1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây Thực trạng và giải pháp

65 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

1 Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chính là trung gian tài chính, là trung gian chu chuyển vốn trong nền kinh tế hoạt động chính của các ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Trong những năm gần đây, có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng trong xu thế phát triển chung của thế giới và hướng tới hội nhập Quốc tế. Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng trở nên cấp thiết hơn bao giê hết. Tuy nhiên, ở Việt Nam do thị trường chúng khoán chưa phát triển thì các ngân hàng thương mại với tư cách là những tổ chức tài chính quan trọng nhất với các chức năng của mình đã trở thành nơi thu hót các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay đối với nền kinh tế. Bản chất của hoạt động ngân hàng tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ với nhiều thời hạn khác nhau

Trang 1

Lời mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ vớichức năng chính là trung gian tài chính, là trung gian chu chuyển vốn trongnền kinh tế hoạt động chính của các ngân hàng là huy động vốn và cho vay Trong những năm gần đây, có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang trên đàtăng trưởng trong xu thế phát triển chung của thế giới và hướng tới hội nhậpQuốc tế Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước càng trở nên cấp thiết hơn bao giê hết.Tuy nhiên, ở Việt Nam do thị trường chúng khoán chưa phát triển thì cácngân hàng thương mại với tư cách là những tổ chức tài chính quan trọng nhấtvới các chức năng của mình đã trở thành nơi thu hót các nguồn tiền nhàn rỗitrong nền kinh tế để cho vay đối với nền kinh tế Bản chất của hoạt động ngânhàng tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ với nhiều thời hạn khác nhau

để hình thành quỹ cho vay tập chung với quy mô lớn hơn, dài hơn

Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì hiện nay hàng ngàn tỷ đồng vẫnnằm trong các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tầng líp dân cư, số tiềnnày đang bị phân tán lãng phi, nằm im không quay vòng được Khơi thôngcác dòng chảy cho nguồn vốn này là nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàngthương mại Qua các hình thức huy động khác nhau, NHTM sẽ tập trung vàotay mình những nguồn tiền nhàn rỗi này để đáp ứng cho nhu cầu thườngxuyên đối với những đơn vị tạm thời thiếu vốn Hơn nữa, để huy động vốnmột cách hiệu quả thỉ phải tổ chức tốt công tác kế toán ghi nhận, tổng hợp,phân tính và cung cấp thông tin một cách nhanh nhạy trung thực không chỉ vềquy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động mà còn tạo cơ sở tin cậy để tính toánchi phí mà ngân hàng đã bỏ ra để quyết định giá cho các sản phẩm sẽ cungứng Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác huy động vốntrong kinh doanh ngân hàng cùng với đợt thực tập và hơn nữa là cán bộ tạiAgriBank Mỹ Đức - Hà Tây Từ đó Em đã có điều kiện tìm hiểu về huy động

nguồn vốn, là cơ sở Em quyết định chọn đề tài "Giải pháp tăng cường huy

Trang 2

động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây - Thực trạng và giải pháp ” để

làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình

2- Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Chuyên đề nghiên cứu nhằm hướng tới cá mục đích sau:

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảngcác giữa lý luận với thực tiễn về nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàngthương mại

- Đánh giá thực trạng về huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây để chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại về công tác huy

động vốn Thấy được những cơ hội và khó khăn trong quá trình hoạt động đểxác định đúng nguyên nhân của những hạn chế tồn tại làm cơ sở cho đề xuấtcủa mình

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường huy động

vốn của AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây.

3- Phương pháp nghiên cứu:

Đây là đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế- quản lý, do đó quá trình nghiêncứu chuyên đề chú trọng vận dụng lối tư duy theo phương pháp tư duy biệnchứng và duy vật lịch sử kết hợp với việc sử dụng tổng hợp các phương phápphân tích, thống kê so sánh để chứng minh vấn đề một cách tốt nhất

4- Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vô huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây.

Trang 3

Do thời gian nghiên cứu hạn chế và trình độ còn hạn chế nên chuyên đềkhông tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sù quan tâm đóng góp ý kiến đểbài chuyên đề của Em được hoàn thiện hơn.

Ở Việt Nam trước năm 1988 thực hiện mô hình ngân hàng 1 cấp , Ngânhàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng,thanh toán vừa làm chức năng phát hành tiền tệ vừa trực tiếp cho vay đối vớinền kinh tế Việc quản lý nhà nước trong hệ thông Ngân hàng lúc đó tất yếuphải tuân thủ một cách máy móc những quy định, chỉ thị, mệnh lện của Ngânhàng cấp trên Do đó hệ thống Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, trông chờ

ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, không phát huy được tính chủ động sángtạo trong kinh doanh Nhà nước sử dụng việc phát hành tiền vào lưu thôngnhư một biện pháp hỗ trợ tài chính cho thâm hụt ngân sách Đó là một trongnhững nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát kéo dài trong những năm80

Trang 4

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng về xây dựng và pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của nhà nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã cơ cấu lại tổchức để thực hiện tách rời giữa 2 nhiệm vụ quản lý của nhà nước về lĩnh vựctiền tệ và kinh doanh tiền tệ

Trên cơ sở đường lối đó, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) banhành Nghị định 53/CP với định hướng là chuyển ngân hàng sang hoạt độngkinh doanh theo định hướng XHCN, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp.Tiếp đó, Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh ngân hàng và đến nay là Luật Ngânhàng Nhà Nước và Luật các Tổ chức tính dụng đã xác định: “Ngân hàngthương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu thưòng xuyên

là nhận tiền gửi của khách hàng, với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền

đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanhtoán”

Hiện nay, hệ thống NHTM hoạt động dưới nhiều hình thức sở hữu khácnhau như: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chinhánh Ngân hàng nước ngoài

Trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức tài chính là môi giớitrên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng quy mô dưới nhiềuhình thức Chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho NHTM có thể làm tăngbội số tiển gửi của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, tạo nên chức năngtiền tệ của mình Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các loại hìnhngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

1.1.2- Vai trò của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong những loại hình ngân hàng ra đờisớm nhất NHTM tham gia kinh doanh trên thị trường, là trung gian tài chínhlớn nhất trong nền kinh tế quốc dân Nói một cách cụ thể, NHTM hoạt động

Trang 5

như chiếc cầu chuyển tải những khoản tiết kiệm tích luỹ được trong xã hộiđến tay những người có nhu cầu chi tiêu cho đầu tư.

Khi đó người gửi tiền là người đầu tư gián tiếp cho hoạt động phát triểnkinh tế Cách đầu tư gián tiếp này mang lại cho người gửi tiền một khả năng

an toàn cao hơn và lại dễ dàng, thuận tiện Chủ đầu tư không chỉ kiếm lời từnhững món tiền gửi ngân hàng mà con nhận được các dịch vụ thanh toán mộtcách nhanh nhất, an toàn nhất với chi phí rẻ nhất Còn những chủ thể thiếuvốn thông qua ngân hàng thương mại họ đã được đáp ứng nhu cầu vay vốn cả

về khối lượng và thời gian một cách nhanh chóng Thực vậy, trong khi việcđầu tư trực tiếp giữa những nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn, do đó có được

sự phù hợp về khối lượng vốn về thời gian và lòng tin giữa các chủ thể nêncác hình thức vay mượn trực tiếp dần Ýt đi Thay vào đó hệ thống NHTM đãđáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cả bên thừa vốn và bên thiếu vốn

Hơn nữa, với sự ra đời của tiền ghi sổ, các ngân hàng thương mại đãlàm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế Thông qua hàngloạt dịch vụ thanh toán tiện Ých như thanh toán không dùng tiền mặt cho đốitượng thông qua mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàngvới nhiều công cụ thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tíndụng, thẻ thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, kiều hối đã làm cho ngân hàngđóng vai trò như trung tâm thanh toán trong nền kinh tế

Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển, thị trường chứng khoán ra đờithi ngân hàng sẽ là người môi giới và tư vấn cho khách hàng về các hoạt độngcủa thị trường chứng khoán, làm cho khách hàng đầu tư vào thị trường chứngkhoán một cách hiệu quả nhất

Nói tóm lại, với vai trò hết sức quan trọng, toàn bộ hệ thống ngân hàngnói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải không ngừng đổi mới,đơn giản hoá các thủ tục, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Đối với nền kinh

tế đang có sự chuyển đổi nhanh chóng như Việt Nam, để tạo đà cho sự phát

Trang 6

triển kinh tế mạnh mẽ thì phải xây dựng một hệ thống tài chính ngân hànghoàn chỉnh và vững mạnh, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng hoạt động củaNHTM.

1.1.3 - Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với sựphát triển của nền sản xuất hàng hoá NHTM có vai trò quan trọng đối vớinền kinh tế, nó vừa là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá, vừa là “bàđỡ” cho nền kinh tế Nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra nhữngtiền đề cần thiết và đòi hỏi ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổchức tín dụng dụng khác Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thựchiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liênquan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồmNHTM, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xãhội, Ngân hàng Hợp tác và các loại hình ngân hàng khác

Đặc trưng cơ bản trong các hoạt động của NHTM là nhận tiền gửi củakhách hàng và cho vay phần lớn số tiền huy động được cho các khách hàng,đồng thời cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường phát triển hoạt động của các tổchức tài chính trung gian ngày càng phát triển về số lượng và quy mô hoạtđộng, đa dạng và phong phú về loại hình, hoạt động đan xen lẫn nhau Người

ta phân biệt NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ NHTM làngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từhoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội sốtiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình Đó là đặc trưng

cơ bản để phân biệt NHTM với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó,

cụ thể là các chức năng:

1.1.3.1- Chức năng trung gian tín dụng

Trang 7

Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”, NHTM huy độngnhững nguồn vốn nhỏ nhất đến nguồn vốn lớn nhất đang nhàn rỗi không sinhlời nằm trong tói của dân cư bằng các hình thức huy động vốn như tiền gửikhông kỳ hạn, có kỳ hạn và các tiện Ých khác để thu hót khách hàng Sau khihuy động được vốn, NHTM sẽ sử dụng vốn đế cho vay linh hoạt đối với nềnkinh tế Nh vậy NHTM là môi giới trung gian giữa người đi vay và người chovay mà giá cả của nó là lãi suất.

Với chức năng này, NHTM đã đóng góp tích cực cho sự phát triển củanền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá và vòng vốnquay Ngân hàng đã làm tăng sản phẩm xã hội nên thông qua việc đầu tư mởrộng đối với nền kinh tế và từ đó đời sống nhân dân ngày một cải thiện hơn

Trang 8

1.1.3.2- Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội và trung gian thanh toán

Trước kia khi nền kinh tế chưa phát triển, giao dịch còn Ýt thì phươngtiện thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hay những giấy tờ viết tay Ngày naytrong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, phát sinh hàng triệu giaodịch, kinh tế hàng hoá cần phải thanh toán ngay, nếu mọi khoản thanh toánđều thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt sẽ gây rất nhiều khó khăn và tốn kém cả

về vật chất lẫn thời gian, làm tăng chi phí giao dịch và lưu thông tiền tệ lớn.Hơn nữa nhà nước sẽ khó khăn trong việc in Ên tiền, kiểm soát tiền và điềutiết khối lượng tiền cung ứng, dẫn đến mất cân đối giữa tiền- hàng gây mầmmèng lạm phát

Để khắc phục những nhược điểm của hình thức thanh toán bằng tiềnmặt này, ngân hàng đã đưa ra một cơ chế thanh toán thông qua việc mở và sửdụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Lúc này Ngân hàng trởthành thủ quỹ cho khách hàng, nghĩa là thực hiện các khoản thu hé, chi hé chokhách hàng bằng việc trích tiền trên tài khoản của khách hàng này để nhậpvào tài khoản của khách hàng kia theo lệnh của chủ tài khoản

Với chức năng này, NHTM không chỉ đảm bảo thanh toán kịp thờichính xác cho khách hàng mà còn có điều kiện thu hót nguồn vốn với chi phíthấp nhÊt, hơn nữa lại có cơ hội để tăng thu từ các dịch vụ ngân hàng

Hiện nay trên thế giới có các hình thức thanh toán chủ yếu qua ngânhàng là Séc, chuyển khoản, séc báo chi, thẻ tín dụng và thanh toán điện tử ởViệt Nam các hình thức thanh toán chủ yếu qua ngân hàng là séc thanh toán,

uỷ nhiệm chi còn thẻ thanh toán thì hầu như chưa phổ biến vì vậy các NHTMcần phải đa dạng hoá các loại hình thanh toán hơn nữa để phù hợp và tiện lợivới điều kiện kinh tế ở Việt Nam và tiện lợi cho khách hàng

1.1.3.3- Chức năng tạo tiền

Cơ sở của chức năng tạo tiền là chức năng trung gian tín dụng và trunggian thanh toán Các NHTM bản thân nó không thể tạo ra tiền mà do sự kết

Trang 9

hợp giữa 2 chức năng trên giúp NHTM có thể tạo ra tiền gửi mới, nghĩa làNHTM có khả năng mở rộng tiền gửi thông qua việc huy động vốn và sửdụng vốn để cho vay bằng chuyển khoản Khi khách hàng thực hiện thanhtoán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng đã làm cho tiền gửi trên tài khoảncủa khách hàng tại Ngân hàng tăng lên Điều đó chứng tỏ ngân hàng chỉ tạo ratiền gửi tăng nguồn vốn có thể cho vay chứ không tạo ra giấy bạc ngân hàng.

Qua việc nghiên cứu các chức năng trên đây có thể cho phép chúng rarót ra kết luận, các chức năng của NHTM có mối quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫnnhau Trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản, tạo cơ sởcho việc thực hiện các chức năng khác Đồng thời, thực hiện tốt chức năngthanh toán và tạo tiền sẽ góp phần mở rộng hoạt động của chức năng trunggian tín dụng

1.1.4- Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Nghiệp vụ bên Nợ – tạo nguồn vốn

Đây là nghiệp vụ rất quan trọng của NHTM, nghiệp vụ này phản ánhquá trình hình thành nguồn vốn cho mọi hoạt động đầu tư kinh doanh củaNHTM Vì NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên việctạo vốn là rất cần thiết và quan trọng, chỉ khi ngân hàng có vốn đủ lớn và ổnđịnh thì mới có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình làm tăng uy tín,

vị thế của ngân hàng trên thương trường Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

Trang 10

- Vốn tự có bổ sung là nguồn vốn hình thành do tích luỹ từ lợi nhuậnhàng năm hay do đi vay dài hạn của ngân hàng được Chính phủ và các nhàchức trách tiền tệ cho phép và nó được coi như là một bộ phận của vốn tự có.Nguồn vốn này góp phần làm tăng quy mô vốn tự có của các NHTM.

Vốn tự có tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngânhàng nhưng là điều kiện pháp lý về tài chính để thành lập ngân hàng, đồngthời đây là nguồn vốn duy nhất được phép sử dụng để bù đắp cho các khoản

lỗ, tổn thất, thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

b- Nguồn vốn huy động

Là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động được bằng nghiệp vụ tíndụng của các nghiệp vụ ngân hàng để đưa vào sử dụng cho hoạt động kinhdoanh của mình

Đây là nguồn vốn thể hiện sự tách rời giữa nguời sở hữu và người sửdụng, tính ổn định của nguồn vốn này không cao, đôi khi nó còn có sự biếnđộng lớn Vì vậy, các NHTM phải luôn duy trì một lượng tiền đủ đảm bảokhả năng thanh toán, chủ yếu được thực hiện thông qua việc dự trữ để đápứng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền từ tài khoản

Mỗi loại tiền gửi đều có mục đích khác nhau, khách hàng có thể gửitiền vào để kinh doanh, để thanh toán cũng như có thể để bảo quản tiền tránhmất cắp hay với mục đích để hưởng lãi hoặc để chi phí cho các sinh hoạt hàngngày

- Tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, cá nhân: Mục đích đểthực hiện việc thanh toán theo yêu cầu của doanh nghiệp hay cá nhân Ngânhàng quản lý vốn trên tài khoản để tạo cho mình lượng vốn do chênh lệch thờigian giữa người nhận và người sử dụng vốn Do vậy NHTM huy động vốntạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thực hiện kinh doanh

- Tiền gửi tiết kiệm: Khách hàng gửi tiền là các cá nhân, hộ gia đìnhvới mục đích là để tích luỹ một phần thu nhập của mình để dành cho nhu cầu

Trang 11

tương lai, họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi an toàn Do vậy, NHTM sẽ sửdụng triệt để nguồn vốn này vào hoạt động đầu tư kinh doanh của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá: NHTM

sử dụng nghiệp vụ này để thu hót các khoản vốn có tính thời hạn dài, nhằmđảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn của ngân hàng cho nền kinh

tế Ngoài ra, nó còn làm tăng tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại

Chính vì huy động vốn rất quan trọng như đã phân tích ở trên, nên vốnhuy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng vàthường là 70- 80% tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là tiền gửi của nhân dân.Vốn huy động là nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động cũng như nănglực thanh toán của các NHTM Nếu một NHTM huy động được Ýt vốn thìquy mô cho vay của ngân hàng đó không thể lớn và lợi nhuận thu được nhỏ,kết quả kinh doanh bị hạn chế Ngược lại, ngân hàng huy động được nhiềuvốn chứng tỏ ngân hàng đó thực sự có uy tín trên thị trường Từ đó NHTM cóđiều kiện mở rộng quy mô đầu tư đối với nền kinh tế, việc này không nhữngmang lại lợi nhuận cho chính ban thân NHTM mà còn cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân

c- Nguồn vốn đi vay

Đi vay là phương thức tạo nguồn vốn mà các NHTM phải sử dụng khi

đã huy động hết khả năng của mình mã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinhdoanh Nguồn vốn này hoàn toan do ngân hàng chủ động trong tìm kiếm với

ưu điểm của loại vốn này là tính ổn định cao nên ngân hàng chủ động trong

sử dụng vốn, nhưng ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn lãi suất huy động nêncác ngân hàng thương mại thường hạn chế sử dụng nguồn vốn này Việc đivay được thể hiện 2 hình thức

- Vay của ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái chiết khấu hay vay

có đảm bảo NHTM vay để thực hiện thanh toán bù trừ, thường với thời hạn

Trang 12

ngắn Ngoài ra, NHTM còn vay chỉ định ở Ngân hàng Trung Ưong nhưngkhông thường xuyên.

- Vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ hay cũng có thể vay từcác ngân hàng nước ngoài

d- Nguồn vốn khác

Ngân hàng thương mại có thể tiến hành tạo vốn cho mình thông quaviệc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước

Tóm lại, để có được một nguồn vốn lớn mạnh, ổn định thì các NHTMphải không ngừng nghiên cứu, tìm ra những biện pháp để quản trị tốt tài sản

nợ hay nói khác đi là phải thực hiện tốt nghiệp vụ bên nợ làm cơ sở, tiền để đểthực hiện nghiệp vụ bên có, quy mô bên nợ quýêt định quy mô hoạt động bêncó

1.1.4.2- Nghiệp vụ bên tài sản Có- Sử dụng vốn

Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn trong kinh doanh củaNHTM, đây là nghiệp vụ trong yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho ngânhàng Để hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao thìsau khi đã tạo lập được một nguồn vốn vững mạnh, ngân hàng cần phải quantâm đến việc sử dụng nguồn vốn đó sao cho thật hợp lý và mang lại lợi nhuậncao nhất Các nghiệp vụ bên có bao gồm:

a- Dự trữ thanh khoản

- Dù trữ bắt buộc: được tính theo tỉ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàngTrung ương quy định theo từng thời kỳ, tính trên nguồn vốn huy động đượcgửi tại tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước Đây là khoản dự trữ bắtbuộc các NHTM phải thực hiện, được Ngân hàng Trung ương sử dụng làmcông cụ điều tiết lượng tiền trong lưu thông

- Dù trữ đảm bảo thanh toán: Đây là khoản dự trữ của các NHTM chủyếu bằng tiền gửi tại NHTM, tại các NHTM khác và tiền mặt tại quỹ, nhằm

Trang 13

đảm bảo nhu cầu thanh toán hàng ngày khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đểthanh toán Nghiệp vụ ngân quỹ không phải là nghiệp vụ mang lại lợi nhuậnnhưng nó rất quan trong trong việc đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày chokhách hàng và bảo vệ uy tín của ngân hàng.

b-Nghiệp vụ tín dụng

Khác với nghiệp vụ dự trữ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụtạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của các NHTM,nghiệp vụ này thường chiếm tới 80% tổng tài sản có của NHTM

Nghiệp vụ này bao gồm các khoản đầu tư của ngân hàng thông quaviệc cho vay ngắn hạn dưới các hình thức như triết khấu thương phiếu, tíndụng ứng trước, tín dụng thấu chi và cho vay dài hạn theo dự án, cho thuê tàichính

Mỗi loại tín dụng đều có ưu và nhược điểm riêng mang lại khả năngsinh lời và mức độ rủi ro khác nhau Vì vậy phải tuỳ thuộc vào nhu cầu vaycủa khách hàng và khả năng tài chính của Ngân hàng mà ngân hàng cấp tíndụng một cách phù hợp đảm bảo an toàn có hiệu quả

c- Nghiệp vụ đầu tư tài chính

Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông quacác hoạt động hùn vốn, góp vốn, mua chứng khoán trên thị trường Ngân hàngchỉ sử dụng nguồn vốn tự có để thực hiện đầu tư tài chính và tổng việc hùnvốn không vượt quá 50% vốn tự có Nghiệp vụ kinh doanh này mang lại lợinhuận cao nhưng mức độ rủi ro là lớn

Mục đích của NHTM khi tham gia vào nghiệp vụ này là để tìm kiếmlợi nhuận, phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinhdoanh của mình Đây có thể coi là dự trữ thứ cấp của ngân hàng vì nó có tínhlỏng cao hơn so với nghiệp vụ cho vay, sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầuthanh toán, chi trả của ngân hàng trong trường hợp cần thiết

d- Nghiệp vụ đầu tư vào tài sản có khác

Trang 14

Đó là các tài sản mà ngân hàng sử dụng trong quá trình kinh doanhnhư: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc Trong quá trình sửdụng tài sản cố định sẽ bị hao mòn, do đó phải trích khấu hao hàng năm để táitạo tài sản cố định đó Ngoài ra còn có cá tài sản vô hình như chi phí thànhlập, chi phí để đặt trụ sở ngân hàng, bằng phát minh sáng chế, phần mềm côngnghệ ngân hàng Những tài sản này là điều kiện cần thiết để đảm bảo chongân hàng hoạt động có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời.

Tóm lại: Ngân hàng thương mại cũng rất cần phải quản lý tốt tài sảnkhi đã có vốn thì ngân hàng phải làm sao để việc sử dụng vốn mang lại hiệuquả cao và lành mạnh, đó cũng là vấn đề mà các NHTM phải hết sức quantâm

1.1.4.3-Nghiệp vô trung gian

Trong xu hướng phát triển, ở các ngân hàng hiện đại thì nghiệp vụtrung gian ngày càng được mở rộng và chiếm ưu thế trong hoạt động kinhdoanh của NHTM, nã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng Bản chấtcủa nghiệp vụ này là thoả mãn nhu cầu nào đó của khách hàng mà ngân hàng

có khả năng cung cấp như môi giới tài chính, tư vấn đầu tư cho khách hàng,dịch vụ chuyển tiền , uỷ thác đầu tư, dịch vụ thu hé, chi hé

- Trước hết, nhờ có tổ chức theo hệ thống mạnh mà ngân hàng thôngqua tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thoả mãn nhu cầu thanhtoán không dùng tiêng mặt với nhiều thể thức phong phú như séc thanh toán,

uỷ nhiệm chi, thư tín dụng Thông qua thanh toán không dùng tiền mặt cácNHTM có thể thu được các khoản chi phí dịch vụ chuyển tiền, thanh toán

- Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý: NHTM được nhận uỷ thác và làm đại lýtrong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng kể cả đảm bảo cho thuêkét sắt, cầm cố và các dịch vụ hiện vật quý, giấy tờ có giá khác theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 15

- Nghiệp vụ đại lý thu hé, chi hé, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, muabán chứng khoán được thực hiện theo hợp đồng kinh tế giữa NHTM với cácbên có liên quan.

- Dịch vụ tư vấn: NHTM cung cấp các thông tin về tài chính, tư vấnđầu tư, môi giới tài chính cho các khách hàng có nhu cầu

- Dịch vụ chuyển tiền đổi tiền- dịch vụ bảo hiểm ngày 9/11/1999 Thủtướng Chính phủ đã ban hàn Quyết định số 218/1999/ QĐ-TTg về việc thànhlập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Đó là tổ chức tài chính nhà nước, có vốnđiều lệ, tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, Bảo hiểm Tiền gửi hạch toánđộc lập, đảm bảo an toàn vốn và tự bù đắp chi phí hoạt động trên phạm vi cảnước

Hiện nay các nghiệp vụ kinh doanh này đang có xu hướng phát triểnmạnh, nó dần dần tạo nguồn thu chính cho các NHTM Ngoài ra nó khôngnhững giúp ngân hàng duy trì tôt mối quan hệ thường xuyên với khách hàng

mà còn mở rộng quan hệ với khách hàng Đây là các nghiệp vụ mang lại hiệuquả cao mà rủi ro lại thấp

Hệ thống các NHTM Việt Nam từ khi chuyển sang kinh doanh khôngnhững chỉ quan tâm đến nghiệp vụ chủ yếu như huy động vốn, cho vay, đầu

tư, cải tiến công tác thanh toán mà còn nghiên cứu tìm hiểu, mở ra khá nhiềudịch vụ ngân hàng khác điều này đã được khách hàng và nền kinh tế ghi nhận.Tuy nhiên, so với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cònphải cố gắng nhiều, bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nước ta hiệuquả thấp, chất lượng phục vụ chưa cao, nhiều lĩnh vực hoạt động còn thiếuhoặc chưa có, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế Tất

cả những vấn đề trên đòi hỏi ngành ngân hàng phải tiếp tục đẩy mạnh hơnnữa công cuộc cải cách, có như vậy mới đạt được mục đích cuối cùng là tạolập được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, đủ sức đáp ứng và thoả mãn mọinhu cầu của nền kinh tế

Trang 16

1.2- Nghịêp vụ huy động vốn và kế toán huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1- Vốn vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Một ngân hàng muốn thành lập thì cần phải có một số vốn tự có banđầu theo quy định, nhưng số vốn này rất nhỏ so với số tiền mà ngân hàng chovay Trong thực tế số tiền mà ngân hàng cho vay có nguồn gốc từ tiền gửi củakhách hàng Do đó huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thường xuyên củacác NHTM, là mối quan tâm chính của ngân hàng Vốn có vai trò rất quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, được thể hiện:

1.2.1.1- Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được thìphải có vốn bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năngkinh doanh Đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạtđộng kinh doanh, nói cách khác ngân hàng không có vốn thì không thể thựchiện được các nghiệp vụ kinh doanh Với đặc trưng của hoạt động ngân hàngvốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủyếu của NHTM Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trênthị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, những ngân hàng có khối lượngvốn lớn là những ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh Do đó,ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì ngân hàngphải thường xuyên chăm lo tới tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt độngkinh doanh của mình

1.2.1.2- Vốn quyết định quy mô và khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Vốn ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tíndụng, thông thường nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỉ cókhoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng chovay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khi các ngân hàng lớn chovay được tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cả quốc tế thì các

Trang 17

ngân hàng nhỏ lại bị giới hạnh trong phạm vi hẹp mà chủ yếu trong từng khuvực nhỏ Thêm vào đó, do khả năng vốn vay hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏkhông phản ứng kịp với sự biến động về lãi xuất, gây ảnh hưởng đến khảnăng thu hót vốn đầu tư từ các tầng líp dân cư, các thành phần kinh tế Nếukhả năng vốn của ngân hàng dồi dào thì chắc chắn ngân hàng sẽ có đủ điềukiện mở rộng thị trường tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, tăng cường khảnăng cạnh tranh của NHTM trên thị trường.

1.2.1.3- Vốn quyết định đến năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng phát triển vữngmạnh đòi hỏi các NHTM phải có uy tín lớn trong thị trường là điều tất yếu

Uy tín của các NHTM phải được thể hiện đầu tiên là khả năng thanh toán củaNHTM càng cao thì vốn khả dụng của NHTM càng lớn Vì vậy, loại trừ cácnhân tố khác khả năng thanh toán của NHTM tỷ lệ thuận với số vốn củaNHTM Với tiềm năng vốn lớn, NHTM có thể hoạt đọng kinh doanh với quy

mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh hiệu quả nhằmgiữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường

1.2.2- Một số hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM

Tiền gửi là đầu vào sống còn trong quá trình hoạt động của ngân hàngđây là nguồn vốn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư,tạo lợi nhuận để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của ngân hàng Có nhiềuloại hình tiền gửi trong mét NHTM, nhưng xét về mục đích thì có thể xếp loạitiền gửi vào ba nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửitiết kiệm

1.2.2.1- Huy động tiền gửi không kỳ hạn

Trang 18

Tìên gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi của các doanh nghiệp , tổ chứckinh tế cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện cáckhoản chi trả trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể rót ra bất

cứ lúc nào có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tàikhoản Khoản tiền gửi không kỳ hạn này còn được gọi là tiền gửi thanh toánhay tiền gửi giao dịch, đây là một trong những dịch vụ tiền gửi lâu đời nhấtcủa ngân hàng Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biếnđộng nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi giao dịch

có thể huy động được Đồng thời kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi không kỳ hạn

là ngắn nhất bởi vì nó có thể rót ra mà không cần báo trước Với loại tiền gửinày chủ tài khoản được hưởng lãi suất nhưng với mức lãi suất thấp và ngàycàng có nhiều khách hàng gửi dưới hình thức này

1.2.2.3 – Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được lĩnh tiềnkhi đáo hạn Người gửi tiền loại này không vì mục đích thanh toán mà vì mụcđích an toàn tài sản và được hưởng lãi suất cao hơn lãi xuất không kỳ hạn.Đây là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong ngắn hạn tức là có mục đích sửdụng nhưng chưa chắc chắn thời điểm sử dụng Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn

là nguồn tiền ổn định và vững chắc hơn tiền gửi không kỳ hạn

Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được rút khi đếnhạn và được hưởng lãi suất theo quy định khi lĩnh tiền đúng hạn Tuy nhiên,

do mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là chưa xác định chínhxác thời hạn nên khách hàng có thể rút tiền trước thời hạn, điều này gây thiệthại cho ngân hàng Trong thực tế do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng thườngcho phép khách hàng rút trước thời hạn Nhưng để giảm thiệt hại của việc rúttiền trước thời hạn các ngân hàng sẽ không cho khách hàng hưởng lãi suất kỳ

Trang 19

hạn nh đã thoả thuận mà hưởng lãi suất theo lãi suất thoả thuận với kháchhàng khi rút vốn trước thời hạn.

1.2.2.3- Huy động tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi của các tầng líp dân cư trong xã hộivới mục đích tích luỹ và hưởng lãi Đây là khoản vốn thu hót được của nhữngngười muốn dành riêng một khoản tiền cho mục tiêu hay cho mét nhu cầu vềtài chính được dự tính trong tương lai Khác với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửitiết kiệm đã đươc xác định được chính xác thời điểm cần vốn trong tương lai

Do đó loại tiền gửi này có tính ổn định về thời hạn sử dụng vốn của ngânhàng Lãi suất áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm cao hơn so với tiền gửi

Còng nh tiền gửi có kỳ hạn, tiêng gửi tiết kiệm cũng được hưởng cáctiện Ých giống nh tiền gửi không kỳ hạn nh phát hành séc và không đượcngân hàng thực hiện thanh toán chi trả hộ tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiếtkiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn, hai loại tiền gửi này cũng thịtương tù nh tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng đã đưa rarất nhiều loại kỳ hạn lãi suất khác nhau nhằm thu hót nguồn tiền gửi tiết kiệmđặc biệt là tiết kiệm trung và dài hạn Và cũng có trường hợp khách hàng xinrút trước hạn, để tạo điều kiện cho khách hàng, ngân hàng cần phải linh hoạtmềm dẻo đối với những trường hợp này

1.2.2.4- Phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá (GTCG) là công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huyđộng vốn trên thị trường Việc huy động vốn bằng các phát hành GTCG làbiện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ hơn là một biệnpháp để ngân hàng huy động vốn Bởi vì nó chỉ sử dụng khi cần thiết, lãi suấtcủa hình thức này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nênthường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường Các loại GTCG màngân hàng phát hành thường bao gồm:

Trang 20

a) Phát hành GTCG ngắn hạn dưới các hình thức kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn

Khi phát hành GTCG ngắn hạn tức là các ngân hàng sẽ có được nguồnvốn có tính ổn định cao trong ngắn Hạn , ví dụ: Ngân hàng có thể phát hành

kỳ phiếu 6 tháng, 12 tháng Do đó ngân hàng có thể chủ động về mặt thờigian đó là ngân hàng có được nguồn vốn ổn định theo kỳ hạn của kỳ phiếu vàchủ động về mặt khối lượng mà ngân hàng cần huy động Để có thể chủ độngđược như vậy thì ngân hàng phải sử dụng công cụ lãi suất, đó là ngân hàngphải bỏ ra chi phí cao hơn Vì thế ngân hàng không phát hành thường xuyên

kỳ phiếu và chỉ phát hành khi thiếu hụt về vốn và có kế hoạch sử dụng nguồnvốn đó

b) Phát hành GTCG trung dài hạn dưới các hình thức trái phiếu ngân hàng

bà chứng chỉ tiền gửi dài hạn

Việc phát hành trái phiếu sẽ thu hót được lượng tiền ổn định trong dàihạn, ngân hàng có sự chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này nhưng ngânhàng chỉ phát hành trái phiếu khi đã có kế hoạch về sử dụng để cho vay trungdài hạn Phát hành trái phiếu chỉ được thực hiện theo đợt và có nhiều thủ tụchơn Ngoài ra ngân hàng có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cácchứng chỉ tiền gửi Với hình thức phát hành giấy tờ có giá thì ngân hàng sửdụng hai phương thức trả lãi, đó là trả lãi trước hoặc trả lãi sau

Phát hành GTCG được áp dụng đối với cả huy động vốn nội tệ và huy

động vốn bằng ngoại tệ Nó là hình thức được các ngân hàng cung cấp chokhách hàng từ rất lâu đời Tính chủ động của ngân hàng đối với từng loạiGTCG là khác nhau, nó lại tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra Chính vì thế nênngân hàng cần phải cân nhắc lùa chọn các hình thức huy động vốn cho phùhợp với tình hình kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế

Với các hình thức huy động truyền thống thì việc huy động vốn sẽ cònrất nhiều hạn chế, vì vậy ngân hàng cần phải tạo ra nhiều tiệních trong các

Trang 21

hình thức huy động vốn kết hợp với tiện Ých về sử dụng tài khoản tiêng gửicủa khách hàng để có thể huy động vốn nhiều hơn Đó chính là công các sảnphẩm, dịch vụ mới nhằm huy động vốn của các NHTM hiện nay.

1.3- NHữNG NHÂN Tè ảNH HUởNG ĐếN HUY ĐộNG VốN CủA NHTM

Môi trường hoạt động là yếu tố luôn bao quanh mọi hoạt động trong đó

có cả hoạt động kinh doanh ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển ngân

hàng luôn luôn cần phải thích nghi với môi trường kinh doanh Môi trườngbao gồm nhiễu yếu tố đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau, hoạt động của ngânhàng vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó đồng thời lại tác động trở lại môitrường kinh doanh Quá trình hoạt động của các NHTM, các nhà kinh doanhngân hàng phải trả lời câu hỏi Làm thế nào để ngân hàng có thể huy động vốnvới chi phí thấp nhất và luôn luôn có đủ tiền để đáp ứng yêu cầu của kháchhàng xin vay? Để có thể trả lời được những câu hỏi này chúng ta cần phảinghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường kinh doanh tới hoạtđộng của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:

1.3.1- Môi trường pháp lý

Khi các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cungcấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những côngviệc đó trong mét khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệlợi Ých của toàn xã hội Bởi vì ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầucủa công chúng, đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình Với khảnăng "tạo tiền" từ những khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu

tư thì sự thay đổi khối lượng tiền tệ do ngân hàng tạo ra liên quan chặt chẽ tớitình hình kinh tế đặc biệt là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạmphát Ngoài ra các nhà kinh tế cho rằng xã hội sẽ đạt được lợi Ých to lớn nếunhư hệ thống ngân hàng cung cấp một khối lượng tín dụng thích hợp Môi

Trang 22

trường pháp lý ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàngthương mại đó là:

Nghiệp vô huy động vốn chịu tác động trực tiếp của các luật nh: bé luậtdân sự, các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước Những luật này quiđịnh tỷ lệ huy động vốn so với vốn tự có, qui định việc phát hành trái phiếu,

kỳ phiếu Ngoài ra nó còn chịu tác động gián tiếp của các luật khác Chẳng

hạn như đối với luật đầu tư nước ngoài để khuyến khích đầu tư nước ngoài thìchính phủ có sự nới lỏng các qui định trong luật đầu tư nước ngoài khi đónguồn vốn vào sẽ rất dồi dào và đây là cơ sở để tăng nguồn vốn của cácNHTM Hoặc chịu sự chi phối bới các qui định quản lý Ngân hàng Trungương nh, không được nhận gửi tiền bằng cách tăng lãi suất tuỳ tiện mà pháidùa vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định và chỉ được xê dịch trongbiên độ nhất định mà Ngân hàng Nhà nước cho phép

Ngoài ra nghiệp vụ huy động vốn của NHTM còn chịu ảnh hưởng bởichính sách đầu tư của nhà nước Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý haykhông hợp lý đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng.Bởi vì trên thực tế những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môitrường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngânhàng Khi khuyến khích sản xuất đầu tư, nhà nước có chính sách trợ giá bảo

hộ sản xuất trong nước Từ đó tạo điều kiện cho sản suất phát triển dẫn đếnNHTM có môi trường đầu tư thuận lợi và đòi hỏi phải tìm mọi cách để thuhót được vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh của mình Đồng thời khí sảnsuất phát triển thì các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tích luỹ cao hơn tạomôi trường cho NHTM huy động vốn

1.3.2- Môi trưởng kinh tế chính trị xã hội

- Tình hình kinh tế - xã hội ổn định hay không ổn định có tác động rất

lớn tới nền kinh tế, không chỉ tới khách hàng của ngân hàng mà còn tác độngmạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng Nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng,

Trang 23

sản xuất phát triển sẽ tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn nên ngân hàng có thểthu hót vốn nhiều hơn Trái lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất bị kìmhãm, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp dosản xuất bị đình trệ, thua lỗ khi đó việc huy động vốn cũng giảm Sự không

ổn định của nền kinh tế làm cho tâm lý của người có tiền nhàn rỗi không

muốn nắm giữ tiền mà họ chuyển sang nắm giữ tài sản khi đó việc huy độngvốn của ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn Sự biến động của nền kinh tế

là mang tính chu kỳ nên ngân hàng cần phải có kế hoạch về vốn và sử dụngvốn hợp lý

Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vựccủa đất nước trong đó có cả hoạt động của NHTM Khi chính trị của một quốcgia ổn định thì người dân mới có sự tin tưởng vào hệ thống tài chính và khi đó

họ mới gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng Thực tế cho thấyrằng vào thời kỳ mà chính trị không ổn định, đất nước có chiến tranh thì lóc

đó lượng vốn huy động được từ nền kinh tế là thấp hơn nhiều so với thời kỳ

ổn định chính trị

Hệ thống Ngân hàng trên toàn thế giới ngày càng lớn mạnh với sự rađời của các Ngân hàng mới và xu hướng Toàn cầu hoá nền tài chính quốc tế.Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các Ngân hàng và sự tham gia vào hoạtđộng Ngân hàng của các tổ chức tài chính phi Ngân hàng tạo ra một sức Ðpcạnh tranh tới hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động huy động vốn củacác NHTM Ngay cả trong cùng hệ thống Ngân hàng hiện nay cũng có sựcạnh tranh gay gắt, các NHTM không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, cung cấpnhững tiện Ých tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa kháchhàng và Ngân hàng Mặt khác, cùng với sự tham gia vào việc thu hót tiền gửinhàn rỗi của các tổ chức tài chính như: Bưu điện, Bảo hiểm nguồn vốncàng trở lên khan hiếm hơn Với áp lực của cạnh tranh thúc đẩy các Ngânhàng không ngừng hiện đại hoá: tạo ra được những lợi thế cạnh tranh và hoà

Trang 24

nhập với nền tài chính thế giới Cạnh tranh còng la động lực giúp NHTM

khẳng định vị thế của mình và đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát

triển dịch vụ cho tương lai

1.3.3- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Không phải tất cả các NHTM đều cung cấp tất cả các loại dịch vụ tàichính cho nền kinh tế, nhưng danh mục dịch vụ Ngân hàng đang tăng lênkhông ngừng Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của khoa học côngnghệ, từ nhiều năm gần đây các NHTM đã chuyển sang sử dụng hệ thốnghoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dùa trên lao động thủcông, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng.Nhiều loại hình gửi mới đang được phát triển với sự trợ giúp của công nghệNgân hàng hiện đại và các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Intemet, thẻthông minh

Giúp cho công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao Sự tiến bộcủa công nghệ cũng chính là thế mạnh của mỗi ngân hàng trong quá trìnhcạnh tranh, các NHTM, không ngừng áp dụng những tiến bộ của khoa họccông nghệ và quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình Mặt khác giúpcho ngân hàng giảm chi phí cho lao động thủ công, quá trình giao dịch nhanhchóng, thuận tiện Nhìn chung , do sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã vàđang cung cấp một danh mục các dịch vụ đầy Ên tượng tạo ra một sự thuậnlợi rất lơn cho khách hàng

1.3.4- Một số nhân tố thuộc về ngân hàng

Những nhân tố tác động đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM chiathành hai nhóm: Những nhân tố mang tính khách quan và những nhân tố chủquan Những nhân tố ảnh hưởng thuộc về ngân hàng bao gồm: Hình thức huyđộng vốn của ngân hàng, chính sách lãi suất huy động, năng lực và trình độ

Trang 25

nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

sự ảnh hưởng của các nhân tố tới nghiệp vụ huy động vốn là khác nhau nhưngthấy được sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để ngân hàng cóđược chính sách huy động vốn có hiệu quả

Trước tiên phải kể đến đó là hình thức huy động vốn, ngân hàng muốn

dễ dàng tìm kiến nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huyđộng vốn Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, tráiphiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau

để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng Mặt khác, khitình hình cho vay của ngân hàng càng mở rộng thì buộc ngân hàng phải tìmkiếm nguồn vốn cho mình và cách thức huy động như thế nào cho phù hợp.Chẳng hạn khi nhu cầu sử dụng về nguồn vồn dài hạn lớn thì phải tìm cáchhuy động vốn dài hạn chứ không sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn

Sau đó phải kể lãi suất huy động của ngân hàng Mục đích khi gửi củakhách hàng là khác nhau: Nếu như khách hàng là doanh nghiệp thì mục đíchcủa họ là thanh toán của ngân hàng chứ không phải là lãi suất, trong khi đómột bộ phận thì mục đích của họ là lãi nên vấn đề lãi suất là vấn đề mà họquan tâm hàng đầu Khi đã xác định được mục đích của mỗi khách hàng thìngân hàng sẽ đua ra cho họ những loại sản phẩm khác nhau Hiện nay , một

số ngân hàng để thu hót khách hàng gủi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt

nh chia nhỏ lãi suất theo nhiều thời hạn khác nhau Tuy nhiên, khi sử dụngchính sách lãi suất bằng cách tăng lãi suất tiền gửi nhiều khi không mang lạihiệu quả nh mong muốn mà chi phí huy động lại cao Do vậy, các ngân hàngphải cân nhắc để đưa ra chính sách lãi hợp lý để vừa đảm bảo kích thíchngười gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay

Ngoài ra còn phải kể đến mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn,với các ngân hàng sát địa bàn dân cư thương mại thì sẽ có thuận lợi hơn khithu hót vốn Mạng lưới huy động càng rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 26

khách hàng không phải mất chi phí về đi lại, thời gian giao dịch ngắn Thái độ

và phong cách phục vụ, uy tín của ngân hàng các chiến lược maketing cũng làcác yếu tố mà các NHTM phải quan tâm

Trang 27

Chương 2:

Thực trạng huy động vốn tại agribank mỹ đức – hà tây

2.1- Tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng

2.1.1- Tình hình kinh tế của Huyện Mỹ Đức

Mỹ Đức là một huyện bán sơn địa ở phía nam của tỉnh Hà Tây có nhiềudãy núi đá vôi khô cằn và các khu đồng ruộng trũng, để sản xuất cũng nhưphát triển các ngành nghề khác luôn gặp khó khăn và kém hiệu quả Kinh tếcủa Huyện chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhá lẻ:thương mại chậm phát triển, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế xãhội còn thấp kém, họat động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bànchưa phát triển mạnh Kinh nghiệm, trình độ năng lực quản lý điều hành cònhạn chế Tuy nhiên, do sức lực phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăncùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp trên, những năm gần đây huyện

Mỹ Đức đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra

Năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, tình hình thực hiện kế hoạch tuygặp nhiều khó khăn do giá cả vật tư nguyên liệu, xăng dầu và các mặt hàngkhác trên thế gới cũng như trong nước tăng đột biến và có diễn biến phức tạp,xong được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương và Tỉnh, sự tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp thamgia của các các đoàn thể, và sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong huyện nêntình hình kinh tế xã hội năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 vẫn tiếp tục pháttriển

Sản xuất nông nghiệp được mùa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệptrên địa bàn huyện tiếp tục tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân được nâng cao

Trang 28

Tổng thu ngân sách trên địa bàn và thu hót vốn đầu tư phát triÓn tăngkhá, các lĩnh vực văn hóa xã hội điều có hướng phát triển Tốc độ tăng trưởngGDP năm 2007 ước đạt 1.153 tỷ đồng, tăng 118.6% so với cùng kỳ nămtrước Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 439 tỷ đồngchiếm tỉ lệ 50.4% Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt 307 tỷ đồngchiếm 20.2%; giá trị dịch vụ du lịch: 407 tỷ đồng chiếm 29.4%.Trong 6 thángđầu năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỉnh đạt 13.4%.Kinh tế Huyện pháttriển khá tốt đạt 12% Tổng giá trị sản lượng 726.8 tỷ ,tăng so với cùng thìnăm trước 18.6%, trong đó sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt173.9 tỷđồng,dịch vụ thương mại đạt282 tỷ đồng,sản xuất nông lâm nghiệp đạt 270.9

tỷ đồng.Vụ chiêm xuân được mùa năng suất đạt trên 63.86 tạ/1 ha An ninhchính trị, an toàn xã hội được giữ vững

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn có những khó khăn nhất địnhánh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng :Đầu năm 2008 rét đậmkéo dài hơn 1 tháng, diễn biến thời tiết bất lợi cho vật nuôi và cây trồng Tínhcạnh tranh giữa các NHTM và QTDND trên lĩnh vực huy động vốn , mở rộngcho vay vận dụng lãi suất linh hoạt hơn tác động trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nông nghiệp Giá cả thị trường vẫn tiếp tục tăng cao,đặc biệt là giá Vàng và mét số các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lươngthực, xăng dầu, vật liệu xây dựng,vật tư nông nghiệp…Thị trường vốn cónhiều biến động do giá cả tăng cao, tình hình lạm phát diễn biến phức tạp gâytâm lý không tốt cho nhân dân Đồng tiền trượt giá khiến nhiều người khôngmuốn giữ tiền mặt mà đầu tư mua vàng, hàng hoá và bất động sản đã ảnhhưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn vốn và cho vay của ngân hàng

2.1.2- Về tổ chức hành chính và dân số

Trên địa bàn huyện Mỹ Đức được chia thành 21 xã và 1 thị trấn với dân

số trên 0,1 triệu người, trong đó riêng lao động ở khu vực nông thôn chiếm

Trang 29

98% tổng số lao động Do đó Mỹ Đức có nguồn nhân lực tương đối dồi dào,

là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất và phát triển ngành nghề

2.2- Khái quát về AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây

2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển của AgriBank Mỹ Đức – Hà

Tây

AgriBank Mỹ Đức là mét chi nhánh của AgriBank Hà Tây Trô sở

chính tại Thị trấn Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức- tỉnh Hà Tây

Thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 01/07/1998 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), ngành ngân hàng chuyển hoạtđộng từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinhdoanh theo mô hình quản lý ngân hàng hai cấp (ngân hàng nhiệm vụ và ngânhàng thương mại), lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh,các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời (NHCT, NHNT,NHĐT&PT, NHNo&PTNT) Được thành lập trong bối cảnh hệ thống ngân

hàng trên địa bàn đã hoạt động tương đối ổn định, AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây xác định cần nhanh chóng xác lập vị thế của mình, chiếm lĩnh thị trường,

thị phần thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận

là mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các hình thức kinh doanhdịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm mới vàokinh doanh Do định hướng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngay từ

những năm đầu thành lập đi vào hoạt động, AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây đã

đạt được những kết quả nhất định, luôn là một điểm sáng trong hệ thống ngân

hàng thương mại nói chung, AgriBank Hà Tây nói riêng.

2.2.2- Kết quả hoạt động kinh doanh của AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây 2.2.2.1- Công tác huy động vốn

Trong năm 2006 , 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 với những chính sáchlãi suất phù hợp với công tác tuyên truyền, chính sách khuyến mại, dự thưởng

nhằm thu hót nguồn vốn nhàn rỗi trong quần chóng AgriBank Mỹ Đức – Hà

Trang 30

Tây đã đạt được những thành công nhất định với nguồn vốn huy động không

ngừng tăng qua các năm Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2008 do giá cả cũng nhưlãi suất bị biến động mạnh do vậy nguồn vốn tăng trưởng chỉ đạt 10.8%

Nguồn vốn tự huy động của AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây không

ngừng tăng trưởng Năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, tuy rất khó khăntrong công tác huy động vốn do những nguyên nhân khách quan và sự biếnđộng thất thường của thị trường, giá cả Nhưng với những biện pháp chỉ đạođồng bộ, linh hoạt kịp thời của Ban giám đốc từ ngân hàng nông nghiệp tỉnhđến các chi nhánh trực thuộc cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ trongđơn vị nên vẫn tạo ra sự ổn định và tăng trưởng về huy động vốn

+ Tổng số vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2007 là 167.178triệu đồng so với đầu năm tăng 18.842 triệu đồng, tốc độ tăng 12.7%, đạt95.5% kế hoạch tỉnh giao năm 2007

+ Tổng số vốn huy động đến 30/06/2008 là 185.200 triệu đồng trên kếhoạch quý II là 190.000 triệu đạt 97.5% tăng 18.000 triệu đồng so với đầunăm

Trong công tác chỉ đạo điều hành, Ban lãnh đạo đã quán triệt sâu sắctầm quan trọng của nguồn vốn tại chỗ và có sự phân công cụ thể cán bộ giámsát theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn đến tất cả các đơn vị trực thuộc

Về chuyên môn, có sự giao khoán chặt chẽ chỉ tiêu huy động vốn đến từngtập thể và cá nhân người lao động, nhất là mạng lưới các ngân hàng cấp 3 ,chỉ tiêu giao khoán này gắn liền với lợi Ých kinh tế và phân phối tiền lươngcủa người lao động, nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả kinhdoanh

Phòng tín dụng đã làm tốt công tác dự đoán dự báo thị trường, đưa rađược chính sách lãi suất mềm dẻo linh hoạt đảm bảo tính cạnh tranh với các

tổ chức tín dụng khác, đồng thời phù hợp với địa bàn cạnh tranh

Trang 31

Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh biến động theo chiều hướngtốt, tỷ trọng nguồn vốn huy động năm sau luôn tăng hơn so với năm trước đặcbiệt là nguồn vốn dài hạn có những tiến triển tốt Do đó mục tiêu đặt ra với

AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây là không ngừng nâng cao được tỷ trọng nguồn

vốn tự huy động có tính chất ổn định lâu dài để mở rộng đầu tư trung và dàihạn

2.2.2.2- Về công tác tín dụng

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với mục tiêu “An toàn vềvốn, lợi nhuận hợp lý, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi Ých của khách hàng”.Cho nên việc sử dụng vốn hoạt động được hợp lý và có hiệu quả là tráchnhiệm của mỗi ngân hàng Bởi vì, trong tổng nguồn vốn của mỗi NHTM thìchủ yếu là nguồn vốn huy động, đi vay, nghĩa là Ngân hàng phải trả lãi chonhững khoản huy động và đi vay đó trong suốt thời gian sử dụng Do vậy việc

sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả luôn là vấn đề hàng đầu đối với

mục tiêu chiến lược của AGRIBANK, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo AGRIBANK tại thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời mở rộng thị

trường, thị phần trên địa bàn để tăng thêm năng lực cạnh tranh và hội nhập

2.2.2.3- Công tác kế toán thanh toán và ngân quỹ

Với doanh số hoạt động về các mặt nghiệp vô : Huy động vốn, cho vay,thành toán qua mạng vi tính, việc mở tài khoản tiền gửi tư nhân tăng so vớicác năm trước Phòng kế toán đã tổ chức công tác thanh toán một cách khoa

Trang 32

học, công tác hạch toán đều được đảm bảo chấp hành đầy đủ theo chế độ quy

định, theo sự chỉ đạo của AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây, bảo đảm hạch toán

nhanh chóng, chính xác, kịp thời các mặt nghệp vụ như : huy động vốn, trả lãicác loại tiền gửi cho vay, thu nợ, thu lãi, chi tiêu nội bộ, thực hiện tốt công tácquyết toán năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008

Về công tác ngân quỹ khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng lớn nhưng

với tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ thủ quỹ AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây nên công tác thu chi được thực hiện tốt đảm bảo an toàn, giải phóng

khách hàng nhanh gọn

2.2.2.4- Về kết quả hoạt động kinh doanh

- Năm 2007, dư nợ bình quân/người đạt: 6.485 triệu đồng, tăng 1.367triệu đồng/người so với 31/12/2006

- Nguồn vốn huy động bình quân/người đạt: 3.888 triệu đồng, tăng 438triệu đồng/người so với 31/12/2006

- Thu nhập bình quân/người đạt 3.264 ngàn đồng, tăng 6,1% so với31/12/2006, đã góp phần cải thiện đời sống cán bộ CNV trong cơ quan

- 6 tháng đầu năm 2008 nguồn vốn tăng trưởng là 10.8%.Dư nợ tăngtrưởng là 8.8%.Hệ số lương đạt 1.21

2.3 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI

AGRIBANK MỸ ĐỨC – HÀ TÂY

Kể từ ngày thành lập cho đến nay AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây đã gặp

không Ýt những khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh doanh trong một phạm

vi hẹp nh địa bàn Huyện Mỹ Đức hiện có nhiều QTDND Nh vậy đủ thấy

mức độ cạnh tranh quyết liệt trên địa bàn AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây do

đặc thù kinh doanh nh mạng lưới hoạt động rộng, cơ sở vật chất dàn trải, cácmón cho vay nhá lẻ nên chi phí hoạt động cao Do đó không thể cạnh tranhvới các ngân hàng thương mại khác bằng lãi suất Có thể tham khảo bảng 1 sosánh lãi suất để thấy rõ điều này

Ngày đăng: 28/08/2014, 23:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán Ngân hàng – HVNH Khác
2. Giáo trình kế toán Ngân hàng – HVNH phân viện TPHCM 3. Giáo trình kế toán Ngân hàng - ĐH TCKT Khác
4. Tiền tệ và thị trường tài chính – FREDERIC S.MISKIN S.MISKIN Khác
5. Giáo trình ngân hàng thương mại - HVNH Khác
6. Giáo trình ngân hàng hiện đại – DAVID COX COX 7. Quản trị Ngân hàng thương mại – PETER S.ROSE S.ROSE Khác
10. KÕt quả kinh doanh 2006-2007 và 6 tháng đầu năm 2008 AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây Khác
11. Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng 12. Các quy chế quản lý của AgriBank Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: So sánh lãi suất huy động tiết kiệm thông thường của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Huyện Mỹ Đức (thời điểm 30/06/07) - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây  Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 So sánh lãi suất huy động tiết kiệm thông thường của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Huyện Mỹ Đức (thời điểm 30/06/07) (Trang 33)
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây         năm 2006 – 2007 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây  Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tình hình huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây năm 2006 – 2007 (Trang 34)
Bảng đồ - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại AgriBank Mỹ Đức – Hà Tây  Thực trạng và giải pháp
ng đồ (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w