Lời Nói Đầu. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới, các mặt hàng có chất lượng mẫu mã và chủng loại phong phú đáp ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường nước ngoài mà trước tiên là của thi trường Mỹ. Hiệp định thương mại Việt Mỹ, việc Mỹ công nhận và trao cho Việt Nam quy chế PNTR, đặc biệt là việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 2007 đánh dấu việc hội nhập sâu rộng và đầy đủ của nền kinh tế Việt Nam và nó cũng là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới, để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường. Trong bối cảnh đó em viết đề tài : “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ” cho đề án môn học kinh tế thương mại Với sự hướng dẫn tận tình của cô PGS. TS Phan Tố Uyên cùng với sự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp nhằm đảy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam . Nội dung đề tài gồm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế Lời Nói Đầu. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới, các mặt hàng có chất lượng mẫu mã và chủng loại phong phú đáp ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường nước ngoài mà trước tiên là của thi trường Mỹ. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, việc Mỹ công nhận và trao cho Việt Nam quy chế PNTR, đặc biệt là việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 2007 đánh dấu việc hội nhập sâu rộng và đầy đủ của nền kinh tế Việt Nam và nó cũng là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới, để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường. Trong bối cảnh đó em viết đề tài : “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ” cho đề án môn học kinh tế thương mại Với sự hướng dẫn tận tình của cô PGS. TS Phan Tố Uyên cùng với sự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp nhằm đảy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam . Nội dung đề tài gồm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 1 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng của người viết, nên đề an này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong Trường. Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 2 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ. 1.1 Hàng rau quả và vai trò của xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1.2.1 Khái niệm hàng rau quả và xuất khẩu hàng rau quả. Những sản phẩm rau quả (bao gồm tất cả các loại rau quả : rau ăn củ, thân, lá, cây nước ép trái cây, rau tươi, hạt và quả có hạt, rau quả chế biến… ) hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là hàng hoá rau quả. Xuất khẩu rau quả được hiểu là hoạt động bán các sản phẩm rau quả được sản xuất hay tạm nhập vào nước xuất khẩu sang thị trường thứ hai là thị trường nhập khẩu Có nhiều hình thức xuất khẩu rau quả như : Xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, Xuất khẩu tại chỗ… 1.2.2 Đặc điểm hàng rau quả và xuất khẩu hàng rau quả. Rau quả giữ vai trò quan trọng trong trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư, nhu cầu về rau quả tăng nên mở ra nhiều cơ hội cho nhà xuất khẩu. Rau quả là mặt hàng dễ hỏng, có thời gian sử dụng ngắn, giá trị kinh tế tương đối thấp do đó muốn thu được hiệu quả kinh doanh cao cần tập trung được lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn. Tính mùa vụ của sản phẩm phải được tôn trọng và tập trung khai thác triệt để mới có hiệu quả. Việc vận chuyển đòi hỏi có phương tiện chuyên dụng, hệ thống làm lạnh, tránh làm mất vệ sinh đảm bảo an toàn giữ được giá trị của rau quả. Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 3 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế Sản phẩm rau quả đỏi hỏi phải có bao bì đồng bộ phù hợp với tính chất của từng loại rau quả sau khi thu hoạch. Rau quả các loại rất khác nhau về khả năng duy trì độ tươi mới sau thu hoạch vì nó chịu nhiều tác động của yếu tố bên ngoài. Mặt hang rau quả chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên cho nền sản xuất rau quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết đòi hỏi người xuất khẩu phải gắn với người sản xuất. 1.2.3 Phân loại hàng rau quả xuất khẩu Theo thống kê Thương mại của bộ Công Thương rau quả được chia làm 5 Nhóm : - Trái cây tươi. - Nước ép trái cây. - Rau tươi . - Hạt và quả có hạt. - Rau quả chế biến . Cũng có một cách phân loại khác; rau quả được chia làm 2 loại : Rau quả tươi và rau quả chế biến. - Rau : bao gồm Khoai tây, cà chua, hành tỏi, tỏi tây, bắp cải, rau diếp, xà lách, củ cải, rưa chuột Quả : Chuối, sung, dưa, ổi, soài, măng cụt. Các loại quả có múi : Nho, dứa, đu đủ, táo lê, mơ, anh đào, mận. - Rau quả chế biến : rau quả có hạt và phần ăn được của cây, dưa chuột, dưa bao tử, hành, tỏi, các loại họ ớt, ngô ngọt, khoai lang. Quả đóng hộp : Rau quả phần ăn được của trái cây : Dứa, quả có múi, dừa, nấm. nước cam ép, táo ép 1.2.4 Vai trò của xuất khẩu hàng rau quả trong xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Khi XK rau quả tăng, khối lượng rau quả được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khi XK rau Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 4 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế quả tăng cũng tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của nước ta là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông sản, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác XK rau quả tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ chế biến rau quả, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm. Xuất khẩu rau quả giúp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất… Mỗi tỉnh đều có những cách thức khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và tận dụng hết các lợi thế của vùng. Mỗi vựng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại rau quả khác nhau, do đó khi XK rau quả tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Xuất khẩu rau quả góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. CNH-HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 5 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Vì vậy XK rau quả tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho mặt hàng rau quả, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường rau quả Mỹ. 1.2.1 Thị trường rau quả Mỹ. Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4 triệu km 2 ), dân số đông với thành phần số rất phức tạp. Đây là một quốc gia trẻ với nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới, thực sự là một thị trường khổng lồ và rất lý tưởng đối với những nước muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại và luôn có xu hướng tăng. Do lượng dân nhập cư ngày càng đông và mang đến những sở thích thị hiếu tiêu dùng khác nhau, lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối cũng tham gia không kém phần sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này. Mỹ là một trong những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu trái cây và rau lớn nhất thế giới. Phần lớn rau quả được phân phối qua hệ thống kênh phân phối là các siêu thị bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm, cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng khắp nước Mỹ. Vai trò của các nhà trung gian phân phối như người chuyên nhập khẩu, người bán buôn ngày càng giảm, còn vai trò của các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ ngày càng tăng. Họ đặt trực tiếp các đơn đặt hàng từ những nhà xuất khẩu nước ngoài vừa giảm được phí trung gian, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá. Trong những năm gần đây, xu hướng sát nhập các tập đoàn phân phối thực phẩm của Mỹ diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này dẫn đến một số tập đoàn lớn thao túng và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp nước Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 6 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ trở nên khó khăn hơn và phải thông qua các tập đoàn trên. Một đặc trưng nữa rất riêng của thị trường Mỹ, đó là một phần lớn khối lượng rau quả tiêu thị trên thị trường là những rau quả nhập khẩu. Nhưng dù là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của thế giới nhưng đây lại là thị trường khắt khe, không phải rau quả nào cũng “chen chân” được vào thị trường này mà đó phải là những loại đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch thực phẩm phức tạp của Hoa Kỳ. Vấn đề nhãn hiệu cũng rất được chú ý, hầu hết các rau quả tham gia trên thị trường đều có nhãn hiệu của các công ty hay tư nhân để đảm bảo chất lượng tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng của thị trường Hoa Kỳ là tăng cường các biện pháp bảo hộ và tăng lượng giao dịch rau quả tươi trong tổng lượng giao dịch các sản phẩm rau quả. 1.2.2 Yêu cầu về chất lượng , giá cả mặt hàng xuất khẩu. Xã hội không xác định bằng việc cá nhân đó làm gì và tiết kiệm được bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào. Người ta vẫn thường nói đó là thế giới của tiêu dùng. Chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hoá, lối sống, mức sống, thị hiếu tiêu dùng nói chung của người Mỹ rất đa dạng. Ngay cả khi bán hàng cho mỗi bang, mỗi vùng của Mỹ, người ta có thể phải sử dụng những chiến lược Marketing khác nhau. Yêu cầu của người tiêu dùng đối với phẩm cấp hàng hóa cũng có nhiều loại: từ phẩm cấp thấp, phẩm cấp trung bình đến phẩm cấp cao. Đặc biệt người Mỹ khác người Châu Âu ở điểm không quá cầu kỳ, mà chuộng những hàng hoá đơn giản và tiện dụng, những sản phẩm mới lạ, độc đáo, kích thích sự tỉ mỉ Riêng đối với thực phẩm, tâm lý tiêu dùng của người Mỹ rất thận trọng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm thuộc loại cao cấp. Rau và quả là những mặt hàng rất nhạy cảm với người tiêu dùng, vì vậy những yêu cầu về vệ sinh kiểm dịch thực phẩm của nước này rất khắt khe. Các sản phẩm rau Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 7 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế quả được coi là đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ phải hội tụ những tiêu chuẩn cơ bản sau đây: Trước hết, đó phải là rau quả sạch, tức là không còn tồn dư các chất độc hại có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo quản sản phẩm. Hoặc khi có một số hoá chất độc được sử dụng thì phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, liều lượng, cách thức sử dụng sao cho lượng tồn dư chất độc hại trong sản phẩm không quá giới hạn cho phép. Sản phẩm rau sạch cũng là sản phẩm không tồn tại quá mức cho phép về các loại vi khuẩn gây bệnh cho con người. Thứ hai, sản phẩm rau quả phải được bao gói, và bao bì đó phải thoả mãn được các yêu cầu cơ bản là: bảo quản sản phẩm bên trong, đẹp về hinh thức; tiện lợi cho người sử dụng; trên bao bì phải ghi rõ các nội dung, địa chỉ sản xuất, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, đặc điểm sản phẩm, cách sử dụng… Thứ ba, là rau quả bán trên thị trường phải được cơ quan kiểm dịch có uy tín về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mức sống càng tăng lên do kinh tế phát triển và thu nhập cao, xu hướng tiêu dùng cũng ít nhiều thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả tươi hơn rau quả đó qua chế biến dưới dạng đóng hộp, sấy khô, muối. Thực chất, các loại quả và rau giàu giá trị dinh dưỡng hơn khi được sử dụng ở dạng tươi với điều kiện vệ sinh an toàn. Trừ cây dứa và một số cây đặc biệt khác như lạc liên (vốn dĩ trồng để chế biến), hầu hết các loại quả và rau phải ăn tươi mới đúng giá trị của nó. Vì vậy, thị trường các loại rau quả chế biến đang ở trong giai đoạn bão hoà ở các nước phát triển, và rau quả tươi có đơn giá cao hơn trên thị trường quốc tế thậm chí cũng cao hơn cả những sản phẩm rau quả đó qua chế biến. Giá cả rau quả xuất khẩu : Cung trên thị trường rau quả có hệ số co giãn rất thấp, khi cầu tăng hay giảm thì giá thị trường cũng tăng hay giảm, kéo theo là lượng cung cũng biến đổi theo. Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 8 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế Cầu của rau quả có những đặc điểm chung như mọi hàng hoá chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như phong tục tập quán, thị hiếu và một số điệu kiện đặc biệt khác. Thói quen tiêu dùng, khẩu vị của người tiêu dùng dẫn tới đặc điểm quan trọng trong việc xác định của người tiêu dùng . Là mặt hàng có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng nào đó tăng lên thì người tiêu dùng có thể chuyển sang mặt hàng rau quả khác có giá trị tương tự. 1.2.3 Các quyết định về luật pháp của Mỹ về rau quả xuất khẩu. 1.2.3.1 Cấm nhập khẩu một số loại nông sản Điều khoản 8e của luật điều chỉnh nông nghiệp Mỹ quy định cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản nếu chúng không đáp ứng được yêu cầu về: cấp loại, kích cỡ chất lượng và độ chín gồm: “cà chua, nho khô, ôliu, quả chanh đắng ( Chanh nước có vị đắng), bưởi, hạt tiêu còn xanh, cà chua ái Nhĩ Lan, dưa chuột, cam, hành, quả óc chó, chà là, nho (dùng cho bữa ăn), trái cà, mận, táo, trái kiwi, đào”. Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn những sản phẩm mà Mỹ sản xuất được và có nhu cầu trong nước. 1.2.3.2 Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP) Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế biến thực phẩm nói chung. HACCP được ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and Drugs Administration) đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài. HACCP hiện được đưa vào bộ Luật về Thực Phẩm (Food Code) của Mỹ, do FDA giám sát việc thi hành và mở rộng ra áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 9 - Lớp: TM48D Đề án môn học kinh tế thương mại Khoa Thương mại và Kinh tê quốc tế mắt là cho chế biến nước quả. HACCP được xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng trên thế giới: Thực tiễn sản xuất hàng hóa (Goods Manufacturing Practice (GMP)) và Thủ tục quản lý tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (Sanitation Standard Operating Procedure (SSOP)), v.v. Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuất phải có đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiết bị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa chữa/điều chỉnh khi các giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến. Cơ chế kiểm soát "từ xa" của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơ bản: - Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa - Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control points) - Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa - Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi điểm kiểm soát tới hạn - Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát. - Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn tới hạn bị vi phạm - Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP. 1.2.3.3 Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây (Bao gồm trái cây, hạt các loai, tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, đông lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm). Sản phẩm có thể còn nguyên dạng, cắt hoặc sử lý thế nào đó, nhưng chưa qua chế biến. Theo quy định này, việc nhập khẩu phải: Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 10 - Lớp: TM48D [...]... Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, giá trị xuất khẩu rau quả còn rất nhỏ bé và không đáng kể so với xuất khẩu nônglâm- thuỷ sản nói chung 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ 2.2.1 Chính sách của nhà nước trong sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, thực hiện chính sách mở cửa, thị trường được hội nhập và phát triển theo... trên thị trường Mỹ vẫn còn rất nhỏ bé trong khi Mỹ là nước nhập khẩu xoài lớn nhất thế giới Bình quân mỗi năm từ 2005 đến 2007, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới đạt hơn 4.000 đôla 2.2.4 Thị trường, giá cả hàng rau quả xuất khẩu Cùng với xu hướng biến động tăng của xuất khẩu rau quả nói chung vào tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ. .. xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ 3.1 Quan điểm, Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ 3.1.1 Dự báo thị trường rau quả của Mỹ trong những năm tới Dự kiến kim ngạch nhập khẩu nông sản của Mỹ sẽ tăng từ 37 tỷ năm 1999 lên tới 51 tỷ năm 2009 và 65 tỷ USD năm 2015 tốc độ tăng là 31%/năm Nguyên nhân chủ yếu do lượng rau quả nhập khẩu tăng mạnh, trong đó có... tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu; chính phủ đã có nhiều ưu đãi thích hợp như: áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu, hỗ trợ nhập khẩu giống dứa Cayen, trợ giá xuất khẩu dứa hộp sang thị trường Mỹ, hỗ trợ lãi suất đối với rau quả xuất khẩu, thưởng xuất khẩu. .. trường Mỹ và sẽ cải thiện được vị trí hiện có của mình Thực tế cho thấy, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm vừa qua Hiện tại Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả đứng lớn thứ 6 của Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng, lý tưởng để Việt Nam mở rộng xuất khẩu rau quả 2.3.2 Những hạn chế và Nguyên Nhân Tiềm năng và năng lực xuất khẩu rau quả của nước ta ra thị trường. .. thị trường xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu nên cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể 2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả Rau và quả Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu dưới dạng chế biến, lượng rau quả tươi xuất sang không đáng kể, chỉ đạt vài trăm ngàn USD mỗi năm, chủ yếu là hành tỏi, đậu xanh, các loại quả nhiệt đới Kim ngạch tỏi xuất sang thị trường Mỹ ở mức không đáng kể năm 1998 là... phép hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả ra nhiều thị trường Quy định này là một trong những ưu đãi lớn của Chính phủ đối với xuất khẩu rau quả Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm rau quả cũng được hưởng chế độ ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu Sinh Viên: Nguyễn Văn Hấn - 16 - Lớp: TM48D... ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh, các mặt hàng rau quả đa dạng hơn, ngày càng có nhiều giống rau quả mới được đưa ra sản xuất và xuất khẩu Khâu tiếp thị đó được các doanh nghiệp chú ý Một số công ty chế biến, công ty kinh doanh xuất khẩu đó chủ động tỡm thị trường, bạn hàng Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả của nước ta đó qua rồi bước đi chập chững trong việc thâm nhập các thị trường. .. cạnh những thị trường đã có, rau, hoa quả Việt Nam đã xâm nhập nhiều thị trường mới Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng bước đầu đã định hướng cho người sản xuất tập trung vào những hàng hoá có ưu thế Đặc biệt, xuất hiện nhiều công ty thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xuất khẩu rau quả Để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Nhà nước... nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế sản xuất, xuất khẩu rau quả thông qua nhiều biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng cho rau quả xuất khẩu; thưởng xuất khẩu đổi với nhiều mặt hàng rau quả mới xuất khẩu; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường Cụ thể: theo công văn số 83/1998/TT/BTC ngày 26/8/1998 trong đó quy định các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả được . sang thị trường Mỹ. 1.1 Hàng rau quả và vai trò của xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1.2.1 Khái niệm hàng rau quả và xuất khẩu hàng rau quả. Những sản phẩm rau quả (bao gồm tất. trường nhập khẩu Có nhiều hình thức xuất khẩu rau quả như : Xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, Xuất khẩu tại chỗ… 1.2.2 Đặc điểm hàng rau quả và xuất khẩu hàng rau quả. Rau quả giữ vai. trạng xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. 2.2.1 Chính sách của nhà nước trong sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Mỹ. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, thực hiện