1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng công ước nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp

88 690 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 674 KB

Nội dung

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đối với công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu trong tình hình mới...62 3.2.3..

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Thuế và hải quan

ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH -

Trang 2

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ánh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốtnghiệp Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanhquốc tế, Trường Đại Học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thứctrong bốn năm học tập Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ

là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để embước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Cuối cùng, em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh QuảngNinh và các cô chú, anh chị công chức phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm đãcho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đơn vị

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC NAIROBI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI 3

1.1 Khái quát chung về Công ước Nairobi 3

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển 3

1.1.2 Nội dung Công ước Nairobi 7

1.2 Vai trò của Công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thế giới 12

1.2.1 Văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên toàn thế giới 12

1.2.2 Tăng cường huy động hợp tác quốc tế trong ngành hải quan 12

1.2.3 Thiết lập một cơ chế chung cho các quốc gia thành viên trong việc trao đổi thông tin hải quan 12

1.2.4 Hỗ trợ hoạt động giám sát, điều tra và quá trình tố tụng tư pháp 13

1.2.5 Tạo môi trường thương mại quốc tế trong sạch, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 14

1.3 Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thế giới 14

1.3.1 Tình hình chung 14

1.3.2 Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Lithuania 16

1.3.3 Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Nga 19

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Hải quan các nước trên thế giới 22

CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI HẢI QUAN QUẢNG NINH 25

2.1 Tình hình áp dụng Công ước Nairobi của Hải quan Việt Nam 25

2.1.1 Hợp tác đa phương 25

2.1.2 Hợp tác song phương 26

2.2 Tình hình áp dụng Công ước Nairobi tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 28

2.2.1 Vài nét về Cục Hải quan Quảng Ninh 28

2.2.2 Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 41

Trang 4

LẬN THƯƠNG MẠI TẠI QUẢNG NINH 57

3.1 Đánh giá thực tiễn áp dụng Công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Hải quan Quảng Ninh 57

3.1.1 Những thành quả đạt được 57

3.1.2 Những hạn chế tồn tại và khó khăn vướng mắc thực tế phát sinh 59

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Quảng Ninh 61

3.2.1 Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại biên giới Việt – Trung 61

3.2.2 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đối với công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu trong tình hình mới 62

3.2.3 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ năng lực, nghiệp vụ của cán bộ công chức Hải quan Quảng Ninh trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu 64

3.2.4 Tăng cường công tác nghiên cứu, thực hiện thống nhất pháp luật về Hải quan; đẩy mạnh thu thập thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan 66

3.2.5 Đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu 68

3.2.6 Tăng cường lực lượng kiểm soát tại các khu vực trọng điểm, đẩy mạnh đồng bộ các hình thức hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu 70

3.2.7 Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới Việt – Trung ở Quảng Ninh 72

3.2.8 Tích cực tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Hải quan đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu 73

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 75

3.3.1 Dự báo tình hình buôn lậu tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới 75

3.3.2 Một số kiến nghị, đề xuất 76

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC

Trang 5

Bảng 2.1 Kết quả một số mặt hàng trọng điểm bắt giữ trong 3 năm ( 2008 – 2010) 40Bảng 2.2 Số liệu chống buôn lậu hàng hóa xuất nhập khẩu năm của các cơ uanchức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 41Bảng 2.3 Kết quả đấu tranh chống buôn lậu của Hải quan Quảng Ninh giai đoạn

2003 – 2005 45

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh 31

Trang 6

Việt Nam – một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài xu thế pháttriển này Khi hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới WTO thì thực tế khách quan đòi hỏi Hải quan Việt Nam phải tăngcường hợp tác quốc tế với Hải quan các nước để nâng cao hiệu quả của hoạt độngđiều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan, phát huy vai trò của lực lượngkiểm soát hải quan trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại Vì vậy,Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương về hợptác quốc tế trong lĩnh vực hải quan với nhiều nước trên thế giới dựa trên khuôn khổcủa Công ước Nairobi; trong đó quan trọng nhất phải kể đến hai thỏa thuận đã kýkết với Trung Quốc Đối với hải quan các tỉnh biên giới Việt – Trung, hai thỏathuận này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động hợp tác chống buôn lậu vàgian lận thương mại

Quảng Ninh - tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi có cả đường biêngiới trên bộ và trên biển tiếp giáp với đất nước Trung Quốc chính là một trongnhững khu vực hoạt động buôn lậu qua biên giới Việt - Trung sôi động nhất Điềunày đồng nghĩa với việc Hải quan Quảng Ninh phải gánh trên vai một trách nhiệmnăng nề trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại Trong bối cảnh

đó, hoạt động hợp tác quốc tế với Hải quan Trung Quốc càng trở nên cấp thiết vàquan trọng, bởi chỉ khi hoạt động hợp tác giữa hai bên được tăng cường và đi vàochiều sâu, đặc biệt là trên phương diện trao đổi thông tin tình báo và hỗ trợ điều tra

Trang 7

xác minh các vụ án thì các biện pháp nghiệp vụ phòng chống, ngăn ngừa vi phạmhải quan tại khu vực biên giới mới thực sự thu được hiệu quả.

Trong những năm qua, Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnhQuảng Ninh nói riêng đã rất chú trọng vào công tác hợp tác quốc tế Bên cạnhnhững kết quả đạt được thì công tác này còn nhiều hạn chế so với yêu cầu củanhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó Trên thực tế, hoạt động hợp tác giữa Hảiquan tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam và Hải quan Nam Ninh – Trung Quốc đã vấpphải những khó khăn trở ngại cần phải nghiên cứu làm rõ để có biện pháp giải quyếtkịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu và vận chuyển tráiphép hàng hoá qua biên giới Chính vì vậy mà người viết đã lựa chọn đề tài khóa

luận tốt nghiệp “Áp dụng Công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian

lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh – thực trạng và giải pháp” với hy

vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khách quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hảiquan đối với hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại

Đề tài giúp làm rõ hơn những vấn đề lý luận của Công ước Nairobi – Công ướcquốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hảiquan và thực trạng áp dụng Công ước này vào hoạt động hợp tác quốc tế tại CụcHải quan tỉnh Quảng Ninh Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp, kiến nghịmang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranhchống buôn lậu qua biên giới Việt - Trung của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới

Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và phần kết luận được bố cục thành bachương lớn:

Chương I Vai trò của công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gianlận thương mại trên thế giới

Chương II Áp dụng công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gianlận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Công ước Nairobivào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh QuảngNinh

Trang 8

CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC NAIROBI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

TRÊN THẾ GIỚI

1.1 Khái quát chung về Công ước Nairobi.

Công ước Nairobi được thông qua ngày 9 tháng 6 năm 1977 dưới sự bảo trợcủa Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Co-operation Council - CCC) nay là Tổchức Hải quan Thế giới (World Customs Organization – WCO) và chính thức cóhiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 1980 Đây là Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫnnhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan (InternationalConvention on mutual administrative assistance for prevention, investigation andrepression of Customs offences) Công ước này cho phép cơ quan hải quan của cácnước thành viên trực tiếp hỗ trợ hành chính lẫn nhau (trao đổi thông tin, điều tra,trao đổi kinh nghiệm…) để thực thi đúng pháp luật hải quan qua điều tra, phòngngừa, ngăn chặn vi phạm hải quan làm phương hại đến kinh tế, thương mại, tàichính và lợi ích của các quốc gia thành viên

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển.

1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời.

Ngay từ khi mới thành lập, Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs operation Council - CCC) đã luôn luôn tìm kiếm một công cụ hợp tác quốc tế để hỗtrợ hải quan các nước trong việc đấu tranh chống các vi phạm hải quan Vì vậytrong nhiều năm liên tiếp, Hội đồng đã thông qua nhiều văn bản khác nhau quy định

Co-về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan

- Ngày 5 tháng 12 năm 1953, Hội đồng thông qua khuyến nghị về hỗ trợ hànhchính lẫn nhau giữa các quốc gia

- Ngày 28 tháng 6 năm 1954, Hội đồng thông qua một khuyến nghị về thuthập thông tin liên quan đến tội phạm hải quan thành một hệ thống, theo đó thôngtin được lưu trữ bởi Ban thư ký Hội đồng

- Ngày 8 tháng 6 năm 1967, một khuyến nghị khác lại được Hội đồng thôngqua nhằm mở rộng hệ thống thông tin này bằng việc cho phép thu thập thông tin

Trang 9

không chỉ liên quan đến những người bị kết án (tội phạm hải quan) mà còn cảnhững nơi che giấu phương tiện vận tải, các thủ đoạn buôn lậu, danh mục hàng hoábuôn lậu hoặc gian lận bằng cách giả mạo hoặc làm giả (tài liệu, con dấu hảiquan…).

- Năm 1967, Hội đồng đã thông qua nghị quyết mời các nước phát triển làthành viên của Hội đồng hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan hải quan của họ với các cơquan hải quan khác, dựa trên quan điểm phòng ngừa và phát hiện lưu lượng vậnchuyển bất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần

- Nghị quyết năm 1967 đã được bổ sung bởi khuyến nghị thông qua ngày 8tháng 6 năm 1971 về tự do trao đổi thông tin liên quan đến lưu lượng vận chuyểnbất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần

- Ngày 22 tháng 5 năm 1975, Hội đồng đã mở rộng phạm vi khuyến nghị năm

1967 bằng một khuyến nghị mới về thu thập thông tin liên quan đến gian lận hảiquan Ngoài những tội phạm hải quan bị kết án, khuyến nghị này còn đề cập đến cảnhững người thuộc diện nghi ngờ có hành vi buôn lậu hoặc gian lận thương mại

- Ngày 16 tháng 6 năm 1976, Hội đồng thông qua một khuyến nghị về việccấm và ngăn chặn việc nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao quyền sở hữu tài sảnvăn hóa bất hợp pháp và đề nghị các nước thành viên nâng cao việc giúp đỡ về mặthành chính nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động chống buôn lậu các tác phẩmnghệ thuật và cổ vật

Việc liên tục ban hành các văn bản pháp luật khác nhau cho thấy Hội đồngHợp tác Hải quan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc

tế nhằm phòng chống gian lận hải quan, thông qua nhiều công cụ xử lý cụ thể hơnvới nhiều loại hình buôn lậu Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số quốc gia thànhviên của Hội đồng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ hành chính lẫn nhaubởi các khuyến nghị này vẫn chưa phải là một phương tiện hoàn toàn thỏa mãn yêucầu của hoạt động quốc tế chống lại gian lận hải quan, vấn đề đang trở thành mốiquan tâm lớn của nhiều các quốc gia Vì lý do này, năm 1974, Hội đồng chỉ đạoBan thường trực kỹ thuật chuẩn bị một bản dự thảo Công ước đa phương về hỗ trợhành chính lẫn nhau, sao cho tính pháp lý đủ hiệu quả và ràng buộc, song vẫn phảithu hút được nhiều quốc gia tham gia Cuối cùng, ngày 9 tháng 6 năm 1977, tại

Trang 10

cuộc họp của Hội đồng tại Nairobi (Kenya), Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhaunhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các vi phạm hải quan (hay còn gọi là Công ướcNairobi) đã được Hội đồng thông qua Công ước này cho phép cơ quan hải quancủa các nước thành viên cung cấp các hỗ trợ đặc biệt về hành chính dựa trên cơ sởyêu cầu lẫn nhau (trao đổi thông tin, điều tra, trao đổi kinh nghiệm…) để thực thiđúng pháp luật hải quan qua điều tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạmhải quan làm phương hại đến kinh tế, thương mại, tài chính và lợi ích xã hội của cácquốc gia thành viên Cho đến nay, Công ước Nairobi vẫn được xem là một công cụhợp tác quốc tế hữu hiệu nhằm hỗ trợ cơ quan hải quan mỗi nước trong việc đấutranh chống các vi phạm hải quan

1.1.1.2 Nguyên nhân ra đời.

Từ năm 1953 đến năm 1977, trải qua hơn 20 năm, Hội đồng Hợp tác Hải quanmới đi đến thông qua Công ước Nairobi như một công cụ hoàn thiện, thống nhất vàduy nhất trong hoạt động hợp tác quốc tế chống lại các vi phạm hải quan Nhìn lạisuốt quãng thời gian đó, có thể nói sự ra đời của Công ước Nairobi là do ba nguyênnhân Thứ nhất, vi phạm hải quan ngày một gia tăng với mức độ càng lúc càng tinh

vi, điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội và sự lưu thông thươngmại của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung Thứ hai, hoạt động đấutranh chống vi phạm hải quan sẽ bớt khó khăn và hiệu quả hơn nhiều khi có sự hợptác giữa cơ quan hải quan của các quốc gia Thứ ba, việc ra đời Công ước Nairobicũng nhằm mục tiêu hoàn thiện vai trò của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CustomsCo-operation Council - CCC), tiến đến xây dựng Tổ chức Hải quan Thế giới (WorldCustoms Organization – WCO) thống nhất sau này

1.1.1.3 Lịch sử phát triển.

- Từ năm 1977 đến năm 2003: Sau khi được thông qua vào ngày 9 tháng 6

năm 1977 dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan và chính thức có hiệu lực

từ ngày 21 tháng 5 năm 1980, Công ước Nairobi tạo nên một khung pháp lý thốngnhất cho sự hợp tác sâu rộng và hiệu quả hơn giữa các cơ quan hải quan trên thếgiới Từ năm 1977 đến năm 2003, trải qua gần 30 năm, Công ước đã có hơn 50thành viên tham gia Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ước này vẫn còn nhiềuvướng mắc, vì vậy mỗi hai năm một lần các thành viên của Công ước lại tổ chức

Trang 11

các cuộc họp thường kỳ để giải quyết các vấn đề này Kết thúc mỗi cuộc họp, thôngthường Hội đồng đều thông qua một khuyến nghị khác bổ sung cho Công ướcNairobi Số lượng khuyến nghị này ngày một gia tăng để hoàn thiện một cơ chếchung cho hoạt động hợp tác quốc tế ngành hải quan trong đấu tranh chống buônlậu và gian lận thương mại, song số lượng văn bản quá nhiều lại gây ra nhiều khókhăn trong quá trình thực hiện.

- Từ sau năm 2003: Để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc hợp tác qua lại giữa các

cơ quan hải quan, năm 2003, Công ước Johanesburg đã được thông qua nhằm bổsung cho các vướng mắc của Công ước Nairobi năm 1977 Công ước này là mộtcông cụ mới tạo thuận lợi cho việc giúp đỡ qua lại về hành chính giữa các thànhviên của Tổ chức Hải quan Thế giới Công ước chính thức có hiệu lực từ năm 2004

sẽ mang đến cho hải quan các nước một loại công cụ hiện đại, phù hợp và đáp ứngđầy đủ cho việc trao đổi thông tin quốc tế, giúp quá trình kiểm tra hải quan có hiệuquả hơn Một sự hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn giữa các cơ quan hải quan củacác nước là mục tiêu chính của Công ước này Đó là sự hợp tác được dựa trên cácnguyên tắc tương hỗ đã trở thành một điều khoản bắt buộc ngay từ khi ký kết Khi có hiệu lực, Công ước Johanesburg sẽ cung cấp cơ sở pháp lý cho việctrao đổi thông tin và các quy định nhằm giúp đỡ về hành chính, về yêu cầu giữa cácbên tham gia ký kết, nhằm áp dụng đúng đắn pháp luật hải quan Công ước bao gồmnhiều quy định trong khuôn khổ hợp tác đa quốc gia và báo trước việc tập hợpthông tin trên cơ sở các dữ liệu nhằm giúp đỡ các nước ký kết trong lĩnh vực chốngtội phạm xuyên quốc gia, lĩnh vực gian lận và an ninh biên giới Công ước này cũnggiới thiệu một số thuận lợi và những kỹ thuật hiện đại trong hợp tác chống gian lậnnhư dự báo để cung cấp thông tin trước khi gửi hàng trong lĩnh vực an ninh quốc tế.Công ước còn bao gồm những điều khoản cho phép cơ quan hải quan trao đổi tựđộng qua sự hiểu biết và qua hướng dẫn trong Công ước

Nếu như Công ước Nairobi đã thực hiện tốt vai trò của nó trong việc điều tiếthoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan trong suốt giai đoạn 1977 – 2003thì từ năm 2004 trở về sau, Công ước Johanesburg đã tạo nên một khung pháp lýhoàn chỉnh hơn đối với hoạt động này Nhưng Công ước Johanesburg ra đời khôngloại trừ Công ước Nairobi ra đời trước đó mà cả hai cùng song song có hiệu lực, tạo

Trang 12

nên một hệ thống văn bản có tính pháp lý cao áp dụng trên phạm vi toàn cầu, từ đóthiết lập một cơ chế chung cho các cơ quan hải quan trên thế giới trong cuộc chiếnchống buôn lậu xuyên quốc gia và gian lận thương mại trên phạm vi toàn thế giới Tuy nhiên cho đến nay Công ước Nairobi vẫn được chấp nhận rộng rãi hơnvới số lượng các nước thành viên đông đảo và hơn hết, Công ước này vẫn khẳngđịnh được những vai trò quan trọng của nó trong hoạt động hợp tác quốc tế của hảiquan mỗi nước Nói đến sự giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan hải quantrong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại, người ta vẫn nghĩ đếnCông ước Nairobi như một văn bản pháp lý được ra đời sớm nhất, có giá trị vô cùng

to lớn trong lịch sử hải quan toàn cầu

1.1.2 Nội dung Công ước Nairobi.

Công ước bao gồm một phần thân Công ước và 11 phụ lục có thể được chấpnhận độc lập lẫn nhau Trong khi thân Công ước chủ yếu tập trung đưa ra một sốkhái niệm cơ bản liên quan đến vi phạm và gian lận hải quan; cũng như các thủ tục

hỗ trợ cụ thể của các quốc gia thành viên thì phần phụ lục lại đưa ra 11 vấn đề khácnhau trong hoạt động hợp tác hải quan nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các viphạm hải quan trong phạm vi quốc tế

1.1.2.1 Một số khái niệm cơ bản:

Ngay chương đầu tiên của phần thân Công ước, Hội đồng Hợp tác Hải quan

đã đưa ra một loạt các khái niệm liên quan đến các vi phạm hải quan nhằm xác lậpmột cách hiểu chung và thống nhất nhưng cũng rất linh hoạt giữa các nước thànhviên

- “Pháp luật hải quan là tất cả những những quy định pháp luật được cơ quan

hải quan thông qua và giám sát liên quan tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa” (the term "Customs law" means all the statutory or regulatory

provisions enforced or administered by the Customs administrations concerning theimportation, exportation or transit of goods)1

- “Vi phạm hải quan là sự không tuân thủ hoặc ý định không tuân thủ pháp

luật hải quan” (the term "Customs offence" means any breach, or attempted breach,

1 Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn

áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản a, tr.7.

Trang 13

of Customs law)1 Do thẩm quyền của cơ quan hải quan của các quốc gia khác nhaunên định nghĩa này cũng mang ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau cho tất cả cácbên ký kết Hầu hết các định nghĩa trong Công ước Nairobi đều được diễn đạt bằngnhững thuật ngữ rất chung chung Nếu cần thiết, các nước thành viên của Công ước

có thể đưa ra các quy định thích hợp trong phạm vi quốc gia mình để xác định rõhơn định nghĩa này Có thể thấy từng nội dung của Công ước Nairobi đều rất linhhoạt, không gò bó, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các quốc gia thành viên có thể tùychỉnh từng chương, từng phụ lục sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế của hảiquan mỗi nước

- “Gian lận hải quan là một hành vi vi phạm, theo đó một chủ thể gian dối để

trốn tránh các khoản thuế hoặc các quy định cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu

do cơ quan hải quan đưa ra hoặc nhằm đoạt các lợi thế thương mại trái với pháp luật hải quan” (the term "Customs fraud" means a Customs offence by which a

person deceives the Customs and thus evades, wholly or partly, the payment ofimport or export duties and taxes or the application of prohibitions or restrictionslaid down by Customs law or obtains any advantage contrary to Customs law)2

- “Buôn lậu là hành vi gian lận hải quan, hàm ý việc đưa hàng hóa qua một

biên giới hải quan một cách bí mật” (the term "smuggling" means Customs fraud

consisting in the movement of goods across a Customs frontier in any clandestinemanner)3 Định nghĩa này không những bao gồm trường hợp hàng hoá đã được chegiấu để thoát khỏi sự kiểm soát của hải quan tại biên giới (dưới mọi hình thứcphương tiện vận tải), mà còn cả các trường hợp hàng hoá mặc dù không phải chegiấu nhưng không được khai báo hải quan đúng cách

- “Nghĩa vụ và thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nghĩa vụ hải quan và tất cả các

nghĩa vụ khác như thuế, lệ phí hoặc các khoản thu khác được thu trong hoặc có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá nhưng không bao gồm phí

và lệ phí dịch vụ” (the term "import or export duties and taxes" means Customs

1 Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn

áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản b, tr.7

2 Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn

áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản c, tr.7

3 Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn

áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản d, tr.7

Trang 14

duties and all other duties, taxes, fees or other charges which are collected on or inconnection with the importation or exportation of goods but not including fees andcharges which are limited in amount to the approximate cost of services rendered)1.Định nghĩa này cũng được xuất hiện trong nhiều văn kiện quốc tế khác của Hộiđồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới), đặc biệt là Công ước quốc tế

về đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục hải quan (Công ước Kyoto) năm 1973.Trong mối liên quan này, Ủy ban thường trực kỹ thuật cho rằng sự hỗ trợ lẫn nhaucủa hải quan các nước thành viên theo quy định của Công ước Nairobi không ápdụng trong trường hợp bán phá giá (kể từ khi Luật chống bán phá giá củaWTO/GATT bao gồm các biện pháp hỗ trợ về chủ đề này) hoặc thuế đối kháng(được nêu tại Điều VI của WTO/GATT)

1.1.2.2 Nội dung chính của Công ước:

Nội dung chính của Công ước Nairobi xoay quanh vấn đề các quốc gia thànhviên đồng ý hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu của Công ước, theo các điềukhoản của Công ước này; nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong việc ngăn ngừa, điều tra,trấn áp các vi phạm hải quan Nội dung chính được cụ thể hóa bằng 23 điều thuộc 6chương của phần thân Công ước

- Phạm vi áp dụng của Công ước được đề cập đến ở điều I đến điều IV Khi

một nước kí kết tham gia Công ước Nairobi nghĩa là hải quan nước đó cam kết sẽsẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hảiquan, phù hợp với các điều khoản của Công ước này Cơ quan hải quan của các bêntham gia ký kết có thể đề nghị sự giúp đỡ lẫn nhau trong thẩm quyền mà họ đượcgiao trong việc tiến hành điều tra hoặc trong khuôn khổ của một thủ tục pháp lýhoặc hành chính, nhưng không bao gồm việc đề nghị bắt giữ, thu hồi các khoảnthuế, tiền phạt và các khoản phí cho cơ quan hải quan khác

Nếu một quốc gia thành viên, trong trường hợp nhận thấy việc hỗ trợ như vậy,ảnh hưởng tới chủ quyền, an ninh hoặc các lợi ích trọng yếu của quốc gia hoặc làmphương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp, có quyền từchối hoặc hạn chế hợp tác với những điều kiện và yêu cầu nhất định Đồng thời nếumột quốc gia thành viên đưa ra một đề nghị mà bản thân quốc gia này cũng không

1 Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn

áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản e, tr.7

Trang 15

thể thực hiện được trong trường hợp được một quốc gia khác đề nghị; quốc giathành viên này phải xem xét lại tính khả thi trong đề nghị của mình Quyết định có

hỗ trợ hay không phụ thuộc vào quốc gia thành viên được đề nghị

- Quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên được quy định trong

phần các thể thức giúp đỡ lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan từ điều V đến điềuVIII của phần thân Công ước Theo đó, các hồ sơ, tài liệu thu thập được theo Côngước này chỉ được sử dụng nhằm phục vụ các mục đích được quy định trong Côngước, và phải tuân thủ đúng yêu cầu của cơ quan hải quan đã cung cấp các hồ sơ, tàiliệu đó Bên tiếp nhận thông tin có trách nhiệm bảo mật các thông tin được cung cấpvới chế độ tương tự như các thông tin thu thập được trên chính lãnh thổ của mình.Việc sử dụng các thông tin được cung cấp vào mục đích khác chỉ được chấp nhậnkhi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan hải quan đã cung cấp thông tin

Việc trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên trong Công ước Nairobiđược tiến hành trực tiếp giữa các cơ quan hải quan Khi được đề nghị giúp đỡ, các

cơ quan hải quan sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để thực hiện đề nghịgiúp đỡ, trong phạm vi khuôn khổ pháp luật và các quy định hiện hành trên lãnh thổcủa mình và có trách nhiệm trả lời các đề nghị này trong thời hạn sớm nhất có thể.Các đề nghị hỗ trợ nên được lập thành văn bản, kèm theo các tài liệu cần thiết, đượcviết bằng ngôn ngữ thuận tiện cho bên tiếp nhận Trong trường hợp khẩn cấp khôngthể lập đề nghị thành văn bản thì cần nhanh chóng có thư xác nhận bằng văn bản.Mọi chi phí phát sinh theo Công ước này sẽ do bên đề nghị chịu

- Cách thức gia nhập Công ước rất linh hoạt, cho phép các quốc gia không

phải chấp nhận thực hiện tất cả các quy định của Công ước mới có thể trở thànhthành viên, mà chỉ cần chấp nhận ít nhất một phụ lục Điều XI của Công ướcNairobi cũng chỉ ra rằng việc tham gia Công ước không hạn chế việc một số quốcgia thành viên có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai, đồng thời khuyếnkhích các nước thành viên ký kết các hiệp định song phương về giúp đỡ lẫn nhaunhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan Tính linh hoạt và tính

mở của Công ước rất cao khi nhấn mạnh rằng việc các quốc gia thành viên có cáchhiểu khác nhau khi thực thi Công ước sẽ do các quốc gia tự dàn xếp sao cho phùhợp với thẩm quyền của hải quan mỗi nước

Trang 16

Mọi cơ quan thành viên của Hội đồng và mọi quốc gia thành viên của Liên

hiệp quốc hoặc của các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc đều có thể trởthành thành viên của Công ước Nairobi bằng việc ký Công ước, không bảo lưu việcphê chuẩn; hoặc bằng việc gửi văn bản phê chuẩn sau khi đã ký Công ước có bảolưu việc phê chuẩn; hoặc bằng việc gia nhập vào Công ước Các văn bản phê chuẩnhoặc gia nhập được nộp cho Tổng thư ký của Hội đồng

1.1.2.3 Các phụ lục của Công ước:

Công ước Nairobi có 11 phụ lục, đây là phần cụ thể hóa nghĩa vụ của cácnước thành viên khi cam kết tham gia Công ước này Theo đó hải quan của cácnước thành viên cần tuân thủ các nghĩa vụ này khi tham gia vào Công ước quốc tế

về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các vi phạm hải quan Như đãnói ở trên, chỉ cần chấp nhận ít nhất một trong số 11 phụ lục dưới đây thì cơ quanhải quan của các nước đã có thể trở thành thành viên chính thức của Công ướcNairobi:

- Phụ lục 1: Chủ động hỗ trợ

- Phụ lục 2: Hỗ trợ khi được yêu cầu, nhằm xác định thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu

- Phụ lục 3: Hỗ trợ khi được yêu cầu, liên quan tới quản lý hải quan

- Phụ lục 4: Hỗ trợ khi được yêu cầu, liên quan tới giám sát hải quan

- Phụ lục 5: Tham vấn và thông báo khi được yêu cầu, thay mặt một cơ quanhải quan khác

- Phụ lục 6: Công chức hải quan hiện diện tại tòa án nước ngoài

- Phụ lục 7: Công chức hải quan hiện diện tại một quốc gia thành viên khác

- Phụ lục 8: Tham gia điều tra tại nước ngoài

- Phụ lục 9: Thu thập thông tin

- Phụ lục 10: Hỗ trợ chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần khác

- Phụ lục 11: Hỗ trợ chống buôn lậu tác phẩm nghệ thuật, cổ vật và các tài sảnvăn hóa khác

1.2 Vai trò của Công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thế giới.

Trang 17

1.2.1 Văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên toàn thế giới.

Hiện nay tội phạm xuyên quốc gia đang liên tục gia tăng và vấn đề toàn cầuhóa thị trường dường như lại càng tạo cơ hội nhiều hơn cho tổ chức tội phạm Kể từkhi gia tăng kiểm soát biên giới, ngành hải quan đã đóng một vai trò quan trọngtrong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức Hải quan mỗi quốc gia cần phải tăngcường hành động để ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan đang ngàymột gia tăng Bằng việc sửa đổi, bổ sung điều 18 của Công ước về vấn đề bảo lưu,những trở ngại chính trong việc ra nhập Công ước Nairobi đã bị dỡ bỏ, Công ướcnày chính thức trở thành một công cụ thống nhất và có hiệu quả trong hoạt độnghợp tác quốc tế ngành hải quan mà nhiều quốc gia mong muốn tham gia để gia tăngsức mạnh của mình trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại trênphạm vi toàn thế giới

1.2.2 Tăng cường huy động hợp tác quốc tế trong ngành hải quan.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, trải qua hơn 30 năm, Công ước Nairobi ngàycàng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế chống buôn lậu

và gian lận thương mại nói chung và vận chuyển trái phép các chất ma túy, chấthướng thần và các tài sản văn hóa nói riêng Rõ ràng rằng Công ước Nairobi đã tạo

ra một khuôn khổ pháp luật lý tưởng cho sự hợp tác sâu rộng và ngày một hiệu quảhơn giữa hải quan các nước thành viên

1.2.3 Thiết lập một cơ chế chung cho các quốc gia thành viên trong việc trao đổi thông tin hải quan.

Sự ra đời của Công ước Nairobi đã khuyến khích hải quan các nước tích cựctrao đổi thông tin nghiệp vụ cũng như các thông tin tình báo để hỗ trợ lẫn nhautrong việc đấu tranh chống các vi phạm hải quan Trước khi Công ước này ra đời,Hội đồng đã liên tiếp thông qua nhiều khuyến nghị vào các năm 1953, 1954, 1967,

1971 và 1975 cho phép cơ quan hải quan các nước thành viên thiết lập và tăngcường hợp tác, chủ yếu là dựa trên mối quan hệ song phương trong hoạt động chốngbuôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các chất ma túy và các loạitài sản văn hóa Nhưng phải đến năm 1977, khi Công ước Nairobi ra đời được xemnhư một văn kiện quốc tế có tính ràng buộc cao, được chấp thuận trên phạm vi rộng

Trang 18

khắp thì hoạt động trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan các nước về hoạt độngchống buôn lậu mới thực sự có hiệu quả

Thông tin hải quan và các hồ sơ, tài liệu khác được trao đổi trực tiếp giữa cácquốc gia thành viên thông qua điện thoại, fax, email, công hàm… mà không phảiqua bất kỳ một cơ quan nào khác, giúp tiết kiệm thời gian trong việc xử lý nghiệp

vụ Việc mở rộng trao đổi thông tin về lưu lượng vận chuyển bất hợp pháp như vậygiúp nâng cao hiệu quả hợp tác trực tiếp và đa phương giữa các quốc gia thành viênnhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia khỏi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.Ngoài ra các thông tin được trao đổi giữa các cơ quan hải quan sẽ được lưu trữ tạiBan thư ký của Hội đồng để giúp tính toán các chỉ số trung tâm liên quan đến các

vụ buôn lậu Ban thư ký này không chỉ quản lý các chỉ số trung tâm và lưu hành cácthông tin nội bộ mà còn quyết định những thông tin nào cần được lưu hành; đồngthời sử dụng thông tin từ các chỉ số để lập bản tóm tắt và nghiên cứu về xu hướngcủa các vụ gian lận hải quan

Ngoài ra, Công ước Nairobi cho phép việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trựctiếp lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan trong các hoạt động nghiệp vụ khác Nhưvậy, cơ quan hải quan của mỗi nước có thể trao đổi và học hỏi lẫn nhau để hoànthiện chuyên môn, tạo nên một hệ thống hải quan quốc tế đồng đều về kỹ thuậtnghiệp vụ, từ đó nâng hiệu quả của hoạt động kiểm soát hải quan, chống buôn lậu

và gian lận thương mại trên toàn thế giới

1.2.4 Hỗ trợ hoạt động giám sát, điều tra và quá trình tố tụng tư pháp.

Mỗi quốc gia thành viên đều được hỗ trợ bởi các quốc gia thành viên kháctrong phạm vi thẩm quyền và khả năng của họ trong hoạt động đấu tranh chốngbuôn lậu và gian lận thương mại đối với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Họ

có thể sử dụng lời khai, chứng cứ tội phạm… của các nước khác để làm căn cứtrong quá trình điều tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm; đồng thời tiếp tục kiểm soátviệc sử dụng thông tin hoặc tài liệu của một nước thành viên khác trong khuôn khổ

hỗ trợ hành chính lẫn nhau, do sự cần thiết phải bảo vệ tính bảo mật thông tin liênlạc Gia nhập Công ước Nairobi giúp các nước thành viên có cơ sở cho các hoạtđộng hợp tác trong giám sát, điều tra các vi phạm hải quan và các thủ tục tố tụng tư

Trang 19

pháp Các quốc gia đã có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này ngay cả khi không bịràng buộc trách nhiệm

Thông tin tình báo, tài liệu hoặc các thông tin khác truyền đạt hoặc lưu trữtrong phạm vi Công ước có thể được sử dụng cho việc điều tra, ngăn chặn và trấn

áp những hành vi vi phạm pháp luật hải quan, bao gồm cả việc sử dụng trong thủtục tố tụng tư pháp hoặc thủ tục hành chính Điều 5 của Công ước bổ sung thêmrằng không có bất kì sự hạn chế nào trong việc sử dụng các thông tin kể trên, trừ khihải quan chính quyền quy định rằng đó là những thông tin nội bộ tuyệt mật Có thểnói, sự hợp tác đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia dựa trên khuôn khổcủa Công ước này đã giúp các cơ quan hải quan khẳng định vai trò của mình mộtcách hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại

1.2.5 Tạo môi trường thương mại quốc tế trong sạch, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự ra đời của Công ước Nairobi còn cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc hợptác và hội nhập quốc tế ngành hải quan đối với quan hệ ngoại giao và sự phát triểnngoại thương của mỗi quốc gia Nói cách khác, đối với mỗi quốc gia, công tác hợptác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan có một tác động to lớn trong việctạo ra cơ sở vững chắc cho việc hội nhập sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, vănhóa, xã hội khác

Nhờ Công ước Nairobi, hợp tác quốc tế giữa các cơ quan hải quan đã trở thànhmột công cụ quan trọng trong việc điều tiết tự do hóa thương mại và mở rộng thươngmại quốc tế Các thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia dựa trênkhuôn khổ của Công ước này chủ yếu xoay quanh vấn đề tăng cường hoạt động hợptác của cơ quan hải quan với mục tiêu tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà kinh tế

và tạo sự thống nhất về pháp luật hải quan cũng như các quy tắc thương mại quốc tế

1.3 Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thế giới.

1.3.1 Tình hình chung.

Ngày nay, Công ước Nairobi ngày càng khẳng định vai trò của nó trong hoạtđộng hợp tác quốc tế nhằm phòng chống, điều tra và trấn áp tội phạm hải quan Từnhững quốc gia đầu tiên gia nhập như Jordan (ngày 09 tháng 06 năm 1978), Malawi

Trang 20

(ngày 23 tháng 06 năm 1978), Malaysia (ngày 26 tháng 03 năm 1979) hay Pakistan(ngày 29 tháng 07 năm 1979) đến những quốc gia mới gia nhập gần đây như Qatar (ngày 19 tháng 05 năm 2003) hay Azerbaijan ( ngày 25 tháng 4 năm 2002), đến cuốinăm 2010 đã có 51 quốc gia gia nhập Công ước này1

Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ước vẫn còn nhiều vướng mắc, vì vậy mỗihai năm một lần các thành viên của Công ước lại tổ chức các cuộc họp thường kỳ đểgiải quyết các vấn đề này Kết thúc mỗi cuộc họp, thông thường Hội đồng lại thôngqua một khuyến nghị khác bổ sung cho Công ước Nairobi Số lượng khuyến nghịngày một gia tăng qua mỗi năm để hoàn thiện một cơ chế chung cho hoạt động hợptác quốc tế ngành hải quan chống buôn lậu và gian lận thương mại

Tuy nhiên Công ước Nairobi cũng chỉ ra rằng việc tham gia Công ước khônghạn chế việc một số quốc gia thành viên có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn trong tươnglai, đồng thời khuyến khích các nước thành viên ký kết các hiệp định song phương

về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan Tínhlinh hoạt và tính mở của Công ước rất cao khi nhấn mạnh rằng việc các quốc giathành viên có cách hiểu khác nhau khi thực thi Công ước sẽ do các quốc gia tự dànxếp sao cho phù hợp với thẩm quyền của cơ quan hải quan mỗi quốc gia Do đó, hảiquan các nước thường đàm phán và kí kết với nhau những hiệp định song phương,

đa phương nhằm cụ thể hóa những nội dung của Công ước Nairobi, đồng thời điềuchỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế giữa các nước Các văn bản này nhằmmục đích cung cấp một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho phép sự trao đổi thông tin vàgiúp đỡ hành chính song phương giữa hải quan của các quốc gia kể trên trong hoạtđộng điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan trong phạm vi quốc tế.Đến nay đã có hàng trăm hiệp định song phương, đa phương về hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực hải quan được kí kết, và con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng, bởi bất

kỳ cơ quan hải quan nào cũng đều thấy được những lợi ích to lớn từ các hiệp địnhđược kí kết giữa các quốc gia

Nhờ sự ra đời của Công ước Nairobi, hợp tác quốc tế giữa các cơ quan hảiquan đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc điều tiết tự do hóa thương mại

và mở rộng thương mại quốc tế Sự hợp tác đa phương hoặc song phương giữa các

1 Tổ chức Hải quan Thế giới, 2010, Position as regards ratifications and accession.

Trang 21

quốc gia dựa trên khuôn khổ của Công ước này đã giúp các cơ quan hải quan khẳngđịnh vai trò của mình một cách hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống buôn lậu vàgian lận thương mại Các thỏa thuận song phương hoặc đa phương này chủ yếuxoay quanh vấn đề tăng cường hoạt động hợp tác của cơ quan hải quan với mục tiêutạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà kinh tế và tạo sự thống nhất về pháp luật hảiquan cũng như các quy tắc thương mại quốc tế Ngoài hợp tác trao đổi thông tin, hảiquan các nước còn có thể hỗ trợ kỹ thuật lẫn nhau để tạo ra một mạng lưới hải quantiên tiến trên toàn cầu.

1.3.2 Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Lithuania.

1.3.2.1 Giới thiệu về Hải quan Lithuania.

Hải quan Lithuania xuất hiện khá muộn (từ đầu thế kỉ XIII) và có liên quanchặt chẽ đến sự phát triển của Nhà nước Lithuania Song từ khi đó cho đến Chiếntranh thế giới lần thứ nhất, vai trò của hải quan nước này hầu như rất mờ nhạt.Thậm chí cuối thế kỉ XVIII, khi Lithuania sáp nhập vào Nga thì các cơ quan hảiquan lại phải chịu quyền định đoạt của Nga nên hoạt động không mấy hiệu quả.Phải đến đầu năm 1918 khi Lithuania giành được độc lập thì cơ quan hải quan mớichính thức được chính phủ lâm thời phê duyệt thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm

1920 Từ đó, Hải quan Lithuania thực hiện đúng các chức năng và vai trò của mìnhtrong việc thực thi các quy định của pháp luật hải quan, thu thuế và các loại phí hảiquan, ngăn chặn buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan khác1

Tuy nhiên một cơ quan hải quan còn non trẻ như Hải quan Lithuania gặp phảirất nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lậnthương mại; vì thế Hải quan của nước này cũng nhận thức rất sớm về tầm quantrọng của hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan Năm 1992, Lithuaniatrở thành thành viên của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giớihiện nay) Việc này đã gây ra một ảnh hưởng lớn đến chính sách hải quan của Liênminh châu Âu Kể từ đó, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải quan là một vấn đềđược đặc biệt quan tâm không chỉ với riêng Hải quan Lithuania mà còn với nhiềuquốc gia khác trong khối EU này Cùng lúc đó, Hải quan nước này bước đầu ápdụng các quy định của một số công ước, hiệp ước và hiệp định quốc tế, ký kết nhiều

1 www.old.cust.lt, 2010, History, http://old.cust.lt/en/rubric?rubricID=242 , truy cập ngày 15.03.2012

Trang 22

hiệp định song phương, đa phương về hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các cơ quan hảiquan Đến ngày 24 tháng 11 năm 2000, Hải quan Lithuania chính thức tham giaCông ước Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau cho việc điều tra, ngăn ngừa vàtrấn áp tội phạm hải quan trên phạm vi toàn thế giới.

1.3.2.2 Lý do gia nhập.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hải quan Lithuania đã nhận thức rõnhững khó khăn và thách thức đối với một cơ quan hải quan non trẻ của một quốcgia đang phát triển Hải quan nước này vì thế rất coi trọng việc nâng cao quan hệhợp tác với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêuhoà bình và phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với hải quan các nước phát triển vàcác tổ chức hải quan quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thươngmại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu vàgian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước

Có thể nói Hải quan Lithuania tham gia Công ước Nairobi vì ba lý do sau: thứnhất, nhận thức được những hành vi vi phạm hải quan, đặc biệt là việc buôn lậu quabiên giới gây nguy hại tới lợi ích kinh tế, tài chính, an ninh của mọi quốc gia trênthế giới; thứ hai, thấy được sự cần thiết của hoạt động hợp tác quốc tế trong việcthực hiện pháp luật hải quan; thứ ba, tin tưởng rằng sự hợp tác giữa Hải quanLithuania với hải quan các nước sẽ giúp tăng cường hiệu quả của công tác chốngbuôn lậu và gian lận thương mại

1.3.2.3 Những thành tựu đạt được.

Theo Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau cho việc điều tra, ngănngừa và trấn áp tội phạm hải quan (Công ước Nairobi), Hải quan Lithuania có thểhợp tác với 50 quốc gia trên thế giới là các nước thành viên của Công ước này.Ngoài ra Hải quan Lithuania cũng có các hiệp định song phương về hợp tác và hỗtrợ lẫn nhau trong hoạt động điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quanvới Hải quan của Azerbaijan, Belarus, Gruzia, Kazakhstan, Na Uy, Nga, Thổ Nhĩ

Kỳ, Ucraine và Uzbekistan Nổi bật nhất là Hiệp định song phương với Hải quannước Cộng hòa Belarus về trao đổi thông tin liên quan đến hàng hoá và phương tiệnvận tải qua biên giới Lithuania - Belarus; Thỏa thuận kỹ thuật với Hải quan Liên

Trang 23

bang Nga về nộp tờ khai quá cảnh trong hải quan điện tử và Hiệp định giữa ba nướcLithuania - Belarus - Nga nhằm ngăn chặn việc buôn lậu chất ma túy và hướng thầncũng như các tiền chất của chúng được vận chuyển trái phép bằng đường sắt.

Từ năm 2005 đến nay, các công chức hải quan Lithuania tham gia tích cựctrong các phiên họp, cuộc họp và các sự kiện khác về nhiều vấn đề khác nhau tronglĩnh vực hải quan được tổ chức bởi Ủy ban châu Âu, Tổ chức Hải quan Thế giới,Liên Hợp Quốc… Tổng cục Hải quan Lithuania đã trực tiếp tham gia vào các sựkiện của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) như Hội nghị hải quan khu vực châu

Âu ở Azerbaijan, Hội nghị và triển lãm về trao đổi thông tin diễn ra tại Ấn Độ, Hộinghị của WCO/OECD về giá cả chuyển giao và xác định trị giá hải quan của cácdoanh nghiệp đa quốc gia cùng nhiều sự kiện khác Trong các cuộc gặp này, Hảiquan Lithuania đã tìm hiểu các hoạt động của trung tâm hệ thống thông tin hải quan

và ứng dụng phân tích rủi ro trong nghiệp vụ hải quan Năm đại diện của Hải quanLithuania tham gia vào nhóm đặc trách với nhiệm vụ tăng cường đấu tranh chốngtội phạm có tổ chức (rửa tiền, buôn lậu ma túy và thuốc lá) trong khu vực biểnBaltic và có nhiều đóng góp to lớn hoạt động chống buôn lậu thuốc lá và các chất

ma tuý

Hằng năm, đại diện từ Hải quan Ba Lan, Phần Lan, Vương quốc Hà Lan,Vương quốc Anh, Belarus, Azerbaijan… đã đến thăm Hải quan Lithuania; đồngthời Hải quan Lithuania cũng có nhiều chuyến thăm hữu nghị đến các đơn vị hảiquan khác trên thế giới Các vấn đề về cải thiện hợp tác cùng nhiều khía cạnh khácnhau trong hoạt động hải quan đã được thảo luận trong các cuộc họp, chủ yếu liênquan đến cuộc đấu tranh chống buôn lậu ma túy và các hành vi vi phạm pháp luậthải quan khác

Các chuyên gia trong lực lượng Hải quan Lithuania thường xuyên hỗ trợ Hảiquan các nước EU và các nước thứ ba như Gruzia, Ucraine, Azerbaijan, Moldova,Hungary, Bulgaria, Turkmenistan, Tajikistan, Kazakhstan Những năm gần đây,mỗi năm Hải quan Lithuanian nhận được khoảng gần 400 yêu cầu từ Hải quan cácnước; tính riêng trong năm 2009 đã nhận được tất cả 350 yêu cầu từ 11 cơ quan hảiquan nước ngoài: từ Liên bang Nga (khoảng 140); từ Belarus (khoảng 130); từ

Trang 24

Ucraine (49); từ Kazakhstan (8); Gruzia (8); từ Uzbekistan (5), từ Kirghizstan (2);

từ Moldova (2); từ Israel (2); từ Thổ Nhĩ Kỳ (1) và từ Nam Triều Tiên (1)1

Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước GUAM (Gruzia,Ucraine, Azerbaijan, Moldova), các chuyên gia Hải quan Lithuania tổ chức thamvấn cho hải quan các nước này về các quy tắc xác định trị giá hàng hoá; về các vấn

đề liên quan đến kho hải quan và địa điểm khác cho việc lưu trữ hàng hoá dưới sựkiểm soát hải quan theo pháp luật hải quan của EU, về hệ thống quá cảnh theo quyđịnh của EU và thủ tục cho các tờ khai hàng hoá quy định tại Luật Hải quan Hảiquan Lithuania cũng tham gia tích cực vào các dự án hiện đại hóa hải quan đượcthực hiện tại Turkmenistan, Tajikistan, Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan

Các cán bộ, công chức và chuyên gia Hải quan Lithuanian đã và đang thamgia tích cực vào các nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ hải quan nước bạn : 6 cán bộ tham giaPhái đoàn hỗ trợ của EU (EUBAM) trên biên giới Ucraine, Moldova ; 1 viên chứclàm việc tại Tbilisi là một cố vấn trong nhóm nghiên cứu của Đại diện EU (EUSR)cho Nam Caucasus

Hải quan Lithuania cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hải quan các quốc giakhác trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm điều tra, ngăn chặn và trấn áp các viphạm hải quan, nhất là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Hàng năm, Hải quanLithuanian cũng đã gửi khoảng 200 yêu cầu và nhận được sự hỗ trợ từ hơn 16 cơquan hải quan khác Trong năm 2009, số lượng lớn nhất là khoảng 90 yêu cầu đượcgửi đến Liên bang Nga, 50 yêu cầu với Belarus, 21 yêu cầu tới Ucraine vàKazakhstan 4 yêu cầu để được hỗ trợ đã được gửi tới Hải quan Uzbekistan vàTrung Quốc, 2 yêu cầu tới Hải quan Na Uy, 1 yêu cầu đã được gửi đến Thụy Sĩ,Iceland, Bosnia và Herzegovina, Gruzia và các nước khác

1.3.3 Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Nga.

1.3.3.1 Giới thiệu về Hải quan Nga.

Hải quan của Nga ra đời từ rất sớm, gắn liền với lịch sử phát triển của Nhànước Lịch sử của Hải quan của Nga qua nhiều thế kỷ cho thấy cơ quan này có vaitrò đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - chính trị và văn hóa - xãhội của Nhà nước Ngay từ năm 1811, khi bộ phận hải quan (sau này được đổi tên là

1 www.old.cust.lt, 2010, International cooperation in the field of customs activities,

http://old.cust.lt/en/article?articleID=914 , truy cập ngày 15.03.2012.

Trang 25

Cục Hải quan vào năm 1864) trở thành đơn vị trực thuộc Bộ tài chính chịu tráchnhiệm quản lý tất cả các trạm hải quan thì đã được xem như cơ quan kiểm soát củaChính phủ về thương mại nước ngoài và buôn lậu Đến tháng 12 năm 1921, CụcHải quan chịu trách nhiệm kiểm soát Nhà nước đối với các trạm hải quan đượcthành lập như một bộ phận của Bộ Ngoại thương Liên Xô Từ 1946 đến 1986 CụcHải quan chịu sự kiểm soát của Bộ Thương mại nước ngoài Sau đó, Cục Hải quanchính đã trở thành Tổng cục Hải quan Nhà nước dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bộtrưởng Liên Xô Đến nay, cơ quan Hải quan Nga ngày càng khẳng định vai trò củamình trong sự phát triển kinh tế chung của đất nước Với nhiều quốc gia khác,những thành tựu mà Hải quan Nga đạt được vẫn là một bài học lớn, nhất là tronglĩnh vực chống buôn lậu và gian lận thương mại.1

1.3.3.2 Lý do tham gia Công ước Nairobi.

Nhận thức rõ ảnh hưởng tích cực của việc hợp tác và hội nhập quốc tế tronglĩnh vực hải quan đối với quan hệ ngoại giao của quốc gia cũng như sự phát triểncủa hoạt động ngoại thương; Chính phủ và cơ quan Hải quan Nga đã rất chú trọngchỉ đạo các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế Với những nỗ lực đó, công táchợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Nga đã có những thành tựu đáng kể, gópphần tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước Hải quan Nga cũng là mộttrong những thành viên đầu tiên của Công ước Nairobi, song nhằm cụ thể hóa cácnội dung của Công ước này, cơ quan Hải quan Nga đã kí kết rất nhiều hiệp địnhsong phương, đa phương với các cơ quan hải quan khác

1.3.3.3 Những thành tựu đạt được.

Hiện nay, Hải quan Nga đã có đại diện hải quan tại 17 nước trên thế giới(Belarus, Kazakhstan, Kirgizia, Ucraine, Tazikistan, Abkhazia, Nam Osechia, Bỉ,Brasil, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Latvia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, PhầnLan) Quyết định thành lập cơ quan đại diện hải quan Nga tại Achentina đã đượcNhà nước thông qua Hải quan Nga cũng là một thành viên tham gia tích cực vàhiệu quả vào các hoạt động của WCO về chống buôn lậu và gian lận thương mại,Tiểu ban hợp tác hải quan và hợp tác xuyên biên giới Nga – EU, Diễn đàn hợp tác

1 www.master-adm.customs.ru , 2011, History of the Customs Service of Russia,

http://master-adm.customs.ru/eng/index.php?option=com_content&view=article&id=60&Itemid=1835 , truy cập ngày 18.03.2012.

Trang 26

Châu Á – Thái Bình Dương, các Nhóm làm việc về hải quan của tổ chức hợp tácThượng Hải.

Là cơ quan hải quan tiếp nhận trách nhiệm của Hải quan Liên Xô sau khi Liên

Xô sụp đổ, Hải quan Nga đã giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệhợp tác giữa Hải quan Nga với Hải quan các nước trong Cộng đồng các quốc giađộc lập (các quốc gia đã từng là thành viên của Liên Xô) Trong khuôn khổ hợp tácnày, Hải quan Nga và Hải quan các nước trong Cộng đồng đã nỗ lực thúc đẩy quátrình hài hòa hóa các quy định về chế độ hải quan, đơn giản hóa thủ tục hải quanthông qua việc tăng cường áp dụng công nghệ tin học trong công tác hải quan, hợptác trong công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật hải quan Nhiều vụ buôn lậu

và vận chuyển trái phép các chất hướng thần đã được Hải quan Nga kết hợp với hảiquan các nước này ngăn chặn và xử lý Với đặc thù quan hệ kinh tế giữa ba nướcNga – Belarus – Kazakhstan, Hải quan Nga đã giữ vai trò quan trọng trong việchình thành Liên minh Hải quan giữa ba nước này Năm 2011 Liên minh Hải quangiữa ba nước đã hoàn thành các công tác chuẩn bị và tổ chức để chính thức đi vàohoạt động

Quan hệ hợp tác giữa Hải quan Nga và Hải quan Ucraine cũng có những bướcphát triển mới trong năm 2011 Hai nước đã ký Hiệp định cấp Chính phủ về việcphối hợp thực hiện kiểm tra đối với hành khách, hàng hóa và phương tiện vận tảiqua lại biên giới quốc gia giữa hai nước, nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn cáchành vi vi phạm pháp luật hải quan Quan hệ hợp tác giữa Hải quan Nga và Hảiquan các nước châu Âu được thực hiện thông qua các dự án hợp tác song phươngNga – EU Hiện nay Hải quan Nga và Hải quan các nước thành viên EU đang thựchiện thí điểm dự án về tự động hóa trao đổi thông tin Về phía EU có 13 nước (Áo,

Bỉ, Hungary, Đức, Xlovenia, Italia, Latvia, Litva, Balan, Phần Lan, Sec, Thụy Điển,Extonia) tham gia dự án này Ngoài ra, Hải quan Nga còn có những hoạt động hợptác song phương tích cực khác với các nước trong khu vực này như Đức, Latvia,Phần Lan, Pháp, Hà Lan Tháng 5/2011 Hải quan Nga và Hải quan Phần Lan đã kýBản ghi nhớ về những lĩnh vực ưu tiên hợp tác hải quan giữa hai nước cho thời gian

2011 – 2012

Trang 27

Trong kế hoạch phát triển quan hệ hợp tác với Hải quan các nước châu Á, Hảiquan Nga chú trọng tới phát triển các hoạt động hợp tác với các nước Trung Quốc,

Ấn Độ, Mông Cổ, Việt Nam và Hàn Quốc Tháng 10/2011, cuộc họp lần thứ 3 củaTiểu ban Hợp tác Hải quan Nga – Trung đã đánh dấu một mốc quan trọng trongquan hệ hợp tác hải quan giữa hai nước Tại cuộc họp này, hai bên đã thống nhấtbáo cáo Lãnh đạo cấp cao của hai nước về các định hướng quan trọng cho quan hệhợp tác hải quan giữa hai nước trong thời gian tới Tháng 3/2011, Hải quan Nga vàHải quan Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ về trao đổi số liệu thống kê ngoại thương giữahai nước Theo đề xuất của Hải quan Việt Nam và Hải quan Mông Cổ, một kếhoạch đào tạo theo chương trình của Học viện Hải quan Nga dành cho công chứcHải quan Việt Nam và Ấn Độ đã được thông qua Bắt đầu từ tháng 9/2011, côngchức Hải quan Mông Cổ đã tham gia chương trình đào tạo tại Học viện Hải quanNga, kể cả tại phân viện của Học viện đặt tại khu vực Viễn đông

Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Nga và khu vực châu

Mỹ La tinh, quan hệ hợp tác giữa Hải quan Nga và Hải quan các nước trong khuvực này cũng đặc biệt được chú trọng Nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác với mụctiêu tạo thuận lợi cho thương mại và đấu tranh chống vi phạm pháp luật hải quangiữa Hải quan Nga và Hải quan các nước châu Mỹ La tinh đã được ký kết Tháng7/2011 Hiệp định cấp chính phủ về hợp tác và tương trợ trong lĩnh vực hải quangiữa Nga và Peru đã được ký kết Cũng trong tháng 7/2011 Hải quan Nga và Hảiquan Ecuvado đã ký Nghị định thư về trao đổi số liệu xác định trị giá của hàng hóa

và phương tiện vận tải xuất nhập khẩu giữa hai nước Ngoài ra, Hải quan Nga cũng

có các hoạt động hợp tác với Hải quan Paragoay và Hải quan Urugoay1

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Hải quan các nước trên thế giới

Qua nghiên cứu cho thấy trường hợp của Hải quan Lithuania và Hải quan Nga

là hai ví dụ điển hình nhất cho thấy những thành tựu to lớn mà mỗi quốc gia đều cóthể đạt được trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan dựa trênkhuôn khổ Công ước Nairobi, từ đó có thể rút ra nhiều bài học đối với hải quannhiều nước khác trên thế giới:

1 www.customs.gov.vn, Những phát triển mới trong công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Nga,

http://customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18437 , truy cập ngày 26/3/2012.

Trang 28

- Bất kì quốc gia nào cũng đều thu được những lợi ích nhất định từ việc gia

nhập Công ước Nairobi, dù chỉ là một quốc gia đang phát triển với cơ quan hải

quan còn non trẻ, chưa thực sự hoàn thiện như Hải quan Lithuania hay là một đấtnước phát triển với ngành hải quan lớn mạnh và nhiều thành tựu như Nga Trướckhi gia nhập, Hải quan Lithuania còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong hoạtđộng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại nói chung và vận chuyển tráiphép các chất ma túy, chất hướng thần và các tài sản văn hóa nói riêng; nhưng saukhi gia nhập, nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước thành viên khác, hải quannước này không những đã dần hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hoạtđộng hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống vi phạm hải quan mà còn có thể giúp đỡhải quan các nước bạn trong cuộc chiến chống tội phạm buôn lậu xuyên quốc gia.Còn với Hải quan Nga, các hiệp định song phương, đa phương được kí kết với cácbên không chỉ giúp nâng cao nghiệp vụ và hiệu quả của hoạt động kiểm soát hảiquan, mà còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến quan hệ ngoại giao của quốc gia

và sự phát triển của hoạt động ngoại thương, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho việchội nhập sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế khác

- Xét về nghiệp vụ hải quan, lợi ích đầu tiên phải kể đến là sự mở rộng trao đổi thông tin về lưu lượng vận chuyển bất hợp pháp; nâng cao hiệu quả hợp tác trực tiếp và đa phương giữa các quốc gia thành viên nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia khỏi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại Mỗi quốc gia thành viên đều

được hỗ trợ bởi các quốc gia thành viên khác trong phạm vi thẩm quyền và khảnăng của họ trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại đốivới các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Họ có thể sử dụng của lời khai, chứng cứtội phạm… của các nước khác để làm căn cứ trong thủ tục tố tụng tư pháp, đồngthời tiếp tục kiểm soát việc sử dụng thông tin hoặc tài liệu của một nước thành viênkhác trong khuôn khổ hỗ trợ hành chính lẫn nhau, do sự cần thiết phải bảo vệ tínhbảo mật thông tin liên lạc Tham gia Công ước Nairobi, hải quan các nước thànhviên sẽ duy trì mối được quan hệ song phương trực tiếp giữa các cơ quan có thẩmquyền đối với hoạt động phòng ngừa, điều tra và trấn áp gian lận hải quan, nâng caohiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan

Trang 29

- Xét về các lợi ích kinh tế vĩ mô khác, việc trở thành thành viên của Công

ước Nairobi còn góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của mỗi đất nước thông

qua việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao của quốc gia và sự phát triển của hoạt độngngoại thương, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho việc hội nhập sâu hơn trong cáclĩnh vực văn hóa, xã hội khác

Tuy nhiên những mục tiêu và ích lợi của to lớn trên chỉ có thể đạt được nếuCông ước được chấp nhận rộng khắp trên thế giới, vì vậy hải quan mỗi quốc gia cầnphải đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy sự chấp thuận rộng nhất cóthể của Công ước trên toàn cầu

Trang 30

CHƯƠNG 2

ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG

CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI

HẢI QUAN QUẢNG NINH2.1 Tình hình áp dụng Công ước Nairobi của Hải quan Việt Nam.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm ở ngã tư của các mối quan hệquốc tế cởi mở và đa dạng Trong lịch sử, các triều đại phong kiến đã nhận thứcđược tầm quan trọng của việc mở rộng các mối quan hệ ngoại thương với các quốcgia khác; vừa mở cửa, vừa giữ vững chủ quyền và lợi ích dân tộc, đẩy mạnh thươngmại, quản lý thuế quan và thông thương với nước ngoài

Hải quan Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước trênthế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu hoà bình và phát triển, thúcđẩy quan hệ đa dạng với hải quan các nước phát triển và các tổ chức hải quan quốc

tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu

và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phầnđẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

2.1.1 Hợp tác đa phương.

Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh quốc gia, Hải quanViệt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN,APEC, ASEM, WCO

Ngày 1 tháng 7 năm 1993, Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).Sau khi gia nhập, Hải quan Việt Nam đã tham gia các Công ước do WCO ban hànhnhư Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan (năm 1997),Công ước HS về hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (năm 1998) Với Công ướcNairobi, Hải quan Việt Nam mới chỉ tham gia ở mức độ quan sát viên Trên cơ sởCông ước Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn ápcác vi phạm hải quan, Hải quan Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định songphương với nhiều quốc gia khác

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình DươngAPEC, Hải quan Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nhằm xây

Trang 31

dựng chương trình hành động quốc gia, xúc tiến xây dựng các nội dung trongchương trình hành động tập thể, thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết tại Tiểu banThủ tục Hải quan SCCP APEC.

Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu(ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trongDiễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM là xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục cácrào cản thương mại và phối hợp hành động tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư

Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nướcASEAN, xây dựng Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khuvực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng Danh mục biểu thuế hàihoà ASEAN, phối hợp thực hiện chương trình hành động về các vấn đề có liên quanđến hải quan Đặc biệt, năm 1995 và năm 2004 Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổchức thành công Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thương mại, Hải quan ViệtNam đang tích cực phối hợp thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ TRIPS.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Hải quan Việt Nam cũngbước đầu hội nhập hợp tác quốc tế ngành hải quan một cách sâu rộng và hiệu quảvới nhiều cơ quan hải quan của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong hoạt độngchống buôn lậu và gian lận thương mại xuyên quốc gia

2.1.2 Hợp tác song phương.

Trong điều kiện của một quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Hải quan Việt Nam vừa là người bảo vệ chủ quyền lợiích quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, thương mại Để đạt được mục tiêu quan trọng này, Hải quan ViệtNam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trênthế giới cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạtđộng của các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến hải quan

Nhận thấy việc hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan hải quan sẽ tạo thuận lợicho thương mại của các nước và bảo đảm an ninh an toàn của các quốc gia, Hảiquan Việt Nam tiếp tục duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan hảiquan của các nước trên thế giới Hải quan Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác và hỗ

Trang 32

trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan với 4 nước Trung Quốc, HànQuốc, Lào và Mông Cổ :

- Thoả thuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Tổng cục Hải quan nướcCộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội Chủnghĩa Việt Nam;

- Thoả thuận giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác chốngbuôn lậu;

- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chínhphủ Đại Hàn Dân quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan;

- Thoả thuận về quản lý hàng quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu giữaTổng cục Hải quan Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quanCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;

- Hiệp định Hợp tác Hải quan giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam với Chính phủ Mông Cổ

Có thể nói các thỏa thuận và hiệp định song phương kể trên đã giúp Hải quanViệt Nam có những bước tiến lớn trong hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là trong côngtác chống buôn lậu và gian lận thương mại Đóng vai trò quan trọng nhất là hai thỏathuận đã ký kết giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc năm 1993 TrungQuốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản

Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy Việt Nam đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc

và có thể còn tăng cao sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốcchính thức có hiệu lực vào năm 2015 Với đường biên giới dài và địa hình vùng biêngiới phức tạp, Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã gặp không ít khó khăntrong việc điều tra, ngăn chặn các vụ buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là các

vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Song nhờ hai thỏa thuận đã ký kết, Hảiquan hai nước có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giúp đỡ hành chính lẫn nhau trongcuộc chiến chống buôn lậu xuyên quốc gia

Hai thỏa thuận này đã tạo nên một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hợp tác

giữa Hải quan hai nước: “Trên cơ sở tôn trọng lợi ích, chủ quyền quốc gia của mỗi

bên ký kết, đồng thời căn cứ vào quyền hạn và khả năng của mỗi bên, hai bên ký kết đồng ý sẽ hỗ trợ lẫn nhau nhằm ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm

Trang 33

hải quan, đặc biệt là việc buôn lậu qua biên giới và việc vận chuyển bất hợp pháp của hàng hóa, hành lý của hành khách; thúc đẩy việc trao đổi kinh tế, kỹ thuật cũng như thương mại giữa hai nước Hai bên ký kết chủ động hoặc theo yêu cầu, cung cấp cho nhau những thông tin dưới đây:

1 Những thông tin mà bên ký kết phát hiện được và có lý do để tin chắc rằng trong lãnh thổ của phía bên kia đang xảy ra hành vi vi phạm hải quan nghiêm trọng

2 Những thông tin có thể giúp cho việc điều tra, xử lý một hành vi buôn lậu nào đó, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các phương tiện và phương thức buôn lậu mới.

3 Những thông tin về nguồn gốc hàng lậu, đường vận chuyển hàng lậu do một bên ký kết điều tra được liên quan đến phía bên kia.

4 Những kết quả điều tra hoặc tư liệu thu thập được do việc áp dụng những trang bị kỹ thuật kiểm tra, giám sát hải quan.

5 Những thông tin khác liên quan đến hoạt động buôn lậu 1 ”

Việc Hải quan Việt Nam ký kết các hiệp định song phương, đa phương với cơquan Hải quan của các quốc gia khác là do ba lý do sau:

Thứ nhất, nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo tính và thu đúng

các khoản thuế, phí và các khoản thu khác từ hàng hóa xuất nhập khẩu mà hải quanphải thực hiện, cũng như của việc thực hiện đúng đắn công tác quản lý về hải quan

Thứ hai, nhận thấy rằng những vi phạm pháp luật về hải quan gây phương hại

đến lợi ích kinh tế, tài chính, xã hội của của các quốc gia có liên quan cũng như cáclợi ích thương mại chính đáng

Thứ ba, nhận thấy sự hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các bên nhằm

ngăn chặn những vi phạm pháp luật hải quan sẽ góp phần phát triển quan hệ hợp táchữu nghị giữa hai nước và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về hải quan

2.2 Tình hình áp dụng Công ước Nairobi tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1 Vài nét về Cục Hải quan Quảng Ninh.

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức.

Lịch sử hình thành.

Quá trình ra đời và phát triển của Hải quan Quảng Ninh gắn liền với nhữngđiểm mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của Hải quan Việt Nam qua

1 Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2003, Thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu, Điều 2.

Trang 34

cỏc thời kỳ cỏch mạng Chỉ sau hơn một tuần, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chớ Minh đọcbản Tuyờn ngụn độc lập, ngày 10/09/1945 Chớnh phủ Lõm thời đó ra Sắc lệnh số27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế giỏn thu trực thuộc Bộ Tài chớnh Đến ngày05/02/1946, Bộ Tài chớnh ra Nghị định số 192-TC về hệ thống tổ chức cỏc cơ quanThuế quan và Thuế giỏn thu từ Trung ương đến địa phương và khu vực, vựngQuảng Ninh ngày nay thuộc về khu vực thứ nhất của Bắc Bộ và cú 4 Chỏnh thu sở,

5 Phụ thu Đõy là mốc lịch sử quan trọng đỏnh dấu sự ra đời của tổ chức Hải quanQuảng Ninh Tuy nhiờn, do tỡnh hỡnh chớnh trị lỳc bấy giờ phức tạp nờn cỏc tổ chứcnày chưa hoạt động được

Trong cuộc khỏng chiến chống thực dõn phỏp (1946-1954), tổ chức Hải quantrờn đất mỏ đó phối hợp với cỏc lực lượng thực hiện chủ trương bao võy kinh tế vàđấu tranh kinh tế với địch, kiểm soỏt hàng hoỏ xuất nhập khẩu, đấu tranh chốngbuụn lậu giữa vựng tự do và vựng tạm chiếm

Gắn liền với bối cảnh ra đời và điều kiện thành lập Hải quan Quảng Ninh phải

kể đến 2 đơn vị Hải quan cỏch mạng được xuất hiện từ rất sớm trờn đất mỏ là PhũngHải quan Hải Ninh và Chi cục Hải quan Hồng Quảng Ngay sau khi thành lập SởHải quan Trung ương, ngày 15/12/1954, Bộ Cụng thương ra Nghị định thành lậpChi sở Hải quan Hải Ninh làm nhiệm vụ cửa thuế xuất nhập khẩu và quản lý xuấtnhập khẩu trờn địa bàn tỉnh Hải Ninh Ngày 12/11/1960, Bộ Ngoại thương ra Quyếtđịnh giải thể Chi sở Hải quan Hải Ninh để thành lập Phũng Hải quan Hải Ninh trựcthuộc Cục Hải quan Trung ương Chi sở Hải quan Hồng Quảng được thành lập năm

1955 làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soỏt tàu thuyền qua lại trờn địa phận Hồng Quảng(Quảng Yờn, Hũn Gai, Cẩm Phả), đến năm 1959 Chi sở Hải quan Hồng Quảngđược giao nhiệm vụ thi hành chớnh sỏch cỏc thủ tục thể lệ hải quan, kiểm soỏt chốngbuụn lậu và xuất nhập khẩu thuốc phiện thuộc phạm vi khu Hồng Quảng

Năm 1964, khi cú quyết định hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninhthành tỉnh Quảng Ninh thỡ ngày 08/02/1964 Chi cục Hải quan Quảng Ninh cũngđược thành lập trờn cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng Quảng và Phũng Hảiquan Hải Ninh

Từ ngày thành lập (08/02/1964) đến nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đótrải qua ba lần thay đổi tờn gọi: Chi cục Hải quan Quảng Ninh thuộc Bộ Ngoạithương theo Quyết định số 47/BNT-TCCB thành lập Chi cục Hải quan Quảng Ninhtrờn cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng Quảng và Phũng Hải quan Hải Ninh; Hải

Trang 35

quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định của Tổng cục Hảiquan vào tháng 5/1985 và từ năm 1994 đến nay có tên là Cục Hải quan tỉnh QuảngNinh thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày01/06/1994 của Tổng cục Hải quan

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của tỉnh, Hải quan Quảng Ninhcũng từng bước đổi mới và phát triển vượt bậc về mọi mặt Khi thành lập (năm1964) Chi cục Hải quan Quảng Ninh lúc bấy giờ chỉ có 18 người, trụ sở làm việcphải đóng nhờ, trang thiết bị, phương tiện vô cùng thiếu thốn Đến nay, chỉ sau hơn

40 năm xây dựng, củng cố và trưởng thành, ngày nay Cục Hải quan Quảng Ninh đã

có đội ngũ gần 500 cán bộ công chức với 8 Phòng (Ban) tham mưu giúp việc, 7 Chicục Hải quan cửa khẩu, 3 Đội kiểm soát, 1 Chi cục Kiểm tra sau thông quan và 1đơn vị tương đương; cơ sở vật chất từ trụ sở làm việc đến các phương tiện hoạtđộng đều được trang bị khang trang, hiện đại

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Hải quan Quảng Ninh luôn hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, không ngừng cải cách thủ tục hànhchính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư,

và du lịch phát triển; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá hảiquan Hàng năm, tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế xuất nhập khẩu đạt và vượt chỉtiêu, năm sau cao hơn năm trước; công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lậnthuơng mại thường xuyên được tăng cường và đổi mới, đã tập trung đánh trúngđường dây, ổ nhóm, các đối tượng buôn lậu lớn có tổ chức, các mặt hàng cấm, trịgiá hàng hóa bị bắt giữ hàng năm khá lớn

Với những nỗ lực bền bỉ, không ngừng và tinh thần đoàn kết, khắc phục khókhăn phấn đấu vươn lên; cùng sự năng động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo Cục vàtoàn thể cán bộ công chức, Hải quan Quảng Ninh đã được Đảng và Nhà nước; cáccấp, các ngành đánh giá cao và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý Trong quátrình xây dựng và phát triển, Hải quan Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ chính trị được giao, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư, du lịch phát triển,đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá hải quan

Trang 36

Cơ cấu tổ chức.

Cục Hải quan Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chứcnăng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Tổ chức bộ máy của CụcHải quan Quảng Ninh hiện có 22 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm: 09 đơn vị thammưu giúp việc Cục trưởng; 04 đơn vị Kiểm soát Hải quan và Kiểm tra sau thôngquan; 09 đơn vị làm nhiệm vụ thông quan (các Chi cục Hải quan) Tổng biên chếcủa toàn Cục Hải quan Quảng Ninh là 523 cán bộ công chức và hợp đồng lao động.Đứng đầu Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là đồng chí Cục trưởng NguyễnNgọc Trìu và ba đồng chí Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Hường, Nguyễn VănNghiên và Phạm Trung Vịnh Tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đượcthể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Nguồn: www.quangninhcustoms.gov.vn.

2.2.1.2 Đặc điểm địa bàn kiểm soát và hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Trang 37

Đặc điểm địa bàn kiểm soát.

Địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu trọngđiểm kinh tế Bắc Bộ với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đường bộ, cảng biển, dulịch và thu hút đầu tư nước ngoài; có tuyến biên giới đường bộ dài 132,8 km tiếpgiáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Quảng Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùngĐông Bắc phía Nam, có ba cửa khẩu chính là Móng Cái (quốc tế), Hoành Mô (quốcgia), Bắc Phong Sinh (cửa khẩu phụ); có 02 điểm thông quan trực tiếp với TrungQuốc, 09 điểm kiểm tra hàng xuất khẩu sang Trung Quốc; 03 khu kinh tế cửa khẩu

và 03 chợ biên giới tại Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu Các cửa khẩu, các địa điểmkiểm tra hàng hoá và khu vực kiểm soát hải quan trải dài, rộng, địa hình đa dạng,phức tạp Ngoài ra còn có nhiều điểm mở, lối mòn cư dân qua lại giữa hai bên ViệtNam và Trung Quốc

Biên giới trên biển của tỉnh Quảng Ninh liên thông với Trung Quốc dài hơn

250 km hình thành hệ thống cảng biển tập trung với nhiều luồng lạch đan xen Hệthống cảng biển của Quảng Ninh bao gồm cảng Hòn Gai, Cái Lân, Cẩm Phả và khuchuyển tải Vạn Gia Ngoài ra còn rất nhiều cảng nhỏ, bến đỗ, bến cá bốc xếp cùngvới hàng ngàn phương tiện đánh bắt hải sản, vận chuyển hàng hóa trên biển của ngưdân Biên giới và vùng biển đảo tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng vềchính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại

Với địa hình rừng núi và đường biên trải dài gây khó khăn cho các lực lượngchức năng trong công tác kiểm soát; địa bàn rộng, nhiều phức tạp trên cả biên giớiđường bộ và biên giới đường biển, các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng để buônlậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Các đối tượng này cấu kết với cưdân khu vực giáp biên thông thạo địa bàn, chính sách, có quan hệ với các đối tượngbuôn bán người Trung Quốc và thường đứng ra móc nối, tổ chức vận chuyển trựctiếp hàng hóa trái phép

Trong những năm qua bên cạnh những thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh

tế, tỉnh Quảng Ninh cũng xuất hiện nhiều hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại và mua bán vận chuyển trái phép cácchất ma tuý với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, quy môngày một lớn Hàng nhập lậu qua đường biên, đường mòn lối mở tập trung chủ yếu

Trang 38

là hàng cấm, hàng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toànthực phẩm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ (thuốc lá điếu, rượu ngoại, điệnthoại di động, dầu nhớt vải may mặc, đồ chơi bạo lực, gia cầm, đồ điện tử, gạchmen, pháo nổ, ma túy tổng hợp…) Những hàng hóa này được vận chuyển trái phépvào sâu trong nội địa tiêu thụ dưới nhiều hình thức trốn tránh sự kiểm soát của các

cơ quan chức năng hoặc hợp thức hóa dưới nguồn gốc bằng thủ đoạn sử dụng hóađơn quay vòng

Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu tại Cục Hải

quan tỉnh Quảng Ninh.

- Về tổ chức bộ máy: Theo Quyết định cua Tổng cục Hải quan, hệ thống tổ chức

bộ máy lực lượng kiểm soát Hải quan của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bao gồm:+ Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm: là đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh làmnhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Cục trưởng chỉ đạo điều hành trong công tác điều trachống buôn lậu và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật hải quan theo thẩm quyền.+ Đội Kiểm soát Hải quan: là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh trực tiếplàm nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống buôn lậu trên toàn tuyến đường bộ trongphạm vi địa bàn theo quy định của Nhà nước, đồng thời kết hợp đảm nhiệm phòngchống buôn lậu trên tuyến biển

+ Các Tổ kiểm soát thuộc các Chi cục Hải quan: làm nhiệm vụ phòng chốngbuôn lậu tại các địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại các khu vực cửa khẩu

- Về đội ngũ cán bộ công chức: Hiện tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bố trí 86

cán bộ công chức làm công tác đấu tranh, kiểm soát phòng chống buôn lậu, trong đó:+ Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm: có 10 cán bộ công chức

+ Đội kiểm soát Hải quan: có 36 cán bộ công chức

+ Các Tổ kiểm soát thuộc các Chi cục Hải quan: có 40 cán bộ công chức.Hiện tại chỉ có gần một nửa số cán bộ công chức có chuyên môn phù hợp vớinhiệm vụ của công tác đấu tranh, điều tra chống buôn lậu (như học qua các chuyênngành về Cảnh sát, An ninh, Luật, Kiểm soát chống buôn lậu) còn lại cũng chỉ mớiđược đào tạo qua về công tác kiểm soát, điều tra, đấu tranh chống buôn lậu Hơn nữathực hiện các quy định về điều động cán bộ công chức trong ngành Hải quan nên khi

Trang 39

bố trí luân chuyển cán bộ công chức sang làm công tác đấu trang phòng chống buônlậu lại phải đào tạo lại nên khi triển khai nhiệm vụ còn gặp nhiều hạn chế.

- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện làm việc và quy chế phối hợp trao đổi

thông tin nghiệp vụ hải quan: Hiện tại toàn bộ lực lượng chống buôn lậu được trang

bị 03 tuần tuần tiễu của Liên Xô cũ, mã lực thấp; 04 xuống máy nhỏ; 02 xe ô tô vàmột số vũ khí, công cụ phương tiện hỗ trợ Việc trang bị phương tiện làm việc, công

cụ hỗ trợ, vũ khí cho lực lượng như vậy còn rất thiếu và chưa đáp ứng được với thựctiễn của công tác đấu tranh chống buôn lậu Quy chế phối hợp trao đổi thông tin củalực lượng chống buôn lậu trong nội bộ Cục Hải quan tỉnh và giữa lực lượng chốngbuôn lậu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh với các lực lượng khác trên địa bàn chưađược đồng bộ và nhanh chóng nên còn thiếu tập trung, gặp khá nhiều khó khăn

2.2.1.3 Thực trạng hoạt động buôn lậu diễn ra trên địa bàn và công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Quảng Ninh.

Thực trạng hoạt động buôn lậu diễn ra trên địa bàn.

- Tình hình trên tuyến đường bộ.

Trên tuyến bộ địa bàn buôn lậu hoạt động chủ yếu ở Móng Cái, Bình Liêu,Hải Hà Vì lợi nhuận, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách để trốn tránh sự kiểmsoát của các cơ quan chức năng Các đối tượng buôn lậu lợi dụng lực lượng “cửuvạn” chia nhỏ hàng, vận chuyển theo đường mòn tập kết hàng hóa ở các địa điểm bímật sau đó vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ

Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại thườngdiễn ra tại các khu vực biên giới giáp với Trung Quốc như: Đường biên từ km 1 đến

km 4 thuộc các phường Ka Long, phường Ninh Dương và Hải Yên; khu vực VàngLầy, Lục Lầm thuộc phường Hải Hoà; Phường Trà Cổ, xã Bình Ngọc; khu vực km 13 -14; hai bên cánh gà của Trạm kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến, khu Bếntàu Dân Tiến thuộc xã Hải Tiến; khu vực Phú Hải thuộc xã Quảng Nghĩa, khu vực bếnđập nước Tràng Vinh - Thành phố Móng Cái Dọc hai bên ven đường quốc lộ 18 từkm16 thành phố Móng Cái đến khu vực thị trấn Hải Hà; khu vực đường biên hai bêncánh gà cửa khẩu Bắc Phong Sinh; khu vực Đồng Văn và mom chữ A cánh gà phíabên phải cửa khẩu Hoành Mô là những nơi rải rác tập kết hàng lậu

Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu gồm: các loại hàng cấm (các chất ma tuý tổnghợp, pháo nổ các loại, kíp mìn, vũ khí công cụ hỗ trợ, gia súc, gia cầm và các sảnphẩm từ gia súc, gia cầm…); các loại hàng hoá có giá trị cao (vàng bạc, đá quý, tân

Trang 40

dược, mỹ phẩm, điện thoại di động, máy vi tính xách tay…); hàng thực phẩm (đồhộp, đường, mỳ chính, rượu, thuốc lá ngoại, bánh kẹo không đảm bảo an toàn thựcphẩm, hoa quả tươi chưa qua kiểm dịch…); các mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu caonhư (vải may mặc, quần áo may sẵn, gạch men, đồ gia dụng, hàng tạp hoá…); cácloại hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (dầu nhớt giả các nhãn hiệu, quần

áo giả thương hiệu, điện thoại di động, thuốc lá điếu, linh kiện phụ tùng ô tô, xemáy…) Các mặt hàng xuất lậu là động thực vật hoang dã quí hiếm và sản phẩm củachúng (vảy tê tê, ngà voi), đất hiếm, đồ cổ, đồ gỗ mỹ nghệ, than cám, than cục,thực phẩm đông lạnh…

Qua công tác sưu tra, tổng hợp, đánh giá và phân loại các đối tượng buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hoá, vi phạm pháp luật hải quan trên địa bàn tỉnh có thểchia các đối tượng này thành 6 dạng như sau:

+ Đối tượng là người dân ở biên giới cấu kết với các đối tượng từ TrungQuốc, lợi dụng địa hình đường mòn biên giới vận chuyển hàng hoá qua biên giớisau đó tiêu thụ tại địa bàn hoặc thuê vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ

+ Đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp có đường dây, có tổ chức Những đốitượng này thường không lộ diện mà thuê chủ các phương tiện vận chuyển hàng lậu

từ Quảng Ninh đi Hà Nội - Hải Phòng - Bắc Ninh và một số tỉnh, thành phố khác đểthực hiện hành vi buôn lậu

+ Đối tượng là chủ phương tiện vận tải hàng hoá, lái xe chuyên tuyến

+ Đối tượng là các cá nhân trà trộn hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ vào các loại mặt hàng khác để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát củacác lực lượng, cơ quan chức năng

+ Một số doanh nghiệp lợi dụng thủ tục thông thoáng (quản lý rủi ro) để khaisai tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng để gian lận thương mại và vậnchuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

+ Các đối tượng nghiện ma tuý, mua bán, vận chuyển ma tuý chuyên nghiệp Các phương thức thủ đoạn và dấu hiệu vi phạm càng ngày càng trở nên tinh

vi Thủ đoạn chủ yếu vẫn là lợi dụng địa hình đường biên sát khu dân cư và lốimòn, các đối tượng buôn lậu thuê cửu vạn vận chuyển hàng hoá qua biên giới rồidùng xe máy vận chuyển hàng nhập lậu vào các khu vực chợ, bến xe, trung tâm

Ngày đăng: 28/10/2016, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thanh Bình, 1998, Chống buôn lậu và gian lận thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống buôn lậu và gian lận thương mại
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
22. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2011, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
23. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2011, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
24. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2011, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
25. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2011, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
26. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2012, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
27. Tổng Cục Hải quan – Cục Điều tra chống buôn lậu, 2012, Tài liệu nghiệp vụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động xã hội, số 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệpvụ hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
28. Lê Văn Tới, 2000, Buôn lậu và chống buôn lậu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn lậu và chống buôn lậu
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
29. www.old.cust.lt, 2010, History, http://old.cust.lt/en/rubric?rubricID=242,truy cập ngày 15.03.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: History
30. www.old.cust.lt, 2010, International cooperation in the field of customs activities, http://old.cust.lt/en/article?articleID=914, truy cập ngày 15.03.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International cooperation in the field of customsactivities
31. www.master-adm.customs.ru, 2011, History of the Customs Service of Russia, http://master-adm.customs.ru/eng/index.php?option=com_content&view=article&id=60&Itemid=1835, truy cập ngày 18.03.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: History of the Customs Service of Russia
32. www.customs.gov.vn, Những phát triển mới trong công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Nga,http://customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18437, truy cập ngày 26/3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phát triển mới trong công tác hợp tác vàhội nhập quốc tế của Hải quan Nga
33. www.quangninhcustoms.gov.vn, Quá trình xây dựng - phát triển của Hải quan Quảng Ninh,http://www.quangninhcustoms.gov.vn/Lists/HaiQuanQuangNinh/Details.aspx?ID=5, truy cập ngày 03/05/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình xây dựng - phát triển của Hảiquan Quảng Ninh
2. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2004, Báo cáo tổng kết công tác hải quan năm 2003 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2004 Khác
3. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2005, Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2005 Khác
4. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2005, Công văn số 1665/HQQN – VP Hải quan Quảng Ninh gửi Tổng cục Hải quan về việc báo cáo tham dự Hội đàm Hải quan Việt Nam – Trung Quốc Khác
5. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2006, Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2006 Khác
6. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2007, Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 Khác
7. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2008, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008 Khác
8. Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2009, Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả một số mặt hàng trọng điểm bắt giữ trong 3 năm  ( 2008 – 2010) - áp dụng công ước nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh quảng ninh   thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Kết quả một số mặt hàng trọng điểm bắt giữ trong 3 năm ( 2008 – 2010) (Trang 46)
Bảng 2.2. Số liệu chống buôn lậu hàng hóa xuất nhập khẩu năm của các cơ  quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - áp dụng công ước nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh quảng ninh   thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2. Số liệu chống buôn lậu hàng hóa xuất nhập khẩu năm của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w