Báo cáo thực tập Sư phạm tại trường Trung cấp Nghề Vạn Ninh
Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP
SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VẠN NINH
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU Nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản Vì vậy, theo ngành nhà giáo là chúng tôi đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức, kỹ năng và phương pháp đào tạo lớp học sinh sau này Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải luôn học hỏi để tránh sự tụt hậu, công tác đào tạo nghề cũng cần giáo viên phải luôn tự học tập về cả chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy để truyền đạt
có hiệu quả
Tâm lý xã hội còn thiên về hình thức, nặng về bằng cấp, điều này đã làm cho xã hội có nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng số lượng thợ lành nghề ra trường lại thiếu trầm trọng Việc thừa “thầy” thiếu thợ đã làm cho sự phân công lao động cũng như việc sản xuất và phát triển chung của xã hội gặp nhiều khó khăn Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã và đang tập trung đầu tư
mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, khuyến khích
xã hội hóa các cơ sở dạy nghề, nghệ nhân có tay nghề giỏi tham gia dạy nghề, nhằm bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời giảm bớt gánh nặng trong công tác tổ chức thi tuyển
và đào tạo lao động trình độ cao
Hơn lúc nào hết ngành sư phạm dạy nghề cần được phát triển và đổi mới; phát triển về đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề và có tâm huyết; đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề; đầu tư trang thiết bị,
mở về quy mô và cơ sở hạ tầng giảng dạy tại các trường nghề; phổ biến rộng rải tầm quan trọng của việc học nghề cũng như việc làm sau khi tốt nghiệp từ trường dạy nghề
Trang 33
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất chân thành từ Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Khoa sư phạm dạy nghề Chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Lương trưởng phòng Đào tạo, người đã có nhiều góp ý trong cách xây dựng giáo án và soạn đề cương giảng dạy trong thời gian tham gia thực tập tại trường Trung cấp nghề Vạn Ninh
Lời cảm ơn sâu sắc tôi gửi đến thầy giáo Th.s Nguyễn Mạnh Hùng – Giảng viên môn thực tập dạy nghề, Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang Thầy đã sắp xếp thời gian quý báu để hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập sư phạm nghề
Chân thành cám ơn Ban giám hiệu – Trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Khoa Sư phạm dạy nghề và tập thể quý thầy cô của trường, đặc biệt là thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Sư phạm dạy nghề khóa 1 tại trường đã ân cần giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm Chính những kiến thức quý báu mà thầy
cô đã truyền đạt là nguồn tư liệu quý báu để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập này; và là nguồn nhiệt huyết để trở thành người giáo viện dạy nghề của tôi
Trân trọng /
Trang 44
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 3
A PHẦN GIỚI THIỆU 5
1 MỤC TIÊU VÀ KỸ NĂNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM 5
1.1 Mục tiêu: 5
1.2 Kỹ năng: 5
2 NỘI QUI THỰC TẬP SƯ PHẠM 8
3 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 9
3.1 Nội dung : 9
3.2 Hình thức dạy học 3.2.1 Hình thức tập trung: 10
4 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THỰC TẬP SƯ PHẠM 11
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG: 11
4.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG 13
4.2.1 Hội đồng trường 14
4.2.2 Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng : 14
4.2.3 Các Hội đồng tư vấn 14
4.2.4 Các Phòng - Ban chức năng: 14
4.2.5 Các khoa và đơn vị tương đương: 14
4.2.6 Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học 15
* Sơ đồ tổ chức: 15
4.3.1 Qui mô đào tạo 16
4.4 Chương trình môn học và mô – đun nghề đang tham gia thực tập sư phạm: 18
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KHÍ CỤ ĐIỆN 18
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là: 25
B PHẦN NỘI DUNG……… 24
1 KẾ HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM: 25
2.TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 25
2.1 Giáo án 25
3 Công tác chủ nhiệm……… 87
C.PHẦN KẾT LUẬN……… 94
Trang 5- Củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Rèn luyện để hình thành và hoàn thiện kỹ năng dạy học
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống sư phạm cụ thể
b Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được các mặt hoạt động dạy học
Phân tích được chương trình môn học sẽ thực hành giảng dạy
Chuẩn bị và thực hiện được các bài giảng được phân công
Nhận xét và đánh giá bài giảng
- Thực hiện được nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
- Tham gia và biết tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện
- Củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Tiếp tục rèn luyện để hình thành và hoàn thiện những kỹ năng dạy học
- Góp phần hình thành và phát triển lòng yêu nghề
1.2 Kỹ năng:
1.2.1 Kỹ năng phân tích chương trình đào tạo Kỹ năng phân tích chương trình
đào tạo ngành, nghề mà mình sẽ tiến hành dạy học; chương trình môn học, từ phân tích chương trình các môn học mà có kỹ năng xác định nội dung dạy học cho một bài học
Trang 66
1.2.2 Kỹ năng nghiên cứu tài liệu giảng dạy các môn học Giáo sinh biết
nghiên cứu giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo xác định các nội dung dạy học cho mỗi chương, mỗi phần, mục và được cụ thể hoá ở mỗi bài học, tiết học
1.2.3 Kỹ năng soạn bài và chuẩn bị cho lên lớp Giáo sinh thực hiện quy trình
soạn giáo án lý thuyết cũng như thực hành nghề Với sự hướng dẫn nhất định của giáo viên, giáo sinh soạn giáo án theo mẫu, viết đề cương bài giảng và chuẩn bị phương tiện, thiết bị cùng các điều kiện khác cho quá trình lên lớp Trong quá trình thực tập
sư phạm, giáo sinh sẽ nhận thấy rằng bài soạn không phải là giáo trình, sách giáo khoa mà bài soạn phải xác định được từng hoạt động, thao tác mà người dạy cũng như người học cần thực hiện để khám phá, lĩnh hội khái niệm Bài soạn với những nội dung khoa học về chuyên môn đã được xử lý về mặt sư phạm để dựa theo đó, giáo viên tiến hành tổ chức quá trình dạy học
1.2.4 Kỹ năng viết, vẽ trên bảng Đây là kỹ năng mà giáo sinh dành nhiều thời
gian luyện tập để giáo án bảng được trình bày một cách khoa học và thể hiện rõ nội dung cơ bản của bài dạy Những hạn chế của giáo sinh sư phạm kỹ thuật là viết chữ xấu trong đó có việc viết bảng rất khó đọc nhất là với các công thức, ký hiệu Trong quá trình thực tập sư phạm, kỹ năng này được luyện tập và tiến triển có tốt hơn
1.2.5 Kỹ năng thể hiện thao tác đi - đứng, ra vào lớp, đi lại trong lớp học Giáo
viên có kỹ năng thể hiện thao tác đi - đứng ra vào lớp, đi lại trong lớp học cho phù hợp, tránh những động tác thừa trong giờ dạy Trong dạy học thực hành, giáo sinh có điều kiện vận dụng những hiểu biết để biết tổ chức dạy một bài thực hành cơ bản cũng như nâng cao, đảm bảo an toàn cho học sinh khi thao tác trên các thiết bị
1.2.6 Kỹ năng chuẩn bị, sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học Kỹ năng
sử dụng được các phương tiện dạy học phổ biến như dùng các mô hình, bản vẽ, phim và máy chiếu Overhead, máy chiếu đa năng, máy tính và các thiết bị kết nối máy tính Giáo sinh phải biết cách rèn luyện những cách thức khác nhau để sử dụng được phương tiện dạy học hiện đại sao cho trở nên thiết thực, đảm bảo tính sáng tạo Đối với các bài dạy thực hành, giáo sinh có cơ hội thử nghiệm kỹ năng nghề với vị thế là người dạy nghề cho người khác Qua thực tập sư phạm một số giáo sinh dạy thực hành nghề trong thao tác mẫu cũng như quan sát, uốn nắn học sinh thao tác, cùng với thời gian luyện tập, kỹ năng của họ cũng vững vàng hơn
Trang 77
1.2.7 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết Dù phương tiện thiết bị dạy học có
hiện đại và hợp lý đến đâu thì giáo viên vẫn phải sử dụng ngôn ngữ trong việc tổ chức, thiết kế và thi công bài học Trong thực tập sư phạm, giáo sinh rèn luyện để biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng ngôn ngữ chính xác, trong sáng, giàu hình ảnh và dễ hiểu, biết trình bày một nội dung sâu sắc bằng những hình thức giản dị, rõ ràng
1.2.8 Kỹ năng dự giờ, rút kinh nghiệm Biết nhận xét đánh giá bài dạy để tự hoàn
thiện bản thân đồng thời trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp Qua dự giờ, giáo sinh cũng rèn luyện khả năng quan sát học sinh, theo dõi mọi diễn biến trong nhận thức và tình cảm
1.2.9 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả bài học Qua soạn các bài
kiểm tra, tổ chức và đánh giá kết quả kiểm tra mà giáo sinh sẽ rèn luyện được kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Cũng thông qua công việc này, giáo sinh biết nhìn nhận lại chính bản thân mình để có cố gắng nhiều hơn
Những năng lực giáo dục được hình thành và phát triển trong quá trình thực tập sư phạm Thực tập sư phạm không chỉ là điều kiện rèn luyện các kỹ năng dạy học mà còn là môi trường thuận lợi để giáo sinh vận dụng những hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học vào tổ chức hoạt động giáo dục Qua đó mà giáo sinh sẽ rèn luyện được các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục Trong quá trình thực tập sư phạm, giáo sinh được trực tiếp làm công tác chủ nhiệm cũng như đứng ra tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác Vì vậy, họ sẽ có cơ hội và điều kiện để rèn luyện các
kỹ năng sư phạm cần thiết như mô tả dưới đây:
1 Kỹ năng hiểu học sinh trong quá trình giáo dục như hiểu được đặc điểm nhận thức, tình cảm cũng như các đặc điểm tâm lý khác của học sinh
2 Kỹ năng xây dựng kế hoạch cho các hoạt động sư phạm Biết tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự thống nhất của các tác động tới học sinh
3 Kỹ năng hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục Kỹ năng hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục để tổ chức và biến tập thể học sinh vững mạnh, xây dựng tập thể học sinh thành môi trường và phương tiện quan trọng để giáo dục học sinh
Trang 88
4 Các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm Biết cách phối hợp hoạt động với giáo viên
bộ môn để tiến hành các hoạt động giảng dạy Biết cách theo dõi thường xuyên quá trình học tập của tập thể và của từng cá nhân để uốn nắn các sai lệch của học sinh trong quá trình học tập Bằng thực tiễn công tác chủ nhiệm cũng như tổ chức các hoạt động, giáo sinh sẽ chọn được cách vận dụng lý luận giáo dục như nội dung, các hình thức, phương pháp và nguyên tắc giáo dục để không những hoàn thành công việc được giao mà còn củng cố, bổ sung những tri thức đã lĩnh hội ở giảng đường trường sư phạm
5 Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện Kỹ năng tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng cho tập thể học sinh bằng các cuộc thi đua học tập và tu dưỡng, bằng các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan
du lịch để đưa học sinh vào guồng máy tích cực
Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ thực tập sư phạm, giáo sinh sẽ được phát triển năng lực quản lý, đào tạo nghề nghiệp như biết lấy thông tin, kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo – chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá
1 Năng lực lập kế hoạch Biết lập các kế hoạch cho hoạt động dạy học cũng như giáo dục Biết xây dựng được lịch trình dạy học cũng như các loại kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp và kế hoạch chủ nhiệm lớp
2 Năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo như biết phân phối và tổ chức các nguồn lực tiền, của, con người để thực hiện các hoạt động sư phạm
3 Năng lực chỉ đạo, điều hành Giáo sinh tập làm quen với việc điều hành công việc trong nhóm thực tập, trong hoạt động của tập thể học sinh
4 Năng lực kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
2 NỘI QUI THỰC TẬP SƯ PHẠM
1/ Đảm bảo thời gian thực tập sư phạm theo kế hoạch
2/ Hiểu biết được các mặt tổ chức, hoạt động dạy học và giáo dục của trường thực tập
3/ Thực hiện được một số hoạt động của người giáo viên ở trường thực tập
4/ Soạn giáo án và đề cương bài dạy đầy đủ trước khi lên lớp
Trang 99
5/ Nắm được tình hình học sinh của lới thực tập và dự kiến tình huống sư phạm
có thể xảy ra
6/ Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp
7/ Biết phối hợp sử dụng tất cả các kỹ năng sư phạm khi lên lớp
8/ Làm chủ được giờ dạy, thể hiện trọn vẹn nội dung bài dạy
9/ Tham gia dự giờ, đánh giá được quá trình và kết quả giảng dạy của đồng
tư duy kỹ thuật, kinh nghiệm cùng kỹ năng, thái độ thực hiện các nhiệm vụ của các hoạt động và giao tiếp kỹ thuật nghề nghiệp đã được nhà sư phạm kỹ thuật xây dựng thành nội dung dạy học Việc xây dựng nội dung dạy học phải tuân thủ được những nguyên tắc
sư phạm học cơ bản như:
3.1.1 Nội dung dạy học phải hòan toàn phù hợp với yêu cầu của mục tiêu là đào
tạo ta thế hệ những con người gì? Ở họ phải có những phẩm chất nhân cách như thế nào
để sẵn sàng làm được những việc gì trong cuộc sống thực cũng như biết thực thi đúng đắn những mối quan hệ xã hội nào?
3.1.2 Phải đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn và cân đối của quá trình dạy
học nhưng phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức trong hoạt động đào tạo Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc nhưng vấn phải đảm bảo sao cho những nội dung đã được xác định đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường;
3.1.3 Phải đảm bảo hình thành vững chắc được ở học sinh hệ thống những tri
thức kỹ thuật chung, cơ bản, hiện đại, năng lực tư duy kỹ thuật sáng tạo, kỹ xảo, kỹ năng
kỹ thuật khái quát tương ứng với mỗi một đơn vị tri thức đó, phương thức xử thế kiểu
Trang 1010
người, những thái độ tích cực đối với các đối tượng kỹ thuật nghề nghiệp cũng như với quan hệ người - người - máy - môi trường Phải đảm bảo sự thống nhất của những khối tri thức cơ sở, cơ bản và chuyên ngành cũng như phải kết hợp chặt chẽ giữa tính khái quát, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp - dạy nghề khi xác định nội dung cho mỗi một đơn vị tri thức Khi tiến hành nội dung dạy học, phải đảm bảo được nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và giáo dục của nhà trường gắn chặt với giáo dục của xã hội cũng như của cơ sở sản xuất Cần đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của thầy - trò với hoạt động chính trị - xã hội cũng như thực nghiệm khoa học, nội khóa và ngoại khóa với nhau Phải đảm bảo được
sự liên thông tri thức giữa các môn học và việc thường xuyên cập nhật hóa thông tin để tiến hành hiện đại hóa nội dung của chúng trong khi dạy mỗi một đơn vị tri thức kỹ thuật
3.2.2 Hình thức phân nhóm :
Là hình thức phân người học theo nhóm từ 3 đến 5 người, thường áp dụng cho phương pháp thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu,… Thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kỹ năng mới đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu Học theo nhóm học sinh sẽ mạnh dạn bộc lộ hết tiềm năng của mình, qua đó giáo viên sẽ phát hiện những cá nhân nổi bậc trong nhóm và vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học phù hợp
Trang 1111
3.2.3 Hình thức cá nhân :
Theo hình thức này, người học được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học, xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội
Vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy nhưng vai trò của người dạy không hề bị xem nhẹ, bị hạ thấp Trái lại, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu,
có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi học sinh, chuẩn
bị tốt cho học sinh tham gia phát triển cộng đồng Định hướng cách dạy học như trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng, hiệu quả dạy học
4 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THỰC TẬP SƯ PHẠM
4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG:
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang được thành lập theo quyết định số 192/QĐ
– BLĐ – TB & XH ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội.Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Vocational Training College
Tiền thân của đơn vị có tên là trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Khánh Hòa được nâng cấp từ trường Công nhân kỹ thuật Khánh Hòa từ năm 1997
Trường Cao đẳng nghề Nha Trang là cơ sở dạy nghề công lập, có nhiệm vụ :
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trưc tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh;
Trang 1212
- Liên kết với các trường Sư phạm đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ Cao đẳng
Sư phạm kỹ thuật, cung cấp đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các Trung tâm dạy nghề và các trường phổ thông trên địa bàn Khánh Hòa và khu vực;
- Liên kết với các trường Đại học, Học viện, các cơ sở nghiên cứu trong nước để đào tạo Đại học và trên Đại học; Bồi dưỡng, chuẩn hóa nâng cao tay nghề, đào tạo lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu xuất khẩu lao động;
- Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ sản xuất và tham gia thực hiện chương trình phân luồng, liên thông đào tạo trong hệ thống đào tạo nghề và hệ thống giáo dục quốc dân; Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy định của Chính phủ
* Cơ sở vật chất:
Trong những năm vừa được sự đầu tư của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề của trường Các thiết bị trang bị cho trường đáp ứng kịp thời cho công tác đào tạo tại trường
Là trường duy nhất trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất
và đội ngũ giáo viên đào tạo ở 3 cấp trình độ
Hiện nay trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đầu tư 26 tỷ đồng nâng cấp về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập và nguồn vốn từ dự án KFW của Đức là 20 tỷ đồng
Trường hiện có 4 cơ sở đào tạo, tổng diện tích mặt bằng sử dụng 230.000 m2; trên 80 phòng học lý thuyết; 10 khu xưởng thực hành nghề Hệ thống máy móc thiết bị, phương tiện giảng dạy hiện đại được đầu tư và phát triển hàng năm, có Ký túc xá HS-SV
* Cơ sở chính trường Cao đẳng nghề Nha Trang
- Địa chỉ: 32 đường Trần Phú - Phường Vĩnh Nguyên - Tp Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà
- Điện thoại: 058 3881138 – 3881139; Fax : 058 3881138 – 3881139
- Diện tích đang sử dụng: 10.268,35 m2 trong đó:
+ Diện tích phục vụ công tác nghiệp vụ văn phòng :1.456,3 m2
+ Diện tích phục cho học tập ( LT + TH ) : 6.929,85 m2
+ Diện tích xưởng thực hành: 4347 m2 trung b×nh: 2,3 m2/1 học sinh
Trang 1313
+ Diện tích phục vụ ký túc xá : 1.882,2 m2
* Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới:
- Địa chỉ: Xã Phước Đồng, Tp Nha Trang
Trung tâm đào tạo lái xe ô tô-cơ giới là Trung tâm đào tạo nghề tổ chức đào tạo, nâng bậc lái xe ôtô – cơ giới các loại theo quy định của Cục đường bộ Việt Nam trực thuộc trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, chịu sự quản lý toàn diện của trường Cao đẳng Nghề Nha Trang
- Địa chỉ: 298 đường Thống Nhất, Tp Nha Trang và 162 đường Dã Tượng, Tp Nha Trang
- Điện thoại: 058 3821237
Trung tâm Dạy nghề Nha Trang là đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng nghề thực hiện chế độ hạch toán nội bộ, có chức năng đào tạo theo hình thức đáp ứng yêu cầu của người học có mục đích phổ cập, đạt được trình độ sơ cấp nghề và các trình độ thấp hơn trong phạm vi chức năng của Trường; thực hiện liên kết đào tạo theo kế hoạch và chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề đối với những loại hình, ngành đào tạo được UBND tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép
* Khu thực hành Khoa Công nghệ môi trường - Công nghệ Sinh học
- Địa chỉ: Xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa
Khu thực hành thuộc khoa Khoa công nghệ môi trường - Công nghệ sinh học có diện tích hơn 13 hecta bao gồm khu văn phòng và khu thực tập, nhà xưởng thực hành Trong những năm vừa qua, được sự đầu tư của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề của trường Các thiết bị trang bị cho trường đáp ứng kịp thời cho công tác đào tạo tại trường
Có thể nói, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang là cái nôi đào tạo nghề, là môi trường học tập và rèn luyện toàn diện, hấp dẫn và tin cậy đối với tuổi trẻ để có một nghề nghiệp ổn định – một hành trang cần thiết bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước
4.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG
Trang 1414
4.2.1 Hội đồng trường
4.2.2 Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng : Thực hiện theo chế độ thủ trưởng
4.2.3 Các Hội đồng tư vấn
a) Hội đồng thường trực : Hội đồng khoa học và đào tạo
b) Các Hội đồng không thường trực:
Được thành lập theo các quyết định của Hiệu trưởng và tự giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thi tốt nghiệp, Hội đồng thi học kỳ, Hội đồng lương, Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề…
e) Phòng Công tác Chính trị và Quản sinh
f) Phòng Kiểm định chất lượng - Khảo thí
g) Ban Công tác các Dự án
4.2.5 Các khoa và đơn vị tương đương:
a) Khoa Khoa học cơ bản
b) Khoa Điện- Điện tử
c) Khoa Cơ khí
d) Khoa Du lịch – Thương mại
e) Bộ môn Chính trị - GDTC - Quốc phòng
f) Khoa Công nghệ môi trường & Công nghệ sinh học
g) Khoa Sư phạm dạy nghề
h) Trung tâm Dạy nghề Nha Trang
- Cơ sở 1 : Địa chỉ 298 Thống Nhất – Tp Nha Trang
- Cơ sở 2 : Địa chỉ: 162 Dã Tượng – Tp Nha Trang
Trang 1515
i) Trung tâm Dịch vụ – Sản xuất Địa chỉ: 32 Trần Phú -Vĩnh Nguyên - Tp Nha Trang j) Trung tâm Đào tạo lái xe ôtô – Cơ giới
Địa chỉ : xã Phước Đồng – Tp Nha Trang
4.2.6 Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thực tập, sân bãi
- Thư viện, phòng chuyên đề
- Câu lạc bộ, phòng truyền thống, nhà văn hóa thể thao
- Ký túc xá và các cơ sở phục vụ đời sống học sinh – sinh viên
CT
Trang 1616
4.3 QUI MÔ ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 4.3.1 Qui mô đào tạo
Chương trình đào tạo hệ Cao đẳng Nghề và Trung cấp Nghề được xây dựng căn
cứ vào quyết định số : 01/2007/QĐ- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Tỷ lệ phân bố chương trình đào tạo của chương trình : 65 -70% thời gian đào tạo thực hành và 30 – 35% thời gian đào tạo lý thuyết ( Nghề Kế toán là nghề đặc thù nên tỷ lệ lý thuyết là 45% và thực hành là 55%) Nhà trường đã xây dựng 21 chương trình khung và hương trình chi tiết cho các nghề thuộc hệ Trung cấp Nghề và 9 bộ chương trình khung và chương trình chi tiết cho hệ Cao đẳng Nghề cụ thể như sau:
+ Hệ Cao đẳng Nghề:
1 Công nghệ ô tô
2 Cắt gọt kim loại
3 Dịch vụ nhà hàng khách sạn
4 Kế toán Doanh nghiệp
5 Điện công nghiệp
6 Điện tử công nghiệp
7 Công nghệ điện lạnh
8 Công nghệ thông tin
9 May và thiết kế thời trang
Hệ Cao đẳng Nghề có 02 hình thức đào tạo là Dài hạn và Liên thông
+ Hệ Trung cấp Nghề:
Trang 1717
2 Cắt gọt kim loại
3 Dịch vụ nhà hàng
4 Dịch vụ khách sạn
5 Điện công nghiệp
6 Điện tử công nghiệp
7 Máy lạnh và điều hoà không khí
8 Tin học quản lý văn phòng
17 SC máy vi tính & TB ngoại vi
18 Điện tử viễn thông
19 Hướng dẫn viên du lịch
20 Kế toán Doanh nghiệp
21 Xây dựng và hoàn thiện công trình
b Đối tượng truyển sinh, mục tiêu đào tạo
Đối tượng tuyển sinh
- Tốt nghiệp THPT (tương đương): Học 03 năm
- Tốt nghiệp TCN cùng chuyên ngành: Học liên thông 1,5 năm
Tốt nghiệp được cấp bằng Cao đẳng nghề
- Đã tốt nghiệp THPT, hoàn thành chương trình THPT
(hoặc tương đương): Học 02 năm
Trang 1818
Tốt nghiệp được cấp bằng Trung cấp nghề
- Đã tốt nghiệp THCS: Học 03 năm
Tốt nghiệp được cấp 02 bằng - THPT hệ GDTX & Trung cấp nghề
Được giảm 50% học phí theo chế độ
Được học liên thông lên Cao đẳng nghề cùng chuyên ngành
LKĐT với trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh:
- Khối A học 04 năm, gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử; Công nghệ kỹ thuật Ô tô; Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng;
- Liên thông từ hệ Cao đẳng nghề học 02 năm, gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử; Công nghệ kỹ thuật Ô tô; Công nghệ kỹ thuật Nhiệt; Kế toán; Công nghệ may
LKĐT với trường ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh:
- Gồm các nghề: Kỹ thuật chế tạo; Cơ điện tử; Quản lý môi trường; Điện công nghiệp
Tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân, Kỹ sư (vừa làm vừa học) của trường LKĐT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo hệ Cao đẳng Nghề và Trung cấp Nghề được xây dựng căn
cứ vào quyết định số : 01/2007/QĐ- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội ban hành Tỷ lệ phân bố chương trình đào tạo của chương trình : 65 -70% thời gian đào tạo thực hành và 30 – 35% thời gian đào tạo lý thuyết ( Nghề Kế toán là nghề đặc thù nên tỷ lệ lý thuyết là 45% và thực hành là 55%) Nhà trường đã xây dựng 21 chương trình khung và chương trình chi tiết cho các nghề thuộc hệ Trung cấp Nghề và 9 bộ chương trình khung và chương trình chi tiết cho hệ Cao đẳng Nghề
4.4 Chương trình môn học và mô – đun nghề đang tham gia thực tập sư phạm:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KHÍ CỤ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ12
Thời gian mô đun: 45 giờ ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 30 giờ)
I VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này học sau các môn học và mô đun : An toàn lao động; Mạch điện, có thể học song song với môn Vật liệu điện
Trang 1919
- Tính chất: Là mô đun kỹ thuật cơ sở, thuộc các môn học đào tạo nghề bắt buộc
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Nhận dạng và phân loại được các loại khí cụ điện
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện thông dụng
- Tính chọn được các loại khí cụ điện theo yêu cầu của phụ tải
- Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc
III NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :
Số
Thời gian Tổng
số
Lý thuyết
Thực hành Bài tập
Kiểm tra*
(LT hoặc TH)
2 Nội dung chi tiết
Bài mở đầu: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Thời gian: 2 giờ
Mục tiêu:
- Phân loại được các loại khí cụ điện
- Hiểu được cách tiếp xúc điện, cách tạo hồ quang điện và dập tắt hồ quang điện
- Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc
Nội dung:
1 Khái niệm về khí cụ điện
1.2 Sự phát nóng của khí cụ điện
Trang 2020
1.3 Tiếp xúc điện
1.4 Hồ quang và các phương pháp dập tắt hồ quang
1.5 Lực điện động
1.6 Công dụng của khí cụ điện
2 Công dụng và phân loại khí cụ điện
2.1 Công dụng của khí cụ điện
2.2 Phân loại khí cụ điện
1.3 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
1.4 Sửa chữa cầu dao
2 Các loại công tắc và nút điều khiển
Trang 213.3 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
3.4 Sửa chữa dao cách ly
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện bảo
vệ thường dùng trong công nghiệp và dân dụng
- Sử dụng được thành thạo các loại khí cụ điện bảo vệ, đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị theo TCVN
- Tính chọn được các loại khí cụ điện bảo vệ thông dụng theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể
- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa được hư hỏng các loại khí cụ điện bảo vệ đạt các thông số kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc
Trang 2222
1.3 ứng dụng nam châm điện
1.4 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
1.5 Sửa chữa nam châm điện
3.4 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
3.5 Sửa chữa rơle nhiệt
4 Cầu chì
4.1 Cấu tạo
4.2 Nguyên lý hoạt động và phân loại
4.3 Tính chọn cầu chì
4.4 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
4.5 Sửa chữa cầu chì
5 Thiết bị chống rò
5.1 Cấu tạo
5.2 Nguyên lý hoạt động và phân loại
5.3 Tính chọn thiết bị chống rò
5.4 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
5.5 Giới thiệu một số thiết bị chống rò thường sử dụng
6 Biến áp đo lường
6.1 Biến điện áp (BU)
Trang 2323
6.2 Biến dòng điện (BI)
Bài 3: Khí cụ điện điều khiển Thời gian : 13 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện điều khiển thường dùng trong công nghiệp và dân dụng
- Sử dụng thành thạo được các loại khí cụ điện điều khiển nói trên, đảm bảo
an toàn cho người và các thiết bị theo TCVN
- Tính chọn được các loại khí cụ điện điều khiển thông dụng theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể
- Tháo lắp, phán đoán và sửa chữa được hư hỏng các loại khí cụ điện bảo vệ đạt các thông số kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc
Nội dung:
1.1 Cấu tạo
1.2 Nguyên lý hoạt động
1.3 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
1.4 Sửa chữa khí cụ điện điều khiển
3 Rơle trung gian và rơle tốc độ
3.1 Rơle trung gian
3.2 Rơle tốc độ
3.3 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
4 Rơle thời gian
4.1 Cấu tạo rơle thời gian điện từ
4.2 Nguyên lý hoạt động
4.3 Giới thiệu một số rơle thời gian điện tử
Trang 2424
4.4 Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng
5.1 Công dụng và phân loại
5.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế hình
+ Giấy, ghen cách điện, sứ, thuỷ tinh cách điện các loại
+ Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại
+ Hóa chất dùng để tẩm sấy máy biến áp (chất keo đóng rắn, vẹc-ni cánh điện)
- Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay
+ Máy cắt bê-tông, máy mài cầm tay, máy mài hai đá, khoan điện để bàn, khoan điện cầm tay, máy nén khí
+ VOM, M, Tera, Ampare kìm
+ Tủ sấy điều khiển được nhiệt độ
+ Bộ mô hình dàn trải các loại khí cụ điện hoạt động được (dùng cho học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động)
+ Các loại khí cụ điện như trên (vật thực, hoạt động được):
Trang 2525
- Nguồn lực khác:
+ PC, phần mềm chuyên dùng
+ Projector, overhead
+ Máy chiếu vật thể ba chiều
+ Video, và các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị
V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, phạm vi sử dụng của các loại khí cụ điện
- Tính chọn khí cụ điện theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể
- Phân tích, so sánh về tính năng của từng loại khí cụ điện
- Lắp đặt, sử dụng các khí cụ điện
- Tháo lắp, kiểm tra thông số của các khí cụ điện
- Xác định các hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng
VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môn học này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề
2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy
B PHẦN NỘI DUNG
1 KẾ HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM:
Tuần thứ nhất (Từ ngày 11/11 đến ngày 7/11)
Tuần thứ hai (Từ ngày 18/6 đến ngày 22/6)
Tuần thứ ba (Từ ngày 25/11 đến ngày 30/11)
Tuần thứ tư (Từ ngày 2/12đến ngày 7/12)
2.TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
2.1 Giáo án
Trang 2626
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG
Trang 2727
Thời gian thực hiện: 1h
GIÁO ÁN SỐ: 01 Tên bài học trước : Máy cắt điện
Thực hiện từ ngày…./ …./….đến ngày …./…./…
TÊN BÀI: Bài 5: ÁP TÔ M ÁT (CB)
Nghiêm túc lắng nghe bài giảng và thảo luận tích cực
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bảng, phấn, giáo trình, máy tính, máy chiếu
- Dông cô vµ trang thiÕt bÞ: CB
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ta không còn sử dụng cầu dao nữa Vậy người ta sử dụng khí
cụ điện nào để thay thế?
HS trả lời: CB…
4’
Trang 2828
2 Giảng bài mới:
1 Khái niệm và yêu cầu
-CB (CB được viết tắt từ danh
từ Circuit Breaker), CB là khí
cụ điện dùng đóng ngắt mạch
điện (một pha, ba pha); có
công dụng bảo vệ quá tải,
CB thường được chế tạo có
hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm
chính và hồ quang), hoặc ba
cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ
quang)
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ
quang đóng trước, tiếp theo là
tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp
điểm chính Khi cắt mạch thì
ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, sau đến tiếp điểm phụ,
cuối cùng là tiếp điểm hồ
quang Như vậy hồ quang chỉ
cháy trên tiếp điểm điểm hồ
quang, do đo bảo vệ được tiếp
điểm chính để dẫn điện
Dùng thêm tiếp điểm phụ để
tránh hồ quang cháy lan vào
làm hư hại tiếp điểm chính
b) Hộp dập hồ quang
Để CB dập được hồ quang
GV: Nhằm đảm bảo
sự an toàn tối đa cho người sử dụng nhiều thiết bị bảo vệ mạng điện đã ra đời, tiêu biểu và thông dụng nhất là CB Như vậy bạn nào nêu được KN CB?
GV: Đưa ra KN
GV: Nếu là người sử dụng điện, bạn sẽ chọn một CB như thế nào?
GV: Đưa ra yêu cầu của CB, thuyết trình
GV: Để sử dụng và sửa chữa các loại CB, chúng ta qua phần 2 của bài học: cấu tạo
CB
GV: Chiếu hình ảnh cấu tạo CB cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh tìm hiểu cấu tạo của CB
GV: Đưa ra cấu tạo chính của CB: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động, móc bảo vệ
GV: Tiếp điểm có những loại nào?
GV:Đưa ra nội dung cần nắm vững
HS: CB là KCĐ đóng cắt, bảo vệ…
HS:
- Làm việc lâu dài, ổn định…
- Thỏa yêu cầu kỹ thuật, chịu dòng điện lớn khi có sự cố
- Thời gian cắt bé…
HS:lắng nghe, ghi bài học
HS: Quan sát cấu tạo của CB và trả lời câu hỏi
Ghi nội dung bài học
HS: đối chiếu với hình ảnh quan sát, trả lời câu hỏi
HS: chính, phụ, hồ quang
20’
Trang 2929
trong tất cả các chế độ làm
việc của lưới điện, người ta
thường dùng hai kiểu thiết bị
dập hồ quang là: Kiểu nửa kín
và kiểu hở
+Kiểu nửa kín được dặt trong
vỏ kín của CB và có lỗ thoát
khí Kiểu này có dòng điện
giới hạn cắt không quá 50KA
+Kiểu hở được dùng khi giới
ngăn, để phân chia hồ quang
thành nhiều đoạn ngắn thuận
lợi cho việc dập tắt hồ quang
c) Cơ cấu truyền động cắt
CB
Truyền động cắt thường có hai
cách: Bằng tay và bằng cơ
điện (điện từ, động cơ điện)
+Điều kiển bằng tay được thực
hiện với các CB có dòng điện
định mức không lớn hơn
600A
+ Điều khiển bằng điện từ
(nam châm điện) được ứng
GV: Thuyết trình nội dung bài học
GV: Để thao tác đóng cắt CB thuận lợi, CB có cơ cấu truyền động, có 2 Loại chính đó là loại nào?
GV: Thuyết trình
HS: dập tắt hồ quang bảo về CB
Lắng nghe, ghi bài
HS: bằng tay, bằng điện từ
HS: lắng nghe, ghi
bài
10
Trang 3030
a) Sơ đồ nguyên lý của CB
dòng điện cực đại:
Ở trạng thái bình thường sau
khi đóng điện, CB được giữ ở
trạng thái đóng tiếp điểm nhờ
móc 2 khớp với móc 3 cùng
một cụm với tiếp điểm động
Bật CB ở trạng thái ON, với
dòng điện định mức nam châm
điện 5 và phần ứng 4 không
hút
Khi mạch điện quá tải hay
ngắn mạch, lực hút điện từ ở
nam châm điện 5 lớn hơn lực
lò xo 6 làm cho nam châm
điện 5 sẽ hút phần ứng 4
xuống làm bật nhả móc 3, móc
5 được thả tự do, lò xo 1 được
thả lỏng, kết quả các tiếp điểm
của CB được mở ra, mạch
điện bị ngắt
b) Sơ đồ nguyên lý CB điện
áp thấp:
GV:Chiếu mô hình nguyên ly hoạt động của CB
GV: Khi ở trạng thái bình thường CB hoạt động ntn?
GV: trình bày cho học sinh nội dung
và trả lời câu hỏi HS: Thảo luận, trả lời
Trang 31
31
Bật CB ở trạng thái ON, với
điện áp định mức nam châm
điện 11 và phần ứng 10 hút lại
với nhau Khi sụt áp quá mức,
nam châm điện 11 sẽ nhả phần
+ Theo thời gian thao tác,
người ta chia CB ra loại tác
động không tức thời(chậm) và
loại tác động tức thời (nhanh)
+ Theo công dụng bảo vệ,
người ta chia CB ra các loại:
CB cực đại theo dòng điện,
CB cực tiểu theo điện áp
b) Việc lựa chọn CB chủ yếu
điều kiện lắp đặt, nhiệt độ môi
trường xung quanh
+ I nhc ≥ I lvmax (I nhc : dòng
GV:Chiếu mô hình nguyên ly hoạt động của CB
GV: Khi ở trạng thái bình thường CB hoạt động ntn?
GV: trình bày cho học sinh nội dung
GV: Theo kết cấu thì CB có những loại nào?
GV: Theo thời gian thao tác CB có những loại nào?
GV: Theo công dụng, CB có những
HS: Quan sát, tìm hiểu, và trả lời câu hỏi
HS: Thảo luận, trả lời
HS: một cực, hai cực…
HS: loại nhanh, chậm
HS: CB cực đại,
5
Trang 3232
điện định mức sau khi hiệu
chỉnh; Ilvmax : dòng điện tải
GV: Đưa ra đáp án đúng, thuyết trình nội dung bài học
cực tiểu
HS: Phụ thuộc vào điện áp, dòng điện định mức, phụ tải… HS: Lắng nghe,
ghi bài,thảo luận với
GV
3 Củng cố kiến thức và kết
thúc bài:
GV: Đặt câu hỏi cho HS củng cố lại kiến thức
HS: Thảo luận trả lời
4
4 Hưỡng dẫn tự học: Tìm hiểu thêm về
MCB, MCCB?
Chuẩn bị bài mới?
Lắng nghe, trao đổi
1
Nguồn tài liệu tham khảo: Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1998 - Khí cụ Điện - Kết cấu, sử dụng và sửa chữa -
- Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục,
Trang 3333
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Thời gian thực hiện: 1 giờ (45 phút)
Thực hiện ngày tháng … năm 201 BÀI 5: ÁP – TÔ – MÁT ( CB )
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này, học viên có năng lực:
- Nhận dạng và phân loại CB
- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại CB
- Tính chọn các loại CB
- Tháo lắp các loại CB
-Đồ dùng và phương tiện dạy học:
- Bảng, phấn, bản vẽ, máy tính, máy chiếu
-Hình thức tổ chức dạy học:
- Tập trung cả lớp
Các nội dung chính của bài học:
1 Khái niệm và yêu cầu
CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit Breaker), CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện (một pha, ba pha); có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp mạch điện
Chọn CB phải thoả mãn ba yêu cầu sau:
- Chế độ làm việc ở định mức của CB thải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý Mặt khác, mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng
- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại
do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB
2 Cấu tạo
a) Tiếp điểm
CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc
ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang)
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến
Trang 3434
tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm điểm hồ quang, do đo bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang
c) Cơ cấu truyền động cắt CB
Truyền động cắt thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện)
Điều kiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A)
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén
d) Móc bảo vệ
CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ - gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian - dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra Điều chỉnh vít để thay đôi lực kháng lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động
Để giữ thời gian trong bảo vệ quá dòng điện kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do
để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một CB Loại này được dung ở CB có dòng điện đính mức đến
Trang 3535
600A Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dung kiểu điện từ Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn
3 Nguyên lý hoạt động
a) Sơ đồ nguyên lý của CB dòng điện cực đại (hình vẽ 1.1)
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động
Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò
xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt
b) Sơ đồ nguyên lý CB điện áp thấp (hình 1.2)
Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo 9 kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt
Trang 3636
4 Phân loại và cách lựa chọn CB:
a) Phân loại:
Theo kết cấu, người ta chia CB ra làm ba loại: một cực, hai cực và ba cực
Theo thời gian thao tác, người ta chia CB ra loại tác động không tức thời và loại tác động tức thời (nhanh)
Tuỳ theo công dụng bảo vệ, người ta chia CB ra các loại: CB cực đại theo dòng điện, CB cực tiểu theo điện áp CB dòng điện ngược
b) Cách lựa chọn CB:
Việc lựa chọn CB chủ yếu dựa vào:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch
- Dòng điện quá tải
- CB thao tác phải có tính chọn lọc
Ngoài ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải là CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm viêc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ ICB không được bé hơn dòng điện tính toán
Itt của mạch Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nửa so với dòng điện tính toán mạch Sau cùng ta chọn CB theo số liệu kỹ thuật của nhà chế tạo
Ví dụ 1 : Một tải một pha sử dụng nguồn điện 220V có dòng điện lớn nhất là 13A và dòng điện ngắn mạch tính toán được là 5KA Thì ta chọn MCB và dây dẫn như sau: MCB Comet CM216A có dòng định mức là 16A, cường độ cắt lớn nhất là 6KA và dây dẫn Cadivi 2 x 2,5mm2 có dòng cho phép lớn nhất là 18A Chúng ta nên chọn MCB, MCCB của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường hiện nay như Comet, Clipsal, Hager vì những sản phẩm này được sản xuất và kiểm tra dưới những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế Đối với trường hợp kém chất lượng thì nên thay cái mới, không nên sửa chữa
Ví dụ 2 : Một CB có dòng điện định mức là 40A ở nhiệt độ môi trường là 300C, chỉ còn 35,6A khi nhiệt độ môi trường là 500C Các CB khi được lắp cạnh nhau trong tủ điện thì tác dụng nhiệt giữa chúng làm cho giá trị dòng định mức của CB giảm xuống
Trang 3737
GIÁO ÁN SỐ 02 Thời gian thực hiện: 1 giờ
Tên bài học trước: Rơ le điện áp Thực hiện từ ngày đến ngày
I MỤC TIÊU CỦA BÀI
Học xong bài học này học sinh có khả năng:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơle nhiệt qua việc phân tích cụ thể rơle nhiệt loại 2, 3 phần tử
- Nhận biết được các thông số kỹ thuật và ký hiệu của rơle nhiệt
- Biết cách lựa chọn rơle nhiệt hợp lý để bảo vệ quá tải cho phụ tải trong các mạch điện thực tế
II ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đồ dùng và phương tiện dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Trang 3838
1 Dẫn nhập
-Để bảo vệ cho động cơ trong công
nghiệp ta hay sử dụng rơle nhiệt
Thuyết trình Chiếu slide Đàm thoại
Lắng nghe, phát biểu
2 phút
2 Giảng bài mới
1 Khái niệm chung
Khái niệm là một loại khí cụ điện tự
động đóng, mở tiếp điểm nhờ sự co
dãn của thanh lưỡng kim
Công dụng: Bảo vệ thiết bị
2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Trực quan vật thật + hình vẽ (máy chiếu Projector)+
giảng giải + Đàm thoại
Phát vấn 1: Cấu
tạo của rơle nhiệt gồm có mấy bộ phận chính?
Phát vấn 2: Chức
năng của phần tử đốt nóng và cơ cấu đóng ngắt?
Trực quan hình vẽ (máy chiếu
Projector) + giảng giải + Đàm thoại
Phát vấn 3 :
Trình bày nguyên
Tập trung Phát biểu Đàm thoại Ghi chép
Tập trung Phát biểu Đàm thoại Ghi chép
Tập trung
5 phút
10 phút
Trang 3939
3 Các thông số kỹ thuật & cách
lựa chọn rơle nhiệt
- Dòng điện định mức (Iđm)
- Dải điều chỉnh
- Điện áp làm việc
4 Ký hiệu
Phần tử đốt nóng của rơle nhiệt
Tiếp điểm của rơle nhiệt
lý làm việc của rơle nhiệt?
Phát vấn 4: Rơle
nhiệt có được dùng để bảo vệ ngắn mạch không? Tại sao?
Giảng giải
Trực quan hình vẽ + Giảng giải
Phát biểu Đàm thoại Ghi chép Tập trung Phát biểu Đàm thoại Ghi chép
Nghe Ghi chép
Phát biểu Đàm thoại Ghi chép
10 phút
10 phút
3 Củng cố kiến thức
Giáo viên nhắc lại những ý chính đề
nghị học viên về tham khảo trên các
tài liệu cho hiểu rõ
Tổng hợp, quy nạp
Lắng nghe 2phút
4 Hướng dẫn tự học - Cho bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới
Trang 4040
VI.RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TRƯỞNG KHOA/ TỔ BỘ MÔN Ngày tháng năm
GIÁO SINH
Lê Hồng Châu