1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

229 543 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 2,58 MB
File đính kèm Bìa, phụ lục, bảng ......rar (137 KB)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài 1.1 Giáo dục Việt Nam trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu khách quan tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới. Bối cảnh quốc tế nêu trên làm cho Triết lý giáo dục thế kỷ 21 có những biến đổi sâu sắc, trong đó lấy“học thường xuyên suốt đời”dựa trên 4 mục tiêu tổng quát:“Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại” nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”. Chính sự thay đổi này tạo ra áp lực buộc giáo dục phải vận động đi lên để nhanh chóng đáp ứng “đơn đặt hàng” của thị trường lao động. Luật Giáo dục của nước CHXHCNVN 2005 (Điều 40, Khoản 2) nêu lên các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học:“Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” 21;31. Chỉ thị số 151999CT GD ĐT ngày 2042009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm nhấn mạnh:“Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên”. Yêu cầu này trở nên cấp thiết đối với Trường Đại học Quảng Bình, một trong những địa chỉ đáng tin cậy đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao của tỉnh. Làm thế nào để sản phẩm của mình đảm bảo hội tụ đầy đủ bốn năng lực cơ bản: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực xã hội? Những năng lực này lại không sẵn có ở mỗi người, mà nó được hình thành và phát triển trong nhiều hoạt động khác nhau của con người, trong đó quá trình dạy học đào tạo của trường đại học có vai trò quan trọng. Trong trường sư phạm, vai trò này thuộc về môn Giáo dục học môn học rèn luyện tay nghề cho sinh viên, giúp các em hoàn thiện nhân cách người giáo viên trong tương lai. Song vấn đề đặt ra là làm gì để phát huy tính tích cực của người học thông qua môn Giáo dục học? Làm thế nào để giúp người học lĩnh hội được phương thức tái tạo và sử dụng tri thức một cách hợp lý bằng cách thay đổi cơ chế học tập từ chỗ “mang chân lý sẵn có đến cho trò” sang cơ chế “dạy trò đi tìm chân lý” bởi chính từ sự tìm tòi, khám phá của sinh viên? 1.2 Tính tích cực học tập là một phẩm chất vô cùng quý giá của người học trong xã hội hiện đại. Thực tế đã chứng minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi người học chuyển hóa được những “yêu cầu học tập” của nhà giáo dục thành “nhu cầu học tập” của bản thân, chuyển “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo”. Và lúc này việc học mới trở thành niềm hạnh phúc thực sự đối với học sinhsinh viên và tính nhân văn trong giáo dục được biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết. 1.3 Qua khảo sát của chúng tôi tại trường Đại học Quảng Bình cho thấy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học đòi hỏi giảng viên phải từ bỏ thói quen cũ, thói quen độc thoại ít hiệu quả để tổ chức, hướng dẫn người học “suy nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm việc nhiều hơn”. Giảng viên là người tìm mọi cách để khai thác tốt nhất tiềm năng của người học, là người tổ chức, điều khiển, là người định hướng, là vị “quan toà” anh minh, thông tuệ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện…… Sinh viên là yếu tố trung tâm, là hạt nhân ngọn đèn cần được khơi gợi, thắp sáng chứ không phải là cái bình để hứng lấy tất cả những lời giáo huấn. Người học là nhân vật chính, là “bếp trưởng” tạo ra mâm cỗ, là người “nghệ sĩ” trong bản giao hưởng… chứ không thể phụ thuộc vào thầy theo lối dạy học thầy đọc trò chép, rồi phải cố sức để học thuộc nhưng lại chẳng thể dùng cái đã học thuộc vào công việc sáng tạo… Đây là những khó khăn, trở ngại không nhỏ đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên không chỉ ở Trường Đại học Quảng Bình mà còn là khó khăn của thầy và trò của nhiều trường đại học trên toàn quốc. Những khó khăn trên chính là những biểu hiện của mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, giữa cái cách mạng và cái bảo thủ, cái trì trệ đang đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình đào tạo đại học của nước ta. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giáo dục Việt Nam trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới cónhiều biến đổi nhanh và phức tạp Toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế về giáo dục đã trởthành xu thế tất yếu khách quan tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới

Bối cảnh quốc tế nêu trên làm cho Triết lý giáo dục thế kỷ 21 có những biến đổi

sâu sắc, trong đó lấy“học thường xuyên suốt đời”dựa trên 4 mục tiêu tổng quát:“Học

để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại” nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập” Chính sự thay đổi này tạo ra áp lực buộc giáo dục phải vận động

đi lên để nhanh chóng đáp ứng “đơn đặt hàng” của thị trường lao động Luật Giáo dụccủa nước CHXHCNVN 2005 (Điều 40, Khoản 2) nêu lên các yêu cầu về nội dung,

phương pháp giáo dục đại học:“Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”

[21;31] Chỉ thị số 15/1999/CT - GD - ĐT ngày 20/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư

phạm nhấn mạnh:“Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên” Yêu cầu này trở nên cấp thiết đối

với Trường Đại học Quảng Bình, một trong những địa chỉ đáng tin cậy đào tạo đội ngũcán bộ chất lượng cao của tỉnh Làm thế nào để sản phẩm của mình đảm bảo hội tụ đầy

đủ bốn năng lực cơ bản: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể,năng lực xã hội? Những năng lực này lại không sẵn có ở mỗi người, mà nó được hình

dạy học - đào tạo của trường đại học có vai trò quan trọng Trong trường sư phạm, vaitrò này thuộc về môn Giáo dục học - môn học rèn luyện tay nghề cho sinh viên, giúpcác em hoàn thiện nhân cách người giáo viên trong tương lai Song vấn đề đặt ra làlàm gì để phát huy tính tích cực của người học thông qua môn Giáo dục học? Làm thếnào để giúp người học lĩnh hội được phương thức tái tạo và sử dụng tri thức một cách

hợp lý bằng cách thay đổi cơ chế học tập từ chỗ “mang chân lý sẵn có đến cho trò” sang cơ chế “dạy trò đi tìm chân lý” bởi chính từ sự tìm tòi, khám phá của sinh viên?

Trang 2

1.2 Tính tích cực học tập là một phẩm chất vô cùng quý giá của người học trong

xã hội hiện đại Thực tế đã chứng minh: dạy học chỉ thành công khi và chỉ khi ngườihọc chuyển hóa được những “yêu cầu học tập” của nhà giáo dục thành “nhu cầu họctập” của bản thân, chuyển “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo” Và lúc này

văn trong giáo dục được biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết

1.3 Qua khảo sát của chúng tôi tại trường Đại học Quảng Bình cho thấy đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc đòi hỏi giảng viên phải từ bỏ thói quen cũ, thói quen độc thoại ít hiệu quả để tổ

hơn” Giảng viên là người tìm mọi cách để khai thác tốt nhất tiềm năng của người học,

là người tổ chức, điều khiển, là người định hướng, là vị “quan toà” anh minh, thông

tâm, là hạt nhân - ngọn đèn cần được khơi gợi, thắp sáng chứ không phải là cái bình đểhứng lấy tất cả những lời giáo huấn Người học là nhân vật chính, là “bếp trưởng” tạo

thầy theo lối dạy học thầy đọc - trò chép, rồi phải cố sức để học thuộc nhưng lại chẳng

không nhỏ đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên không chỉ ở Trường Đại học QuảngBình mà còn là khó khăn của thầy và trò của nhiều trường đại học trên toàn quốc

Những khó khăn trên chính là những biểu hiện của mâu thuẫn giữa cái cũ và cáimới, giữa cái cách mạng và cái bảo thủ, cái trì trệ đang đặt ra cần phải giải quyết trongquá trình đào tạo đại học của nước ta

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp dạy học Giáo dục học theo hướng pháthuy tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình nhằm nâng cao kết quảhọc tập môn Giáo dục học phát huy tính tích cực học tập môn Giáo dục học cho sinh

Trang 3

viên nhằm nâng cao kết quả học tập môn Giáo dục học tại Trường Đại học QuảngBình.

Trang 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Quảng Bình

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực của sinhviên Trường Đại học Quảng BìnhDạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tíchcực học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Quảng Bình

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay việc dạy học môn Giáo dục học chưa thực sự phát huy tính tích cực

học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, khơi dậy được nhu cầu, hứng thúhọc tập của sinh viên, phát huy vai trò tự giác, độc lập của họ thì sẽ phát huy cao độtính tích cực người học góp phần nâng cao kết quả học tập môn Giáo dục học tạiTrường Đại học Quảng Bình

phát huy tính tích cực học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên,khơi dậy được nhu cầu, hứng thú học tập của sinh viên, phát huy vai trò tự giác, tíchcực, độc lập của họ trong quá trình học tập thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tậpmôn Giáo dục học tại Trường Đại học Quảng Bình

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tínhtích cực của sinh viên Đại học sư phạm

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy

Trường Đại học Quảng Bình

Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: 5.3

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:

Trang 5

+ Nghiên cứu trên sinh viên Trường Đại học Quảng Bình, bao gồm: sinh viênKhoa Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên Khoa Xã hội - Du lịch, sinh viên

+ Giảng viên dạy Giáo dục học trường Đại học Quảng Bình

+ Các nhà quản lý: Tổ chuyên môn, Khoa, Phòng, Ban Giám hiệu

6.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Mục đích: Nghiên cứu để giải quyết các vấn đề lý luận như: làm sáng tỏ cácthật ngữ, khái niệm, bản chất của dạy học tích cực và các yếu tố ảnh hưởng đến tínhtích cực của sinh viên

Biện pháp: Để thực hiện điều đó chúng tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp, hệthống hoá, khái quát hoá tri thức, lý luận có liên quan đến đề tài bằng cách nghiên cứucác văn bản, tài liệu về dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực củasinh viên góp phần giải quyết cả ba nhiệm vụ của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu các biện pháp củagiảng viên khi dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực của người dạyđồng thời thu thập thông tin về biểu hiện của tính tích cực của sinh viên trong hoạtđộng học tập môn học Giáo dục học

Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, thăm lớp (Mẫu Biên bản quan sát: Phụ lục 4)

7.2.2 Phương pháp điều tra

Mục đích: Sử dụng phương pháp điều tra nhằm đánh giá thực trạng dạy họcGiáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên ở Trường Đại họcQuảng Bình

Biện pháp: Để thực hiện điều đó, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra và tiếnhành trên đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên

(Mẫu Phiếu câu hỏi: Phụ lục 4)

Trang 6

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập một số thông tin

cụ thể, góp phần tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

Biện pháp: Để thực hiện điều đó, chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi với cácnhà quản lý, giảng viên và sinh viên xoay quanh vấn đề dạy học Giáo dục học theohướng phát huy tính tích cực của người học

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy - học

Mục đích: Để đánh giá hiệu quả dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tínhtích cực của sinh viên

Biện pháp: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy – họcbao gồm:

- Bài giảng của giảng viên

- Vở ghi của sinh viên

- Bảng điểm bảng tổng hợp kết quả học tập của sinh viên

(Mẫu nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy - học: Phụ lục 4)

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Mục đích: Thực nghiệm qui trình nhằm chứng minh cho giả thuyết đưa ra banđầu: “Nếu đề xuất được các biện pháp dạy học Giáo dục học phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý của sinh viên, khơi dậy được nhu cầu, hứng thú học tập của sinh viên, pháthuy vai trò tự giác, độc lập của họ thì sẽ phát huy cao độ tính tích cực người học gópphần nâng cao kết quả học tập môn Giáo dục học tại Trường Đại học Quảng Bình”

Biện pháp: Xây dựng qui trình sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học môn Giáodục học theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: Vận dụng toán thống kê để xử lý số liệu kết quả thu được từ cácphương pháp trên từ đó đưa ra kết quả xác thực, thuyết phục về Dạy học Giáo dục họctheo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình

Biện pháp: Chúng tôi sử toán thống kê để xử lý và phân tích các kết quả điềutra được

Trang 7

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóanhững tài liệu liên quan đến đề tài để góp phần giải quyết cả 3 nhiệm vụ nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Sử dụng phương pháp quan sát (dự giờ,thăm lớp) nhằm tri giác trực tiếp đốitượng nghiên cứu một cách có hệ thống để thu thập thông tin đầy đủ về đối tượng thựcnghiệm và đối chứng

(Mẫu Biên bản quan sát: Phụ lục 4)

7.2.2 Phương pháp điều tra

Tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi với hệ thống câu hỏi để thăm dò ý kiếncủa giảng viên và sinh viên về dạy và học theo phương pháp dạy học tích cực

(Mẫu Phiếu câu hỏi: Phụ lục 4)

7.2.3 Phương pháp trò chuyện

Chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi với các nhà quản lý, giảng viên và sinh viênnhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Giáo dục học tại Trường Đại học QuảngBình

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy - học

- Bài giảng của giảng viên

- Vở ghi của sinh viên

- Bảng điểm bảng tổng hợp kết quả học tập của sinh viên

(Mẫu nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy - học: Phụ lục 4)

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm nghiệm kết quả việc vận dụng cácphương pháp dạy học được nghiên cứu

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích và xử lý kết quả điềutra thực nghiệm

Trang 8

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS mô đun hóa để xử lý và phân tích các kếtquả điều tra được.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: (7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm)

8 Dự kiến cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính

tích cực học tập của sinh viên trong các trường đại học

Chương 2: Thực trạng dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực

học tập của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình

Chương 3: Biện pháp dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực

học tập của sinh viên tại Trường Đại học Quảng Bình và Thực nghiệm sư phạm

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

CHƯƠNG 1 DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

Thời cổ đại

Ý tưởng dạy học lấy người học làm trung tâm, chú ý phát huy tính tích cực,sáng tạo của người học có nguồn gốc từ thời cổ đại và phát triển cho đến nay, thể hiệnqua những ý kiến của các nhà giáo dục tiến bộ

Chẳng hạn trong nền giáo dục phương Tây cổ đại Socrat (469 - 390 TCN), nhàtriết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp đã từng dạy học trò của mình bằng cách luônđặt ra câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học dần phát hiện ra chân lý, với phương

được gọi là phương pháp Xôcrat (hay còn gọi là Phép đỡ đẻ) nhằm mục đích phát hiện

ra “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi gợi mở cho người nghe dần dần tự tìm ra kết luận

Phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN) nhà giáo dục Trung Hoa cổ đại đãchú ý dạy theo đối tượng, kích thích suy nghĩ của học sinh Ông nói:“Không tức giận

vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì sẽ không bày vẽcho Vật có 4 góc, bảo cho biết 1 góc mà không suy ra ba góc thì không dạy nữa”(Bấtphẫn, bất khải, bất phi bất pháp Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản, tất bất phụcdã”(Luận ngữ) & “Cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì cho là không biết, thế

muốn biết người chết có biết gì hay không, thong thả đợi đến lúc chết thì biết”(Khổng

tử gia ngữ) Khổng Tử mong muốn học trò tìm thú vui trong học tập, ngay trong cảnhtúng thiếu, ông vẫn tìm thấy cái vui: “Ăn cơm hẩm, uống nước lã, gặp cánh tay gốiđầu mà ngủ vẫn có cái vui ở trong đó”

Thời Phục Hưng

Đến thời đại Phục Hưng có nhiều nhà giáo dục tiến bộ đã nêu lên những tưtưởng quan tâm đến học sinh và chú ý phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh.Chẳng hạn, Montaigne (1533 - 1592), nhà quý tộc người Pháp, ông chủ trương giảng

Trang 10

dạy bằng hoạt động, bằng quan sát trực tiếp hàng ngày, cho trẻ đi du lịch Muốn giảngdạy tốt, người thầy phải tìm hiểu học sinh, lắng nghe học sinh “Phải để cho học sinhchạy trước khi nhận xét” chứ không nên bắt trẻ phải nhắm mắt theo những nhận địnhchủ quan của thầy Ông đã đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành” Ông cho rằng:

“Muốn đạt được mục tiêu này, tốt nhất, kiến hiệu nhất là bắt học trò liên tục hành đểhọc, học qua hành Vậy vấn đề không phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nóiliên tục, thao thao bất tuyệt Trái lại, chủ yếu bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng

cho học sinh thích thú học tập từ đó cố gắng nỗ lực bản thân để nắm lấy tri thức, ông

đã đưa ra bí quyết về phương pháp dạy học: “Bí quyết của giáo dục là rèn luyện chocác em một tâm hồn dễ dàng, tích cực, tự do, ngăn cản được các điều mà các em muốnlàm, ngược lại đẩy được các em làm những điều mà chúng không muốn làm” và “chủyếu dạy các em tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc vận

J.J Rút-xô (1712 - 1778), là người đã nêu lên một cách rõ ràng yêu cầu cầnphải hiểu rõ trẻ em và phải quan tâm đến lợi ích của trẻ em Ông nói: “Nhi đồng phải

là nhi đồng, không nên biến nó thành người lớn thu nhỏ lại” và “Người ta không biết

gì về trẻ em, người ta hay tìm người lớn trong trẻ em và không nghĩ rằng trước khi nó

là người lớn thì nó là cái gì đã”, từ đó, ông KHUYÊN các nhà giáo “Các anh bắt đầunghiên cứu kỹ học sinh của các anh đã, vì chắc chắn các anh không biết rõ họ đâu”,người thầy phải dựa vào sự phát triển của học sinh mà giảng dạy để giúp cho thiên tínhcác em được nảy nở, giáo dục phải bảo đảm tính tự do: “Cái chính có thể đưa đến sựthành công trong giáo dục đó là sự tự do đã được điều chỉnh cẩn thận”, “Đừng cho trẻkhoa học, mà phải để nó tự phát minh ra” Như vậy, đến thế kỷ XVIII, dạy học lấy họcsinh làm trung tâm đã trở thành một tư tưởng

Pê-xta-lo-zi (1746-1827): “Muốn đưa người ta đi đâu thì phải dắt từ chỗ người

ấy đứng” và “Học tập không nên nhảy Trí tuệ của trẻ em như một đoá hoa tươi: trướchết là một hạt, dần dần lớn lên đâm ra chồi nụ, sau cùng mới nở hoa”

A Distervec (1780-1866), ông đã đề ra yêu cầu đối với thầy giáo phải hiểu tâm

lý học sinh, phải dựa vào cơ sở tâm lý của học sinh, đó là nguyên tắc cơ bản của quá

Trang 11

trình dạy học: “Nguyên tắc đó là sao bắc đẩu của nền tảng sư phạm, chung quanh nóquay tròn tất cả các phương pháp, tất cả cách thức giáo dục, đó là lý tưởng chúng taluôn luôn hướng tới”.

Thời cận đại

K.Đ.Usinxki (1822-1873), muốn dạy học tốt người thầy cần hiểu biết đặc điểmtâm lý lứa tuổi học sinh, ông viết: “Nói chung trẻ em suy nghĩ bằng hình dáng, màusắc, âm thanh và cảm giác, vì thế dạy học theo trực quan đối với nhi đồng là cần thiết”,mặt khác, ông khẳng định: “Nhân cách của người thầy giáo là tất cả trong công tácgiáo dục”, “Người thầy giáo nếu bắt kịp bước tiến của giáo dục hiện đại, sẽ cảm thấymình là một thành viên tích cực trong cơ quan có nhiệm vụ khắc phục sự dốt nát vàxấu xa của nhân loại Đó là người trung gian giữa những nhân vật cao thượng và vĩ đạicủa lịch sử và thế hệ đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc Người thầy giáo là khâusống giữa quá khứ và tương lai Sự nghiệp người thầy giáo bề ngoài tuy bình thường,nhưng đó là một sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử”

Thời hiện đại

John Dewey (1859-1952) chủ trương giáo dục phải dựa vào kinh nghiệm thực

tế của học sinh Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú của học sinh, phải để trẻ

em độc lập tìm tòi, thầy giáo là người tổ chức, thiết kế, người cố vấn Ông cho rằng:

“Nếu một kinh nghiệm khơi dậy sự tò mò, tăng cường tính sáng tạo, gây ra những hammuốn và mục đích đủ mạnh để đưa một người vượt qua những vùng chết trong tươnglai, khi ấy nó trở thành một động lực” [9,171,172] Ngoài ra ông quan niệm: “Phươngpháp là phương pháp của năng lực và hứng thú của trẻ em chứ không phải là của ngườilớn, những người trưởng thành Người thầy không phải là một vị quan tòa, một quyền

uy độc đoán trong lớp học, mà người thầy là một thành viên của cộng đồng lớp học Vìthế phương pháp sẽ là cái gì đó tự nhiên, không cản trở sự phát triển tự nhiên ở trẻ em,

Đầu thế kỷ XX, các nước có phong trào “Nhà trường mới”, đã đề cao sự hoạtđộng tích cực của học sinh, khuyến khích học sinh tự sắp xếp thời gian học tập theokhả năng của mình, tự mình học lấy cho mình, tự mình thấy trách nhiệm của mìnhtrước công việc Học sinh nào giỏi thì học nhanh, học sinh nào kém thì tiến chậm,không ai đợi ai, không cần sự gò ép Họ chủ trương để cho em tự do hoàn toàn, phát

Trang 12

triển năng khiếu của từng trẻ em riêng biệt Những tư tưởng này được thể hiện trongmột số phương pháp giáo dục mới nổi tiếng: Kế hoạch Dantơn; Phương pháp thiết kế;

Kế hoạch Ga-ri; Phương pháp Uyn-nét-ca

Những năm cuối thế kỷ XX các cuộc họp quốc tế cũng đã nhấn mạnh đến vấn

đề lấy học sinh làm trung tâm, Raja Roy Singh: “Sự học tập cho người học chủ đạo;trong hệ thống dạy học, người học là trung tâm, người học vừa là chủ thể, vừa là mụcđích của quá trình học tập Ví trí của người học ở trung tâm hay ngoại biên là nét đặctrưng phân biệt hệ thống giáo dục này với hệ thống giáo dục khác” (Nền giáo dục chothế kỷ XXI, những triển vọng của châu Á Thái Bình Dương, 1994, Hà Nội) Quanđiểm lấy người học làm trung tâm làm tăng tính nhân văn của giáo dục và làm chongười học tự tìm ra tiềm năng của bản thân và thực sự có niềm vui, hạnh phúc Đâychính là điểm tựa của nền giáo dục của thế kỷ XXI

Kharlamop, nhà giáo dục Xô viết trong cuốn phát huy tính tích cực của ngườihọc như thế nào? ở lời nói đầu: “Một trong những vấn đề căn bản của nhà trường Xôviết hiện đang lo lắng và giải quyết là việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhậnthức của học sinh trong quá trình dạy học [14,57]

Như vậy, các nhà giáo dục từ xưa đến nay trên thế giới đã nêu nhiều quan điểm,

ý tưởng khác nhau về tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhưng giữa họ cónhững điểm chung giống nhau:

Trong quá trình dạy học phải chú ý đến đặc điểm sinh lý của học sinh, trẻ em làtrẻ em chứ không phải người lớn thu nhỏ lại và mọi trẻ em đều có nét riêng Vì vậy,phải chú ý đến đặc điểm, quyền lợi của từng cá thể học sinh

Phải tạo điều kiện để cho học sinh hoạt động, kích thích học sinh hoạt động mộtcách tích cực, sáng tạo Phải cho học sinh tiếp xúc với thực tế xã hội, thiên nhiên, qua

Trang 13

Phạm vi quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” lúc đầu chỉ hạn chếtrong phạm vi quá trình dạy học (phương diện vi mô), sau mở rộng ra cả quá trình giáodục và đào tạo và cả hệ thống giáo dục (phương diện vĩ mô).

Dạy học lấy người học làm trung tâm là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, ngàycàng được phát triển và mở rộng, phù hợp với yêu cầu của thời đại

1.1.2 Ở Việt Nam

Mầm mống tư tưởng dạy học “Lấy người học làm trung tâm” cũng có từ lâu Chaông ta có câu nói, thuật ngữ như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Học một, biết mười”,

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Đáo giang tuỳ khúc, nhập gia tuỳ tục”

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đã từng có phong trào học tậpdân chủ, phong trào học tổ, nhóm, có chủ trương biến quá trình đào tạo thành tự đàotạo, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, với khẩu hiệu “Tất cả vì học sinhthân yêu”

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, phát huy tính tích cực của học sinh đã được

đề cập đến trong các giáo tình Giáo dục học, Tâm lý học, Phương pháp giảng dạy bộmôn Trong các trường sư phạm đã xuất hiện tư tưởng “Phương pháp giáo dục tíchcực” với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” Đặc biệt năm 1979, tậpthể cán bộ trung tâm thực nghiệm phổ thông Giảng Võ - Hà Nội (Trung tâm công nghệgiáo dục) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài cấp Nhà nước với tên gọi: Môhình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam hiện đại, doTiến sĩ Hồ Ngọc Đại giám đốc trung tâm làm chủ nhiệm Toàn bộ hoạt động giáo dụcđều xuất phát từ trẻ em, bằng hoạt động của mình, theo quy trình công nghệ, mỗi em

tự làm ra sản phẩm giáo dục tức là tự đào tạo chính mình với sự giúp đỡ của thầy, cô.Công trình nghiên cứu khoa học đã được hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giákết quả tốt

Tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm” được tiếp nhận ở nước ta một số nămgần đây, trong thời kỳ đổi mới phương pháp, theo Nghị quyết Trung ương 4 (1/1993)khoá VII và Nghị quyết Trung ương 2 (12/1996, khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnnếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự

Trang 14

nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học Phát triển phong trào tự học, tự đàotạo thường xuyên và rộng khắp toàn dân” nó là cơ sở định hướng, khuyến khích quanđiểm dạy học tích cực, thể hiện tư tưởng dạy học “Lấy người học làm trung tâm” Đóchính là sự phát triển tiến lên một bước mới về ý tưởng cải tiến phương pháp dạy học,bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, và đó cũng chính là quá trình tích luỹ đượcnhững kinh nghiệm từ cải tiến phương pháp theo hướng: “Biến quá trình đào tạo thànhquá trình tự đào tạo”, “Thầy chỉ đạo, trò chủ động”, “Dạy học cá thể hoá”, “Dạy họcnêu vấn đề”.

Luật Giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hộithông qua tháng 12/1998 ở Điều 4, mục 2: “Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáodục” đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ýchí vươn lên”, là cơ sở pháp lý cho ngành giáo dục triển khai có hiệu quả phương phápdạy học tích cực ở trong tất cả các bậc học Điều cốt lõi được nhấn mạnh trong sự tiếpthu ý tưởng này là tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự chủ của người học và vai trò củangười thầy, xét đến cùng là giúp cho học sinh cách học, giúp cho học sinh tự hiểu biếtbản thân để tự học có hiệu quả Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Trần HồngQuân đã viết: “Muốn đào tạo được con người khi bước vào đời là con người tự chủ,năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng hướng vào việc khơi dậy, rènluyện và phát triển khả năng suy nghĩ và làm chủ một cách tự chủ, năng động và sángtạo Người học tích cực học bằng hành động của mình Người học tự tìm hiểu, phântích, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, khám phá cái chưa biết Nhiệm vụ củangười thầy là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống chứ không phải nhồi nhétthật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh” [30,5]

Những năm gần đây, vấn đề dạy học tích cực đã và đang là chủ đề nóng hổi đối

nghiên cứu về tính tích cực cũng như biện pháp nâng cao tính tích cực nhận thức củasinh viên, chẳng hạn như:

- Ths Trần Thị Thái Hằng với bài viết: Đổi mới phương pháp dạy và học theo tín chỉ.

Trang 15

- Tác giả Ngô Tứ Thành với bài viết: Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục

ở các trường đại học ICT hiện nay

nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên”.

- Nguyễn Ngân Giang nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trường Cao đẳng giao thông vận tải”.

phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên các trường kỹ thuật quân sự”.

Viết Vượng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Hữu Long trong những bài viết của mìnhđều kiến giải về tính tích cực của học sinh, sinh viên trên các giác độ như sự tìm tòi,

tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu tích tích cực học tậpmôn Giáo dục học cuả sinh viên Đại học sư phạm một cách sâu sắc vVì vậy, chúng tôiquyết định chọn vấn đề “Dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực họctập của sinh viên trường Đại học Quảng Bình” làm đề tài của Luận văn

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.Dạy học

““Dạy học là sự tác động qua lại giữa người dạy và người học với mục đích làngười dạy truyền thụ cho người học kinh nghiệm xã hội” [27,33] Như vậy, dạy học làmột quá trình nhận thức độc đáo của người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, là mộtquá trình thống nhất biện chứng trong mối quan hệ “giáo viên - học sinh” mang tínhtích cực nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy họcQuá trình dạy học là một quátrình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tíchcực, chủ động tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằmthực hiện những nhiệm vụ dạy học” [25;139]

nhận thức – học tập của học sinh, giúp học sinh khám phá tri thức qua đó thực hiện có

Trang 16

hiệu quả chức năng học của bản thân Họa động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của ngườigiáo viên đối với hoạt động nhận thức – học tập của người học sinh thể hiện như sau:

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó mà có nhữngbiện pháp điều chỉnh, sữa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cũng như công tácgiảng dạy của mìnhquá

trình tổ chức nhận thức cho người học của giáo viên được thực hiện thông quanhững dạng hoạt động lý luận và thực tiễn khác nhau Bản chất của quá trình dạy học là tổchức cho người học hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực, tự giác lĩnh hội hệthống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và hoạt động trí tuệ dưới sự hướng dẫn ítnhiều của giáo viên để đạt chất lượng, hiệu quả dạy học Trong quá trình này, người họcluôn hoạt động tích cực, người dạy phải tăng cường củng cố kiến thức cho người học,khen thưởng, xác nhận một cách kịp thời

Học (hoạt động học tập) là một dạng hoạt động đặc thù của con người Việc học

của con người diễn ra dưới hai hình thức: Học có chủ định và học không có chủ định

* Học không có chủ định (học ngẫu nhiên): Nghĩa là người học lĩnh hội tri thức,kinh nghiệm, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cũng như phương thức hành vi thôngqua việc thực hiện các hoạt động khác nhau trong đời sống hàng ngày Đây là dạnghọc được thực hiện một cách không chủ định, không có mục đích đặt ra từ trước, kếtquả là: những kinh nghiệm thông qua cách học này không trùng với mục đích củachính hoạt động hay hành vi Người học chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp tớinhu cầu, hứng thú, các nhiệm vụ trước mắt còn những cái khác thì bỏ qua Với cáchhọc này chỉ mang lại cho con người những kiến thức tiền khoa học, có tính chất ngẫunhiên, rời rạc và không hệ thống chứ chưa phải là những tri thức khoa học Tuy nhiên,

Trang 17

trong thực tiễn để tồn tại và phát triển cũng như để cải biến hiện thực, con ngườikhông chỉ dừng lại trong cách học ngẫu nhiên Xã hội luôn phát triển đòi hỏi conngười phải có những tri thức khoa học, phải hình thành những năng lực thực tiễn màcách học ngẫu nhiên dựa trên cơ sở hoạt động sống hàng ngày không thể đáp ứngđược Do vậy, con người phải tiến hành hoạt động học tập có hiệu quả hơn đó là học

có mục đích

* Học có chủ định (hay hoạt động học tập) là sự tiếp thu tri thức, biến đổi hành vi

có mục đích đặt ra từ trước Sự học này diễn ra trong hoạt động mà mục đích trực tiếpcủa nó là học một cái gì đó với các phương pháp và những điều kiện xác định Người tagọi hoạt động này là hoạt động học tập, một hoạt động đặc thù chỉ có ở con người

Hoạt động học tập được thực hiện chủ yếu trong nhà trường, do người họcthực hiện dưới sự hướng dẫn của người dạy nhằm lĩnh hội những tri thức, kháiniệm khoa học và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tương ứng làm pháttriển trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống đặt ra

Học là vấn đề được nhiều tác giả, các nhà tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu

và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về nó

Trong giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm dùng cho các trườngĐại học và Cao đẳng sư phạm của các tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn VănThàng đã định nghĩa về hoạt động học tập: Là hoạt động đặc thù của con người được điềukhiển bởi mục đích tự giác lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hìnhthức hành vi và những hoạt động, những giá trị nhất định thể hiện ở sản phẩm giáo dục

Trần Thị Tuyết Oanh [25,135] khẳng định: Hoạt động học là hoạt động tự giác,tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mìnhnhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, tự làmphong phú những giá trị của mình

Phan Trọng Ngọ [23] phân tích hoạt động học dưới góc độ triết học Tác giảcho rằng, học xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, được thực hiện một cách có chủ ý vớimục đích định trước và được triển khai bởi một hoạt động đặc thù – hoạt động học.Trong thực tiễn, hoạt động học có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú:Học tập chính thức: diễn ra trong một quy trình chặt chẽ về thời gian, không gian, có

tổ chức, có kế hoạch và được điều khiển trực tiếp bởi người dạy; Học tập không chính

Trang 18

thức: Được triển khai một cách linh hoạt, ít chịu sự ràng buộc bởi yếu tố kế hoạch và

sự điều khiển trực tiếp của người dạy

Tóm lại, từ sự phân tích các luận điểm của các tác giả về hoạt động học tập,chúng ta có thể hiểu: Hoạt động học tập là hoạt động của người học nhằm lĩnh hội trithức, kỹ năng, kỹ xảo,… để hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng yêu cầu xãhội đặt ra

Mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học

Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một tronghai hoạt động đó thì quá trình dạy học sẽ không diễn ra Chẳng hạn, nếu thiếu hoạtđộng dạy của giáo viên thì quá trình đó chuyển thành quá trình tự học của học sinh.Còn nếu thiếu hoạt động học của học sinh thì hoạt động dạy sẽ không diễn ra, do đó sẽkhông diễn ra quá trình dạy học Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn

ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạtđộng học, từ đó sẽ tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học

Học (hoạt động học tập) là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực của ngườihọc nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thànhnhân cách của bản thân, như vậy học là nhằm biến đổi những yêu cầu của xã hội thànhnhững phẩm chất và năng lực cá nhân Học xét về bản chất là quá trình tiếp thu, xử lýthông tin bằng các hành động trí tuệ và tay chân, dựa vào vốn sinh học và vốn kinhnghiệm đã có của cá nhân, từ đó hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ mới Nhưvậy, trong hoạt động học bao gồm cả hoạt động tự học Tuy nhiên, nhấn mạnh tự học

là muốn nói đến sự tự giác, tích cực và độc lập cao trong quá trình chiếm lĩnh kiếnthức của người học

Quá trình dạy học là một tổ hợp phức tạp và năng động những hoạt động củagiáo viên ( hoạt động dạy) và của người học ( hoạt động học), được thực hiện có mụcđích, có tổ chức, có phương pháp, có nguyên tắc trong những điều kiện nhất định, vớinhững phương tiện nhất định Hoạt động dạy và hoạt động học là một hệ thống cân bằngđộng gồm tất cả các nhân tố nói trên tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật vànguyên tắc nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt chất lượng và hiệu quả

Theo tác giả Đặng Văn Đức: “Dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế vàgóp phần thi công của người giáo viên và học tập về bản chất là một quá trình tự thiết

Trang 19

kế và trực tiếp thi công của người học sinh có sự hướng dẫn, hỗ trợ ít nhiều của ngườigiáo viên nhằm đạt chất lượng và hiệu quả dạy học [10,31].

Cấu trúc của quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố cơbản: khái niệm khoa học, dạy và học Trong đó khái niệm khoa học là nội dung của bàihọc và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi người học, nó là một trong hai thành tố kháchquan, quyết định lôgic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học Hoạt động học

là yếu tố khách quan thứ hai quy định lôgic của quá trình dạy học và lý luận dạy học,nghĩa là quá trình phát triển trí dục và quy luật lĩnh hội của người học có ảnh hưởngquyết định việc tổ chức quá trình dạy học, nó gồm chức năng lĩnh hội và tự điều kiển.Hoạt động dạy bao gồm hai chức năng truyền đạt và điều khiển, hai chức nay luôntương tác và thống nhất với nhau Dạy phải xuất phát từ lôgic khoa học của khái niệm

và lôgic sư phạm của tâm lý học lĩnh hội

Như vậy, khái niệm dạy học mà tác giả Đặng Văn Đức đưa ra là khái niệm phùhợp với dạy học tích cực trong giai đoạn hiện nay

1.2.2 Tính tích cực học tập

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội Bởi lẽ,

con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất

ra những của cải cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ởmỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bảnthân mình Như X.L Rubinstêin đã từng khẳng định: “Con người chỉ thực sự nắm đượccái mà chính bản thân giành được bằng lao động của chính mình” [15,19]

Hình thành và phải triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ cơbản của gia đình, nhà trường và xã hội Đồng thời nó là nhiệm vụ chủ yếu của giáodục, nhằm đào tạo ra những con người năng động, thích ứng góp phần vào phát triểncộng đồng Có thể xem tính tích cực vừa là điều kiện vừa là kết quả của sự phát triểnnhân cách trong quá trình giáo dục

Tính tích cực của học tập

Tính tích cực của con người biểu hiện đa dạng phong phú trong hoạt động sống,đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể Học tập là hoạt động chủ đạocủa sinh viên

Trang 20

Tính tích cực trong hoạt động học tập về thực chất là: “Tính tích cực của nhậnthức, thể hiện ở đặc trưng khát vọng về hiểu biết, sự cố gắng về trí tuệ và nghị lực caotrong quá trình chiếm lĩnh tri thức [10,88] Giáo sư Nguyễn Ngọc Bảo: “Tính tích cựcnhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ởmức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập nhận thức Nóvừa làm mục đích, vừa là phương tiện, vừa là kết quả của hoạt động Nó là sản phẩmcủa cá nhân” [2,8,9].

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tính tích cực của hoạt động học tập,nhưng giữa chúng đều có những điểm chung giống nhau, thể hiện ở những khía cạnh

cơ bản sau:

Học tập là quá trình người học phải “khám phá” ra những hiểu biết mới đối vớibản thân Người học phải hiểu, ghi nhớ những gì mình đã lĩnh hội được thông qua sự

nỗ lực của chính bản thân

Tính tích cực của học tập biểu hiện thông qua những dấu hiệu sau: chuẩn bị đầy

đủ các bài tập, câu hỏi mà giảng viên hướng dẫn, đến lớp hăng hái trả lời các câu hỏicủa giảng viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, chủ động phát biểu ý kiến, quan điểmcủa mình trước những vấn đề giảng viên nêu ra, nêu những thắc mắc, yêu cầu giảithích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, chủ động vận dụng kiến thức đã học để nhận thứcvấn đề mới, trong quá trình học tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoànthành các loại bài tập, không chùn bước trước những tình huống khó khăn

Tính tích cực của học tập được hợp thành từ các nhân tố: động cơ, định hướng,năng lượng, đánh giá Thành phần động cơ bao gồm: nhu cầu, hứng thú, động cơ;Thành phần định hướng: người học ý thức được mục đích học tập, mục đích nhậnthức, lập kế hoạch cho hoạt động học tập; Thành phần năng lượng gồm: Sự tập trungtrí tuệ và thực hành các kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích của hoạt động, và ý chí nỗ lựccao độ nhằm bảo đảm mức độ cao tính tích cực, tự nhận thức có mục đích của bảnthân; Thành phần đánh giá: Người học tiếp nhận có hệ thống những thông tin về tiếntrình hoạt động nhận thức của mình trên cơ sở tự kiểm tra, tự đánh giá

Tính tích cực của học tập của người học là một quá trình rèn luyện kiên trì, từthấp đến cao, thể hiện qua các bước sau: Bắt chước, tìm tòi, sáng tạo Bắt chước là cốgắng làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn; Tìm tòi là tính độc lập tự giải

Trang 21

quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề Sángtạo, tìm kiếm cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

Để tiến hành đánh giá xem hoạt động học tập của sinh viên có tích cực haykhông? Có nhiều căn cứ để đánh giá, song có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau:tính lựa chọn, thái độ đối với đối tượng, tự đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần giảiquyết sau khi đã lựa chọn được đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động nhằm giảiquyết vấn đề

Tính tích cực có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình học tập của mỗi sinhviên, bởi nó chính là động lực bên trong thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cũng như nângcao chất lượng các thao tác hoạt động của trí tuệ, đặc biệt là các thao tác của tư duy,giúp cho mỗi sinh viên nắm vững tri thức, phát triển độ sâu, rộng, tính độc lập, tínhmềm dẻo, tính nhất quán, tính linh hoạt, tính phê phán trong quá trình lĩnh hội, tiếpnhận kiến thức mới, trên cơ sở đó hình thành và phát triển năng lực sáng tạo Ngoài ra

nó còn giúp cho sinh viên hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinhquan cộng sản chủ nghĩa, tác phong làm việc, học tập nền nếp, có khí thế và lòng say

mê khoa học

1.2.3 Sinh viên và sinh viên sư phạm

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt độngsản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội Nhóm xã hội đặc biệt bao gồm hàng triệusinh viên trên thế giới, nhóm này rất cơ động mà mục đích hoạt động của nó được tổchức theo một chương trình nhất định của việc chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội vànghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần Nhóm xã hội này sẽ bổsung cho nguồn trí thức xã hội trong tương lai

Sinh viên là người học trong bậc giáo dục đại học trình độ cao đẳng và đại học Hoạtđộng học tập của sinh viên vừa là sự tiếp nối của quá trình học tập bậc giáo dục phổ thôngvừa là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quá trình học tập có tính chất nghiên cứuchuyên sâu vào một lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp nhất định Mặc dù vậy, có thể nhận

ra sự khác biệt cơ bản về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo ở đại học

so với bậc giáo dục phổ thông nhưng hoạt động học tập của sinh viên ở đại học không thểtách rời hoạt động nhận thức để khám phá tri thức, chiếm lĩnh tri thức và sáng tạo tri thức,qua đó phát triển các năng lực tương ứng

Trang 22

Sinh viên hiện đại có độ tuổi từ 18 đến 23 là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thểlực sang trưởng thành về phương diện xã hội Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cựcnhất về tình cảm đạo đức và thẫm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định về tính cách Đặcbiệt là họ có vai trò xã hội của người lớn Người sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt độngcủa mình và độc lập trong phán đoán, hành vi Trong thời kỳ này sinh viên có sự biến đổimạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp Họ xácđịnh con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mìnhtrong mọi lĩnh vực của cuộc sống Đây cũng là thời kỳ sinh viên có thể đạt đỉnh cao về thểthao và bắt đầu thành đạt trong khoa học và nghệ thuật Do đó, đặc điểm nổi bật trong cấutrúc tâm lý của sinh viên đó là tự ý thức và định hướng giá trị nghề nghiệp là sợi chỉ đỏ xuyênsuốt ba giai đoạn phát triển của tập thể sinh viên.Thuật ngữ "SV" có nguồn gốc từ tiếngLatinh (student có nghĩa là người làm việc học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai tháctri thức) Nó được dùng nghĩa tương đương từ "student" trong Tiếng Anh; để chỉnhững người theo học ở bậc Cao Đẳng, Đại học.

Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi ngày nay và được các nhà nghiêncứu chấp nhận với nghĩa sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là nhữngngười đang trong quá trình tích luỹ tri thức nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia

có trình độ chuyên môn cao, hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có íchcho xã hội [28]

Sinh viên sư phạm là nhữnviesinh viên đang học tập rèn luyện trong các trườngCao đẳng, Đại học Sư phạm, được đào tạo theo một chương trình chuyên biệmootjsinhviên có nhiệm vụ học tập, tích luỹ tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sưphạm phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những giáo viên, giảng viên trongtương lai

1.2.4 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm

* Hoạt động học tập của sinh viên

Khác với hoạt động lao động, hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng

mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thứckhoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chấtnhân cách người chuyên gia tương lai Do đó, nhiệm vụ cơ bản của sinh viên là giảiquyết các nhiệm vụ học tập do cán bộ giảng dạy và do chính mình đề ra, phải hoànthiện các hành động học tập làm sao để biết cách học, có nhiệm vụ tự kiểm tra và tự

Trang 23

đánh giá kết quả học tập của bản thâvieeninh viên nào biết tổ chức quá trình học tập vàchủ động các nhiệm vụ học tập mới mong có kết quả cao Đứng trước yêu cầu đòi hỏinày, hoạt động học tập củviesinh viên mang những đặc điểm nổi bật sau:

- Tính chuyên nghiệp: Học tập củviesinh viên hướng vào việc hình thành, phát

triển và hoàn thiện nhân cách người chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng

Vì vậy, so với hoạt động học tập của hocj sinh phổ thông, việc học tập của sinh viên có

sự thay đổi rất lớn Học tập củviesinh viên mang tính đặc trưng của hoạt động nghềnghiệp tương lai Vì vậy, trong quá trình học tập sinh viên phải xây dựng cho mìnhvốn hành trang trí tuệ và nhân cách đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau này Hoạt độnghọc tập cvieesinh viên thực sự là lao động trí óc căng thẳng Cường độ hoạt động phụthuộc vào nội dung và tính chất phức tạp của các nhiệm vụ, vào trình độ tri thức, vàocác kỹ năng và kỹ xảo trí óc vào động cơ và tâm thế chung của nhân cách người sinhviên Vì vậy, cần có sự động viên có mục đích đối với sinh viên trong quá trình giảngdạy và có sự chỉ dẫn cần thiết nhưng không áp đặt đối với sinh

- Tính độc lập trí tuệ cao trong học tập: do yêu cầu của việc đào tạo chuyên gia

tương lai nên học tập của sinh viên đòi hỏi mức độ độc lập trí tuệ cao sinh viên phải tự

ý thức về học tập của bản thân Quá trình học tập của sinh viên nhằm xây dựngphương pháp học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, tự chủ Tính độc lập trong học tậpcủa sinh viên thể hiện trong suốt quá trình học tập, từ việc tích giải quyết các nhiệm vụhọc tập đến việc sưu tầm tài liệu tham khảo, lập kế hoạch học tập phù hợp và thực hiện

nó Học tập của sinh viên có tính chất nghiên cứu ngoài giờ lên lớp sinh viên có thể đithư viện đọc tài liệu tham khảo, tự bổ sung cập nhật thông tin Tự ý thức về hoạt độngnghề nghiệp tương lai là vấn đề quan trọng trong học tập của sinh viên Nó được thểhiện ở sự giác ngộ về động cơ, mục đích, biện pháp học tập Nghĩa là sinh viên phải tự

ý thức về bản thân với tư cách là người tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình học tập

- Tính sáng tạo: trong thời đại ngày nay, khối lượng kiến thức sinh viên cần lĩnh

hội là rất lớn, đồng thời việc học tập của sinh viên không chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hộitri thức mà còn gắn liền với việc tham gia nghiên cứu khoa học đòi hỏi tính sáng tạocao Học tập của sinh viên gắn liền với tinh thần sáng tạo, phát triển năng lực sáng tạotrên cơ sở kế thừa và nắm vững hệ thống lý luận chuyên nghiệp Tính sáng tạo của sinhviên một mặt xuất phát từ kết quả của sự trưởng thành lứa tuổi, mặt khác do yêu cầu bản

Trang 24

thân hoạt động học tập của sinh viên trong thời đại mới

- Tính thực tiễn: Sinh viên học tập với tính năng động cao phải biết dự đoán chiều

hướng phát triển và ứng dụng chuyên môn vào thực tiễn như thế nào Trong học tập sinhviên cần chú trọng phương pháp bộ môn, chuyên ngành, cách thức nghiên cứu khoa học,thực hành, thí nghiệm, phục vụ cho nghề nghiệp tương lai Quá trình học tập của sinhviên trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức lý luận ở tầm cao, phát triển kỹ năng ứngdụng và năng lực sáng tạo trong một chuyên môn hẹp Tính thực tiễn trong học tập củasinh viên còn cho thấy sự đáp ứng về những đòi hỏi của xã hội với việc đào tạo đội ngũchuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong thời đại mới Ngày nay,ngoại ngữ và tin học là những yêu cầu mang tính thời đại đối với sinh viên, với tư cách làphương tiện học tập, "chìa khoá" để mở ra kho tàng tri nhân loại và nghề nghiệp trongtương lai Từ đặc điểm trên kéo theo sự thay đổi về nội dung phương pháp và những điềukiện học tập của SV so với học sinh phổ thông và các hệ bồi dưỡng khác Nội dung họctập của sinh viên cần đáp ứng yêu cầu chuyên sâu và tiếp cận với các mũi nhọn của sựphát triển các lĩnh vực văn hoá, khoa học, phục vụ việc hành nghề trong tương lai.Phương pháp học tập của sinh viên không chỉ đảm bảo việc tiếp thu kiến thức, mà cònphải có tính chất nghiên cứu khoa học Phương tiện học tập phong phú mang tính đặctrưng nghề nghiệp như tài liệu chuyên ngành, phòng thí nghiệm, thiết bị bộ môn, Internet

Sự phong phú về nguồn tài liệu, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ caoluôn thay đổi đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, quan hệ giữa giảng viên và sinh viên có nhiềuthay đổi so với ở phổ thông Quá trình học tập của sinh viên được thúc đẩy bởi hệ thốngnhu cầu động cơ học tập mang tính nghề nghiệp chuyên môn rõ rệt

Hoạt động học tập của sinh viên được chia làm ba dạng:

+ Hoạt động học tập ở trên lớp

+ Hoạt động học tập ngoại khoá

+ Hoạt động học ngoài lớp không bắt buộc (tự giác)

Hoạt động học tập của sinh viên trên lớp được quy định bởi kế hoạch vàchương trình học tập các bộ môn phải nghiên cứu, được thể chế hoá bằng thời khoábiểu theo chương trình đặc biệt và trong những giảng đường được trang bị một cáchtương ứng Trong tất cả mọi trường hợp hoạt động học tập trên lớp đều được tiến hànhdưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Hoạt động học tập ngoài lớp không bắt buộc

Trang 25

đối với sinh viên, sự tiêu tốn thời gian cho hoạt động này không được ấn định trongthời khoá biểu, bản thân sinh viên lựa chọn chế độ, thời gian hoạt động tuỳ theo nănglực và sự nỗ lực cụ thể của mình Những hoạt động này không có sự kiểm tra trực tiếpcủa nhà sư phạm, nhưng các kết quả được họ phân tích và đánh giá Hoạt động ngoàigiờ lên lớp không bắt buộc có liên quan tới việc nghiên cứu sâu và toàn diện các bộmôn chuyên ngành của sinh viên không dựa vào kế hoạch học tập nhưng nó mở rộngtầm hiểu biết và đào sâu kiến thức chuyên môn đã chọn Hoạt động này làm nổi bậtđặc điểm về tính sáng tạo và độc lập trong học tập của sinh viên, bao gồm hoạt động tựhọc, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Hoạt động này cần có sự hướngdẫn của cán bộ giảng dạy.

Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên thực sự là một loại lao động trí óccăng thẳng Học tập của sinh viên diễn ra trong môi trường chuyên nghiệp mang tínhchất đặc thù của nghề nghiệp tương lai như của ngành học Nghĩa là học tập của sinhviên đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và nghiệp vụ ở trình độ cao.Trong quá trình học tập, sinh viên phải giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua việcthực hiện hệ thống hành động học tập cũng như sự tự kiểm tra và đánh giá các kết quảcủa chúng Nội dung học tập bao gồm việc học thông tin, học kỹ năng, học các thái độ,học cách chuyển giao học tập Học tập nhằm các mục đích cơ bản là thu thập thông tinxây dựng phương pháp học tập, ghi nhớ có chọn lọc tài liệu học tập, phát triển tư duysáng tạo, trí tuệ của chủ thể và áp dụng thông tin vào thực tế Có thể nói rằng ở trườngđại học, cao đẳng mục tiêu học tập của sinh viên là học cách học, để làm tiền đề choviệc học suốt đời Hiện nay, trong xu thế thời đại, sinh viên thực sự học tập vì cuộcsống, vì nghề nghiệp tương lai của bản thân Do vậy, sinh viên cần phải biết làm chủquá trình học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

* Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm:

Hoạt động học tập của sinh viên sư pham về cơ bản diễn ra như hoạt động họctập của các sinh viên khác Song do đặc thù của nghề nghiệp nên nó vẫn có một số đặctrưng khác biệt, đó là: sinh viên sư pham học tập để tích luỹ tri thức hình thành kỹnăng kỹ xảo tương ứng theo chuyên ngành, chuyên môn sâu Đồng thời tích cực rènluyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm với mục đích khi kết thúc học tập ở các trường ĐH,CĐSP họ sẽ là lực lượng tri thức trẻ tham gia vào hoạt động giảng dạy, giáo dục thế hệ

Trang 26

trẻ đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội Do vậy bên cạnh những đặc điểm về hoạt độnghọc tập của sinh viên nói chung, hoạt động học tập của sinh viên sư pham còn có một

số đặc điểm nổi bật sau:

Việc học tập của sinh viên sư pham không chỉ đáp ứng nhu cầu chuyên môn màcòn phải đáp ứng yêu cầu "sư phạm" hình thành và phát triển nhân cách người giáo viêntương lai Hoạt động học tập của sinh viên sư pham bên cạnh việc "học chữ" điều quantrọng cần chú ý là học làm thầy Để trở thành những thầy cô giáo tương lai dẫn dắt cácthế hệ trẻ trở thành những công dân có ích Ngày hôm nay, khi còn là sinh viên, họ phảiđược đào tạo một cách toàn diện nhằm hoàn thiện nhân cách người thầy giáo với tư cách

là "công cụ" trong hoạt động nghề nghiệp

Về nội dung học tập của sinh viên sư pham bao gồm:

- Khoa học cơ bản: Triết học, Lịch sử Đảng, Kinh tế - chính trị học… nhằmtrang bị hệ thống kiến thức khoa học về kinh tế - chính trị - xã hội làm cơ sở hìnhthành, củng cố thế giới quan khoa học cho những thầy cô giáo tương lai vững vàngtrong lập trường tư tưởng

- Khoa học chuyên ngành: Toán học, Vật lý, Hoá học, Văn học… trang bịnhững kiến thức chuyên sâu của việc đào tạo chuyên gia và làm cơ sở để SV tham gianghiên cứu khoa học và tiếp tục học tập suốt đời

- Nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộmôn, Giao tiếp sư phạm, thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm nhằm trang bị hệ thốngkiến thức khoa học cần thiết làm cơ sở cho công tác dạy học và giáo dục sau này Qua

đó kết hợp "học đi đôi với hành" nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng nghềnghiệp cho sinh viên

- Ngoại ngữ, Tin học với tư cách là công cụ "chìa khoá " là phương tiện học tậpphục vụ việc nghiên cứu công tác giảng dạy và xu thế học tập suốt đời

- Thể dục nhằm rèn luyện sức khoẻ Việc học tập quân sự nhằm hình thành pháttriển tri thức, nghĩa vụ công dân, nâng cao tinh thần kỷ luật

- Các môn học tự chọn: Nhạc, Hoạ… phát triển năng khiếu, trình độ thẩm mỹ Trong quá trình học tập ở trường Sư phạm, SV phải xác định và hoàn thành cácmục đích cơ bản của việc đào tạo người thầy giáo tương lai Thông qua hoạt động họctập, SV phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức khoa học đáp ứng yêu cầu nghề dạy

Trang 27

học Đặc biệt trong thời đại ngày nay, những yêu cầu đối với việc học tập của sinh viên

sư pham rất cao không chỉ về chuyên ngành mà còn về nghiệp vụ sư phạm Ngoài nhữngyêu cầu về chuyên môn, sinh viên sư pham còn phải học các phương pháp sư phạm,cách thức tổ chức thiết kế, tiến hành các hoạt động sư phạm, sử dụng các phương tiệndạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu của việc chuyển dịch kép "từ mô hình truyền thôngchuyển dịch sang mô hình thông tin" đồng thời cố gắng từng bộ phận đi vào mô hìnhkiến thức Vì vậy các trường sư phạm cần phải dạy "cách học mới cho sinh viên sưpham , tạo cho họ khả năng tự học"

Trong xu thế phát triển của thời đại, sự tác động mạnh mẽ của tiến trình toàncầu hoá, nhiều vấn đề mới đã đ ư ợc đặt ra cho các nền giáo dục của các quốc gia nóichung, đối với hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt giáo dục đại học nói riêng.Chính vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên sư pham không nằm ngoài tr ư ờng tácđộng đó Theo nhận định của các chuyên gia trong thế kỷ XXI, với ảnh h ư ởng quantrọng của công nghệ thông tin, một mô hình giáo dục ĐH mới sẽ đư ợc hình thành vàphát triển Trong đó, việc học tập trên mạng "không gian điều khiển" nắm giữ vai tròchính trong quá trình chuyển giao kiến thức có hiệu quả Vì vậy vai trò của ng ư ờithầy giáo cũng sẽ thay đổi từ một giáo viên trên bục giảng trở thành "ng ư ời thầy trênmạng" Không gian và thời gian giáo dục không còn bị bó hẹp nh ư tr ư ớc đây mà sẽ

đ ư ợc mở rộng và có thể học tập suốt đời nếu chủ thể có nhu cầu, để đáp ứng yêu cầumới của thời đại, học phải có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tích và phêphán, sáng tạo và thực hiện các nghĩa vụ xã hội Sinh viên sư pham trong quá trìnhhọc tập phải học cách dạy học nói chung và dạy bộ môn nói riêng thông qua việc họctập lý luận dạy học kết hợp với việc học tập ph ươ ng pháp dạy học mỗi bộ m ô n cụthể Học cách chuyển tải, tổ chức cho ng ư ời học lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng,mạch lạc, dễ hiểu và hấp dẫn Học cách sử dụng các ph ươ ng tiện dạy học hiện đại.Sinh viên sư pham không chỉ học cách dạy chữ mà còn phải biết cách dạy ng ư ờithuyết phục lòng ng ư ời nghĩa là học h ư ớng vào việc hình thành và phát triển nănglực giáo dục đối với bản thân Đồng thời, để có thể thực hiện tốt dạy học và giáo dụcsau này, mỗi sinh viên sư pham phải tích cực học tập, rèn luyện khả năng giao tiếp s ưphạm, trau dồi vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt tr ư ớc HS, thậm chí là học t ư thếngồi, dáng đứng, nét chữ trở đi

Trang 28

Có thể nói một cách khái quát rằng, ở trường đại học, cao đẳng mục tiêu họccủa sinh viên sư pham là học cách học, làm tiền đề cho việc học suốt đời của bản thân.Đồng thời, làm chuyên gia dạy về cách học cho học sinh sau khi tốt nghiệp trở thànhgiáo viên Trong xu thế thời đại, sinh viên sư pham ngày nay phải thực sự làm chủ quátrình học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo biết kết hợp quá trình cánhân hoá với quá trình xã hội hoá trong học tập của bản thân nhằm đạt tới việc "tự học

- học suốt đời" đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học trong nền văn minh trí tuệvới những tiến bộ không ngừng về công nghệ thông tin

Trang 29

1.2.5.4 Trường đại học

Trường đại học (tiếng Anh: University) là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo

bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lêntrên Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoa họctrong nhiều các lĩnh vực ngành nghề Các trường đại học có thể cung cấp các chươngtrình bậc đại học và sau đại học

Trường đại học có mục tiêu, nhiệm vụ và hình thức đào tạo được quy định rõ tạiđiều 5, điều 6, điều 7 và điều 29 của Luật giáo dục, cụ thể:

Điều 5 Mục tiêu của giáo dục đại học

1 Mục tiêu chung:

a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học,công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năngthực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và côngnghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và tráchnhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân

2 Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:

a) Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹnăng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tựnhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thườngthuộc ngành được đào tạo;

b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện,nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khảnăng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;

c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹnăng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghềnghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giảiquyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;

d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết vàứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện

Trang 30

nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học,công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Điều 6 Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

1 Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụngchuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù

2 Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức

là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

Điều 7 Cơ sở giáo dục đại học

1 Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

a) Trường cao đẳng;

b) Trường đại học, học viện;

c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);

d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

2 Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây:a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư,xây dựng cơ sở vật chất;

b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất

-3 Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

a) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tưtrong nước

Điều 29 Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học

1 Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;

b) Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

c) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vậtchất dùng chung trong đại học;

Trang 31

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của BộGiáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhândân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

đ) Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học,công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

2 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại họcquốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đạihọc thành viên

1.3 Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực:Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực của người học

1.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục học ở trường đại học

Để có thể tìm ra phương pháp dạy học một cách khoa học, mang lại chất lượng

và hiệu quả cao như mong muốn trước hết chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểmcủa thời đại và tác động của nó đối với giáo dục nói chung, dạy học ở trường Đại họcnói riêng

1.3.1.1 Yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ và cuộc cách mạng xã hội phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh chưa từng cótrong lịch sử loài người, tác động thúc đẩy mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực tạo ra nhữngbước chuyển biến lớn, đồng thời mở ra những triển vọng lớn lao khi loài người bướcvào thế kỷ XXI

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ tácđộng đến toàn bộ xã hội với các đặc trưng: Xã hội tin học trên cơ sở khoa học kỹ thuậtcao Xã hội phát triển năng động, đa dạng với trình độ cao, tốc độ nhanh, chu kỳ ngắn;Nền kinh tế mang tính chất toàn cầu hoá; xuất hiện nhiều ngành khoa học mới; Cónhững công nghệ tiên tiến trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật

Chính sự ra đời và phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi cácnhà trường nói chung, trường đại học nói riêng phải đào tạo ra những con người mới

Trang 32

thông minh, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu của thời đại, có tri thức khoa học - côngnghệ tiên tiến, có kỹ năng, kỹ xảo vững chắc, có ý thức nghề nghiệp để giải quyếtđúng, nhanh, sáng tạo các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra.

1.3.1.2 Yêu cầu mới của cách mạng xã hội

Cách mạng xã hội là sự biến đổi toàn diện sâu sắc trên toàn bộ các lĩnh vực xãhội, nó tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới Đòi hỏi phải có sự hợptác với nhau trên niều lĩnh vực để bảo vệ sự sống còn, phát triển của dân tộc mình,đồng thời bảo vệ dân tộc khác

Cộng đồng quốc tế ngày càng phải cùng nhau hợp tác đa phương để giải quyếtnhững vấn đề có tính toàn cầu, có tính sống còn của nhân loại Hơn nữa, các dân tộcphải tăng cường hoà bình, ổn định, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế, nhằm ưu tiênphát triển kinh tế, đồng thời phải giải quyết bằng đối thoại, hoà bình cho những xungđột nảy sinh trong quá trình hội nhập, hợp tác, liên doanh giữa các dân tộc, quốc giatrên thế giới Cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi: mỗi con người cần phải có đầu óc khoahọc, có trình độ học vấn cao, biết sử dụng các quy luật tự nhiên và xã hội để xây dựngcuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; mặt khác, đòi hỏi con người có tính nhân bản cao,

có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần dân tộc, biết giữ gìn và phát huy truyềnthống, tinh hoa của dân tộc, đồng thời đòi hỏi mỗi con người phải có cá tính, bản sắcriêng, có ý chí, có hoài bão, tự chủ và tự giác cao độ

1.3.1.3 Yêu cầu của thời đại

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sứcmạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dụckhông chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế,phát triển xã hội Để phát triển giáo dục, nhiều nước đã xây dựng luật giáo dục, đề rakhẩu hiệu "Hãy cứu lấy nền kinh tế bằng giáo dục" Giáo dục đã trở thành quốc sáchhàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Tổng Giám đốc UNESCO KoichiroMatsuura khẳng định: "Đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho lớp trẻ được tiếpcận với nền giáo dục khoa học và hiện đại là sự đầu tư khôn ngoan nhất"

Với những đặc trưng của con người hiện đại như trình bày ở trên, nền giáo dụcmới phải hướng vào những yêu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục

Trang 33

không những tạo ra những con người trí tuệ mà phải nhấn mạnh nội dung nhân văn.Giáo dục phải chú ý về mục đích, mục tiêu giáo dục, quan tâm đến lợi ích của ngườihọc và nhu cầu phát triển của chính bản thân người học Đó chính là sự thống nhấtgiữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển của chính bản thân cá nhânngười học Chất lượng giáo dục đào tạo phải được nâng cao cho tương xứng với yêucầu nhiệm vụ mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.

1.3.1.4 Những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Do yêu cầu của thời kỳ mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mặt khác, với chính sách mở cửa Đảng vàNhà nước ta mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, mở rộng và củng cốhợp tác với tất cả các nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật,công nghệ, giáo dục, chính trị đã tạo nên bước chuyển mới trong việc hợp tác, đầu tưcủa nước ngoài vào Việt Nam, cũng như Việt Nam ra nước ngoài Chính công cuộcđổi mới này đòi hỏi phải có những người lao động năng động, tự chủ, sáng tạo, cónăng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo liệu được việc làm, lập thân,lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, góp phần xây dựng dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh Ngoài những nét cơ bản nói trên, con người mớithích ứng với thời đại hiện nay phải là những con người không cam chịu đói nghèo,thiếu thốn, có ý chí vươn lên làm giàu bằng sức lao động của chính mình, làm giàutheo pháp luật Đó là những con người năng động dám nghĩ, dám làm, không thụ động,

có hiểu biết và kỹ năng về nhiều lĩnh vực, con người đa năng, có khả năng di chuyểnnghề nghiệp, cơ động trong cơ chế thị trường đầy biến động

1.3.1.5 Yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo của nước ta

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam từng bước đổi mớiĐảng ta đã xác định giáo dục là "Quốc sách hàng đầu" Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phátbiểu nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất,đồng thời là mục tiêu cao cả nhất Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người,trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia Vì vậy, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định

Trang 34

tương lai của đất nước”, coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính củađầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc lực cho sự phát triểncủa đất nước Do đó, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.

Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, phấn đấu trong vài ba thập kỷ tới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,lạc hậu, trở thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có nền văn hoá tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội,bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,củng cố an ninh quốc phòng nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh, biến lý tưởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hộithành hiện thực Chính công cuộc đổi mới này đòi hỏi hệ thống giáo giáo dục phải:

"Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáodục và đào tạo" [20]

Chúng ta đã quan tâm đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, thựchiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" Mặc dù đã đạtđược nhiều kết quả, thành tựu, nhưng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và kết luậncủa Hội nghị Trung ương 6 vẫn đặt ra mục tiêu, phải đổi mới căn bản và toàn diện giáodục - đào tạo Điều đó xuất phát từ hai mặt: một mặt là do giáo dục - đào tạo còn cónhững hạn chế, bất cập; mặt khác là do yêu cầu cao hơn trong thời kỳ mới Đánh giá

về hiện trạng, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 cho rằng “giáo dục - đào tạo nước

ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho pháttriển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục - đàotạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển” Các kết quả,thành tựu trong thời gian qua chủ yếu vẫn nghiêng về mặt số lượng Chương trình họctập vẫn còn nặng; phương pháp học tập vẫn chủ yếu là tiếp thu, tính gợi mở để họcsinh mở rộng, nâng cao kiến thức chưa nhiều Tình trạng dạy thêm, học thêm cònnhiều Cơ cấu đào tạo giữa các chuyên ngành, giữa các môn học chưa hợp lý; giữa lýthuyết và thực hành còn mất cân đối

Trang 35

Như vậy, từ những đặc điểm trên buộc các nhà giáo dục phải năng động, sángtạo, đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực củangười học trong các trường đại học nói chung Trường Đại học Quảng Bình nói riêng.

1.3.2 Các đặc trưng cơ bản của dạy học Giáo dục học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên

Đặc trưng cơ bản của các Dạy học Giáo dục học phương pháp dạy học theo

dấu hiệu cơ bản sau:

+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

+ Sử dụng tối đa phương tiện dạy học

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

+ Dạy học mang lại xúc cảm, tình cảm cho người học

+ Phạm vi tự do sáng tạo

1.3.2.1 - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

Vì sao dạy học tích cực phải thông qua việc tổ chức các hoạt động?

Bởi vì các lý do sau đây:

Thứ nhất: Theo quan điểm Phương Đông

- Những gì tôi nghe - Tôi quên

- Những gì tôi tôi nhìn - Tôi nhớ

- Những gì tôi tôi làm - Tôi hiểu

- Những gì tôi tôi trải nghiệm - Tôi thấu hiểu

Thứ hai: Quan điểm phương Tây

- Nghe - Quên

- Nghe và nhìn - Nhớ chút ít

- Nghe, nhìn,hỏi hoặc thảo luận - Bắt đầu hiểu

- Nghe, nhìn, thảo luận, thực hành - Học được kỹ năng và kiến thức

Trang 36

họa hoạ & trải nghiệmNhững gì bạn nhớ

Những gì bạn nhớ

Thứ 3: Vì nó xuất phát từ cơ sở Triết học, Sinh lý học, Tâm lý học và Giáo dục

huy tính tích cực của người học bởi vì bản chất của quá trình dạy học là việc tổ chứccác hoạt động nhằm giúp học sinh “chuyển hóa” những chuẩn mực xã hội, những “yêucầu” của nhà giáo dục thành “nhu cầu” tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân học sinh

Do đó, dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh là một trong những dấu

hiệu đặc trưng cơ bản của quá trình dạy học tích cực

Dạy học tích cực đồng nghĩa với sự đa dạng về hoạt động, hấp dẫn về nội dungmới kích thích người học thể hiện Các hoạt động xen lẫn, đan cài nhau trong suốt quátrình dạy học bao gồm, hoạt động thực hành, thí nghiệm, trò chơi, sắm vai…

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh đã làm “phá vỡ” giớihạn của một bài giảng truyền thống để thiết kế một bài giảng mới với 5 bước cơ bản:

- Giảng viên tung vấn đề nhằm khởi động tư duy của người học

- Giao nhiệm vụ cho sinh viên

- Sinh viên hợp tác, làm việc theo nhóm

- Sinh viên cử đại diện lên trình bày và tất cả các thành viên trong lớp tham giatranh luận

- Sinh viên tự chốt lại vấn đề sau đó giảng viên định hướng, dẫn dắt, lôi cuốnsinh viên tham gia vào bài mới

Để thực hiện vấn đề trên đòi hỏi sinh viên thực sự là nhân tố “trung tâm” củaquá trình dạy học, các em phải tự mình kiến tạo tri thức bằng sự trãi nghiệm của chínhmình với các hoạt động phong phú, đa dạng như thực hành, thí nghiệm, luyện tập, thảo

hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi, hơn nữa từ cách dạy này dù muốnhay không bản thân ông thầy là người phải định hướng hành động và người học phải

Trang 37

có khả năng thích ứng cao để đáp ứng yêu cầu học tập, và tích cực tham gia cácchương trình hành động của cộng đồng.

1.3.2.2 - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

“Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn – do chính mình tạo lấy” (Gibbon)

Trong thời đại bùng nổ thông tin, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập,càng học càng khẳng định giá trị của bản thân Vấn đề là ở chỗ không phải lúc nàocũng có thầy dạy và không phải lúc nào cũng đến trường Chúng ta phải tự học, tự học

để tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại để hoàn thiện bản thân “Tự học là học không có thầy hoặc có thầy mà không giáp mặt thầy trong phần lớn thời gian học” [33, 7]” hoặc “Tự học là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh tri thức mà không có thầy ở bên cạnh để trực tiếp trao đổi”[7,235].

Vậy tự học là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với sinh viên sư phạm?

lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình Rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhận loại, biến lĩnh vực đó thành

sở hữu của mình”[7].

của sinh viên đại học thể hiện mục tiêu “kép”: học tri thức, kỹ năng, thái độ thuộcchuyên ngành đào tạo và học để tác nghiệp Học ở đại học chủ yếu là học cách học,cách thức tìm tòi, tiếp cận tri thức Khi xã hội thay đổi, nội dung, chương trình vàphương thức đào tạo cũng thay đổi - vấn đề đặt ra là sinh viên nào biết tự học và tựhọc thành công sẽ phát triển Ngược lại, sinh viên nào không tự học và tự học khôngthành công sẽ bị đào thải bởi vì tri thức ở nhà trường chỉ mang tính chất “giả định” còn

“bài toán cuộc đời” cho vấn đề mưu sinh lập nghiệp và sáng nghiệp không thể giảiquyết nó theo một công thức đã định sẵn, do đó người dạy phải dạy cho người họcphương pháp tìm kiếm thông tin và khả năng thích ứng cao với tất cả các môi trườngmới hy vọng thành công trong cuộc sống

Trang 38

Học trong nhà trường là cần thiết nhưng học sau khi rời ghế nhà trường lại cầnthiết hơn Đặc biệt, đối với nghề dạy học đồng nghĩa sự cóp nhặt và làm mới bản thân.Hơn nữa, hình ảnh người thầy giáo trong xã hội hiện đại là người không chỉ có kiếnthức uyên thâm mà là người biết truyền lửa, truyền sự nhiệt huyết, lòng đam mê, khát

vọng vươn lên trong nghề nghiệp… cho học trò “Muốn làm giảng viên tốt phải liên tục, suốt đời phải là một học trò tốt và là nhà khoa học tốt Phải là học trò vì bản thân phải liên tục tự học Tự học không những để cập nhật tình hình mà còn để truyền ngọn lửa tự học cho học sinh Phải là nhà khoa học vừa có khả năng đổi mới nghề nghiệp của mình cho phù hợp với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ và cũng

là để truyền ngọn lửa đi tìm cái mới cho học sinh” [7]]) Điều này càng được khẳng định qua nghiên cứu của Giáo sư Tạ Quang Bửu “Tự học là khởi nguồn cho phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo Ai giỏi tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì người đó sẽ tiến xa” Do đó, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học là đặc trưng thứ hai của dạy học tích cực.

- 1.3.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Tại sao dạy học tích cực phải tiến hành “cá biệt hóa”?

Vì mỗi sinh viên không hoàn toàn giống nhau về trình độ nhận thức, đặc điểmtâm sinh lý, hoàn cảnh…điều này giải thích vì sao cùng một bài học nhưng nó sẽ khúc

xạ dưới lăng kính chủ quan của từng em đã sẽ dẫn đến kết quả học tập khác nhau

“ Tâm lý người mang tính chủ thể” Đây chính là nội dung của nguyên tắc dạyhọc: Đảm bảo tính vừa sức và chú ý đến những đặc điểm lứa tuổi, tính cá biệt và tính

- Yêu cầu:

chức dạy học phải phù hợp với trình độ chung của lớp, đồng thời phù hợp với từng đốitượng học sinh, bảo đảm cho mọi học sinh đều có thể phát triển tối đa khả năng củamình Dạy học vừa sức nghĩa là đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp, tác động vàogiới hạn cao nhất của “Vùng phát triển gần nhất” (theo học thuyết của L.X Vưgôtxki)

mà sinh viên có thể hoàn thành với sự nỗ lực cao nhất cả về trí lực lẫn thể lực

- Biện pháp thực hiện:

Trang 39

-+ Trong dạy học cần nắm vững đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng củatừng học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có cơ sởkhoa học và cơ sở thực tiễn.

kĩ xảo trong vận dụng tri thức

khá giỏi và dẫn dắt học sinh trung bình, yếu kém

Tại sao dạy học tích cực phải tiến hành hợp tác?

Bởi vì trí tuệ của tập thể bao giờ cũng được khách quan hóa: Ai kết nối - Người

đó có sức mạnh C Mác đã từng khẳng định “Trong tính hiện thực của nó, bản chấtcon người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Do đó, con người không thể táchmình ra khỏi tập thể, khỏi cộng đồng để trở thành “một tiểu vũ trụ” riêng biệt mà mỗicon người phải là “một mắt xích” quan trọng liên kết nên xã hội Sự thành công củamỗi một cá nhân đòi hỏi phải có 4 năng lực hoà quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạonên sức mạnh tổng hợp, đó là Năng lực chuyên môn; Năng lực phương pháp; Năng lực

xã hội và Năng lực cá thể Do đó, dạy học tích cực phải tiến hành hợp tác: hợp tác giữasinh viên với nhau, hợp tác giữa sinh viên và thầy giáo Thông thường, mô hình dạyhọc hợp tác được diễn ra từ 4 đến 6 học sinh, thông qua sự trao đổi kiến thức và kỹnăng, mọi thành viên của nhóm đều bình đẳng và có trách nhiệm với kết quả đạt được,đây chính là mô hình phân công lao động một cách chuyên nghiệp theo kiểu “TeamWork” Thành công của hoạt động dạy học phụ thuộc vào phạm vi hợp tác (người học:tích cực; người dạy: tạo tình huống) và kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng bộc lộcảm xúc một cách chuyên nghiệp ở mỗi người Trước hết mỗi người phải tự biết mình

là ai? Hiện đang ở vị trí nào? Tự đặt mình vào vị trí của người khác để bày tỏ quanđiểm, sự sẻ chia, sự cảm thông, đồng tình hay phản đối, từ đó khẳng định khả năngriêng của mình trong tất cả các hoạt động liên quan đến tập thể khi giải quyết côngviệc chung Từ cách làm việc này, các em được chia sẻ với nhau về ý tưởng khoa học

phạm lành nghề đã sử dụng tập thể để làm môi trường, làm phương tiện để giáo dụchọc sinh nhằm phát triển kỹ năng hòa nhập trong xu thế xã hội vận động không ngừng

Trang 40

- 1.3.24 Sử dụng tối đa phương tiện dạy học

Thời đại ngày nay, phương tiện dạy học, công nghệ dạy học đã phát triển mạnh

vào các trường học và đã mở ra một chân trời mới cho năng lực giảng dạy của ngườithầy giáo Người thầy giáo mới với hình ảnh là người làm chủ công nghệ thông tin, làngười tham gia viết các phần mềm dạy học, vì thế muốn sử dụng phương pháp dạy họctích cực thì cần có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hỗ trợ Chẳng hạn: Dạy chương2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách Mục: Vai trò của bẩm sinh - di truyền đối với

hoang dã thì hình ảnh sẽ lập tức hiện ra, chắc chắn sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú ởngười học

1.3.2.5 - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Hoạt động đánh giá chỉ thành thực sự thành công khi người học chuyển quátrình “đánh giá” thành quá trình “tự đánh giá”, thông qua đó người học có thể tự soi lạihình ảnh của chính mình: trước, trong và sau quá trình đánh giá để tự điều chỉnh, tựvươn lên vì tự đánh giá là hạt nhân cơ bản của lòng tự trọng

Trong dạy học tích cực, đánh giá không chỉ nhằm phân tích, đánh giá thực trạng

mà còn điều chỉnh hoạt động dạy – học của thầy và trò

Trong dạy học tích cực, việc đánh giá người học không chỉ nhằm mục đíchphân tích, nhận định thực trạng để điều chỉnh hoạt động học của trò mà đồng thời tạođiều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động của thầy

Muốn phát huy tính tích cực của người học thì phải tạo cơ hội, điều kiện chongười học thực sự tích cực trong quá trình kiểm tra, đánh giá bằng cách giảng viên

hội biết

-1.3.2.6 Dạy học mang lại xúc cảm, tình cảm cho người học

Trong quá trình dạy học, việc chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và họctích cực, giảng viên không đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người

Ngày đăng: 12/04/2016, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w