Xác định mục đích hỗ trợ nhóm -Giúp nhóm sinh viên này xóa bỏ tâm lí mặc cảm, tự ti và chủ động, tự tin trong giao tiếp -Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau khắc phục những lỗi trong g
Trang 1Đề tài: “Áp dụng công tác xã nhóm vào việc hỗ trợ loại bỏ mặc cảm
giao tiếp của sinh viên nói tiếng địa phương”
-CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CỦA TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
• Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
• Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động
• Giai đoạn tập trung hoạt động
• Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
1 Xác định mục đích hỗ trợ nhóm
-Giúp nhóm sinh viên này xóa bỏ tâm lí mặc cảm, tự ti và chủ động, tự tin trong giao tiếp
-Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau khắc phục những lỗi trong giao tiếp để có thể tự tin hơn
* Tiêu chí lựa chọn nhóm:
+Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi sẽ thấy những đối tượng gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp do ngôn ngữ địa phương làm rào cản Hỏi thăm nhu cầu của những đối tượng này có muốn được tham gia thành lập các nhóm hỗ trợ hay không, những đối tượng mong muốn phá bỏ rào cản tâm lí sẽ được tổ chức thành một nhóm
+Thông qua truyền thông, gặp gỡ các sinh viên k65 khoa công tác xã hội để thu hút các thành viên có nhu cầu này
Trang 22 Đánh giá khả năng thành lập nhóm
-Tài chính: Nhóm hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và cùng giúp đỡ nhau phát triển vì vậy nguồn tài trợ được xin từ quỹ tài chính của khoa Ngoài ra, các thành viên trong nhóm tự đóng quỹ để sinh hoạt giống như một câu lạc bộ của sinh viên
-Khả năng tham gia của các thành viên: Thông qua bảng hỏi và nhu cầu đã khảo sát trong quá trình tuyển chọn, các cá nhân tự nguyện trở thành thành viên của nhóm, với nhu cầu mong muốn thay đổi bản thân mình, phá bỏ rào cản tâm lí
để tự tin giao tiếp
-Đánh giá nguồn lực:
+ Nguồn lực bên trong:
Các thành viên cùng đồng cảm, chia sẻ với nhau
Cùng là sinh viên, cùng độ tuổi nên có cái nhìn và những điểm chung nhất định
Nhóm xây dựng trên cơ sở có đã sự cố kêt nhóm khá bền vững,
mạnh mẽ
Ý thức tổ chức các thành viên trong nhóm tốt và sự quan tâm chung về vấn đề mặc cảm, tự ti trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương
Có thời gian học tập cùng nhau + Nguồn lực bên ngoài:
Sự trợ giúp từ phía các thầy cô trong khoa: tham gia các buổi nói chuyện, dạy về kỹ năng giao tiếp
Sự giúp đỡ của nhóm sinh viên hỗ trợ
Các thiết bị, công cụ hỗ trợ được trang bị trong lớp học Nhìn chung, ta thấy nhóm sinh viên này thiếu hụt sự tự tin trong giao tiếp, thiếu kĩ năng tương tác nhóm do suy nghĩ từ rào cản ngôn ngữ và mặc cảm bản thân
3 Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động nhóm
Trang 3*Tuyển chọn thành viên:
Thành viên nhóm được lựa chọn thông qua liên hệ trực tiếp thông qua những bảng hỏi và chọn thông qua sự giới thiệu của những thành viên khác trong khoa
*Nguyên tắc lựa chọn nhóm viên:
Các cá nhân được lựa chọn vào nhóm có cùng nhu cầu muốn xóa bỏ tâm lí mặc cảm, tự ti do ngôn ngữ địa phương đem lại
Không phân biệt là người măc lỗi ngôn ngữ gì (nói ngọng, nói tiếng miền trung,….)
Không phân biệt cá nhân đến từ khoa nào hay lực học và hạnh kiểm ra sao
Có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng tham gia hoạt động của nhóm
*Quy mô nhóm:
- Nhóm dự kiến số lượng thành viên từ 7-10 người
- Các thành viên tham gia vào nhóm sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để tiện cho việc hỗ trợ cũng như quản lí nhóm
- Quá trình tuyển chọn thành viên cũng chỉ diễn ra trong thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó số lượng thành viên sẽ được cố định để đảm bảo việc hoạt động của nhóm cũng như việc hỗ trợ đạt hiệu quả cao
*Chuẩn bị môi trường sinh hoạt, hoạt động của nhóm:
Việc chuẩn bị môi trường sinh hoạt nhóm sẽ được thay đổi linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phù hợp với mục đích từng buổi sinh hoạt Nhưng địa điểm sinh hoạt sẽ được cố định tại khuôn viên trường học để thuận lợi cho quá trình đi lại cũng như tâm lí khi tham gia buổi sinh hoạt của thành viên trong nhóm
4 Viết đề xuất nhóm
Trang 4- Loại hình nhóm: nhóm can thiệp
- Tên nhóm: Nhóm “Hỗ trợ loại bỏ sự mặc cảm trong giao tiếp của sinh viên nói tiếng địa phương”
- Đối tượng của nhóm : Những cá nhân mặc cảm, tự ti khi nói tiếng địa phương
- Nhóm gồm: 10 thành viên.
- Quá trình tuyển chọn: dựa trên nhu cầu muốn tự tin giao tiếp,muốn thay đổi và khắc phục những khó khăn trong việc nói tiếng địa phương của nhóm các sinh viên, chúng tôi đã lựa chọn ra những cá nhân để thành lập ra nhóm này
- Mục đích : Nhằm hướng tới thay đổi nhận thức hành vi về rào cản ngôn ngữ và tạo lập cho thành viên trong nhóm tâm lí thoải mái khi giao tiếp, biết thêm về kỹ năng giao tiếp
- Người lãnh đạo nhóm: Nhân viên công tác xã hội là người lãnh đạo nhóm lớn Trong nhóm lớn chia thành nhóm nhỏ(khi tham gia hoạt động), sẽ được phân công cho các thành viên làm trưởng nhóm để lãnh đạo các nhóm nhỏ đó
- Địa điểm sinh hoạt linh hoạt theo các buổi sao cho phù hợp với mục đích cũng như kinh phí hoạt động của nhóm
- Dự thảo nội dung công việc trong sinh hoạt:
+Làm quen, giới thiệu các thành viên trong nhóm
+Phân chia nhóm lớn thành nhóm nhỏ và người lãnh đạo nhóm nhỏ
+Đưa ra những nguyên tắc hoạt động của nhóm
+Thảo luận đưa ra chương trình sinh hoạt của nhóm
+Tổ chức các hoạt động giao lưu và tổng kết hoạt động của nhóm
-Kết quả mong đợi:
+Các thành viên trong nhóm thay đổi nhận thức và hành vi của mình về ngôn ngữ địa phương
+Các thành viên trong nhóm có thể tự tin giao tiếp và khắc phục lỗi ngôn ngữ
Trang 5-Dự trù kinh phí:
+Mỗi thành viên đóng quỹ là 50.000 đồng/1 người
-Nguồn lực hoạt động nhóm:
+Sự tham gia đóng góp, vai trò, năng lực của mỗi thành viên
+Nhân viên xã hội lập kế hoạch, hoạt động có hiệu quả
+Sự giúp đỡ từ phía các thầy cô trong khoa, các nhóm sinh viên hỗ trợ
Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động
1 Giới thiệu các thành viên trong nhóm
-Nhân viên CTXH tổ chức hoạt động khởi động ban đầu bằng trò chơi kết nhóm 2,3,4,5… Đồng thời yêu cầu các thành viên tìm ra những điểm chung của nhóm mình như quê quán, sinh viên năm mấy, học khoa nào,vấn đề gặp phải là gì,hiện đang sống ở đâu
=> Qua đó các thành viên tự tìm hiểu những thông tin cơ bản về nhau và cởi mở hơn , xóa bỏ tâm lí ban đầu
-Sau khi khởi động bằng trò chơi kết nhóm các thành viên chia sẻ với nhau những cảm xúc mình gặp phải, những khó khăn của mình và họ đã có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn mình gặp phải
2 Xây dựng mục đích và xác định mục tiêu của nhóm
*Mục đích nhóm:
Trang 6-Tự tin khi giao tiếp, xóa bỏ mặc cảm tâm lí do ngôn ngữ địa phương mang lại và
khắc phục những lỗi ngôn ngữ
*Mục tiêu:
-Các thành viên tham gia nhóm không mặc cảm ,tự ti thông qua việc tham gia chia
sẻ nhóm và các hoạt động khác trong 2 tuần
-Thành viên thay đổi suy nghĩ và nhận thức về ngôn ngữ địa phương Các thành viên hỗ trợ nhau sửa chữa và khắc phục những lỗi nói ngọng cũng như dùng từ địa phương
-Nâng cao về kỹ năng giao tiếp
3 Thiết lập nguyên tắc hoạt động của nhóm
-Cảm thông, chia sẻ, không chê cười các thành viên khắc
-Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và sự góp ý tích cực từ người khác
-Đảm bảo thời gian hoạt động mỗi buổi sinh hoạt đúng giờ
-Tham gia hoạt động thường xuyên, đầy đủ và đúng giờ
-Đoàn kết, vì mục tiêu chung của nhóm
-Nỗ lực phấn đấu thay đổi theo hướng tích cực
-Sẽ thông báo trước lịch trình sinh hoạt cụ thể cho mỗi thành viên khi có sự thay đổi
-Mọi thành viên trong nhóm đều phải nghiêm túc tuân thủ các quy định trên
4 Giúp các nhóm viên cảm nhận rõ ràng họ là một phần của nhóm
-Tạo cảm giác an toàn và thoải mái trong nhóm
-Tìm kiếm sự tương đồng và tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên
-Tìm kiếm, củng cố và phát huy những điểm mạnh của mỗi thành viên
Trang 7-Giúp các thành viên chấp nhận những quan điểm mới, cách nhìn mới, môi trường mới và thay đổi hành vi mới
=> Ngay từ đầu phải chú ý sự tham gia của các thành viên, chắc chắn tất cả thành viên đều tích cực tham gia hoạt động nhóm Trong nhóm có không khí thoải mái, các thành viên có sự tương tác với nhau, giúp nhau phát triển
5 Định hướng phát triển và dự đoán khó khăn có thể gặp phải
-Thông qua các thành viên xác định rõ mục đích và mục tiêu phù hợp
-Dự đoán khó khăn gặp phải:
+ Các thành viên không tham gia tích cực, không có sự tương tác nhóm +Các thành viên vẫn chưa loại bỏ được mặc cảm, kỹ năng giao tiếp kém
Giai đoạn 3: Giai đoạn tập trung hoạt động
Chuẩn bị các buổi họp nhóm:
-thời gian:1 tháng
-số buổi: 4 buổi(1 tuần-1 buổi)
-Thời gian họp: tối thứ 5, từ 19-21h
-Địa điểm: phòng học(305 nhà V) hoặc sân nhà D3
Kế hoạch:
Trang 8*Buổi sinh hoạt thứ 1:
-Chủ đề: Tôi là ai? Tôi gặp vấn đề gì ?
-mục đích : Cung cấp kiến thức, hiểu biết về đa dạng ngôn ngữ địa phương
-Mục tiêu :
+ Hiểu được sự khác biệt về ngôn ngữ
+ Tôn trọng sự đa dạng, không định kiến
+ Thấy được cảm xúc của những sinh viên khi gặp vấn đề định kiến
-Thời gian thực hiện : 2 tiếng (19-21h)
-Địa điểm : Phòng 305 nhà V
-Thành phần tham dự:
+Các thành viên trong nhóm
+Nhân viên công tác xã hội cùng nhóm hỗ trợ(các sinh viên không mắc lỗi
về ngôn ngữ)
-Nội dung chi tiết:
Bước 1: Ổn định
-Nhân viên ctxh ổn định tổ chức, chào hỏi, giới
thiệu buổi sinh hoạt
-Chia nhóm lớn thành 2 nhóm nhỏ
-Công bố thể lệ buổi sinh hoạt
Bước 2: Tổ chức các trò chơi để các thành viên
làm quen với nhau
-Sử dụng trò chơi kết nhóm: sau đó nhân viên
đưa ra yêu cầu nhóm tìm được những điểm
chung của các thành viên trong nhóm nhằm
mục đích các thành viên tự tìm hiểu lẫn nhau
Trò chuyện, giới thiệu về bản thân theo cách
riêng của mình
Bước 3: Xem clip về sự đa dạng văn hóa vùng
-Thông báo rõ ràng địa điểm, thời gian họp cho mỗi thành viên
-Chuẩn bị về thiết bị, loa, máy tính
-Các thành viên phải có nghĩa vụ tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp
-Đến đúng giờ -Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung giải quyết vấn đề, tránh việc chỉ trích cá nhân
Trang 9miền, những clip để nói về định kiến, cảm xúc
của những sinh viên nói tiếng địa phương trong
clip
Đánh giá kết quả buổi sinh hoạt và giới thiệu
nội dung của buổi họp tiếp theo
*Buổi sinh hoạt thứ 2:
-Địa điểm: Sân nhà D3
-Thời gian; 19-21h
-Mục đích:
+Loại bỏ mặc cảm, tăng sự tự tin trong giao tiếp của các thành viên -Mục tiêu:
+Tạo sự tương tác, gắn kết các thành viên trong nhóm
+Tăng tự tin trong giao tiếp
-Nội dung chi tiết:
Bước 1: Tổ chức các trò chơi: các trò chơi
“đoàn kết”, “tam sao thất bản”
*Trò chơi “đoàn kết”
-Các thành viên đều tham gia
-Chuẩn bị 3 tờ giấy
-Người quản trò mở bản nhạc, các thành viên
nhảy tự do xung quanh, nhạc kết thúc, các thành
viên tìm chỗ đứng trong tờ giấy
-Mỗi lượt tờ giấy sẽ được gập nhỏ hơn
-Hình phạt cho những người bị loại là các bạn
sẽ phải hát một bài hát
*Trò chơi”Tam sao thất bản”
-Các thành viên đều tham gia, chia thành 2 đội
-Chuẩn bị giấy, nhạc, loa, máy tính để chơi trò chơi -Chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng
-Các thành viên tham gia nhiệt tình
Trang 10-Người quản trò sẽ nói cho mỗi đội 1 câu dài,
các thành viên truyền tai nhau, đến thành viên
cuối cùng sẽ nói câu đó
-Hai đội sẽ thi nhau về thời gian và độ chính
xác của câu nói
=> Các trò chơi tổ chức ra nhằm tăng tính đoàn
kết, giúp các thành viên nói nhiều, tăng tự tin,
các thành viên tự sửa lỗi cho nhau
Bước 2: Trò chuyện, chia sẻ
+ Chia sẻ cảm xúc, khó khăn gặp phải
+Các giải quyết mặc cảm trong giao tiếp của
mỗi người
+Chia sẻ kinh nghiêm, tự giúp đỡ lẫn nhau
-Đánh giá buổi sinh hoạt và Phổ biến nội dung
buổi sinh hoạt tiếp theo
*Buổi sinh hoạt thứ 3:
-Địa điểm: phòng 305 nhà V
-Thời gian: chiều thứ 5 (14h-16h)
-Mục đích:
+Tăng tự tin trong giao tiếp
+Có kỹ năng giao tiếp
-Mục tiêu:
+Cô giáo chia sẻ, dạy về kỹ năng giao tiếp
+Sinh viên tham gia, tích cực lắng nghe, tham gia buổi nói chuyện -Thành phần tham dự:
+Các thành viên trong nhóm
Trang 11+Giáo viên của khoa công tác xã hội (có thể cô Nguyễn Thị Thanh Mai) chia
sẻ về sự tự tin, kỹ năng giao tiếp
-Nội dung chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị
-Ổn định tổ chức
Bước 2: Giáo viên chia sẻ kiến thức, kĩ năng
-giáo viên giao lưu với các thành viên
-Giáo viên giải đáp các thắc mắc của thành viên
trong nhóm
Bước 3: các thành viên tương tác với giáo viên và
với các thành viên với nhau
Tổ chức trò chơi “giải quyết tình huống”
+ Giáo viên đưa ra tình huống, các thành viên trong
nhóm chia thành các đội, bốc thăm tình huống và
đưa ra hướng giải quyết
Bước 4: Giáo viên tổng kết và nhận xét
+ Định hướng và đưa ra các kĩ năng giải quyết vấn
đề
Bước 5: Các thành viên tổng kết lại và rút ra bài
học, chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo
Chuẩn bị phòng, hoa, máy, chiếu, nước, mic Chuẩn bị quà cho nhóm thắng
Chuẩn bị hoa tặng giáo viên
Các thành viên tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm, đoàn kết, hòa đồng
*Buổi sinh hoạt thứ 4:
Địa điểm: Phòng 305 Nhà D
Thời gian: 19h-21h
Mục đích;
- Tổng kết quá trình hỗ trợ
- Định hướng cho các thành viên có ý thức tự sửa đổi
Trang 12Mục tiêu:
- Các thành viên tự đánh giá quá trình khi tham gia vào nhóm thông qua bảng hỏi
- Các thành viên chia sẻ cách tự sửa đổi của bản thân
-Nội dung chi tiết:
Bước 1: Đánh giá của nhân viên viên
công tác xã hội về nhóm và kèm bảng
hỏi cho các thành viên
Bước 2: Các thành viên tự đánh giá
sự thay đổi bản thân, định hướng
Bước 3: Tổ chức các tiết mục văn
nghệ
Bước 4: Tổng kết thu chi và liên hoan
Chuẩn bị phòng, loa, máy tính
Chuẩn bị bảng hỏi
Chuẩn bị quà và đồ cho buổi liên hoan
*Lưu ý:
-Trong các buổi sinh hoạt cần lưu ý tổ chức cho mọi thành viên đều tham gia hoạt động
-Các thành viên trong nhóm có sự tương tác, trợ giúp lẫn nhau trong quá trình sinh hoạt
-Các thành viên trợ giúp nhau hoàn thành mục tiêu
-Lên kế hoạch hoạt động, mục tiêu thông qua các thành viên, phù hợp cho thành viên trong nhóm
-Có sự khuyến khích, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên, thay đổi nhận thức
để thay đổi hành vi
Trang 13Đánh giá và điều phối
*Đánh giá
-Về kiến thức,kỹ năng : nhóm đã sử dụng rất nhiều kỹ năng cũng như là kiến thức công tác xã hội nhóm ,việc đưa kiến thức này vận dụng vào thực tế là không đơn giản ,tuy nhiên nhóm đã xem xét và đưa vào áp dụng với nhóm sinh viên một cách phù hợp và hiệu quả
-Kết quả đối với việc thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm
-Thông qua các buổi sinh hoạt này đã tạo cho nhóm sinh viên có cơ hội được nói nhiều hơn ,được hoạt động nhiều hơn làm cho các bạn trở nên gần gũi nhau hơn
-Hạn chế trong từng buổi sinh hoạt và rút ra kinh nghiệm cho buổi sinh hoạt sau
*Điều phối
-Nhóm cần chủ động hơn nữa trong các hoạt động của mình ,liên lạc với nhau thường xuyên,chủ động nắm bắt kế hoạch ,lịch làm việc,sáng tạo trong các hình thức tổ chức sinh hoạt cho nhóm
-Các sinh viên phải giữ được kết nối ,hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giao tiếp
để đem lại hiệu quả trợ giúp tốt nhất
-Nhân viên công tác xã hội sẽ tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên khác học hỏi những người xung quanh thông qua các buổi thảo luận dưới sự chỉ dẫn cô giáo với các cách thức khác nhau
-Nắm bắt ,nhận ra được những dấu hiệu chán nản của các thành viên mà thay đổi cách thức tổ chức hoạt động
-Giúp các thành viên trong nhóm thích nghi và chia sẻ những gì họ học được và
đã làm được cho cả nhóm
Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá kết thúc
*Phương thức đánh giá
-Các thành viên tự đánh giá bản thân