Tác động từ nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 35 - 38)

Tiến hành khảo sát 100 sinh viên Khoa Khoa học quản lý tác giả thu được: 77% sinh viên cho rằng danh tiếng của Trường, Khoa có giúp họ cố gắng hơn trong học tập. Kết quả này cho thấy danh tiếng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Khoa Khoa học quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến động lực học tập của sinh viên. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong đó Khoa Khoa học quản lý được đánh giá: “Dù thời gian còn chưa

nhiều, nhưng có thể nói rằng, những dấu ấn của một ngành nghề mới bắt đầu được xã hội thừa nhận, một thương hiệu « Khoa học quản lý » tương đối độc đáo tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN đã xuất hiện và có ảnh hưởng thực sự tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý của đất nước. Chính vì vậy Trường/ Khoa là niềm hãnh

diện, tự hào của sinh viên trong Trường thôi thúc họ học tập và cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng Trường/Khoa ngày càng vững mạnh. Điểm mạnh về cơ sở vật chất của Trường/ Khoa cũng là một yếu tố thúc đẩy động lực học tập của sinh viên, điều tra cho thấy 78% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất của Trường, Khoa có giúp họ học tập tốt hơn.Với đội ngũ giáo viên ưu tú, không ngừng học tập và đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn hết lòng và tận tình vì sinh viên đã là động lực giúp sinh viên cố gắng hơn trong học tập, khảo sát cho thấy 83% sinh viên được hỏi cho rằng bài giảng của Giảng viên có giúp họ học tập tốt hơn. Khi hỏi về các học bổng, chính sách hỗ trợ học tập của Trường, Khoa có giúp Anh(chị) học tập tốt hơn không thì 79% sinh viên lựa chọn có. Điều đó chứng minh rằng các chính sách hỗ trợ học bổng của Trường/Khoa đang phát huy hiệu lực mạnh mẽ. Cung cấp về mặt giáo trình, sách tham khảo cũng như học liệu cho sinh viên trong quá trình học tập có vai trò rất quan trọng đến kết quả học tập của họi, bởi vậy 82% sinh viên cho rằng thư viện của Trường/Khoa có giúp họ học tập tốt hơn. Từ đó có thể thấy nhóm

các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như: Danh tiếng của Trường, Khoa, hệ thống cơ sở vật chất, bài giảng của Giảng viên và các học bổng, chính sách hỗ trợ của Trường, Khoa, thư viện tác động rất lớn đến động lực học tập của sinh viên.

Tuy nhiên đối với các yếu tố: Đào tạo theo tín chỉ, phân hệ đào tạo Chuẩn, Chất lượng cao và các hoạt động ngoại khóa của Trường, Khoa lại tác động rất nhỏ đến động lực học tập của sinh viên. Trong tổng số 100 sinh viên Khoa Khoa học quản lý khi được hỏi: Theo Anh(chị) đào tạo theo tín chỉ có thúc đẩy Anh( chị) học tập tốt hơn không thì chỉ có 43% sinh viên lựa chọn có. 45% sinh viên cho rằng các hoạt động ngoại khó của Trường, Khoa có khiến học hứng thú trong học tập. Riêng yếu tố phân hệ đào tạo Chuẩn và Chất lượng cao lại có ảnh hưởng rất khác nhau đối với động lực học tập của hai hệ đào tạo này. Chỉ có 30% sinh viên cho rằng việc phân hệ đào tạo trên có thúc đẩy sinh viên hệ Chuẩn học tập tốt hơn, 70% sinh viên còn lại cho rằng việc phân hệ đào tạo trên có thúc đẩy sinh viên hệ Chất lượng cao học tập tốt hơn.

Để tiện theo dõi tác giả xin minh họa bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa KHQL

Như đã phân tích ở trên ta thấy nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có tác động mạnh mẽ đến động lực học tập của sinh viên như Danh tiếng của Trường/Khoa, hệ thống cơ sở vật chất, bài giảng và thư viện, các chính sách hỗ trợ học tập như học bổng, miễn giảm học phí đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Riêng yếu tố phân hệ đào tạo Chuẩn/Chất lượng cao thì lại ảnh hưởng theo hai hướng tới sinh viên. Sinh viên cho rằng việc phân hệ đào tạo này sẽ khiến sinh viên hệ Chất lượng cao học tập tốt hơn vì họ cảm thấy tự hào khi là những sinh viên xuất sắc được đào tạo theo khung chương trình Chất lượng cao. Từ đó họ sẽ cố gắng học tập để giữ vững vị trí họ đang có. Chỉ có 30%

sinh viên cho rằng việc phân hệ đào tạo này khiến sinh viên hệ Chuẩn học tập tốt hơn, lý do chính học đưa ra là: Để khẳng định bản thân mình không hề thua kém sinh viên hệ Chất lượng cao. 70% sinh viên còn lại cho rằng họ không bị tác động bởi yếu tố này đến động lực học tập của bản thân. Thậm chí việc phân hệ đào tạo này còn khiến sinh viên hệ Chuẩn có cảm giác bị thiệt thòi hơn so với sinh viên hệ Chất lượng cao, từ đó dễ dẫn đến chán nản trong học tập. Đây cũng là một lưu ý đối với Trường, Khoa trong công tác tạo động lực học tập cho sinh viên.

Để khắc phục những hạn chế về việc xác định động lực học tập chưa đúng và những yếu tố tác động tiêu cực đến động lực học tập của sinh viên thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường/ Khoa, giảng viên và sự chủ động thay đổi tư duy của chính bản thân sinh viên. Khi được hỏi: Theo Anh (chị) để sinh viên có động lực học tập đúng đắn và tốt hơn cần? thì có đến 70% sinh viên được hỏi cho rằng cần có sự chủ động thay đổi tư duy của sinh viên. Đây là một yêu cầu đúng đắn bởi động lực học tập của sinh viên xuất phát từ chính bản thân sinh viên, khi sinh viên xác định động lực học tập sai sẽ dẫn đến quá trình học tập bị ảnh hưởng và kết quả học tập giảm sút. Bởi vậy muốn động lực học tập của sinh viên phù hợp thì sinh viên cần phải được nhận thức về động lực học tập một cách đúng đắn nhất. 42% cho rằng cần có sự thay đổi về bài giảng cũng như cách thức giảng dạy của giảng viên. Số liệu khảo sát này cho thấy tác động từ phía giảng viên đến sinh viên rất lớn, vì vậy cần có sự đổi mới trong bài giảng cũng như cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giúp sinh viên tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất. Đồng thời Trường/Khoa cũng nên mua mới, sửa chữa thiết bị giảng dạy cần thiết để hỗ trợ quá trình học tập của sinh viên, khảo sát cho thấy 36% sinh viên cho rằng cần có sự đảm bảo cơ sở vật chất từ phía Trường/Khoa. Đây là số liệu đáng để Trường/Khoa quan tâm đến vấn đề trên. 26% sinh viên cho rằng cần có sự nhận thức đúng đắn từ phía gia đình sinh viên trong việc tôn trọng và ủng hộ động cơ học tập của sinh viên, không nên ép buộc sinh viên học tập vì gia đình hay vì bằng cấp. Điều quan trọng nhất của sự học đó chính là giúp người học nâng cao chuyên môn, phát triển nhân cách để từ đó có công việc phù hợp trong tương lai, phục vụ nhu cầu của đất nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 35 - 38)