1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập sư phạm ở trường tiểu học

24 16K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 124,73 KB

Nội dung

Là một người giáo viên Tiểu học tương lai, tôi nhận thấy nhiệm vụ giáo dụcrất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quý báu để giáo sinhchúng tôi tiếp cận với học sinh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Mở đầu bài báo cáo này cho tôi gởi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã tậntình giúp đỡ chúng tôi, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm mới, những bài họcmới Và những bài học hôm nay sẽ là hành trang giúp chúng tôi vững bước trong

sự nghiệp trồng người sau này Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô

và Ban lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm đã tạo điều kiện cho tôi được đi thựctập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn Và đặcbiệt trường mà tôi thực tập, trường Tiểu học An Cựu đã tạo điều kiện thuận lợigiúp tôi hoàn thành tốt 3 tuần thực tập Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quýbáu làm hành trang để bước vào tương lai dễ dàng hơn Tôi xin gửi đến quý thầy

cô, Ban lãnh đạo trường Tiểu học An Cựu cùng tất cả cán bộ giáo viên công nhânviên của nhà trường lời cảm ơn sâu sắc nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Sâm, giáo viên phụ trách hướngdẫn thực tập Trong 3 tuần, cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách soạn giáo

án, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho chúng tôi kết thân với học sinh Nhữngkinh nghiệm của cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá cho hành trang vào nghềcủa giáo sinh chúng tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học An Cựu đã tạo

điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng tôi Sự giúp đỡ của cô Nguyễn ThịPhương Thanh– giáo viên trưởng đoàn, là đóng góp không nhỏ cho thành công củađợt thực tập Xin chân thành cảm ơn cô

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 4/4 thân thiện, đáng yêu và rấtnhiệt tình đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt các tiết giảng dạy của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục Tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đếnchặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói chung Giáodục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể, toàn dân và toàn xã hội Song người trựctiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệpgiáo dục

Là một người giáo viên Tiểu học tương lai, tôi nhận thấy nhiệm vụ giáo dụcrất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quý báu để giáo sinhchúng tôi tiếp cận với học sinh, thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lý, tìnhcảm của các em đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện giảng dạy cũngnhư công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung nhữngkiến thức để có thể trau dồi kinh nghiệm và thực hiện tốt trong công việc giảng dạysau này

Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm lần này là giúp sinh viên chúng tôi tìm hiểumôi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy họcsinh Tiểu học Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra chomình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này Thiết thực hơn, giáo sinh cóthể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm

để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoànthành tốt quá trình học tập hệ đại học

Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viênhọc được cách làm việc khoa học,có hệ thống,chặt chẽ và linh hoạt.Bản thu hoạch

là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt 3 tuần thực tập, được thực hiện theo

sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viênphụ trách Đây cũng là tường trình của chúng tôi về những kiến thức thu thậpđược

Trang 3

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM

(Công tác được giao từ ngày 17/3/2013 đến ngày 04/4/2013)

Họ và tên sinh viên : HUỲNH THỊ HẠNH

Trường thực tập : Tiểu học An Cựu

Thực tập tại lớp : 4/4

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ CHUNG TOÀN ĐỢT THỰC TẬP

Trong suốt quá trình thực tập sư phạm, được sự giúp đỡ hết sức tận tình củaBan giám hiệu, quý thầy cô giáo và các em học sinh ở trường tiểu học tiểu học AnCựu Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Sâm.qua thời gian thực tậptại trường bản thân tôi nhận thấy:

Về ý thức

Xác định rằng đây là một đợt thực tập sư phạm vô cùng quan trọng, làm cơ sởcho tôi sau này bước vào ngành sư phạm Vì thế ngay từ khi bước vào trường đểthực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình tôi luôn tự nhủ phải cố gắng phải nổ lựchết mình để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân Luôn có ý thức tiết kiệmthời gian, giờ nào việc nấy Có nếp sống văn hóa – sư phạm trong giao tiếp với cán

bộ, giáo viên, học sinh và quần chúng nhân dân Thực hiện đúng các quy định vềchuyên môn theo Quy chế thực tập sư phạm Chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của trường tiểu học và địa phương nơi trường đang đóng

Về tinh thần

Nhận thấy tầm quan trọng của đợt thực tập sư phạm lần này, tôi luôn cốgắng học hỏi những kinh nghiệm của các thầy cô giáo đi trước Luôn nêu cao tinhthần tự giác, tự làm chủ bản thân, chấp hành tốt những nội quy của nhà trường, củalớp học, của đoàn sinh viên thực tập đề ra Không dựa dẫm vào ai và hoàn thành

Trang 4

tốt công việc của cá nhân cũng như những công việc chung của tập thể Luôn luôn

ổn định tư tưởng và xác định nội dung, mục đích yêu cầu của đợt thực tập sư phạmlần này Luôn có thái độ khiêm tốn trong quan hệ với mọi người, luôn giữ thái độ

lễ phép, hòa nhã với thầy cô, vui vẻ, thân thiện với học sinh, đoàn kết với tập thểsinh viên Thẳng thắn phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt tập thể Sẵn sàn giúp

đỡ mọi người khi cần thiết

Về thái độ tìm hiểu thực tế

- Trong quá trình thực tập tại trường tiểu học An Cựu tôi đã chủ động, cố gắng tìmhiểu thực tế của trường, những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn đangtồn tại tại trong nhà trường, tình hình địa phương nơi trường đang đóng Luôn có ýthức chuẩn bị chu đáo, xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học trước khi tiến hànhtừng công việc Luôn cố gắng, cần cù, bền bỉ, quyết tâm lựa chọn những phươngpháp có hiệu quả khi triển khai công việc

- Đối với lớp chủ nhiệm: Tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4/4, do côNguyễn Thị Hồng Sâm chủ nhiệm Tôi cũng đã chủ động nắm bắt tình hình, đặcđiểm của lớp, cá nhân học sinh Thông qua giáo viên chủ nhiệm và các em họcsinh trong lớp chủ nhiệm cũng như học sinh lớp giảng dạy tôi rút ra được nhữngđặc điểm về tính cách, tâm tư nguyện vọng, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của mỗi họcsinh để có biện pháp giáo dục hiệu quả

Trong suốt thời gian thực tập tại trường tôi đã tìm hiểu và nhận thức được một số nội dung như sau:

I KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

1 Một số nét khái quát về trường tiểu học An Cựu:

- Vị trí: Trường Tiểu học An Cựu đóng tại 189 Hùng Vương, Phường An Cựu,

Thành phố Huế

- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của nhà trường:

- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường là 37

Trang 5

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 23 ; Cao đẳng: 10; TH SP+Tcấp:3.

- Ban giám hiệu: 02 cô ( Cô Nguyễn Thị Phương Thảo là hiệu trưởng còn Cô TrầnThị Thanh Xuân là hiệu phó) Giáo viên đứng lớp gồm 29 giáo viên, trong đó có:

09 giáo viên đặc thù: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, Anh văn, Thể dục + Tổng phụtrách

- Chi bộ: Đảng viên 10 đạt 27% Có tổ chức công đoàn nhà trường vững mạnh

- Có tổ chức Đội TNTPHCM – Sao nhi đồng hoạt động năng nổ

- Về cơ sở vật chất trong nhà trường:

- Số phòng học gồm có gồm 18 phòng học ( trong đó có 1 phòng Tin có 20 máytính, 1 phòng nghệ thuật); các phòng học có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi cho học sinh,bàn ghế giáo viên, bảng từ, tủ đựng thiết bi dạy học; 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòngPhó Hiệu trưởng, 1 phòng hành chính, 1 phòng Thư viện , 1 phòng Đội, 1 phòngYtế, 1 phòng Hội đồng ; có 5 máy văn phòng, 3 máy laptop, 2 máy chiếu, 1 máyin; có đầy đủ bộ đồ dùng dạy học cho các khối lớp

- Đồ dùng dạy học: Được đưa về các tủ đồ dùng để tại các lớp để giáo viên tiện sửdụng

- Thuận lợi và khó khăn của nhà trường:

*Thuận lợi:

+ Trường có 1 cơ sở nên thuận tiện cho việc tổ chức và quản lí các hoạt động giáo

Trang 6

dục chung.

+ Ban chấp hành hộ cha mẹ HS quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường + Cán bộ GV ,nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng,có tinh thầntrách nhiệm cao trong công việc được giao chăm lo giáo dục toàn diện cho HS + Có sự lãnh đạo,chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục Thành phố Huế ,của Đảng

uỷ ,UBND Phường

+ Thành phố đã đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất,mua sắm trang thiết

bị phục vụ giảng dạy và học tập

*Khó khăn:

+ Đa số phụ huynh HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn

+ Đa số cha mẹ học sinh bận rộn nên giao phó việc học tập và dạy dỗ con emmình cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm

- Các hình thức thi đua khen thưởng của nhà trường đã đạt được trong những năm qua:

* Kết quả giáo viên dạy giỏi cấp thành phố trong các năm qua:

- Năm học 2011 - 2012: Có một giáo viên đạt giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp thànhphố, một giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

* Kết quả thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua:

- Trong đợt tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, 100% cán bộ, giáo viên viết bài thu hoạch liên hệsát với thực tế công việc của mình Đơn vị đã bình chọn, khen thưởng 5 cán

bộ ,giáo viên điển hình tiên tiến và được Đảng ủy phường khen thưởng một điểnhình tiêu biểu của trường

* Thành tích tập thể:

- Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến

- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh tiêu biểu

- Công đoàn: Công đoàn vững mạnh xuất sắc

Trang 7

- Đội: Liên đội vững mạnh.

* Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học vàsáng tạo”:

- 100% cán bộ, giáo viên thực hiện quy định đạo đức nhà giáo

- Tổng số nhà giáo, cán bộ quản lí có sáng kiến đổi mới trong dạy học, trong quản

lí giáo dục: 28/37 CB,GV

- Kết quả đạt được qua 3 năm khắc phục hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo

- 100% CB,GV thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa nhà nước, thực hiện tốt quy chế chuyên môn

- 100% CB, GV thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không”, đảm bảo dạy học thựcchất, tỉ lệ học sinh yếu kém ngày càng giảm Đánh giá học sinh công bằng, chínhxác, khách quan

2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và các phong trào giáo dục ở địa phương.

Trên địa bàn phường có bến xe phía Nam; chợ An Cựu; các cơ sở kinh tế, sự nghiệp, tôn giáo, cơ

sở kinh doanh cá thể; cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; hợp tác xã Thắng Lợi; công

ty thoát nước…

Nhìn chung các cơ sở kinh tế trên địa bàn phường bao gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tiểu thủ công nghiệp (bao gồm nghề truyền thống…), liên doanh.

3 Về công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh- Sao nhi đồng trong trường học.

a Đặc điểm của công tác Đội – Sao ở trường tiểu học, những thuận lợi, khó khăn trong công tác Đội – Sao hiện nay.

Đặc điểm công tác Đội – Sao ở trường Tiểu học:

- Tổ chức Đoàn: Chi Đoàn trường tiểu học An Cựu gồm 37 Đoàn viên, Đảng viên

10 đồng chí, đa số Đoàn viên ở thành phố

- Liên đội có một giáo viên Tổng phụ trách trực tiếp tổ chức các hoạt động

°Tổ chức cơ sở Đội: có 3 cấp

* Cấp Liên đội: Liên đội là cấp cao nhất của cơ sở đội, gồm từ 3 chi đội trở lên ở

Trang 8

trong cùng một trường học, được thành lập theo quyết định của Hội đồng đội hoặcBan chấp hành đoàn cùng cấp nơi trường đóng.

Liên đội mỗi năm đại hội một lần vào đầu năm học nhằm kiểm điểm đánh giácác hoạt động trong năm qua, thông qua chương trình hoạt động nhiệm kỳ tới vàbầu ra Ban chỉ huy Liên đội để tiến hành các hoạt động của Liên đội Ở mỗi Liênđội có 1 Tổng phụ trách Đội do Đoàn cấp trên bổ nhiệm, cùng Liên đội điều hành,

tổ chức mọi hoạt động của Liên đội

* Cấp Chi đội: Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động

Đội Trong trường phổ thông, Chi đội gắn liền với lớp học Chi đội là “đơn vịtrung tâm” của công tác Đội, trực tiếp điều hành kế hoạch công tác, trực tiếp quản

lý giáo dục đội viên

Ban chỉ huy Chi đội do Đại hội bầu ra Ban chỉ huy chi đội tổ chức thực hiệnnhiệm vụ chi đội theo kế hoạch do Đại hội quyết định và theo sự hướng dẫn củaphụ trách chi đội Cấp Liên đội và Chi đội có quỹ riêng

* Cấp Phân đội: Phân đội là đơn vị nhỏ nhất của Đội Trong trường phổ thông,

phân đội tổ chức tương ứng với một tổ học tập Đặc điểm của phân đội là các emcùng độ tuổi, sinh hoạt học tập và cư trú gần gũi với nhau, gắn bó với nhau trongcùng công việc, nhiệm vụ chung

Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và một phân đội phó do tập thể phân độibầu, được Ban chỉ huy đội duyệt đồng ý, hoặc do ban chỉ huy đội cử ra sau khi đãthông báo, lấy ý kiến của phân đội

Tổ chức Sao nhi đồng:

- Nhi đồng là lớp các em từ 6 – 8 tuổi, là lớp dự bị của tổ chức Đội TNTP Hồ ChíMinh Tuy nhiên do tuổi còn nhỏ, nên các em chưa có ý thức về tổ chức, chưa đủnăng lực để tự quản một tổ chức riêng của mình Do đó, Đại hội Đoàn toàn quốclần thứ 5 đã quyết định không thành lập tổ chức riêng cho nhi đồng mà chỉ tập hợpnhi đồng để tiến hành các hoạt động do Đội TNTP tổ chức, các tập hợp đó gọi là

Trang 9

sao nhi đồng Sao nhi đồng là một nhóm từ 5 -7 em ở gần nhau, cùng học tập, vuichơi với nhau (cùng bàn, cùng tổ ) Nhi đồng không có quỹ riêng.

- Đội viên TNTP được chi đội cử trực tiếp giúp đỡ sao nhi đồng gọi là phụ tráchsao

- Sao nhi đồng sinh hoạt, vui chơi theo chương trình dự bị thiếu niên tiền phong.Liên đội, chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên làm phụ trách saonhi đồng, giúp đỡ nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan,trò giỏi Ở đâu có tổ chức Đội thì ở đó có sao nhi đồng

Những thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, của Thành đoàn, Đoàn phường, các đoàn thể trong trường học, đặc biệt Ban lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện vật chất cũng như tinh thần trong công tác hoạt động Đội Giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác Đội

- Phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động của các cấp phát động

Khó khăn:

- trường nằm trong địa bàn dân cư nghèo, đa số đều là con em buôn bán nhỏ hoặc

làm thuê, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phần nào ảnh hưởng đến điều kiệnsinh hoạt học tập của học sinh

b Phương thức hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường, vai trò, ý nghĩa của hoạt động Đội.

Muốn cho hoạt động nhi đồng đảm bảo chất lượng thì tổng phụ trách phải tậphuấn cho các em phụ trách nhi đồng sao cho thuần thục, tiến hành các bước sinhhoạt trôi chảy, lưu loát, bám sát chủ điểm, có khen, có thưởng, động viên kịp thời.Tổng phụ trách phải có biện pháp cụ thể như kết hợp giữa hướng dẫn làm thử,quan sát mẫu cùng thỏa luận Thông qua sinh hoạt tập thể, tổ chức các buổi kiểm

Trang 10

tra, đánh giá cụ thể, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau Đảm bảo các hoạtđộng, sinh hoạt nhi đồng có chất lượng, phong phú hơn Bên cạnh đó, phụ tráchcần nắm rõ đặc trưng, nguyên tắc giáo dục của đội thông qua các hoạt động, cầnnắm vững phương pháp công tác đội, có sự chỉ đạo đầu tư theo hệ thống, có sự đổimới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội.

Người tổng phụ trách đội có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lậpcác mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào hoạt độngđội ngày một đi lên Bên cạnh đó, trình độ và năng lực của tổng phụ trách cũng làyếu tố ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, nếunhư người tổng phụ trách có năng lực thực sự cộng với sự năng động, nhiệt tình vànhiều kinh nghiệm thì không những hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được sựgiúp đỡ của các mỗi quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều hoạt động bổích cho các em học sinh Vì vậy, bản thân tổng phụ trách Đội phải cố gắng học tậphết mình để biết tổ chức các hoạt động tập thể, làm thế nào để thu hút đông đảo lựclượng học sinh tham gia, tạo không khí thoải mái khi các em đến trường, có nhưthế thì mới tranh thủ được mọi điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường,các mối quan hệ xung quanh chúng ta để mọi người đều thấy được tầm quan trọngcủa công tác đội trong nhà trường

c Những kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động

- Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ cơ bản Kế hoạch phải mang tính chấtthống nhất trong nhà trường Hoạt động có kế hoạch là hoạt động có tính toán sắpxếp các công việc theo từng thời điểm cụ thể, có các giải pháp để cân đối giữa nhucầu và khả năng sao cho đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất

- Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp ( GDNGLL) phải được xây dựng trên cơ sở

kế hoạch năm học của nhà trường Kế hoạch và lịch hoạt động cho toàn trường,từng khối lớp trong từng thời điểm cụ thể phải được tổ chức thành nề nếp ổn địnhthường xuyên, liên tục trong suốt năm học và cả trong khi nghỉ hè Kế hoạch phải

Trang 11

phù hợp với nhiệm vụ học tập, sinh lý, sở thích của học sinh.

- Hình thức tổ chức phải đa dạng, tránh lập đi lập lại nhiều lần

- Tổ chức các chuyên đề hoạt động GDNGLL theo chủ điểm hành động từngtháng, nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm như: 20/11, ngày 9/1, ngày 26/3 như tổchức sân chơi cac hoạt động làm báo tường, hội diễn văn nghệ, cắm trại truyềnthống

d Bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức các hoạt động đoàn đội:

Muốn cho hoạt động nhi đồng có chiều sâu thì tổng phụ trách phải có năng lực

sư phạm trong việc giáo dục và tổ chức giáo dục thông qua hoạt động đội

Tổng phụ trách phải có tấm lòng yêu trẻ, say mê với nghề nghiệp, năng động,sáng tạo trong hoạt động đội, đặc biệt trong các phong trào thi đua, trong hoạtđộng nhi đồng Bởi vì xã hội ngày càng văn minh thì sự nhận thức về vị trí của trẻ

em càng đầy đủ Cũng như Bác Hồ đã nói: “ cần xây dựng một nền giáo dục ViệtNam, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu”.Chính vì vậy, tổng phụ trách luôn phải học hỏi đồng nghiệp, tự học, bồi dưỡng traudồi nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động nhi đồng bằng các biện pháp mềmdẻo để giáo dục trẻ

4 Công tác chủ nhiệm

Sau khi nghe báo cáo về công tác chủ nhiệm của thầy Trần Văn Thành và quaquá trình thực tập công tác chủ nhiệm, tôi rút ra được một số vấn đề sau:

* Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí cơ bản của học sinh:

Học sinh tiểu học có những đặc điểm dễ nhận biết là::

- Tính hiếu động: Các em rất hiếu động, thích tìm tòi học hỏi các điều lạ, thể hiệnrất rõ trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi

- Thích được khen thưởng: Sự động viên, khích lệ làm cho các em, tự tin hơn,mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động của mình

Trang 12

- Tính trung thực: Phần lớn các em đều có tính trung thực trong hoạt động rènluyện và ứng xử, vì thế giáo viên chủ nhiệm cần biết khai thác để xây dựng nề nếpcủa lớp.

- Luôn tin tưởng vào người lớn, nhất là giáo viên chủ nhiệm, mỗi lời nói, mỗi việclàm luôn khiến các em đặt niềm tin, vì thế người giáo viên phải biết giữ lòng tinđối với các em

- Thích được sự tôn trọng của người khác, nhât là c ủa giáo viên chủ nhiệm

- Thích được gần gũi với thầy cô giáo, rất thân thiện

* Phương pháp hoạt động của giáo viên chủ nhiệm:

- Làm tốt điều tra cơ bản về tình hình học sinh, nắm bắt được các đặc điểm về tìnhhình gia đình, bản thân của từng em để từ đó có kế hoạch hợp lí, có cách ứng xửphù hợp với từng đối tượng học sinh

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có uy tín thông qua tập thể lớp có sự tư vấn củagiáo viên chủ nhiệm

- Sắp xếp chỗ học phù hợp, linh hoạt và tế nhị tạo điều kiện cho các em cùng giúpnhau tiến bộ

- Thực hiện giờ sinh hoạt cuối tuần và dặn dò đầu tuần

- Thường xuyên giúp đỡ và gần gũi với đội ngũ cán bộ lớp vì đó là lực lượng chủchốt trong việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm

- Làm tốt công tác giảng dạy của mình, tuân thủ các yêu cầu trong việc ứng xửđánh giá học sinh

* Bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp:

- GVCN phải tạo được uy tín cho mình bằng kiến thức sư phạm, bằng đạo đức,bằng tình yêu thương các em và trách nhiệm làm thầy thì mới gắn kết mối quan hệthầy - trò - cha mẹ học sinh để cùng nhau xây dựng lớp tốt hơn

- Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, phù hợp với đối tượng của lớp mình phụ trách

- Việc thực hiện các nghiệp vụ sư phạm phải sáng tạo, linh hoạt

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w