0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TCDA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI (Trang 80 -83 )

Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định trong lĩnh vực ngân hàng, cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản quy phạm dưới luật như Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn…

Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro. Trung tâm này cần đưa ra mức độ rủi ro của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó làm căn cứ cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân loại, xếp hạng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Ngoài ra ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình của khách hàng…Trung tâm này cũng nên phối hợp với các cơ quan khác như tổng cục thống kê...hay các Bộ, ban ngành để có nguồn thông tin đa chiều, đáng tin cậy.

Ngân hàng nhà nước cũng nên tư vấn cho các NHTM các thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhưng ngành kinh tế mũi nhọn…để giúp cho các NHTM nghiên cứu, thu thập thông tin nhằm đón đầu nhu cầu đầu tư, nâng cao chất lượng trong viêch thẩm định các dự án hoạt động trong các lĩnh vực này.

Ngân hàng nhà nước cần hướng dẫn các NHTM tăng cường hợp tác trong việc cung cấp thông tin khách hàng cho nhau nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng cần có sự phối hợp với các ban ngành đặc thù như Bộ xây dựng… để xây dựng những hệ thống những tiêu thức đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong ngành một cách thống nhất, tránh tình trạng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng đánh giá, xếp loại khác nhau gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin.

Hiện nay, do chưa có sự thống nhất chung trong quy trình, nội dung thẩm định dự án giữa các NHTM dẫn đến khi thẩm định dự án các NHTM có kết quả khác nhau. Chẳng hạn việc tính lãi suất chiết khấu ở các NHTM hiện nay còn rất khác nhau nên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án cũng khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các NHTM khi tiến hành đồng tài trợ cho các dự án lớn. Vì vậy để tạo thuận lợi cho các ngân hàng, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu đưa ra những nguyên tắc chung, những quy trình và nội dung thẩm định thống nhất cho hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN

Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với các chủ thể trong nền kinh tế ( chủ dự án, NHTM…) mà còn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với các NHTM, dự án đầu tư là một trong những hoạt động mang lại thu nhập lớn cho các NHTM. Tuy nhiên hoạt động này lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, chính vì vậy công tác thẩm định dự án trước khi cho vay là một yêu cầu tất yếu.

Trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội mở rộng tiếp cận đối với nhiều dự án gồm cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong đó có các dự án được tài trợ với quy mô vốn lớn, như dự án Tuần Châu Hà Tây với số vốn tài trợ là 300 tỷ đồng, hay dự án “ Nhà máy kính nổi Chu Lai” do với tổng vốn đầu tư là 1102 tỷ đồng . Tuy nhiên công tác thẩm định TCDA của ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, do các nguyên nhân cả chủ quan ( như chưa có quy trình thống nhất, hướng dẫn chung đối với công tác thẩm định, nội dung thẩm định có nhiều bất cập), lẫn khách quan (môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội).

Trong thời gian tới, để đạt được những mục tiêu và thực hiện định hướng phát triển trong tương lai, ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần triển khai ngay các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TCDA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI (Trang 80 -83 )

×