Thực tế dạy học rất đa dạng và phong phú ở các vùng, miền, các đối tượng học sinh trong cả nước; những đánh giá của các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt của đông đảo giáo viên tiểu học đ
Trang 1BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
BUỔI 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đê tài
- Khái quát về lý luận: Chúng ta đều biết bậc Tiểu học là bậc học nền móng
của quá trình giáo dục hiện nay Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc học tiếp theo Chương trình học hiện nay là chương trình mở, điều đó cho phép người dạy - học linh hoạt, có sự sáng tạo trong việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng phù hợp với trình độ, khả năng, sở trường của mỗi học sinh để giúp các em phát triển toàn diện Để đáp ứng yêu cầu trên, những người làm công tác sư phạm phải tìm hiểu hiểu và phát hiện những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi thông qua các hoạt động học mà chơi - chơi mà học Đó chính là sự băn khoăn không phải chỉ của các thầy giáo, cô giáo mà còn là của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và của cả xã hội Hiện nay tất cả các trường tiểu học trong cả nước đều đang dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới Thực tế dạy học rất đa dạng và phong phú ở các vùng, miền, các đối tượng học sinh trong cả nước; những đánh giá của các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt của đông đảo giáo viên tiểu học đã xác nhận tính hiệu quả và tính khả thi của dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới Thực tế giáo dục tiểu học ở nước ta cũng như ở nước ngoài đã khẳng định rằng: Mọi trẻ em phát triển bình thường đều có thể thành công trong học tập ở cấp học
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương đúng đắn và thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học, như : mở rộng các hình thức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
Trang 2nghiệp vụ cho các nhà quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, kết quả học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn còn thấp so với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tối thiểu cần đạt của học sinh tiểu học
- Về mặt thực tiễn: Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng
thời với việc thay sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương chuyển dần Tiểu học sang học 2 buổi/ngày Ở buổi 2, giáo viên có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá học sinh; có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, tiết học; có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học sinh đã đạt chuẩn Ngoài ra, ở buổi 2, chúng ta
có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh Trong dạy học hiện nay, giáo viên đã thực sự đổi mới từ việc lựa chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Nhưng hầu như giáo viên đã dành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1 (buổi dạy học các nội dung chương trình theo quy định) Vấn đề dạy học buổi 2 chưa thực sự được nhiều giáo viên quan tâm, không ít giáo viên coi nhẹ hình thức dạy học buổi 2, đa số giáo viên xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 giáo viên giao cho học sinh một số bài tập đồng loạt học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học Còn trong tiết đó, bao nhiêu học sinh cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì giáo viên ít chú ý đến nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao Chính vì lẽ đó chúng tôi
muốn tìm ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi
2 ở trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên"
2 Phạm vi triển khai thực hiện: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên, huyện
Tân Uyên
3 Mô tả sáng kiến
Trang 33.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên là một đơn vị trường học đa dạng
về mô hình, chương trình dạy học như: Chương trình Công nghệ giáo dục của khối lớp 1; dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) của khối lớp
2, 3, 4, 5
- Hiện nay vấn đề dạy học buổi 2 chưa thực sự được nhiều giáo viên quan tâm, còn có tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao, không ít giáo viên coi nhẹ hình thức dạy học buổi 2, đa số giáo viên xem buổi
2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 giáo viên giao cho một số bài tập đồng loạt học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học
* Ví dụ minh họa
Môn : Toán lớp 1 LUYỆN TẬP A- Mục tiêu:
- HS biết 8 thêm 1 được 9, viét được số 9
- HS đọc, đếm được từ 1 đến 9, biết so sánh được các số trong phạm vi 9
- Biết được vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9
B- Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh đếm các số từ 1-8 và từ 8-1
và nêu cấu tạo số 8
- Nhận xét
2- Luyện tập
Bài 1:
- Gọi một học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh viết 1 dòng số 9 vào vở
- 2-3 học sinh nêu
- Viết số 9
- Học sinh làm bài tập
Trang 4Bài 2:
- Bài yêu cầu gì ?
- Ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Chữa bài: Cho học sinh đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi một số học sinh đọc bài của bạn lên và
nhận xét
- GV nhận xét
- Nêu một số câu hỏi để học sinh nêu cấu tạo
số 9
- Cho 1 số học sinh nhắc lại
Bài 3:
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu của bài ?
- Hướng dẫn và giao việc
- Chữa bài: Cho 2 học sinh lên bảng chữa
- Giáo viên nhận xét
Bài 4: Số?
8 < … 7 < … 7 < … < 9
… > 8 …> 7 6 < … < 8
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại nội dung luyện tập
- Nhận xét chung giờ học
- Điền số
- Đếm số chấm tròn ở từng hình rồi điền kết quả đếm vào ô trống
- Học sinh làm bài vào vở bài tập
- Học sinh làm theo yêu cầu
- 2-3 học sinh đọc và nêu nhận xét
- 9 gồm 1 và 8 gồm 8 và 1
- 9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6
- 9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5
- 9 gồm 2 và 7, gồm 7 và 2
- Điền dấu lớn, bé, bằng vào chỗ chấm
- Học sinh làm bài
- Học sinh dưới lớp kiểm tra kết quả của mình
- Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh làm vào vở bài tập
-3 học sinh lên bảng chữa
8 < 9; 7 < 8; 7 < 8 < 9
9 > 8; 8 > 7; 6 < 7 < 8
- Bên cạnh đó, việc tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các tiết dạy buổi 2 còn chưa cao
* Nguyên nhân
Trang 5Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song ở đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
a) Về giáo viên
Giáo viên hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học Vì vậy trong dạy học buổi 2, giáo viên chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng học sinh
Việc thiết kế dạy học buổi 2 của giáo viên Tiểu học còn gặp khó khăn Vì không có những thiết kế bài soạn sẵn cho giáo viên tham khảo nên để soạn được giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng giáo viên phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu
Có những giáo viên rất tâm huyết với nghề, yêu trẻ nhưng chưa biết cách gần gũi, thân thiện, thuyết phục trẻ bằng tình cảm; chưa biết tạo niềm tin và gây hứng thú, kích thích nhu cầu học tập cho các em, nhất là những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng
b) Về học sinh
Lớp học nào cũng có đối tượng học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành, nên khi thiết kế bài dạy buổi 2 gặp nhiều khó khăn
Một số học sinh chưa hoàn thành do gia đình không quan tâm nên những học sinh này rất ngại học, chóng chán, ỷ lại, làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí học tập của cả lớp
c) Về nhà trường
Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo phương pháp mới chưa đáp ứng được yêu cầu (bàn ghế chưa đạt chuẩn, thiếu các phương tiện nghe nhìn, ) Khuôn viên nhà trường chưa thật đẹp
d) Về phía phụ huynh học sinh
Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em, tạo điều kiện tốt cho việc học của con em mình
Trang 6Bên cạnh đó, một số gia đình, phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến con cái, không dành thời gian bảo ban con cái học tập nên chất lượng học của một số
em hiệu quả chưa cao, ngược lại một số em có tố chất nhưng gia đình chưa tạo điều kiện cho các em
Tóm lại: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học buổi 2 chưa
cao Từ đó chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để khắc phục thực trạng đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học buổi 2, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
a) Biện pháp 1: Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên về dạy học buổi 2
a1) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội
ngũ giáo viên
a2) Nội dung: Quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học buổi
2 trong nhà trường
a3) Cách thực hiện:
Giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu nội dung và tinh thần chỉ đạo của Ngành về vấn đề linh hoạt và sáng tạo trong dạy học Lựa chọn nội dung phù hợp đối tượng và đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lớp
Mỗi giáo viên phải hiểu về mục tiêu, nguyên tắc về dạy học buổi 2 Từ đó định hướng cho những thiết kế bài dạy phù hợp Giáo viên phải hiểu được rằng mỗi học sinh Tiểu học có nhiều khả năng phát triển, song do chưa có kinh nghiệm
về cuộc sống nên các em tiếp thu còn hạn chế Chính vì lẽ đó, giáo viên Tiểu học
có vai trò quyết định đến sự phát triển đúng hướng, là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục của mỗi lớp, từng học sinh tiểu học
b) Biện pháp 2: Dạy theo đối tượng, theo nhu cầu của từng nhóm học sinh.
b1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng các môn học.
b2) Nội dung: Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh Chọn nội dung
cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS:
b3) Cách thực hiện: Muốn đạt được mục tiêu này giáo viên phải:
- Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh Đó là việc làm rất quan trọng, vì khi đã phân loại được đối tượng học sinh của lớp, giáo viên mới có thể
Trang 7định hình ra mỗi nhóm học sinh thiếu nội dung nào, cần gì để có kế hoạch giảng dạy Vì vậy ngay buổi đầu nhận lớp, chúng tôi tổ chức cho học sinh tự giới thiệu
để tìm hiểu thêm thông tin của từng em về bản thân và gia đình Từ nhiều kênh thông tin như việc thể hiện năng lực giao tiếp của học sinh; tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm những năm học trước, qua gia đình, bạn bè và khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi phân loại đối tượng học sinh theo một số hình thức sau: đối tượng cùng trình độ, đối tượng cùng sở thích,
- Chọn nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh: Cùng với việc nắm bắt, phân loại học sinh, giáo viên phải quan tâm đến mục tiêu cần đạt của từng bài, từng phần trong từng tiết học chính khóa ở buổi 1 Với nội dung đó
ở buổi 2, những học sinh đã hoàn thành cần bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng gì ? Những em chưa hoàn thành còn hổng kiến thức, kỹ năng thì cần phụ đạo nội dung
gì, cần đưa nội dung nào vào dạy, với lượng bài tập là bao nhiêu ? Trong thực tế khi lên lớp dạy buổi 2, đơn vị kiến thức nào mà những học sinh chưa hoàn thành các em tự giác, hứng thú rèn luyện để đạt chuẩn một cách vững chắc với nhiều biện pháp của giáo viên xem như là thành công Còn nhóm học sinh đã hoàn thành, các em đó đã nắm vững kiến thức kĩ năng cơ bản thì nhiệm vụ của giáo viên là không nên gò ép làm cho các em không có điều kiện để phát huy năng lực của bản thân Mà lúc này, giáo viên phải tạo cho các em cơ hội được tiếp xúc, làm quen, chủ động chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ cao hơn Điều đó đòi hỏi giáo viên phải chọn nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
Ví dụ : Môn Toán - Lớp 3
Bài : Gấp một số lên nhiều lần
* Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của tiết dạy chính khoá bài này là: Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần)
* Kế hoạch dạy buổi 2 đối với bài này như sau:
(I.) Mục tiêu:
* Học sinh chưa hoàn thành :
- Củng cố cách thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần
Trang 8- Củng cố về phép nhân trong phạm vi 7, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần đơn giản
* Học sinh hoàn thành: Ngoài những mục tiêu trên, còn thêm yêu cầu: Vận dụng kiến thức về gấp 1 số lên nhiều lần để giải toán dạng “Gấp 1 số lên nhiều lần
mà số đó chưa tường minh”, làm cơ sở chuẩn bị cho việc tìm hiểu cách giải: Bài toán giải bằng hai phép tính (dạng một phép tính nhân và một phép tính cộng)
(II.) Chuẩn bị:
* Học sinh: Bảng con; giấy nháp
* Giáo viên: Phiếu bài tập Xếp chỗ ngồi học sinh theo nhóm đối tượng (III.) Thời lượng: 40 phút
(IV.) Các hoạt động dạy học:
(1) Hoạt động 1: Ôn kiến thức (Hoạt động chung cho tất cả các nhóm đối tượng)
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Mẫu: Gấp 3m lên 5 lần được: 3 x 5 = 15(m)
a) Gấp 6 kg lên 4 lần được:
b) Gấp 5 giờ lên 5 lần được:
c) Gấp 18 l lên 2 lần được:
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng gấp 1 số lên nhiều lần
* Tiến hành:
Bước 1: Cả lớp cùng thực hiện 1 bài tập mẫu:
Gấp 3m lên 5 lần được: 3 x 5 = 15(m)
Bước 2:
+ HS làm bài vào phiếu bài tập
+ Giáo viên kiểm tra thẩm định kết quả của nhóm học sinh thuộc nhóm đối tượng đã đạt chuẩn ở buổi 1
+ Yêu cầu các học sinh đã được kiểm tra đi giúp đỡ các nhóm học sinh còn lại
+ Học sinh kiểm tra xong báo cáo kết quả
+ Gọi 1- 2 em nhắc lại quy tắc: Gấp một số lên nhiều lần
Trang 9Bài 2: Huệ cắt được 7 bông hoa, Lan cắt được nhiều gấp 4 lần số hoa của
Huệ Hỏi Lan cắt được bao nhiêu bông hoa?
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần đơn giản
* Tiến hành:
- Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự làm bài vào nháp
- Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn
- Trao đổi với cả nhóm
- Báo cáo kết quả
(2.) Hoạt động 2: Rèn kỹ năng (Dạy phân hóa đối tượng)
Để thực hiện hoạt động này chúng tôi chia bảng làm 2 phần (một phần dành cho đối tượng chưa hoàn thành, một phần dành cho đối tượng đã hoàn thành ở buổi 1)
Đối tượng HS hoàn thành Đối tượng HS chưa hoàn thành
Ví dụ: Một số nhân với 6 thì được kết
quả bằng 102 Hỏi số đó nhân với 7
thì được kết quả bao nhiêu?
* Mục tiêu: - Rèn kỹ năng giải bài
toán có liên quan đến gấp một số lên
nhiều lần dạng phức tạp để giúp các
em phát triển tư duy toán học
* Tiến hành:
- Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự
làm bài vào nháp
- Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn
- Trao đổi với cả nhóm => báo cáo kết quả
- Giáo viên kiểm tra chốt kết quả
Ví dụ: Năm nay con 5 tuổi, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?
* Mục tiêu: - Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần đơn giản
* Tiến hành:
- Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự làm bài vào nháp
- Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn
- Trao đổi với cả nhóm
- Giáo viên cùng học sinh kiểm tra giúp đỡ (3.) Hoạt động 3: Tổ chức chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật"
Trang 10* Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức về gấp một số lên nhiều lần Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập
* Tiến hành :
- Mỗi nhóm được phát một chiếc hộp trong đó có các tờ phiếu nhỏ ghi các yêu cầu như : Gấp 5 lên 9 lần ta được bao nhiêu ? Một số gấp lên 6 lần thì bằng
42 Hỏi số đó là số mấy ? Năm nay con 7 tuổi, tuổi bố gấp 6 lần tuổi con Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi ? Mỗi bạn sẽ cho tay vào hộp chọn một lá phiếu và thực hiện yêu cầu ghi trong phiếu Mỗi bạn có một quyền xin trợ giúp của các bạn trong nhóm hoặc của thầy cô giáo dưới dạng hình thức trắc nghiệm (Người trợ giúp đưa ra 3 - 4 đáp án, người được trợ giúp chọn 1 đáp án sao cho đúng)
- Hết thời gian học sinh tự đánh giá và nêu cảm nhận về trò chơi
- Giáo viên đánh giá chung, khen ngợi, động viên học sinh
c Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức dạy học ở buổi 2
c1) Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú, say mê học tập.
c2) Cách thực hiện:
Khi thực hiện dạy học ở buổi 2 chúng tôi thấy nếu hình thức dạy học mà đơn điệu, nghèo nàn, dẫn tới học sinh rất ngại học, chán học Bên cạnh việc tìm hiểu nội dung, chọn thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống nhàm chán, tạo nhu cầu học cho học sinh và phát huy vai trò chủ động sáng tạo, từ đó rèn cho học sinh ý thức tự học
Chẳng hạn: khi dạy học buổi 2, giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học
cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm, bài tập
tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly,…Cụ thể 1 số tiết trên lớp thông qua các sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi,… dù ở hình thức, phương pháp dạy học nào cũng phải đảm bảo:
+ Không ảnh hưởng đến thời lượng các tiết học đó
+ Tạo niềm tin, hứng thú cho học sinh học tập
Ví dụ : Tiết Tiếng Việt - Lớp 3
Tiết 17: Ôn về về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy
Kế hoạch dạy buổi 2 như sau:
(I.) Mục tiêu :