Khái quát về Khoa Khoa học quản lý,Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 28 - 30)

Khoa Khoa học quản lý có tiền thân là ngành Quản lý xã hội được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bắt đầu đào tạo từ năm 1995 và đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ từ năm 1999. Tới ngày 30/9/2002, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định số 652/TCCB thành lập Bộ môn Khoa học Quản lý trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trên cơ sở hợp nhất Bộ môn Quản lý xã hội (thuộc Khoa Triết học) và Bộ môn Khoa học luận (thuộc Khoa Xã hội học). Sau đó, vào ngày 11/8/2006, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 782/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa Khoa học Quản lý. Khoa có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khoa học quản lý.

Tuy thời gian thành lập chưa dài, nhưng từ năm 2006 đến nay, Khoa Khoa học quản lý không ngừng phát triển. Khoa có 04 Bộ môn chuyên môn : Bộ môn Lý luận và phương

pháp quản lý; Bộ môn Quản lý Xã hội ; Bộ môn Quản lý Khoa học và Công nghệ ; Bộ môn Sở hữu trí tuệ. Các Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn các môn học do

khoa phân công và đào tạo theo 04 chuyên ngành : Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, Quản lý Khoa học và Công nghệ và Sở hữu trí tuệ.

Hiện này, đội ngũ cán bộ của Khoa hiện có 22 giảng viên cơ hữu và 7 giảng viên kiêm nghiệm (trong đó có 04 phó giáo sư, 06 tiến sĩ và 12 thạc sĩ). Cán bộ giảng dạy của Khoa không ngừng học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.

Chương trình đào tạo cử nhân Khoa học quản lý được thiết kế từ sự đánh giá nhu cầu thực tế và đặc điểm của xã hội về nguồn nhân lực quản lý ; đồng thời tham khảo nội dung chương trình đào tạo của ngành khoa học quản lý của nhiều trường đại học trên thế giới. Chương trình đào tạo chú ý đến tính liên ngành của hoạt động quản lý nên sinh viên được trang bị kiến thức của một số ngành khoa học có liên quan mật thiết như Luật học, Kinh tế học, Hành chính học, Chính trị học ; đồng thời chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy cho sinh viên trong việc thiết kế chương trình khung và biên soạn đề cương chi tiết.

Tính đến tháng 6/2010, kể từ ngày chính thức đào tạo ngành Quản lý xã hội, Khoa đã đào tạo và được nhà trường công nhận tốt nghiệp cho hơn 1400 sinh viên hệ chính quy, hơn 2000 sinh viên hệ tại chức và hiện nay, có 540 sinh viên hệ chính quy, 650 sinh viên hệ tại chức đang theo học ; hơn 300 học viên được cấp Chứng chỉ « Pháp luật và Nghiệp vụ Sở hữu trí tuệ » ; hơn 100 học viên Cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ.

Công tác nghiên cứu và giảng dạy Khoa học quản lý ở nước ta nói chung, ở Khoa

Một phần của tài liệu Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 28 - 30)