Đảng đã đề ra hàng loạt chính sách cụ thể về kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện các dân tộc trong quốc gia dân tộc Việt Nam và thực tiễn của đất
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KỲ 1996-2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KỲ 1996-2007
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2000 8
1.1 Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và chính sách của
Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số 8 1.1.1 Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc 8 1.1.2 Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về sự phát triển các dân tộc thiểu số 10 1.1.3 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước 11 1.2 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số 19 1.2.1 Đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh 19 1.2.2 Chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chính sách dân tộc thiểu số 25 1.2.3 Quá trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh 30 1.3 Kết quả và những vấn đề cần khắc phục 32
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM
2001 ĐẾN 2007 37
2.1 Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa 37 2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc
thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến 2007 43
Trang 42.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chính sách dân tộc
đối với dân tộc thiểu số 43
2.2.2 Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với dân tộc thiểu số 46
2.3 Kết quả và những vấn đề cần khắc phục 59
Chương 3 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH 64
3.1 Những thành tựu nổi bật 64
3.1.1.Về kinh tế và đời sống 64
3.1.2 Về văn hóa - xã hội 65
3.1.3 Về chính trị, tư tưởng 67
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69
3.2.1 Những hạn chế 69
3.2.2 Nguyên nhân 70
3.3 Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 72
3.3.1 Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của đồng bào các dân tộc 72
3.3.2 Phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số phải kết hợp với vấn đề xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh 74
3.3.3 Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 87
Trang 5BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
PTTH : Phát thanh truyền hình
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
Trang 6
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một nội dung cơ bản được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Xuất phát từ đặc điểm của một quốc gia có nhiều dân tộc, các dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng Đảng đã đề ra hàng loạt chính sách cụ thể về kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện các dân tộc trong quốc gia dân tộc Việt Nam và thực tiễn của đất nước Đến nay, các chính sách đó đã và đang đem lại những thành tựu quan trọng
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước trưởng thành trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực hiện chính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có những tác động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng để chống phá
sự nghiệp cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác
Trang 7nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng Đặc biệt, đây lại là một đơn vị hành chính có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Với số dân ở Quảng Ninh hiện nay gần 1 triệu người (năm 1999), trong đó dân tộc thiểu số trên 100 nghìn người, chiếm 11% dân số toàn tỉnh, bao gồm 21 dân tộc thiểu số Vùng dân tộc thiểu
số có số dân đông trên 5000 người sống tập trung ở các khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh gồm: dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa Huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất là Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên
Dân cư của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên một địa bàn chiến lược quan trọng, phía Đông Bắc có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 132km Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh còn nhiều khó khăn Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số như: tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bên cạnh đó, chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng được Đảng
và Nhà nước quan tâm chú trọng như: xây dựng và phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học đại học, đào tạo cán bộ theo địa chỉ…
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất đai, khoáng sản, di sản… Song, tỉnh cũng còn nhiều khó khăn
Trang 8như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, việc đầu tư cho các huyện biên giới, hải đảo còn nhiều hạn chế, đời sống kinh tế, dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở gần biên giới, hải đảo còn thấp… đã và đang
là một rào cản trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Với thực trạng nêu trên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực vẫn đang tiềm
ẩn những vấn đề phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách để khai thác, lợi dụng chống phá cách mạng nước ta, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh - chính trị, đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việc thực hiện các chính sách, chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó
có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh gắn với việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; phá tan các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch là một vấn đề quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
Vì vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề mà Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững khu vực cũng như của cả nước
Để góp phần làm rõ tính đúng đắn về mặt lý luận, giá trị khoa học và thực tiễn về các chủ trương, chính sách dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước; đồng thời nêu rõ những thành công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu số ở một Đảng bộ địa phương,
vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng đối với dân tộc thiểu số thời kỳ 1996-2007” được chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ dưới góc độ chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạch định chính sách, của các nhà quản lý từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Hiện nay, việc nghiên cứu về chính sách dân tộc đã có các công trình sau:
Trang 9Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung (1971): Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Ma Khánh Bằng (1983): Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
Khổng Diễn, Trần Bình, Đặng Thị Hoa (2002): Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội
Trần Khánh (2002): Người Hoa trong xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2003): Địa chí Quảng Ninh,
Quảng Ninh
Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2004): Vấn đề dân tộc
và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc (2004): Một số vấn đề đổi mới nội dung quản
lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Viện Dân tộc học Việt Nam (2007): Phát triển nông thôn miền núi và dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Trang 10Uỷ ban Dân tộc (2007): Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội
Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ lịch
sử, dân tộc, tôn giáo, kinh tế… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với dân tộc thiểu số cả nước nói chung và dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nói riêng, bước đầu giới thiệu tổng quan về dân tộc thiểu số Quảng Ninh, trình bày thực trạng đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số
Các công trình nghiên cứu trên không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, mà còn gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn của chủ đề trên cần phải tiếp tục giải quyết
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Trình bày khái quát và hệ thống chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước từ năm 1996 đến năm 2007 Làm rõ nội dung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá những kết quả đạt được và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện trong thời kỳ 1996-2007
Trang 11* Phạm vi nghiờn cứu:
- Về nội dung: Luận văn nghiờn cứu sự lónh đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chớnh sỏch dõn tộc của Đảng đối với dõn tộc thiểu số trong tỉnh
- Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiờn cứu trong 11 năm từ năm 1996 đến năm 2007
- Về khụng gian: Nghiờn cứu trờn địa bàn tỉnh Quảng Ninh
5 Nguồn tư liệu và phương phỏp nghiờn cứu
* Nguồn tư liệu:
- Cỏc Văn kiện của Đảng, đặc biệt là cỏc văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, những Nghị quyết, Chỉ thị, Thụng tư của Trung ương Đảng và Chớnh phủ cú liờn quan đến chớnh sỏch dõn tộc
- Cỏc Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhõn dõn tỉnh cũng như cỏc tài liệu của Sở, Ban, Ngành đề cập đến phỏt triển kinh tế -
xó hội vựng dõn tộc thiểu số
- Tham khảo và tiếp thu cú chọn lọc cỏc kết quả nghiờn cứu khỏc cú liờn quan đến đề tài
- Những kết quả thu đ-ợc của quá trình nghiên cứu thực tế địa ph-ơng các huyện, thị có dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh
* Phương phỏp nghiờn cứu
Phương phỏp nghiờn cứu chủ yếu là phương phỏp lịch sử, phương phỏp logic Ngoài ra cũn kết hợp cỏc phương phỏp khỏc như: đối chiếu so sỏnh, phõn tớch, thống kờ, điền dó, phiếu điều tra xó hội học Cỏc phương phỏp trờn được vận dụng phự hợp với từng nội dung của luận văn
Trang 126 Đóng góp của luận văn
- Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc và sự thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vào thực tiễn địa phương
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng thông qua thực tiễn ở Quảng Ninh, qua
đó cung cấp một số luận cứ khoa học trong việc nghiên cứu, vạch ra những giải pháp mới để xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến 2000
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu
số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến 2007
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm trong lãnh đạo và
thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
Trang 131.1.1 Những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc được thể hiện trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin gồm ba nội dung chủ yếu: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, đoàn kết nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan hệ mới giữa các dân tộc
- Các dân tộc có quyền bình đẳng: Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi
dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ kinh tế, văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đây cũng là cơ sở pháp lý chung giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong các khu vực hay trong một quốc gia Theo V.I.Lênin: "Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của các dân tộc thiểu số bất cứ một thứ đặc quyền nào giành riêng cho một dân tộc và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ" [24, tr.179]
- Các dân tộc có quyền tự quyết: Cương lĩnh về vấn đề dân tộc rất chú
trọng đến vấn đề tự quyết dân tộc Quyền tự quyết của các dân tộc chính là quyền tự chủ đối với vận mệnh và con đường phát triển của các dân tộc, bao gồm quyền tự quyết định về thể chế chính trị kể cả quyền phân lập về mặt chính trị (vì mục đích chung của dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người) hoặc quyền tự nguyện liên hiệp lại thành khối liên minh các dân tộc đáp ứng
Trang 14nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động các dân tộc và vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn thịnh, hữu nghị giữa các dân tộc
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Để thực hiện tốt quyền bình
đẳng và quyền tự quyết, cần phải đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chính là đoàn kết gắn bó lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình và phát triển Với bản chất quốc tế và những ưu điểm vốn có, giai cấp công nhân các dân tộc vừa đại diện cho lợi ích nguyện vọng của giai cấp công nhân nói chung vừa đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích các dân tộc Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc cũng chính là kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân các nước là lực lượng trung tâm của phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc cho hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại
Thực hiện Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin là một nguyên tắc nhất quán, lâu dài trong chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản Làm trái những nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những sai lầm trong chính sách dân tộc, xuất hiện nguy cơ xung đột dân tộc, ly khai, ly tâm, tan rã đối với nhiều quốc gia, kéo lùi
sự tiến hóa lịch sử Ngày nay, vấn đề dân tộc đang diễn biến vô cùng phức tạp Những xung đột dân tộc, tộc người, những mưu đồ đồng hóa dân tộc vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thái tinh vi Việc giải quyết những tranh chấp hay mâu thuẫn liên quan đến dân tộc, tôn giáo, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và vận dụng một cách sáng suốt, cụ thể những nội dung Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin Vấn đề quan trọng không chỉ trong giải quyết các quan hệ dân tộc, quốc gia mà còn là yêu cầu cần thiết cho việc vạch ra và thực hiện đúng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong một quốc gia đa dân tộc
Trang 151.1.2 Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về sự phát triển các dân tộc thiểu số
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu được tư tưởng Lênin về cách mạng vô sản và vấn đề dân tộc thuộc địa Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào thực tiễn Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, Người đã nhiều lần căn dặn chúng
ta về việc quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền của công nông [27, tr.17-18]
Người luôn kêu gọi đoàn kết các dân tộc, bởi đoàn kết là một yếu tố cực
kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam:
Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn sự phân chia nòi giống, tiếng nói làm gì nữa Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa [26, tr.110] Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải tìm cách vận dụng đường lối chính sách chung ấy sao cho phù hợp với điều kiện các dân tộc, đồng thời cần hoạch định và thực hiện những chính sách cho riêng đồng bào các dân tộc thiểu số và khu vực miền núi Theo Hồ Chí Minh, điều quan trọng trước hết cần hiểu là, mỗi dân tộc có bản sắc riêng rất phong phú, đa dạng, cho nên, trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số phải đặc biệt lưu ý tính đặc thù dân tộc, hiểu biết đầy đủ những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc mà bổ khuyết chính sách, tránh những biểu hiện chủ quan, áp đặt Hồ Chí Minh nhắc nhở:
Trang 16"Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo thì tuyên truyền huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác" [27, tr.128]
Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải gắn bó thật sự với đồng bào, nắm vững và phân tích đúng tình hình, hiểu rõ phong tục tập quán mọi nơi và làm cho đồng bào tin yêu mà tiến hành công tác vận động đồng bào miền núi
cụ thể, thiết thực, phù hợp, dễ hiểu để đồng bào làm được Các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi đòi hỏi phải thực hiện khẩn trương, nhưng không thể nóng vội, rập khuôn máy móc mà phải thận trọng, vững chắc, toàn diện, hiệu quả, đem lại lợi ích cho đồng bào ta
Hồ Chí Minh nhắc nhở, đồng bào các dân tộc thiểu số "cũng phải khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc, người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được rồi không cố gắng" [27, tr.136]
Hồ Chí Minh đặt một niềm tin sâu sắc và nêu rõ: "Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt Nếu nói đúng thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm được" [27, tr.138] Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu "Trung ương Đảng và Chính phủ mà trực tiếp là các cấp ủy đảng, các ủy ban địa phương, các cô, các chú phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc" [27, tr.134-135]; phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi lên, về kinh tế cũng như về văn hóa, tất cả các mặt" [27, tr.13]
1.1.3 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Thuật ngữ "chính sách dân tộc" cần được phân biệt với chính sách xã hội, chính sách miền núi và chính sách dân vận của Đảng
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền
Trang 17Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế thấp Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái
niệm chính sách dân tộc là bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến dân tộc và quan hệ dân tộc nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Chính sách xã hội là chính sách về con người, chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Trên ý nghĩa đó, chính sách dân tộc nằm trong chính sách xã hội nhưng không đồng nhất với chính sách xã hội Đảng ta xác định chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược lớn của cách mạng Đồng nhất chính sách dân tộc với chính sách xã hội sẽ không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của lĩnh vực công tác này, hạn chế thậm chí mắc sai lầm trong thực tiễn công tác
Chính sách dân tộc cũng không thể đồng nhất với chính sách miền núi Miền núi có địa hình phức tạp, xa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa Điều kiện để phát triển kinh tế xã hội ở miền núi thường gặp khó khăn Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống ở miền núi Vì vậy, thực hiện chính sách miền núi có nội dung quan trọng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, số lượng người Kinh sống ở miền núi đã tăng lên đáng kể Do vậy, chính sách miền núi quan tâm đến điều kiện cụ thể của
Trang 18dân cư sống ở miền núi, không hoàn toàn đồng nhất với chính sách dân tộc quan tâm đến các điều kiện đặc thù của các dân tộc thiểu số
Quan niệm chính sách dân tộc với chính sách dân vận đồng nhất với nhau cũng không đầy đủ Chính sách dân vận hiểu theo nghĩa hẹp có đối tượng là các tầng lớp dân cư theo đặc điểm của lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, địa bàn cư trú trong các dân tộc đều có các đối tượng trên thuộc phạm vi của công tác dân vận Nhưng chính sách dân tộc chú ý đến đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tâm lý, điều kiện phát triển của mỗi dân tộc, nên không hoàn toàn đồng nhất với chính sách dân vận Đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam là có truyền thống đoàn kết gắn bó từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Do đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán…khác nhau nhưng đều có chung truyền thống đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, đồng cam cộng khổ trong công cuộc dựng nước và giữ nước Truyền thống đó đã được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc
và đang được phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc; xuất phát từ đặc điểm các dân tộc ở nước ta Đảng ta, luôn luôn đề ra chính sách dân tộc đúng đắn ngay từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục hoàn thiện và thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và được khẳng định trong Hiến pháp
Trang 19Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chỉ ra cụ thể về chính sách dân tộc:
Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo ra những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc
sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và dân tộc đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ [13, tr.46] Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng cũng đã chỉ rõ con đường phát triển các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc:
Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo của mỗi dân tộc [15, tr.16]
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) nêu rõ :
Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến
bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam [16, tr.16]
Xuất phát từ tình hình phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trong lịch sử và sự chênh lệch lớn về đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền, Đảng và Chính phủ Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày càng nhận rõ việc xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định:
Trang 20Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xây dựng Luật dân tộc Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh [17, tr.125-126]
Để cụ thể hóa các Nghị quyết đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết 22 (ngày 27/11/1989) « Về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi » Nghị quyết này đã
nêu quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc thiểu số: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân Một mặt, các địa phương miền núi
có trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội chung của cả nước Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của miền núi nói chung và của riêng từng vùng, từng dân tộc; trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở Trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, phải quán triệt phương châm « trung ương và địa phương cùng làm, nhà nước và nhân dân cùng làm », một mặt phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách trung ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương, mặt khác nhà nước cần quan tâm, đầu
tư nguồn ngân sách thích đáng hơn cho miền núi, trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho
Trang 21sản xuất và sinh hoạt phù hợp tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân miền núi khai thác tiềm năng và thế mạnh của mình
Cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự án nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số như:
Chương trình định canh định cư Chương trình được ban hành và triển
khai từ năm 1968 theo Quyết định 138/CP ở miền núi phía Bắc Định canh, định cư là giải pháp lâu dài và hiệu quả để nâng cao đời sống và bảo vệ tài nguyên môi trường Các mục tiêu chính của chương trình bao gồm: ổn định cuộc sống định canh, định cư; khai thác hợp lý và hiệu quả các tiềm năng kinh
tế miền núi, nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và điều kiện sống Mục tiêu là xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, hạn chế du canh, ổn định định canh, định cư và từng bước nâng cao đời sống cho người dân
Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trong phạm vi cả nước bắt đầu từ năm 1992 Mục tiêu của dự án là hỗ trợ đồng bào các dân tộc
đặc biệt khó khăn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao dân trí xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các dân tộc có dân số ít hòa nhập với cả nước về đời sống và thu nhập
Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo Quyết định số 35/QĐ -
TTg ngày 13/1/1997 nhằm xây dựng những trung tâm kinh tế xã hội làm đòn bẩy cho sự phát triển mọi mặt của các cụm xã ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Chính sách trợ giá, trợ cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính
phủ trong đó chủ trương cấp không và trợ cước đối với một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Trang 22Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998-2000 Nhằm
đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII, năm 1998 Chính phủ chính thức ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998-2000 (chương trình 133), trong đó vấn đề giải quyết tình trạng nghèo đói trong phạm vi cả nước
với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo toàn diện về kinh tế, xã hội và văn hóa Đây là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mục tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nước từ 17,1% năm 1998 xuống còn 10% năm 2000, bao gồm dự
án các thành phần: 1/ Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; 2/ Định canh định cư, kinh tế mới; 3/ Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; 4/ Hỗ trợ sản xuất
và phát triển ngành nghề; 5/ Tín dụng cho hộ nghèo với lãi suất thấp; 6/ Hỗ trợ giáo dục; 7/ Hỗ trợ y tế; 8/ Khuyến nông, lâm, ngư; 9/ Đào tạo cán bộ
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa Tháng 7/1998 nhằm cụ thể
hóa Chương trình 133 ở vùng các dân tộc thiểu số, Chính phủ tiếp tục ban
hành Quyết định 135 về Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) trong đó quy
định:
Về đất đai: Thực hiện giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, gắn với công tác định canh định cư phát triển kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống
Về đầu tư, tín dụng: Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông lâm nghiệp Trợ giá, trợ cước vận chuyển cho các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân thuộc vùng các xã đặc biệt khó khăn Các hộ gia đình được giao đất, giao rừng để trồng cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản, cây làm thuốc và cây lâm nghiệp được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định 661/1998/QĐ-Ttg, ngày
Trang 2329/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn ưu đãi để thực hiện chương trình
Nhà nước hỗ trợ: Xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển hệ thống giao thông, đầu tư làm lưới điện đến trung tâm cụm xã theo quy hoạch, nơi khó khăn về nước sinh hoạt nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng một số điểm cấp nước tập trung phù hợp với quy hoạch khu dân cư Khuyến khích thành lập các tổ, nhóm liên gia để giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, vay
và sử dụng có hiệu qủa các nguồn tín dụng nông thôn ; Được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh ở cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền theo quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ
Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực
Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo cán bộ cơ sở ở xã, bản làng, phum, sóc để nâng cao trình độ quản lý, quản lý sản xuất ; Học sinh trong các xã đặc biệt khó khăn đến trường học được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm, và miễn học phí; Hỗ trợ mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc, nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 1998-2000 là mỗi năm giảm 4-5% số hộ nghèo trong tổng số 45% hộ nghèo của năm 1998, bước đầu cung cấp nước sinh hoạt, phát triển giáo dục y tế, giao thông và văn hóa Chương trình bao gồm 5 nhiệm vụ, sau chuyển thành 5 dự án thành phần Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ; quy hoạch và xây dựng trung tâm cụm xã ; quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết ; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm và đào tạo cán bộ cơ sở
Thông qua các hệ thống văn bản, từ văn kiện của Đảng, Chính phủ, pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của
Trang 24Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách đến việc thể chế hóa và thực hiện trong đời sống
1.2 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thiểu số
1.2.1 Đặc điểm, tình hình đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh
* Đặc điểm tự nhiên- xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, với diện tích 6.110 km2, trong đó có 87% là đất liền, 13% là hải đảo, đồi núi chiếm 90% diện tích của tỉnh Địa hình của Quảng Ninh rất đa dạng và phức tạp gồm miền núi, biên giới và hải đảo, được chia thành các vùng với điều kiện tự nhiên khác nhau Vùng biên giới và hải đảo của tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của vùng Đông Bắc Tổ quốc
Tuyến biên giới trên đất liền của tỉnh Quảng Ninh dài 132,8 km đi qua địa phận 12 xã, 4 phường thuộc 2 huyện và 1 thị xã trong đó các xã biên giới
là những xã nghèo, thuộc diện vùng sâu, vùng xa, có 3 cửa khẩu thông quan với nước bạn là: Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - thị xã Móng Cái, cửa khẩu Hoành Mô - Huyện Bình Liêu và Cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Huyện Hải Hà Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh nhưng cũng là vấn đề khó khăn cần đầu tư về an ninh quốc phòng
Tuyến biên giới biển của tỉnh dài khoảng 400km Án ngữ dọc đường phân giới là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 8 đảo lớn, có dân sinh sống ở 10 xã và 1 thị trấn thuộc các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà và thị xã Móng Cái Đảo xa nhất là Thanh Lân, huyện Cô Tô, cách đất liền trên 80km Vùng biển của tỉnh có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng,
an ninh, môi sinh và môi trường sinh thái
Trang 25Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát triển ở mức cao và ổn định: GDP bình quân trong 2 năm 2006-2007 tăng 13,11%; GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 1.063 USD Các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như công nghiệp, du lịch, vận tải… phát triển mạnh Đặc biệt, trong những năm gần đây, kinh tế xã hội ở các vùng có cửa khẩu phát triển mạnh Năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều qua các cửa khẩu của Quảng Ninh với Trung Quốc là 4 tỷ USD
* Đời sống kinh tế- xã hội các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh
- Về thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 tỉnh Quảng Ninh có 954.204 người bao gồm 22 dân tộc Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 10,8% dân số của tỉnh, gồm các dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Nùng, Mường, Thái, Khơme, H’Mông, Giáy, Ba Na, Hrê, Hà Nhì, La Chí, Cống Trong 21 thành phần dân tộc thiểu số của tỉnh, có 5 dân tộc có dân số đông trên 5.000 người sống tập trung ở các khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh gồm: dân tộc Dao 47.714 người, dân tộc Tày 30.090 người, dân tộc Sán Dìu 17.216 người, dân tộc Sán Chay 11.766 người, dân tộc Hoa 6.869 người
Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phân bố ở hầu hết 14/14 huyện, thị
xã, thành phố của tỉnh Huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều là nằm sát biên giới Việt - Trung Trong đó, nhiều nhất là huyện Bình Liêu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn huyện Tỷ lệ đó ở Ba Chẽ là 76,61%, Tiên Yên là 47,2%, tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn
Sự hình thành các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh là một quá trình lịch sử lâu dài Từ thời cổ đại trên địa bàn của tỉnh đã có các dân tộc: Kinh, Tày, Sán Dìu…Sau này, do những biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện thêm nhiều dân tộc mới: Hoa, Dao, Ngái…
Trang 26Từ nhiều đời nay, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh cư trú đan xen với đồng bào Kinh, tạo thành một cộng đồng hòa quyện và thống nhất Mỗi dân tộc thiểu số có tập tục, sắc thái văn hoá riêng của mình, có sự kế thừa và chịu ảnh hưởng của văn hoá dân tộc khác, nhưng tựu chung đều có một tinh thần yêu nước, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chiến đấu, đoàn kết yêu thương nhau, cùng xây dựng một cộng đồng Việt Nam thống nhất
- Đời sống kinh tế của các dân tộc thiểu số
Nguồn sống chính của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh dựa vào sản xuất nông nghiệp, nghề đánh bắt hải sản, trong đó có một bộ phận làm nương rẫy, sống du canh du cư, hình thức săn bắt hái lượm, đánh bắt cá thô
sơ, giản đơn, sản xuất mang tính tự cấp tự túc, làm nông nghiệp có ba loại hình: làm nương rẫy, ruộng bậc thang và ruộng nước
Nghề đánh bắt hải sản được nhân dân các dân tộc sống ở vùng ven biển như người Hoa, Sán Dìu quan tâm, đây là một nghề phát triển tương đối mạnh
đã góp phần cung cấp thực phẩm cho nhân dân các dân tộc của tỉnh từ trước đến nay
Nghề trồng trọt và chăn nuôi được gắn liền với nhau, nghề trồng trọt phát triển thì chăn nuôi cũng phát triển Đồng bào các dân tộc chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt… Với đặc điểm sống cạnh đồi núi, đất rừng, đồng cỏ nên nhiều đàn gia súc trâu bò phát triển tốt, nhiều nhà có từ 5-10 con trâu bò, hàng năm cung cấp sức kéo cho miền xuôi và cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của gia đình và dòng họ Việc trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản đều gắn liền với lịch trong năm (sử dụng theo lịch âm) và phục vụ cho các ngày tết, ngày lễ, cưới xin, ma chay, cúng tế trời đất, thần thánh
Các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống phát triển tương đối như: đúc nồi, cày, bừa, rèn dao, cuốc, xẻng Các nghề truyền thống như làm chum, bát (sành sứ) phát triển trong dân tộc Hoa, Sán Dìu, nghề làm gạch ngói, làm giấy viết, giấy vàng mã, đồ gỗ phát triển trong dân tộc Hoa,
Trang 27Sán Dìu, Tày Nghề dệt vải, đan lát, thêu thùa, may quần áo cũng phát triển, riêng ở vùng người Hoa đã dệt bằng máy móc (Móng Cái) Nghề tiểu thủ công nghiệp đã từng bước đáp ứng được nhu cầu, có một số mặt hàng như: rèn cuốc, xẻng, làm bát, chum vại, dệt vải… đã trở thành hàng hóa
Nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa trước đây đã trở thành truyền thống của các dân tộc: Tày, Dao, Sán Dìu, Nùng Các phụ nữ dân tộc còn sử dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật thêu dệt trang trí y phục như trong dân tộc Dao, Hoa, Sán Dìu đã trở thành truyền thống, các bộ quần áo, khăn, gói vừa bền vừa đẹp Nghề đan lát cũng khá phát triển trong đồng bào dân tộc như: đan bồ thóc, cót, các dụng cụ để đựng và dụng cụ lao động
Nghề làm đồ mộc được coi trọng trong đồng bào các dân tộc đặc biệt là vùng người Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ và Hoa như làm thùng đựng nước, làm chậu tắm giặt, làm bàn ghế, giường tủ, làm nhà gỗ hay các đồ vận chuyển hàng hóa
Nhìn chung, đời sống của đồng bào dân tộc đặc biệt là vùng cao còn gặp nhiều khó khăn Đời sống kinh tế của nhân dân chưa thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tại chỗ, một số mặt hàng thiết yếu như muối ăn, dầu thắp, lưỡi cày thường đồng bào phải xuống chợ huyện hoặc chợ phiên vùng cao để trao đổi, mua bán
- Về văn hóa xã hội
Đơn vị cư trú nhỏ nhất của đồng bào là khe, thôn, bản Mỗi đơn vị trên chủ yếu có một dân tộc sinh sống Ở những nơi tập trung đông dân cư cũng chỉ từ 2-3 dân tộc sống xen kẽ như: người Tày, Sán Chỉ - Cao Lan và Kinh hoặc Sán Chỉ với Dao… (riêng hai ngành Dao Thanh Y và Thanh Phán, không bao giờ ở chung với nhau) Người Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa và Dao Thanh Y sống quần tụ thành làng - xóm, riêng người Dao Thanh Phán sống rải rác trên các đồi núi Ở mỗi đơn vị thôn, khe, bản đều có người đứng đầu, người này được nhân dân tín nhiệm cử ra thường là người trưởng các dòng họ
Trang 28lớn có ảnh hưởng tới các dòng họ xung quanh Các quy ước, nghi lễ, tín ngưỡng, tập quán trong khe, thôn, bản đều được thống nhất và được thực hiện như nhau, được duy trì từ đời này qua đời khác Mối quan hệ dòng họ, gia đình, bà con thân thích luôn gắn bó chặt chẽ và khăng khít với nhau kể cả với người mới di cư tới cho nên mỗi biến động lớn nhỏ của vùng cư trú đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc
Đời sống tinh thần của các dân tộc phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều yếu tố tích cực, trong sáng lành mạnh song bên cạnh cũng có nhiều yếu tố tiêu cực lạc hậu trong tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc còn nặng nề Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh, trời, đất, rừng núi… dân tộc Tày có nơi còn lập bàn thờ (Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu Nam Tào, thần núi, sông), người Dao thờ (Bàn Vương, Ngọc Hoàng, Thần nông…), người Hoa thờ (Phật Bà Quan Âm, Táo quân, Môn thần, Long Vương…), ở nơi thành phố còn thờ Thần tài Theo quan niệm của dân tộc cho rằng những vật thể ấy là linh thiêng có thể giúp đỡ cho gia đình, dòng họ, bản làng… được hạnh phúc Hàng năm các dân tộc thường tổ chức cúng vào những ngày trước thời vụ sản xuất trong năm theo tiết âm lịch: hội xuống đồng, hội trăng, ra núi (dân tộc Tày), cúng nương, cúng cầu mưa (dân tộc Dao), cúng cơm mới, làm bánh mẹ
Các dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình, riêng dân tộc Hoa có chữ viết riêng, các dân tộc Tày - Dao - Sán Dìu ở một số nơi cũng đã cải tiến chữ dân tộc Hoa theo từ, nghĩa của dân tộc mình để phục vụ việc ghi chép, cúng bái Các dân tộc đều có kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, làn điệu hát, múa, hội hè (các điệu lượn: lượn then, lượn đối đáp của người Tày, hát ghẹo, hát mời rượu của người Dao) và một số nhạc cụ riêng của mình như: kèn, trống, sáo, nhị, đàn…
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất đai, khoáng sản, di sản Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói
“Quảng Ninh như một đất nước Việt Nam thu nhỏ” Song, tỉnh cũng còn có
Trang 29nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, việc đầu tư cho các huyện biên giới, hải đảo hạn chế, đời sống, kinh tế, dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở gần biên giới, hải đảo thấp đã và đang là một rào cản trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Trong nhiều năm qua, dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các huyện miền núi đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách không ngừng phấn đấu, đạt được tiến bộ
về kinh tế - xã hội Một số mặt sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và đồng bào các dân tộc đã được cải thiện một bước
Tuy vậy, nhiều nơi vùng cao nhất là các xã vùng cao ở huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Bình Liêu còn rất khó khăn Ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quá ít, tập quán canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng thấp Tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép xảy ra nhiều nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả
Đời sống văn hoá xã hội của đồng bào miền núi, hải đảo nhìn chung vẫn thấp kém Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông chưa được quan tâm xây dựng; việc sửa chữa, cải tạo đường còn chắp vá, không thuận lợi cho việc
mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi, hải đảo
Nhận thức vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định công tác xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp
Trang 301.2.2 Chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chính sách dân tộc thiểu số
* Khái lược tình hình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh trong 10 năm đổi mới (1986-1996)
Trong mười năm, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đầu tư phát triển kinh tế
xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thông qua việc huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, Bộ mặt của những vùng nông thôn mới dần được hình thành: giao thông đi lại đã bớt khó khăn, các công trình trường học, trạm xá, hệ thống điện nước sinh hoạt đã
và đang được xây dựng tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn, miền núi Sản xuất tiếp tục phát triển với một số mô hình phù hợp, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, cơ bản chấm dứt tình trạng đói giáp hạt, các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục có bước tiến bộ Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng cao giảm xuống còn 16,04%, tỷ lệ hộ nghèo của 31 xã nghèo của tỉnh giảm nhanh từ 47,6% xuống còn 22,43%, trong đó 14/31 xã vươn lên thoát nghèo Tỷ lệ trẻ
em đến trường học bậc tiểu học đạt 97,3%, bậc trung học cơ sở đạt 84%, trung học phổ thông 33,7% Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng đều phát huy hiệu quả, đồng bào được hưởng những thành quả do Nhà nước đem lại Công tác xoá nhà tạm tranh tre cho các hộ dân nghèo được các cấp các ngành quan tâm nên đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho chương trình và đạt kết quả tốt, đến nay cơ bản xoá xong nhà tạm cho các hộ nghèo trong tỉnh
Tuy vậy, ở vùng đồng bào dân tộc vẫn còn một số khó khăn: Một số khe bản vùng sâu cách xa trung tâm xã hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và dân sinh còn thiếu đồng bộ, sản xuất chậm phát triển, còn khó khăn về phương hướng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Các điều kiện về thông tin liên lạc, điều kiện học tập và khám chữa bệnh còn thấp kém so với các vùng khác Do vậy, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo ở mức cao
Trang 31Sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc chủ yếu là trồng các loại cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm mang tính tự nhiên với quy mô nhỏ Trong trồng trọt chủ yếu là độc canh cây lúa, ngô và một số ít cây có củ Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như giống mới, biện pháp canh tác tiên tiến, những năm qua mới ở bước đầu, chưa được phổ biến rộng rãi Các mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của đồng bào được các địa phương quan tâm triển khai bước đầu có kết quả, song còn quá ít, chưa được nhân rộng trong cộng đồng Diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động còn thấp (khoảng trên dưới 30%), nhiều nơi chỉ dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên Chính vì thế, năng suất cây trồng vật nuôi ở những vùng này thấp, chỉ đạt 70-80% năng suất bình quân toàn tỉnh
Sản xuất lâm nghiệp: nghề rừng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh Thông qua các chương trình dự án trồng rừng 661, dự án định canh, định cư, trồng rừng Việt Đức, hàng năm các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước hỗ trợ vốn để trồng hàng trăm ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế Rừng và đất rừng đã được giao cho các hộ gia đình trông nom, bảo vệ và được khai thác, sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao Qua việc trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, và bảo vệ rừng, đã giúp cho nhân dân trong vùng có thêm công ăn việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống Tài nguyên đất đai, rừng từng bước được khai thác, sử dụng có hiệu quả, đất trống đồi trọc dần được thu hẹp, hạn chế dần tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy của một bộ phận đồng bào dân tộc Tuy vậy sản xuất lâm nghiệp ở vùng dân tộc vẫn còn một số khó khăn do thiếu vốn sản xuất để hỗ trợ đồng bào trồng rừng mới, hơn nữa thời tiết diễn biến rất phức tạp, hạn hán kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng, phát triển của cây rừng
Trang 32Do cư trú tập trung ở các vùng núi, vùng biên giới, giao thông đi lại khó khăn, chính vì thế các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, thương mại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có quy mô đáng kể, kém phát triển Nghề chế biến các nông lâm sản mang tính thủ công
là chính nên sản phẩm hàng hoá không đa dạng, chất lượng thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sản phẩm chủ yếu bán ở dạng thô vì thế giá trị kinh tế không cao
* Chủ trương lãnh đạo chính sách dân tộc đối với dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2000
Nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (1996) khẳng định: “Phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, quan tâm đầu tư phát triển kinh tế miền núi và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc yên tâm định canh định cư, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc” [11, tr.74]
Xuất phát từ yêu cầu phát triển mọi mặt ở Quảng Ninh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nhằm nhanh chóng biến Quảng Ninh thành một vùng chiến lược mạnh về kinh tế, chính trị và quốc phòng, nhất là rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào đa số, giữa vùng này với vùng khác
Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 1996 - 2010, với mục tiêu là tìm ra con đường phát triển và sự bố trí theo lãnh thổ phù hợp với với các quy luật phát triển chung và đạt được các mục tiêu do Đảng đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế của tỉnh Riêng miền núi và biên giới, vừa theo định hướng phát triển chung của tỉnh; nhưng do tính đặc thù của vùng mà mục tiêu quy hoạch cần tập trung vào một số lĩnh vực then chốt sau:
Trang 33Phát triển nông, lâm, ngư toàn diện và đa dạng Tiếp tục đầu tư thâm canh, tăng vụ, mở diện tích trồng đối với cây lúa Phát triển các loại rau màu thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm; Quan tâm trồng rừng phòng hộ đi đôi với chăm sóc bảo vệ rừng để cải thiện môi trường sinh thái
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Ra sức giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống trong vùng theo kịp với các vùng khác Giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch Thực hiện tốt các chính sách đối với vùng sâu, vùng xa
Gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ra sức tăng cường phòng thủ biên giới, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội theo phương án của cơ quan quân sự và công an trên cơ sở phát động có hiệu quả phong trào quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở vùng biên giới, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân trong vùng
Do đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở những vùng mà hạ tầng cơ
sở chưa phát triển, vì vậy thiếu thông tin, khó tiếp cận với thị trường, y tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế Đa số đồng bào trong vùng
đã có truyền thống sản xuất lâu đời, đã có những kỹ năng nhất định trong trồng trọt, chăn nuôi, có những kinh nghiệm quý báu cần phát huy Tuy nhiên, nhìn chung nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, chăn nuôi, trồng trọt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Vì vậy, sản phẩm làm ra không nhiều
và tính cạnh tranh không cao, khó tiêu thụ Để thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp của đồng bào là việc làm khó khăn, đòi hỏi phải tuyên truyền, vận động, đi đôi với làm các mô hình mẫu, trực quan để đồng bào làm theo, phải thay đổi cả nếp nghĩ, cách thức làm ăn, hỗ trợ kỹ thuật, giống tốt cho đồng bào
Để thực hiện mục tiêu nói trên, tỉnh chủ trương thực hiện nhiều chương trình, giải pháp lồng ghép về phát triển kinh tế - xã hội với chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Trang 34các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135); Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư gắn với hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn,… với các biện pháp chủ yếu:
Thực hiện việc phổ cập cấp I nhất là các huyện, xã miền núi và biên giới nhằm nâng cao trình độ dân trí để đủ khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật Đào tạo ngành nghề cho người dân tại địa phương, chú trọng việc đào tạo trình độ phổ thông cho người dân tộc Có chính sách ưu đãi cho cán bộ, chuyên viên phục vụ tại vùng biên giới và miền núi Các chương trình khuyến nông phải chú ý tập trung đào tạo xây dựng đội ngũ trong vùng
Quan tâm đến đầu tư và phổ biến công nghệ mới, nhất là công nghệ sau thu hoạch Phổ biến các máy chế biến và tồn trữ nông sản phù hợp với vốn đầu tư và khả năng sử dụng Áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp cho đồng bào
Đối với chính sách tín dụng nông thôn, quy định lại lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp với từng loại cây, con, ngành nghề, ưu đãi với vùng núi và biên giới để giúp đỡ nhân dân có điều kiện ổn định cuộc sống Tập trung các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế để đầu
tư các chương trình trọng điểm của vùng là: Chương trình dân số; Chương trình nước sạch và thủy lợi; Chương trình nhà ở nông thôn; Chương trình trồng rừng, định canh định cư, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo; Chương trình đưa văn hóa về cơ sở
Các chương trình mục tiêu phát triển miền núi phải được cụ thể hóa bằng các dự án đầu tư, tạo điều kiện để các tổ chức tài chính tín dụng đầu tư vốn, đồng thời kêu gọi thu hút nhiều nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư phát triển miền núi và biên giới
Trang 351.2.3 Quá trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
Trong nhiều năm qua Quảng Ninh đã dồn sức tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, chủ yếu là sản xuất lương thực, thủy sản, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch Ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp: Giáo dục, y tế, đường nông thôn, điện nông thôn, chợ nông thôn, nước sinh hoạt nông thôn… tuy còn nhiều khó khăn nhưng đời sống nhân dân từng bước được ổn định và có nâng lên, bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc có những đổi mới
Trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp: tỉnh đã chú trọng đầu tư công
tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất: đưa các giống mới có năng suất cao (CR 203, IR 64, KV 10, các giống lúa Trung Quốc, giống ngô có năng suất cao, đưa năng suất lương thực từ 20-30 tạ/vụ của năm 1990 lên 50-
60 tạ/vụ, bình quân lương thực từ 200kg/người lên 400kg/người/năm Huyện Bình Liêu đạt trên 450kg/người/năm Nhiều xã vùng định canh, định cư trước đây thiếu ăn từ 3-6 tháng/năm, hàng năm Nhà nước phải hỗ trợ cứu đói đến nay đã có đủ lương thực ăn và dự trữ như xã Quảng An, Quảng Đức (Quảng Hà), Đồng Lâm, Đồng Sơn (Hoành Bồ), Đồng Văn (Bình Liêu)
Tỉnh đã tiến hành việc giao đất, giao rừng cùng với việc đầu tư các dự án
327, định canh định cư, PAM cho nhân dân Từ năm 1994 đến nay bình quân mỗi năm nhân dân trồng được trên 6.000 ha rừng các loại Từ năm 1980 đến nay đã đưa được hàng vạn hộ đồng bào dân tộc vùng cao xuống vùng thấp định canh, định cư thay chỗ đồng bào Hoa đi về Trung Quốc Đời sống nhân dân vùng cao ổn định
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo từ năm 1993 đến tháng 6/2000 tỉnh đã cho 100.044 hộ vay với doanh số 162,2 tỷ đồng, bình quân mỗi
hộ vay trên 1,6 triệu đồng để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp mỗi năm, giải quyết việc làm cho 17.000 đến 18.000 lao động
Trang 36Thực hiện Chương trình 135 tỉnh hỗ trợ cho 30 xã nghèo dân tộc là 3 tỷ đồng xây dựng 35 công trình và phân công 71 đơn vị là các cơ quan, xí nghiệp giúp đỡ về vật chất, tính đến tháng 6/2000 có 56 đơn vị triển khai giúp
đỡ với trị giá 1,7 triệu đồng
Từ năm 1998 đến 2000 chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
đã đầu tư được 4 tỷ đồng để xây dựng 5 trung tâm cụm xã ở các huyện: Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Quảng Hà, đồng thời đầu tư 5 tỷ đồng cho công tác khuyến nông
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Văn hóa dân tộc được chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các cấp ủy quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để bà con được tổ chức các ngày lễ, ngày tết theo đúng phong tục truyền thống với nội dung vui tươi, lành mạnh Các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan được xóa bỏ từng bước, đời sống văn hóa mới ở địa bàn dân cư đang hình thành và phát triển
Các thiết chế văn hóa, thể thao trong vùng dân tộc được tập trung phát triển nhanh Trong các xã tập trung người dân tộc, kết hợp các nguồn vốn của nhiều ngành của tỉnh, huyện đã hình thành các bưu điện văn hóa, các tụ điểm hoạt động văn hóa, sân bóng đá Tại các nơi này, đồng bào cả người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số đều đến sinh hoạt tương đối thường xuyên
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, biểu hiện tập trung trong các lễ hội dân tộc được cả hệ thống chính trị kết hợp với nhân dân địa phương tổ chức chu đáo, mang bản sắc dân tộc đã lôi cuốn hầu hết mọi người tham gia Trong dịp này, ngoài các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ do tỉnh, huyện tổ chức phục vụ còn có các hoạt động thể dục thể thao, các cuộc vui chơi theo truyền thống dân tộc, đặc biệt, nhiều nơi các thể loại văn hóa dân tộc được củng cố
và đưa vào sinh hoạt trong cuộc sống và tham gia trong các cuộc hội diễn của tỉnh như hát then (dân tộc Tày), hát soọng Cô (dân tộc Sán Dìu), sáo dung muội (dân tộc Dao)
Trang 37Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, từng bước giáo dục vận động phong trào nếp sống vệ sinh, văn minh hòa vào việc thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư” Với kết quả bước đầu đáng khích lệ, đã có 7.664 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 43,3% so với tổng số hộ
Về chính trị tư tưởng, công tác quần chúng và xây dựng Đảng : Đảng bộ
Quảng Ninh xác định công tác quần chúng trong cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số trước hết là chăm lo giúp đỡ, để bà con đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống Những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của bà con được quan tâm, giải quyết kịp thời Vì vậy mà uy tín của Mặt trận, chính quyền, các cấp ủy ngày càng được nâng lên, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân được gắn bó hơn
1.3 Kết quả và những vấn đề cần khắc phục
Qua 5 năm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh đối với dân tộc thiểu số, toàn tỉnh đã xóa được 25.570 hộ đói nghèo, hạ tỷ lệ đói nghèo từ 26,7 % (năm 1993) xuống còn 11,25% (tháng 6/2000), tình trạng đói kinh niên cơ bản đã chấm dứt, có 20% số hộ vay vốn phát triển sản xuất trở lên khá, có trên 60% số hộ đời sống được cải thiện Tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo trong vùng đồng bào dân tộc còn chiếm từ 28% đến 30% tập trung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa
Được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình điện, đường, trường học, trạm xá… đến nay có 12/13 huyện thị có điện lưới quốc gia và đường giao thông được nâng cấp tốt từ tỉnh xuống huyện, có nơi đến xã (riêng huyện đảo Cô Tô có hệ thống điện lưới và giao thông đường biển riêng); 13/13 huyện thị thành phố có hệ thống trường học, trạm xá, bưu điện đến xã (riêng ngành giáo dục, trường học được xây dựng tại các thôn, khe có dân cư)
Trang 38Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt Chỉ tính riêng 5 huyện (Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Quảng Hà) tỷ lệ trẻ
em trong tuổi đến trường đạt từ 85% - 95%, tỷ lệ học sinh thi hết cấp I đạt từ 90% -96%, thi hết cấp II đạt trên 85%, công tác xóa mù chữ được các huyện quan tâm Tuy nhiên, số đồng bào biết chữ phổ thông, nhất là người lớn tuổi
tỷ lệ còn ít, số trẻ em trong độ tuổi đến trường còn thấp Thực trạng hiện nay
là phần lớn thanh thiếu niên biết tiếng và chữ Việt nhưng những người lớn tuổi phần nhiều lại hiểu rất ít về tiếng và chưa biết về chữ Việt, số này lại là trụ cột trong gia đình, từ đó trẻ em cũng được sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng dân tộc Do vậy, trong giai đoạn đầu đến trường tiểu học, đa số các em tiếp thu chậm nên hiện tượng lưu ban, bỏ học thường có tỷ lệ cao Đó là khó khăn
cơ bản nhất đối với công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số
Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc được đầu tư và triển khai thực hiện đạt kết quả khá hơn trước Tuổi thọ trung bình của người dân
từ 64 tuổi năm 1986 lên 70 tuổi năm 1999 Hàng năm đã tiêm phòng 6 loại bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%, giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,8%, tổ chức tiêm phòng chống bướu cổ cho trên 10.000 người, cấp trên 20.000 chiếc màn tẩm thuốc chống muỗi, khám và điều trị cho hàng nghìn lượt người mắc bệnh, làm xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho hàng trăm lượt người Tuy nhiên, hiện nay công tác chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục cũ phải tiếp tục đấu tranh, giáo dục như: ngủ không mùng, để trâu, bò và gia cầm sống chung trong nhà, trị bệnh bằng cúng bái… Đội ngũ cán bộ là người dân tộc ngày càng trưởng thành trên mọi lĩnh vực chính trị, quản lý, văn hóa nghệ thuật, giáo dục Hệ thống cán bộ từ cấp
cơ sở đến tỉnh thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng qua các lớp chính trị, hành chính… ở địa phương và Trung ương Qua khảo sát đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng dân tộc: Số có trình độ văn hóa, cấp I chiếm khoảng 10%, cấp II chiếm 70%, cấp III chiếm 20%, cán bộ chủ chốt như Bí
Trang 39thư, Chủ tịch, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch đều có trình độ trung cấp chính trị và quản lý Nhà nước, nhiều đồng chí có trình độ đại học chuyên môn Đối với cán bộ chủ chốt ở huyện, tỉnh đều có trình độ đại học - trung học về chuyên môn, đại học - trung cấp chính trị Hiện nay cán bộ cấp trưởng, phó ban ngành của tỉnh và tương đương có 14 đồng chí là người dân tộc (Tày 11, Dao 1, Sán Dìu 2) trong đó có 2 đồng chí trong Ban Chấp hành tỉnh, tỷ lệ đại biểu dân tộc trong Hội đồng nhân dân tỉnh chiếm 13% tăng so với khóa trước 5%, đại biểu quốc hội có 1 đồng chí Đảng viên người dân tộc trên 2.000 chiếm 4,63% tổng số đảng viên của tỉnh
Thực hiện thông tri 11 của Ban Bí thư, tỉnh đã chỉ đạo các huyện miền núi tiến hành sắp xếp lại, chỉnh đốn tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức quần chúng, củng cố cơ sở yếu kém, xóa cơ sở yếu kém Đến nay các cơ sở Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể quần chúng đều phát huy được vai trò lãnh đạo từng bước hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã khắc phục nhiều khó khăn và thử thách vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình, đã đạt được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng Tình hình kinh tế xã hội trong vùng dân tộc có nhiều chuyển biến mới, tình đoàn kết các dân tộc được củng cố và phát triển tốt, an ninh chính trị ổn định, tình hình du canh, du cư giảm hẳn, góp phần tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và miền núi
Mặc dù có bước phát triển, nhưng nhìn chung kinh tế miền núi hải đảo của tỉnh phát triển còn rất chậm so với tốc độ phát triển chung của cả tỉnh Các ngành sản xuất chính như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tăng trưởng nhưng ở mức chậm, đa số vẫn trong tình trạng
Trang 40lạc hậu và phát triển kém, nhất là việc đổi mới cơ cấu mùa vụ, đổi mới giống cây trồng vật nuôi
Về nông nghiệp, đất canh tác ít, lại phân bố rải rác, hệ số sử dụng đất thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết thủy lợi, thâm canh, thường năng suất cây trồng vật nuôi thấp, sản lượng lương thực bấp bênh, ở các xã miền núi giáp biên giới diện tích đất bỏ hoang là phổ biến Chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển, do thiếu kiến thức về chăn nuôi và về thị trường tiêu thụ
Về lâm nghiệp, rừng tự nhiên và những đặc sản quý hiếm đang tiếp tục
bị suy giảm, trữ lượng ngày càng giảm sút Tài nguyên chỉ còn là những rừng non, rừng nghèo kiệt, rừng tre nứa dóc không còn trữ lượng hoặc trữ lượng rất thấp Tốc độ trồng rừng mới còn chậm, rừng trồng mới không đủ bù đắp so với rừng tự nhiên bị tàn phá Do đời sống khó khăn nên đồng bào vẫn tiếp tục phát nương, làm rẫy, khai thác gỗ tre nứa đem bán lấy tiền mua lương thực Một bộ phận nhỏ dân cư tái lại cuộc sống du canh du cư hoặc định cư du canh Diện tích đất trống đồi trọc còn rất lớn (trên 200.000 ha)
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn quá nhỏ bé, manh mún, phổ biến là thô sơ, lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường rất yếu Hoạt động thương mại, dịch vụ rất yếu, thương mại quốc doanh trống vắng, thương mại tư nhân chưa vươn ra được
Nguồn lao động chất lượng thấp do trình độ dân trí thấp, trình độ năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật - khoa học còn hạn chế, thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ để quản lý và điều hành nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hệ thống trạm xã chưa được xây dựng kiên cố, đội ngũ cán bộ y tế và trang thiết bị y tế và trang thiết bị khám chữa bệnh chưa thỏa mãn và đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Tỷ lệ đói nghèo còn cao, năm
2000 toàn tỉnh còn 23.431 hộ nghèo chiếm 10,22% số hộ trong tỉnh trong đó