quản lý.
Thứ nhất: Động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý rất đa dạng, phong phú, chịu sự chi phối phức tạp của các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố cá nhân như lòng đam mê, thỏa mãn ý thích, tư tưởng muốn tự khẳng định mình hay chịu sự tác động mạnh mẽ từ phía gia đình nhưng nhìn chung rất lành mạnh và luôn hướng tới các nhu cầu mưu sinh, lập nghiệp cho tương lai. Nhu cầu này luôn thích ứng với xã hội, thoả mãn được các chuẩn mực và xu thế phát triển của xã hội.
Thứ hai: Động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý hiện nay chủ yếu hướng vào các động cơ mang tính cá nhân như học để kiếm việc, học để nâng cao tri thức, phát triển nhân cách... còn động cơ học để phục vụ yêu cầu phát triển đất nước được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ thấp. Điều này là do tác động của mặt trái cơ chế thị trường gây nên. Nó làm cho sinh viên hiện nay lo cho cuộc sống cá nhân nhiều hơn, thực dụng hơn. Kết quả này có thể làm cho một số người không hài lòng bởi vì bao giờ họ cũng muốn thế hệ trẻ phải hướng vào mục tiêu xã hội một cách rõ nét. Tuy nhiên, nếu sinh viên trang bị cho mình tri thức, bồi dưỡng những phẩm chất nhân cách để có nghề nghiệp chuyên môn cao giúp họ có điều kiện đảm bảo cuộc sống cá nhân thì họ càng có khả năng cống hiến cho xă hội nhiều hơn. Vŕ như vậy lợi ích quốc gia vẫn được đảm bảo trong khi đó lợi ích cá nhân cũng được tăng cường. Điều này cũng cho thấy giáo dục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay hết sức quan trọng để thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng luôn đặt lợi ích cá nhân hài hoà với lợi ích xã hội và góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng Việt Nam thành một nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vào năm 2020.
Thứ ba: Tỷ lệ sinh viên Khoa học quản lý chọn tiêu chí học vì muốn khẳng định bản thân khá cao. Điều này cho thấy bản lĩnh, tinh thần, cái “ tôi” cá nhân được thể hiện rõ nét.
Họ học là để khẳng định bản thân mình có năng lực, đạo đức, có nghề nghiệp chuyên môn cao, đảm bảo vững chắc cho tương lai sau khi ra trường.
Thứ tư: 50% sinh viên có động lực học chưa đúng như họ học tập vì thỏa mãn ý thích cá nhân hay học tập để gia đình vui lòng, đây là con số đủ lớn để ta nhìn nhận lại công tác đào tạo, giáo dục tư tưởng cho sinh viên – thế hệ tương lai đất nước của gia đình, nhà trường và xã hội còn nhiều bất cập. Thiết nghĩ cần có sự quan tâm thích đáng cho công tác đào tạo đào tạo, giáo dục tư tưởng này.
Thứ năm: Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Trường/ Khoa như danh tiếng của Trường/ Khoa, hệ thống cơ sở vật chất, bài giảng, thư viện, các chính sách hỗ trợ học tập…có tác động mạnh mẽ đến động lực học tập của sinh viên. Từ đó có thể thấy sinh viên Khoa quản lý phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài, chưa có sự chủ động, tích cực trong học tập, tính sáng tạo không được thể hiện rõ nét. Bởi vậy Trường/ Khoa cần luôn chú ý tới công tác tạo động lực học tập cho sinh viên.
Để tạo động lực học tập cho sinh viên thì trước tiên phải hiểu được bản chất động lực học tập của sinh viên là gì để từ đó có cách tác động phù hợp. Có thể thấy rằng động lực học tập của sinh viên gắn với một môi trường học tập, rèn luyện cụ thể vì vậy muốn nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chúng ta phải nghiên cứu về những vấn đề thuộc về bản thân môn học, môi trường học tập, điều kiện học tập cụ thể. Đồng thời động lực học tập là những nhân tố kích thích xuất hiện bên trong sinh viên. Nó thúc đẩy người ta hành động và cố gắng hết mình vì động lực đó. Tuy nhiên động lực không phải là cái bất biến nó có thể thay đổi khi có các tác động nhất định. Vì vậy không nên cho rằng động lực là nhân tố bên trong không thể tác động được mà bằng những biện pháp nhất định hoàn toàn có khả năng tác động tới động lực của sinh viên. Động lực học tập của sinh viên mang tính tự nguyện. Nó xuất phát từ bản thân sinh viên, thể hiện ở niềm đam mê, hứng thú với việc học tập. Do đó tạo động lực cho sinh viên chỉ là tạo các điều kiện thuận lợi kích thích cho sinh viên tự tìm thấy động lực học tập cho mình. Khi xác định động lực học tập đúng đắn và hợp lý nó sẽ nâng cao kết quả học tập của sinh viên (trong khi các điều kiện khác không đổi ). Tuy
nhiên không nên cho rằng động lực học tập tất yếu sẽ dẫn tới kết quả học tập cao, bởi vì kết quả học tập cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực, khả năng nhận thức, phương pháp học, điều kiện vật chất phục vụ cho học tập...
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý rằng nếu không có động lực học tập vẫn có thể đạt được kết quả ở mong muốn. Tuy nhiên, nếu sinh viên mất động lực học tập thì kết quả học tập sẽ giảm sút, và có xu hướng tiêu cực với học tập. Do động lực học tập mang tính tự nguyện xuất phát từ sự hứng thú của sinh viên với vấn đề học tập. Do đó thực chất của tạo động lực học tập cho sinh viên là tạo điều kiện thuận lợi để cho sinh viên học tập, để sinh viên tự tìm thấy hững thú trong học tập, có điều kiện phát huy hết tính sáng tạo, khả năng tối đa của mình trong học tập
Như vậy, mặc dù sự lựa chọn động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý rất đa dạng phong phú và có sự khác biệt nhau giữa các cá nhân, nhóm sinh viên ở điều kiện khác nhau nhưng nhìn chung những động cơ này luôn kích thích hứng thú, tạo động lực cho sinh viên học tập, rèn luyện đạt kết quả cao. Tuy nhiên Trường/Khoa cần có các chính sách hỗ trợ, tạo động lực để sinh viên có thể học tập tốt hơn.