MỤC LỤC
Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động cơ chính: động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsic motivation). Những yếu tố bên ngoài lớp học chính là sức lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên.
Một sinh viên không có động cơ bên ngoài vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập. Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của sinh viên; ba là tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đối với sinh viên; bốn là sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập. + Hệ thống nhu cầu cá nhân: Hệ thống nhu cầu cá nhân của sinh viên có thể được xác định thông qua hành vi , hoàn cảnh gia đình, phong cách sống của sinh viên đó.
Sinh viên có thể bị hấp dẫn bởi chuyên ngành mình lựa chọn nhưng cũng có thể thấy chán nản hoặc thờ ơ với chính chuyên ngành đó.
Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Bởi vậy việc tự tạo động lực học tập cho bản thân và nhận được sự động viên, khuyến khích từ môi trường bên ngoài sẽ khiến người học xác định đúng đắn vai trò, mục tiêu học tập từ đó sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu. Động lực của người học là yếu tố bên trong kích thích con người nỗ lực học tập trong điều kiện cho phép tạo ra hiệu quả học tập cao; hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài, khi người học nhận được những lợi ích vật chất hay tinh thần mà họ mong muốn.
Khi người học có động lực học tập họ sẽ học tập say mê và hăng hái nhằm đạt được mục tiêu của gia đình, nhà trường và xã hội cũng như mục tiêu của bản thân người học. Họ luôn muốn tìm tòi, học hỏi các kiến thức để nâng cao trình độ và hoàn thiện cho bản thân, đó chính là cơ sở cho việc đáp ứng tốt các yêu cầu công việc của thị trường lao động trong tương lai. Ví dụ, một Trường Đại học luôn mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội, vậy để có được điều này ngoài đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, phương pháp dạy học phù hợp nhà trường cần phải đẩy mạnh tinh thần học tập của tất cả sinh viên, khiến họ học tập một cách say mê, hăng hái nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Tóm lại ở chương 1 tác giả đã đi vào tìm hiểu vấn đề lý luận liên quan tới: Động cơ, động cơ học tập, động lực, động lực học tập, tạo động lực, các học thuyết về động lực, các yếu tố tác động đến động lực học tập và vai trò của động lực học tập đối với sinh viên và xã hội.
Trong đó hệ thống nguồn học liệu đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lượng là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên. - Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng học, phòng tự học - thực hành - thực tập, thư viện; bám sát yêu cầu cúa các đề cương môn học để chuẩn bị các học liệu được coi là bắt buộc ghi trong đề cương môn học. - Tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng nguồn tư liệu điện tử, thiết bị dạy học… bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại.
Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, khi xem xét các điều kiện phục vụ hoạt động học tập, các nhà quản lý cũng cần quan tâm tới các điều kiện phục vụ, thái độ phục vụ sinh viên của các bộ phận chuyên trách, các chính sách hỗ trợ của nhà trường để tạo cho sinh viên một môi trường học tập tốt nhất. Ngoài việc nắm rừ mục tiờu và nội dung chương trỡnh đào tạo, cũn phải nắm vững phương pháp dạy và phương pháp học nhằm phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý đào tạo ngày một hiệu quả hơn. Vai trò của nhà quản lý khá quan trọng trong công tác tổ chức cho việc dạy và học, chính vì thế cần phải tổ chức định kỳ các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy cho giảng viên; phương pháp tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên.
Việc tổ chức có thể ở nhiều cấp độ như Khoa quản lý ngành tổ chức cho cấp cơ sở; nhà trường tổ chức cho các báo cáo điển hình.
Phương châm “lấy người học làm trung tâm” là việc đáp ứng cho việc giảng dạy theo học chế tín chỉ trong thời đại ngày nay. - Dạy phương pháp học môn học nhằm tạo cho người học có tiềm năng tự phát triển học vấn.
Ngoài ra khi sinh viên muốn học thêm ngành 2 cùng lúc thì phải cân nhắc xem có đủ khả năng học lực, về thời gian học tập, tình hình tài chính,… Liên quan đến công tác này không thể nhắc đến vai trò của Cố vấn học tập trong việc phân tích có nên học ngành 2 cùng lúc hoặc tiến hành học ngành 2 ở năm nào là hợp lý trong quá trình học tập ở bậc đại học. - Về chất lượng kiến thức: ở bậc đại học không chỉ học sự kiện hay học hiện tượng, không chỉ học biết, học hiểu và vận dụng mà còn học phân tích, học tổng hợp, học đánh giá, học tư duy, và nhất là học phương pháp học tập để học biết được nhiều và có năng lực tự học suốt đời. Để khẳng định được hiệu quả của phương pháp học tập, sinh viên phải có được các kỹ năng cơ bản như tự tổ chức hoạt động học, thu thập và xử lý thông tin, vận dụng bài tập và tự kiểm tra điều chỉnh kết quả học tập của từng bài.Mặt khác, với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp học tập cũ đang dần bộc lộ những hạn chế và gây nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội của sinh viên, bản thân phương pháp tự học cần phải có sự kết hợp với các phương pháp học tập khác để mang lại hiệu quả cao hơn.
Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như: Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắn kết trong một cộng đồng nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Nếu trong phương pháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổi với nhau rất ít thì học tập theo nhóm mọi thành viên được tự do phát biểu quan điểm của mình về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm. Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức…Đây là những kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trình làm việc sau này, vì vậy đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong môi trường tập thể.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình..Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viên trong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thật hiệu quả.