Theo thống kê của Ủyban Dân tộc, trong giai đoạn 2010 – 2017, Chính phủ và các bộ, ngành liênquan đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đối với DTTShoặc có liên quan đến
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MẠNH TƯỞNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NINH THUẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, năm 2020
Trang 2VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MẠNH TƯỞNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NINH THUẬN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thôngtin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bốtrong bất kỳ công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Hoàng Mạnh Tưởng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi luônnhận được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân.Nhân dịp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS LêNgọc Hùng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong việc lựa chọn đề tài,tiếp cận các phương pháp, định hướng các nội dung nghiên cứu, góp ý sửachữa và bổ sung khi tôi viết luận án… để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập củamột nghiên cứu sinh
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện KHXH, Lãnh đạoKhoa Chính sách công, Khoa Sau đại học, Quý thầy, cô Khoa Chính sáchcông và các Khoa, Phòng, Ban thuộc Học viện KHXH đã tạo những điều kiệntốt nhất, tham gia góp ý khoa học, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập và thực hiện đề tài luận án
Đặc biệt, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chínhtrị khu vực II, Khoa Dân tộc và Tôn giáo, lãnh đạo các Sở, ngành, huyện,thị, của tỉnh Ninh Thuận và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiệnthuận lợi và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này
Do những điều kiện chủ quan, khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứucủa Luận án còn có nhiều thiếu sót Tôi rất mong tiếp tục nhận được những ýkiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọnnghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Hoàng Mạnh Tưởng
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án 10
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10
8 Cấu trúc của luận án 11
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 12
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách công, chính sách dân tộc 12
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách giáo dục, chính sách giáo dục đối với DTTS 18
1.1.3 Các công trình nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận 28
1.2 Đánh giá chung các công trình đã tổng quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 30
1.2.1 Những vấn đề đã được làm rõ luận án có thể tham khảo, kế thừa 30
1.2.2 Những vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan 32
1.2.3 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ 33
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ 35
Trang 62.1 Các khái niệm cơ bản 35
2.2 Mục tiêu và nội dung của chính sách giáo dục đối với DTTS 40
2.3 Chủ thể và vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS 50
2.4 Quy trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS 53
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS 59
2.6 Kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 62
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN 74
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - văn hóa xã hội và giáo dục vùng DTTS tỉnh Ninh Thuận 74
3.2 Tình hình triển khai, kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận từ năm 2010 đến nay 79
3.2.1 Công tác tuyên truyền và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận 79
3.2.2 Kết quả thực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận 86
3.3 Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian qua 108
3.3.1 Những mặt thành công 108
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 112
Tiểu kết chương 3 120
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN THỜI GIAN TỚI 122
Trang 74.1 Bối cảnh thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận
thời gian tới 122
4.2 Quan điểm hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận 126
4.3 Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận thời gian tới 131
4.4 Điều kiện bảo đảm thực hiện giải pháp 141
Tiểu kết chương 4 143
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 158
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp chính sách giáo dục đối với DTTS do Chính phủ ban hành tính đến hết năm 2016 158
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp chính sách giáo dục đối với DTTS do Thủ tướng Chính phủ ban hànhtính đến hết năm 2016 160
Phụ lục 3: Bảng hỏi và kết quả xử lý số liệu điều tra đề tài luận án 164
Trang 8: Trung học chuyên nghiệp: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông: Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1: Nguồn thông tin về các chính sách giáo dục hỗ trợ DTTS 81
Bảng 2: Loại chính sách được hỗ trợ để nâng cao cơ sở vật chất 86
Bảng 3: Kinh phí phân bổ cho các trường DTNT giai đoạn 2011 – 2015 87
Bảng 4: Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc học 2 buổi/ngày 88
Bảng 5: Nội dung chính sách đang hỗ trợ học sinh DTTS 94
Bảng 6: Tình hình hỗ trợ gạo theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ 96
Bảng 7: Số người và số tiền được chi trả phụ cấp thu hút và phụ cấp thâm niên giai đoạn 2011 – 2015 102
Bảng 8: Mức độ hài lòng về các loại hỗ trợ/phụ cấp đối với đội ngũ giáo viên hiện nay 103
Bảng 10: Mức độ hiểu biết về các loại chính sách 114
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những chủ trương, chính sáchlớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS,góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, xóa đói, giảm nghèo đa chiều bền vững ở vùng DTTS Do đó, bêncạnh các chính sách phát triển kinh tế, thì giáo dục vùng DTTS, vùng sâu,vùng xa, miền núi luôn được ưu tiên chú trọng [36] Theo thống kê của Ủyban Dân tộc, trong giai đoạn 2010 – 2017, Chính phủ và các bộ, ngành liênquan đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đối với DTTShoặc có liên quan đến giáo dục đối với DTTS [37], trong đó có chương trìnhmục tiêu giáo dục; đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên;chính sách đào tạo cử tuyển, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập chohọc sinh, sinh viên các trường phổ thông DTNT, phổ thông DTBT, dự bị đạihọc; chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công táccác trường chuyên biệt, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững anninh chính trị của cả nước nói chung và các tỉnh miền núi, vùng DTTS nóiriêng [38] Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ giáodục đối với DTTS thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, vì vậy hiện naymặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn cókhoảng cách đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước
Ninh Thuận là tỉnh nghèo với 35 dân tộc sinh sống đan xen, trong đóDTTS chiếm 22,87% dân số Toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó 31
xã miền núi, 19 xã đặc biệt khó khăn Những năm gần đây, cùng với Đảng,
Trang 11Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, ban hànhnhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển giáo dục đối với DTTS để họ cóđiều kiện phát triển toàn diện Chính vì thế, công tác giáo dục đối với DTTStrên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu như:chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, công tác xã hội hóa giáo dụcđược đẩy mạnh, công tác khuyến học, khuyến tài được các địa phương đặcbiệt quan tâm Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác giáo dục đối vớiDTTS trên địa bản tỉnh còn một số hạn chế như: Tình trạng bỏ học, nghỉ họccách nhật vẫn còn khá phổ biến nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổthông, chất lượng học tập tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt đượcmục tiêu đề ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đảm bảo,chất lượng giảng dạy của một số giáo viên vẫn còn hạn chế…
Một trong những nguyên nhân của các hạn chế nêu trên chính là khâu tổchức thực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS chưa được hiệu quả nhưmong muốn Vì vậy, việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS hiệnnay đặt ra những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết đểnâng cao chất lượng giáo dục đối với DTTS Cụ thể:
Về mặt lý luận
Thứ nhất, chính sách giáo dục đối với DTTS có phạm vi rộng, liên quan
trực tiếp đến nhiều nội dung của hoạt động giáo dục, vì vậy, những vấn đề lýluận cần phải thường xuyên được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện ViệtNam và quốc tế Việc hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về thực hiệnchính sách giáo dục đối với DTTS cho phù hợp với các lý thuyết mới về chínhsách công là hết sức cần thiết, tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thiết thựcnhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
Trang 12Thứ hai, cần làm rõ vai trò của các chủ thể trong việc ban hành và thực
hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và các chủ thể ngoài nhà nước trongviệc góp phần hiện thực hóa các chính sách giáo dục đối với DTTS do nhànước, chính quyền ban hành
Thứ ba, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sách giáo dục đối với DTTS như tính chất của vấn đề chính sách, chủ thể chínhsách, đối tượng thụ hưởng chính sách và môi trường chính sách
Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa và tiếp thu một cách phù hợp
những bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS từcác địa phương khác trong lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới
Thứ năm, cần bổ sung thêm những nghiên cứu vận dụng lý thuyết thực
hiện chính sách công Ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, việc vận dụng lý thuyếtthực hiện chính sách công vào trong lĩnh trong lĩnh vực giáo dục là hết sứccần thiết vì đây là tỉnh có nhiều đặc thù về dân tộc và là tỉnh nghèo, đangđược thụ hưởng hầu hết các chính sách giáo dục đối với DTTS của nhà nước
Về mặt thực tiễn
Quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của cả nước nóichung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như:
Thứ nhất, Công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách giáo dục đối
với DTTS chưa kịp thời, thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các địa phương, cơquan, ban ngành
Thứ hai, Công tác tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động nhằm
định hướng dư luận trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS chậm được đổi mới về hình thức, phương pháp, nội dung; còn nhiềubiểu hiện hình thức, "làm cho có"… nên kém hiệu quả
Trang 13Thứ ba, Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra chưa kịp thời, thường
xuyên và thiếu thực chất Việc xử lý khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luậttrong quá trình thực hiện chính sách còn chậm, nhiều trường hợp thiếu côngbằng, nghiêm minh đã ảnh hưởng xấu đến thực hiện chính sách giáo dục đốivới DTTS
Thứ tư, Công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm đối với hoạt động
thực hiện chính sách chưa được coi trọng, chưa làm thường xuyên, kịp thời.Những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây về thực hiện chính sách giáo
dục đối với DTTS cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: Thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận là thật sự cần thiết và cấp bách, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm,khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Đề tài Luận án có mục đích nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách vàđánh giá kết quả đạt được của hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS tỉnh Ninh Thuận từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải phápphù hợp, có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thực hiện chínhsách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án,đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trang 14- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách giáo dục và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở nước ta hiện nay
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnhNinh Thuận thời gian qua Chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thực hiện chính sách giáodục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm gópphần hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnhNinh Thuận trong thời gian tới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động thực hiện chính sách vàkết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS trên các lĩnh vực như (1)chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, trường lớp; (2) chính sách hỗ trợhọc sinh, sinh viên; (3) chính sách dạy và học tiếng nói chữ viết DTTS; (4)chính sách hỗ trợ giáo viên và CBQL giáo dục vùng DTTS; (5) chính sách cửtuyển từ năm 2010 đến nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chu trình chính sách công bao gồm nhiều bước (hoạch
định, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả) Nội dung của chính sách giáo dụcđối với DTTS gồm nhiều vấn đề từ kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụgiáo viên; chính sách đào tạo cử tuyển, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí họctập cho học sinh, sinh viên các trường phổ thông DTNT, phổ thông DTBT, dự
bị đại học; chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viêncông tác các trường chuyên biệt, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn…, nhưng luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và kết quả đạt được ở một
Trang 15số nội dung cơ bản gồm: (1) chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất,trường lớp; (2) chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên; (3) chính sách dạy vàhọc tiếng nói chữ viết DTTS; (4) chính sách hỗ trợ giáo viên và CBQL giáodục vùng DTTS; (5) chính sách cử tuyển.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện hiện chính sách
giáo dục đối với DTTS từ năm 2010 đến nay và đề xuất các giải pháp đếnnăm 2025, tầm nhìn 2030
- Không gian: tỉnh Ninh Thuận gồm 5 huyện/thành phố: Bác Ái, Ninh
Sơn, Ninh Phước, Thuận Bắc; TP Phan Rang – Tháp Chàm
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được tiến hành để trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Mục tiêu và nội dung của các chính sách giáo dục đối với
DTTS hiện nay là gì?
Câu hỏi 2: Các quốc gia khác hoạch định và thực hiện các chính sách về
phát triển giáo dục cho người DTTS như thế nào?
Câu hỏi 3: Chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận được
thực hiện như thế nào?
Câu hỏi 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện chính sách
giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận hiện nay là gì?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được tiến hành để chứng minh các giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: Mục tiêu và nội dung của các chính sách giáo dục đối với
DTTS nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực vàchất lượng giáo dục đối với đồng bào DTTS
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở làm sáng tỏ khái niệm, mục tiêu
và nội dung của chính sách giáo dục đối với DTTS, Luận án chứng mình vai
Trang 16trò và ý nghĩa của hoạt động thực hiện chính sách đối với DTTS đối với sựphát triển vùng DTTS
Giả thuyết 2: Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm về phát triển giáo
dục cho người DTTS của một số quốc gia trên thế giới cho hoạt động hoạchđịnh và thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS của mình
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án tìm kiếm những bài học kinhnghiệm phát triển giáo dục đối với DTTS thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạtđộng hoạch định, thực hiện chính sách phát triển giáo dục đối với DTTS củamột số quốc gia
Giả thuyết 3: Hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
tỉnh Ninh Thuận còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục, trình độ dân trí
và nguồn nhân lực DTTS còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và cảnước
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện chínhsách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận, Luận án đánh giá những mặtđạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động này
Giả thuyết 4: Đời sống đồng bào DTTS tỉnh Ninh thuận còn nhiều khó
khăn, kinh tế chậm phát triển, biến đổi khí hậu và tâm lý tự ti, mặc cảm củađồng bào DTTS đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt độngthực hiện chính sách giáo dục
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng
và nguyên nhân của nó đến hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS, Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động nàytrong thời gian tới
Trang 175 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước về giáo dục, đặc biệt là những chính sách giáo dục dành cho DTTS.Luận án sẽ kế thừa và làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của các nhà khoahọc trong nước và thế giới về những nội dung liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của luận án được sử dụng dựa trên nềntảng khoa học của ngành chính sách công và vận dụng các kiến thức liênngành quản lý giáo dục, quản lý công Các phương pháp cụ thể bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dựa trên cơ sở tìm
kiếm, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu là những công trình nghiên cứu đitrước có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu Tác giả đã kết thành từngnhóm, nội dung chính để phục vụ cho luận án, đồng thời bổ sung thêm nhữngphát hiện mới
Nhóm chủ đề thu thập và phân tích tài liệu gồm: Hệ thống hóa các vănbản pháp luật, chính sách liên quan đến chính sách giáo dục đối với DTTS;phân tích, đánh giá tổng quan về thực hiện các chính sách giáo dục đối vớiDTTS dựa trên các số liệu, tài liệu, báo cáo có sẵn như: các văn bản pháp luật,chính sách hiện hành về giáo dục; các báo cáo chuyên đề, báo cáo hành chính,báo cáo quản lý các Sở, ngành của tỉnh, huyện, xã có liên quan đến giáo dụcđối với DTTS; các báo cáo, tài liệu, ấn phẩm nghiên cứu, các bài viết trênbáo, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; số liệu thống kê do các cơquan quản lý nhà nước công bố
Trang 18+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp lại để tìm ranhững luận điểm, kết luận có giá trị khoa học, hữu ích với đề tài luận án
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh, đối chiếu
với những quan niệm, tư duy, những chính sách của các quốc gia trong thựchiện chính sách giáo dục đối với DTTS Từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được tác giả
thực hiện thông qua phiếu điều tra soạn sẵn nhằm đáp ứng cho mục tiêu nghiêncứu liên quan đến nội dung “Đánh giá quá trình thực hiện chính sách giáo dụcđối với DTTS” Kết quả thu thập thông tin từ phiều điều tra này giúp tác giảđánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chínhsách giáo dục đối với DTTS trong thời gian tới Đối tượng được lựa chọn thamgia khảo sát gồm: (1) giáo viên và CBQL giáo dục các cấp; (2) học
sinh; (3) phụ huynh Mẫu điều tra được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện Sốlượng cụ thể cho mỗi nhóm đối tượng là: giáo viên và CBQL giáo dục: 200;học sinh: 150 và hộ gia đình: 150
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý và thực thiện chính sách giáo dục đối
với DTTS các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận
Thành phần tham gia khảo sát:
Cấp tỉnh: là các cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS thuộc các Sở, ban ngành có liên quan như Sở Giáo dục và Đào tạo, BanDân tộc, Sở KH & ĐT, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở LĐ – TB&XH
Cấp huyện/xã: lãnh đạo Phòng Giáo dục, Phòng Dân tộc và lãnh đạo các
xã vùng DTTS và cán bộ các ban, ngành phụ trách các lĩnh vực liên quan đếnchính sách giáo dục đối với DTTS;
Trang 19Cấp hộ gia đình: tham vấn đại diện 30 – 40 hộ DTTS trực tiếp thụ hưởng các chính sách giáo dục các cấp từ mầm non đến PTTH
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về mặt lý luận
- Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS ở tỉnh Ninh Thuận
- Luận án đã đưa ra khái niệm thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
và luận giải quy trình thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS, các yếu tốảnh hưởng và vai trò của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
- Luận án đã nêu lên kinh nghiệm thực hiện chính sách giáo dục đối vớiDTTS của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam
Về thực tiễn
- Luận án đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ranhững kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đốivới DTTS tỉnh Ninh Thuận
- Luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
- Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị làm tài liệu tham khảo tronghọc tập, nghiên cứu giảng dạy và cho các nhà hoạch định, thực hiện chínhsách giáo dục đối với DTTS của tỉnh Ninh Thuận và cả nước
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏthêm những vấn đề lý luận của ngành khoa học chính sách công và vai trò củaviệc thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào DTTS
Trang 20- Góp phần hiện thực hóa những nội dung của Nghị quyết số 29/NQ-TW
về phát triển toàn diện giáo dục
- Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những tồntại, hạn chế, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nướcnói chung
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn
đề này
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận án gồm có 4 chương, 23 tiết
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánChương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS
Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách công, chính sách dân tộc
Hồ Việt Hạnh (2018) với bài viết Bàn về khái niệm chính sách công, Tạp
chí Nhân lực KHXH, số 12/2017 Theo tác giả, chính sách công là một ngànhkhoa học có tính ứng dụng cao song được nghiên cứu ở nước ta chưa lâu.Chính vì vậy mà nhiều vấn đề căn cốt của ngành khoa học này vẫn còn đượctranh luận một cách sôi nổi Trong những vấn đề căn cốt đó có vấn đề kháiniệm chính sách công Nhằm góp phần làm rõ vấn đề này, bài viết tập trunglàm rõ khái niệm chính sách công dựa trên cách tiếp cận quyền lực và trong
sự so sánh với chính sách tư
Võ Khánh Vinh (2016) với bài viết Khoa học chính sách công: Một số vấn
đề cơ bản, Tạp chí Nhân lực KHXH, số 10/2016 Theo tác giả, khoa học chính
sách công là một ngành mới phát triển ở nước ta trong những thập niên gần đây.Khoa học chính sách công nghiên cứu chính sách công ở tất cả các phương diệnphong phú, đa dạng của nó Bài viết này bước đầu luận giải chính sách công với
tư cách là một khoa học, làm sáng tỏ những vấn đề: chính sách công trong quan
hệ hiện thực và quan hệ nghiên cứu, hiểu biết chính sách công và khoa học chínhsách công, sự hình thành và phát triển của khoa học chính sách công, nghề chínhsách công, cơ cấu của khoa học chính sách công
Nguyễn Hữu Hải (2010) với công trình sách chuyên khảo Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia Công trình cung cấp
những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách công như: quá trình phát
Trang 22triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; cấutrúc nội dung và chu trình chính sách công; nguyên tắc, căn cứ, các bước vàphương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức,phương pháp tổ chức thực thi chính sách công và phân cấp quản lý chính sáchcông; nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và phương pháp phân tíchchính sách công; nội dung đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phântích, đánh giá chính sách công Đặc biệt tác giả còn chú trọng đến việc vậndụng những kiến thức cơ bản vào thực tiễn đánh giá chính sách công.
Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa (2013) (đồng chủ biên) với công trình
Đại cương về chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật Mục đích
của công trình nhằm đáp ứng nhu cầu về giảng dạy và học tập về chính sáchcông cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành chính sách công và là tài liệutham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức đang hoạt động thực tiễn trong các
cơ quan nhà nước, những nhà nghiên cứu về chính sách công, Nội dung củacuốn sách giới thiệu những kiến thức đại cương về phân tích chính sách côngnhư: khái quát về phân tích chính sách công, đặc trưng của nghề phân tíchchính sách công, tiêu chuẩn nhân sự làm chuyên môn về phân tích chính sáchcông, quy trình, nội dung và phương pháp phân tích chính sách công Các tácgiả đặc biệt chú trọng đến việc vận dụng những kiến thức cơ bản vào thực tiễnphân tích chính sách công thông qua rèn luyện kỹ năng trong các bài tập ứngdụng…
Lê Văn Hòa (2016) với công trình sách Quản lý thực thi chính sách công theo kết quả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách làm rõ bản
chất của quản lý theo kết quả, bản chất của thực thi chính sách công và quản
lý thực thi chính sách công theo kết quả, đánh giá thực trạng quản lý thực thichính sách công ở Việt Nam; từ đó đề xuất áp dụng quản lý thực thi chínhsách công theo kết quả, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm giải
Trang 23trình và phát huy dân chủ trong thực thi chính sách công ở Việt Nam, gópphần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tạ Ngọc Hải (2016) với bài viết Chính sách công – Tiếp cận từ khoa học
tổ chức nhà nước, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước Căn cứ vào khái niệm
và các thuộc tính của chính sách công, dựa vào các tiêu chí khác nhau, tác giả
đã phân chia chính sách công thành các nhóm khác nhau và so sánh chínhsách công và pháp luật để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt Vềtương đồng, giữa chính sách công và pháp luật: (1) Chủ thể ban hành phápluật và chính sách công là nhà nước; (2) Đối tượng điều chỉnh, tác động là cáctầng lớp khác nhau trong xã hội (nhân dân) như: người dân, cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động; (3) Về một số thuộc tính như: tính nhà nước,tính hệ thống, tính kế thừa và tính công cộng (phổ biến) Sự khác biệt gồm:(1) Chính sách công luôn gắn với một quốc gia cụ thể cho dù phạm vi ảnhhưởng của chính sách rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia khác Trong khi
đó pháp luật quốc tế ngoài chủ thể là quốc gia còn có các chủ thể khác như:các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các dân tộc đang đấu tranh giànhquyền tự quyết; (2) Chủ thể ban hành chính sách công được xác định ngay khichính sách đó được ban hành nhưng chủ thể của pháp luật quốc tế (một bộphận của pháp luật quốc gia) có quyền gia nhập trong quá trình áp dụng
Vũ Tuấn Anh (2014) với bài viết Một số vấn đề về chính sách công ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9/2014 Trên cơ sở những
thành tựu về hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công ở Việt Namthời gian qua, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập chủ yếu về tính kịpthời, đồng bộ, nhất quán trong tổ chức thực hiện, nhất là ở một số chính sách
về kinh tế - xã hội và môi trường trong thời gian gần đây, đồng thời đề xuấtmột số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động hoạchđịnh và thực thi chính sách công ở nước ta hiện nay và các năm tiếp theo là:
Trang 24(1) Tiếp tục nâng cao nhận thức để trên cơ sở đó mở rộng sự tham dự mộtcách có hiệu quả của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; (2) Đổi mới quytrình hoạch định chính sách công theo hướng dân chủ, huy động sự tham giađắc lực của toàn xã hội; (3) Chấn chỉnh để nâng cao tính kịp thời, đồng bộ,nghiêm túc, hiệu quả của quá trình tổ chức thực thi chính sách công; (4) Coitrọng hoạt động tổng kết thực tiễn về hoạch định, thực thi chính sách công;(5) Đề cao vai trò của hoạt động phân tích, đánh giá chính sách công như làmột điều kiện tối quan trọng để từng bước cải thiện chất lượng của quy trìnhhoạch định và thực thi chính sách.
Bùi Nghĩa (2019) với bài viết Luận về nội hàm thuật ngữ “công” trong chính sách công, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2/2019 Tác giả cho rằng, mặc
dù là một trong số các khái niệm trung tâm, quan trọng của khoa học chính sáchcông, nhưng ở Việt Nam, nội hàm thuật ngữ “công” của ngành khoa học này vẫnchưa được nhận thức một cách đầy đủ Phát triển một ngành khoa học nói chung
và chính sách công nói riêng, tất yếu phải xây dựng được hệ thống khái niệm đầy
đủ, rõ ràng và thống nhất Thông qua một số phương tiện biểu hiện, bài viết phântích, góp phần làm sâu sắc, phong phú nhận thức về bản chất của thuật ngữ
“công” trong chính sách công ở Việt Nam thời gian qua
Lê Ngọc Thắng (2005) với giáo trình Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Nội dung của giáo
trình đã trình bày hệ thống lý luận về dân tộc, vấn đề dân tộc, công tác dântộc, chính sách dân tộc và các chính sách dân tộc của các nhà nước, chế độphong kiến, thực dân – đế quốc, tư bản và một số nước trên thế giới Bên cạnh
đó, tác giả cũng đã hệ thống hóa các chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước qua các thời kỳ cách mạng Các chính sách dân tộc qua các thời kỳ cáchmạng được Đảng và Nhà nước ta căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ cụthể để đề ra một cách sát hợp Thành tựu và yếu kém trong Chính sách dân
Trang 25tộc được Đảng và Nhà nước ta nhận thức và đánh giá một cách khách quan để
đề ra định hướng Chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triểnmới của đất nước
Lê Ngọc Thắng (2011), với công trình Xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công trình đã trình bày có
hệ thống những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc như: đặc điểm, tầm quantrọng và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách dân tộc, một số thamkhảo về chính sách dân tộc của một số nước trong khu vực; phân tích thực trạng
hệ thống chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, trong đó, nêu rõ những thành tựu
và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong 25 năm đổi mới Đặcbiệt, công trình đã đưa ra những phương hướng, giải pháp xây dựng, đổi mới vàhoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìnđến năm 2020, nhấn mạnh giai đoạn 2011-2015 và các nhóm giải pháp chủ yếu
để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc thiểu số như: chính sáchkinh tế, chính sách xã hội, chính sách giảm nghèo; vấn đề việc làm, dạy nghề; vềphát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chínhsách về ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng; về cán bộ cơ sở; giảipháp đối với chính sách môi trường
Ủy ban Dân tộc (2012) với Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc đến năm 2020, Dự
án: “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng và thực hiện các chính sáchdân tộc – EMPCD” Nội dung báo cáo đã khái quát thực trạng phát triển KT –
XH vùng DTTS, hệ thống chính sách DTTS, các hạn chế của chính sáchDTTS Báo cáo đã nhấn mạnh đến 6 hạn chế lớn của hệ thống chính sáchDTTS hiện nay gồm: (1) Hệ thống các chính sách ban hành còn chồng chéo
về nội dung, đối tượng thụ hưởng và thời gian thực hiện chính sách trên mộtđịa bàn; (2) Hệ thống chính sách còn có những lỗ hổng về nội dung, chủ yếu
Trang 26tập trung hỗ trợ đời sống, phát triển sản xuất; (3) Nguồn lực thực hiện chínhsách chưa đủ mạnh; (4) Hệ thống chính sách ban hành chưa đồng bộ và thiếu
sự phối hợp giữa các bên chịu trách nhiệm thực thi; (5) Hệ thống chính sáchban hành chưa phù hợp với đặc điểm vùng DTTS, đặc điểm của từng DTTS;(6) Chưa đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng đối với mọi đối tượng trêncùng một địa bàn, do đó việc thực hiện chính sách mang nặng tính bao cấp,không phát huy được nội lực, ý thức tự lực tự cường của người DTTS Trên
cơ sở đó, báo cáo đề xuất các mục tiêu, quan điểm, đinh hướng và giải phápxây dựng chính sách DTTS đến năm 2020
Bế Trường Thành (2019) với bài viết Bối cảnh, tình hình phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, những vấn đề đặt ra trong đổi mới chính sách dân tộc hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia - Thực trạng chính sách dân tộc,
Định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030 Bài viết phân tích bốicảnh, tình hình phát triển vùng DTTS ở nước Trên cơ sở đó, tác giả nêu lênmột số vấn đề đặt ra trong đổi mới chính sách dân tộc hiện nay: (1) Xây dựngCSDT phải dựa trên cơ sở đặc điểm của cộng đồng các dân tộc nước ta vàphải phù hợp với bối cảnh tình hình hiện nay; (2) CSDT thực chất là hệ thốngchính sách đặc thù về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội mang tính đa ngành;(3)Thực hiện CSDT bằng Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tập trungnguồn lực đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình hợp lý; (4)CSDT phải tạo động lực để khắc phục vượt qua tâm lý tự ty, trông chờ ỷ lại,thiếu ý chí phấn đấu vươn lên; …
Sơn Phước Hoan (2019) với bài viết Một số vấn đề về hoạch định chính dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia - Thực trạng
chính sách dân tộc, Định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030.Trên cơ sở đánh giá những thành tựu của chính sách dân tộc thời gian qua, tácgiả đã đề xuất và khuyến nghị một số vấn đề liên quan đến hoạch định và thực
Trang 27hiện chính sách dân tộc thời gian tới Cụ thể là: (1) trước mắt cũng như lâu dàicần xây dựng một đề án tích hợp các chính sách thành “chương trình mục tiêuquốc gia cho đồng bào DTTS” theo hướng đa mục tiêu, dài hạn, đa ngành, đalĩnh vực; giao cho UBDT trực tiếp quản lý, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành
và địa phương triển khai; (2) xác định việc xây dựng chính sách dân tộc giaiđoạn 2021-2025 cần gắn kết các nhóm chính sách; (3) rà soát đánh giá chínhsách đang thực thi, duy trì các chính sách còn hiệu lực, có hiệu quả và sửa đổi,
bổ sung các chính sách còn bất cập; (4) về nguồn lực, đề nghị bố trí một tỷ lệ
% nhất định cho việc thực hiện chính sách dân tộc trong Luật Ngân sách; (5)
về cơ chế nên phân định rõ giữa cơ quan xây dựng và thực thi chính sách dântộc với cơ quan chuyên môn để tránh nhập nhằng khi giao hoạch định và thựcthi chính sách giữa các Bộ, ngành; (6) tăng cường tuyên truyền chủ trươngchính sách, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và cộng đồng về vấn
đề dân tộc và chính sách dân tộc
Như vậy, các công trình khoa học trên đã nghiên cứu rất rõ những vấn đề
lý luận về chính sách công, chính sách dân tộc, những vấn đề về hoạch địnhchính sách công, chính sách dân tộc Đây sẽ là những cơ sở khoa học quantrọng để tác giả kế thừa nhằm xây dựng hệ thống lý luận về thực hiện chínhsách giáo dục đối với DTTS
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách giáo dục, chính sách giáo dục đối với DTTS
Nhóm các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trịnh Tây (2012) với công trình Dân tộc và Tôn giáo ở Trung Quốc,
NXB Truyền bá Ngũ châu có một nội dung giới thiệu về thực hiện chính sáchgiáo dục đối với DTTS Theo tác giả, ở Trung Quốc giáo dục DTTS được coi
là công trình tâm hồn nâng cao tố chất DTTS, giúp thay đổi triệt để hiện trạngkinh tế xã hội DTTS Chính vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện rất
Trang 28nhiều chính sách giáo dục đặc thù đối với DTTS từ khâu quản lý nhà nước vềgiáo dục, tuyển sinh, đào tạo,… Các chính sách này đã mang lại những thànhquả nổi bật trong việc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS và lànhững kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình hoạch định và xâydựng các chính sách giáo dục đối với DTTS.
Rui Yang & Mei Wu với bài viết Education for ethnic minorities in China: a policy critique, The University of Hong Kong Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính sáchgiáo dục cho các DTTS luôn được Chính phủ đề cao Đến nay, sau hơn nửathế kỷ phát triển, giáo dục cho các DTTS ở Trung Quốc đã đạt được nhiềuthành tích đáng kể ở mọi cấp độ, một số vùng DTTS thậm chí có tốc độ pháttriển giáo dục cao hơn mức trung bình cả nước Về mặt thể chế, một hệ thốnggiáo dục toàn diện từ mẫu giáo, tiểu học và trung học đến dạy nghề và giáodục đại học đã được thiết lập ở các vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc Kể
từ những năm 1990, chính phủ đã bổ sung 4 tỷ nhân dân tệ vào ngân sách giáodục hàng năm của các vùng dân tộc để hỗ trợ giáo dục trong các khu vực này.Đến giữa năm 2002, 98% trẻ em trong độ tuổi đi học ở các khu vực mà dântộc thiểu số chiếm ưu thế đã được ghi danh vào các trường học, bằng với mứctrung bình quốc gia Đến cuối nâm 1998, đã có 12 trường Đại học và học việndân tộc, 59 trường đào tạo giáo viên dân tộc, 158 trường trung cấp dân tộc,
3536 trường trung học dân tộc và 20.906 trường tiểu học dân tộc
Ministerial Council on Education với nghiên cứu Achieving Educational Equality for Australia’s Aboriginal and Torres Strait Islander Peoples.
Nghiên cứu nhằm giải quyết bất bình đẳng giáo dục giữa người dân Australiavới thổ dân Australia và người dân đảo Torres Chính phủ Australia đã đưa ramột số chính sách để đạt được sự công bằng về giáo dục cho người DTTS.Các chính sách này được thiết lập thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1990-
Trang 292000): Chính sách giáo dục quốc gia (1989); Giai đoạn 2 (từ năm 2000 –nay): Chuyển hướng tập trung vào đầu ra trong giáo dục Hiện nay, Chính phủ
đề ra 5 nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục cho ngườiDTTS gồm: (1) Tôn trọng con người, kiến thức và văn hóa của các nhómDTTS; (2) Trách nhiệm thống nhất giữa chính quyền và địa phương, nhàtrường và cộng đồng người DTTS; (3) Các chính sách và chương trình hỗ trợphát triển phải nhất quán và mang tính đa ngành; (4) Kết quả mong đợi cao;(5) Mục tiêu rõ ràng
Suet-ling PONG với bài viết Ethicity and Schooling in Malaysia: The Role of Policy, Penn State University Bài viết này có hai mục tiêu Đầu tiên
là bàn về ý nghĩa của vấn đề dân tộc và làm thế nào để lồng ghép vấn đề dân
tộc trong xây dựng chính sách giáo dục quốc gia Thứ hai là bàn về các kênh
có thể thông qua đó xây dựng chính sách hỗ trợ các nhóm DTTS tiếp cận dịch
vụ giáo dục Các ví dụ của bài viết được lấy từ Malaysia, bởi vì Malaysia làquốc gia đa sắc tộc, và dân tộc là một lĩnh vực tranh luận sôi nổi và tranh cãinhất ở Malaysia
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2011) với báo cáo Bài học tổng quan kinh nghiệm của quốc tế và đề xuất kiến nghị về chính sách học bổng cho sinh viên và học sinh DTTS, Dự án Phát triển giáo viên THPT và THCN, HN,
tháng 3/2011 Báo cáo đã phân tích các chính sách hỗ trợ giáo dục cho họcsinh DTTS ở một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Australia,Campuchia,… Các chính sách cụ thể gồm: hỗ trợ học bổng, vay vốn, miễngiảm và trợ cấp bẳng chuyển tiền mặt có điều kiện Trong đó, báo cáo đã phântích rất cụ thể chính sách ưu đãi cho học sinh DTTS ở các quốc gia này, đặcbiệt là ưu đãi về tài chính vì đây là chính sách trọng tâm của các nước trongphát triển giáo dục vùng DTTS Báo cáo cũng chỉ ra rằng, do đặc điểm, điềukiện của người DTTS ở từng nước là khác nhau nên trong quá trình xây dựng
Trang 30chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh DTTS cần phải xác định rõ mục tiêu
cụ thể cho chính sách đó Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng khi xây dựngchính sách cho người DTTS thì cần phải đa dạng, kết hợp nhiều mục tiêu khácnhau Việc xác định đối tượng hưởng lợi, lựa chọn loại chính sách ưu đãi và
hỗ trợ, xác định mức ưu đãi, các điều kiện đi kèm (người nhận được hỗ trợphải có cam kết trách nhiệm nhất định), đặc biệt là sự phối hợp giữa các bênliên quan và quá trình xã hội hóa các chính sách ưu đãi giáo dục cũng như quátrình thử nghiệm, đánh giá chính sách
Các công trình đã nghiên cứu phác họa về tình hình thực hiện chính sáchgiáo dục đối với DTTS của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới; đồng thời,nêu lên các bài học kinh nghiệm và phương hướng giải quyết vấn đề giáo dụcđối với DTTS
Nhóm các công trình nghiên cứu ở trong nước
Lê Ngọc Hùng – Bùi Thị Phương (2018) với bài viết Cơ hội đi học ở Việt Nam - Từ cải cách giáo dục đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2019 Thông qua việc phân tích chính sách từcải cách giáo dục đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cho thấy mục tiêu
mở rộng cơ hội đi học liên tục được thực hiện với mức độ tăng dần ở tất cảcác cấp bậc giáo dục Đồng thời mức độ phân hóa và bất bình đẳng xã hội về
cơ hội đi học đã giảm mạnh ở tiểu học và trung học cơ sở nhưng vẫn còn diễn
ra phổ biến ở nhóm dân số độ tuổi trung học phổ thông và đặc biệt rõ ở tìnhhình đi học đúng tuổi bậc cao đẳng, đại học Từ đây, nhóm tác giả đã đề xuất
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, kế hoạch thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục nhằm đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và địnhhướng xã hội chủ nghĩa trong chính sách, chiến lược giáo dục
Đoàn Thị Luyến (2016) với bài viết Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo ở vùng DTTS theo nghị quyết đại hội XII, Tạp chí nghiên cứu
Trang 31dân tộc số 16/2016 Trên cơ sở những định hướng lớn của Cương lĩnh 2011,Đại hội XII của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo gắn với phát triểnnguồn nhân lực và phương hướng, nhiệm vụ cho đổi mới giáo dục ở nước tathời gian tới, tác giả cho rằng để hiện thực hóa các nội dung trên, mỗi địaphương vùng DTTS cần thực hiện tốt các giải pháp sau: (1) Nâng cao trình độhọc vấn phổ thông; (2) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, kỹ thuật, tăngcường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực có chất lượng; (3) Tăng cường vànâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chovùng dân tộc thiểu số, miền núi; (4) Thực hiện tốt các chế độ chính sách chođội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên.
Hà Thị Khiết với bài viết Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Mặt trận, số 9/2018 Trên
cơ sở những thành tựu bước đầu, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhântrong công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số như: (1)tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới, vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có dân số ít; (2) phải đào tạo đội ngũ giáoviên là người dân tộc thiểu số có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từngvùng, từng dân tộc; (3) ngành giáo dục phải xây dựng chương trình, sách giáokhoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc,từng vùng trên cơ sở 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông);(4) có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, …
Viện khoa học lao động và xã hội (2012) với công trình Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, Đề
tài nhánh cấp bộ Nghiên cứu giải pháp mở rộng ASXH đồng bộ với chiến
Trang 32lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 Trong phần tiếp cận dịch vụ giáodục, đề tài đã hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản chongười DTTS và hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản Từ đó đánh giáthực trạng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản và chỉ ra rào cản ảnh hưởng đếnkhả năng tiếp cận, trong đó đề tài đặc biệt quan tâm đến rào cản về chính sách
và triển khai thực hiện chính là: (1) hệ thống pháp luật và chính sách về giáodục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung; (2) hiệu quả thực hiện chínhsách chưa cao; (3) còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập trong chính sách giáodục dân tộc, một số chính sách chỉ mang tính giải quyết tình thế là chính; (4)chính sách phổ cập giáo dục chưa bao phủ đến nhóm trẻ dưới 5 tuổi
Đinh Thị Phương Lan (2018) với công trình Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông DTTS, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục (Đại học Giáo
dục) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn về chính sách đốivới học sinh phổ thông DTTS còn hiệu lực từ 2010 đến nay, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông DTTS trongbối cảnh hiện nay Cụ thể là: (1) Tổ chức thực hiện tốt từng khâu trong quátrình chính sách đối với học sinh phổ thông DTTS; (2) Hoàn thiện chính sách
hỗ trợ trực tiếp đối với học sinh phổ thông DTTS; (3) Hoàn thiện chính sách
hỗ trợ gián tiếp đối với học sinh phổ thông DTTS
Ủy ban Dân tộc (2010) với công trình Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng DTTS và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, Dự án VIE02/001 – SEDEMA & EMPCD “Tăng cường Năng lực cho
Ủy ban Dân tộc xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách dân tộc” Trên cơ
sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhânlực vùng DTTS, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số chính sách nâng cao chấtlượng giáo dục và tào tạo: (1) Khuyến khích dạy bằng tiếng dân tộc cho họcsinh ở những vùng DTTS tương đối đồng nhất về các nhóm dân tộc cùng sinh
Trang 33sống trong vùng; (2) Ban hành chính sách ưu đãi (cấp phí học tập sinh hoạt…)cho các đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số vùng đặc biêt khó khăn
đỗ thẳng vào các trường đại học công lập của cả nước; (3) Chủ động phát hiện
và lựa chọn trong đội ngũ cán bộ trí thức tiêu biểu hiện có, các học sinh sinhviên tài năng là người dân tộc thiểu số (ngay từ bậc tiểu học ở địa phương), cóchính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đi đào tạo bồi dưỡng trong nước và nướcngoài; (4) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Khuyến khích các giáo viênhọc tiếng dân tộc, văn hoá dân tộc; (5) Đổi mới công tác hướng nghiệp chohọc sinh trong các trường THCS, THPT, trước hết là trong các trườngPTDTNT; (6) Thành lập trường đại học dân tộc để thực hiện chức năng đàotạo, bồi dưỡng đa ngành, đa lĩnh vực, đa loại hình (từ đào tạo nghề, đến trungcấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học…) dành chủ yếu cho cácđối tượng là người dân tộc thiểu số (có tỷ lệ nhất định học sinh dân tộc Kinh)
Phùng Thị Phong Lan (2016) với công trình Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ Quản lý hành
chính công (Học viện Hành chính Quốc gia) Căn cứ vào cơ sở lý luận và thựctiễn quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS, tác giả đã phân tích
và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thôngvùng DTTS miền núi phía Bắc, từ đó chỉ ra những thành tựu, những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các nội dung đó và đềxuất một số giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTSmiền núi phía Bắc
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) với báo cáo Một số chính sách về giáo dục trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, Nhóm nghiên cứu chế độ chính
sách Trên cơ sở hệ thống các nhóm chính sách về giáo dục vùng DTTS vàmiền núi như nhóm chính sách hỗ trợ người học, hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ
Trang 34giáo viên và các chính sách khác có liên quan đến học sinh DTTS, nhómnghiên cứu đã phân tích và đánh giá từng nhóm chính sách, những thành tựu
và những hạn chế của từng nhóm chính sách Từ đó, đề xuất những giải pháp
và cách thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của các nhóm chính sách nêu trên.Trong đó, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ rõ những đề xuất để thay đổi cụ thể
về nội dung chính sách, đặc biệt chỉ rõ vai trò, những việc cần làm của BộGiáo dục và Đào tạo
Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) (2012) với công trình Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội Công trình đánh giá thực trạng và những tác động (tích cực và tiêu cực)của chính sách giáo dục đối với một số dân tộc ở vùng cao miền núi phía BắcViệt Nam, chỉ rõ những bất cập giữa chính sách và thực tiễn đời sống tộcngười hiện nay Nội dung nghiên cứu của công trình gồm: Những đặc điểm vềvùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam; Chính sách giáo dục về xây dựng cơ
sở vật chất; Chính sách giáo dục về nội dung chương trình giảng dạy và sáchgiáo khoa; Chính sách giáo dục về phát triển nguồn nhân lực; Đề xuất các giảipháp, khuyến nghị và thực hiện chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phíaBắc Việt Nam
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2014) với công trình An sinh xã hội đối với DTTS ở Việt Nam, Nxb Thế giới có nội dung phân tích về tình hình
thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS ở Việt Nam hiện nay Trong nộidung phân tích này, nhóm tác đã chỉ rõ những thành tựu và hạn chế trong việcthực hiện các chính sách giáo dục đối với DTTS Đặc biệt khi đánh giá hạnchế của chính sách, nhóm tác giả cho rằng chính sách hỗ trợ giáo dục có quánhiều văn bản hỗ trợ trẻ em DTTS gây chồng chéo và khó khăn cho địaphương thực hiện Việc thu hẹp đối tượng của chính sách, chỉ hỗ trợ trẻ emvùng đặc biệt khó khăn, hoặc trẻ em DTTS thuộc hộ nghèo, quy định khoảng
Trang 35cách từ trường đến nhà tại các vùng đặc biệt khó khăn….đã gây bất bình, so
bì trong nhân dân, gây tốn kém trong công tác quản lý vì hàng năm phải ràsoát hộ nghèo Ngoài ra, do có quá nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em hộ nghèonên dẫn đến trách nhiệm giáo dục của một số gia đình đồng bào DTTS còn ỷlại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa đầu tư cho con em đi học,thậm chí không cần kiếm thu nhập vì lấy tiền hỗ trợ học tập của con để chitiêu sinh hoạt gia đình
Nhóm công tác về Dân tộc thiểu số (EMWG) với nghiên cứu Những vấn
đề quan trọng trong phát triển bền vững của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phân tích vấn đề về giáo dục,nhóm tác giả đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tácphát triển giáo dục đối với DTTS, từ đó đưa ra một số khuyến nghị như: Tăngcường đầu tư toàn diện vào giáo dục mầm non và tiểu học (ví dụ: giáo viên,phương tiện, cơ sở hạ tầng, phương pháp và chính sách hỗ trợ,…); Tập trungthúc đẩy phương pháp tiếp cận giáo dục dựa trên quyền của người DTTS;Tăng cường phương pháp học tích cực/ phương pháp lấy trẻ em làm trung tâmtrong trường học và thiết kế chương trình phải tính đến nhạy cảm giới vànhóm thiểu số
Vũ Tuyết Lan (2018) với bài viết Một vài suy nghĩ về chính sách giáo dục cho người DTTS ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 5/2018.
Bài viết phân tích một số khía cạnh liên quan đến việc triển khai các chínhsách giáo dục, đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ ở vùng DTTS Việt Nam trongnhững năm gần đây Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến một số tác động củacác chính sách đó từ những góc nhìn khác nhau Từ đó, tác giả nêu lên mộtvài suy nghĩ cá nhân liên quan đến những vấn đề đặt ra đối với việc hoạchđịnh và triển khai các chính sách giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nóiriêng cho người DTTS ở Việt Nam hiện nay
Trang 36Lê Hoàng Dự (2018) với bài viết Quản lý nhà nước về giáo dục ở vùng DTTS khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Giáo dục, số 428 Bài viết
là kết quả nghiên cứu, phân tích những vấn đề quản lý nhà nước; Quản lý nhànước về giáo dục; Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở vùng DTTS; Đổimới quản lý nhà nước về giáo dục ở vùng DTTS; Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục ở vùng DTTS khu vực đồng bằng sông Cửu Long; từ đó, đề xuất nộidung cơ bản về đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo dục ở vùng DTTSkhu vực đồng bằng sông Cửu Long
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) với bài viết Giải pháp phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mặt bằng dân trí,
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia - Thực trạng chính sách dân tộc, Định hướng xâydựng chính sách giai đoạn 2021-2030 Bài viết nêu thực trạng đổi mới và pháttriển giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn giaiđoạn 2016-2018 và Đánh giá tác động của phát triển giáo dục đối với vùngđồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Trên cơ sở đó, bài viết đề ra 5 giải pháp
để phát triển giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2021-2025 gồm: (1) Nâng cao trình độ học vấn phổ thông; (2) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; (3) Thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên; (4) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia phát triển giáo dục đào tạo; (5) Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc ở vùng DTTS, MN.
Các công trình đã nghiên cứu, làm rõ chính sách giáo dục đối với DTTS;
từ đó đánh giá thực trạng thực hiện chính sách, kết quả đạt được và những vấn
đề đặt ra, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách củaĐảng, Nhà nước Kết quả nghiên cứu đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất cógiá trị để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện
Trang 371.1.3 Các công trình nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận
Đặng Thị Lương (2009) với đề tài Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận với công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương,
Đề tài cấp cơ sở Học viện Báo chí tuyên truyền Dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn công tác vận động đồng bào dân tộc Chăm xóa đói giảm nghèo củaĐảng bộ tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu đã chỉ ra những thành công, hạn chế,nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác vận động đồng bào dântộc Chăm xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận hiện nay Đưa ranhững giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng bào dân tộcChăm xóa đói giảm nghèo của trong giai đoạn tiếp theo của Đảng bộ tỉnhNinh Thuận
Nguyễn Thị Mỹ Diệu (2010) với đề tài Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 2000 – 2010, Luận ăn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng (ĐHKHXH&NV TP.HCM) Đề tài đã làm rõ chủ trương,đường lối, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc của Đảng thời kỳ 2000– 2010 và nhất là sự vận dụng vào thực tiễn tỉnh Ninh Thuận Trên cơ sở đó
đề tài làm rõ những thành tựu, thiếu sót và những kinh nghiệm chủ yếu từ sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về thực hiện chính sách dân tộc ởvùng DTTS trong thời gian vừa qua
Mã Điền Cư (2016) với nghiên cứu Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tộc người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận từ đổi mới đến nay, Luận án tiến sĩ nhân học – Học viện KHXH Nội
dung nghiên cứu liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chính sách, tác giảcho rằng về cơ bản các chính sách dân tộc được ban hành đã có sự phối hợpgiữa các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện, có sự đồng
bộ nhất định trong việc áp dụng nhiều giải pháp sao cho thực hiện chính sách
có hiệu quả, nhất là cơ chế quản lý, văn bản hướng dẫn thực hiện,…Tuy vậy,hiện nay nhiều chính sách dân tộc giống nhau, do nhiều cơ quan tổ chức thực
Trang 38hiện và quản lý dẫn đến phân tán nguồn lực Bên cạnh đó, công tác tổ chứcthực hiện còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất về biện pháp quản lý và giámsát, một số văn bản thực hiện chính sách không chỉ ban hành chậm mà cònchưa thật phù hợp với tình hình thực tiễn, gây sự chồng chéo, khó triển khaithực hiện, phải thay đổi, điều chỉnh nhiều lần,
Nguyễn Bá Ninh (2017) với bài viết Ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Ninh Thuận, 25 năm hình thành và phát triển, Kỷ yếu Hội thảo Ninh Thuận 25 năm
xây dựng và phát triển Bài viết đã nêu khái quát về những thành tựu màngành giáo dục – đào tạo tỉnh Ninh Thuận đạt được trong 25 năm vừa qua,trong đó có nhấn mạnh đến giáo dục – đào tạo đối với DTTS Trên cơ sở đó,tác giả đề 5 giải pháp để thực hiện tốt chính sách giáo dục trên địa bản tỉnhthời gian tới: (1) tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 492 của Ủy bannhân dân tỉnh về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo tạo sự đột phá
về phát triển giáo dục và đào tạo; (2) xây dựng kế hoạch sắp xếp mạng lướitrường lớp, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục toàn tỉnh; (3) nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; (4) đẩy mạnhcông tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; (5)nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học
và trình độ đào tạo
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận (2017) với bài viết Một số kết quả nổi bật đạt được sau 25 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, Kỷ yếu Hội thảo Ninh Thuận 25 năm xây dựng và phát triển Bài
viết đã nêu lên những thành tựu của công tác giáo dục và đào tạo vùng DTTS
và miền núi thời gian qua có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất trường lớp học đượcquan tâm đầu tư Kết quả học tập của các trường vùng dân tộc nói chung vàcác trường DTNT, DTBT trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực,…Bêncạnh đó bài viết cũng nêu lên một số khó khăn như trình độ dân trí của người
Trang 39dân vẫn ở mức thấp, chất lượng giáo dục, dạy nghề chưa được quan tâm đầu
tư một cách đúng mức Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước một số nơi chưa kịp thời, còn lúng túng.Trên cơ sở đó, bài viết cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để giải quyếtnhững khó khăn trên
Các công trình này đã quan tâm nghiên cứu về chính sách dân tộc, chínhsách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận Tuy vậy, các công trình chưatập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp, chính sách, mô hình đặc thù để nângcao chất lượng giáo dục đối với DTTS trên địa bàn tỉnh
1.2 Đánh giá chung các công trình đã tổng quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án
1.2.1 Những vấn đề đã được làm rõ luận án có thể tham khảo, kế thừa
Qua tổng quan các công trình khoa học có thể nhận thấy trong nhữngnăm qua, các công trình khoa học đã nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn có liên quan đến chính sách công, chính sách dân tộc trong đó cóchính sách giáo dục đối với DTTS Cụ thể, các công trình khoa học đã nghiêncứu làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với vấn đề chính sách công: các công trình khoa học đã
nghiên cứu làm rõ các vấn đề học thuật về chính sách công, khái niệm, vai trò
và phân loại chính sách công, cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công;hoạch định chính sách công; tổ chức thực hiện chính sách công; phân tíchchính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích chínhsách công - quy trình phân tích chính sách công; nội dung và phương phápphân tích chính sách công, truyền đạt kết quả phân tích chính sách công
Trang 40Thứ hai, đối với vấn đề chính sách dân tộc: các công trình đã nghiên cứu
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng đường lối, chính sách dân tộc ở
cả tầm vĩ mô và vi mô Bên cạnh những công trình nghiên cứu về chính sáchdân tộc ở tầm vĩ mô, thì nhiều công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu chínhsách dân tộc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc nghiên cứu về từngchính sách cụ thể Hầu hết các công trình đã nghiên cứu làm rõ đường lối,chính sách; quá trình tổ chức thực hiện; kết quả đạt được cũng như những tồntại hạn chế, bất cập trong chính sách và thực hiện chính sách; từ đó đề xuấtphương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
Thứ ba, đối với vấn đề chính sách giáo dục và chính sách giáo dục đối với DTTS: các công trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực
hiện chính sách giáo dục đối với DTTS Các công trình đã đi sâu nghiên cứuviệc thực hiện chính sách giáo dục đối với DTTS trên các lĩnh vực từ hỗ trợ
cơ sở vật chất; hỗ trợ học sinh, sinh viên; dạy và học tiếng nói, chữ viếtDTTS; hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý;… ở phạm vi cả nước cũng như ởmột số vùng, miền cụ thể Từ đó, các công trình đề xuất phương hướng, giảipháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
Thứ tư, đối với vấn đề chính sách dân tộc và chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận: các công trình này đã quan tâm nghiên cứu về chính
sách dân tộc, chính sách giáo dục đối với DTTS tỉnh Ninh Thuận
Như vậy, các công trình khoa học trên đã nghiên cứu rất rõ những vấn đề
lý luận về chính sách công, chính sách dân tộc, những vấn đề về hoạch địnhchính sách công, chính sách dân tộc Đây sẽ là những cơ sở lý luận và thựctiễn quan trọng để tác giả kế thừa nhằm xây dựng hệ thống lý luận về thựchiện chính sách giáo dục đối với DTTS