1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học

18 777 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 812 KB

Nội dung

Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh Để nâng cao trình độ kiến thức cho học sin

Trang 1

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I- SƠ YẾU LÍ LỊCH

- Họ và tên: Nguyễn Văn Thứ

- Ngày tháng năm sinh: 1982

- Năm vào ngành: 2008

- Chức vụ: Nhân viên

- Công tác khác: Thiết Bị

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Nhiệm vụ được giao: Thư viện

II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài:

Trang 2

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học”.

2 Lý do chọn đề tài:

Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh

Để nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh đọc sách là một nhiệm vụ bắt buộc của người cán bộ thư viện Qua việc đọc sách giúp các em có nhận thức đúng về tư tưởng, về cái đẹp giúp các em có tinh thần

tự giác, sáng tạo trong học tập và đời sống hàng ngày

Trường Tiểu học Kim An có kho sách, phòng đọc cho học sinh, thu hút 100% học sinh trong trường đến thư viện Số lượng học sinh lên đọc sách rất đông nhưng hiệu quả việc đọc sách chưa cao Vậy phải làm gì, làm như thế nào để việc đọc sách của học sinh có hiệu quả cao nhất Đó là một yêu cầu lớn và cấp thiết đối với bản thân tôi và nhà trường Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học”.

3 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích hướng đẫn học sinh đọc sách đạt hiệu qua cao Đồng thời đẩy lên phong trào thi đua đọc sách và làm theo sách ở đơn vị trường tiểu học Kim An

Qua đó xin nêu ra một cách nghiên cứu và thực hiện phương pháp hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Đề tài hướng vào vấn đề vào cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, lựa chọn cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao ở trường tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Vị trí, vai trò của thư viện ở trường tiểu học

+ Thực trạng và cách cải tiến hoạt động thư viện để hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao

Trang 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu về các cơ sở lý luận, nội dung chương trình, đối tượng và cách thu hút học sinh vào thư viện đọc sách

6 Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian:Thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2016 đến tháng 2- 2017

- Đối tượng: Học sinh trường Tiểu học Đạin Hải 4- xã Đại Hải – Kế Sách – Sóc Trăng

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu sử dụng các phương

pháp tổng hợp, phân tích để có hiểu biết vấn về cơ sở lý luận và thực trạng vấn

đề đọc sách ở thư viện ở đơn vị mình Từ đó lựa chọn đề ra biện pháp chỉ đạo sát thực có tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất có thể

- Phương pháp thực tiễn:

+ Trò truyện với giáo viên , các em học sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu

+Phương pháp quan sát: Quan sát những biểu hiện phản ứng của giáo

viên và học sinh khi thực hiện những nội dung thực hiện

III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:

Năm học 2015- 2016, thư viện trường tôi có số học sinh đến mượn và đọc sách rất ít Cụ thể như sau: Khối 1: 15%, Khối 2: 20%, Khối 3: 22%, Khối 4: 25%, Khối 5: 30%

Cơ sở vật chất của thư viện chưa đạt Việc sắp xếp, trang trí thư viện chưa khoa học Các đầu sách, truyện còn hạn chế

Hoạt động của thư viện chưa cuốn hút được giáo viên và học sinh đến đọc sách

Hiện nay, trường tiểu học Đại Hải 4 có 14 lớp học với 312 học sinh Với

số lượng sách truyện đã đủ theo quy định của thư viện chuẩn Số học sinh lên đọc sách thư viện trong giờ ra chơi của nhà trường

2 Những biện pháp chính:

Trang 4

Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp trước mắt Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với hoạt động thư viện trường tiểu học Đại Hải 4 như sau:

Biện pháp 1: Thống kê số lượng sách, truyện trong thư viện:

Ngay từ đầu năm học, tôi đề nghị với nhà trường tiến hành kiểm kê kho sách trong thư viện Thư viện nhà trường có 1558 cuốn sách giáo khoa, 295 cuốn sách tham khảo, 95 cuốn sách nghiệp vụ và 1673 cuốn truyện

Biện pháp 2: Tham mưu với nhà trường đầu tư cơ sở vật chất để sắp xếp,

trang trí thư viện:

Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là đồng chí Hiệu trưởng, tôi đã đề nghị được đầu tư cho thư viện theo đúng quy định thư viện chuẩn Thư viện nhà trường có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ với tổng diện tích là 120m2 Các phòng đều được lắp đặt đầy đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông,

có trang thiết bị hiện đại như máy máy in, máy chiếu, máy tính được nối mạng Internet, giá sách đẹp chắc chắn với những câu danh ngôn rất hay về thư viện, hơn nữa thư viện nhà trường có nhiều cuốn sách hay có giá trị Nhà trường đã mua đủ bàn ghế phục vụ phòng đọc của giáo viên và học sinh Chính môi trường

đó đã tạo ra một không gian đẹp, tạo ra một cảm giác rất thoải mái, dễ chịu mà chỉ khi vào phòng đọc thư viện nhà trường mới cảm nhận được điều đó bởi vậy ngày càng thu hút được nhiều độc giả Như vậy, thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò là “lớp học” quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy

Thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất : Phòng đọc có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát triển của kho sách

Trang 5

Biện pháp 3: Tham mưu với chuyên môn nhà trường mua bổ sung các đầu sách, truyện cho thư viện:

của giáo viên, bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp, chương trình soạn giảng của giáo viên Mặt khác dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thày

cô và các em học sinh Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện

- Công tác xã hội hóa được nâng cao

Cụ thể:

Nhà trường đã vận động giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường ủng hộ thư viện bằng nhiều hình thức Học sinh ủng hộ sách cũ, truyện cũ được:

….;

Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện sẽ giúp cán bộ thư viện và bạn đọc tìm tin tức, tra cứu các nội dung phục vụ công tác nghiệp vụ thư viện, xử lý tài liệu hiệu quả hơn Hệ thống máy tính, ti vi, băng đĩa giúp cán bộ

Trang 6

thư viện và giáo viên cung cấp tới bạn đọc thông tin kịp thời hơn Đối với học sinh trong giờ đọc sách, các em được xem, được nghe các câu chuyện một các sinh động hơn Từ đó các em hứng thú hơn trong giờ đọc sách Thư viện cũng cuốn hút được số học sinh lên thư viện ngày một nhiều hơn Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm tải cho giáo viên nói nhiều trong việc kể chuyện hoặc hướng dẫn học sinh đọc sách trong thư viện

Cụ Thể: Nhà trường đã bố trí 2 máy tính bàn, 01 máy in, nối mạng Internet trong thư viện Lắp một tivi có đủ đầu đĩa đồng bộ

Từ việc đầu tư hệ thống máy tính trên, tôi đã không ngừng học hỏi nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện của nhà trường Tôi tích cực tự học hỏi nâng cao trình độ tin học, kĩ năng sử dụng máy tính, đầu đĩa

Trang 7

Biện pháp 5: Thực hiện tốt tuyên truyền giới thiệu sách theo từng chủ đề.

Đây là một biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh các hoạt động của thư viện thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện Vì vậy công tác tuyên truyền, giới thiệu sách được Ban giám hiệu, thư viện trường đặc biệt quan tâm Ngay đầu năm học, thư viện đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, giáo viên dạy

bộ môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức tốt các buổi tuyên truyền giới thiệu sách dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Tiến hành điểm sách, đọc các bài báo hay có tính thời sự, tính giáo dục cao trong các buổi chào cờ đầu tuần (Phối hợp với Đoàn Thanh niên)

- Tổ chức giới thiệu sách chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống ( Phối hợp với giáo viên bộ môn ngoài giờ lên lớp)

- Tổ chức điểm sách, giới thiệu sách mới, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn

Ví dụ:

Bản tuyên truyền sách tháng 9/2016

Tên sách được tuyên truyền:

“Toán phát triển trí thông minh lớp 1”

Trang 8

Để hưởng ứng cuộc vận động "Ngày vui hội khai trường" Liên đội trường tiểu học Kim An không ngừng phấn đấu rèn luyện chào mừng năm học mới Tháng 9 này không những là tháng Ngày vui hội khai trường mà trong tháng này cả nước diễn ra ngày mở đầu cho năm học mới ai cũng thấy xốn sang xao xuyến buổi đầu đến trường để khởi đầu cho năm học mới đó là điều hạnh phúc lớn lao Xong nhìn thấy các em bước vào sân trường một cách tự tin, hồ hởi, phấn khởi vui tươi Còn các hoạt động cho năm học của liên đội mình cũng

đã đề ra phương hướng hoạt động đọc sách trong thư viện của nhà trường năm học 2014-2015 Các bạn ơi chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một số sách mới, truyện mới có trong thư viện mình nhé

Cuốn sách: “Toán phát triển trí thông minh lớp 1” được biên soạn

nhằm giúp các em học sinh lớp 1 rèn luyện khả năng phán đoán, suy luận, từ đó giúp các em học giỏi toán và yêu thích môn toán hơn Quyển sách gồm hai phần(A: Đề bài; B: Giải đáp.) và được chia thành bốn chương Cuốn sách có số

đăng ký đặc biệt là 114 do nhà xuất bản Hồ Chí Minh ấn hành Cuốn sách các

em cùng đón đọc nhé

Ví dụ:

Bản tuyên truyền sách Tháng 10/2016 Chủ đề:Mừng giải phóng thủ đô

Chào tất cả các bạn đọc của thư viện trường tiểu học Kim An

Vậy là chúng mình đã bước vào năm học mới được một tháng rồi Trong một tháng học các bạn đến thư viện rất đều đặn và nhiệt tình, với chủ đề của tháng: “Mừng giải phóng thủ đô” chúng mình đến với thư viện để tìm hiểu về sức mạnh tinh thần và lòng yêu nước, lòng dũng cảm của lớp lớp cha ông đã không quản khó khăn vất vả không tiếc tuổi thanh xuân sức lực cống hiến và hy sinh cho tổ quốc để bây giờ chúng ta những thế hệ mai sau được sống trong hoà bình, ấm no hạnh phúc: “Ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Để hiểu thêm về tinh thần và lòng yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

ngược dòng lịch sử cô giới thiệu cho các em cuốn sách: “ Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long - Hà Nội” Cuốn sách dày 187 trang, in trên khổ giấy14,5x20,5cm

Trang 9

do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2010 gồm 7 cuốn mang số đăng ký 67, 68,

69, 70, 71, 72, 73 trên giá chủ đề “ em yêu văn học” Các em biết không năm

1005, Lê Đại Hành mất Lê Long Đĩnh lên làm vua Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng dân rất oán giận Bấy giờ trong triều có viên quan tên là Lý Công Uốn Ông vốn thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người Do vậy, khi vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều đã tôn Lú Công Uẩn lên làm vua Đó là Lý Thái Tổ Và mùa thu năm ấy, một lần từ kinh đô Hoa

Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La (nay là Hà Nội) Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tươi tốt Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống

ấm no hạnh phúc thì phải rời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này Mùa thu năm ấy, kinh đô được rời ra Đại La Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên Đại La Thành Thăng Long Đến đời vua Lý Thánh Tông , nước ta được đổi tên là Đại Việt Từ đó, Thăng Long (Hà Nội ngày nay) với hình ảnh “Rồng bay lên” ngày càng đẹp đẽ và trở thành niềm tự hào của người dân đất Việt

Ôn lại tiểu sử và chiến công của Lý Thái Tổ và các anh hùng dân tộc Việt Nam, tướng lĩnh cứu nước để phát huy truyền thống quý báu của dân tộc thế hệ trẻ ngày nay noi theo là mong mỏi của nhà trường, thầy cô giáo và những người làm thư viện như chúng tôi Dựa trên tinh thần đó cô mong các em từ giờ hãy đến thư viện đều đặn hàng ngày hơn nữa, ở đó có những chân trời mơ ước và cánh cổng tri thức đang đón chờ các em

Từ việc giới thiệu sách theo chủ đề các tháng trước, đến tháng 11 tôi giới

thiệu sách với các thầy cô giáo và các em học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Nội dung của bài giới thiệu “ Giới thiệu bộ sách truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam’’, và tác phẩm "Cô sẽ giữ cho em mùa xuân" Do bộ GD&ĐT, hội nhà văn Việt Nam, công đoàn giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục tổ chức thành công tốt đẹp Trong bộ truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam Có thể nói, nhân vật người thầy đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều

Trang 10

góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con người Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng,

đó là điều các tác phẩm hướng tới Để hình ảnh người thầy được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có

Biện pháp 6: Thường xuyên giới thiệu danh mục sách trên bảng tin

Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng

tháng, giới thiệu sách ở bảng tin được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc phục vụ cho các cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi của Đoàn, Đội Sau những buổi giới thiệu bằng bảng tin học sinh tìm đến thư viện nhiều hơn

Ví dụ:

Hình ảnh: Bảng thiệu sách hàng tháng

Hình ảnh: Bảng giới thiệu sách mới trong thư viện Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hướng dẫn học sinh đọc sách trong thư viện:

Cùng với việc tuyên truyền giới thiệu sách tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp và các giáo viên phó chủ nhiệm để theo

Trang 11

dõi việc đọc sách của học sinh Trên cơ sở của quá trình điều tra và thực hiện các công việc trên, tôi chọn và hướng dẫn các em một số phương pháp đọc sách sao cho có hiệu quả như:

- Đọc sách báo có ghi chép:

Đây là phương pháp đọc mà người đọc vừa đóng vai một người thầy( vừa đọc và nghiên cứu) vừa đóng vai trò là học sinh(đọc: ghi chép, tóm tắt, ghi ý chọn lọc) Đây là cách đọc có hiệu quả, nó hỗ trợ đắc lực việc học tập của học sinh tiểu học Đồng thời hình thành thói quen tốt cho các em làm hành lang lên bậc Trung học cơ sở và Phổ thông Trung học

- Đọc có chọn lọc:

- Bằng các con đường và các biện pháp khác nhau, học sinh chọn được đúng thời gian, tiếp thu được kiến thức mới giúp học sinh so sánh với những kiến thức

đã học

- Đọc sách có hệ thống:

Đọc sách không phải là dễ mà phải tiến hành đọc có hệ thống, đọc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Bí quyết của việc đọc sách có hệ thống là giúp học sinh xây dựng đựơc kế hoạch học tập một cách khoa học, hiệu quả

- Đọc có suy nghĩ và ghi nhớ:

Đây là hình thức đọc như một sự tích luỹ dần dần Có một câu chuyện cách đây gần 5000 năm, đó là lời dạy của thầy giáo Lương Đắc Bằng nói với Cụ rằng: “ Các con biết cách tự đọc, cách đọc, biết suy nghĩ về những “ý tại tôn ngoại” ( có nghĩa là các ý ngoài lời văn trong sách) thì rồi khắc sẽ biết

Ngoài các biện pháp trên, tôi đã soạn kịch bản tổ chức một tiết hoạt động thư viện của nhà trường Cụ thể là nội dung tiết đọc sách cho các khối lớp

Ví dụ:

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN TÊN CHỦ ĐỀ……….

I.MỤC TIÊU

Ngày đăng: 29/08/2017, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w