1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng CTXH nhóm.

89 7,2K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 452 KB

Nội dung

Bài giảng CTXH Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.Bài giảng CTXH nhóm.nhóm.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ-GIÁO DỤC

TÀI LIỆU HỌC TẬP

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

ĐÀ NẴNG - 2016

Trang 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

1.1 Khái niệm

1.1.1 Nhóm:

Hai hay nhiều người có mối quan hệ tương hỗ nhau về mặt tinh thần hoạt độngnhư một tập thể, có những mối quan tâm chung, sử dụng việc tương tác mặt đối mặt đểchia sẻ, nhất trí và làm việc để đáp ứng nhu cầu, các vấn đề thuộc về giá trị chung của họhoặc của người khác

Các yếu tố hình thành một nhóm:

 Có cùng chung mục đích và chia sẻ trách nhiệm

 Có mối quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau

 Sinh hoạt theo quy tắc và tiêu chuẩn riêng

 Mỗi thành viên có một hay nhiều vai trò nhất định tuỳ tình huống

1.1.2 Nhóm trong cuộc sống:

Nhóm tự nhiên: trong gia đình, bạn bè

Nhóm thành lập: cơ quan, tổ chức

Khi tham gia nhóm, chúng ta được:

- Được bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm

- Được công nhận

- Được tình bạn

- Được quan tâm đến

- Được an toàn

- Được cảm giác gắn bó hay thuộc về một tổ ấm

- Được khẳng định và phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âmnhạc, hội hoạ, giao tiếp, lãnh đạo…)

à Khi tham gia nhóm: ảnh hưởng tích cực và tiêu cực

1.1.3 Phân loại nhóm:

- Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách

- Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi )

Trang 3

- Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ khuyết tật).

- Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội

- Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải

- Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác

1.1.4 Định nghĩa công tác xã hội với nhóm:

CTXH với nhóm (làm việc với nhóm) là phương pháp trong CTXH nhằm giúptăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khảnăng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:

- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng độngnhóm)

- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề

- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thânchủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủtăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm cómục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu

Trong phương pháp CTXH cá nhân, đối tượng được tác động chính là cá nhân ngườiđược giúp đỡ Công cụ chính là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ

Trong phương pháp CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn nhóm, là mối tương tácgiữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm CTXH là sử dụng cơcấu nhóm và năng động nhóm trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhậnthức, niềm tin và hành vi Các thành viên nhóm chia sẽ kinh nghiệm và sử dụng nguồnlực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ

Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mốitương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng làlàm tăng khả năng giải quyết vấn đề cho cộng đồng

Thí dụ : - Nhóm trẻ đá banh của lớp học tình thương (Nguyên Hương)

- Nhóm của 3 sinh viên kết hợp làm bài tập lớn, v.v

Trang 4

Công tác nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến động vàthay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng đã thuhút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khu côngnghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Lôn Đôn Việc tập trung sốlượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như nhà ở,

vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giải quyết những vấn

Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vào giớichủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộc vào giớichủ để hưởng long Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ không biết dựa vàocái gì để sống Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình Sự nghèođói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trung vào một nhóm

Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, laođộng trẻ em Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân vàgia đình khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo.Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộctầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những ngườii có trách nhiệmlàm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềm tinrằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ.Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm.Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trungtâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần

Trang 5

Các tổ chức khác như hướng đạo,cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo là SamuelBarnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tại Anh vớicác hoạt động : triễn lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt cho ngườinghèo.

Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dụcngười nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện đểcứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt

Tại Mỹ: Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội Kỹ nghệ

phát triển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điềukiên khó khăn và không an toàn Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có tay nghề

10 xu/giờ Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục, vui chơi giải trí Nhiều tổchức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lại tại Mỹ vàCanada

Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, người thìcoi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ Các tổ chức trung tâmcộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ Đại học Toronto thì địnhnghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dục của cộng đồng,dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn cho người lớn, câu lạc

bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đi làm.Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách và nângcao sự phát triển của trẻ em Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm có trách nhiệm,quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và giá trị của xã hội rộng lớn hơn.Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạt động

để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta có thể ứngphó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiện trong đờisống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan

1.3 Mục tiêu của CTXH với nhóm

Trang 6

CTXH với nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau:

- Đánh giá (thẩm định) cá nhân: về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự đánh giá củanhóm viên, đanh giá cùa tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm (nhóm trẻem/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, trẻ em đường phố)

- Duy trì và hỗ trợ cá nhân : hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhânhay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyếttật)

- Thay đổi cá nhân: nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách: kiểm soát xãhội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai; xã hội hoá (nhóm trẻtrong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng), hành vi tương tác(nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm sử dụng ma túynhằm tác động đế giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệpvới mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tựtrọng, tăng năng lực); phát triển nhân cách (nhóm T group)

- Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ,nhóm tình nguyện viên)

- Giải trí ( vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống) Nếu một người cô đơn haysuy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi, người khuyết tật có tâm trạngchán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém sống tách biệt với những người xung quanh.Chính môi trường sinh hoạt vui chơi giải trí trong nhóm giúp con người cảm thấy lạcquan, yêu đời và tăng cường mối quan hệ Chính vì thế cần tại điều kiện cho cá nhân cómôi trường tốt giữa cá nhân và một nhóm hệ thống xã hội

Nhóm PN nghèo Quỹ vay vốn

- Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnhviện

NVXH

Trang 7

- Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền thông, nhómtrẻ phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat động tích cực.

- Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộcsống, cải thiện môi trường,

- Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức của cá nhân và tái phân phối quyền lực (nhómchính quyền địa phương)

1.4 Các đặc điểm của CTXH với nhóm

- Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân Thông qua môi trường sinhhoạt nhóm cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp Mối quan hệ tương tác trong nhómgiúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau từ đó nhờ vào sự tác động của NVXH tạo đượcmột môi trường thuận lợi cho việc phát huy năng lực

- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm Chính mối quan hệ tươngtác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt được các mục tiêu xã hội

- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của ngườikhác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác

- Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân

- Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt: cá tính, suy nghĩ, tâm sự,

- Chương trình hoạt động là công cụ của CTXH nhóm:

+ Trị liệu thông qua nhóm giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt cảm nghĩ,tâm tư của mình

+ Trong CTXH nhóm, chương trình là công cụ chủ yếu nhất là khi CTXH hướngvào mục đích xã hội hóa Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng sẽ là điểmthu hút và quy tụ nhóm viên

+ Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiếttrong cuộc sống Chương trình đối với nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh, giảiquyết vấn đề khu phố

- Các yếu tố cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố

* Đối tượng là ai?

* Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt?

Trang 8

* Nhu cầu gì cần được đáp ứng?

* Mục tiêu cần đạt được là gì?

* Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì?

* Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào?

* Phương cách thực hành ; cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên trong vàbên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức

- Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng

Nhằm truyền đạt những kiến thức hay kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó Ví dụnhư: Kỹ năng đọc sách và tài liệu, Kiến thức chăn nuôi bò…

- Nhóm tự giúp

Nhóm tự giúp là những nhóm nhỏ có tính chất tình nguyện với mục đích hỗ trợ qualại lẫn nhau để hoàn thành mục đích cụ thể, nhóm này thường được thành lập bởi nhữngngười cùng cảnh ngộ tập hợp lại nhau để giúp đỡ lẫn nhau cùng đáp ứng những nhu cầuchung, giúp nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống và tạo ra những thay đổi cánhân hay xã hội cần thiết Việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm

là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên đối với họ Qua việc giúp đỡ ngườikhác cảm nhận về hoàn cảnh của mình và ít bi quan hơn từ đó cuộc sống của họ trở nên

có giá trị Ví dụ: nhóm những bố mẹ có con bị chậm khôn…Người điều động trong nhómnày là những thành viên trong nhóm có cùng cảnh ngộ Vai trò của nhân viên công tác xãhội là tạo điều kiện để tập hợp và hoạt động thông qua sinh hoạt nhóm

- Nhóm với mục đích xã hội hóa

Trang 9

Mục đích là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội của cá nhân, từ đó thay đổi thái

độ, hành vi của cá nhân theo hướng tích cực Ví dụ: nhóm nâng cao khả năng giao tiếp xãhội, tính tự tin, khả năng đề ra kế hoạch cho tương lai… Ở đây người điều động nhómcần có kỹ năng kiến thức về hành vi con người và cách tác động nhóm

- Nhóm trị liệu

Mục đích của loại hình nhóm này là giúp cho cá nhân chia sẻ những cảm xúc vớicác thành viên khác từ đó hiểu rõ vấn đề tình cảm của mình và đưa ra kế hoạch giải quyếtcác vấn đề mắc phải Ví dụ: nhóm đồng đẳng để trị liệu về vấn đề HIV/AIDS, mai dâm,tội phạm…Người điều động nhóm cần phải có sự hiểu biết về cơ chế tâm sinh lý xã hội

và hành vi con người, có kỹ năng tham vấn nhóm, năng động nhóm, cần sử dụng các kỹthuật trị liệu đồng bộ để giúp đối tượng giải quyết những vấn đề tình cảm cá nhân

- Nhóm trợ giúp

Mục đích là tạo điều kiện để cá nhân nhìn nhận lại bản thân và tăng cường khảnăng đồng cảm với người khác nhằm phát triển các mối tương tác có hiệu quả hơn Loạihình nhóm này đòi hỏi sự thân mật tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trongnhóm Trong công tác xã hội các nhân viên công tác xã hội thường sử dụng loại hìnhnhóm này để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những cảm nhận trong các trườnghợp khó xử, loại hình nhóm này đặc biệt được dùng trong những nhóm huấn luyện cácnhà tư vấn chuyên nghiệp giúp họ tăng cường khả năng đồng cảm khi làm việc với đốitượng

CTXH phải nhắm vào người bình thường cũng như những người có vấn đề nhưng

ở mức độ vừa phải NVXH giúp TC sáng tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết vấn đềcủa mình bên cạnh đó, NVXH còn phải giúp TC vận dụng những nguồn tài nguyên trong

xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật BHXH, biết cách xin trợ cấp, TrongCTXH nhóm không chỉ thảo luận trao đổi mà còn cần đến nhiều loại hình sinh hoạt khácnhư thể dục thể thao, ca hát,

1 6 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

1.6.1 Những thuận lợi:

Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội: trao đổi và bộc lộ cho nhau

Trang 10

Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề.

Có thể thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hộibao gồm làm mẫu các vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)

Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ Vai trò của NVXH

và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thànhviên trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên

Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho thân chủ Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ

Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của nhân viên xã hội

1.6.2 Những bất lợi:

Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân

Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện Công việcchuan bị cho loại nhóm này là quan trọng, có nhiều khó khăn cản trở phải khắc phục ởcấp độ nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan

Nhóm cần nhiều tài nguyên: NVXH có thể phải thương lượng để có những tiệnnghi, quỹ, trang thiết bị, di chuyển

Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm Một số cá nhân, ít nhất là ở vào giaiđoạn phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnh tranh trong bối cảnhnhóm, họ cần một sự quan tâm đặc biệt của một mối quan hệ cá nhân Trong nhóm họ cóthể bị thụ động, tổn thương Đôi khi cần giành một thời gian công tác với cá nhân có thểchuẩn bị tốt cho sự tham gia nhóm

Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻ trốnhọc, nhóm nghiện rượu

Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ Nhóm và người hướng dẫn nhóm

có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân Lãnh đạo nhóm như thế nào sẽ giảm thiểuđược nguy cơ này (liên quan đến kỹ năng lãnh đạo nhóm)

1.7 Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và nhóm

• CTXH cá nhân: khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình hoạt động

Trang 11

• Các báo cáo của CTXH cá nhân quan tâm nhiều về đầu ra, chuẩn đoán, trị liệu trong khicác báo cáo trong CTXH nhóm chú trọng đến tiến trình nhóm.

Vấn đề có được giải quyết haykhông

Nỗ lực cá nhân (hỗ trợNVXH, tài nguyên)

Cấp độ vi mô

Chủ động, biết tận dụng tàinguyên

Quan hệ NVXH-nhóm: mối quan

hệ tương tác trong nhóm là công cụthực hành

Quan tâm bầu không khí nhóm đểtrị liệu, giải quyết vấn đề

Thân chủ bao gồm nhiều thànhphần, được gọi là nhóm viên haythành viên (không gọi là TC)

Quan tâm đến tiến trình

Năng động nhóm để đạt mục tiêu

xã hộiCấp độ trung mô

Ủy thác một số công việc chonhóm, NVXH theo dõi và hỗ trợkhi có vấn đề

Trang 12

9 Quan tâm đến Vấn đàm, tìm hiểu tiểu sử,

nhận diện vấn đềMặt yếu của thân chủ

Sinh hoạt nhóm, quan sát, năngđộng nhóm

Mặt mạnh

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Anh (chị) hãy cho biết công tác xã hội với nhóm là gì? Hãy nêu các đặc điểm củaCTXH với nhóm?

2 Mục tiêu và các yếu tố quan trọng cần chú ý trong CTXH với nhóm?

3 Hãy nêu các loại hình nhóm? Phân tích mục đích và cho ví dụ nhóm trị liệu?

4 So sánh sự khác nhau giữa CTXH cá nhân và CTXH với nhóm?

Trang 13

Chương 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM 2.1 Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm

• Thuyết hệ thống: Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động đểđáp ứng các nhu cầu thay đổi để được tồn tại

• Thuyết Tâm lý năng động: Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người: Freud (1922)

và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch) Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâu thuẩn chưa được giải quyết

• Thuyết học hỏi (Bandura, 1977): Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành viên khác Nếu A ứng xử như thế nào đó và B đồng tình thì

A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽ không ứng xứ như thế trong tương lai

• Thuyết hiện trường (field): Kurt Lewin (1947): Nhóm có khoảng không gian sống,

có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó di chuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm: Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp

• Thuyết trao đổi xã hội: Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm Đối với cá nhân, quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi

Trang 14

đạo là một yếu tố rất quan trọng, các quy tắc, ảnh hưởng của nhóm trên hành vi cá nhântham gia nhóm.

Khi tham gia một nhóm tích cực, cá nhân sẽ thay đổi được:

 Kiến thức: được học hỏi và thu nhận thêm kiến thức

 Thái độ: tức cảm xúc, đánh giá sự vật

 Hành vi: học thêm các kỹ năng, thói quen hay hành động tích cực

2.3 Vai trò và tác động của nhóm nhỏ vào cuộc sống

Nhóm nhỏ trong cuộc sống

Khái niệm nhóm nhỏ: nhóm nhỏ là tập hợp những người có hành vi tương tác nhau,bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu chung

Môi trường nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của

cá nhân Sau khi gia nhập nhóm và sinh hoạt, khi phát triển đến giai đoạn ổn định lúc ấymối tương tác trở nên gắn bó hơn thúc đẩy sự bộc lộ về mình, tâm tư, sự chia sẽ giữa cácnhóm viên

Môi trường nhóm là một môi trường đáp ứng các nhu cầu của cá nhân:

• Được công nhận, được chấp nhận

• Được tình bạn, thoa mãng nhu cầu giao tiếp

• Được quan tâm đến

• Được an toàn, được bảo vệ

• Được cảm giác gắn bó hay thuộc về

• Được phát huy tiềm năng

• Được tự khẳng định mình

Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực, tiêu cực

Do nhu cầu được thuộc về một nhóm cá nhân tuân thủ những quy tắc của nhóm đểđược chấp nhận Ví dụ trẻ chia sẽ đồ ăn, đồ chơi với bạn để không bị loại ra khỏi nhóm,trả ngoan ngoãn chấp nhận kỷ luật của gia đình để được tình cảm của cha mẹ sự yêuthương Ngược lại nhóm có thể đem lại ảnh hưởng tiêu cực, là công cụ để bốc lột khống

Trang 15

chế cô lập ăn hiếp, ví dụ là thành viên một băng du đãng phải biết ăn nhậu phải hút thuốc,đua xe, tuân thủ luật giang hồ

Trong cuộc thử nghiệm lòng bò chúng ta thấy rằng khi tham gia nhóm, hiệu quảthay đổi về mặt hành vi gấp hơn 10 lần so với thuyết trình

Chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều ví dụ trong giáo dục và các hoạt động phongtrào đoàn, hội ở nước ta hiện nay chưa đạt kết quả cao do sử dụng mô hình từ trên xuống,

ít áp dụng thảo luận nhóm, sinh hoạt nhóm

Vì vậy, cần phát huy và sử dụng phương pháp sinh hoạt nhóm thì kiến thức, thái

độ, hành vi của đối tượng sẽ được thay đổi tích cực

Ngày nay trong công tác xã hội người ta áp dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng

và tỏ ra rất hiệu quả Trước căn bệnh thế kỷ, người ta đưa phương pháp giáo dục đồngđẳng lên hàng đầu

2.5 Các vai trò được thể hiện trong nhóm

Các đặc điểm tâm lý của nhóm:

• Mối quan hệ tương tác

• Chia sẽ mục tiêu chung: mục tiêu rõ ràng thì mối tương tác càng mạnh

Trang 16

Các đặc trưng của nhóm bao gồm như: tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giaotiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, chấtlượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu

Tiểu sử

Mỗi nhóm có một tiểu sử, tiểu sử này ảnh hưởng đến ứng xử của nhóm

Một số câu hỏi giúp hiểu tiểu sử của một nhóm:

+ Đâu là những mong đợi của các thành viên đối với nhóm và vai trò của họtrong nhóm?

+ Nhóm được cấu tạo như thế nào, bao gồm loại người nào, kinh nghiệmtrước đây của họ như thế nào, trước đây họ kết bạn ra sao?

+ Các thành viên đã chuẩn bị tham gia như thế nào?

+ Các nguồn lực, mối tương tác như thế nào,

Cách thức tham gia

Các nhóm đều có một cách thức tham gia:

Cách thức giao tiếp một chiều: người lãnh đạo-nhóm

Cách thức giao tiếp hai chiều: người lãnh đạo-nhóm-người lãnh đạo

Cách đa chiều: tất cả các thành viên trao đổi với nhau và với cả nhóm trong đó cóngười lãnh đạo

Trong một nhóm cách thức tham gia có thể khá đồng nhất từ đầu đến cuối hoặc có thểthay đổi đôi lúc

Các câu hỏi về phương cách tham gia:

Trang 17

+ Lượng phát biểu của lãnh đạo và của nhóm viên?

+ Các câu hỏi hoặc lời phê bình hướng về ai? Người lãnh đạo, cả nhóm haymột vài thành viên đặc biệt?

+ Các thành viên không nói nhiều đã tỏ ra quan tâm hoặc lắng nghe tích cực(tham gia không lời) hoặc họ buồn chán và thờ ơ Việc kiểm tra cách thức thamgia có thể tiến hành từng thời kỳ để được thông tin về năng động nhóm

Truyền thông-giao tiếp

Phải xem xét các thành viên có hiểu nhau không và họ trao đổi các ý tưởng, giá trị vàcảm nhận của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng không

Các câu hỏi để biết chất lượng truyền thông giao tiếp của nhóm:

+ Các thành viên có diễn đạt được các ý tưởng của mình rõ ràng không?

+ Các thành viên có thường xuyên thu thập các ý kiến đóng góp trước đó Từ

đó xây dựng ý tưởng của mình không?

+ Các thành viên đã mạnh dạn yêu cầu rõ thêm khi họ không hiểu rõ điều gì?

+ Các câu trả lời cho các nhận định có hay bị lạc đề hay không thích hợpkhông?

Tính đoàn kết

Tính đoàn kết của nhóm được xác định bởi sức mạnh của mối quan hệ gắn kết lại các

cá nhân thành một khối thống nhất để thỏa mãn nhu cầu, chia sẽ sự thành công, cảm thấy

tự hào vì trực thuộc vào một nhóm

Tính đoàn kết được thể hiện qua tinh thần của cá nhân, tinh thần đồng đội, sức mạnhthu hít nhóm viên vào một việc hộ đang làm, giúp các nhóm viên cảm nhận được sự hìnhthành

Tính đoàn kết nhóm được thể hiện qua các câu hỏi:

+ Nhóm làm việc như thế nào?

+ Có những tiểu nhóm hoặc cá nhân “bị lạc loài” trong nhóm không? ảnhhưởng của các cá nhân lạc loài đó đến nhóm như thế nào?

Trang 18

+ Dấu hiệu nào cho thấy sự thích thú hoặc thiếu thích thú của các thành viên

về việc nhóm đang làm?

+ Các thành viên khi nói đến nhóm thì xem đó như bất kỳ nhóm nào haynhóm của chúng ta, hay nhóm của bạn?

Bầu không khí

Bầu không khí được nhìn nhận dưới một hình thức vô hình nhưng dường như chúng

ta cũng dễ cảm nhận được, đó là một bầu không khí thân thiện, thư giãn, không hìnhthức, dễ dãi hoặc tự do Ngược lại, bầu không khí lạnh lùng, căng thẳng, thù địch, hìnhthức, nghiêm cấm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của các thành viên về nhóm và sẽ tác độngđến mức độ tự nguyện tham gia của các nhóm viên

Các câu hỏi để đánh giá bầu không khí:

+ Bạn sẽ mô tả nhóm như thế nào ấm áp, trầm tĩnh, thân thiện, thư giãn, căngthẳng, hình thức hoặc không hình thức, bị kiểm soát, thoải mái hoặc bị kiềm chế?

+ Những quan điểm không đồng tình hoặc cảm xúc bất bình có thể được bày

tỏ mà không sợ trừng phạt hay không?

Cơ cấu và tổ chức

Các nhóm có cơ cấu tổ chức hiển nhiên rõ ràng hay vô hình Cơ cấu hiển nhiên rõràng có thể là chính thức như là vị trí được đề cử hoặc không chính thức, nó giúp choviệc thực hiện phân chia công việc và những chức năng chính yếu được thực hiện

Cơ cấu vô hình thường không hiển nhiên nhưng hoạt động phía sau phụ thuộc vàonhân cách, tầm ảnh hưởng quyền lực, tuổi tác, năng lực, khả năng thuyết phục, ngoài

ra cũng có một cấu trúc cấp bậc lãnh đạo và quyền lực

Trong giai đoạn thành lập có cuộc đấu tranh giành vị trí giữa các cá nhân có xu hướnglãnh đạo không Một khi trật tự được ổn định đặc điểm của mô hình tương tác là nhữngngười có vị trí thấp

Các câu hỏi có liên quan đến cơ cấu tổ chức:

+ Cơ cấu nào được nhóm tạo ra một cách có ý thức như vị trí lãnh đạo, dịch

vụ, tiểu ban, đội?

Trang 19

+ Cơ cấu không thấy được là gì? Ai kiểm tra ảnh hưởng thực sự, ai tìnhnguyện để làm được việc, ai chiều theo ý người khác hoặc theo đuôi?

+ Các thành viên có hiểu và chấp nhận cơ cấu hay không?

+ Cơ cấu có thích hợp với mục đích và công tác của nhóm hay không?

Tiêu chuẩn và chuẩn mực

Mỗi nhóm có khuynh hướng triển khai một quy luật đạo đức hay một bộ tiêu chuẩn vàchuẩn mực về thế nào là một hành vi đúng và chấp nhận được Những điều nên làm vàkhông nên làm của một nhóm thường được hiểu ngầm hơn là công khai

Những loại chuẩn mực của một nhóm có thể bao gồm từ phương pháp làm việc,chuẩn mực tương tác trong nhóm, chuẩn mực về thái độ, hình thức, phong cách ănmặc,

Thách thức các chuẩn mực nhóm sẽ gây những bất đồng, tranh chấp giành quyền lựcdường như sẽ xuất hiện để tái lập hoặc chỉnh sửa những tiêu chuẩn hiện hành của nhóm.Câu hỏi về những tiêu chuẩn và những chuẩn mực:

+ Điều gì chứng minh nhóm có một quy luật đạo đức cụ thể như tự giác ápdụng kỹ luật, thể hiện trách nhiệm, phép lịch sự, chấp nhận sự khác biệt, tự dophát biểu, ?

+ Những tiêu chuẩn này đã được tất cả các thành viên hiểu đủ, hiểu đúng haykhông?

+ Có những lệch lạc rõ nét về những tiêu chuẩn nhóm do một hay nhiều thànhviên nào đó và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào?

+ Những tiêu chuẩn nào đó dường như thúc đẩy và cản trở sự tiến bộ củanhóm?

Trắc lượng xã hội

Trong một nhóm các thành viên thường nhanh chóng nhận diện một số cá nhân mà họthích hơn những người khác Đây là một ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của nhóm.Một số câu hỏi giúp bộc lộ sự thu hút lẫn nhau giữa các nhóm viên:

Trang 20

+ Những thành viên nào có khuynh hướng đúng về một phía và hỗ trợ lẫnnhau?

+ Những thành viên nào hay mâu thuẫn nhau?

+ Có một số thành viên châm ngòi để người khác phản ứng ngay sau khi cóngười phản ứng ngay sau khi có người phát biểu để ủng hộ hay chống đối?

Lề lối làm việc

Mỗi nhóm cần có một lề lối làm việc để tiến hành công việc Việc chọn lề lối làm việcảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác của đời sống của nhóm như cách tham gia

và sự gắn bó

Một số câu hỏi về lề lối làm việc:

+ Nhóm xác định nhiệm vụ và chương trình như thế nào? Nhóm lấy quyếtđịnh bằng cách nào? Theo vai trò, im lặng đồng ý hay đồng thuận?

+ Nhóm khám phá và sử dụng các nguồn lực của các thành viên như thế nào?

+ Nhóm phối hợp các nhóm nhỏ và các hoạt động như thế nào?

+ Nhóm lượng giá công việc của mình như thế nào?

Mục tiêu

Mỗi nhóm đều có mục tiêu, một số là mục tiêu dài hạn, số khác là mục tiêu ngắn hạn.Đôi khi mục tiêu được phát biểu rõ ràng, cụ thể và công khai ở trường hợp khác, mụctiêu thì mơ hồ, chung chung và chỉ ngầm hiểu với nhau mà thôi

Một số câu hỏi về mục tiêu:

+ Nhóm xác định mục tiêu như thế nào?

+ Tất cả các thành viên có hiểu rõ mục tiêu không?

+ Tất cả thành viên có gắn bó với mục tiêu hay không?

+ Các mục tiêu có thực tế và đạt được đối với một nhóm cụ thể hay không?

2.6 Các giai đoạn phát triển của nhóm

2.6.1 Giai đoạn hình thành:

Nhóm chưa phải là một nhóm đúng nghĩa mà là tập hợp các cá nhân

Nhiều cá nhân còn e dè, ít chia sẻ, thiếu thống nhất, thăm dò nhau

Trang 21

Cá nhân muốn khẳng định cá tính và muốn gây ấn tượng trong nhóm

Sự tham gia bị hạn chế vì các cá nhân còn bận rộn làm quen với môi

trường chung quanh, với người tổ chức nhóm và những người xung quanh

Các cá nhân bắt tay vào công việc trước mắt và thảo luận mục đích

của các công việc

Nhóm tham gia xây dựng những quy định cơ bản mà sau này sẽ dựa

vào đó trở thành nội quy

2.6.2 Giai đoạn bão tố - Cạnh tranh và liên kết:

 Nhóm chú trọng vào công việc, mối quan hệ bắt đầu tăng lên

 Nhóm viên tìm cách đóng góp cho nhóm và thích nghi

 Bắt đầu xuất hiện các mâu thuẫn nội bộ, thiếu thống nhất trong nhóm,

có cạnh tranh để thiết lập vị trí và vai trò của mình trong nhóm, tranh cãi có thể xảy ra, cánhân bộc lộ cá tính và có ý đồ riêng

 Hình thành các quy định và phương pháp làm việc mới và mối liên kết

giữa các thành viên tương hợp (cơ cấu nhóm phi chính thức)

 Vai trò lãnh đạo là giúp các thành viên tương tác tích cực, tái lập sự cân

bằng, giải quyết mâu thuẫn Nếu thành công, các nhóm viên sẽ tin tưởng nhau hơn, nhómtiến đến bối cảnh mới trong đó mục tiêu, thủ tục và quy chuẩn mới thực tế hơn

2.6.3 Giai đoạn ổn định - Lập quy chuẩn mới:

• Thể hiện qua bầu không khí nhóm thân thiện, lắng nghe nhau, chấp nhận nhóm

và chấp nhận tính cách của nhau

• Phát triển liên kết nhóm trong đó các quy chuẩn và các cách tiến hành được thiếtlập

• Nhóm viên đồng hóa mình với nhóm, lòng trung thành với nhóm được phát triển

và phấn đấu để duy trì lòng trung thành này

• Phát triển tinh thần nhóm, sự hài hoà trở thành một yếu tố quan trọng

2.6.4 Giai đoạn trưởng thành – Phát huy tối đa năng suất:

• Thể hiện qua sự trưởng thành toàn diện và năng suất tối đa

Trang 22

• Chỉ có thể đạt được bằng sự hoàn tất ba giai đoạn trên

• Nhận các vai trò để hoàn thành hoạt động của nhóm, lúc này họ biết cách phốihợp với nhau

• Các vai trò trở nên linh hoạt và theo chức năng nhiệm vụ, thành viên cảm thấy tự

do thể hiện nhân cách của mình

• Năng lượng của nhóm tập trung vào các công việc đề ra

• Thông tin nội bộ cao và bình đẳng

• Xuất hiện những cách nhìn và cách giải quyết mới

2.6.5 Giai đoạn kết thúc:

•Nhóm hoàn thành mục tiêu công tác

•Nhóm viên cảm thấy khó khăn khi phải chia tay, chống lại sự tan rã

•Nếu nhóm muốn duy trì hoạt động thì phải đề ra mục tiêu mới

Nhiệm vụ của nhóm trưởng

ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾTNếu muốn tiếp tục hoạt động phải xây

Trang 23

dựng mục tiêu mới

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 Năng động nhóm là gì? Vai trò của nhóm nhỏ trong cuộc sống?

2 Hãy chứng minh nhóm có ảnh hưởng tích cực đến các thành viên trong nhóm?

3 “Lúc này các nhóm viên phối hợp ăn ý, nhóm trưởng giao việc cho từng thành viên và kiểm tra tiến độ làm việc của nhóm, các nhóm viên đưa ra ý kiến của mìnhmột cách công khai, dân chủ” anh (chị) hãy cho biết nhóm đang trong giai đoạn nào? Hãy giải thích?

Trang 25

CHƯƠNG 3 TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Tiến trình công tác xã hội nhóm là quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhómđược diễn ra trong suốt thời gian tồn tại của nhóm, mà trong đó có các bước được thựchiện một cách trình tự nhằm giúp các thành viên đạt được mục tiêu của mình đề ra hayhoàn thành các nhiệm vụ được giao Có nhiều cách chia các giai đoạn trong tiến trìnhCTXH nhóm Tài liệu này trình bày tiến trình CTXH nhóm theo 4 bước cơ bản sau: 1)chuẩn bị và thành lập nhóm, (2) nhóm bắt đầu hoạt động; (3) can thiệp/ thực hiện nhiệm

đã có được mục đích hỗ trợ , nhân viên xã hội sẽ quyết định chọn lựa loại nhóm phù hợp.Xác định mục đích hỗ trợ nhóm cần dựa vào những đánh giá ban đầu thông qua các

hồ sơ ghi chép, các lần tiếp xúc gặp gỡ thành viên tiềm năng Mục đích cần được xácđịnh một cách rõ ràng, cẩn thận dựa trên tôn chỉ đạo đức và đặc biệt phải phù hợp vớimong muốn và vì lợi ích tốt nhất cho đối tượng

2 Đánh giá khả năng thành lập nhóm

2.1 Đánh giá khả năng tài trợ cho hoạt động nhóm

Đây là điều hết sức cần thiết với các nhóm được thành lập trong hệ thống dịch vụ xãhội như các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động - xã hội, các nhà

mở Nhân viên xã hội cần có những tìm hiểu nghiên cứu về nhiệm vụ, chức năng, cơ chếlàm việc và những định hướng trọng tâm trong việc hỗ trợ thân chủ, cơ sở vật chất và cácnguồn lực khác

Trang 26

2.2 Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên

Để đảm bảo cho việc tham gia đều đặn sau này của các thành viên nhóm, trước khithành lập nhóm cần phải xem xét khả năng tham gia của các thành viên tiềm năng Đó lànhững yếu tố liên quan đến:

- Những cản trở khác đối với sự tham gia của nhóm

Mỗi thành viên khi tham gia vào nhóm đều có thể gặp phải những cản trở nhất định.Ngoài việc tìm hiểu về sức khỏe, điều kiện vật chất, những cản trở khách quan cũng làyếu tố hết sức quan trọng cần quan tâm, chẳng hạn như sự chuyển dời trong thời giansinh hoạt nhóm, hoặc sự được phép của người bảo hộ hoặc nuôi dưỡng Nhân viên xã hộicần có các lưu ý với cụ thể từng vấn đề để có thể lên kế hoạch giải quyết dự phòng ngay

từ ban đầu

Làm tốt được điều này sẽ tránh được những khó khăn cho nhóm trong việc triểnkhai các hoạt động trong tương lai

2.3 Đánh giá khả năng các nguồn lực khác

Ngoài các nguồn lực của tổ chức cơ quan, khả năng tham gia của các thành viên, việcđánh giá về khả năng các nguồn lực khác trong việc hỗ trợ nhóm làm việc sau này là yếu

tố hết sức cần thiết

Trang 27

Với bối cảnh hiện nay, sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội để hỗ trợ cho một nhómđối tượng hay sự giao thoa về nhiệm vụ của các tổ chức cơ quan xã hội là điều khôngtránh khỏi Do vậy, việc tìm hiểu khả năng nguồn lực từ các tổ chức này nhằm hỗ trợ chonhóm đối tượng là điều hoàn toàn khả thi và sẽ trợ giúp giảm các chi tiêu cho tổ chức, cơquan

Việc tìm kiếm nguồn lực này chính là việc mở rộng sự hợp tác trong hoạt động hỗ trợnhóm đối tượng

Để làm tốt điều này, nhân viên xã hội cần phải tìm hiểu vể các nguồn lực mà các tổchức hiện đang có, xem xét đối chiếu mục đích của nhóm với các chương trình dịch vụ

và chính sách của tổ chức đó Khi mục đích thành lập nhóm phù hợp với kế hoạchchương trình hoạt động của họ, thì việc đề xuất sự hỗ trợ về tài chính hay kỹ thuật có thểđược sự nhất trí

Ví dụ: Nếu NVXH dự định lên kế hoạch trợ giúp cho một nhóm đối tượng trẻ em bịnhiễm HIV và ảnh hưởng do HIV, các tổ chức mà nhân viên xã hội cần hướng tới như lànhững đơn vị tiềm năng có thể hỗ trợ cho hoạt động mở rộng của nhóm sau này hoặc duytrì lâu dài đó là tổ chức CRS, tổ chức Actionaid, Save the Children, Care, Plan…

3 Tuyển chọn thành viên

Đây là hoạt động không thể bỏ qua cho việc hình thành nhóm Việc tuyển chọn nàycần được rà soát lại lần cuối khả năng đáp ứng của nhóm với cá nhân và của cá nhân vớinhóm

Đó chính là khả năng tham gia nhóm về thời gian, tình trạng sức khỏe, mục đích cánhân Đặc biệt, với nhóm nhiệm vụ, cần xem xét đến năng lực đóng góp để giúp nhómhoàn thành nhiệm vụ Do vậy cần chú ý việc tuyển chọn thành viên đáp ứng được mụcđích nhóm

Có nhiều hình thức tuyển chọn thành viên Có thể thực hiện việc tuyển chọn quaphương tiện thông tin đại chúng, qua việc chuyển thư tín hoặc qua thư giới thiệu với các

tổ chức, qua điện thoại hoặc qua làm việc trực tiếp Việc tuyển chọn thành viên trực tiếpđược đánh giá là hiệu quả nhất vì thông qua việc gặp mặt trực tiếp, các thắc mắc và

Trang 28

những băn khoăn cả 2 bên đều (người tuyển chọn và thành viên tiềm năng) có thể đượcgiải đáp một cách nhanh chóng thông qua việc quan sát trực tiếp và phát vấn những câuhỏi nhằm xác định thái độ, ý nghĩ hay quan điểm của họ Và như vậy, việc cân nhắc lựachọn giữa các thành viên tiềm năng sẽ dễ đi đến quyết định hơn Phương pháp này sẽ đặcbiệt hữu ích cho việc tuyển chọn thành viên cho loại nhóm nhiệm vụ.

Trong thực tiễn hiện nay, việc tuyển chọn thành viên nhóm CTXH thường thông qua

sự giới thiệu của những cá nhân trong mối quen biết với những người mà nhân viên xãhội giao tiếp thường xuyên, hoặc cũng có thể từ các nhóm có sẵn tại cơ sở

Khi lựa chọn phương pháp CTXH nhóm để trợ giúp nhóm đối tượng tại các cơ quan

tổ chức xã hội, việc tuyển chọn thành viên nhóm đơn giản hơn Đó là việc tìm hiểu nhữngthành viên có mong muốn được tham gia nhóm, phân loại các nhu cầu của họ để có thểxác định loại nhóm mà họ có thể hoặc nên tham gia Chẳng hạn, khi được yêu cầu sinhhoạt nhóm CTXH đối với những người già tại một trung tâm dưỡng lão, NVXH có thểbắt đầu bằng việc tìm hiểu xem các cụ có mong muốn gì để cải thiện đời sống tinh thầntính cảm, sẽ có nhiều cụ thích được tham gia vào hội thơ, có các cụ thích được tập thểdục dưỡng sinh, lại có các cụ thích được tham gia vào nhóm lễ chùa… với các mongmuốn của các cụ, NVXH có thể sắp xếp các cụ thành các nhóm phù hợp với mong muốncủa các cụ Như vậy, dang sách thành viên của nhóm đã có

Cũng có thể nhân viên xã hội không được phép tuyển chọn thành viên cho nhóm vìcác thành viên này đã được chỉ định từ phía tổ chức và nhân viên xã hội sẽ chỉ việc thừahành, đó là xây dựng kế hoạch trợ giúp Trong tình huống này, NVXH phải tìm được cácnhu cầu chung của các thành viên để xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhóm

Việc tuyển chọn thành viên cũng cần quan tâm đến số lượng thành viên sao cho phùhợp với loại hình nhóm và mục đích của nhóm:

- Nếu là nhóm nhiệm vụ, số lượng thành viên cần đủ để đáp ứng nhu cầu khối lượngcông việc

- Với nhóm can thiệp, nhân viên xã hội cần lưu ý đến số lượng sao để đảm bảo hiệuquả khi làm việc và hiệu quả chi phí khi sinh hoạt nhóm

Trang 29

- Nhóm trị liệu là loại nhóm nên có số lượng thành viên ít để các thành viên có cơ hộitương tác với nhau và với trưởng nhóm nhiều nhất

- Với loại nhóm giáo dục, nhóm phát triển hay nhóm giải trí, quy mô nhóm có thể lớnhơn

Tính đồng nhất của nhóm cũng có thể là một yếu tố phải quan tâm vì liên quan đếntâm lý nhóm hay khả năng tham gia của các thành viên trong quá trình tham gia hoạtđộng nhóm, đặc biệt với nhóm trị liệu

4 Thống nhất nhóm

Để giúp các thành viên có định hướng tốt trước khi thực hiện các hoạt động nhóm,NVXH cần có sự thống nhất trong nhóm về: Mục đích, tiến trình, thời gian thực hiện vàcác thỏa thuận khác

- Mặc dù mục đích, thời gian hoạt động nhóm đã được thông tin tới thành viêntrong phần phỏng vấn hoặc tìm kiếm thành viên, tổ chức việc thông báo về mục đích vàtiến trình hoạt động của nhóm sẽ làm cho các thành viên rõ ràng hình dung ra tiến trìnhcông việc, giải quyết những băn khoăn vướng mắc của các thành viên

- Ngoài ra, nhóm cần phải thống nhất những nội quy và quy định liên quan đếnnhóm và cách thức làm việc của nhóm, gồm:

+ Số buổi sinh hoạt;

+ Thời gian địa điểm sinh hoạt;

+ Các yêu cầu về trách nhiệm của người trưởng nhóm (việc chuẩn bị cho điều phốibuổi sinh hoat, hoặc việc tham gia vào giải quyết xung đột hoặc sự cộng tác với các nhàtrị liệu…)

+ Mục tiêu cá nhân và mục đích hỗ trợ chung của cả nhóm

5 Đề xuất thành lập nhóm

Đề xuất nhóm là việc chính thức xin phép chính thức bằng văn bản với tổ chức, cơquan hoặc chính quyền địa phương để nhóm được hoạt động Ngoài ra, đề xuất nhómcũng nhằm đưa ra các đề xuất hỗ trợ kinh phí ngân sách tài trợ cho các hoạt động củanhóm từ các tổ chức cơ quan mà nó hướng tới

Trang 30

Trong để xuất, cần thiết phải chỉ ra mục đích, mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, phươngpháp thực hiện, kết quả đạt được sau khi nhóm hoàn thành nhiệm vụ Một điểm hết sứcquan trọng là cần thuyết phục được tính cấp thiết của việc thành lập nhóm và khả năngđảm bảo việc đạt mục tiêu của những người thực hiện kế hoạch hành động Để bản đềxuất được phê duyệt, việc cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm cũng như cách viết cô đọngmạch lạc sẽ có sức thuyết phục lớn tới cơ quan tổ chức và nhà tài trợ

Một số nội dung chính trong bản đề xuất nhóm

1 Loại hình nhóm: Cần xác định rõ đây là loại nhóm nhiệm vụ hay nhóm can thiệp.Nếu là nhóm nhiệm vụ, mục đích của nó là để hỗ trợ cộng đồng hay tổ chức haynhóm đối tượng? Nếu là nhóm can thiệp, cần chỉ ra đó là loai nhóm trị liệu hayphát triển năng lực cho cá nhân Hoạt động nhóm dài hạn hay ngắn hạn?

2 Lý do thành lập nhóm: Cần nêu tính cấp thiết khi thành lập nhóm, đối tượng thamgia nhóm là ai, đặc điểm của thành viên nhóm Qua đó, tính cấp thiết sẽ liên quanđến tình trạng khẩn cấp cần hỗ trợ của thành viên nhóm, mức độ ảnh hưởng tiêucực của nhóm tới các cộng đồng nếu không có sự can thiệp và tác động tích cựccủa nhóm tới cộng đồng sau khi can thiệp vào nhóm

3 Mục đích thành lập nhóm : cần chỉ ra vấn đề/nhu cầu của thành viên khi tham giavào nhóm, trên cơ sở đó sẽ nêu mục đích trọng tâm của nhóm cũng như các mụctiêu ngắn hạn

4 Cơ cấu nhóm:

- Thành viên nhóm: số lượng là bao nhiêu thì giúp nhóm hoạt động hiệu quảnhất? Cách thức tuyển chọn thành viên như thế nào?

- Thành viên mới được chuẩn bị gì trước khi tham gia vào nhóm?

- Dự kiến nhóm trưởng, người điều phối là ai?,

- Có cần cơ cấu các nhóm nhỏ không? Nếu có, thì cơ cấu như thế nào?

5 Khả năng nguồn lực: Trình bày về nguồn lực hiện có từ phía cá nhân, tổ chức, cơquan của mình Nguồn lực từ cá nhân thành viên và khả năng hỗ trợ của gia đìnhcũng như cộng đồng chú ý cả nguồn lực chuyên môn, kinh phí và các nguồn lựckhác

Trang 31

6 Cách thức triển khai tổ chức nhóm: cách thức tổ chức, điều hành, sự phối kết hợp

và các quy định khi triển khai hoạt động Cách thức giám sát các rủi ro có thể xảy

ra, cách thức đánh giá kế hoạch, theo dõi tiến trình?

7 Những chủ đề (nội dung) gì sẽ được nhóm cố gắng khám phá trong quá trình sinhhoạt?

8 Các khó khăn/ trở ngại có thể gặp phải và cách đối phó: chỉ ra những khó khăn trởngại khi triển khai hoạt động nhóm, với các khó khăn trở ngại đó, cách giải quyếtnhư thế nào?

9 Các đề xuất hỗ trợ: Trình bày về những đề xuất liên quan đến ngân sách, hỗ trợ kĩ thuật từ các đối tác mà đề xuất hướng tới Lưu ý cần tìm hiểu kĩ các nguồn lựcnày trước khi đưa vào đề xuất

10 Viễn cảnh sau khi hoạt động nhóm kết thúc: Đây chính là việc trình bày về

mục đích dài hạn của việc thành lập nhóm cũng như mong muốn ảnh hưởng tích cựccủa nhóm với các cá nhân khác và tới cộng đồng, yếu tố phát triển bền vững củanhóm được nhấn mạnh để thuyết phục những nhà tài trợ, đối tác tiềm năng

Việc viết đề xuất nhóm sẽ giúp cho nhân viên xã hội hướng tới nguồn lực từ bênngoài đồng thời cũng nhằm tạo hành lang pháp lý để nhân viên xã hội có thể tổ chứccác buổi sinh hoạt với nhóm Đây chính là việc xin phép chính thức với các cơ quan,

tổ chức và các cấp chính quyền địa phương cho nhóm được hoạt động Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của phát triển nghềCông tác Xã hội, nhiều nhóm đã ra đời mà không bắt đầu bằng những đề xuất Đó lànhững nhóm xuất hiện một cách tự phát và ban đầu không đặt mong đợi sự hỗ trợkinh phí từ một tổ chức hay cơ quan nào khác mà bằng chính nguồn lực của các thànhviên nhóm Để tránh được những trắc trở sau này có thể xảy ra trong quá trình triểnkhai hoat động, đồng thời có được sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhân viên xã hội luôn đượckhuyến khích xây dựng đề xuất nhóm như một bước quan trọng của hoạt động côngtác xã hội nhóm của mình

Trang 32

GIAI ĐOẠN 2: NHÓM BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG

1 Giới thiệu các thành viên

Tuy việc tuyển chọn thành viên được diễn ra tương đối kỹ lưỡng, lâu dài, và cũng cóthể một số thành viên trong nhóm đã biết nhau, việc giới thiệu các thành viên trong nhómvới nhau là rất cần thiết trong buổi sinh hoạt đầu tiên của nhóm Vì thông qua giới thiệu,các thành viên sẽ có cơ hội bộc lộ bản thân mình, có được cảm giác thuộc về nhóm vàthấy mình chính thức có tiếng nói cũng như sự hiển diện của bản thân trong nhóm Đồngthời, việc giới thiệu thành viên nhóm cũng giúp các thành viên và nhân viên xã hội có cáinhìn tổng thể về nhóm viên

Cách thức giới thiệu thành viên nhóm đa dạng phong phú và phụ thuộc vào đặc điểmcủa nhóm để có các cách giới thiệu hiệu quả nhất

- Có thể sử dụng việc chuyền bóng để giới thiệu thành viên trong các nhóm có cácthành viên có trạng thái tâm lý ổn định

- Có thể chia nhóm thành các nhóm nhỏ thông qua việc chắp nối các hình ảnh hay câuthơ tục ngữ ca dao Các thành viên có chung các mảnh ghép của câu thơ hay hình ảnh sẽ

là một nhóm, và các thành viên đó sẽ chia sẻ với nhau về bản thân, sau đó sẽ cử ngườitrình bày trước nhóm lớn Cách giới thiệu này sẽ hiệu quả khi trong nhóm có một sốthành viên còn quá rụt rè trình bày trước đám đông và cũng giúp các thành viên nhanh cócảm nhận về sự gắn bó

Cần lưu ý, nhân viên xã hội không quá lo lắng về việc lãng phí thời gian mà tỏ thái độhoặc hành vi không thoải mái, cắt ngang khi có một thành viên giới thiệu Điều này khiếncác thành viên chưa tự tin rụt rè sẽ co mình và không dám chia sẻ

Trang 33

hoa của thôn A trong thời gian 2 năm, các mục tiêu cụ thể có thể là: 90 % phụ nữ trongnhóm biết cách trồng giống hoa mới; 90 % phụ nữ trong nhóm được đi thăm quan lànghoa của thôn B; 80 % các thành viên nhóm có thể hướng dẫn trồng hoa cho các thànhviên mới

Việc xây dựng mục tiêu cần được thực hiện bởi chính các thành viên nhóm dưới sựđiều phối của người trưởng nhóm Xây dựng mục tiêu cũng cần chú ý vào đánh giá cácnhu cầu cá nhân của nhóm, những yếu tố ảnh hưởng từ các thành viên cá nhân và từ môitrường, cũng cần đánh giá về những trải nghiệm hoặc những trở ngại có thể xảy ra từnhiều phía

3 Thảo luận các nội quy và nguyên tắc nhóm

Để nhóm hoạt động hiệu quả, giảm tối đa những xung đột và tổn hại về nguồn lực cóthể diễn ra trong quá trình sinh hoạt nhóm, việc thảo luận về các nội quy và các nguyêntắc bảo mật nhóm cần được thực hiện một cách nghiêm túc ngay trong những buổi đầutiên

Các nội quy hay các chuẩn mực nhóm thường liên quan đến những điều nên haykhông nên thực hiện và không được phép xảy ra trong quá trình sinh hoạt nhóm Cũnggiống như phần trên đã trình bày, các nội quy này là các quy định về giờ giấc, sự thamgia, trách nhiệm với nhóm và các nhiệm vụ được giao, thái độ ứng xử của các thành viênnhóm với người điều phối và ngược lại

Nguyên tắc bảo mật thông tin là nguyên tắc quan trọng trong công tác xã hội, đặc biệtkhi làm việc với đối tượng là những người yếu thế Bảo mật thông tin không chỉ yêu cầuđối với cán bộ xã hội mà cần phải được nhận thức và thực hiện bởi các thành viên nhóm

Do vậy, việc thỏa thuận các nguyên tắc bảo mật thông tin được thực hiện bởi các thànhviên nhóm Các thông tin cần được bảo mật trong nhóm có thể liên quan tới đời sống cánhân thành viên nhóm, cũng có thể là các thông tin liên quan đến kế hoạch làm việc củanhóm

Với những nhóm can thiệp, vấn đề bảo mật thông tin thường liên quan tới vấn đề cánhân Với các nhóm nhiệm vụ, các thông tin cần được bảo mật thường liên quan đến kếhoạch nhiệm vụ của nhóm

Trang 34

Việc bảo mật thông tin cá nhân trong nhóm can thiệp sẽ giúp cho đối tượng cảm thấy

an toàn yên tâm hơn trong việc chia sẻ trao đổi thông tin và duy trì sự tham gia việc bảomật thông tin trong các nhóm nhiệm vụ sẽ giúp nhóm nhiệm vụ tránh sự tổn hại về kinh

tế do mất đi nguồn lực khi để thông tin rò rỉ ra ngoài

4 Dự đoán các trở ngại

Để nhóm bắt đầu hoạt động được thuận buồm xuôi gió, việc lường trước những khókhăn trở ngại là hết sức cần thiết Khó khăn trở ngại này có thể ở góc độ cá nhân thànhviên nhóm và cũng có thể ở phía môi trường hay bối cảnh nhóm hoạt động Do vậy, để cóthể thấy được các khó khăn tiềm ẩn có thể xuất phát từ phía cá nhân thành viên nhóm,người điều hành nhóm cần tạo được không khí cởi mở chân thành để các thành viên nói

ra những lo lắng về những trở ngại mà họ sẽ có thể gặp trong quá trình tham gia nhóm

Đó có thể là những khó khăn từ cá nhân họ khi chưa tin tưởng mình sẽ có thể đạt đượcmục tiêu đề ra, cũng có thể đó là các khó khăn bất thường mà theo họ có thể sẽ xảy ra docác sự kiện trong bản thân và gia đình họ, chẳng hạn như dự đoán sẽ có sự thay đổi vì cóngười đi xa, có người sinh con hoặc có những trường hợp bị thay đổi hoặc mất việc làm.Những sự kiện này sẽ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của thành viên nhóm Việc lắngnghe và chia sẻ để hỗ trợ họ giải pháp khắc phục sẽ tăng cường hơn sự cam kết của thànhviên cũng như tính ổn định của nhóm

Khó khăn rào cản từ góc độ môi trường bối cảnh mà nhóm đang hoạt động phải đượcnhìn nhận trước tiên từ phía người điều phối nhóm và nhân viên xã hội Nó có thể liênquan tới sự thay đổi của các thành viên, sự cố bất thường xảy ra do các yếu tố môi trườnggây ra liên quan tới tài chính, nguồn lực khác cho các hoạt động của nhóm

Sau khi đã nhìn nhận thấy những khó khăn trở ngại có thể xảy ra này, nhân viên xãhội cần giúp điều phối thảo luận về cách thức đối phó với các khó khăn trở ngại đó trongtương lai, hoặc đưa ra các giải pháp dự phòng cho tình huống xảy ra Làm tốt điều này sẽgiúp tiến trình nhóm được thực hiện một cách thông suốt, giảm đi những yếu tố có thể sẽlàm nản chí theo đuổi mục đích của thành viên nhóm trong tương lai khi sự cố xảy ra nếukhông được sẵn sàng đối phó

Trang 35

Trong tất cả các hoạt động được triển khai ở giai đoạn II này, yêu cầu nhân viên xãhội hay người điều phối nhóm phải đảm bảo việc thúc đẩy yếu tố tình cảm và nhiệm vụcủa các thành viên nhóm, luôn khích lệ động cơ thực hiện mục tiêu đề ra của các thànhviên và đặc biệt phải giúp cho các thành viên luôn có cảm nhận mình là thành viên củanhóm

GIAI ĐOẠN 3: CAN THIỆP – THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Sau khi đã thành lập nhóm và hoàn tất về việc giới thiệu về thành viên nhóm, xâydựng mục tiêu nhóm, thỏa thuận về công việc, trách nhiệm và các nguyên tắc bảo mậtcũng như các trở ngại có thể xảy ra, nhân viên xã hội bắt đầu triển khai các hoạt động canthiệp (với các nhóm can thiệp) và thực hiện nhiệm vụ (với các nhóm nhiệm vụ)

Các hoạt động được thực hiện trong bước này được tiến hành trong nhiều buổi tùytheo kế hoạch của nhóm nhằm hoàn thành mục tiêu nhóm đề ra Với những nhóm hànhđộng vì cộng đồng, đây chính là những buổi mà thành viên nhóm sẽ triển khai tại địaphương hoặc các hoạt động với các cơ quan đơn vị và cá nhân có liên quan Phần trìnhbày dưới đây sẽ giới thiệu chung về các hoạt động cũng như yêu cầu cần phải làm vớinhân viên xã hội khi triển khai hoạt động trợ giúp, tuy nhiên, với các loại nhóm đặc biệt,tài liệu sẽ có những điểm nhấn mạnh để giúp làm rõ hơn các kĩ thuật

1 Chuẩn bị các buổi trị liệu/làm việc nhóm

Trước khi triển khai các buổi trị liệu/ làm việc nhóm, nhân viên xã hội luôn phảichuẩn bị tốt cho các hoạt động này

- Xác định mục tiêu của buổi trị liệu/hoạt động một cách cụ thể, cần dựa trên các ghichép của buổi sinh hoạt trước

- Sắp xếp hậu cần: phòng họp, không gian phù hợp, vị trí ngồi cho các thành viên đảmbảo đạt mục đích trị liệu, tài liệu phát tay…với các hoạt động tại cơ sở, nhân viên xã hộicần chuẩn bị phương tiện đi lại, các trang thiết bị cần thiết khác

- Phương pháp thực hiện: Lựa chọn phương pháp triển khai buổi sinh hoạt/hoạt động đạthiệu quả nhất: Phù hợp với thành viên, đặt lợi ích của thành viên nhóm lên trên hết vàphát huy điểm mạnh của người điều phối;

Trang 36

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên; với nhóm nhiệm vụ, việc phân công rõ ràng cụthể và phù hợp với khả năng với thành viên là hết sức quan trọng vì nó quyết định trựctiếp tới thành công của hoạt động

- Thông báo cho mọi người về nội dung chương trình khái quát và thời cần thiết để thựchiện để mọi người chuẩn bị tâm thế tốt

2 Tổ chức các bước can thiệp/ thực hiện nhiệm vụ

Với nhóm nhiệm vụ, sau khi đã có sự chuẩn bị từ buổi họp trước, nhân viên xã hộihay người điều phối nhóm tiến hành triển khai công việc

Khi tổ chức thực hiện cần có các hoạt động giám sát hỗ trợ của người điều hànhnhóm một cách thường xuyên nhằm đảm bảo rằng các thành viên đang thực hiện tốt côngviệc mình được giao phó Đồng thời, nhân viên xã hội hay người điều phối nhóm cũngphải quan tâm tới vấn đề tình cảm tâm lý của các thành viên để kịp thời khích lệ khi cácthành viên gặp khó khăn, để chắc chắn rằng họ sẽ vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu cá nhân đề

ra cũng như hoàn thành mục tiêu nhóm

Với nhóm can thiệp, việc triển khai các buổi sinh hoạt cần đảm bảo việc hướng tớitrọng tâm của can thiệp Tuy nhiên, trọng tâm của các buổi sinh hoạt nhóm có thể cónhững thay đổi khi nhận thấy có sự thay đổi trong nhu cầu các thành viên hoặc khi nhânviên xã hội nhận ra việc đưa ra mục tiêu trong buổi sinh hoạt đó là chưa phù hợp với đốitượng, có thể là quá cao hoặc có thể ở dưới khả năng thực tế thành viên nhóm có thể đạtđược Chẳng hạn, khi nhận thấy mục tiêu cung cấp kiến thức về sử dụng bao cao su chonhóm thanh niên trong sinh hoạt nhóm “tăng cường kiến thức về sức khỏe giới tính” làkhông cần thiết vì họ đã được học ở nhà trường và nắm vững, việc hướng trọng tâm buổisinh hoạt có thể sẽ chuyển sang nội dung khác như là dấu hiệu của những căn bệnh liênquan đến tình dục

Như vậy, việc triển khai các hoạt động cho nhóm đối tượng không chỉ dừng ở mộtbuổi mà có thể diễn ra ở nhiều buổi với mục tiêu của các buổi khác nhau Trong quá trìnhtriển khai các hoạt động trị liệu này, cũng tương tự với nhóm nhiệm vụ, nhân viên xãhội , hay người điều hành nhóm cần quan tâm tới yếu tố tình cảm của các thành viên, thu

Trang 37

hút sự tham gia tối đa của các thành viên và ý thức việc tăng cường năng lực cho cá nhânthành viên cũng như khích lệ động viên họ kịp thời để họ không lùi bước trước khó khăn.Thông qua đó sẽ hỗ trợ thành viên thực hiện mục tiêu của cá nhân mình cũng như mụctiêu của nhóm Trong quá trình triển khai các hoạt động, nhân viên xã hội là phải luôngiám sát tiến độ của nhóm

Với nhóm nhiệm vụ, giám sát tiến độ là việc theo dõi thường xuyên diễn tiến củacác hoạt động đã được xây dựng trong kế hoạch hoạt động nhóm, với các mốc thời gian

và kết quả đầu ra tương ứng

Với nhóm can thiệp, cụ thể hơn trong việc theo dõi diễn tiến các hoạt động đãđược xây dựng, việc giám sát này sẽ được thực hiện thường xuyên trong những buổi sinhhoạt nhóm Việc ghi chép theo dõi những thay đổi trong các mối tương tác, việc điềuhành của nhóm trưởng với các nội dung và phương pháp đề ra sẽ là những yếu tố cầnđược giám sát Công cụ giám sát của nhóm can thiệp còn có thể là các sơ đồ tương táchay những trang nhật kí của cá nhân đối tượng bên cạnh các nội dung hoạt động đã đượcthực hiện và có đánh giá của thành viên nhóm

Việc giám sát tiến độ nhóm dù ở loại nhóm nào cũng cần được công khai với cácthành viên nhóm và được làm một cách đều đặn thường xuyên Làm tốt điều này sẽ giúpngười điều hành nhóm có những khen thưởng khích lệ thành viên kịp thời hoặc các điềuchỉnh cần thiết cho các hoạt động sau đó để có thể giúp nhóm đạt được mục tiêu củamình

GIAI ĐOẠN 4: KẾT THÚC

1 Lượng giá

Lượng giá là hoạt động diễn ra thường xuyên, đồng hành với giám sát và khi chuẩn bịkết thúc sinh hoạt nhóm Lượng giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn,nâng cao năng lực của nhân viên xã hội và hướng tới phát triển nghề nghiệp Thông qualượng giá, nhân viên xã hội sẽ xem xét đánh giá lại tính hiệu quả của các phương phápthực hiện, các mô hình trợ giúp, điều hành nhóm Với các hoạt động và phương phápchưa hiệu quả sẽ được phân tích tìm ra ly do đích thực, trên cơ sở đó sẽ có những điều

Trang 38

chỉnh cho các hoạt động tiếp theo Cũng dựa vào hiệu quả về phương pháp đã thực hiện,nhân viên xã hội có thể điều chỉnh để đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng khác sau

đó Thông qua lượng giá sẽ gợi mở cho việc quyết định sử dụng loại hình nhóm hayphương pháp can thiệp nào hiệu quả nhất

Sau đây là một số nội dung cần được lượng giá:

Thứ nhất: tính hiệu quả của hoạt động trợ giúp Tính hiệu quả này dựa trên việc đạt mục

tiêu của các thành viên nhóm và mục đích đề ra của nhóm; Yếu tố thứ hai: sự tiến bộ của

các thành viên, của người điều hành nhóm: đã có sự thay đổi gì về năng lực, nhận thức,

các chuyển biến tích cực trong các thành viên là gì?; Yếu tố lượng giá thứ ba là về cách

thức làm việc và hỗ trợ của nhân viên xã hội Lượng giá cho yếu tố này cần sự tế nhị từphía nhân viên xã hội để có thể lắng nghe được tiếng nói chân thành của các thành viênnhóm Vì thế, có thể sử dụng các hình thức như viết qua phiếu góp ý hoặc hình thức màthành viên nhóm thấy thoải mái nhất Ngoài ra, việc tạo một không khí thoải mái, có ýthức xây dựng khi triển khai hoạt động lượng giá cũng là điều mà nhân viên xã hội cần ýthức được

Ngoài cách thức lượng giá vừa kể trên, nhân viên xã hội có thể thực hiện lượnggiá qua hình thức điền vào phiếu hỏi với những câu hỏi có sẵn về đánh giá các nội dungđược kể trên, hoặc có thể sử dụng các hình ảnh nói về cảm xúc để thành viên nhóm nóilên mức độ hài lòng của mình với những hoạt động đã được triển khai, sau đó bằng cáchkhích lệ, nhân viên xã hội sẽ giúp thành viên nhóm có thể nói ra quan điểm và cách điềuchỉnh của mình với những hoạt động mà anh (chị) cho là cần cải thiện

Lượng giá cũng có thể thực hiện một cách trực tiếp thông qua phỏng vấn những cánhân mà nhân viên xã hội nhận thấy sẽ chia sẻ trung thực Tuy nhiên, với các nhóm đốitượng và nhiệm vụ khác nhau, với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau việc lựa chọnphương pháp lượng giá cần phải được lưu ý

2 Kết thúc

2.1 Giải quyết cảm xúc và giảm sự phụ thuộc của các thành viên

Chuẩn bị cho kết thúc nhóm, các thành viên có thể có những cảm xúc khác nhau Cóthể đó là những cảm xúc hãnh diện tự hào vì đã hoàn thành công việc và đạt được mục

Trang 39

tiêu Đồng thời, cũng có những thành viên có cảm xúc tiêu cực như là buồn bã, lo lắng sợhãi…

Một khi nhóm tồn tại và phát triển đến giai đoạn này thì tình cảm của các thành viên

đã rất gắn bó Sẽ có những cá nhân thấy khó khăn để vượt qua được cảm xúc sợ hãi lolắng và buồn bã khi phải chia tay nhóm, chia tay các thành viên mà họ có nhiều kỉ niệmtrong thời gian sinh hoạt nhóm Giúp các thành viên vượt qua được các cảm xúc này làđiều hết sức cần thiết để đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục duy trì được các cảm xúc tíchcực có được trong thời gian tham gia nhóm vừa qua

Để giải quyết cảm xúc của các thành viên nhóm, nhân viên xã hội cần hỗ trợ để cácthành viên có thể chia sẻ những cảm xúc thực sự của mình trong giai đoạn kết thúc này.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng khích lệ họ thông qua việc nhắc lại những khó khăn

mà họ đã vượt qua Cũng có thể, nhân viên xã hội hướng dẫn thành viên nhóm sử dụngcác kỹ thuật như lưu giữ kỉ vật của bạn thân, lưu bút, hoặc các hộp tình cảm…làm nhưvậy sẽ giúp đối tượng có được những chia sẻ gián tiếp trong những ngày đầu của sự chiatay

Với nhóm nhiệm vụ, sự sợ hãi của các thành viên khi phải chia tay có thể bắt nguồn

từ việc lo lắng không biết có thực hiện được công việc sắp tới khi không có thành viênnhóm bên cạnh không Trong trường hợp này, việc tăng cường nâng cao năng lực giảiquyết vấn đề cần được nhân viên xã hội quan tâm

2.2 Duy trì và phát huy những nỗ lực thay đổi

Giai đoạn kết thúc là lúc mà các thành viên chuẩn bị phải chia tay để hòa nhập vớicộng đồng hoặc để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo Tuy nhiên, không phải thành viên nàocũng có cảm giác và khả năng tiếp tục phát huy những gì họ đã làm được khi tham gianhóm Đặc biệt khi môi trường bên ngoài lại có thể là thách thức lớn đối với thành viêncủa nhóm can thiệp Do vậy, việc hỗ trợ các thành viên nhóm trị liệu làm quen với cáctình huống khó khăn có thể xảy ra khi họ tái hòa nhập cộng đồng là hết sức cần thiết

2.3 Lập kế hoạch hành động cho tương lai

Dù là thành viên nhóm nhiệm vụ hay nhóm can thiệp cũng cần được hỗ trợ lập kếhoạch hành động cho tương lai

Trang 40

Việc lập kế hoạch này sẽ giúp cho thành viên có được cơ hội tiếp tục những nỗ lựccủa mình để có thể thực hiện mục tiêu của mình trong tương lai

Nội dung của kế hoạch là chỉ ra được các công việc cụ thể sẽ làm, thời gian thựchiện cũng như những khó khăn trở ngại có thể xảy ra Ngoài việc hỗ trợ xây dựng kếhoạch, nhân viên xã hội cần kết nối, chuyển giao những nguồn lực cho thành viên nhóm

để họ có thể tự triển khai kế hoạch của bản thân

Câu hỏi ôn tập chương

1 Trình bày tóm tắt các bước trong tiến trình CTXH nhóm

2 Trình bày tóm tắt các nội dung trong bước 1

3 Nêu những yêu cầu khi tuyển chọn thành viên nhóm

4 Trình bày lý do phải viết đề xuất nhóm? Theo bạn, nếu định thành

lập một nhóm để trợ giúp nâng cao năng lực tại một địa bàn dân cư thì bản đềxuất cần được chuyển tới ai? Tại sao?

5 Hãy trình bày một số kĩ thuật khi giới thiệu các thành viên nhóm trong buổiđầu tiên Nêu điểm mạnh và điểm hạn chế của các cách giới thiệu này

6 Tại sao phải thảo luận về các nguyên tắc bảo mật trong nhóm? Cho ví dụ cụthể một số nguyên tắc bảo mật có thể có khi đó là một nhóm hỗ trợ gồm nhữngthành viên bị nhiễm HIV

7 Với các nhóm can thiệp, bước chuẩn bị các cuộc họp nhóm quan trọng như thếnào? Hãy trình bày ngắn gọn bước này và cho ví dụ với một nhóm CTXH cụthể

8 Trình bày tóm tắt các nội dung trong bước kết thúc của tiến trình CTXH nhóm

9 Trình bày giai đoạn 2 trong tiến trình CTXH nhóm

Ngày đăng: 22/12/2016, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anderson, J (1979). social work practicce with groups in gernetics base of social wotk practice. social work with groups 181-293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: social work practicce with groups in gernetics base of social wotkpractice
Tác giả: Anderson, J
Năm: 1979
2. Boyle, Swet al, 2006. Direct practice in social work, Pearson Education, Inc, ULA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Direct practice in social work
3. Charles Zastrow, (1985), The practice of social work. Dorsey press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The practice of social work
Tác giả: Charles Zastrow
Năm: 1985
4. Collins, D et al, (2007), An introduction to family social work. 2 ed Ed, Thomas Brooks Sách, tạp chí
Tiêu đề: An introduction to family social work
Tác giả: Collins, D et al
Năm: 2007
5. Harford, M (1971) Group in social work. Columbia Unversity, Press New York, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Group in social work
2. Nguyễn Thị Thai Lan và các tác giả, Giáo trình Công tác Xã hội nhóm, 2008, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác Xã hội nhóm
Nhà XB: Nhà xuấtbản Lao động
4. Nguyễn thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, công tác xã hội cá nhân và nhóm. Nhà xuất bản giáo dục. Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội đại cương, công tác xã hội cá nhân và nhóm
Nhà XB: Nhàxuất bản giáo dục. Tp Hồ Chí Minh
5. Lê Văn Phú, 2004. Công tác xã hội. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
6. Ried, E, Kenneth (1997). Social work pracice with groups: A clinical perspecive 2 nd ED. Brooks/Code Publishing Company, USA Khác
1. Nguyễn Thị Vân và Bùi T Chớm, Công tác xã hội nhóm, 1998, tài liệu hệ cao đẳng Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội Khác
3. Từ điển xã hội phương tây hiện đại. Đa Vư Đốp, (1990). (phiên bản tiếng Nga) Khác
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011. Tập bài giảng công tác xã hội nhóm. Trường ĐH Lao động – Xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w