SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BA ĐÌNHSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 6 Người thực hiện: Hà
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BA ĐÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý
BÀI VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 6
Người thực hiện: Hà Thị Ngọc Trường THCS Giảng Võ
Hà Nội, năm 2011
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý
BÀI VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 6
A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Trong giao tiếp muốn có được một bài văn hiệu quả cao (dù là văn bảnviết tay hay văn bản nói), bên cạnh giá trị nội dung và nghệ thuật, một yếu tốkhông kém phần quan trọng là cách sắp xếp các nội dung đó vào một bố cục phùhợp với hiện thực, với suy nghĩ, với quy luật tiếp nhận của người đọc (ngườinghe) và với đặc trưng của kiểu loại văn bản; thao tác này chính là kỹ năng lậpdàn ý
Lập dàn ý còn gọi là lập đề cương, xây dựng bố cục, là khâu then chốt làmắt xích quan trọng trong việc tạo lập văn bản
Ở cấp trung học cơ sở, tập làm văn là môn học chiếm vị trí quan trọng vàviệc lập dàn ý là bước không thể thiếu đối với học sinh trước khi tạo văn bản.Bởi có như vậy các em mới có thời gian tư duy, chủ động sáng tạo lập kế hoạch
để định ra trình tự và trọng tâm của bài viết trong một thời gian nhất định Tuynhiên thực trạng hiện nay trong nhà trường phổ thông, việc rèn luyện kỹ nănglập dàn ý còn là mối lo ngại đối với giáo viên và học sinh Số tiết dạy về kỹ năngnày còn quá ít (1 tiết cho bài: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý đối với mỗi kiểu vănbản) Hơn nữa học sinh quen viết theo cảm hứng, hoặc ngại suy nghĩ chỉ thích
dự vào dàn ý của thầy, cô giáo hoặc sao chép bài mẫu nên phần lớn học sinh đã
bỏ qua thao tác này nếu đề bài kiểm tra không yêu cầu bắt buộc lập dàn ý trướckhi viết văn bản
Xuất phát từ những thực tế nói trên, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệmnày mong có thêm những định hướng mới trong quá trình dạy và học kiểu bài:
Lập dàn ý cho bài văn tự sự trong chương trình ngữ văn lớp 6 qua hệ thống bài tập.
Trang 3II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng: Đề tài hướng tới đem lại hiệu quả cho việc làm văn của học
sinh lớp 6 nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lậpdàn ý cho học sinh THCS khi tạo lập văn bản tự sự
2 Phạm vi: Chỉ bàn đến vấn đề hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập
dàn ý qua cho học sinh lớp 6 THCS với kiều bài tự sự.
III Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 Mục đích: Dựa trên cơ sở của việc xây dựng dàn ý nói chung, đề xuất
những nội dung và quy trình rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự, giúpcho việc hình thành thói quen và năng lực xây dựng dàn ý cho giáo viên và họcsinh đạt hiệu quả cao trước khi triển khai viết bài văn hoàn chỉnh
2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Với khả năng và tài liệu cho phép, chúng tôi
xác định những nhiệm vụ sau đây
Xây dựng tiền đề lý thuyết và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc rènluyện năng lực lập dàn ý qua hệ thống bài tập cho kiểu bài văn tự cho học sinhlớp 6
Đề xuất nội dung, phương pháp và cách thức rèn luyện kỹ năng lập dàn ýcho bài văn tự sự
Tổ chức thực nghiệm dạy – học để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu củacủa các giải pháp đã được đề xuất
IV Phương pháp nghiên cứu:
Trong khi tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm
vụ và mục đích đã đề ra, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi tập hợp các tài liệu cóliên quan đến văn tự sự và kỹ năng lập dàn ý bài văn tự sự ở lớp 6 để nghiêncứu
2 Phương pháp điều tra thực tiễn giáo dục: Khảo sát thực tế là điều khôngthể thiếu khi thực hiện đề tài này chúng tôi dùng phương pháp điều tra thực tiễn
Trang 4để tìm hiểu việc dạy và học đối với giáo viên và học sinh Qua đó để thấy thựctrạng của việc dạy và học làm văn ở lớp đầu cấp THCS.
3 Phương pháp thực nghiệm dạy học: Chúng tôi tiến hành phương phápthực nghiệm giảng dạy ở một số lớp 6 tại trường THCS Giảng Võ để rút ranhững kết luận cụ thể về tính thực thi của đề tài
B PHẦN NỘI DUNG
I Những yêu cầu cơ bản của kỹ năng lập dàn ý.
Muốn lập dàn ý cho bài văn phải nắm được các yêu cầu cơ bản của dàn ý
1 Dàn ý phải đáp ứng đúng những yêu cầu về nội dung, hình thức, thểloại, mục đích, đối tượng và về cả những giới hạn mà đề bài xác định Yêu cầunày đòi hỏi người viết phải bám sát đề tài, phải dựa vào kết quả của giai đoạnphân tích và tìm hiểu đề, phải dựa vào hướng đi mà đề bài đã quy định
2 Dàn ý phải đảm bảo tính chặt chẽ và hợp logic: Những nội dung, những
sự việc phải được sắp xếp theo một trình tự và có quan hệ mật thiết với nhau.Trình tự và những mối quan hệ này một mặt phản ánh đúng mối quan hệ trongthực tế khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của nhận thức, của tưduy khoa học Các phần, các mục trong dàn ý phải được sắp xếp theo nhữngmối quan hệ nhất định, theo trình tự phát triển của chủ đề, của nội dung mộtcách hợp lý
3 Dàn ý phải cân xứng, hài hoà giữa các phần, các mục: Đây không phải
là sự dàn đều mà là sự tổ chức cho thích hợp với các trọng tâm, trọng điểm tuỳcác mức độ khác nhau trong yêu cầu của đề tài Dàn ý cần phải phản ánh đúngnhững tỷ trọng và dung lượng thích hợp mà đề bài đã xác định Có như thế mớiđáp ứng thích hợp các yêu cầu của đề tài
4 Dàn ý cần trình bày sáng sủa, mạch lạc, dễ hiểu thông qua các từ ngữ
và các ký hiệu thích hợp:
- Các ký hiệu của chẽ số La Mã, chữ số Ả rập, các chữ cái in hoa, chữ cáithường, các dấu phụ, gạch đầu dòng (-), dấu cộng (+), dấu hoa thị (*)… cần
Trang 5được sử dụng hợp lý vừa để phân biệt các cấp độ khác nhau trong nội dung củadàn ý, vừa để đánh dấu các nội dung tương đương nằm cùng cấp độ.
- Hình thức trình bày dàn ý cũng cần phải thể hiện đúng các cấp độ khácnhau và tương quan của các phần, các ý cùng một cấp độ Nếu dùng các kiểuchữ khác (chữ in, chữ thường) để hình thức hoá các đề mục thì cũng cần chú ýđến tính tương đương trong cùng một cấp độ
5 Đối với dàn ý văn tự sự ở lớp 6 phải phù hợp với đối tượng học sinhđầu cấp cơ sở Nghĩa là dàn ý phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu vàđúng thể loại
II Mô hình lập dàn ý của bài văn tự sự
Các tài liệu dạy học, làm văn thường đưa ra nhiều loại dàn ý trong đó cóhai loại cơ bản:
- Dàn ý đại cương (sơ lược)
- Dàn ý chi tiết
Dàn ý đại cương: là loại dàn ý nêu lên những ý chính, ý lớn và những ý bộphận triển khai cho các ý chính đó
Dàn ý chi tiết: là loại dàn ý được phát triển tiếp tục các ý bộ phận ở dàn ý
sơ lược thành các ý chi tiết hơn, phong phú hơn
Thông thường trên lớp vì thời gian có hạn nên giáo viên thường hướngdẫn học sinh làm dàn ý sơ lược Nhưng trong quá trình luyện tập nhất là các bàitập ở nhà giáo viên nêu yêu cầu học sinh làm dàn ý chi tiết
Đối với bài văn tự sự, do đặc trưng của loại hình, việc lập dàn ý có thểđược trình bày theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo quan niệm của mỗi người vàtheo từng loại sách khác nhau Sau khi tham khảo ở một số tài liệu chúng tôi nêu
ra mô hình tổng quát như sau:
Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh phát sinh câu chuyện
- Giới thiệu nhân vật chính của chuyện
Thân bài: Trình bày diễn biến các sự việc
Trang 6- Sự việc 1: Sự việc mở đầu.
- Sự việc 2: Sự việc thắt nút (sự việc cao trào, sự việc đỉnh điểm)
- Sự việc 3: Sự việc mở nút (sự việc kết thúc)
Kết luận:
- Khép lại câu chuyện
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
Từ mô hình tổng quát chúng ta có các mô hình dàn ý sơ lược và dàn ý chitiết như sau:
1 Mô hình dàn ý sơ lược
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc
Thân bài: Diễn biến của sự việc
- Sự việc 1:
- Sự việc 2:
- Sự việc n…
Kết luận: Kết thúc câu chuyện – Nêu cảm nghĩ
2 Mô hình dàn ý chi tiết.
Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh, tình huống phát sinh chuyện
- Giới thiệu nhân vật (nhân vật chính – nhân vật phụ )
- Giới thiệu sự việc
Thân bài: Diễn biến các sự việc
- Sự việc mở đầu câu chuyện
Trang 7- Sự việc kết thúc câu chuyện:
+ Tình tiết 1:
+ Tình tiết 2:
+ Tình tiết 3:
Kết luận:
- Kết thúc chuyện, khép lại câu chuyện
- Nêu ý nghĩa chuyện
- Nêu cảm nghĩ chung
Đây là mô hình dàn ý tổng quát Tuy vậy khi triển khai làm bài văn tự sựngười viết có thể vận dụng một cách linh hoạt các dạng khác nhau tuỳ thuộc vàocách kể chuyện, nội dung câu chuyện và yêu cầu của các dạng đề khác nhau
III Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 qua
hệ thống bài tập
Để xây dựng được các kỹ năng kể chuyện cho học sinh, phải xuất phát từmột hệ thống bài tập Muốn hình thành hệ thống bài tập cần xác định các yêucầu cụ thể:
- Hệ thống bài tập phải hướng vào đích: bất cứ một quá trình giao tiếp nàothì đích cũng là yếu tố đầu tiên đặt ra Hệ thống bài tập trong văn tự sự tập trungvào đích là hình thành kỹ năng cho học sinh, chỉ có trên cơ sở như thế thì mới cóthể xây dựng được hệ thống bài tập cho phù hợp Đặc biệt quá trình khảo sátcũng cho ta thấy ở phổ thông kỹ năng yếu nhất hiện nay của học sinh là: kỹ nănglập dàn ý và kỹ năng hành văn Vì vậy vấn đề đặt ra là hệ thống bài tập phải vừahình thành được kỹ năng, đồng thời vừa phải khắc phục được các kỹ năng cònthiếu, còn yếu của học sinh
- Hệ thống bài tập trong văn tự sự nói chung và lập dàn ý nói riêng là phảiđảm bảo tính khoa học, tính thống nhất và chính xác: kỹ năng lập dàn ý là mộttrong kỹ năng cơ bản cần trang bị cho học sinh ngay từ khi các em biết tạo lậpvăn bản và cần phải liên tục trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường Vìthế hệ thống bài tập rèn luyện cho kỹ năng này phải đảm bảo tính khoa học, tính
Trang 8thống nhất và tính chính xác Tính khoa học, tính thống nhất và tính chính xácđược thể hiện ngay trong yêu cầu về nội dung, về mức độ, về khái niệm, về thuậtngữ, về cấu trúc và về cách trình bày Thống nhất giữa bài tập và lý thuyết; về
kỹ năng, thống nhất giữa bài tập và bài tập, thống nhất giữa lý thuyết làm vănnói chung với lý thuyết kỹ năng lập dàn ý nói riêng và thống nhất giữa kỹ nănglập dàn ý với các kỹ năng khác Bảo đảm tính thống nhất là một trong nhữngyêu cầu rất quan trọng đối với tư duy khoa học cũng như rèn luyện kỹ năng chohọc sinh trong nhà trường
- Bài tập phải đa dạng, nhiều thể loại: Để tránh sự đơn điệu, đơn giản, tạonên sự hứng thú và kích thích sự suy nghĩ của học sinh, hệ thống bài tập phải đadạng Mọi kiểu, mọi dạng bài tập có thể có nhiều cách khác nhau Ví dụ: bài tậplàm dàn ý sơ lược, dàn ý chi tiết, bài tập lập dàn ý từ một bài văn có sẵn, bài tậplập dàn ý từ một đề cho trước theo các kiểu bài kể chuyện đời thường hoặc kểchuyện theo đề tài tưởng tượng Ngoài ra còn có các bài tập phát hiện, nhậndạng, sửa lỗi và bài tập biến đổi…
- Bài tập phải vừa sức: Bài tập phải thiết kế những kiến thức mà học sinh
đã học được ở lớp dưới đồng thời phải nâng cao, mở rộng để phù hợp tâm lý lứatuổi và năng lực của học sinh Nếu bài tập dễ quá sẽ không phát huy được trílực, nếu bài tập khó quá học sinh sẽ khó tiếp thu Ngoài ra phải căn cứ vào đặcđiểm và năng lực cụ thể của từng vùng, từng trường, từng lớp, từng đối tượnghọc sinh mà ra bài tập tương ứng và phù hợp tạo ra sự hứng thú tránh tình trạngquá tải
- Bài tập phải đi từ dễ đến khó: dễ đến khó trong mỗi kiểu và mỗi dạngbài tập Dễ đến khó cho từng loại học sinh, trong từng lớp học
- Bài tập phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cải cách giáo dục: Hệthống bài tập đưa ra phải bao quát, thể hiện được yêu cầu tích hợp của chươngtrình và nội dung SGK Ngữ văn Trong quá trình dạy và học Ngữ văn học sinhbiết vận dụng những kiến thức đọc – hiểu văn bản, những kiến thức từ ngữ, kếthợp với những kiến thức tập làm văn phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng lập
Trang 9dàn ý Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy – học
đã và đang còn là vấn đề được đạt ra Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập dàn ý
là điều cảng trở nên cần thiết
Tóm lại: Nếu vận dụng những nguyên tắc ở trên giáo viên sẽ đề ra đượcmột hệ thống bài tập cụ thể, phù hợp cho học sinh của mình và sẽ có tác dụng tốtcho việc rèn luyện, hình thành kỹ năng lập dàn ý kiểu bài văn tự sự cho học sinhlớp 6
Khi rèn luyện kỹ năng lập dàn ý thì việc xây dựng hệ thống bài tập là vấn
đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Trong khi dạy và học Ngữ văn,
cụ thể hơn là khi dạy và học kiểu bài văn tự sự, dựa vào đặc trưng của thể loại,vào nội dung từng câu chuyện mà chia thành nhiều loại bài tập khác nhau
Theo quan điểm tích hợp, tích cực đồng thời để phát huy khả năng tư duy
và sáng tạo cho học sinh chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập gồm một số dạng nhưsau:
1 Bài tập lập dàn ý từ một văn bản có sẵn: Nghĩa là từ một văn bản có
sẵn yêu cầu học sinh nhận biết, xác định bố cục của từng phần (Mở bài, thân bài,kết luận) Chúng tôi lần lượt trình bày hai loại văn bản cho trước: văn bản kểchuyện đời thường và văn bản kể chuyện tưởng tượng
* Bài tập lập dàn ý từ văn bản kể chuyện đời thường
Giáo viên: Chọn một văn bản rồi yêu cầu học sinh dựng lại dàn ý đó từvăn bản đó Để làm được điều này học sinh cần thực hiện các bước:
+ Căn cứ vào văn bản, xác định hệ thống ý và bố cục
+ Lập dàn ý với hệ thống đã xác định
Sau đây là ví dụ: Hãy dựng lại dàn ý từ một bài văn sau đây:
Một khi đi đâu xa, vắng mẹ, hoặc khi mẹ đi công tác, ngồi một mìnhnhiều lúc lòng tôi cứ nao nao trống trải Nhớ đến mẹ, tôi không sao quên đượcnhững gì mẹ đã hy sinh cho riêng tôi
Năm vào lớp 6 tôi là một đứa trẻ ốm yếu, mỗi ngày đến trường phải có mẹđưa đón, nhưng hôm ấy bỗng dưng trời đổ mưa thật to rồi kéo dài mấy giờ Từ
Trang 10cơ quan mẹ vội chạy đến trường để đón tôi Cái áo mưa chỉ đủ che cho mộtngười, mẹ dứt khoát để cho tôi che Mẹ nói: “Mẹ dầm mưa quen rồi”, tôi ngaythơ che áo mưa mà không chút ngập ngừng Về đến nhà trời đã tối sẫm thế màcơn mưa vẫn chưa tạnh Nó kéo dài ghê thật!
Bữa cơm chiều của gia đình tôi được bắt đầu thật vắng vẻ chỉ có tôi và
mẹ Bởi vì bố tôi bận công tác nơi xa Ngồi ăn cơm với mẹ, trông mẹ có vẻ mệtmỏi Thấy mặt tôi có vẻ buồn buồn mẹ tôi bảo: “Con cứ ăn đi, mẹ chỉ hơi mệtthôi”
Và ngày hôm sau mẹ không đến trường đón tôi như mọi khi Tôi chạymột mạch về nhà thì hay tin mẹ tôi bị cảm nặng phải đi bệnh viện Tôi cuốngcuồng chạy vào bệnh viện, nhìn thấy gương mặt mẹ mệt mỏi xanh xao, tôi thấylòng đau nhói Suốt mấy ngày mẹ nằm viện tôi luôn ngồi cạnh mẹ, cho đến khi
mẹ được xuất viện
Câu chuyện diễn ra chỉ có vậy nhưng đối với tôi là cả một kỷ niệm về tình
mẹ cao quý Dù bây giờ mẹ không phải đón tôi đưa tôi đi học nữa, nhưng làmsao tôi có thể quên được hình ảnh mẹ tôi ngày hôm ấy… càng nhớ đến tôi càngkhắc sâu câu ca dao “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Cho đến bây giờ thời gian dù có qua đi nhưng kỷ niệm của tôi về mẹkhông phôi phai Đối với tôi, mẹ là tất cả, là sự sống của đời tôi Và làm sao tôi
có thể quên được hình ảnh mẹ tôi lướt thướt trong mưa
Câu hỏi:
- Đây là kiểu bài gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Tính cách nhânvật đó ra sao?
- Chuyện gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Chuyện có những sự việc gì? Diễn biến của sự việc đó ra sao?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
Học sinh phải trả lời được:
- Kiểu bài kể chuyện đời thường Nhân vật chính là người mẹ Truyện cókết cấu ba phần: đoạn mở đầu kể và giới thiệu hoàn cảnh phát sinh chuyện Các
Trang 11đoạn tiếp theo kể diễn biến các sự việc: kỷ niệm của nhân vật tôi ở năm học lớp
6 về người mẹ Đoạn văn cuối cùng nêu cảm nghĩ của nhân vật tôi đối với ngườimẹ
Có thể khái quát thành dàn ý như sau:
Mở bài: Người kể chuyện (nhân vật tôi) kể về người mẹ thân yêu củamình
Thân bài: Kể diễn biến các sự việc
- Kỷ niệm của nhân vật tôi ở năm lớp 6: Hàng ngày mẹ thường đưa đón
em đến trường
- Tuy rất mệt nhưng mẹ vẫn vui và luôn động viên em
- Gặp trời mưa mẹ bị cảm và phải nằm viện
- Nhìn khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi em thấy lòng đau nhói
Kết luận: Cảm xúc sâu lắng của nhân vật tôi khi nghĩ về người mẹ kínhyêu của mình
Ý nghĩa của truyện: Thông qua cảm nhận của nhân vật tôi câu chuyện cangợi tấm lòng thương con của người mẹ
* Bài tập lập dàn ý từ văn bản kể chuyện tưởng tượng.
Yêu cầu: Từ văn bản sau đây hãy lập dàn ý rồi trả lời các câu hỏi ở cuốibài
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương con gái Vua Hùng làm
vợ Ai cũng có tài nên Vua Hùng không biết chọn người nào Vua mời quầnthần đến bàn bạc Cuối cùng vua nói: Hai chàng đều vừa ý ta nhưng ta chỉ cómột người con gái, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước và theo đúng yêu cầucủa ta, ta sẽ gả con gái cho Sính lễ phải đầy đủ các nguyên vật liệu, các phươngtiện để xây một ngôi nhà đẹp nhất để làm nhà hạnh phúc cho con gái ta
Hôm sau mới tờ mờ sáng Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước MỵNương về núi Thuỷ Tinh đến sau nổi giận đùng đùng mang quân đuổi theo.Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão dâng nước cuộn cuộn đánh Sơn
Trang 12Tinh Nước ngập ruộng đồng, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, nước làm trôinhà cửa, phá tan ruộng vườn…
Trước sự điên cuồng của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng SơnTinh dùng máy xúc, máy ủi, máy trộn bê tông nhanh chóng dựng thành những
bờ đê “Bê tông hoá” Cần cẩu, xe vận tải được sử dụng liên tục trong việc vậnchuyển phương tiện hộ đê Để đề phòng Thuỷ Tinh lật úp thuyền lại, muốn sẵnsàng có phương tiện trong tay nên Sơn Tinh đã cho trực thăng vận chuyển hànghoá, lương thực đến nơi bị ngập lụt Nước dâng cao đến đâu, Sơn Tinh lại choxây kè, xây đập đến đó Càng đánh quân lính của Thuỷ Tinh càng thấm mệt
Dòng dã mấy tháng trời liền như vậy mà Thuỷ Tinh không thắng lợi SơnTinh Thế trận của Sơn Tinh ngày càng được củng cố một cách chắc chắn SơnTinh càng đánh càng nắm thế chủ động Cuối cùng vì kiệt sức, Thuỷ Tinh đànhphải lui quân
Oán nặng thù sâu, hàng năm cứ vào tháng 7, tháng 8 Thuỷ Tinh lại dângnước đánh Sơn Tinh Biết trước điều đó Sơn Tinh cho lính xây dựng đê điều,ngăn đập làm hồ chứa nước, chuẩn bị mọi phương tiện ứng phó khi bão lụt xảy
ra Bởi thế năm nào cũng vậy dù hung hãn đến đâu Thuỷ Tinh vẫn không thắngnổi Sơn Tinh và đành chấp nhận sự thất bại cay đắng
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
- Đây là kiểu bài gì?
- Hãy nêu hoàn cảnh và tình huống phát sinh câu chuyện?
- Phần diễn biến có những sự việc nào? Sự việc nào là cao trào? Gây sựhồi hộp nhất?
- Tìm sự việc kết thúc của chuyện?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
Học sinh phải trả lời được:
- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng Chuyện được kể dựa theo cốt truyện đã
có “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” để sáng tạo ra một số chi tiết phù hợp với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay
Trang 13- Hoàn cảnh và tình huống phát sinh câu chuyện: Vua Hùng kén rể, cùngmột lúc có hai vị thần tài giỏi đến cầu hôn.
- Trong phần diễn biến của chuyện gồm có các sự việc:
+ Sơn Tinh đem lễ vật đến trước cưới được Mỵ Nương
+ Thuỷ Tinh đến sau tức giận, đuổi theo cướp Mỵ Nương
+ Cuộc chiến dữ dội giữa hai thần
* Sơn Tinh không hề nao núng, sử dụng mọi phương tiện hiện đại đểchống lại
* Thuỷ Tinh thất bại nhưng không quên mối thù với Sơn Tinh
- Sự việc “ai mang lễ vật đến trước” là cao trào, gây sự hồi hộp chờ đợicho người đọc
- Sự việc kết thúc: Thuỷ Tinh oán nặng thù sâu với Sơn Tinh, hàng nămđem quân gây chiến
- Ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi sức mạnh chế ngự và chinh phục thiênnhiên của nhân dân ta
Giáo viên gợi ý học sinh tìm ra kết cấu ba phần:
Mở bài: Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và việc kén rể của VuaHùng
Thân bài: Kể diễn biến tình tiết các sự việc
- Sơn Tinh đến trước cưới được Mỵ Nương, Thuỷ Tinh nổi giận
- Cuộc giao chiến ác liệt giữa hai vị thần
- Kết quả của trận giao chiến
- Thuỷ Tinh thua cuộc mang oán nặng thù sâu
Kết bài: Mối thù không đội trời chung của Thuỷ Tinh đối với Sơn Tinh
2 Bài tập biến đổi dàn ý.
Đây là dạng bài tập nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của họcsinh, chúng tôi cho học sinh luyện tập theo hai cách:
- Từ dàn ý sơ lược phát triển thành dàn ý chi tiết
- Từ dàn ý chi tiết khái quát thành dàn ý sơ lược
Trang 14* Bài tập biến đổi dàn ý sơ lược thành dàn ý chi tiết
Giáo viên chọn và cho một dàn ý mẫu, yêu cầu học sinh biến đổi:
Đê bài: Một học sinh lười học, thường ỉ lại, dựa dẫm sao chép bài củabạn Được bạn bè góp ý và giúp đỡ, học sinh đó nhận ra khuyết điểm và quyếttâm sửa chữa
Em hãy dựa vào nội dung trên phát triển thành một câu chuyện sinh động bằng cách lập dàn ý sơ lược.
Mở bài: Giới thiệu tình huống chuyện và nhân vật
Đang ngồi ngắm cảnh, tôi chợt trông thấy cây tầm gửi, và tự liên tưởngđến mình
Thân bài: Diễn biến các sự kiện
- Nhiều lần ngồi học bài mà tâm trí tôi cứ nghĩ đến cuộc vui chơi cùngbạn bè
- Tôi nhớ lại cách đây không lâu điểm 1 cô cho còn chưa khô vết mực
- Tôi rất buồn và xấu hổ
- Nghĩ về sự tần tảo của mẹ tôi không sao cầm được nước mắt
- Được cô giáo và bạn bè trong lớp khuyên nhủ, tôi quyết tâm sửa chữanhững sai lầm
- Kết quả cuối năm tôi đạt được học sinh giỏi
Kết luận:
- Cầm tấm giấy khen trên tay tôi thầm cảm ơn mọi người
- Tôi sẽ cố gắng không để phụ lòng mọi người
Từ dàn ý trên em hãy phát triển thành dàn ý chi tiết.