Đối với sinh viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 27)

Có thể thấy động lực học tập xuất phát từ động cơ của bản thân người học. Nó là

sự định hướng cho hoạt động học tập diễn ra và đi đúng hướng. Thiếu động cơ thì hoạt động học tập không thể diễn ra được. Có nhiều loại động cơ và mỗi loại sẽ có vai trò nhất định trong hoạt động học tập của con người:… động cơ học tập mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức.

Đối với loại động cơ hoàn thiện tri thức (động lực mang tính nhận thức): là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong. Nó giúp duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập.

Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động cơ này có mang tính tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Vì vậy xác định động cơ đúng đắn sẽ khiến người học có động lực học tập và tạo ra hiệu quả học tập cao, giúp người học vượt qua những khó khăn trong học tập. Nó là yếu tố mà nếu người học mất đi sẽ làm hiệu quả học tập giảm. Bởi vậy việc tự tạo động lực học tập cho bản thân và nhận được sự động viên, khuyến khích từ môi trường bên ngoài sẽ khiến người học xác định đúng đắn vai trò, mục tiêu học tập từ đó sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu.

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 27)