Điều này buộc Công ty viễn thông quân đội Viettelphải nhận thức được tác động tiềm ẩn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉbởi các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh ngh
Trang 1BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Môn: Quản trị kinh doanh dịch vụ nâng cao
nhóm chấm
Giáo viên kết luận
Ghi chú
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Xác nhận của thư ký Xác nhận của nhóm trưởng
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Tổng quan về chiến lược dịch vụ 5
1.1.1 Dịch vụ 5
1.1.1.1 Khái niệm 5
1.1.1.2 Đặc điểm 5
1.1.2 Chiến lược dịch vụ 5
1.1.2.1 Khái niệm 5
1.1.2.2 Vai trò 5
1.1.2.3 Các nhân tố của chiến lược dịch vụ 6
1.1.2.4 Nội dung 6
1.1.2.5 Nhiệm vụ của chiến lược dịch vụ 6
1.1.2.6 Mục tiêu 6
1.2 Chiến lược dịch vụ cạnh tranh của doanh nghiệp 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Các chiến lược dịch vụ cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp 7
1.2.2.1 Chiến lược chi phí thấp 7
1.2.2.2 Chiến lược khác biệt hóa 7
1.2.2.3 Chiến lược tập trung 8
1.2.2.4 Chiến lược phản ứng nhanh 9
1.2.2.5 Chiến lược dịch vụ toàn cầu 9
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC DỊCH VỤ CẠNH TRANH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 10
2.1 Giới thiệu chung Tổng công ty Viễn Thông quân đội Viettel 10
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 10
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 10
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và thành tựu đạt được 11
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 11
Trang 32.2 Các yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành dịch vụ của Viettel 13
2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại 13
2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15
2.2.3 Phân tích các nhà cung ứng 16
2.2.4 Phân tích khách hàng 16
2.2.5 Các sản phẩm thay thế 17
2.3 Các chiến lược dịch vụ cạnh tranh cơ bản của Viettel 17
2.3.1 Chiến lược chi phí thấp 17
2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa 19
2.3.2.1 Sự khác biệt trong cách nghĩ 19
2.3.2.2 Sự khác biệt trong cách làm 19
2.3.3 Chiến lược tập trung 22
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC DỊCH VỤ CẠNH TRANH CỦA VIETTEL 23
3.1 Về chiến lược tổng quát: 23
3.2 Chiến lược tổng chi phí thấp 24
3.3 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: 25
3.4 Chiến lược tập trung 26
3.4.1 Chiến lược Marketting 26
3.4.2 Chiến lược cơ sở hạ tầng 28
3.5 Các giải pháp khác 28
KẾT LUẬN 29
Trang 4MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế Nó ảnh hưởng tới tất cả cáclĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp Ngày nay, hầu hết các quốc giađều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh và coi cạnh tranh không những
là môi trường và động lực của sự phát triển thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tang năngsuất lao động, tang hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các mốiquan hệ kinh tế - chính trị - xã hội
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh đấu bước ngoặt trong tiến trình hộinhập quốc tế của nước ta Sự kiện này đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộngđến mọi lĩnh vực của đợi số kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực bưu chính viễnthông và công nghệ thông tin Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực bưuchính viễn thông thông qua các hình thức liên doanh, góp vốn và phát triển một sốdịch vụ chưa từng có trong nước Điều này buộc Công ty viễn thông quân đội Viettelphải nhận thức được tác động tiềm ẩn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉbởi các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lựcmạnh mẽ về tài chính, công nghệ, quản lý…
Xu hướng tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thịtrường trong nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn màViettel phải đối mặt trong thời gian tới khi hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kếtcủa WTO cùng với yêu cầu của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đã đang
và sẽ tạo nhiều áp lực, khó khan đối với Viettel, đòi hỏi Ban lãnh đạo cũng như toànthể cán bộ nhân viên của công ty phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọngcủa việc tang cường năng lực cạnh tranh Xuất phát từ những lý do trên Đề tài thảo
luận “Các chiến lược dịch vụ cạnh tranh cơ bản của Công ty viễn thông quân đội
Viettel” được nhóm em lựa chọn làm đề tài thảo luận.
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan về chiến lược dịch vụ
1.1.1 Dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa nhà cung cấp và KH, cũng như nhờ hoạt động của nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ( ISO 9004-2:1991E)
Dịch vụ là sản phẩm của doanh nghiệp, không tồn tại gưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của khách hàng một cách kịp thời, thuận lợi và có hiệu quả
1.1.1.2 Đặc điểm
- Tính vô hình một cách tương đối
- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dung
- Tính không đồng nhất
- Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được
- Tính quyết định của yếu tố con người trong quá trình tạo ra dịch vụ
- Tính khó kiểm soát chất lượng
1.1.2 Chiến lược dịch vụ
1.1.2.1 Khái niệm
- Chiến lược : là những định hướng một cách bài bản cho những bước đi của công ty
từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức
- Chiến lược dịch vụ :là một nguyên tắc tổ chức cho phép những người làm việc trong
DN có thể hướng mọi nỗ lực của mình vào những dịch vụ thu lợi nhuận: những dịch
vụ này tạo ra sự khác nhau đáng kể trong cách nhìn nhận của khách hàng
1.1.2.2 Vai trò
- Quyết định sự thành đạt của công ty
- Là kim chỉ nam định hướng hoạt động tương lai của doanh nghiệp
Trang 6- Giúp DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu
- Giúp DN tối thiểu hóa tác động tiêu cực của môi trường và tận dụng cơ hội kinhdoanh
1.1.2.3 Các nhân tố của chiến lược dịch vụ
- Nghiên cứu thị trường
- Nhiệm vụ kinh doanh
- Giá trị vận hàng của doanh nghiệp
1.1.2.4 Nội dung
- Xác định mục tiêu của DN
- Thiết lập các kế hoạch cụ thể triển khai từ các chiến lược dài hạn để thực hiện các mục tiêu đề ra
- Lựa chọn các phương án, các chính sách để sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn
có, hạn chế nhứng điểm yếu của DN
1.1.2.5 Nhiệm vụ của chiến lược dịch vụ
Thực chất xác định nhiệm vụ của chiến lược DV là xác định nhiệm vụ KD của DNDV
từ đó có các quyết định chiến lược DV
- Xác định lý do tồn tại của tổ chức
- Xác định các quy tắc và chuẩn mực để thực hiện chiến lược dịnh vụ
- Phác thảo niềm tin và nguyên lý của những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm thu hút sự ủng hộ thực hiện chiến lược DV từ tập thể người lao động trong DN
1.1.2.6 Mục tiêu
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Duy trì và mở rộng thị phần KH và thị phần doanh thu
- Nâng cao năng suất phục vụ để sử dụng hiệu quả lao động của DN
- Cải tiến công nghệ, khai thác tiện ích công nghệ
- Bảo toàn, phát triển nguồn vốn, đổi mới và nâng cấp CSVC
- Trình độ quản lý và khả năng phát triển
- Thành tích và thái độ nhân viên
- Trách nhiệm xã hội của DN
Trang 71.2 Chiến lược dịch vụ cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
- Chiến lược cạnh tranh là công cụ giúp tổ chức xác định được vị thế cạnh tranh tối ưu và cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu này
1.2.2 Các chiến lược dịch vụ cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp
1.2.2.1Chiến lược chi phí thấp
Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranhbằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất
Đặc điểm:
Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí
Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm
Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩmmới
Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm "khách hàng trungbình”
Ưu điểm:
Khả năng cạnh tranh
Khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh
Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế
Tạo rào cản thâm nhập thị trường
Rủi ro:
Công nghệ để đạt mức chi phí thấp à tốn kém, rủi ro
Dễ dàng bị bắt chước
Có thể không chú ý đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng
1.2.2.2Chiến lược khác biệt hóa
Mục tiêu của các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là đạtđược lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáođối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnhtranh không thể
Đặc điểm:
Cho phép công ty định giá ở mức cao
Trang 8 Tập trung vào việc khác biệt hóa
Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau
Vấn đề chi phí không quan trọng
Ưu điểm:
Trung thành với nhãn hiệu của khách hàng (brand loyalty)
Khả năng thương lượng với nhà cung cấp là mạnh
Khả năng thương lượng đối với khách hàng cũng mạnh
Tạo rào cản thâm nhập thị trường
Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế
Rủi ro:
Khả năng duy trì tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm
Khả năng bắt chước của các đối thủ cạnh tranh
Dễ dàng mất đi sự trung thành đối với nhãn hiệu
Độc đáo so với mong muốn của khách hàng
1.2.2.3Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trườngnào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm
Đặc điểm:
Có thể theo chiến lược chi phí thấp
Có thể theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
Tập trung phục vụ phân khúc mục tiêu
Trong quan hệ với nhà cung cấp công ty không có ưu thế
Chi phí sản xuất cao
Thay đổi công nghệ hoặc thị hiếu khách hàng thay đổi
Trang 91.2.2.4Chiến lược phản ứng nhanh
Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp, rồichuyển sang chiến lược khác biệt hóa, và sau đó là biết cách kết hợp hai chiến lượctrên Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặtthời gian Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
Phát triển sản phẩm mới
Cá nhân hóa các sản phẩm
Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu
Phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng
Điều chỉnh các hoạt động marketing
Quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng
1.2.2.5Chiến lược dịch vụ toàn cầu
Chiến lược dịch vụ toàn cầu là tổng hợp các quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược cho thị trường toàn cầu như là sự mở rộng các lợi thế cạnh tranh ra thị trường rộng lớn hơn mang tính chất quốc tế
Coi thị trường toàn như một thị trường thống nhất khách hàng ít có sự khác biệt
về thị hiếu và sở thích , Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng tương đối với mức giá thấp
Các cân nhắc trong lựa chọn chiến lược dịch vụ toàn cầu:
- Mở rộng đa quốc gia
Trang 10CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC DỊCH VỤ CẠNH TRANH CƠ BẢN CỦA CÔNG
TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1 Giới thiệu chung Tổng công ty Viễn Thông quân đội Viettel
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tổng công ty Viễn thông Quân Đội là doanh nghiệp Nhà nước thuộc tập đoànViễn thông quân đội có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tàikhoản tại ngân hàng trực thuộc tập đoàn Viễn Thông quân đội Viettel
Tên giao dịch quốc tế: Viettel Corporation( VIETTEL)
Địa chỉ trụ sở : Số 1 Giang Văn Minh- Quân Ba Đình- TP Hà Nội
W:www.vietteltelecom.vn
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Viễn thông Quân Đội đượctrình bày tóm tắt như sau:
- Năm 1989: Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, tiền thân của tổng công tyViễn thông Quân Đội được thành trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp: Công ty điện tửviễn thông quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1 và Công ty điện tử và thiết
bị thông tin 2
- Năm 1995: Công ty điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành công ty điện
tử Viễn thông Quân Đội ( tên giao dịch là Viettel) trở thành nhà cung cấp viễn thôngthứ hai tại Việt Nam
- Năm 1998: Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiềntrong nước Thiết lập và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến
- Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoạiđường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178
và đã triển khai thành công Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêmmột doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựachọn Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầynăng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom
Trang 11- Năm 2001: Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trongnước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyềndẫn nội hạt và đường dài trong nước
- Năm 2003, Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắpđặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thịtrường Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miềntrong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao
- Năm 2004: Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098 Mạng
di động Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển
thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táobạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ
- Năm 2005: Ngày 6 tháng 4 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ ký quyếtđịnh thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân Đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Ngày 05 tháng 4 năm 2007 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trựcthuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cơ sở sát nhậpcác Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel
- Năm 2010: Công ty Viễn Thông quân đội Viettel trở thành Tổng công ty ViễnThông quân đội sau khi Tổng công ty Viễn Thông Quân đội chuyển đổi thành Tậpđoàn Viễn Thông quân đội Vietel thuộc Bộ quốc phòng
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và thành tựu đạt được
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Cung cấp dịch vụ di động 2G, 3G và EDGE
Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây
Cung cấp dịch vụ internet băng rộng ( ADSL, FTTH, Wimax)
Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuêkênh quốc tế, dịch vu mạng riêng ảo (VPN)
Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ ( DCOM 3G, Iphone, BlackBerry,Sumo )
2.1.2.2 Thành tựu đạt được
a Chiết lý kinh doanh
Trang 12Chính thức gia nhập thị trường viễn thông từ ngày 15/10/2000, cho đến nayTổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) thuộc Tập đoàn Viễn thông Quânđội Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam.
Thực hiện sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo
là kim chỉ nam cho mọi hành động Sự sáng tạo ấy được thể hiện rõ nét trong triết lýkinh doanh, phương châm hành động nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàngcủa Viettel nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung
Với triết lý kinh doanh coi mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt, có nhu cầuđược lắng nghe, chia sẻ, được phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng,Viettel Telecom luôn nỗ lực ở mức cao nhất để mỗi khách hàng đều được nói theocách của riêng mình Đối với Vietel telecom, sự hài lòng và tin cậy của khách hàngchính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vịthế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thânthiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thếgiới
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầnglớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 4.5 triệu thuê bao tính đến nay
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 55.5 triệu thuê bao tính đến hết năm
2014, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam Theo sốliệu mà Bộ TT&TT công bố, tính đến hết năm 2014 số thuê bao di động của Viettel là55,5 triệu thuê bao, MobiFone đang có 40,2 triệu thuê bao và VinaPhone 26 triệu thuêbao
b Những thành tựu đạt được
Tại Việt Nam
- Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học
- Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễnthông ở Việt Nam
Trang 13- Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toànquốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triểnnhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
- Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam
- Là doanh nghiệp có số trạm nhiều nhất với vùng phủ rộng nhất tại Việt Nam
- Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam
- Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam
- Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam
- Số 1 về đột phá kỹ thuật
- Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam
Trong khu vực
- Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông
Trên thế giới
- Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
- Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí WirelessIntelligence bình chọn)
- Giải thưởng "Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi" trong hệthống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009
- World Communication Awards 2009 bình chọn Viettel là "Nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển"
- World Communication Awards 2011 bình chọn Metfone - thương hiệucủa Viettel tại Campuchia là "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thịtrường đang phát triển"
2.2 Các yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành dịch vụ của Viettel
2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet tiếp tục hoạt động ổn định, thị trường dịch vụ viễn thông và internet cạnh tranh mạnh Số lượng thuê bao internet băng rộng ước đạt khoảng 7,6 triệu thuê bao Số lượng thuê bao di động đạt khoảng 122 triệu thuê bao, giảm 7,3% so với năm 2014(138,6 triệu thêu bao) do tăng cường công tác quản lý nên số sim rác giảm Trong số thuê bao di động, thuê bao 3G có chiều hướng
Trang 14tăng nhanh và số thuê bao 2G giảm mạnh Số lượng thuê bao cố định tiếp tục giảm chậm, ước còn khoảng 5,9 triệu thuê bao Doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm
2015 ước đạt 340.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 56.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 46.880 tỷ đồng Cùng với việc tăng cường, củng cố thị trường trong nước, các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục thực hiện tốt các dự án đầu tư ra nước ngoài, tập trung vào một số thị trường như: Lào, Campuchia, Môdămbích, Peru
Tính đến năm 2015, Việt nam đang có sự tồn tại và phát triển của 6 nhà mạng là: Viettel, MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile, S fone, Gfone (Beeline) Trong đó
Đến hết năm 2002, MobiFone có khoảng 692.792 thuê bao, chiếm khoảng 40%thị phần di động của cả nước Trong kinh doanh, MobiFone đã xây dựng hình ảnhthương hiệu khá thành công nhờ có hệ thống CSKH và kênh phân phối khá hiệu quả
Từ cuối năm 2013 và đặc biệt là từ năm 2014, khi VNPT, VinaPhone vàMobiFone đồng loạt tái cơ cấu (riêng MobiFone còn tách hẳn khỏi VNPT) thì thị phầndoanh thu của hai mạng này có sự thay đổi đáng kể
Những ưu thế của MobiFone :
+ Là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên cung cấp dịch vụ thông tin di động trên
10 năm tại Việt Nam, hiện MobiFone đã thu hút được cho mình những lớp khách hàng