KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPTẠI VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPTẠI VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
Trang 3Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, với sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt em trong suốt thời gian học tập và giúp em có được nguồn kiến thức phong phú.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn quý nhân viên của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo Bằng lòng nhiệt tình và quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Viện (đặc biệt là chú Phan Văn Khiết) đã giúp em có cơ hội hiểu rõ hơn về hoạt động nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện.
Sau cùng em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ths Nguyễn Thị Mai Bình là giảng viên hướng dẫn của em trong đợt thực tập vừa qua Cô đã góp ý và giúp em hiểu ra những sai sót của mình trong quá trình làm bài báo cáo thực tập này
Là sinh viên, kiến thức còn hạn chế, trong bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô tại Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, cùng quý cô chú anh chị tại Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Kính chúc quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong Viện được dồi dào sức khỏe và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Trà
Trang 6NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP -IINHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN -IIINHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN -IVMỤC LỤC -V
Trang 71.3.4 Chế độ chính sách đối với nhân viên -9
1.4 Kết quả hoạt động nghiên cứu của Viện -12
1.4.1 Về thực hiện công tác chuyên môn -12
1.4.2 Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc -13
1.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện -15
CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆNNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu về Văn Phòng Viện -17
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ -17
2.1.2 Nhân sự - 18
2.2 Tổng quan về nguồn nhân lực tại Viện -19
2.3 Tuyển dụng - 23
Trang 82.3.2 Quy trình tuyển dụng -23
2.3.3 Nhận xét - 30
2.4 Đào tạo - 30
2.4.1 Số liệu đào tạo - 30
2.4.2 Quy trình tuyển chọn đi đào tạo -31
Trang 98 WTO: Tổ chức thương mại Thế giới
Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản bảo hiểm -Trang 12 Bảng 2.1: Số liệu nguồn nhân lực tại VNCPT Tp.HCM
tháng 03 năm 2015 -Trang 19
Trang 10Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý -Trang 06 Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển chọn công viên chức -Trang 24 Sơ đồ 2.2: Quy trình thi tuyển công viên chức -Trang 26
Trang 12CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNTHÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Giới thiệu tổng quát:
Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh là cơ quan nghiên cứu
khoa học trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; có chức năng nghiên cứu, tham mưu và tư vấn cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị trên địa bàn thành phố.
Viện có tư cách pháp nhân, được cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và kinh phí hoạt động, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển được xếp loại là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ.
Tên đầy đủ: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh Tên tiếng anh: Ho Chi Minh city Institute for Development Studies Tên viết tắt: HIDS
Địa chỉ trụ sở chính: Số 28, đường Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM Điện thoại liên lạc: (84.8) 39321346
Cơ sở 2: số 216, đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM Điện thoại: (84.8) 39303722 - Fax: (84.8) 39303293.
Trang 131.1.Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị1.1.1.Lịch sử hình thành
Viện Nghiên Cứu Phát Triển thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế và Viện Nghiên cứu xã hội thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời sáp nhập Viện Quy hoạch xây dựng thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
1.1.2.Đơn vị trực thuộc
1.1.2.1.Viện Quy hoạch xây dựng
- Viện Quy hoạch xây dựng tiền thân là phòng Quy hoạch của Viện Thiết kế và
quy hoạch tổng hợp thuộc Sở xây dựng của những ngày đầu Thành phố mới giải phóng Ngày 28 tháng 04 năm 1977, Ủy ban nhân dân Thành phố có quyết định số 340/QĐ-UBND thành lập Viện Quy hoạch Thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nay là viện Quy hoạch xây dựng trực thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM.
- Địa chỉ: 216 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.HCM.- Điện thoại: (08)39303721-39303722
- Fax: (08)39303293
- Email: vienqhxd@vnn.vn
- Chức năng - nhiệm vụ của viện Quy hoạch xây dựng:
Lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, thiết kế đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp, các khu đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các khu chức năng khác theo kế hoạch hàng năm do Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố giao.
Thực hiện dịch vụ tư vấn về xây dựng đồ án quy hoạch, xây dựng cho các cá nhân, đơn vị có yêu cầu theo quy định của Bộ Xây dựng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố giao.
Trang 141.1.2.2.Trung tâm thông tin
- Trung tâm nghiên cứu phân tích thông tin Thành phố là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM, được thành lập theo quyết định số 5115/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2014.
- Địa chỉ: Lầu 1, 149 Pasteur, phường 6, quận 3, Tp.HCM - Điện thoại: (08)38201174 - 8209654
- Fax: (08)39321370
- Email: isac.hids@tphcm.gov.vn
- Chức năng-nhiệm vụ của trung tâm thông tin:
Nghiên cứu và tham mưu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thông tin kinh tế - xã hội - môi trường đô thị.
Xây dựng mạng thông tin Tổ chức thu thập thông tin.
Phân tích, dự báo, cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội - môi trường đô thị trong nước và quốc tế cho các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các cá nhân có yêu cầu.
1.1.2.3.Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO
- Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO Tp.HCM được thành lập ngày 19/08/2007 theo quyết định số 4203/QĐ-UBND của Ủy ban Thành phố, là bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO của Tp.HCM và là đơn vị sự nghiệp thuộc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố.
- Trung tâm tâm Hỗ trợ hội nhập WTO được UBND Thành phố giao nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu và tư vấn cho UBND Thành phố, các cấp chính quyền và các nhóm đối tượng khác có nhu cầu về hội nhập WTO và các vấn đề kinh
Trang 15Trung tâm WTO có chức năng chính là nghiên cứu, tham mưu, tư vấn cho UBND Thành phố, các cấp chính quyền và hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
1.1.2.4.Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế
- Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế được thành lập theo quyết định số 6554/QĐ-UB-NCVX ngày 11/09/1995 là đơn vị trực thuộc Viện Kinh Tế Tp.HCM nay là Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM.
- Trung tâm là cơ quan nghiên cứu, đào tạo ứng dụng kinh tế tại Tp.HCM và khu vực phía Nam; là tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, thực hiện các dịch vụ về tư vấn kinh tế, dịch vụ khoa học công nghệ, cung cấp thông tin và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế.
- Tên đầy đủ: Trung tâm tư vấn - thông tin - bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và ứng dụng khoa học quản lý kinh tế.
- Địa chỉ: 149 Pasteur, phường 6, quận 3, Tp.HCM - Điện thoại: (08)339321339 / 8206789
- Fax: (08)39321340
- Email: cit-ier@hcm.vnn.vn
- Chức năng - nhiệm vụ của Trung tâm ứng dụng kinh tế:
Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế là là cơ quan nghiên cứu, đào tạo ứng dụng kinh tế tại Tp.HCM và khu vực phía Nam.
Là tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, thực hiện các dịch vụ về tư vấn kinh tế, cung cấp thông tin và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học: Các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi
trường đô thị để tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố những
Trang 16định hướng, chiến lược, chính sách, chủ trương, phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị hằng năm của thành phố.
- Giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố: Phân tích đánh giá tình hình, phát
hiện và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của thành phố về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị.
- Tổ chức mạng thông tin: Nhằm dự báo về xu hướng phát triển kinh tế, xã hội
và môi trường đô thị phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị cũng như đáp ứng những yêu cầu về chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức hợp tác: Nghiên cứu, tư vấn, phản biện, thẩm định khi được Ủy ban
nhân dân thành phố giao và cung cấp các dịch vụ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý đô thị cho các tổ chức cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tổ chức bồi dưỡng: Kiến thức về kinh tế, xã hội và môi trường đô thị; tham gia
đào tạo sau đại học theo Quy chế đào tạo của Nhà nước.
Trang 18 Đây là sơ đồ trực tuyến - chức năng Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay thì sơ đồ này là phù hợp với cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM.
1.3.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
(Xem thêm Lĩnh vực nghiên cứu của các phòng ban ở Phụ Lục 1)
1.3.2.1 Phòng nghiên cứu phát triển kinh tế
- Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế tham mưu cho lãnh đạo Viện những vấn
đề về kinh tế - xã hội Tp HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề nóng trên địa bàn Thành phố.
- Nghiên cứu, dự báo, tư vấn, tham mưu các vấn đề liên quan đến phát triển,
quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp.
1.3.2.2.Phòng nghiên cứu quản lý đô thị
- Phòng nghiên cứu quản lý đô thị là một trong số các phòng nghiên cứu chuyên
môn của Viện Nghiên Cứu Phát Triển.
- Nghiên cứu, dự báo, tư vấn, tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý, phát
triển đô thị cho UBND Thành phố.
1.3.2.3 Phòng nghiên cứu văn hóa xã hội
- Phòng nghiên cứu văn hóa xã hội là một trong bốn phòng chuyên môn của
Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM.
- Nghiên cứu về truyền thống lịch sử, văn hóa và những vấn đề xã hội đô thị
trong tiến trình phát triển, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Thành phố.
1.3.2.4.Phòng nghiên cứu tổng hợp
- Nghiên cứu và tham mưu lãnh đạo Viện các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính
sách quản lý phát triển đô thị trên địa bàn Tp.HCM.
- Theo dõi, tổng hợp và đánh giá triển khai thực hiện một số Nghị quyết của
Đảng bộ thành phố và Trung ương.
- Tham mưu thành lập và phát triển các định chế công.
Trang 191.3.2.5.Phòng quản lý khoa học
- Quản lý khoa học.
- Quản lý việc đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài viện.
- Hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước nhằm thực hiện chức năng
nhiệm vụ của Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM.
1.3.2.6 Văn phòng Viện
- Làm đầu mối tham mưu, tổng hợp mọi hoạt động của Viện cho lãnh đạo Viện.- Điều hành, phối hợp các hoạt động chung của các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ và các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ; quản lý tài chính; kế hoạch tổng hợp; công
tác hành chính văn thư; thi đua khen thưởng và công tác quản trị, quản lý tài sản, đảm bảo các điều kiện về vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động chung của Viện.
1.3.3.Nhân sự
- Thực hiện Kế hoạch số 503/KH-VNCPT-TC ngày 18 tháng 07 năm 2013 của Viện Nghiên Cứu Phát Triển về triển khai thực hiện kế hoạch số 53-KH-TU ngày 17 tháng 05 năm 2013 của Thành ủy về quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Viện đã tiến hành các bước phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch của cán bộ chủ chốt và Đảng ủy Viện Ngày 29 tháng 07 năm 2013, tập thể lãnh đạo Viện đã họp xem xét, quyết định danh sách quy hoạch nguồn nhân sự cán bộ lãnh đạo, quản lý trong những năm tiếp theo của Viện như sau:
Các chức danh lãnh đạo Viện thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý: Viện trưởng (01 người); Phó Viện trưởng (08 người).
Các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc diện cơ quan quản lý: Trưởng phòng (10 người); Phó Trưởng phòng (16 người).
- Tổng số cán bộ, viên chức của Viện vào thời điểm tháng 03 năm 2013 là 103 người (có 53 nữ) bao gồm 84 biên chế và hợp đồng, 05 hợp đồng lao động chờ tuyển và 14 hợp đồng lao động theo Nghị định 68 của Chính phủ Trong đó có
Trang 2002 Phó Giáo Sư; 12 Tiến Sĩ; 28 Thạc Sĩ; 46 Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư; 03 Trung cấp và 12 khác Ngoài ra thì còn có một số cán bộ đóng vai trò là cộng tác viên nghiên cứu cho Viện.
- Đến tháng 03 năm 2015, tổng số cán bộ - viên chức của Viện là 130 người (có 58 nữ) Trong đó có 02 Phó Giáo Sư, 13 Tiến Sĩ, 41 Thạc Sĩ, 41 Cử nhân, 9 Kỹ sư, 8 Kiến trúc sư, 01 Trung cấp và 15 khác Ngoài ra thì còn có một số cán bộ đóng vai trò là cộng tác viên nghiên cứu cho Viện.
Nhận xét: Dựa vào số liệu thu thập được như trên, có thể thấy Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM từ năm 2013 đến 2015 đã thu hút được một lượng
cán bộ, công viên chức tham gia hoạt động và nghiên cứu tại Viện (tháng03/2013 là 103 người, tháng 03/2015 là 130 người, tăng 26,2%) Nguồn
nhân lực tăng rất đáng kể so với quy mô nghiên cứu của Viện, việc chiêu mộ được những cán bộ nghiên cứu có trình độ cao đến với Viện giúp cho việc giải quyết các công việc của Viện được nhanh chóng theo đúng tiến độ của UBND Thành phố đề ra.
1.3.4.Chế độ chính sách đối với nhân viên
- Công chức, viên chức làm công việc nào thì được xếp mức lương của công việc đó, mức tiền lương của công việc là cơ sở trả lương cho công chức, viên chức.
(Nội dung mức lương của công chức, viên chức được quy định từ ngày01/01/2015 tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP).
- Công chức, viên chức hoàn thành tốt công việc được giao, chấp hành tốt nội
quy là một trong những tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật (Theo chếđộ quy định của nhà nước về Luật viên chức 58/2010/QH12):
Cán bộ - viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh (Trong việc triển khai kế hoạch đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2014 có: 01 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 53 viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 116 viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, 07 viên chức hoàn thành nhiệm vụ).
Trang 21 Cán bộ - viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét năng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc (Đã xét đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn cho 11 cán bộ, viên chức do lập thành tích xuất sắc năm 2013; thực hiện nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, viên chức đúng quy định) - Thời gian làm việc theo quy định hiện hành của nhà nước:
8 giờ trong một ngày hay 40 giờ trong một tuần lễ (Thứ 2 đến thứ 6: 8h/ ngày, Thứ 7 và chủ nhật nghỉ).
Ngoài giờ làm việc hành chính thì có thể tăng hoặc giảm thời gian làm việc sao cho linh động mà vẫn phù hợp với tiến độ thực thi các công trình, dự thảo nghiên cứu.
Được nghỉ các ngày lễ tết trong năm (Tết Tây, Tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 01/05) theo quy định của nhà nước.
- Được hưởng lương theo chế độ đối với các trường hợp: đi công tác, đau ốm, thai sản, nghỉ hưu và sau các công tác (công trình) nghiên cứu.
- Được làm việc trong môi trường sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng.
1.3.4.1.Các hình thức trả lương
- Hình thức trả lương theo thời gian: Khu vực Tp.HCM (trừ Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè) thuộc địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu của vùng III,
nên mức lương căn bản tối thiểu được áp dụng cho vùng này sẽ là 1.150.000
đ/tháng (Nội dung này được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP và Thôngtư 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 66).
Hệ số lương được tính theo công thức:
Tiền lương tháng: là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến đối với công nhân viên chức
Mức lương tháng = Mức lương cơ bản(1,150,000) x Hệ số lương + Hệ số các khoản phụ cấpHệ số lương = Hệ số bằng cấp + Hệ số thâm niên + Hệ số chức vụ
Trang 22 Nhận xét : Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển trả lương cho cán bộ - viên chức trong Viện theo hình thức này.
(Theo Nghị quyết 78/2014/QH13 từ ngày 01/01/2015 của Chính phủ, cácđối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được nhận thêm 8% mức lươnghiện tại) Cụ thể, mức tiền lương tăng thêm hàng tháng sẽ được tính:
- Hình thức trả lương khoán: Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành Ở Viện NCPT, ngoài hình thức trả lương theo tháng, một số cộng tác viên của Viện đang công tác tại các đơn vị bên ngoài Viện thực hiện nghiên cứu đề tài của Viện để nhận kinh phí thực hiện đề tài, lương của hình thức này sẽ là lương khoán, được nhận khi hoàn thành và báo cáo xong đề tài.
- Hình thức trả lương cho các trường hợp ốm đau và thai sản: Tính lương cho các trường hợp ốm đau:
Tính lương cho các trường hợp thai sản:
(Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp xăng xe )
Lương ốm = (H ệ s ố l ươ ng c ơ b ả n+Ph ụ c ấ p)
Lương thai sản = (Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp) x 1,150,000 x 100% x Số tháng nghỉMức lương tăng thêm = Hệ số lương x Mức lương cơ bản (1,150,000) x 8%
Trang 231.3.4.2.Các khoản bảo hiểm
Được tính % trên tổng mức lương
Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản bảo hiểm (Đơn vị tính: %)
(Nguồn: Trung tâm thông tin)
Nhận xét: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp.HCM đóng đúng và đầy đủ mức bảo hiểm đối với cán bộ, viên chức trong Viện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1.4.1.Về thực hiện công tác chuyên môn
- Ngay từ đầu năm 2013, Viện đã chủ động họp triển khai nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố Kết quả đã hoàn thành một số công tác tham mưu quan trọng, cụ thể như sau:
Việc hoàn thành các đề tài 2009, 2010:
o Còn 01 đề tài 2009 chưa tổ chức hội đồng thanh lý
o Còn 01 đề tài 2009 đã nghiệm thu chính thức chưa nộp sản phẩm
cuối cùng.
o Còn 03 đề tài 2010 đã nghiệm thu chính thức chưa nộp sản phẩm
cuối cùng; 01 đề tài chưa tổ chức Hội đồng thanh lý Đề tài 2011: 02 đề tài đã quá thời hạn nghiệm thu chính thức.
Đề tài 2013: Còn 03/11 đề tài chưa nộp đề cương để tổ chức hội đồng xét duyệt (có 02 đề tài xét duyệt lại).
Xây dựng kế hoạch NCKH năm 2014 gồm 07 đề tài để phục vụ công tác tổng kết và xây dựng Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X phục vụ công tác tổng kết và xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X và triển khai thí điểm chính quyền đô thị.
Trang 24- Năm 2014, Viện đã cơ bản giải quyết được các đề tài tồn đọng của các năm trước, cụ thể đã nghiệm thu chính thức 01 đề tài năm 2010, 03 đền tài của năm 2011, 08 đề tài của năm 2012 và cương quyết xử lý các đề tài kéo dài quá lâu, không còn khả năng ứng dụng (thanh lý 02 đề tài năm 2009 và 01 đề tài năm 2010) Đồng thời, tiếp tục triển khai các đề tài thuộc kế hoạch năm 2013 và năm 2014: tổ chức xét duyệt 03 đề cương và ký hợp đồng giao việc 04 đề tài của năm 2014.
- Ngoài ra, Viện còn tổ chức thực hiện các đề tài, đề án theo chỉ đạo của Thành ủy và UBND Thành phố.
- Tăng cường công tác hợp tác nghiên cứu khoa học, tiếp tục duy trì và phát triển
mối quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.4.2.Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
1.4.2.1.Viện quy hoạch xây dựng
- Tập trung vào hai công tác chính là nghiên cứu các đồ án quy hoạch xây dựng theo kế hoạch được Thành phố giao hàng năm (thông qua Ban Quản lý dự án thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện NCPT) và thực hiện công tác tham mưu (thường xuyên và đột xuất) cho Viện NCPT để tham mưu cho Thành ủy và UBND Thành phố trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị - Triển khai công tác chuyên môn theo hợp đồng giữa Ban Quản lý dự án (thuộc
Sở quy hoạch - Kiến trúc) và Viện NCPT: Lập Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) cho 22 quận/huyện đã được phê duyệt; Lập Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) cho 99 khu chức năng đô thị đã được phê duyệt; Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 22 xã trên địa bàn huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn đã được phê duyệt Ngoài ra, còn hai đồ án đã hoàn thành chờ phê duyệt.
1.4.2.2.Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO
- Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu thực hiện Quyết định số 5212/QĐ-UBND và Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Trang 25- Tích cực, chủ động phối hợp với các bộ ngành Trung ương, Sở ngành trên địa bàn Thành phố triển khai Chương trình truyền thong về Cộng đồng kinh tế ASEAN và nghiên cứu đề xuất giải pháp đột phá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4.2.3.Trung tâm tư vấn ứng dụng kinh tế
- Triển khai xong kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh đào tạo đội ngũ doanh nhân của Tp.HCM năm 2014.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức nâng cao nguồn nhân lực theo kế hoạch của Thành phố.
- Tổ chức thực hiện 02 đề án Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau; 02 đề án Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
1.4.2.4.Tạp chí nghiên cứu phát triển
- Để Tạp chí có kinh phí hoạt động, Viện đã chủ động làm việc với Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Tài chính họp để thống nhất về kinh phí năm 2014 của Tạp chí Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất UBND Thành phố hỗ trợ về kinh phí xuất bản Tạp chí theo hình thức đặt hàng xuất bản các tài liệu khoa học có giá trị để phục vụ cho nghiên cứu của lãnh đạo Thành phố và các Sở ngành.
- UBND Thành phố đã chấp thuận cho phép Viện được xuất bản Tạp chí trong năm 2014 với 04 kỳ, tổng dự toán kinh phí xuất bản là 260 triệu đồng Viện đã
Trang 26 Viện đã tập trung vào công tác tham mưu, lấy kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ công tác tham mưu, tư vấn và đào tạo Viện đã thực hiện nhiều nghiên cứu tham mưu đề xuất, tham gia góp ý cho Sở, ngành Thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế,
văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh Thành phố và công tác trọng tâm hàng tháng, hàng quý, cả năm 2014, từng bước nâng cao vai trò phản biện của Viện.
- Về công tác điều hành hoạt động chung:
Tiếp tục ổn định về mặt tổ chức, nhân sự phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện ngày càng tốt hơn.
Đổi mới trong phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Viện, cách thức giao việc đã giúp Viện kiểm soát được các hoạt động của Viện.
Đã tập trung cho công tác quy hoạch cán bộ, chủ động đề xuất tăng cường cán bộ lãnh đạo Viện từ nguồn quy hoạch cán bộ của Viện.
1.4.3.2 Những việc chưa làm được
- Về công tác chuyên môn:
Công tác tham mưu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố còn chậm trễ, kéo dài so với tiến độ đã đề ra, nên lãnh đạo Thành phố đã nhắc nhở phê bình.
Tuy có nhiều cố gắng đề ra biện pháp thực hiện, nhưng các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn chưa kết thúc đúng tiến độ, chất lượng nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu.
- Về công tác điều hành hoạt động chung:
Chưa xây dựng xong chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn để tránh chồng chéo lẫn nhau về lĩnh vực nghiên cứu do việc xây dựng đề án Xác định vị trí làm việc chưa hoàn thành.
Sự phối hợp giữa các đơn vị trong Viện chưa kịp thời, cụ thể là giữa các phòng chuyên môn với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung của Viện