Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
369,39 KB
Nội dung
1 TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ Nguyễn Thành Nhân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Tóm tắt: Bài viết phân tích các yếu tố cơ bản có liên quan và ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên từ góc nhìn quản lý đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) và quản lý hoạt động đào tạo theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. Nội dung chủ yếu được đề cập trong bài viết làm rõ các vấn đề sau: (1) Tính tích cực học tập của sinh viên vừa là yếu tố phản ánh vai trò chủ thể của sinh viên trong hoạt động nhận thức lại vừa là điều kiện góp phần tạo ra kết quả học tập thực sự của người học, đáp ứng mục tiêu chất lượng trong giáo dục đại học; (2)Tính tích cực học tập của sinh viên là một trong những phẩm chất tâm lý có cấu trúc đặc thù nhưng có thể bị thay đổi theo những chiều hướng khác nhau thông qua tác động của các yếu tố có liên quan đến môi trường hoạt động học tập của sinh viên. Vì vậy, việc tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên trên cơ sở vận dụng các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) và quản lý hoạt động đào tạo là cần thiết và có thể khả thi; và (3)Trong số các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) cần quan tâm đến cả những yếu tố bên trong (triết lý đào tạo, cơ chế quản lý đào tạo, phương thức đào tạo, môi trường học thuật) và các yếu tố bên ngoài (môi trường giáo dục gia đình, môi trường văn hóa xã hội, viễn cảnh nghề nghiệp của sinh viên) có ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực học tập của sinh viên. Từ khóa: Tính tích cực học tập, Giáo dục đại học, Quản lý môi trường (giáo dục). 1. Đặt vấn đề Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những định hướng phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay 1 . Hơn nữa, suy cho cùng, ngay cả đổi mới quản lý cũng vì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. Trong khi đó, phạm trù chất lượng nói chung, chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học nói riêng thường được xem xét trên nhiều phương diện, được tạo ra qua nhiều yếu tố, và đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến sự phán xét về mặt giá trị. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo được hình thành 1 xem thêm: http://www.moet.gov.vn/?page=6.7&view=19763 2 và được thể hiện trước hết thông qua “sản phẩm” mà nó tạo ra- tạm gọi là năng lực của sinh viên trong và sau một chu trình đào tạo (chất lượng trong). Đến lượt mình, chính sản phẩm này (nhân lực được đào tạo) được sử dụng và đánh giá bởi xã hội thông qua thị trường lao động (chất lượng ngoài). Nhìn nhận như trên ta thấy rõ sản phẩm của giáo dục đại học mang tính đặc thù hơn cả so với các loại hình sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa khác trong xã hội. Một trong những nét đặc thù chủ yếu là sản phẩm ấy được tạo ra thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động sư phạm của người dạy- giảng viên với hoạt động học tập, rèn luyện tích cực của người học- sinh viên trong (và cả ngoài) môi trường giáo dục đại học có tính đến nhu cầu và yêu cầu của xã hội. Hơn nữa, tính tích cực học tập của sinh viên (với tư cách vừa là người học vừa là người lao động) được xem như là một trong những điều kiện góp phần vào quá trình tạo nên chất lượng đào tạo (trong môi trường giáo dục đại học) và chất lượng sử dụng sản phẩm đào tạo (ngoài thị trường lao động). Vấn đề đặt ra ở đây là, nhận diện và đánh giá tính tích cực học tập của sinh viên như thế nào trong bối cảnh hiện nay khi mà có rất nhiều các kết quả nghiên cứu và các ý kiến khác nhau về thực trạng này 2 ? các yếu tố nào có ảnh hưởng và tác động đến tính tích cực học tập của người học? làm thế nào để có thể vận dụng các giải pháp quản lý qua đó góp phần hình thành và nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo? Để giải quyết các vấn đề ấy, bài viết này phân tích các yếu tố cơ bản có liên quan và ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên từ góc nhìn quản lý đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý môi trường và quản lý hoạt động đào tạo theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. 2. Quan điểm về tính tích cực (của con người) và tính tích cực học tập (của sinh viên) 2 Nguồn: http://vef.vn/2010-12-17-sinh-vien-viet-nam-phai-vuot-qua-benh-thu-dong 3 Trên phương diện nhận thức luận, có nhiều hướng tiếp cận và quan niệm khác nhau về tính tích cực của con người nói chung, tính tích cực học tập của sinh viên nói riêng. Chúng tôi xin trình bày sơ nét và giới thiệu khái quát về tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh viên dựa trên sự kết hợp các quan điểm triết học, tâm lý học và điều khiển học vận dụng vào quản lý hoạt động đào tạo trong môi trường giáo dục đại học. Quan điểm về tính tích cực (của con người) Các trường phái triết học khác nhau nhìn nhận khác nhau về bản chất và vai trò của con người trong mối liên hệ với thế giới khách quan. Kế thừa và vượt lên trên các quan điểm triết học ấy, xét từ thực tiễn ta thấy rất rõ rằng con người vừa là một bộ phận không thể tách rời của thế giới khách quan vừa giữ vai trò chủ thể (mang tính độc lập tương đối) lẫn khách thể (mang tính phụ thuộc tương hỗ) trong thế giới mà họ đang sống. Vì thế, theo quan điểm của chúng tôi, tính tích cực của con người được xem như là sự thể hiện vai trò chủ thể của con người trong hoạt động. Vai trò chủ thể của con người phản ánh qua các hoạt động sáng tạo của cá nhân, qua sự phát triển của xã hội loài người theo tiến trình lịch sử. Xét ở khía cạnh này cho phép chúng ta nhận thấy được tính tích cực của con người (trên bình diện cá nhân) kéo theo sự vận động và không ngừng thay đổi của xã hội loài người (trên bình diện lịch sử). Tuy nhiên, mọi hoạt động của cá nhân con người ít nhiều có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu lại nảy sinh nhu cầu mới và hoạt động mới [5]. Vì vậy, tính tích cực (trong hoạt động) của con người có liên quan và được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu của cá nhân. Trong một số trường hợp, hoạt động thỏa mãn nhu cầu cá nhân tạo nên các giá trị cho sự phát triển của cá nhân và xã hội nếu có sự thống nhất (theo chiều hướng tích cực) giữa lợi ích của cá nhân/nhóm với xu hướng phát triển của thời đại; trong trường hợp ngược lại thì dễ dẫn đến các hệ lụy tiêu cực. Đồng thời, vai trò chủ thể của con người còn thể hiện như là các bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình mới của sự phát triển xã hội trên các lĩnh 4 vực khác nhau (kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo, chính trị…). Con người vừa có những đặc điểm đặc trưng của loài người vừa có những nhu cầu, khả năng đặc thù của cá nhân. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu cá nhân để tạo nên động cơ cho tính tích cực hoạt động của con người trong xã hội, biến sức mạnh (thể lực, tâm lực và trí lực) của cá nhân thành vốn xã hội (social capital), thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người thì không thể không cần đến môi trường xã hội và cơ chế vận hành của hệ thống quản lý xã hội thích hợp. Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống điều khiển và quản lý xã hội đối với việc phát huy tính tích cực trong hoạt động của con người nói chung. Từ các phân tích trên, ta thấy rằng mặc dù tính tích cực trong hoạt động của con người có liên quan trực tiếp với nhu cầu tồn tại và phát triển của cá nhân nhưng không phải bao giờ “tính tích cực” ấy cũng dẫn đến các giá trị cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Môi trường xã hội trong đó được quản lý và vận hành bởi các cơ chế mang tính khoa học, thực tiễn, nhân văn, có khả năng tập hợp và phát huy tốt nhất vốn xã hội là cơ sở quan trọng cho tính tích cực trong hoạt động của con người có cơ hội được thể hiện và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của lịch sử. Quan điểm về tính tích cực học tập (của sinh viên) Sinh viên là người học trong bậc giáo dục đại học trình độ cao đẳng và đại học. Hoạt động học tập của sinh viên vừa là sự tiếp nối của quá trình học tập bậc giáo dục phổ thông vừa là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quá trình học tập có tính chất nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp nhất định. Mặc dù vậy, có thể nhận ra sự khác biệt cơ bản về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo ở đại học so với bậc giáo dục phổ thông nhưng hoạt động học tập của sinh viên ở đại học không thể tách rời hoạt động nhận thức để khám phá tri thức, chiếm lĩnh tri thức và sáng tạo tri thức, qua đó phát triển các năng lực tương ứng. 5 Ngay trong quá trình học tập ở phổ thông, học sinh vừa là khách thể của quá trình giảng dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập thì trong môi trường giáo dục đại học, sinh viên lại càng phải thể hiện rõ nét hơn vai trò chủ thể đích thực trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Mức độ thể hiện vai trò chủ thể trong học tập phản ánh mức độ tính tích cực học tập của sinh viên. Nói cách khác, tính tích cực học tập của sinh viên được xem như là sự thể hiện vai trò chủ thể nhận thức trong hoạt động học tập của sinh viên. Tính tích cực học tập của sinh viên là một dạng thể hiện tính tích cực của cá nhân trong hoạt động nhận thức, vì vậy, chúng có liên quan mật thiết đến các yếu tố trong bản thân người học như ý thức về mục tiêu học tập; nhu cầu, hứng thú nhận thức trong quá trình học tập; phong cách học tập…; và một số yếu tố khác bên ngoài tác động đến hoạt động học tập của sinh viên [4]. Từ góc nhìn quản lý, chính các yếu tố tác động ở bên ngoài người học này lại làm nảy sinh, hình thành, bộc lộ, củng cố, gây ảnh hưởng và phát huy các yếu tố bên trong của bản thân sinh viên có liên quan đến tính tích cực học tập. Tính tích cực (của con người) nói chung và tính tích cực học tập của sinh viên nói riêng là một trong những phẩm chất tâm lý nhưng đồng thời lại được hình thành, phát triển và thể hiện thông qua các hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường xã hội cụ thể. Do đó, nếu như “phẩm chất tâm lý” này không được củng cố, duy trì mà lại bị xem nhẹ, đè nén ở bậc giáo dục phổ thông dễ dẫn đến bị mai một dần; do đó, khi bước vào môi trường giáo dục đại học, sinh viên không tránh khỏi “sự thụ động khách quan” trong học tập. Đó là điều dễ thấy ở người học, dễ thông cảm với sinh viên nhưng khó chấp nhận được vì biểu hiện ấy cản trở sự phát triển năng lực của sinh viên, cản trở việc thực hiện mục tiêu và phương thức đào tạo trong giáo dục đại học. Chúng tôi cho rằng một trong những chìa khóa tháo gỡ sự cản trở này, qua đó tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên chính là các giải pháp quản lý dựa vào môi trường (giáo dục) có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tính tích cực học tập 6 của sinh viên, xét trong cả chiều dọc của hệ thống giáo dục lẫn môi trường bên trong và bên ngoài của giáo dục đại học. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên từ góc nhìn quản lý Chúng tôi xem xét và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên trên cơ sở tiếp cận môi trường quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) và quản lý hoạt động đào tạo theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên[2]. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên, theo chúng tôi, bao gồm: (1)nhóm các yếu tố bên trong môi trường giáo dục đại học (như triết lý đào tạo, cơ chế quản lý đào tạo, phương thức đào tạo, môi trường học thuật); và (2) nhóm yếu tố bên ngoài môi trường giáo dục đại học (bao gồm môi trường giáo dục gia đình, môi trường văn hóa xã hội và viễn cảnh nghề nghiệp của sinh viên). Các yếu tố này có mối liên hệ và ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực học tập của sinh viên (Hình 1). Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên 7 3.1. Các yếu tố bên trong môi trường giáo dục đại học 3.1.1. Triết lý đào tạo Bấy lâu nay các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được thiết kế, xây dựng, hình thành, vận hành và hoạt động trong thực tế nhưng lại thiếu sự thể hiện chính thức các tư tưởng/giá trị cốt lõi có tác dụng chỉ đạo và định hướng toàn bộ các hoạt động có liên quan trong môi trường giáo dục của cơ sở đào tạo. Đó là tuyên bố của nhà trường về triết lý đào tạo, phản ánh các giá trị mà nhà trường theo đuổi; đó là sự cam kết của nhà trường trước người học và xã hội về lý do tồn tại và phát triển của nhà trường, phản ánh sự dấn thân không mệt mỏi của tất cả các thành viên, tổ chức trong cơ sở đào tạo để hiện thực hóa và khẳng định các giá trị ấy trong thực tế; đó là nền móng cơ bản định vị chất lượng đào tạo và tạo ra sự phát triển bền vững của nhà trường. Quan trọng hơn, các giá trị (có thật) ấy được thể trong triết lý đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mang lại niềm tin và sự tự hào của sinh viên với tư cách là thành viên. Chính điều này, một cách vô hình nhưng hữu dụng, có tác dụng đáng kể trong việc động viên tinh thần, nâng cao ý thức và phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. Chúng ta không khó để thấy các triết lý đào tạo này được thể hiện trong một số đại học nổi tiếng thế giới như Đại học Harvard (phụng sự chân lý), Đại học Yale (chiếc nôi đào tạo những nhà lãnh đạo thế giới) và một số đại học đẳng cấp quốc tế khác. Vì thế, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, xét đến yếu tố này cho phép ta có thể khẳng định: việc quản lý môi trường giáo dục đại học trong mối quan hệ với tính tích cực học tập của sinh viên trước hết và quan trọng nhất là phải từng bước định vị nhà trường (qua tuyên bố về triết lý đào tạo) để từ đó có thể định hướng niềm tin nơi sinh viên (qua việc tổ chức thực hiện triết lý đào tạo) trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện của họ. 3.1.2. Cơ chế quản lý đào tạo (học chế) Hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển đổi sang học chế tín chỉ trong đào tạo. Đây là một trong những mô hình quản lý đào tạo hiện đại, mang lại 8 nhiều lợi ích thiết thực cho người học. Nhưng phải khẳng định rằng, những lợi ích thực sự mang lại cho sinh viên từ học chế này chỉ có được khi nhà trường hội đủ rất nhiều điều kiện cho sự vận hành của học chế này. Chúng tôi sẽ có dịp đề cập chi tiết vấn đề này trong một bài viết khác. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện ảnh hưởng của cơ chế quản lý đào tạo đến tính tích cực học tập của sinh viên trên cơ sở phân tích, so sánh các nét đặc trưng của cơ chế quản lý đào tạo xuất phát từ (quy định của) nhà trường (học chế niên chế) với cơ chế quản lý đào tạo xuất phát từ (quyền lợi của) người học (học chế tín chỉ). Một cách tổng quan, học chế niên chế được xây dựng và vận hành theo kiểu định sẵn từ trước bởi các quy định của cơ sở đào tạo (về chương trình, học trình, quản lý…); người học bắt buộc phải tuân thủ/ thực thi đúng đắn (theo các quy định trong đào tạo) và đầy đủ (về nội dung và thời gian đào tạo) mới được công nhận tốt nghiệp. Học chế này có vẻ cứng nhắc về quản lý đào tạo nhưng vẫn không triệt tiêu hoàn toàn tính tích cực học tập của sinh viên nếu xét đến vai trò chủ thể nhận thức trong hoạt động học tập của người học. Bởi vì, học chế niên chế, nếu có áp đặt, là áp đặt về cơ chế quản lý đào tạo, về xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo chứ không hề áp đặt về cách thức sinh viên lĩnh hội nội dung chương trình đào tạo trong quá trình học tập theo lối thụ động. Nói cách khác, học tập thụ động/ hay tích cực là do bản thân sinh viên tạo ra (cộng hưởng cùng với tác động của giảng viên qua phương pháp giảng dạy) chứ không phải do chính cơ chế quản lý đào tạo áp đặt. Do đó, có thể nói, học chế niên chế chưa mang lại tính tích cực học tập của sinh viên một cách triệt để. Tức là, sinh viên chưa thể hiện đầy đủ vai trò chủ thể của mình trong quá trình học tập, chẳng hạn như trong việc xây dựng kế hoạch học tập cá nhân một cách linh hoạt, chủ động. Về mặt lý thuyết, học chế tín chỉ khắc phục được hạn chế này của học chế niên chế. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thực tiễn trong quản lý đào tạo hiện nay, tính tích cực học tập của sinh viên chưa thể hiện đúng như kỳ vọng từ học chế tín chỉ mang lại. Một phần do các điều kiện và nguồn lực đầu tư cho sự vận hành của học chế 9 này chưa đáp ứng đầy đủ (tỉ lệ bình quân giảng viên/sinh viên; tỉ lệ bình quân môn học/giảng viên phụ trách; hệ thống cố vấn học tập; quy chế học vụ; các chương trình quản lý đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin…); mặt khác, chính sinh viên cũng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết nên chưa thích ứng tốt với phương thức học tập theo học chế tín chỉ (như kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu…). Theo chúng tôi, nhìn chung, cơ chế quản lý đào tạo theo tín chỉ là cần thiết trong giáo dục đại học hiện nay nhưng để qua đó góp phần hình thành và nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên thì vấn đề mấu chốt ở đây là cần thực thi kết hợp các giải pháp quản lý như: (1) tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các chuyên viên phụ trách đào tạo; (2) xây dựng hệ thống cố vấn học tập đáp ứng yêu cầu về chất lượng, không phân biệt về thành phần- có thể dùng lực lượng sinh viên các khóa trước để tư vấn học tập cho sinh viên khóa sau; (3) từng bước chuẩn hóa về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo; (4) hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong sinh viên về quy chế đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau (trong đó việc biên soạn, cập nhật và phát hành sổ tay sinh viên là yêu cầu tối thiểu); và (5) kiện toàn các văn bản hành chính quản lý đào tạo. 3.1.3. Phương thức đào tạo (giảng dạy và học tập) Xét trong môi trường giáo dục đại học, phương thức đào tạo được thể hiện cụ thể nhất qua các phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy và học tập. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến tính tích cực học tập của sinh viên. Đương nhiên, phương thức đào tạo ít nhiều bị chế ước bởi cơ chế quản lý đào tạo mà biểu hiện rõ nét nhất trong học chế tín chỉ là giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên giảm xuống; tăng cường các hoạt động tự học, thực tế, thực hành… Đây vừa là điều kiện, vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với việc học tập của sinh viên. Bởi lẽ, nếu sinh viên thiếu ý thức học tập tự giác; giảng viên không kiểm tra, kiểm soát hoặc xem nhẹ các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với người học trong các hoạt 10 động tự học và thực hành thì dễ dẫn đến xu hướng buông xuôi của cả thầy và trò trong quá trình đào tạo. Do đó, để giảng dạy và học tập thực sự trở thành yếu tố có ý nghĩa thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên thì việc chú trọng các giải pháp quản lý chất lượng dạy- học là rất cần thiết. Trong đó, có thể kể đến một số giải pháp như: (1)quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình đào tạo cấp môn học theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên, trong đó chú trọng năng lực tự học; (2)quản lý chất lượng các hoạt động kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên; (3)tổ chức tốt hình thức đào tạo trên cơ sở tăng cường các hoạt động học tập- giảng dạy gắn với địa bàn thực tế, với môi trường thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đào tạo; (4)làm tốt công tác hỗ trợ, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; và (5) duy trì thường xuyên các hình thức hỗ trợ sinh viên trang bị kỹ năng, phương pháp học tập ở đại học. 3.1.4. Môi trường học thuật Môi trường nói chung và môi trường học thuật trong giáo dục đại học nói riêng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Môi trường học thuật ở đây được xem xét bao gồm các điều kiện vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo và học tập của sinh viên (mạng viễn thông internet; phòng thí nghiệm, thực hành; thư viện;… ); các chính sách, chế độ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; bầu không khí tâm lý trong sinh hoạt khoa học; và, các hoạt động học thuật của các câu lạc bộ, đội, nhóm của giảng viên và sinh viên. Rõ ràng, nếu tạo ra được môi trường học thuật lành mạnh hoặc mang đến cho người học các nhân tố tích cực từ môi trường học thuật như nêu trên sẽ có tác dụng khuyến khích rất mạnh mẽ đến tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên. Một trong những điều kiện then chốt tạo nên môi trường văn hóa học thuật lành mạnh là sự tự do trong học thuật. Khi đó, đại học là môi trường ươm mầm [...]... cực của sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt học thuật Từ thực tế của môi trường học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy điều có thể sớm thay đổi được, đó là thay đổi từ “phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học thành “hoạt động học tập theo hướng nghiên cứu khoa học ” của sinh viên như là một trong những hình thức đào tạo hiện đại ở đại học. .. yêu cầu của đào tạo toàn diện nguồn nhân lực (có hiểu biết nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ đúng đắn đối với giá trị nghề nghiệp) vừa là giải pháp quản lý góp phần điều chỉnh ý thức học tập của sinh viên theo chiều hướng tích cực, phát 13 huy tính tích cực học tập, gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nhân lực được đào tạo 4 Kết luận 4.1 Tính tích cực học tập của sinh viên vừa... ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thế, mục tiêu và ý thức học tập của sinh viên Vì thế, mức độ tính tích cực học tập của sinh viên bị phụ thuộc đáng kể vào mức độ hấp dẫn của triển vọng nghề nghiệp mà sinh viên đang theo đuổi Các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm,… vừa mang đến những thông tin thiết thực để học sinh- sinh viên định hướng nghề nghiệp tương lai nhưng mặt khác... động học tập của sinh viên Vì vậy, việc tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên trên cơ sở vận dụng các giải pháp quản lý môi trường và quản lý hoạt động đào tạo là cần thiết và có thể khả thi 4.3 Các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) cần quan tâm đến những yếu tố bên trong (như triết lý đào tạo, cơ chế quản lý đào tạo, phương thức đào tạo và môi trường học thuật)... tổ chức và quản lý tốt các diễn đàn văn hoá xã hội trong cơ sở giáo dục đại học dưới nhiều hình thức khác nhau, thu hút sự quan tâm của cộng đồng ban giảng huấn và sự tham gia của người học có tác dụng đáng kể đến việc phát huy tính tích cực học tập/ và rèn luyện của sinh viên 3.2.3 Viễn cảnh nghề nghiệp của sinh viên Trong bậc giáo dục đại học, nếu xét từ đầu vào đến quá trình và đầu ra của quá trình... thể của sinh viên trong hoạt động nhận thức lại vừa là điều kiện góp phần tạo ra kết quả học tập thực sự của người học, đáp ứng mục tiêu chất lượng trong giáo dục đại học 4.2 Tính tích cực học tập của sinh viên là một trong những phẩm chất tâm lý có cấu trúc đặc thù nhưng có thể bị thay đổi theo những chiều hướng khác nhau thông qua tác động của các yếu tố có liên quan đến môi trường hoạt động học tập. .. gia đình không thể theo dõi sâu sát việc học tập của con em họ như ở phổ thông; đó là điều bất khả thi và cũng không nên quá cứng nhắc trong việc này Tuy nhiên, những hỗ trợ về mặt tinh thần của gia đình đối với việc học tập của sinh viên có ảnh hưởng sâu sắc đến tính tích cực học tập của họ Đó là sự bù đắp cần thiết về mặt tâm lý đối với sinh viên trong học tập; giúp con em họ có thể đứng vững, vượt... hội và viễn cảnh nghề nghiệp của sinh viên) có ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực học tập của sinh viên. / TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy và học, Nxb Giáo dục, (2005) [2] Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, (2009) [3] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, (2003)... những chất liệu sống động trong các hoạt động đào tạo và sinh hoạt học thuật của sinh viên Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ cho phép thực hiện được hình thức này Và như vậy, dù tính chất của các tác động từ môi trường văn hóa xã hội theo chiều hướng nào đi chăng nữa (tích cực hay tiêu cực) thì vẫn được xem như là tác nhân kích thích giúp người học “gạn đục khơi trong” về nội dung tiếp nhận; hình thành... xã hội của nghề nghiệp nên được coi như là những nội dung cần trang bị cho học sinh- sinh viên trước và trong suốt quá trình đào tạo ở đại học Từ góc độ quản lý, ta thấy rõ sự cần thiết của công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin, phối- kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên Đây . về tính tích cực của con người nói chung, tính tích cực học tập của sinh viên nói riêng. Chúng tôi xin trình bày sơ nét và giới thiệu khái quát về tính tích cực và tính tích cực học tập của sinh. hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên. 2. Quan điểm về tính tích cực (của con người) và tính tích cực học tập (của sinh viên) 2 Nguồn: http://vef.vn/2010-12-17 -sinh- vien-viet-nam-phai-vuot-qua-benh-thu-dong. đến tính tích cực học tập của sinh viên từ góc nhìn quản lý đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý môi trường (giáo dục) và quản lý hoạt động đào tạo theo định hướng phát huy tính tích cực học