LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành việc nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và biện pháp nâng cao vai trò giáo dục của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh lớ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và biện pháp nâng cao vai trò giáo dục của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh lớp 6 6 trường THCS Hương Toàn” của mình,
ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ của quý thầy côtrong ban chỉ đạo thực tập cùng các em học sinh lớp 66 trường THCS HươngToàn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường THCSHương Toàn, cô Hoàng Thị Cẩm Uyên, giáo viên trường THCS Hương Toàncùng các em học sinh lớp 66 trường THCS Hương Toàn đã giúp tôi hoàn thành tốt
đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tại Trường
CĐSP TT Huế và Trường THCS Hương Toàn trong thời gian từ tháng 03 đến
tháng 04 năm 2014
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định.Các thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, không có sựgian lận Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Huế, ngày 02 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Tài
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước đòi hỏi con người mới phải là những con người "có tài", "có đức".Con người phải có năng lực, trí tuệ, sáng tạo, thích ứng và có đạo đức,phù hợp với lối sống xu thế chung của sự phát triển mạnh mẽ của nến giáo dụcthế giới hiện nay là hướng vào việc đào tạo những con người có năng lựcđóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh của loài người Mà nhân cách là giá trị gốc “ Giá trị sản sinh ra mọi giá trị”, là hệ thống cácphẩm chất và năng lực của mỗi con người Cho nên việc hình thành nhân cách tốtcho học sinh là vấn đề mà gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm Có thể nóicha mẹ chính là những “người thầy đầu tiên” là người đặt nền móng cho các em
về nhân cách Các em tiếp thu những thói quen hành vi đạo đức đầu tiên là từ giađình Đó là nền tảng ban đầu để các em có được nhân cách tốt Kinh nghiệm giáodục truyền thống của nhân dân ta cũng đã khẳng định:
“Uốn cây từ thuở còn nonDạy con từ thuở con còn trẻ thơ”
Như vậy ta thấy rõ vai trò giáo dục đối với mỗi con người là như thế nào? Mỗichúng ta ngay từ trong bào thai rồi cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thànhđều được nuôi dạy trong môi truờng gia đình và nhà trường Sứ mệnh chăm sócgiáo dục trẻ từ khi mới ra đời không thể giao phó cho bất kỳ ai có trách nhiệmhơn là gia đình Gia đình là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người.Bên cạnh đó nhà trường cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành và hoànthiện nhân cách cho học sinh Giáo dục gia đình và nhà trường không chỉ có tác
Trang 4dụng mạnh mẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ thơ mà còn có ý nghĩa đối với cảcuộc đời mỗi con người lúc đã trưởng thành cho đến lúc tuổi già
Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường và giáo dục xãhội không thể có được , đó là tình cảm yêu thương tràn trề của cha mẹ đối với concái, họ sẵn sàng hi sinh những đều kiện vật chất tinh thần dành mọi thuận lợi chocon cái họ miễn sao con cái mình nên người Đồng thời giáo dục gia đình là mộtnền giáo dục toàn diện cụ thể hoá và cá biệt hoá rất cao: cha mẹ giáo dục con cái
họ cách đi đứng, nói năng, chào hỏi người lớn,
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên chúng ta thấy rằng giáo dục nhân cách chotrẻ đặc biệt là học sinh THCS là chức năng quan trọng của giáo dục gia đình kếthợp với nhà trường Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục nhâncách cho học sinh trong gia đình và nhà trường luôn là một vấn đề quan trọng vàcấp thiết của mọi dân tộc, mọi quốc gia
Trong thời đại ngày nay, thời đại của cơ chế kinh tế thị trường phần lớn cácgia đình lo cho việc làm ăn, kiếm tiền, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đếncon mình Do đó, việc chăm sóc giáo dục các em đều giao khoáng cho nhà trườngvới tâm lý đa số của các bật phụ huynh là “trăm sự nhờ thầy cô” Như vậy thì các
em làm sao có thể lớn lên trở thành một con người tốt khi không có sự quan tâm,chăm sóc, phối hợp của gia đình với nhà trường trong việc hình thành và hoànthiện nhân cách cho các em? Nếu các bậc cha mẹ lơ là không quan tâm đến việcnuôi dạy con cái, không biết cách giáo dục con cái, hay là đi vào con đường làm
ăn phi pháp thiếu gương mẫu trong cách sống, lối sống của một người công dânchân chính tất yếu nó sẽ mang lại những hậu quả về mặt nhân cách của các em
Trang 5Là một giáo viên THCS tương lai, tôi muốn học sinh của mình đều có nhâncách tốt, phù hợp với nhân cách những con người trong xã hội mới Từ những lí
do trên mà tôi đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao vai trò
của gia đình và nhà trường trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh
2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của giáo dục gia đình và nhàtrường trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh lớp 66 THCSHương Toàn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vai trò của giáo dục nói chung đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách học sinh lớp 66 trườngTHCS Hương Toàn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Thực trạng vai trò của giáo dục gia đình đối sự hình thành và phát triểnnhân cách học sinh lớp 66 trường THCS Hương Toàn
- Đề xuất biện pháp: Sau khi tiến hành nghiên cứu thực trạng của việc giáo dụcnhân cách cho học sinh trong gia đình và nhà trường Từ đó đề xuất một số biệnpháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của giáo dục gia đình và nhà
Trang 6trường trong quá hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp 66 trườngTHCS Hương Toàn.
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở
lí luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để thu thập các dữ liệu về thực trạng củavấn đề nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp điều tra
6 Dàn ý nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của giáo dục gia đình và nhà trường đối với sựhình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp 66 trường THCS Hương Toàn
Chương 3: Kết luận – Đề xuất
7 Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ được tiến hành theo kế hoạch như sau:
Thời gian (tháng/ năm) Nội dung nghiên cứu Kết quả
Trang 7- Tìm thông tin lý luận
- Xử lý thông tin lýluận
- Thông tin lí luận được
xử lí
03/2014
- Nghiên cứu xử lýthông tin thực tiễn
- Thông tin thực tiễnđược xử lý
04/2014
- Hoàn tất đề tài nghiêncứu
- Nộp đề tài nghiên cứu
- Đề tài được nghiệmthu
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Nhân cách và con đường hình thành, phát triển nhân cách
1.1.1 Khái niệm nhân cách
Nhân cách của con người là phẩm chất và tư cách của người đó Nhân cách làtổng hợp tất cả những thuộc tính tâm lý của cá nhân thể hiện ở bản sắc và giá trị
xã hội của người đó
1.1.2 Con đuờng hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục học Macxit rất đề cao yếu tố di truyền nhưng không cho đó là yếu tốquyết định mà cho rằng bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triểnnhân cách Con người nếu có những tư chất tốt thì sẽ tạo đều kiện tiền đề cho sựphát triển nhân cách Nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố bẩm sinh ditruyền làm trỡ ngại cho sự phát triển nhân cách như những khuyết tật bẩm sinh.Tuy nhiên nếu trẻ có tư chất tốt nhưng không có đều kiện thì không thể phát huyđược những đặc điểm di truyền đó, còn nếu như có được những đều kiện thuận lợithì những tư chất đó có thể phát huy tối đa
Trang 9Đó là toàn bộ những đều kiện bên ngoài độc lập với ý thức con người có ảnhhưởng đến sự linh hoạt và phát triển của con người có 2 loại môi trường : Môitrường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên:
Đó là môi trường mà điều kiện tự nhiên sinh thái ảnh hưởng một cách tự phát đếncách sống và tính chất hoạt động lao động của con người Giáo dục học macxitcho rằng môi trường tự nhiên cũng có tác động đến quá trình hình thành nhâncách của con người nhưng không phải là yếu tố quyết định mà chính môi trường
xã hội mới có tác động to lớn tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người
Môi truờng xã hội:
Môi trường xã hội góp phần tạo nên động cơ, mục đích cung cấp phương tiện vàđều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh cáckinh nghiệm xã hội, giá trị văn hoá để hoàn thện nhân cách Như vậy môi trường
xã hội có vai trò quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách mỗi conngười Nếu không có môi trường xã hội con nguời không thể trở thành một ngườitheo đúng nghĩa của một con người được vì nhân cách của mỗi con người là sựtổng hoà các mối quan hệ xã hội
Môi trường giáo dục:
Giáo dục là một bộ phận quan trọng của môi trường xã hội, giáo dục là yếu tố cótác dụng to lớn đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh Trong nhà trường,dạy học là hoạt động chủ đạo có mục đích có chương trình có kế hoạch có nộidung phương tiện và phương pháp xác định, nhằm đều khiển tổ chức và hướng
Trang 10dẫn quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ có hiệu quả nhất phù hợpvới yêu cầu của xã hội.
Giáo dục trong gia đình có vai trò tạo nền tảng nhân cách cho học sinh trước khitới trường và trong khi đi học thì gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thựchiện tốt hơn hoạt động giáo dục
1.1.3 Hoạt động cá nhân
Nhân cách con người phát triển dựa trên hai đều kiện tác động: Điều kiện kháchquan (bẩm sinh di truyền, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ) và điều kiệnchủ quan đó là sự nỗ lực rèn luyện của cá nhân
Vấn đề nhận thức của cá nhân hoàn toàn mang tính tự giác Đó là sự tự học tự tìmhiểu, tự rèn luyện nhưng ngoài ra còn có một yếu tố tác động tích cực đến quátrình nhận thức của trẻ đó là sự hình thành hưng phấn Yếu tố nổ lực cơ bản bắtđầu từ ý chí trước một sự việc hay một vấn đề nào đó thì cá nhân các em có thể có
ý chí để vược qua, nhưng ý chí của con người thì luôn có giới hạn nếu công việccủa họ không thành công chính sự thành công là yếu tố tạo ra hưng phấn và từhưng phấn tạo sự khích lệ tiếp sức cho ý chí
Vấn đề tạo ra hưng phấn là vấn đề lớn trong giáo dục bởi vì ở lứa tuổi này các emrất nhạy cảm, làm việc gì cũng nhanh chán nản, nên ở trường hay ở gia đình thìthầy cô và bố mẹ phải hướng dẫn giúp trẻ đi sâu vào việc học tập thì trẻ mới thểhiện rõ hứng thú đối với môn học, từng công việc cụ thể để trên cơ sở đó có hưngphấn học tập làm việc Nếu như không làm cho trẻ thấy hứng thú với môn họchay việc làm đó thì dù trẻ có động lực đến mấy cũng khó phát triển vì thiếu động
Trang 11lực khích lệ Vì vậy người làm công tác giáo dục phải tạo hưng phấn cho trẻ trongmọi công việc có như thế trẻ mới tiến bộ được.
1.2 Vai trò của giáo dục gia đình và nhà trường trong xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh.
1.2.1 Vai trò giáo dục gia đình trong xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh
Một số khái niệm về gia đình:
Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhấttrong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu (thườnggồm vợ chồng, cha mẹ con cái).(Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê)
Gia đình là nhóm người cùng sống với nhau có quan hệ hôn nhân huyết thống vànền kinh tế chung.(E.I Xecmaico:142 tình huống giáo dục gia đình )
sinh:
Giáo dục nhân cách cho con người trong gia đình là vấn đề rất rộng, baohàm nhiều mặt, nhiều khía cạnh Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tác giảchỉ tập trung làm rõ vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cáchcho trẻ em ở Việt Nam hiện nay
Trang 12Có thể nói, giáo dục bao gồm hai quá trình đó là quá trình tiếp nhận giáodục và quá trình tự giáo dục Giáo dục trong gia đình bao gồm cả hai quá trìnhnày, mỗi con người chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình giáo dục của gia đình, songbản thân con người cũng tự giáo dục để hoàn thiện mình, hình thành một nhâncách tốt Vai trò giáo dục nhân cách cho trẻ em trong gia đình thể hiện ở một sốnội dung sau:
Trước hết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người Mỗi con người đều được sinh ra từ một người cha, người mẹ, vì
vậy đứa trẻ gắn bó và lắng nghe được những âm thanh của cuộc sống đầu tiên từcha mẹ mình đặc biệt từ người mẹ Với chức năng tự nhiên, người phụ nữ mangthai, sinh con, sự gắn kết của người phụ nữ với con cái dường như lớn hơn namgiới, bởi vậy đây là sự gắn kết từ bào thai đứa trẻ, rồi sinh ra, nuôi nấng và dõitheo cuộc đời đứa con Khi sinh ra con người ta được tiếp xúc với văn hóa dân tộc
từ lời ru, giọng hát của bà của mẹ, tiếp xúc với ngôn ngữ dân tộc từ lời nói củacha mẹ Những bước đi chập chững đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho bécách đi đứng, nói năng đó là cha mẹ Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽhình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy Tất nhiên sẽ có những đứa trẻ vìmột lý do nào đó mà thiếu sự quan tâm chăm sóc của người cha hoặc người mẹnhưng vẫn có thể hình thành được nhân cách tốt, đó là do quá trình tự giáo dụccủa đứa trẻ tốt Hầu như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻđều có phần khiếm khuyết hoặc hoàn toàn xấu Vì vậy giáo dục gia đình rất quantrọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hộithì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc với môi trườnggiáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình
Thứ hai, gia đình là hành trang không thể thiếu với mỗi con người Từ nhỏ
con người được sống với ông, bà, cha mẹ, anh chị em (trừ những trẻ em trong cô
Trang 13nhi viện) Lớn lên, mỗi người lại có vợ, có chồng, có con, cháu Trong gia đình,mỗi con người được đùm bọc về vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điềukiện được an toàn khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động đượcphục hồi về sức khỏe, thoải mái về tinh thần…Như vậy gia đình gắn bó với mỗicon người trong từng bước đường của cuộc sống Ai không được sống trong tìnhyêu thương của gia đình là một nỗi bất hạnh lớn Trong quá trình sống, gắn bó,trao và nhận tình yêu thương che chở của gia đình, mỗi người lại hoàn thiện mình,hoàn thiện nhân cách cho bản thân.
Thứ ba, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội Bác Hồ đã từng nói:
“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, giađình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là “gia đình” Gia đình là tế bàocủa xã hội Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hộikhông thể tồn tại và phát triển được Và ngược lại xã hội cũng có tác động to lớnđến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ Vì saomối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội lại tác động trực tiếp đến vai trò củagia đình trong việc giáo dục nhân cách cho con người? Có thể nói gia đình là nơitrao truyền các giá trị văn hóa của nhân loại từ thế hệ nay sang thế hệ khác Hơnnữa mỗi thời đại xã hội khác nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lốisống và tác phong khác nhau, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đườngnhanh nhất và chắc chắn nhất để giáo dục con người theo những chuẩn mực mà
xã hội mong muốn Ví dụ: thời kỳ phong kiến chuẩn mực với người phụ nữ là tamtòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là ở nhà theo cha,lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con trai) và tứ đức (công, dung,ngôn, hạnh) Những quan niệm ấy được gia đình chỉ dạy cho những trẻ em gái vàcoi đó là chuẩn mực ứng xử Nhưng trên thực tế, lễ giáo phong kiến đó đã đènặng lên vai người phụ nữ, cả cuộc đời họ phải theo “tòng” một người đàn ông.Đây là điều bất hợp lý khiến người phụ nữ phong kiến không được học hành,
Trang 14không được tham gia vào các công việc xã hội Họ lại bị áp lực phải sinh đượccon trai nối dõi cho gia đình nhà chồng Nhưng ngày nay chuẩn mực đó đã cónhững thay đổi, điều chỉnh, người phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các côngviệc xã hội Vậy là gia đình lại tham gia vào việc giáo dục những chuẩn mục mớicho con người Hình thành lên những con người có nhân cách tốt và được tự dophát triển một cách toàn diện.
giáo dục nhân cách cho học sinh:
* Nề nếp, gia giáo của gia đình:
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới nhân cách của trẻ
Bản thân bằng khả năng của mình trẻ có thể tự nguyện tự giác trong việc nhậnthức về những cái hay, cái tốt trong gia đình Để từ đó rèn luyện bản thân, và nếunhư trẻ yếu kém về khả năng này thì bố mẹ cũng có thể giáo dục trẻ bằng nhữngkinh nghiệm, phương pháp tri thức và đạo đức của mình Gia đình ở đây là giađình có gia giáo có nề nếp chứ không phải là gia đình không nề nếp gia giáo làmgương để con cái noi theo hay giáo dục con
* Tác động của nhiều thế hệ trong gia đình.
Đối với những gia đình có nhiều thế hệ cùng cùng sống trong một mái nhàthì việc giáo dục con cháu sẽ khó khăn hơn Bở vì trẻ không chỉ chịu sự giáo dụccủa cha mẹ mà còn nhận được sự giáo dục từ ông bà hay những thành viên kháctrong gia đình Một sự thật là kiến thức và phương pháp giáo dục của các thế hệ đitrước bao giờ cũng khác thế hệ đi sau, các thế hệ đi trước bao giờ cũng muốn góp
ý kiến của mình vào việc giáo dục con cháu Việc giáo dục đó có kết quả tốt hơn
Trang 15nếu như gia đình đó có chung một phương pháp hay cùng chung quan điểm lýluận hay nói cách khác là cách giáo dục con cháu trong gia đình không mâu thuẫnvới nhau Thì nhân cách của trẻ phát triển một cách tốt và hoàn thiện hơn, con nềunhư ngược lại cách giáo dục con cháu trong gia đình mâu thuẫn với nhau thì trẻkhó có thể phát triên nhân cách một cách toàn diện.
* Nghề nghiệp,nếp sống của gia đình.
Nghề nghiệp, nếp sống của gia đình cũng ảnh hưởng một phần không nhỏđến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Trước hết kể đến đều kiện giáo dục của gia đình: Rõ ràng rằng đều kiện củamột gia đình trí thức rất khác với một gia đình bình thường, sự khác nhau đó thểhiện ở đều kiện vật chất, thời gian giáo dục, phương pháp giáo dục, trình độ giáodục, hay nếp sống gia đình
Sự tự nhận thức tự rèn luyện ở trẻ: Có thể con cái những gia đình nông dân,làm thợ, có thể có sự nhận thức tốt hơn trẻ ở những gia đình có tri thức
* Kế hoạch hoá gia đình.
Những gia đình có ít con (1-2 con) tất nhiên là có điều kiện để giáo dục conhơn gia đình có nhiều con về : đều kiện vật chất, thời gian giáo dục, sự quan tâmchăm sóc, tình cản yêu thương dành cho trẻ…
1.2.2 Vai trò giáo dục nhà trường trong xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh.