Giải pháp về sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 53 - 56)

1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank

1.2 Giải pháp về sản phẩm dịch vụ

Hiện nay một số tổ chức áp dụng phương pháp Grameen ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào cung cấp một số sản phẩm đơn thuần như sản phẩm cho vay và tiết kiệm. Do vậy chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến sản phẩm truyền thống và bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ. Những sản phẩm này không những đáp ứng nhu cầu của người vay về nguồn vốn mà còn cung cấp những điều kiện tốt hơn cho họ và gia đình.

Về nhóm sản phẩm chính, chúng tôi có những giải pháp như sau: - Sản phẩm cho vay được thiết kế dựa trên:

+ Tính sẵn có và khả năng dễ tiếp cận của sản phẩm: sản phẩm cần ít hoặc không cần tập huấn, cán bộ tín dụng chỉ tập huấn cho người vay một lần trước khi phát vốn; tiếp cận nhanh và dễ dàng với thủ tục đơn giản (chỉ cần 1 trang đơn xin vay vốn), đơn xin vay vốn chỉ yêu cầu cung cấp hạn chế những thông tin cơ bản, không yêu cầu phân tích tín dụng dự án tiêu chuần và phải xử lý các đơn xin vay vốn trong vòng 3 đến 7 ngày, đáp ứng kịp thời nhu cầu và chu trình nhanh (từ khi nộp đơn đến khi nhận vốn chỉ mất từ 1 đến 3 ngày), sản phẩm dễ hiểu (cách tính lãi suất, phương pháp thanh toán…), địa điểm thuận lợi (nơi phát vốn gần nơi làm việc hoặc cạnh nhà).

+ Tính khuyến khích của sản phẩm: khi khách hàng đã tỏ ra đáng tin cậy, họ cần được khuyến khích bằng cách cho họ tiếp tục cho vay vốn với mức vay lớn hơn.

+ Mức vay: phù hợp với mục đích sử dụng cũng như khả năng hoàn trả của từng đối tượng. + Hình thức trả vốn lãi: phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, thời hạn thanh toán linh hoạt sao cho phù hợp với kế hoạch tiền mặt của khách hàng.

Việc hấp dẫn người gửi tiết kiệm có thể làm cho hoạt động của mô hình Grameen Bank hướng theo nhu cầu của khách hàng, tăng tính tiết kiệm trong hoạt động của tổ chức và tăng tính tự tin của công chúng. Vì người gửi tiết kiệm trở thành những thành viên tham gia quan trọng trong các tổ chức này, nên cần phải nâng cao tính đa dạng và tính hiệu quả cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Việc quy định và giám sát thận trọng, có hiệu quả có thể làm tăng sự niềm tin của công chúng đối với các hoạt động tài chính của một TCTCVM.

Về sản phẩm tiết kiệm bắt buộc: theo chúng tôi, việc áp dụng sản phẩm tiết kiệm như CEP là phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Cụ thể CEP tính khoản tiết kiệm bắt buộc là 1% trên khoản vốn vay. Như vậy vừa tạo tính khách quan, dễ dàng hơn cho nhân viên tín dụng trong việc tính khoản tiết kiệm.

Về sản phẩm tiết kiệm tự nguyện: mức lãi suất sẽ tăng tuỳ thuộc theo khoản tiết kiệm nhằm khuyến khích người dân tiết kiệm. Do đó tăng thêm nguồn vốn nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.

Ngoài những sản phẩm chính trên, chúng tôi bổ sung thêm một số sản phẩm – dịch vụ hỗ trợ. Sản phẩm hỗ trợ

- Bảo hiểm vi mô: Có 2 loại sản phẩm BHVM chính - một loại tập trung vào mảng bảo hiểm xã hội cho người nghèo và loại còn lại nhằm cung cấp một dịch vụ tài chính bền vững cho những hộ gia đình có thu nhập thấp bằng cách phát triển một mô hình kinh doanh thích hợp, giúp người nghèo trở thành thị trường mang lại lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm thương mại hay liên doanh. Hiện nay, các sản phẩm BHVM đều do các tổ chức phi chính phủ và các TCTCVM cung cấp nhưng vẫn còn một phần lớn bộ phận đang sống dưới mức nghèo khổ vẫn chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các sản phẩm này. Do đó rất cần những sản phẩm bảo hiểm vi mô nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống của những đối tượng này. Nếu TCVM giúp người nghèo tạo tài sản thì BHVM giúp họ bảo vệ tài sản do TCVM đem lại cho họ. Từ những rủi ro thành viên thường gặp phải trong cuộc sống và với mong muốn làm giảm tình trạng dễ bị tổn thương và giúp gia đình họ vượt qua những khó khăn để thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững, ở Việt Nam, có một số tổ chức phi Chính phủ áp dụng thử nghiệm mô hình BHVM như tổ chức lao động quốc tế ILO, quỹ tình thương TYM… Tuy nhiên sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghèo. Do đó chúng tôi đề xuất một số sản phẩm bảo hiểm vi mô như: bảo hiểm vốn vay, bảo hiểm mùa màng…

trọng tâm nhằm thích nghi với khí hậu tại Việt Nam. Chương trình bảo hiểm này sẽ bù đắp thiệt hại cho người nông dân khi vụ lúa của họ bị mất mùa do hạn hán hoặc mưa to trong suốt thời kỳ lúa trổ bông. Với chương trình bảo hiểm này, ngay cả khi bị mất mùa, người nông dân vẫn có thể lo được cho gia đình mình và tiếp tục hoàn trả các khoản vay. Cùng với việc đền bù thiệt hại khi mất mùa, chương trình này cũng giúp nông dân tiếp cận các khoản vay lớn hơn để chi trả cho giống cây trồng và thiết bị sản xuất. Sản phẩm BHVM này giúp người nông dân có thể tiếp cận được vốn vay lớn hơn để mua giống và nông cụ vì khi nông dân mua bảo hiểm, ngân hàng sẽ cho họ vay thêm.

+ Bảo hiểm vốn vay: trên thực tế, khi sử dụng vốn vay có những bất trắc khiến người vay không có khả năng trả nợ. Người tham gia bảo hiểm này bằng việc đóng phí tính theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi món vốn vay và nhận được sự hỗ trợ 100% vốn vay khi gặp rủi ro. Nhiều người vay vốn tín dụng tiết kiệm của TCTCVM có nhu muốn đóng bảo hiểm để chẳng may họ mất hay bị tai nạn lao động, ốm đau, không có khả năng chi trả tiền vay thì người thân trong gia đình không phải lo trả nợ thay cho họ.

Thực tế cho thấy, BHVM là một lĩnh vực hoạt động mới ở nước ta và đặc biệt mới với chị em phụ nữ nghèo. Do vậy, để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm thành công, chúng ta cần có chiến lược tuyên truyền, giáo dục để giúp họ hiểu đầy đủ những lợi ích của BHVM và từ đó biết cách bảo vệ tài sản, ổn định cuộc sống và chấp nhận tham gia các sản phẩm bảo hiểm.

- Vốn khẩn cấp: nguồn vốn này nhằm mục đích giúp hộ gia đình người vay giải quyết nhu cầu tiền mặt tạm thời, những rủi ro riêng như ốm đau, người thân mất, và những nhu cầu tiền mặt cấp thiết và bất ngờ khác. Nguồn vốn này có thể được lấy từ phần lãi tiết kiệm bắt buộc, viện trợ từ các tổ chức từ thiện, các nguồn huy động khác. Khi người vay có nhu cầu cấp thiết, nhân viên tín dụng đến tận nơi xác minh thực tế. Tổ chức sẽ giải quyết cho người vay một khoản tiền kịp thời đáp ứng một phần nhu cầu của họ, với lãi suất bằng hoặc cao hơn mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể. Khoản tiền này sẽ yêu cầu hoàn trả trong một thời gian nhất định tùy thuộc theo hoàn cảnh của người vay. Mức lãi suất này là phù hợp vì nếu áp dụng mức lãi suất thấp sẽ tạo ra một nhu cầu lớn về trường hợp khẩn cấp giả. Để sản phẩm này thiết thực hơn, nhân viên tín dụng cần kiểm tra chặt chẽ hoàn cảnh thực tế, tiền sử tín dụng của người vay. Nếu người vay không trả đúng hạn hoặc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích thì tạm ngưng sử dụng những sản phẩm chính. Loại hình vốn vay này có thể sinh lợi giống

vào tình trạng đói nghèo. Dịch vụ hỗ trợ

- Y tế: khi các chi phí y tế tăng mạnh hoặc đột ngột, hoặc khi trong gia đình có người mất đi, những người nghèo có thể lâm vào hoàn cảnh bị nợ nần nặng nề. Do đó, chúng tôi đưa ra đưa giải pháp về dịch vụ y tế như tài trợ trực tiếp bằng thực phẩm, thuốc men hay giáo dục đơn giản về dinh dưỡng và ý thức sức khoẻ.

- Các chương trình hỗ trợ:

+ Cho thuê công cụ sản xuất: đối với những gia đình rất nghèo, đôi khi việc hỗ trợ để họ thuê thiết bị lại tốt hơn là để họ tự mua một thiết bị cần thiết (máy xay thóc, máy khâu, bình xịt, một con bò…) mà nợ chồng chất. Mô hình của chúng tôi đề xuất có thể cho thuê thiết bị cần thiết, chi trả các chi phí và tiền tiêu hao thiết bị từ những khoản tiền cho thuê theo tuần hoặc theo tháng.

+ Chương trình học bổng cho con em gia đình nghèo có thành tích học tập tốt: học bổng này có thể bổ sung vào thu nhập của gia đình vì như thế họ sẽ không lo phải trả một số hoặc tất cả phí học tập của con em mình. Bên cạnh đó, sự trợ giúp nói chung như kèm thêm sau giờ học, một nơi chốn an toàn để làm bài tập về nhà, hay những giúp đỡ để trẻ có thể hoàn thành được bài tập của mình với chất lượng tốt như những bạn khác - đó là những dịch vụ hỗ trợ hữu ích có thể xem xét đến.

Như vậy những sản phẩm hỗ trợ này một mặt giúp người nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, mặt khác cũng tạo điều kiện cho họ cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn. Lợi ích của những sản phẩm này có thể đạt được nếu như có sự hỗ trợ của các chương trình xã hội, sự viện trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, cũng như sự quan tâm từ phía Chính phủ.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)