1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập sư phạm tại trường mầm non phong phú

29 14,4K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

- Quan sát trẻ chơi và xử lí tình huống: trẻ giành đồ chơi, đánh bạn… / Góc âm nhạc: các loại nhạc cụ âm nhạc: gáo dừa, xăm loan, xênh tiền, kèn, trống, micro giả, lắc tay, hoa để múa…

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÁO CÁO THỰC HÀNH

NGƯỜI THỰC HIỆN: Bùi Khánh Huyền LỚP: 26C

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014

Trang 2

A GIỚI THIỆU

1 Trường thực tập: Mầm non Phong Phú

2 Địa chỉ: khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh

3 Nhóm lớp thực tập: 25 – 36 tháng

4 Giáo viên phụ trách lớp:

- Giáo viên 1: Đào Thị Tuyết Nhung

- Giáo viên 2: Nguyễn Thị Thùy Linh

- Bảo mẫu: Đặng Hoàng Oanh

5 Thời gian thực tập: 08/ 12/ 2014 – 19/ 12/ 2014

6 Nhóm sinh viên thực tập:

- Sinh viên 1: Trần Thị Vân Anh

- Sinh viên 2: Bùi Khánh Huyền

- Sinh viên 3: Đỗ Thị Mỹ Ngân

7 Đặc điểm tình hình nhóm lớp:

- Trẻ: 35 trẻ

- Giáo viên mầm non: 2 giáo viên và 1 bảo mẫu

- CSVC: đầy đủ trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đa dạng, phong phú

- CĐSH: phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ

8 Kế hoạch tổ chức hoạt động của cá nhân: phụ giúp giáo viênchăm sóc, vệ sinh cho trẻ, yêu thương, vui chơi cùng trẻ

Trang 3

B NỘI DUNG

I Nội dung công việc thực hiện:

- Quan sát hoạt động giáo dục:

+ Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô

 Hoạt động 2: Dạy hát “Một con Vịt”

- Cô hát lần 1 to, rõ, chậm

- Cô hỏi trẻ tên bài hát: con cho cô biết bài hát tên gì? + Trẻ trả lời cô

- Cô hát lần 2 có minh họa

- Hỏi trẻ 1 số câu hỏi về nội dung bài hát

+ Trẻ trả lời cô

- Cô giáo dục trẻ

- Cô cho cả lớp hát 2 lần

Trang 4

+ Trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô.

+ Giáo dục trẻ đức tính ngoan, dũng cảm giúp đỡ bạn bè khi gặp nạn

- Chuẩn bị:

+ Tranh kể truyện “Đôi bạn nhỏ”

+ Mô hình truyện “Đôi bạn nhỏ”

+ Trò chơi đưa gà vịt về đúng chuồng

- Giới thiệu tên truyện, cho trẻ nhắc lại tên truyện

+ Trẻ nhắc lại tên truyện

Trang 5

- Cô kể 1 lần theo tranh.

- Hỏi trẻ tên truyện

- Cô tạo tình huống đến thăm trại chăn nuôi gà, vịt

- Cô hỏi trẻ: Con gì?

- Vịt kiếm mồi ở đâu? Gà kiếm mồi ở đâu?

- Cô hỏi trẻ lúc nãy cô kể cho các con nghe câu chuyện gì?

* Tập làm: ổn định trẻ cùng cô, quan sát trẻ nào không chú

ý để kịp thời nhắc nhở trẻ, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, tham gia học và chơi cùng trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ

- Cô trò chuyện trao đổi với trẻ về các nguyên, vật liệu

Trang 6

để trẻ xây dựng

- Hướng dẫn trẻ cách xếp sát cạnh, xếp chồng các khối

gỗ, gạch, hộp sữa…

- Cô làm mẫu cho trẻ xem

- Cô gợi ý cho trẻ : xếp kín để các con thú không chui ra

- Cô gợi mở, tạo tình huống, ý tưởng cho trẻ xây

- Giáo dục trẻ chơi cùng bạn, không giành đồ chơi với bạn, thu dọn và sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong

- Các trò chơi: xây nhà, xếp đường đi, làm tàu lửa… / Góc giả bộ: búp bê, các đồ chơi mô phỏng đồ dùng gia đình: bánh, xoong, chảo, chén, đũa, các loại trái cây,rau, củ, quả, các đồ chơi mô phỏng làm bác sĩ: kim tiêm, kẹo giả làm thuốc…

- Hình thành cho trẻ kĩ năng chơi giả bộ

+ Tạo tình huống giả bộ đa dạng, phong phú

+ Sử dụng vật thay thế trong trò chơi khi có nhu cầu

- Trẻ biết chơi và phối hợp cùng bạn

- Trẻ chơi cần sự hướng dẫn của cô

- Trẻ tự biết lấy và cất đồ chơi

- Cô trò chuyện và gợi ý tưởng cho trẻ

- Cô tham gia chơi cùng trẻ

- Quan sát trẻ chơi và xử lí tình huống: trẻ giành đồ chơi, đánh bạn…

/ Góc âm nhạc: các loại nhạc cụ âm nhạc: gáo dừa, xăm loan, xênh tiền, kèn, trống, micro giả, lắc tay, hoa để múa…

- Dạy trẻ biết tên các loại nhạc cụ

Trang 7

- Hình thành cho trẻ các kĩ năng sử dụng các loại nhạc cụ.

- Cô gợi ý cho trẻ các đề tài: hát, múa…

- Trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi

- Hình thành cho trẻ khả năng tự lực khi chơi:

+ Trẻ chơi theo các bạn

+ Chơi có sự giúp đỡ của cô

+ Tự lấy đồ chơi và cất đồ chơi khi dùng xong

- Cô gợi ý bài hát, động tác múa đơn giản cho trẻ

- Gợi ý cho trẻ cùng gõ trống, xênh tiền, xăm loan, gáo dừa… làm nhạc đệm

- Cô chơi cùng trẻ

- Quan sát trẻ chơi và xử lí tình huống

- Các trò chơi: cầm micro giả hát và nhảy, gõ các loại nhạc

cụ làm nhạc đệm, đeo hoa vào tay và múa

- Dạy trẻ kĩ năng xâu hạt

- Quan sát trẻ chơi và xử lí tình huống

/ Góc tạo hình: các loại hộp gỗ, nhựa với nhiều hình khối vuông, tròn…,màu, cọ vẽ, đất nặn…

- Hình thành cho trẻ kĩ năng tạo hình, tô màu…

- Cô trò chuyện và làm mẫu cho trẻ xem

Trang 8

- Hướng dẫn trẻ tạo hình với đất nặn.

- Gợi ý và tạo tình huống cho trẻ

- Đưa và yêu cầu và khuyến khích trẻ thực hiện

- Quan sát trẻ chơi và xử lí tình huống cho trẻ

* Tập làm: quan sát, trò chuyện và chơi cùng trẻ, ngăn

chặn trẻ đánh bạn, xử lí khi trẻ giành đồ chơi, cất đồ chơi cùng trẻ khi trẻ chơi xong

* Chơi ngoài trời: cô cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi:

nhà banh, đu quay, cầu tuột, câu cá, xúc cát…Cô cho trẻ chơi tự do, không gò bó, quan sát trẻ chơi

* Tập làm: quản trẻ cùng giáo viên, trò chuyện và chơi

cùng trẻ

c Giờ ăn

- Cô cho trẻ ngồi gọn, 1 cô ngồi cho trẻ chơi trò chơi dân gian để trẻ không bị buồn chán: cô cho trẻ chơi “Chi chi chành chành”, Kéo cưa lừa xẻ, “Úp lá khoai”…

- Một cô cùng với cô bảo mẫu xếp bàn, ghế, lấy cơm và đồ ăn

- Cô cho trẻ xếp thành hai hàng vào đi vệ sinh và rửa tay, rửa tay xong cô cho trẻ xếp thành 2 hàng để trẻ bưng cơm

- Dẫn trẻ ngồi vào bàn ăn

- Động viên trẻ xúc ăn nhanh, không ngậm cơm

- Đút cho trẻ ăn chậm

- Xử lí tình huống: bé không chịu ăn, nôn, ghẹo bạn, khều bạn, làm đổ cơm…

- Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ: bưng cơm, tự xúc

ăn, cất tô khi ăn xong…

* Tập làm: xếp khăn, phụ giáo viên xếp bàn, ghế, chia thức

Trang 9

ăn, dẫn trẻ vào bàn ăn, phụ đút trẻ ăn, xử lí khi trẻ nôn Trẻ ăn xong thì dẹp bàn ghế, quét và lau sàn…

- Tham gia biểu diễn văn nghệ: phụ giúp cô trang trí lớp

học để đón Noel

- Tổ chức giờ học: tham gia cùng giáo viên để tổ chức giờ

học cho trẻ, quan sát, gợi ý và giúp đỡ trẻ

II Kết quả thực hành

* Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non: tuân

thủ các diều lệ tổ chức các hoạt động giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm – sinh lí của trẻ

* Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non:

- Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ

+ Tổ chức lễ, hội: tổ chức kỉ niệm các ngày lễ, hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ, có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ ( Tết trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi…)

- Theo vị trí không gian, có các hình thức:

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm:

+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: trẻ biết phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động với

Trang 10

các đồ vật, đồ chơi ( cầm, nắm, sờ, mó, xếp chồng, đóng mở, xâu vào nhau…) để phát triển các giác quan và tư duy.

+ Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động, tích cực giải quyết nhiệm vụ

+ Phương pháp đặt tình huống có vấn đề: đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra

+ Phương pháp luyện tập: trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã được thu nhận

- Phương pháp trực quan – minh họa ( quan sát, làm mẫu, minh họa ): cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện ( vật thật, đồ chơi, tranh ảnh ); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ, phương tiện nghe – nhìn ( ti vi, máy tính…) thông qua phối hợp các giác quan kết hợp lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết,phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ

- Phương pháp dùng lời nói: sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ( đàm thoại, kể chuyện, giải thích, trò chuyện ) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảmxúc, gợi nhớ bằng hình ảnh và sự kiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ

- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: dùng cử chỉ, điệu

bộ kết hợp với lời nói để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động

- Phương pháp nêu gương – đánh giá

Trang 11

+ Nêu gương: sử dụng các hình thức khen – chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương trẻ nhưng không lạm dụng.

+ Đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của ngườilớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét trong từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạtlàm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lí của trẻ

1.Tổng quan các hoạt động giáo dục cơ bản ở trường mầm non:

- Nội dung dạy học: phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Nhiệm vụ dạy dọc: phát triển tư duy và sự nhanh nhẹn cho trẻ, luyện cho trẻ phối hợp vận động các giác quan

- Hình thức dạy học: ( giờ học, thời điểm khác ): tổ chức trong lớp, ngoài trời

- Phương pháp, biện pháp dạy học

+ Thực hành, trải nghiệm

+ Sử dụng trực quan, minh họa

+ Dùng lời nói

+ Dùng tình cảm và khích lệ

+ Nêu gương – Đánh giá

- Phương pháp, biện pháp tổ chức giờ học:

 Đầu giờ: dùng lời nói ( Ổn định – Giới thiệu

 Tổ chức hoạt động nhận thức: Đàm thoại; trực quan ,minh họa; thực hành, trải nghiệm; dùng tình cảm và khích lệ; nêu gương, đánh giá

Trang 12

 Kết thúc: dùng lời nói; dùng tình cảm, khích lệ; nêu gương, đánh giá.

3 Hoạt động vui chơi

- Các trò chơi của trẻ: trò chơi xây dựng, trò chơi giả bộ, trò chơi có luật

- Khả năng chơi của trẻ: phối hợp với bạn trong nhóm chơi và trẻ có khả năng tự lực khi chơi, tuân thủ quy tắc chơi, thực hiện hành động chơi

- Biện pháp phát triển trò chơi của trẻ:

+ Dạy trẻ không vứt ném, đập phá đồ chơi, biết cùng cô thu dọn đồ chơi vào nơi quy định Qua đó giáo viên đưa ra các dự kiến về đồ dùng, đồ chơi, không gian để tổ chức trò chơi để kích thích trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi

+ Giáo viên đưa ra những dự kiến về nội dung: nội dung chơi, biện pháp chơi, điều kiện chơi

+ Giáo viên quan sát, ghi chép các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh kế hoạch thực hiện nội dung, các biện pháp phù hợp để có phương pháp dạy tốt

+ Thiết kế môi trường hoạt động chơi để hoạt động chơi của trẻ diễn ra theo ý muốn

+ Tạo môi trường cho trẻ vui chơi

/ Môi trường vật chất: không gian chơi cần bố trí phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tình cảm và thỏa sức sáng tạo Đồ dùng, đồ chơi phải

bổ sung, thêm mới thích hợp với từng chủ đề

/ Môi trường tâm lí cũng rất quan trọng: tạo cho trẻ sự thoải mái để trẻ chia sẻ và hợp tác với cô

+ Rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động và các tố chất thể lực cho trẻ + Tạo tình huống chơi phù hợp và giải quyết xung đột của trẻ khi chơi + Tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội

- Phương pháp, biện pháp tổ chức giờ chơi:

 Đầu giờ chơi: phổ biến cho trẻ nội dung, quy tắc chơi

Trang 13

 Triển khai trò chơi: cho trẻ chơi và quan sát trẻ, giải quyết xung độtcủa trẻ khi chơi, khích lệ và động viên trẻ chơi.

 Kết thúc giờ chơi: khích lệ trẻ thu dọn đồ chơi, nhận xét và động viên trẻ

- Môi trường đồ chơi: đồ chơi đa dạng, phong phú và được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp

4 Hoạt động chăm sóc:

- Nội dung chăm sóc: chăm sóc và vệ sinh cho trẻ

- Nhiệm vụ: quan trọng cho sự phát triển của trẻ

- Biện pháp tổ chức hoạt động vệ sinh, dinh dưỡng:

+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ nhóm chất, đủ dinh dưỡng

+ Cân đối khẩu phần ăn

+ Đảm bảo bếp một chiều và thường xuyên lau chùi để đảm bảo vệ sinh + Tổ chức các biện pháp vệ sinh phòng chống các dịch bệnh thường gặp

ở trẻ

/ Phun thuốc sát khuẩn

/ Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày

/ Lau chùi bằng nước diệt khuẩn

+ Theo dõi tiêm phòng cho trẻ đầy đủ

+ Hàng tháng tổ chức cân, đo chấm biểu đồ, theo dõi sức khỏe để kịp thời bồi dưỡng sức khỏe cho trẻ giảm cân và tăng cường vận động cho trẻbéo phì

+ Kết hợp vói trạm y tế để tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ

+ Phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng…, phát hiện và ngăn chặn kịp thời

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cho trẻ

+ Thực hiện tốt chế độ vệ sinh Kiểm tra vệ sinh nhóm lớp hàng ngày, tuần, tháng

+ Trang bị đầy đủ thuốc phòng bệnh thông thường: băng, gạc, cồn…

Trang 14

III Kiến nghị và đề xuất:

- Cần cho trẻ vui chơi nhiều hơn

- Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi

- Giáo viên cần trò chuyện nhiều hơn với trẻ

- Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều

- Giáo viên cần lắng nghe trẻ nhiều hơn

Trang 16

BIÊN BẢN QUAN SÁT GIỜ HỌC

Họ và tên người quan sát: Bùi Khánh Huyền Lớp: 26C

Họ và tên người dạy: Đào Thị Tuyết Nhung

Tên đề tài: KỂ CHUYỆN “ĐÔI BẠN NHỎ”

Trường mầm non: Phong Phú Nhóm trẻ: 25 – 36 thángNgày quan sát: 10/ 12/ 2014 Thời gian: 7h50 – 8h00

Nội dung quan sát:

1 Mục tiêu của giờ học:

- Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện

- Nói được tên các nhân vật, lời thoại của nhân vật trong truyện

- Trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô

- Giáo dục trẻ phải biết ngoan, dũng cảm giúp đỡ bạn bè khi gặp nạn

2 Tiến trình giờ học:

 Hoạt động 1:

- Cho trẻ chơi trò chơi: Tiếng kêu các con vật

+ Trẻ nghe và làm theo cô

- Trò chuyện về gà và vịt

+ Trẻ làm theo hướng dẫn của cô

- Hướng dẫn trẻ đến câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”

 Hoạt động 2:

- Giới thiệu tên truyện, cho trẻ nhắc lại

+ Trẻ nhắc lại tên truyện

- Cô kể 1 lần theo tranh

- Hỏi trẻ tên truyện

+ Trẻ trả lời

- Cô tạo tình huống cho trẻ đến thăm trại chăn nuôi gà, vịt

Trang 17

- Cô hỏi trẻ: Con gì?

- Vịt kiếm mồi ở đâu? Gà kiếm mồi ở đâu?

- Cô hỏi trẻ lúc nãy cô kể các con nghe truyện gì? Nói về ai?

- Cô kể lại lần 2 bằng mô hình

- Cô hỏi trẻ tên truyện, nhân vật trong truyện, các lời thoại của nhân vật trong truyện

+ Trẻ làm theo yêu cầu của cô: trả lời câu hỏi và nhắc lại một số lời thoại

- Cô giáo dục trẻ phải ngoan, dũng cảm giúp đỡ bạn khi gặp nạn

 Hoạt động 3: cô cho trẻ chơi trò chơi “Đưa gà vịt về đúng chuồng

- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi

- Tổ chức trò chơi cho trẻ phù hợp, vui nhộn

- Cô luôn động viên, khích lệ trẻ

- Tạo tình huống độc đáo

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động của cô

- Chăm chú nghe và trả lời câu hỏi của cô

- Trẻ nghe và kể vuốt được theo cô

- Cô và trẻ phối hợp được với nhau

Người quan sát Bùi Khánh Huyền

Trang 19

BIÊN BẢN QUAN SÁT GIỜ HỌC

Họ và tên người quan sát: Bùi Khánh Huyền Lớp: 26C

Họ và tên người dạy: Đào Thị Tuyết Nhung

Tên đề tài: DẠY HÁT “MỘT CON VỊT”

Trường mầm non: Phong Phú Nhóm trẻ: 25 – 36 thángNgày quan sát: 16/ 12/ 2014 Thời gian: 7h50 – 8h00

Nội dung quan sát

1 Mục tiêu của giờ học

- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “Một con Vịt”

- Trẻ thuộc bài hát, hát to, rõ và trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ thể hiện tình cảm qua nét mặt, động tác

- Rèn cho trẻ khả năng hát và vận động theo nhạc

- Trẻ biết thương yêu các con vật và không chọc ghẹo chúng

2 Tiến trình giờ học

* Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tiếng kêu các con vật

+ Trẻ nghe và làm theo cô

- Cho trẻ quan sát tranh con vịt

- Cô hát lần 2 có minh họa

- Hỏi trẻ 1 số câu hỏi về nội dung bài hát

+ Trẻ trả lời cô

Ngày đăng: 28/12/2014, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w