1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng CTXH với Dân tộc thiểu số

135 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 874,5 KB

Nội dung

Bài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu sốBài giảng CTXH với Dân tộc thiểu số

Trang 1

BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ

(Tóm tắt)

Trang 2

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DTTS 1.1 Một số k hái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm dân tộc và tộc người

Thứ nhất, khái niệm “dân tộc” (Nation) được hiểu là “tộc người” (Ethnic) Với

nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc Ê đê, dân tộc Kinh (Việt)… Theo cách hiểu này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau

về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc Ví dụ: dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An, bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Li Hà, Tày Poọng.

Thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân

tộc Trung Hoa, dân tộc Đức Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia Dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó Ví dụ: trong kết cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông và tộc người Dao.

1.1.2 Khái niệm dân tộc thiểu số

Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ xuất bản năm 1988), đã giải thích một cách

ngắn gọn rằng: “Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều dân tộc”

Còn theo Từ điển Bách khoa (Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam

1995) thì: “Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất

đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm dân số đông Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, vì vậy Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc

Trang 3

nhằm xoá bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số”.

- Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên

phạm vi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam Thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu

- Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước, theo điều

tra dân số quốc gia Dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó Ở Việt Nam, dân tộc đa số là dân tộc Kinh, chiếm trên 86% dân số cả nước

- Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc cùng sinh sống ổn định

thành cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam

- Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Si La: 840,

PuPéo: 705, Rơ Măm: 352, Brâu: 313 và Ơ đu: 301).

- Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của

cả nước.

+ Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân

số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục

vụ đời sống dân cư.

Theo tinh thần của các định nghĩa trên, thì trong 54 dân tộc ở Việt Nam, người Kinh là dân tộc đa số, còn 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số Người Khơ me ở Campuchia, người Hoa ở Trung quốc là những dân tộc đa số, nhưng ở Việt Nam họ là những dân tộc thiểu số

Trong các văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam đều thống nhất sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số, dân tộc thiểu số; không thừa nhận các khái niệm: dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nước ta đều là những cư dân, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, cũng không công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc người Thuật ngữ Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc Thuật ngữ dân tộc ở nước ta đã được sử dụng ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam)

Trang 4

1.2 Một số quan điểm nhận thức về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số

a Trên phạm vi thế giới

Hiện nay, trên thế giới đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số, điều này không chỉ đơn thuần về mặt khái niệm học thuật mà là do quan điểm chính trị, ý thức hệ và vấn đề lịch sử Người ta sử dụng hàng loạt thuật ngữ như: dân tộc bản địa (thổ dân, dân bản xứ), dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người Sở dĩ có sự tồn tại nhiều thuật ngữ như vậy, là do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và

sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; như nước Mỹ, trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Anh Điêng, bị người Châu Âu xâm nhập vào thế kỷ

XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Do đó ở nước Mỹ, người da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm

người khác đã sinh sống ở đây từ trước, được gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ)

Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt về màu da, về sắc thái văn hoá hoặc để chỉ

dân tộc thiểu số nói chung; thuật ngữ dân tộc ít người hay cộng đồng người này, cộng đồng người kia là nhằm ám chỉ người có nguồn gốc từ nhiều nước đến nhưng số lượng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nước đó; người Trung Quốc sử dụng thuật ngữ dân tộc thiểu số trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và người Hán

Về thành phần dân tộc, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về dân tộc mà mỗi

nước có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nước mình, vì thế đại bộ phận các nước về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp Theo một số tư liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nước thì 1/3 số nước này tương đối đồng nhất về dân tộc, nhưng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số nước đó như Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen , 1/2 số nước dân tộc đa số (chủ thể) chưa chiếm đến 70% số dân nước đó, 1/4 số nước là khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nước này nhưng lại là đa số của nước kia; hoặc là đa số của nước này cũng là đa số của nước kia như người da trắng ở Anh với người da trắng ở Úc và một số nước khác

Khái niệm dân tộc và khái niệm dân tộc thiểu số được hiểu và sử dụng không hoàn

toàn giống nhau giữa các quốc gia khác nhau trong từng khu vực cũng như trên toàn thế

giới Khái niệm dân tộc thiểu số hay tộc người thiểu số (Ethinic minority) chính thức phát

sinh ở phương Tây vào thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa thực dân bành trướng sang các nước chậm phát triển để mở rộng thuộc địa, khiến cho một số dân tộc nhỏ ở nhiều nơi rơi vào tình trạng bị thống trị hay bị lệ thuộc và họ bị coi là những người lạc hậu, chậm tiến, có địa vị thấp, khác biệt về nòi giống, ngôn ngữ, tôn giáo…

Trang 5

Xuất phát từ quan điểm này, trong những thập niên giữa thế kỷ XX, ở Mỹ đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về dân tộc thiểu số, chẳng hạn như:

“Dân tộc thiểu số là nhóm người dó có một số nét đặc thù về ngoại hình, thể chất hay văn hoá, bị đối xử khác biệt, bất bình đẳng so với các thành viên khác của xã hội và

do đó tự coi mình là đối tượng của sự kỳ thị tập thể” (Louis Wirth – Đại học Chicago,

Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: “Dân tộc thiểu số là tập hợp những người có lịch sử

và diện mạo văn hoá riêng; tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các xã hội từ bên ngoài Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển”.

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác như:

“Dân tộc thiểu số là nhóm người có đặc điểm xã hội, văn hoá khác biệt với các dân tộc đa số khác Các đặc điểm này làm cho họ bất lợi trong quá trình phát triển của mình” (Ngân hàng phát triển châu Á – ADB, 1999)

“Dân tộc thiểu số là các cộng đồng người có những đặc điểm riêng biệt liên qua tới tính gắn bó với đất đai của tổ tiên, với các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự cung, tự cấp, có ngôn ngữ, nhân dạng, bản sắc xã hội và văn hoá khác hẳn với những người đa số” (Ngân hàng thế giới – WB).

Ở nhiều quốc gia, ngoài khái niệm dân tộc thiểu số người ta còn dùng khái niệm sắc tộc để chỉ sự khác biệt giữa người da màu với người da trắng mang tính chất miệt thị Chẳng hạn, tại một số nước châu Mỹ Latinh, quan niệm về người da đỏ (Anh điêng) và người da đen (Negro) đối lập mạnh mẽ với người da trắng trong ý thức hệ về sự đồng nhất chủng tộc Hay gần đây, một số cuộc xung đột về chính trị, tôn giáo trong thế giới Ả rập cũng được gọi là xung đột giữa các sắc tộc.

b Ở Việt Nam

Trong tiến trình lịch sử hàng ngàn, nhân dân các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam tuy có nguồn gốc lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình, nhưng luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết bên nhau trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và dựng xây đất nước Các nhà nước quân chủ ở Việt Nam trước đây (từ Ngô – Đinh – Tiền Lê đến thời Nguyễn) đều đưa ra và thực hiện

Trang 6

những chính sách tích cực, mềm dẻo với đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm củng cố sức mạnh đoàn kết của dân tộc Đặc biệt, từ ngày cách mạng Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết các dân tộc càng được tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh

to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay.

Thực tế lịch sử cho thấy, kẻ thù của dân tộc luôn tìm cách chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, nhất là giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau; đó là âm mưu thâm độc của chính sách “chia để trị”.

Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam ghi nhận: Dân tộc Việt Nam là một, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, những tất cả các dân tộc đều có quyền bình đẳng như nhau trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục… “Nước Việt Nam là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm” (Hiến pháp năm 1959)

Trang 7

Chương 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở VIỆT NAM 2.1 Nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, bản sắc văn hóa

a Thành phần dân tộc, dân cư và địa bàn cư trú

 Thành phần dân tộc, sân số

Trong bảng danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam (công bố chính thức của Nhà nước), tính đến thời điểm tháng 4/1999, ở Việt Nam có 54 dân tộc (tộc người), trong

đó người Việt (Kinh) là dân tộc đa số và 53 dân tộc (tộc người) thiểu số

Theo số liệu điều tra ngày 01/11/2013, dân số Việt Nam có 90 triệu người Trong

đó, người Việt (Kinh) có trên 77,5 triệu người (chiếm 86,2% dân số cả nước); 53 dân tộc thiểu số có gần 12,5 triệu người (chiếm 13,8% dân cố cả nước) Số lượng dân cư của các dân tộc ở Việt Nam không đồng đều, có thể phân chia thành 3 nhóm:

Nhóm các dân tộc có dân số từ 1,0 triệu – 1,5 triệu: 18 dân tộc

Nhóm các dân tộc có dân số từ 0,1 triệu – 1,0 triệu: 19 dân tộc

Nhóm các dân tộc có dân số dưới một vạn người: 16 dân tộc (trong nhóm này, có những dân tộc dân số chỉ khoảng 300 người).

 Địa bàn cư trú

Các dân tộc ở nước ta phân bố trải rộng trên địa 3/4 diện tích cả nước, phân bố trên các vùng miền như sau:

- Vùng như Tây Bắc chủ yếu là các dân tộc Thái, Hmông, Mường,

- Vùng Đông Bắc, có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông,

- Vùng Bắc Trung bộ có các dân tộc Thái, Thổ, Chứt, Vân Kiều, Pa Cô,

- Vùng Duyên hải miền Trung có các dân tộc Ka Tu, Raglai, Chăm,

- Vùng Tây nguyên có các dân tộc Ê đê, Gia Lai, Ba Na, Mnông, Xơ đăng, Cơ ho,

Mạ, Chu ru,

- Vùng Đông Nam bộ có các dân tộc Stiêng, Khơ me, Châu ro, Chăm, Mạ,

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có các dân tộc Khơ me, Chăm, Hoa, Chăm Tính chất cư trú của các dân tộc thiểu số phân tán, nhưng lại vừa có sự tập trung theo đồng tộc (dòng tộc) trong những buôn làng định cư, vừa xen kẽ với các dân tộc khác trên cùng địa bàn miền núi, vùng cao, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa Một số ít đồng bào sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.

Trang 8

Có những dân tộc đã định canh định cư và phát triển tương đối như Tày, Nùng, Thái, Mường, Chăm, Khơ me, Hoa Những dân tộc trên phần lớn cư trú ở vùng thấp, đồng bằng có điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu, thời tiết, gần thị trường Nhưng cũng còn nhiều dân tộc chưa phát triển như đồng bào dân tộc Mông, Dao, Cơ Ho, La Hủ, Raglai, MNông, Khơ mú, Stiêng và một số dân tộc ít người khác Phần lớn họ sinh sống

ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trên các tuyến biên giới, giao thông chưa phát triển, sản xuất còn ở trình độ thấp, quảng canh, du canh nương rẫy, tập tục còn lạc hậu, một vài dân tộc ở Tây Nguyên còn mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ, thậm chí có dân tộc còn sinh sống dựa vào thiên nhiên, săn bắt, hái lượm như đồng bào La Hủ (Lai Châu), đồng bào Chứt (Quảng Bình)

Hiện nay, tỉnh có số lượng người dân tộc chiếm tỷ lệ cao so với dân số của tỉnh là Cao Bằng 93%, Hà Giang 90%, Lạng Sơn 86%, Sơn La 82%, Lai Châu 81%, tỉnh có tỷ lệ dân tộc trên 50% như Kon Tum, Gia Lai, Bắc Cạn, Tuyên Quang , tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số thấp nhưng về số lượng lại lớn như tỉnh ĐăkLăk dân tộc thiểu số chỉ bằng 28,6%

so với số dân của tỉnh nhưng số hộ dân tộc có tới 86.780 hộ, tỉnh Sóc Trăng có 88.800 hộ, Nghệ An có 69.300 hộ Chỉ riêng số hộ dân tộc của mỗi tỉnh này đã bằng số hộ toàn tỉnh Ninh Thuận, cao hơn dân số tỉnh Kon Tum, tỉnh Bắc Cạn hoặc xấp xỉ bằng dân số của tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lai Châu

b Một số đặc điểm của các dân tộc Việt Nam

 Đặc điểm ngôn ngữ

Ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm 4 ngữ hệ: ngữ

hệ Nam Á, ngữ hệ Thái, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán Tạng, bao gồm 8 nhóm ngôn ngữ Trong đó:

* Ngữ hệ Nam Á có 39 ngôn ngữ với số lượng dân cư sử dụng đông nhất, bao gồm

4 nhóm ngôn ngữ:

- Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường có 4 ngôn ngữ: Việt, Mường, Thổ, Chứt, đây là

ngôn ngữ của những dân tộc bản địa có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn gốc lịch

sử, văn hóa và cư trú lâu đời ở Việt Nam.

- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme có 21 ngô ngữ: Khơme, Bana, Xơđăng, Cơho,

Hơrê, Mơnông, Xtiêng, Bru – Vân Kiều, Kơtu, Khơmú, Tà Ôi, Mạ, Co, Gié Triêng, Xinh Mun, Chơro, Kháng, Mãng, Brâu, Rơmăm, Ơđu Đây cũng là ngôn ngữ của các cư dân

Trang 9

bản địa cư trú lâu đời lâu đời chủ yếu ở miền núi Tây Bắc, Trường Sơn – Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao có 3 ngôn ngữ: Hmông, Dao, Pà Thẻn Đây là

những cư dân di cư vào Việt Nam trong khoản thời gian từ TK XVIII – TK XIX, địa bàn

cư trú của họ phân tán ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An.

- Nhóm ngôn ngữ hỗn hợp (nhóm Kađa): có 4 ngôn ngữ: Cơ Lao, Pu Péo, La Chí,

La Ha Cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ này di cư từ vùng Nam Trung Quốc vào Việt Nam khoảng từ thế kỷ XVII; địa bàn cư trú chủ yếu phân bố ở vùng biên giới Việt – Trung.

* Ngữ hệ Thái có 8 ngôn ngữ: Thái, Tày, Nùng, Sán Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y

Phần lớn cư dân nói các ngôn ngữ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Lào, họ bắt đầu di

cư vào Việt Nam khoảng từ sau thế khỷ X đến nay Địa bàn cư trú chủ yếu phân bố ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An.

* Ngữ hệ Nam Đảo có 5 ngôn ngữ (thuộc nhóm Malayô – Pôlinêxia): Gia Rai, Ê

Đê, Chăm, Raglai và Chu Ru Đây là những cư dân bản địa có mặt lâu đời tại Việt Nam, địa bàn cư trú của họ chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng miền Trung Tây Nguyên và khu vực miền núi các tỉnh Nam Trung bộ.

* Ngữ hệ Hán – Tạng có 9 ngôn ngữ, phân thành 2 nhóm:

- Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến có 6 ngôn ngữ: Hà Nhì, Phù lá, La Hủ, Lô Lô,

Cống, Si La, đây cũng là những tộc người di cư từ Nam Trung Quốc sang Việt Nam khá sớm, địa bàn cư trú chủ yếu của họ là vùng Tây Bắc.

- Nhóm Hán có 3 ngôn ngữ: Hoa (Hán), Sán Dìu, Ngái Cư dân nói các ngôn ngữ

này di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến thế kỷ XVIII Các tộc người Ngái, Sán Dìu chủ yếu cư trú ở miền núi Đông Bắc, Việt Bắc; riêng người Hoa cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng tập trung nhiều nhất là ở thành phố, thị xã.

 Đặc điểm kinh tế

Nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa nước Đông Nam Á, các hình thức hoạt động kinh tế chủ đạo của các dân tộc Việt Nam là nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và sản xuất thủ công Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của điều kiện tự nhiên mà mỗi dân tộc có một cơ tầng kinh tế riêng.

Những cư dân sống ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và đồng bằng ven biển như người Việt, Chăm, Khơme, Hoa thì hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa nước kết hợp chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp Nhờ vào lợi thế của tự nhiên

Trang 10

và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, tận dụng tối đa sức kéo của trâu bò, xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp…mà đời sống kinh tế của các dân tộc này khá phát triển, tạo nên những nền văn minh sớm ở Đông Nam Á.

Bộ phận cư dân sinh sống ở vùng trung du và miền núi trong các thung lũng ven sông suối như người Thái, Tày, Nùng, Mường đã biết khai thác nguồn nước tưới tiêu để làm ruộng lúa nước, ruộng bậc thang, kết hợp làm nương rẫy và các hoạt động kinh tế khác như thủ công nghiệp, thương nghiệp, chăn nuôi…

Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sinh sống ở miền núi, cao nguyên; hoạt động kinh tế chủ đạo là nương rẫy, có nơi khai phá tạo nên những thuở ruộng bậc thang, nhưng diện tích không đáng kể Trước đây các dan tộc này thường thực hiện phương thức

du canh, du cư hoặc luân canh định cư Kỹ thuật canh tác lạc hậu, công cụ thơ sơ, chăn nuôi kém phát triển, hoạt động thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, chưa trở thành ngành sản xuất chính, sản phẩm chưa có tính hành hóa cao…Nhìn chung, trên tất cả các phương diện kinh tế năng suất lao động thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn hơn các dân tộc khác.

 Đặc điểm xã hội

Do bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nguồn gốc lịch sử, điều kiện địa lý tự nhiên mà trình độ phát triển xã hội của các dân tộc Việt Nam không đồng đều, sự chênh lệch khá lớn Có những dân tộc sự phân hóa xã hội và xuất hiện nhà nước đã diễn

ra từ rất sớm như: Nhà nước Văn Lang của người Việt ra đời khoảng TK VII tr.CN; các tiểu quốc đầu tiên của người Chăm (Panđuranga, Lâm Ấp) ra đời từ thế kỷ I, thế kỷ II (sau CN)… Trong khi đó, các dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên mãi đến cuối

TK XIX, xã hội đang còn ở trong giai đoạn tan ra của chế độ công xã nguyên thủy quá độ sang xã có giai cấp, buôn là hình thức tổ chức xã hội duy nhất Đối với các dân tộc ở miền núi phía Bắc, chế độ lang đạo, phìa tạo, thổ ty được duy trì đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á, Thái, Hán – Tạng phần lớn là các xã hội phụ hệ; còn các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo vẫn duy trì chế độ mẫu hệ

 Đặc điểm văn hóa

Xuất phát từ nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú, mỗi dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam đều có những sắc thái văn hóa riêng của mình; điều đó được thể hiện

cả trên hai phương diện văn hóa vật thể và phi vật thể (nhà cửa, trang phục, ẩm thực, phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán, hệ thống thần thoại, văn học, âm nhạc, tín

Trang 11

ngưỡng…) Nhưng cho dù là văn hóa của các dân tộc bản địa hay các dân tộc di cư từ nơi khác đến Việt Nam đều thống nhất trong một cơ tầng văn hóa chung là văn hóa Đông Nam Á – văn hóa lúa nước và lúa cạn ở vùng nhiệt đới, gió mùa Trải qua một quá trình lịch sử cộng cư lâu dài, giữa các dân tộc ở Việt Nam không ngừng diễn ra sự tiếp xúc, giao lưu trên nhiều lĩnh vực trong đó có sự tiếp xúc, giao lưu và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hóa, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.

c Bảng danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam

Tổng ĐT (1/4/1999)

Ước tính (1/7/2003)

Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông

Rơ Ngao, Rơ Lơng (Y Lăng), Tơ Lô,

Gơ Lar, Krem

Chăm Hroi, Chăm Pông, Chà Và Ku, Chăm Châu Đốc

132.873 148.021

Ro, Chro, Thượng

Khống, Phuy A

Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring.

Trang 12

Đỏ 1

Mán Dao Đỏ, Dao Quần

Chẹt, Dao Lô Gang, DaoTiền, Dao Quần trắng, Dao Thanh

Y, Dao Làn Tẻn

620.538 685.432

Đê, Ê Đê-Êgar, Đê

Kpă, Adham, Krung, Mđhu, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, arul, Hwing, Ktlê, Êpan

270.348 306.333

Ray

Chor, Hđrung (gồm

cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân

Gié (Giẻ),Triêng,Ve, Bnoong (Mnoong)

30.243 31.343

Nhì La Mí, Hà Nhì Đen

17.535 19.954

20 Hoa

(Hán)

Khách, Hán, Tàu

Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thảng Nhằm, Minh Hương, Hẹ

862.371 913.248

Chom, Thượng

Ba Tơ, Luỹ, Sơn Phòng, Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Chòm, Rê, Man Thạch Bích.

113.111 120.251

Trang 13

22 Hmoon

g

(Mèo)

Hmông, Na miẻo

Mẹo, Mèo, Miếu Ha, Mán Trắng

Hmông Trắng,

Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh,

10.272 15.213

25 Khme Khmer Cur, Cul, Cu,

Thổ, Việt gốc Miên, Khmer K'rôm

1.055.174 1.112.286

26 Khơ

Kmụ, Kưm Mụ

Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Măng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh

Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa

La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha ủng)

Xung, Khù Sung, Kha Quy,

Phu Thay, Phu Lào

Lào Bốc (Lào Cạn), Lào Nọi (Lào Nhỏ)

11.611 12.379

Màn Di, La Ha, Qua La, Ô man,

Trang 14

Moan, Mual)

Ao Tá (Âu Tá), Bi 1.137.515 1.230.054

Nông, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng…

Bồ Khô Pạ, Phù Lá

Xá Phó, Cần Thin

Phù Lá Lão-Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán.

Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc,

126.237 140.629

Trang 15

Dao Nhân) Mán Váy xẻ

Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hi 34.960 38.946

50 Thái Tay, Thay Tay Thanh,

Man Thanh, Tay Mười, Tay Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ

Ngành Đen (Tay Đăm) Ngành Trắng (Tay Đón hoặc Khao)

1.328.725 1.449.084

làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng

Kẹo, Mọn, Cuối,

Họ, Đan Lai, Li Hà, Tày Poọng

Xê Đăng, Kmrâng, Con Lan, Brila.

Xơ Trng, Tơ Đrá, Mnâm Ca Dong,

Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu.

127.148 140.445

Chiêng

Bù Lơ, Bù Đek (Bù Đêh), Bù Biêk.

66.788 74.402

Nguồn: Tổng cục thống kê (trang điện tử của UBDT)

2.3 Thực trạng đời sống của đồng báo các DTTS ở VN

a Địa bàn cư trú khó khăn

 Các nhóm DTTS (trừ người Hoa, Khơ-me, và Chăm) chủ yếu sinh sống tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới là các khu vực khó khăn, bất lợi cả về kinh tế, xã hội, và môi trường Tỷ lệ đô thị hóa của nhóm DTTS thấp hơn 3 lần

so với dân tộc Kinh (12,7% so với 32,5%) Nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở vùng cao, địa hình chia cắt phức tạp, nhiều núi đá, độ dốc lớn Vùng các dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn rộng nhưng ít diện tích đất sử dụng và đất sản xuất;

Trang 16

 Các dân tộc sống ở vùng cao như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường đối mặt với nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất Trong khi đó các nhóm DTTS nhỏ sống rải rác dọc miền Trung thường xuyên gặp phải các hiện tượng bão, lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, nhiễm mặn Ở vùng ĐBSCL người dân tộc Khme các các nhóm dân tộc nhỏ khác cũng đối mặt với nguy cơ bão, lũ Đây đều là những thảm họa có tần suất xảy ra cao ở Việt Nam Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng bất lợi đến nhiều nhóm DTTS ở Việt Nam.

 Tính đến năm 2006, tổng số hộ nằm trong vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng cần được bố trí lại chỗ ở và đất sản xuất khoảng 75 nghìn

hộ Đến năm 2010, số hộ cần được hỗ trợ đã lên tới 146.033 hộ Trên thực tế, số hộ sống trong vùng nhạy cảm về môi trường, chịu nhiều rủi ro về thiên tai cần được hỗ trợ còn lớn hơn rất nhiều.

b Đặc điểm sinh kế của các nhóm DTTS

 Khả năng thích nghi của các nhóm DTTS với sự thay đổi trong phương thức sản xuất, cơ chế thị trường kém Có sự khác biệt về thói quen và phương thức sản xuất giữa các nhóm DTTS và nhóm Kinh-Hoa Trong khi nhóm hộ Kinh-Hoa có xu hướng ngày càng đa dạng hóa nhiều hơn trong nông nghiệp, thì các hộ DTTS chủ yếu trồng lương thực theo hình thức canh tác truyền thống (VASS, 2009) Bởi vậy, khi chịu những tác động từ bên ngoài thì các nhóm này thường khó thích nghi được với những sự thay đổi của cơ chế thị trường

 Khả năng tiếp cận các nguồn lực của đòng bào các DTTS nhìn chung rất yếu kém Hầu hết các nhóm DTTS hiện nay đều đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn lực đầu vào như: đất đai, cơ sở hạ tầng, tín dụng cho đến các nguồn lực đầu ra Những khó khăn này đã cản trở sinh kế của hộ gia đình và là nguyên nhân quan trọng của nghèo đói Mặc dù không có khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiếp cận đường giao thông, trường tiểu học, trạm y tế giữa các vùng tập trung DTTS và mức trung bình khu vực nông thôn, nhưng có sự khác biệt về chất lượng tiếp cận: đường giao thông ở vùng tập trung đông DTTS có chất lượng thấp hơn rất nhiều, tỉ lệ đường đi lại được quanh năm còn thấp 45%

hộ DTTS vẫn chưa có nước sinh hoạt Chất lượng nước sinh hoạt cũng thấp hơn 30% hộ DTTS chưa có điện Điện chủ yếu dùng cho thắp sáng chứ chưa sử dụng cho sản xuất

c Tỷ lệ nghèo của các nhóm DTTS vẫn ở mức cao

 Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ nghèo của nhóm DTTS năm 2008

là 50,3%, giảm 36% so với năm 1993 Năm 2010, do có sự điều chỉnh về chuẩn nghèo nên tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số tăng lên 66,3% (Ngân hàng Thế giới, 2012)

Trang 17

Như vậy, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm nghèo, nhưng đến năm 2010 vẫn còn hơn một nửa đồng bào DTTS ở Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo, cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo chung của cả nước và gấp 5 lần tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc đa số

 Đồng bào DTTS đang ngày càng trở thành đối tượng chính của nghèo đói Nếu như năm 1998, người dân tộc thiểu số nghèo chỉ chiếm 20% trong tổng số người nghèo thì đến năm 2010 có tới 47% người nghèo là người dân tộc thiểu số (Ngân hàng Thế giới, 2012) Phân tích động thái nghèo cũng cho thấy đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm nghèo kinh niên, ước tính khoảng 47,1%

 Phân tích theo nhóm DTTS và theo vùng cũng cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau Tỷ lệ nghèo đói cao nhất lên tới 83,4% đối với dân tộc H'mông và 75,2% ở Tây Nguyên, song ở mức thấp hơn đáng kể là 23,1% với dân tộc Kh'me và 32,1% với dân tộc Tày Nếu chia các dân tộc theo 6 nhóm chính thì nhóm Kinh-Hoa hay nhóm dân tộc đa số có tỉ lệ nghèo thấp nhất, nhóm Khme-Chăm và Tày-Thái-Mường-Nùng về cơ bản có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn đáng kể so với các nhóm dân tộc thiểu số còn lại.

 Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rất nguyên nhân dẫn đến đói nghèo kinh niên của các nhóm DTTS như: thiếu đất sản xuất, chất lượng đất xấu, thiếu vốn, trình độ dân trí thấp không tiếp cận được các thành tựu khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống giao thông không thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá…

 Do hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng, từng vùng, từng dân tộc có sự phát triển không đồng đều, điểm xuất pphonhát quá thấp kém cho nên nhiều năm qua, mặc dầu tốc độ phát triển và tăng trưởng ở các tỉnh miền núi luôn đạt tỷ lệ cao, nhưng đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn, chưa được cải thiện, thậm chí có dân tộc hiện nay sản xuất vẫn theo truyền thống chọc lỗ tra hạt.

 Ngoài hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên, có rất nhiều yếu tố đã kìm hãm quá trình phát triển của đồng bào đó là:

Trình độ học vấn, dân trí thấp, thiếu cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, vấn đề này có liên quan đến kiến thức, cách nhìn của họ Có thể nói, người dân tộc còn nghèo khổ không phải do lười hay làm việc quá ít mà chính là họ làm việc rất vất vả (nhất là phụ nữ), nhưng với một năng xuất cực kỳ thấp, nên thu nhập của họ rất kém Một thực tế khác, có những dân tộc tuy có nhiều đất sản xuất mà không có một cơ cấu cây trồng và thâm canh hợp lý, chỉ độc canh lương thực với kiểu canh tác truyền thống thô sơ (trồng

Trang 18

chay, chọc lỗ tra hạt ) thì dù cho có lao động vất vả mấy chăng nữa cũng không có thể có giá trị sản xuất lớn và thu nhập cao được

Nói đến sản xuất phải nói đến vốn để sản xuất Đồng bào bản thân đã không đủ ăn làm gì có vốn để phát triển sản xuất Nên cũng chỉ loay hoay với tình trạng sản xuất truyền thống kiểu tự túc, tự cấp mà thôi Tập quán lạc hậu còn đè nặng chưa gỡ bỏ được như những tập quán về sản xuất, ma chay, cưới xin, cúng lễ, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ kém đó là những móc xích kìm hãm phát triển, làm nguồn thu nhập của gia đình vốn đã thấp kém lại càng gay gắt hơn

Từ khó khăn, nghèo đói lại dẫn đến vòng luẩn quẩn là không muốn cho con đi học hoặc “đi học ít thôi”, nhất là với trẻ em gái khi đã 9, 10 tuổi thường phải giúp cha mẹ kiếm thêm lương thực, làm việc nhà, chăn nuôi gia súc, kiếm củi hoặc trông em Đây cũng là vấn đề rất đáng quan tâm đối với sự phát triển của gia đình lẫn cộng đồng và xã hội Bản thân người dân còn ý thức tự ty, chấp nhận hiện tại, ít chịu suy nghĩ học hỏi vươn lên tháo gỡ cuộc sống khó khăn của mình Đã có nhiều gia đình được Nhà nước cho vay tiền để phát triển sản xuất còn không muốn vay cho rằng vay rồi không trả được, vay không biết có làm được không, cho dù cán bộ giải thích, hướng dẫn cách làm ăn, thậm chí

có hộ vay tiền thế nào cất giữ nguyên xi hoặc mua vàng cất vì sợ cháy nhà, đến kỳ trả nợ lại bán vàng, mang tiền ra trả Nhà nước Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư cho miền núi và vùng dân tộc, nhưng nguồn lực chưa tập trung, còn quá nhiều đầu mối quản lý, vốn đầu tư đến vùng khó khăn thì rất ít.

Muốn thay đổi nhanh chóng thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thì phải làm rất nhiều việc, trong đó vấn đề có tính chất quyết định tăng cường mạnh mẽ sự đầu tư, đổi mới chính sách và giải pháp chỉ đạo triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng dân tộc.

d Chính sách đất đai đối với các DTTS còn nhiều bất cập

Chính sách đất đai đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề nghèo đói và bất ổn xã hội cho đồng bào DTTS Đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp gắn với đất đai, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp là rất thấp Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số đều sinh sống bằng nghề nông, tư liệu sản xuất chính là đất sản xuất, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao và phần lớn các hộ nghèo đều gắn với sản xuất nông nghiệp Chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch lao động trong vùng dân tộc chậm, chưa đáp ứng xu thế phát triển của các địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước Cùng với đói nghèo, tình trạng bất ổn xã hội là vấn đề chính trong những khu vực có

Trang 19

nhiều người DTTS cư trú Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bất ổn xã hội là những xung đột liên quan đến đất đai, đã tồn tại trong nhiều thập kỷ Sự phá vỡ các quyền về đất đai và các hình thức canh tác nông nghiệp truyền thống của đồng bào DTTS sau năm

1975, làn sóng di cư của người Kinh vào khu vực sinh sống của đồng bào DTTS, đi kèm với tái định cư của đồng bào dân tộc trong khu vực, đã ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số Ngoài ra, tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường quốc doanh

và đồng bào dân tộc thiểu số cũng là một nguyên nhân gây ra bất ổn định xã hội, đặc biệt

hộ nghèo cho thấy hầu hết các hộ nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào DTTS thường có ít đất

và ít đất tốt hơn các hộ không nghèo Điều này được lý giải bởi phần lớn người DTTS ở Việt Nam hiện nay có sinh kế gắn liền với sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 90% lao động người dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông Do đó, thiếu đất cũng đồng nghĩa với thiếu đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất cho sinh kế Các nhóm DTTS bị hạn chế trong tiếp cận đất đai màu mỡ:

 Chất lượng đất kém

Phân tích số liệu về đất đai của hộ tại các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2 cho thấy, bình quân mỗi hộ dân tộc thiểu số chỉ có từ 3-5% diện tích đất tốt trên tổng diện tích đất sản xuất của hộ, so với 30% đất tốt mà hộ dân tộc đa số có được.

 Địa hình đất sản xuất không thuận lợi

Theo điều tra về tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS) của của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, phần lớn đất của người DTTS nằm trên địa hình hơi dốc và dốc Chỉ có 29% số mảnh đất của các hộ DTTS nằm trên địa hình bằng phẳng, tỉ lệ này chỉ bằng 1/3 so với của hộ Kinh-Hoa Có khoảng 80% đồng bào các dân tộc vùng cao các tỉnh phía Bắc và miền Trung sống ở nơi có độ cao và độ dốc lớn, diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác được chỉ chiếm từ 7% đến 10% diện tích tự nhiên Vị trí không thuận lợi của mảnh đất cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong sản xuất cho các hộ DTTS Có tới hơn 60% các hộ DTTS nói rằng họ gặp phải vấn đề

Trang 20

trên đất sản xuất của họ, so với 40% hộ Kinh-Hoa Thiếu nước, xói mòn, sạt lở đất và đất lẫn đá, đất sét là những vấn đề tiêu biểu mà đất canh tác ở các vùng cao thường gặp phải Trong khi ở các vùng thấp và vùng đồng bằng hệ thống thủy lợi đã được xây dựng khá hoàn chỉnh thì ở các vùng cao tưới tiêu vẫn là vấn đề lớn của các hộ (chỉ có 41,5% số mảnh đất của hộ DTTS được tưới tiêu, so với 81% mảnh đất có tưới tiêu của hộ Kinh Hoa)

 Khả năng đảm bảo tính an toàn về quyền hưởng dụng đất của hộ DTTS

Các số liệu từ VARHS cho thấy các hộ DTTS có xu hướng sống cách xa mảnh đất

mà hộ đang sở hữu, sử dụng hơn so với hộ Kinh-Hoa Tính trung bình thì khoảng cách từ một mảnh đất tới nhà của một hộ DTTS là 1977,8m, xa gần gấp đôi so với hộ Kinh-Hoa (1046,9m) Điều này dẫn đến việc quản lý mảnh đất gặp khó khăn, giảm hiệu quả sử dụng đất và không khuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

 Hiệu quả sử dụng đất của tại vùng đồng bào DTTS thấp

Khi so sánh hiệu quả sử dụng đất của hai nhóm hộ Kinh-Hoa và DTTS, thông qua một số chỉ tiêu về năng suất sản lượng, doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả sử dụng đất của nhóm hộ DTTS thấp hơn hẳn so với nhóm hộ Kinh-Hoa Mặc dù nhóm hộ DTTS có diện tích đất sản xuất bình quân lớn hơn so với hộ Kinh-Hoa, diện tích gieo trồng hầu hết các loại cây cũng lớn hơn so với hộ Kinh-Hoa, nhưng sản lượng thu về lại ở một số loại cây trồng chính chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn nhóm hộ Kinh-Hoa

Doanh thu và lợi nhuận trung bình từ cả 3 hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của hộ DTTS đều thấp hơn so với hộ Kinh-Hoa từ 1,5 đến 2 lần, tính trên cùng một diện tích đất sản xuất Trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các hộ Kinh- Hoa bỏ ra chi phí lớn hơn, nhưng cũng thu về doanh thu lớn hơn và lợi nhuận lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần so với hộ DTTS Như vậy, rõ ràng việc đầu tư của các hộ DTTS còn hạn chế

so với hộ Kinh-Hoa, và chính là một trong những nguyên dân dẫn đến lợi nhuận thu được của hộ DTTS từ sản xuất NN cũng thấp hơn so với nhóm dân tộc đa số.

Tổng thu nhập của hộ phản ánh đúng thực tế vì sao phần lớn hộ nghèo hiện nay là

hộ DTTS Thu nhập bình quân từ tất cả các hoạt động mà một hộ DTTS đạt được trong 1 năm là 52,3 triệu, chỉ bằng 2/3 so với của hộ Kinh-Hoa (89,3 triệu) Hầu hết các hộ DTTS vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi thu nhập từ lĩnh vực này chiếm 41,3% trong tổng thu nhập Các hộ Kinh-Hoa tỏ ra nhanh nhạy và ít phụ thuộc vào nông nghiệp hơn, khi nông nghiệp chỉ chiếm 23,7% thu nhập của hộ.

Doanh thu và lợi nhuận trung bình từ cả 3 hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của hộ DTTS đều thấp hơn so với hộ Kinh-Hoa từ 1,5 đến 2 lần, tính trên cùng một

Trang 21

diện tích đất sản xuất Trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các hộ Hoa bỏ ra chi phí lớn hơn, nhưng cũng thu về doanh thu lớn hơn và lợi nhuận lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần so với hộ DTTS Như vậy, rõ ràng việc đầu tư của các hộ DTTS còn hạn chế

Kinh-so với hộ Kinh-Hoa, và chính là một trong những nguyên dân dẫn đến lợi nhuận thu được của hộ DTTS từ sản xuất NN cũng thấp hơn so với nhóm dân tộc đa số.

Tổng thu nhập của hộ phản ánh đúng thực tế vì sao phần lớn hộ nghèo hiện nay là

hộ DTTS Thu nhập bình quân từ tất cả các hoạt động mà một hộ DTTS đạt được trong 1 năm là 52,3 triệu, chỉ bằng 2/3 so với của hộ Kinh-Hoa (89,3 triệu) Hầu hết các hộ DTTS vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi thu nhập từ lĩnh vực này chiếm 41,3% trong tổng thu nhập Các hộ Kinh-Hoa tỏ ra nhanh nhạy và ít phụ thuộc vào nông nghiệp hơn, khi nông nghiệp chỉ chiếm 23,7% thu nhập của hộ.

 Gia tăng các tranh chấp, xung đột có liên quan đến đất đai của người dân tộc thiểu số

Các tranh chấp, khiếu nại về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng và được quan tâm nhiều nhất, chiếm đến 80% các vụ tranh chấp, khiếu nại trên địa bàn cả nước Kết quả của nhiều nghiên cứu liên quan đến xung đột đất đai chỉ ra rằng trong những năm gần đây có

sự gia tăng các tranh chấp, xung đột liên quan đến các giao dịch về đất đai (cầm cố, chuyển nhượng, cho thuê…) của các nhóm DTTS

 Một số nguyên nhân khác

 Nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta có tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy, không quan tâm đến thâm canh và bảo vệ đất, không có diện tích đất sở hữu cố định

 Các nhóm DTTS nhận thức hạn chế về các quyền đối với đất do họ quản lý và

sử dụng Phần đông các DTTS (trừ nhóm Khơ me-Chăm và Tày-Thái-Mường-Nùng) không hiểu và nhận thức đầy đủ về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên cũng không biết là mình được cấp sổ đỏ, hay sổ đỏ được dùng để làm gì

 Hiểu biết không đầy đủ của các hộ DTTS cũng liên quan đến việc thiếu sự minh bạch và đầy đủ trong các thông tin liên quan đến đất đai, cũng như việc đưa thông tin về đất đai đến với người DTTS Người DTTS hầu như không nắm được thông tin gì liên quan đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 Chưa có khung pháp lý và chính sách hỗ trợ tập quán quản lý và sử dụng đất theo cộng đồng của các nhóm DTTS Nhiều DTTS có tập quán sở hữu đất theo cộng đồng Việc quản lý, sử dụng đất, rừng theo truyền thống ở vùng DTTS và miền núi chủ yếu là chế độ sở hữu tập thể và chiếm hữu tư nhân

 Theo luật tục, mỗi bản, làng đều có một lãnh thổ riêng với ranh giới thường là sông suối, ngọn núi hay quả đồi Quyền sở hữu đất, rừng theo luật tục chỉ thuộc về cộng đồng bản, làng chứ không thuộc về Nhà nước hay cá nhân hộ gia đình Do đó trong nhận

Trang 22

thức của đồng bào DTTS đối với đất đai mới chỉ có chiếm hữu tư nhân của các hộ gia đình và sở hữu tập thể của cộng đồng mà chưa tồn tại cả sở hữu tư nhân lẫn sở hữu nhà nước

 Đại diện cho quyền quản lý và sở hữu của bản, làng đối với đất đai nói chung và đất rẫy nói riêng là chủ làng (trưởng bản), chủ rừng hay chủ đất Vai trò quản lý và sở hữu đất nương rẫy của chủ đất, chủ rừng hay chủ làng đặc biệt rõ nét tại các tộc người Ê đê, Gia rai, Ba na, Mnông ở Tây Nguyên Tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc hay miền Trung vai trò về quản lý đất đai của già làng, trưởng bản có mờ nhạt hơn, song vẫn tồn tại những quy định về các khu rừng, nương rẫy hay bãi chăn thả gia súc thuộc quản lý chung của cộng đồng

 Ảnh hưởng của chính sách quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, thủy điện

 Việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng thủy điện, phát triển các nông lâm trường đã ảnh hưởng đến tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số Nhiều dự

án quy hoạch chưa đánh giá đúng thực trạng về đất ở, đất sản xuất của người dân dẫn đến tình trạng nhiều địa phương đưa cả đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc vào trong diện tích đất giao cho các nông lâm trường, doanh nghiệp, và các công trình hạ tầng

 Một số địa phương thực hiện việc di dời tái định cư cho đồng bào DTTS để giao đất xây dựng công trình chưa sát với điều kiện thực tế Chưa tính đến văn hoá, phong tục tập quán, điều kiện sản xuất của đồng bào, dẫn đến tình trạng sau khi tái định cư, có nơi đồng bào không ổn định được, phải tiếp tục di dời đi nơi khác hoặc quay trở về nơi ở cũ

để sản xuất.

 Phát triển các dự án thủy điện là một trong những nguyên nhân tác động nhiều nhất đến địa bàn cư trú và sản xuất của người dân tộc thiểu số Vì các công trình thủy điện được xây dựng chủ yếu ở các vùng miền núi, là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số Đã có hơn 150 ngàn người bị ảnh hưởng trước đây và gần 400 ngàn người bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay bởi các dự án xây dựng công trình thủy điện

 Các nông lâm trường quốc doanh quản lý nhiều đất nhưng hoạt động không hiệu quả, không tạo nên sự thay đổi về đời sống cho cộng đồng dân cư

Các nông lâm trường quản lý nhiều đất nhưng hoạt động không hiệu quả Các nông lâm trường quốc doanh (NLTQD) chủ yếu nằm ở khu vực đồng bào DTTS sinh sống Các nông lâm trường quản lý đất yếu, thường xuyên xảy ra tình trạng xâm chiếm và tranh chấp đất đai với người dân địa phương Các nông lâm trường không thu hút được nhiều lao động, không có đóng góp cho xóa đói giảm nghèo Với diện tích đất quản lý hơn 6 triệu ha nhưng bình quân mỗi năm, các nông lâm trường chỉ tạo việc làm cho hơn 267 nghìn người lao động trên cả nước Thu nhập của những người làm việc tại nông lâm trường là thấp hơn rất nhiều so với các khu vực kinh tế khác, số liệu tính toán cho thấy, lao động ở nông trường quốc doanh có thu nhập trung bình là 800 nghìn đồng/tháng, còn

Trang 23

lao động ở lâm trường quốc doanh có thu nhập trung bình là 650 nghìn đồng/tháng Việc thu hồi đất của nông lâm trường giao cho các hộ dân diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn

 Các chính sách hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS đạt kết quả rất hạn chế

 Việc thực thi các chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều sai phạm, một số địa phương do quĩ đất ở, đất sản xuất không còn hoặc giá đất thực tế cao hơn định mức hỗ trợ nên chủ yếu tập trung giải quyết hỗ trợ về nhà ở và nước sinh hoạt, chưa thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất Cá biệt, có nơi thực hiện chính sách vẫn còn sai sót, công tác điều tra, rà soát, tổng hợp đối tượng thụ hưởng chính sách còn thiếu chính xác, một số nơi đối tượng không theo tiêu chí quy định Đặc biệt tại một số nơi, trong khi số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất vẫn còn nhiều và việc giải quyết ngày càng khó khăn thì nhiều địa phương vẫn cấp đất với diện tích lớn cho các doanh nghiệp đến trồng cây công nghiệp Việc triển khai chính sách còn nhiều bất cập cần được cải thiện Cơ chế chính sách của một số quyết định có điểm chưa phù hợp, có mặt còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, có nội dung khó thực hiện chậm được sửa đổi

 Việc phối hợp của các cấp, các ngành trong khâu tổ chức thực hiện chính sách

có mặt chưa chặt chẽ, thủ tục còn phức tạp Việc thực hiện chính sách dân tộc do cơ quan dân tộc quản lý và triển khai thực hiện, tuy nhiên việc cấp đất sản xuất lại do cơ quan quản lý nông nghiệp nông thôn thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại

do cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện Công tác chỉ đạo, thực hiện có nơi chưa được tập trung, thống nhất, chưa gắn với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Chính vì vậy, diện tích đất được hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu

số thường ở xa khu dân cư và có chất lượng không tốt, điều kiện sản xuất khó khăn

 Nguồn lực của nhà nước phân bổ cho công tác hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp Việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế, kinh phí đối ứng của các địa phương còn khó khăn, nguồn lực tham gia của cộng đồng và người dân còn ít Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo mới chỉ tính đến việc hỗ trợ ngắn hạn mà chưa tính đến những hỗ trợ dài hạn để đảm bảo cuộc sống cho người dân

Trang 24

Chương 3 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

đề có tính chất chiến lược; vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, vừa là cơ sở đảm bảo an ninh chính trị, sự ổn định xã hội và toàn vẹn lãnh thổ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ "vấn đề dân tộc

và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị chiến lược trong sự nghiệp cách mạng" (Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, ĐCSVN, trang Web của ĐCSVN) Từ nhận thức đó, chính sách đối với các dân tộc thiểu số luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam của mọi thời kỳ

Tuy nhiên, từ năm 1986 trở về trước, việc hoạch định chính sách dân tộc luôn được làm theo hướng từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống địa phương

Trang 25

Các chính sách này nằm trong hệ thống chính sách chung của một cơ chế mà sau

này người ta thường gọi là “tập trung, quan liêu, bao cấp” Người dân các dân tộc

thiểu số hầu như không được tham gia vào việc hoạch định các chính sách hay chiến lược phát triển cho chính bản thân mình Từ sau năm 1986, nhất là từ khi có Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI, ngày 27/11/1989)

về chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và Quyết định 72 của

Thủ tướng Chính phủ (ngày 13/3/1990) “Về một số chủ trương chính sách cụ thể

phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, công tác hoạch định chính sách đã có những

chuyển biến rõ rệt, với phương châm ngày càng dân chủ hơn, phương pháp ngày càng khoa học hơn và kế hoạch ngày càng dài hạn hơn (xem thêm phần Phụ lục:

Tóm lược một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam)

3.1.1 Định hướng nhiệm vụ trọng tâm của chính sách dân tộc hiện nay

Hơn 30 năm qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được ban hành, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở khu vực vốn được coi là tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của cả nước Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển vùng dân tộc và miền núi đến năm 2010, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá IX, về công tác dân tộc đề ra chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay cần tập trung giải quyết tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Về chính trị

Tăng cường bảo đảm quyền làm chủ của các dân tộc thiểu số bao gồm quyền làm chủ đại diện và quyền làm chủ trực tiếp, kết hợp với tự quản ở cơ sở Tăng cường đại diện của các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến Trung ương Bảo đảm ngày càng có nhiều người dân tộc thiểu số được tham gia vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp từ Trung ương tới địa phương

Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số Kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở Khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ hiện nay Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số

Trang 26

Tăng cường dân chủ ở cơ sở, nâng cao ý thức cộng đồng nhằm củng cố khối đoàn kết toàn dân Phát huy vai trò của cán bộ dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản trong tuyên truyền, vận động tổ chức thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước.

Về kinh tế

Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc và miền núi Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp trong

cơ cấu kinh tế vùng dân tộc và miền núi

Tập trung bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên rừng, tăng độ che phủ rừng, vừa thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng, vừa tăng cường bảo vệ rừng hiện có Đồng thời có chính sách cụ thể, phù hợp với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng trồng mới

Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả, ổn định lâu dài theo cơ chế thị trường Phát triển vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu phù hợp với lợi thế, đất đai khí hậu ở các tiểu vùng Phát triển chăn nuôi đại gia súc, đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chính của miền núi

Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, chú trọng phát triển công nghiệp nhỏ và thủ công nghiệp Khôi phục và mở rộng nghề truyền thống như sản xuất công cụ, dệt thổ cẩm, đan lát,…

Phát triển thương mại, dịch vụ nhằm đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá ở vùng dân tộc và miền núi Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các mặt hàng thiết yếu

và tiêu thụ sản phẩm đối với bà con các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, lưới điện quốc gia, bưu chính viễn thông,

Những vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết ngay là:

- Đẩy mạnh công cuộc xoá đói nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh

Trang 27

- Tập trung giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như thiếu đất sản xuất, đất

ở, thiếu nước sinh hoạt, thiếu tư liệu sản xuất, di dân tự do, du canh du cư,…

- Hoàn thiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi

- Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Về các vấn đề xã hội

Về giáo dục và đào tạo , cần củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học và

xoá mù chữ; tăng cường đầu tư và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm

2010 Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trường lớp và cơ sở vật chất giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi Khuyến khích mở các lớp nội trú, bán trú với những nơi đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác phân tán theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Củng cố và hoàn thiện hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện để tạo nguồn đào tạo con em đồng bào dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Chú trọng đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Nghiên cứu và tổ chức tốt việc dạy chữ dân tộc

Về y tế , tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phòng

bệnh, khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn Củng cố hệ thống y tế vùng dân tộc và miền núi ở các cấp, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở xã, thôn, bản Khuyến khích phát triển y học cổ truyền, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, sử dụng nguồn dược liệu tại chỗ của đồng bào dân tộc Thực hiện chính sách ưu đãi khám chữa bệnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với các hộ nghèo

Về văn hoá, thông tin , chú trọng khuyến khích các hoạt động văn hoá truyền

thống của các dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hoá các dân tộc Bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, xây dựng bản, làng văn hoá giàu bản sắc dân tộc Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội thông tin lưu động, đưa sách báo đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Cải tiến nội dung và tăng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc

Về công tác cán bộ

Trang 28

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc Trong những năm trước mắt, cần tăng cường cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt đến công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo thanh niên dân tộc thiểu số sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương làm nguồn bổ sung đội ngũ cán bộ ở cơ sở Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, cán bộ dân tộc thiểu số Tăng cường bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống tổ chức chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với các dân tộc thiểu số hiện nay có tỷ lệ cán bộ

thấp (xem thêm phần Phụ lục: Tóm lược một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam).

3.1.2 Các nguyên tắc chính trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc

Trên cơ sở của sự định hướng có tính chiến lược, việc hoạch định chính sách dân tộc cụ thể cần dựa trên những nguyên tắc nhất định Một số nguyên tắc trong đó được coi là cơ sở quan trọng, là định hướng xuyên suốt mọi thời kỳ (bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc), nhưng cũng có những nguyên tắc mới được hình thành trong những năm gần đây phản ánh sự đổi mới trong tư duy, nhận thức và ứng dụng thực tiễn (nghiên cứu liên - đa ngành, nguyên tắc phát triển bền vững) Từ việc phân tích các chủ trương, chính sách lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam (xem danh

mục phần Phụ lục: Tóm lược một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam) có thể tóm lược những nguyên tắc cơ bản đang được

áp dụng cho việc hoạch định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay như sau:

a Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển

Đây là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ quá trình nghiên cứu hoạch định chính sách dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam nhận thức rõ một điều rằng: Đối với một đất nước có nhiều dân tộc cùng chung sống thì hệ thống chính sách phải tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các dân tộc phát triển bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu

Trang 29

hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc Quyền bình đẳng về kinh tế đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước Bình đẳng về văn hoá xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm đa dạng và phong phú nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội, chính sách dân tộc của Nhà nước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với dân tộc đa

số Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là tư tưởng cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc và miền núi Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, có tính cơ sở định hướng cho việc hoạch định các chính sách dân tộc ở mọi giai đoạn phát triển của diễn trình lịch sử cách mạng Việt Nam

b Chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi là một bộ phận hữu cơ của chính sách phát triển đất nước

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi là

sự nghiệp chung của cả nước Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển vùng dân tộc, miền núi trước hết là phục vụ trực tiếp đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời còn vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chung của nhân dân cả nước, giữ gìn, bảo vệ biên cương của Tổ quốc Đầu tư cho phát triển vùng dân tộc

và miền núi là đầu tư cho sự nghiệp phát triển chung, lâu dài và bền vững của đất nước Đó là những nhận thức mang tính khoa học cao, thể hiện tầm nhìn bao quát chiến lược của các nhà hoạch định chính sách dân tộc

Chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi được xây dựng, thực hiện trên cơ sở chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của cả nước Nó được

cụ thể hoá từ chính sách chung cho phù hợp điều kiện thực tế vùng dân tộc và miền núi Thậm chí, đã có những chủ trương, chính sách riêng cho nhóm các dân tộc có dân số ít và vùng đặc biệt khó khăn (các dân tộc như Rục, La Hủ, Rơ Măm…; vùng huyện Mườg Tè, tỉnh Lai Châu và tỉnh Hà Giang…) Chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi đúng đắn, hiệu quả sẽ là một động lực phát triển mạnh mẽ và tạo sự ổn định, bền vững cho đất nước

Trang 30

c Người dân phải là chủ thể trong thực hiện chính sách dân tộc và cần phát huy tính chủ động, sáng tạo và nội lực của đồng bào các dân tộc

Chính sách phát triển đối với dân tộc thiểu số phải đặt con người là vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển Đồng bào dân tộc là chủ thể và là lực lượng quyết định đến kết quả thực hiện chính sách ở địa phương mình Phải tôn trọng tính tự chủ, ý thức trách nhiệm, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, không áp đặt, bao biện, làm thay trong nghiên cứu đề xuất chính sách và trong tổ chức thực hiện chính sách Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng dân tộc và miền núi hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, cả về phẩm chất đạo đức lối sống và sức khoẻ Vì vậy, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số trước hết phải ưu tiên đầu tư phát triển con người, tập trung và huy động mọi nguồn lực nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí, tạo nên sức mạnh nội lực ở mỗi cộng đồng dân tộc để nhanh chóng đưa vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu cùng hoà nhập với nhịp độ phát triển chung của cả nước

Trong việc hoạch định chính sách trước đây, người dân không được tham gia trực tiếp và quá trình ra quyết định Những năm 1980-1990, người dân bắt đầu được động viên tham gia vào các quá trình xây dựng chính sách và từ sau năm

2000, việc phát triển vùng dân tộc thiểu số đã cơ bản được thực hiện theo hướng cộng đồng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, coi người dân nghèo và cộng đồng nghèo là đối tác trong phát triển là một phương châm đang được coi trọng trong chính sách giảm nghèo hiện nay Định hướng này cũng đã chuyển giao trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình ra quyết định cho cấp hành chính cơ sở và cho các nhóm cộng đồng Theo hướng này, Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng cũng có thể được coi là định hướng “tin cậy vào cộng đồng” – mà hiện nay Nhà nước và các nhà tài trợ đều mong muốn người dân địa phương có thể tự đưa ra những quyết định đối với những ưu tiên phát triển của chính họ, đồng thời nâng cao được năng lực của lãnh đạo, cán bộ địa phương trong quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả (WB-MPI,

2003: Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng)

Những nguyên tắc của Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã áp

dụng trong nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam Những năm gần đây

đã có sự gia tăng về dự án và chương trình thực hiện theo các nguyên tắc này Đã

có nhiều kinh nghiệm khác nhau từ các dự án và chương trình đó, và chúng ta đã

Trang 31

thấy những tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của nhiều vùng nông thôn Tuy nhiên người dân các dân tộc thiểu số vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Cần phải tích cực đánh giá và nhân rộng các mô hình thành công về xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số, để định hướng tốt hơn tới những đối tượng cần sự giúp đỡ và các nhóm kinh tế xã hội, và để tăng hiệu quả và hòa nhập của dự án và các chương trình trên cùng một địa bàn, đồng thời giúp tăng cường cải cách hành chính và phân cấp quản lý của Nhà nước

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vào nguồn lực của Trung ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương, của cộng đồng và của mỗi người dân Chính sách cần khuyến khích, huy động, lôi cuốn được mọi người dân, mọi cộng đồng tham gia tích cực thực hiện hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng, của địa phương nơi

sinh sống Chính sách phải được phân cấp mạnh trong quá trình tổ chức thực

hiện, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương vùng dân tộc và miền núi khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, tự lực tự cường vươn lên nhanh chóng hoà nhập cùng phát triển chung của cả nước Chính sách đầu tư của Nhà nước tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, bưu chính viễn thông, trường học, trạm xá, cơ sở chế biến phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc Những gì người dân có thể làm được thì Nhà nước tạo lập cơ chế, chính sách, trợ giúp về kỹ thuật, thông tin thị trường để đồng bào chủ động và

chịu trách nhiệm với công việc của mình, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước

và nhân dân cùng làm" Chính sách không được mang tính áp đặt, khuyến khích

mạnh mẽ người dân tham gia đề xuất xây dựng chính sách, trong tổ chức thực hiện

và kiểm tra giám sát đánh giá chính sách

d Chính sách dân tộc vừa phải mang tính toàn diện, vừa phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hoá của từng vùng, từng dân tộc

Chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi phải toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Tập trung phát triển mạnh kinh

tế, quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của đồng bào các dân tộc Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc

và miền núi còn dựa trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong

đó cần đặc biệt coi trọng kinh tế hộ gia đình Các chính sách phải biết khai thác lợi thế so sánh của miền núi về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, khí hậu đất đai, rừng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tộc người

Trang 32

Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế vùng dân tộc và miền núi đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc như tỷ lệ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn ở mức cao, khoảng cách chênh lệch phát triển của một số dân tộc thiểu số có xu hướng ngày càng tăng, bản sắc văn hoá dân tộc đang bị mai một, Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng chính sách phải đặc biệt chú trọng đến giải quyết những vấn đề xã hội đang nảy sinh ở vùng dân tộc và miền núi

Đồng thời, chính sách dân tộc còn phải phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hoá và phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc Đây là một trong những nguyên tắc sớm được đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ thực sự được coi trọng từ sau năm 1986, năm bản lề của công cuộc phát triển với sự kiện Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế - xã hội từ tập trung quan liêu bao cấp sang mở cửa thị trường Theo nguyên tắc này, việc hoạch định

và tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc thiểu số phải tính đến đầy đủ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, bản sắc văn hoá của từng địa phương, từng vùng, từng dân tộc để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân Vùng dân tộc và miền núi Việt Nam đa dạng về tự nhiên, khác biệt về tập quán, lối sống và mức độ phát triển không đồng đều, vì vậy chính sách phải phù hợp với đối tượng cư trú trên địa bàn và phải mềm dẻo, linh hoạt trong tổ chức thực hiện Ngoài chính sách vĩ mô của quốc gia, mỗi địa phương vùng dân tộc và miền núi cần bổ sung thêm chính sách của địa phương mình để hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước, đồng thời nâng cao được hiệu quả chính sách trong quá trình

duy ý chí và do vậy thiếu cả cơ sở khoa học và tính thực tiễn (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ VI, trang web của ĐCSVN) Từ sau năm 1986,

quan điểm liên - đa ngành được đề cao và coi là nguyên tắc bắt buộc khi xây dựng chủ trương, chính sách Theo nguyên tắc này, cần quán triệt quan điểm tiếp cận liên - đa ngành trong xây dựng, đề xuất chính sách; trong tổ chức thực hiện và

Trang 33

trong kiểm tra, giám sát, đánh giá chính sách ở vùng dân tộc và miền núi Chính sách dân tộc không giải quyết những vấn đề một cách đơn lẻ và biệt lập mà phải đặt trong tổng thể các quan hệ tác động đến mỗi người dân và cộng đồng các dân tộc để xem xét Nghiên cứu, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc theo quan điểm tiếp cận liên - đa ngành sẽ giải quyết được toàn diện và hài hoà quá trình phát triển miền núi nói chung, vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Hiện nay trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc và miền núi, cơ chế lồng ghép các nguồn lực đầu tư chưa rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương Vì vậy đã không phát huy được sức mạnh tổng hợp của chính sách, làm phân tán nguồn lực đầu tư, để chồng chéo nhau và tạo ra những kẽ hở dẫn đến tiêu cực trong quản lý thực hiện chính sách ở vùng dân tộc và miền núi Phối hợp liên ngành cần phải được thể hiện cụ thể trong tất cả các khâu của quá trình từ lập kế hoạch đầu tư đến thực thi và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chính sách

G Quán triệt quan điểm phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi

Nghiên cứu, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc phải được tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi phải giải quyết đúng đắn, hài hoà giữa tăng trưởng kinh

tế với bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đất nước mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế

và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ bao cấp, quan niệm về một đất nước có rừng vàng, biển bạc, và nguồn tài nguyên là vô tận đã tồn tại thường trực trong nếp nghĩ của nhiều người Cũng từ quan niệm như vậy đã dẫn tới tình trạng khai thác bừa bãi, không có kế hoạch bảo vệ, tái tạo, bổ sung và hệ quả là hiện nay nguồn tài nguyên tưởng như là vô tận đó đã cạn kiệt Xuất phát từ thực tiễn này, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, khởi đầu là từ các nhà sinh thái học Một trong những cơ sở khoa học sớm đưa cụm từ “phát triển bền vững” và có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam là

Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và môi trường, thuộc Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Mặc dù khái niệm “Phát triển bền vững” chỉ mới được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, nhưng ngay lập tức đã được quan tâm vận dụng ở nhiều cấp độ Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về phát triển bền vững được công bố và nhiều tài

Trang 34

liệu trong số đó đã được sử dụng làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nói chung, chính sách dân tộc nói riêng Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí phát triển bền vững trên thế giới (bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường), các nhà khoa học đã đề xuất những tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững

ở Việt Nam với các chỉ báo như: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế

Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên Phát triển mà làm hủy hoại môi trường hoặc chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt là một phát triển không bền vững Hiện nay, môi trường sinh thái vùng dân tộc và miền núi đang phải đối mặt với những nguy cơ to lớn như tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, rừng bị tàn phá, đất và nguồn nước bị suy thoái Vì vậy chính sách phải tạo dựng được sự chia sẻ trách nhiệm chung của cả nước để gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái vùng dân tộc và miền núi

*

* *

Nhìn chung, định hướng công tác dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện tầm nhìn có tính chất chiến lược, lâu dài, toàn diện, hợp lý và đảm bảo tính nhân văn Việc hoạch định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện được tính linh hoạt trong việc vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn Bên cạnh việc đề cao những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những lý thuyết có tính chất phổ biến toàn cầu về phát triển và phát triển bền vững cũng đã được xem xét áp dụng Các cơ sở ấy cơ bản đảm bảo tính khoa học

Về mặt cơ sở thực tiễn, việc xây dựng phần lớn các chủ trương, chính sách

đã tương đối bám sát vào những nhận định sát thực, khách quan của diễn biến tình hình từng vùng, từng dân tộc hay nhóm dân tộc Các cơ sở thực tiễn (EMs phân bố xen kẽ nhau trên diện rộng, có trình độ phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội, có đời sống khó khăn, có sắc thái văn hoá đa dạng, có chung vận mệnh lịch sử ) đã được nhận thức đúng

Trên nền tảng của cơ sở lý luận và thực tiễn đó, về cơ bản các chủ trương, chính sách của đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về dân tộc thiểu số đã đưa

ra được những nguyên tắc thích hợp Nếu thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đó,

Trang 35

chắc chắn đới sống người dân các dân tộc thiểu số sẽ có những bước tiến đáng kể Kinh tế sẽ có sự tăng trưởng nhanh, môi trường sinh thái nhân văn sẽ đảm bảo cho phát triển bền vững trong tương lai, các giá trị văn hoá tộc người sẽ được bảo tồn.

lý chặt chẽ không?

- Công tác giám sát việc thực hiện chính sách ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số đã đạt hiệu quả như mong đợi chưa?

3.3 Đánh giá chung về hiệu quả của việc thực thi chính sách

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, các văn kiện, Nghị quyết đã xác định

vị trí quan trọng của vùng đồng bào dân tộc và miền núi trong chiến lược giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng từng bước hoàn chỉnh và dần dần được thể chế vào Hiến pháp của nước ta Nhà nước đã đầu tư mở mang vùng miền núi và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc, nhất là từ sau Nghị quyết 22 -TW của Bộ Chính trị khoá 6 (tháng 11/1989) và quyết định 72-HĐBT năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế -xã hội miền núi, nên việc đầu tư cho miền núi và vùng dân tộc đã

có bước chuyển biến căn bản cả về lượng và chất Đến nay, bộ mặt miền núi và vùng dân tộc đã có những thay đổi đáng kể: Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc được cải thiện, nhiều vùng đồng bào đã thoát cảnh đói lưu cữu trước đây, tình trạng du canh du cư của đông bào một số vùng nay đã từng bước ổn định, nhiều hộ đồng bào đã trở nên giầu có

Trang 36

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội về công tác dân tộc

Việc đầu tư phát triển kinh tế -xã hội ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954) Nhờ đó, ngoài việc khôi phục, mở mang một số tuyến giao thông nối liền hoạt động kinh tế -văn hoá giữa miền núi và miền xuôi ngày càng thuận lợi; các khu trung tâm công nghiệp lớn được khôi phục hoặc mở mới như than (Hòn Gai), gang thép (Thái Nguyên), thiếc Tĩnh túc (Cao Bằng), Apatít (Lào Cai) các nông, lâm trường quốc doanh được xây dựng ở hầu hết các tỉnh miền núi như nông trường chè, bò (Mộc Châu), Lâm trường Púng Luông (Yên Bái), Lâm trường Ca Liệng (Cao bằng) đã thu hút một lực lượng công nhân tại chỗ và gia đình là người dân tộc vào làm việc

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, việc đầu tư phát triển Tây nguyên và các vùng dân tộc khác đã tạo ra nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng rừng ; nhiều nông, lâm trường, nhà máy, trạm trại cũng đã mọc lên, làm thay đổi bộ mặt vùng miền núi và cải thiện đời sống vùng đồng bào các dân tộc

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/96) nhất là từ khi có Nghị quyết 22 -TW của Bộ chính trị và quyết định 72-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế -xã hội miền núi, việc đầu tư cho miền núi và vùng dân tộc được tăng cường một cách mạnh mẽ, ngoài nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước giao cho các địa phương quản lý, còn có vốn Trung ương đầu tư qua các Bộ chức năng của Chính phủ theo những chương trình, dự án trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài

Kể từ năm 1968 đến nay, công tác định canh định cư đã tiến hành được 31 năm, lấy số liệu từ năm 1992 - 1998 đã thực hiện được 209.000 hộ với số dân là 1.190,979 người Tỷ lệ hoàn thành so với tổng diện định canh định cư mới chỉ đạt 30,2% số xã, 49,8% số hộ, 46,6% số nhân khẩu, nhìn chung qua 31 năm thực hiện cuộc vận động này mới đạt khoảng 50% diện vận động định canh định cư Từ năm

1993 đến nay, đầu tư vào 743 dự án gồm 842 xã, 272.000 hộ, 1.561.000 người,

Trang 37

bình quân một dự án chi 1.336 triệu đồng, mỗi hộ 4,3 triệu đồng, chi rải ra trong 5 năm.

Nhờ có định canh định cư, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển hướng được sản xuất, ổn định được cuộc sống, đã xuất hiện nhiều mô hình ở các vùng như Tân Châu, Chư Pông, Viễn Sơn -Đại Sơn, Mô Cổng đã góp phần hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung, có sản phẩm hàng hoá tương đối cao, xuất hiện không ít gia đình làm ăn giỏi, giầu có Cơ giới nông nghiệp cũng đã xuất hiện ở một số vùng nông thôn miền núi và vùng đồng bào dân tộc trước kia còn là

du canh du cư Chỉ tính từ giai đoạn 1991 -1995, Chính phủ đã đầu tư cho miền núi bằng 35,4% tổng số vốn đầu tư của cả nước, đó là chưa kể vốn nước ngoài như ODA, FDI Nhờ được đầu tư như vậy, nên :

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng được tăng nhanh Nhất

là kết quả mở mang giao thông vận tải đã góp phần to lớn trong việc nâng cao đời sống, thu hẹp khoảng cách xa xôi giữa miền núi với miền xuôi, giữa vùng sâu, vùng

xa với các trung tâm, đô thị ở miền núi Nếu trước đây chúng ta muốn đến huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang ) phải mất cả tháng thì bây giờ chỉ trong một, hai ngày

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh miền núi và có dân tộc đạt hàng năm 6-7%, trong đó nông nghiệp có mức tăng trưởng 3-4%, công nghiệp 8-10%, dịch vụ 10-11% Một số tỉnh nhịp độ tăng trưởng bình quân cao hơn bình quân cả nước như Lào Cai, Lâm Đồng, ĐăkLăk, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh

- Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc đang được chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ Năm 1990 sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 70% GDP của vùng núi, công nghiệp chiếm 11%, dịch vụ 19% thì nay con số đó là 55%, 20%

và 30%

- Đời sống của người dân miền núi trong đó có đồng bào dân tộc đã được cải thiện qua các chương trình đầu tư chung cho miền núi cũng như qua những chương trình đầu tư đặc thù theo chương trình, dự án như : Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chương trình dự án

Trang 38

định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc trong diện thực hiện Nghị quyết

38-CP về định canh định cư ; chương trình hỗ trợ các dân tộc đặc biệt có khó khăn ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây thuốc phiện ; chương trình xây dựng trung tâm cụm xã ; trợ cước trợ giá những mặt hàng thiết yếu cho vùng miền núi và dân tộc ; xoá đói giảm nghèo Từ năm 1999, Chính phủ đầu tư cho chương trình 135 với 1000 xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa với khoảng 410 tỷ đồng

Có thể nói đến nay, nạn đói kinh niên ở nhiều vùng dân tộc trước đây đã được giảm đáng kể Nhiều hộ gia đình dân tộc đã từ du canh du cư chuyển sang định canh định cư, làm ăn khá giả, có hộ xây được nhà ở kiền cố thay vì nhà tranh tre tạm bợ xưa kia, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình như xe máy, cát xét, ti vi, quạt điện và máy móc phục vụ sản xuất như máy cày, máy kéo, máy bơm nước, xay xát nhiều mô hình hộ sản xuất giỏi có trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản hoặc trồng rừng, có hộ đã có thu nhập hàng năm tới vài ba trăm triệu trở lên Nhiều mô hình định canh định cư phát triển bền vững như những điểm đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn, xã Đại Sơn (Yên Bái), xã Tân Dân, Phong Dụ (Quảng Ninh) ; Đồng bào Mông thôn Mô Cổng, xã Phỏng Lái, xã Tà Xùa, Lao Khô (Sơn La), Khe Cạn (Thái Nguyên) ; Đồng bào K'Ho ở Tân Châu, Liên Đầm (Lâm Đồng) ; Đồng bào Ê đê ở Ea tul, Eapok, Chư đăng, Chừ Cáp (ĐăkLăk) ; Đồng bào Gia rai, Ba Na ở Hà Bầu, Gla (Gia Lai) v.v

Nhờ có sự đầu tư phát triển như vậy, tỷ lệ đói nghèo ngày một giảm, ví dụ như tỉnh Lai Châu nếu năm 1995 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh là 42,2% thì đến nay chỉ còn 36,3% ; tỉnh Kon Tum năm 1995 tỷ lệ đói nghèo là 73% nay còn 33,17%

- Các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, văn hoá cũng có nhiều mặt tiến bộ rõ rệt tác động tốt đến đời sống đồng bào các dân tộc :

+ Đến nay, hầu hết các xã miền núi và dân tộc đều đã có trường cấp I, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đã đạt gần 90%, nhiều tỉnh, nhiều huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học Theo Bộ Giáo dục, hiện chỉ còn 6 tỉnh có dân tộc

và miền núi chưa đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mà thôi

+ Mạng lưới y tế đã được thiết lập đến xã và thôn buôn, nhiều bệnh tật kinh niên ở miền núi và vùng dân tộc đã được đẩy lùi như sốt rét, kiết lỵ, sức khoẻ của cộng đồng dân cư được chăm sóc khá hơn trước, nhiều tỉnh miền núi và vùng dân

Trang 39

tộc đã có tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch cao hơn bình quân chung của cả nước như tỉnh ĐăkLăk 44%, tỉnh Kon Tum 40%

+ Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy, mức hưởng thụ văn hoá của cư dân miền núi và vùng dân tộc tăng hơn trước ; 40% số xã miền núi đã có điện ; 75% số xã đã được phủ sóng truyền hình ; 90% được phủ sóng phát thanh ;

769 xã miền núi đã được xây dựng điểm bưu điện -văn hoá xã ; nhiều nơi đang xây dựng làng văn hoá mới

- Trật tự an ninh - quốc phòng được giữ vững, hiện tượng "xưng vua", nghe theo lời kẻ xấu đã giảm hẳn

Tóm lại, trong vòng 10 năm đổi mới và thực hiện Nghị quyết 22TW của Bộ Chính trị, bộ mặt miền núi nói chung và đời sống vùng đồng bào các dân tộc đã có những đổi thay nhanh chóng, bất kỳ người dân nào ở miền núi cũng đều thấy điều

đó là thực tế

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống vùng dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cơ bản

ổn định, tiếp tục cải thiện và có nhiều đổi mới Cụ thể:

 Giảm tỉ lệ hộ nghèo đạt trên 4%;

 97,42% xã có đường ô tô đến tận trung tâm;

 80,7% thôn bản thuộc xã ĐBKK có đường giao thông đến đường trục;

 84,6% số xã ĐBKK có điện lưới,

 Gần 70% số hộ được sử dụng điện;

 98,7% xã có bưu điện văn hóa xã ̀

 100% xã có điện thoại; phủ sóng phát thanh được trên 90% và gần 80% sóng truyền hình;

 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, lớp mẫu giáo, gần 80.000 học sinh các dân tộc thiểu số có điều kiện theo học các cấp;

 100% các tỉnh vùng dân tộc và miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

 Gần 70% trạm y tế xã vùng này có y bác sỹ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc vùng ĐBKK, người nghèo ở vùng dân tộc và miền núi cơ bản được giải quyết;

 Văn hóa, thể thao được quan tâm khôi phục, phát huy và bảo tồn thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao với nhiều hình thức phong phú, đa dạng

Trang 40

Tóm lại, trong vòng 10 năm đổi mới và thực hiện Nghị quyết 22TW của Bộ Chính trị, bộ mặt miền núi nói chung và đời sống vùng đồng bào các dân tộc đã có những đổi thay nhanh chóng, bất kỳ người dân nào ở miền núi cũng đều thấy điều

đó là thực tế

3.4 Công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội

* Hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Từ giữa những năm 90, UNDP đã hỗ trợ Chính phủ giải quyết vấn nạn đói nghèo vốn ăn sâu bám rễ trong các vùng dân tộc thiểu số, trợ giúp từ giai đoạn đầu cho Chương trình Xóa đói giảm nghèo (HERP), Chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (SEDEMA) (còn được gọi là Chương trình 135) và Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (NTP-PR) UNDP cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban các vấn đề dân tộc thiểu số (CEMA) và Bộ Lao động, thương binh và xã hội (MOLISA) trong công tác xây dựng và thực hiện những chương trình mũi nhọn này, đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong việc điều phối các nguồn tài trợ quốc tế có giá trị để hỗ trợ Chương trình 135 trong giai đoạn 2006-2011

* Tiêu điểm

Sự trợ giúp từ UNDP được thực hiện thông qua một dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhờ đó đã tăng giá trị của những chương trình trọng điểm quốc gia theo nhiều cách khác nhau Bản dự thảo Chiến lược An sinh xã hội Quốc gia giai đoạn 2011-2020

đã được soạn thảo với sự hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn chính sách từ UNDP

Sự trợ giúp từ UNDP được thực hiện thông qua một dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhờ đó đã tăng giá trị của những chương trình trọng điểm quốc gia theo nhiều cách khác nhau Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã trợ giúp công tác nghiên cứu chính sách, phát triển chính sách, đào tạo cũng như xây dựng năng lực khác bao gồm việc tạo điều kiện cho những nhà hoạch định chính sách tiếp cận các mô hình và phương thức xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số từ các nước như Trung Quốc và Ân Độ Thông qua những dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhiều công cụ và phương thức mới đã

Ngày đăng: 16/04/2017, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w