vụ Sở hữu trí tuệ » ; hơn 100 học viên Cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học

và Công nghệ

Công tác nghiên cứu và giảng dạy Khoa học quản lý ở nước ta nói chung, ở KhoaKhoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, trong nhữngnăm đổi mới góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho đấtnước ở trình độ cử nhân và sau đại học, góp phần nghiên cứu và tổng kết những kinhnghiệm thực tiễn quản lý ở nước ta và một số nước khác

2.2 Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý,Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Khoa Khoa học quản lý đã và đang tổ chức đào tạo các chuyên ngành và bậc đàotạo :

- Cử nhân Quản lý xã hội (hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm)

- Cử nhân Khoa học quản lý chất lượng cao (bắt đầu đào tạo từ năm học 2004 –

2005, tức là từ K49)

Trang 32

- Cử nhân Khoa học quản lý hệ chuẩn (chương trình mới từ năm 2005- 2006, tức là

từ K50)

- Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ

- Thạc sĩ Chính sách Khoa học và Công nghệ (liên kết với Viện Chiến lược vàChính sách Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ)

- Đào tạo lớp bồi dưỡng ngắn hạn "Pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ" (từ năm2004)

Khoa Khoa học quản lý luôn được Trường đánh giá cao với số lượng sinh viên ratrường đạt kết quả học tập khá, giỏi cao Vậy động lực học tập của sinh viên Khoa Khoahọc quản lý là gì ? Những yếu tố nào tác động đến động lực học tập của họ ?

2.2.1 Tác động từ nhóm yếu tố thuộc về bản thân sinh viên

Tác giả tiến hành khảo sát 100 sinh viên thuộc các Khóa K54 (20 sinh viên), K55(40 sinh viên), K56 (20 sinh viên), K57 (20 sinh viên) về các yếu tố thúc đẩy sinh viênhọc tập Sau khi khảo sát thu được:

-Đối với 20 sinh viên khóa K54 khi được hỏi: Những yếu tố sau đây có thúc đẩyAnh (chị) học tập tốt không? Tổng hợp kết quả khảo sát được minh họa qua bảng sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K54 học tập (Đơn vị tính:%)

có tácđộng gì

Mộtchút

Tác độngđáng kể

Mụcđíchchínhcủa tôi

2 Nâng cao kiến thức, phát triển nhân

Trang 33

Tác độngđáng kể

Mụcđíchchínhcủa tôi

2 Nâng cao kiến thức, phát triển nhân

Mộtchút

Tác độngđáng kể

Mụcđíchchínhcủa tôi

2 Nâng cao kiến thức, phát triển nhân

cách

Ngày đăng: 24/06/2013, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ts. Hoàng Văn Luân: “Đề cương môn quản lý nguồn nhân lực”, Khoa khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương môn quản lý nguồn nhân lực
2. Sinh viên Khương Thị Nhung và Cấn Thị Thu Thủy, Lớp: QH- 2008- S Sư phạm Vật Lý, Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thúy Hằng : “ Tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME
3. Ts. Bùi Anh Tuấn: “Giáo trình hành vi tổ chức”, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Khoa Lao động và Dân số, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hành vi tổ chức
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
4. Nguyễn Quang Uẩn: “Tâm lý học đại cương”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Nguyễn Đình Xuân: “Giáo trình tâm lý học quản lý”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học quản lý”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Ths. Cao Thị Hoàng Yến: “ Phát huy động lực học tập nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng anh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy động lực học tập nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng anh
7. Tạp chí Đảng Cộng Sản: “ Mô hình tạo động lực trong các trường công lập”8. Và các trang website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tạo động lực trong các trường công lập”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình này được xây dựng trên lý thuyết về niềm hy vọng này cho thấy, toàn bộ sự cố gắng (sức mạnh của động cơ thúc đẩy và sức lực bỏ ra) tùy thuộc vào giá trị của  phần thưởng cộng với toàn bộ sức lực mà con người cho là cần thiết và xác suất nhận được  - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
h ình này được xây dựng trên lý thuyết về niềm hy vọng này cho thấy, toàn bộ sự cố gắng (sức mạnh của động cơ thúc đẩy và sức lực bỏ ra) tùy thuộc vào giá trị của phần thưởng cộng với toàn bộ sức lực mà con người cho là cần thiết và xác suất nhận được (Trang 21)
• Mô hình porter và Lawler - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
h ình porter và Lawler (Trang 21)
Bảng 2: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K55 học tập (Đơn vị tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 2 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K55 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 31)
Bảng 1: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K54 học tập (Đơn vị tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 1 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K54 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 31)
Bảng 2: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K55 học tập (Đơn vị  tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 2 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K55 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 31)
Bảng 3: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K56 học tập (Đơn vị tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 3 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K56 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 32)
Bảng 4: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K57 học tập (Đơn vị tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 4 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K57 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 32)
Bảng 4: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K57 học tập (Đơn vị  tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 4 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K57 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 32)
Bảng 3: Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K56 học tập (Đơn vị  tính:%) - Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội
Bảng 3 Bảng tổng hợp những yếu tố thúc đẩy sinh viên Khóa K56 học tập (Đơn vị tính:%) (Trang 32)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w