b. Xuất khẩu uỷ thác
2.3.2 Những hạn chế và Nguyên Nhân.
Tiềm năng và năng lực xuất khẩu rau quả của nước ta ra thị trường thế giới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn không ít những khó khăn:
- Mặc dù thời gian qua, rau quả nước ta đã phát triển khá nhanh cả về diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhìn chung, tốc độ xây dựng vùng nguyên liệu không theo kịp tốc độ xây dựng nhà máy, năng suất và chất lượng nguyên liệu còn thấp, công tác chỉ đạo, công tác quản lý xây dựng vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập. Một nguyên nhân khác nữa là một số nhà
máy mới đi vào sản xuất trong thời gian ngắn lại gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu và giá xuất khẩu giảm mạnh, nên việc trả nợ trở thành vấn đề không mấy dễ dàng. Mặt khác, theo chế độ, vốn lưu thông được cấp 30%, nhưng trên thực thế thì các nhà máy không được cấp hoặc cấp với số lượng quá ít khiến các nhà máy trên phải đi vay với lãi suất cao để sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2009, ngành rau quả cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản là sản xuất nguyên liệu rau quả, xây dựng các cơ sở chế biến rau quả, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ xuất khẩu rau quả và vấn đề vốn. Dự kiến, số vốn dành cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến, xây dựng kho bảo quản sẽ là khoảng 957 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến rau quả sẽ được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên các nhà máy tại các vùng có sẵn nguyên liệu. Cụ thể, chỉ xây dựng nhà máy khi đã có 60% nguyên liệu và đã có phương án đa dạng hoá, tổng hợp lợi dụng và phương án tiêu thụ sản phẩm. Các nhà chuyên môn cũng nhận định, khi xây dựng các dự án cần có phương pháp đa dạng hoá sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, tận dụng các loại phế phẩm để sản xuất các sản phẩm phụ như rượu, dấm, phân bón, thức ăn chăn nuôi... để tăng hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các nhà máy hiện đang sản xuất thì cần khẩn trương xây dựng phương án sản xuất phụ.
- Hạn chế trong công tác tổ chức và phát triển thị trường xuất khẩu. Những năm qua, mặc dù công tác nghiên cứu, dự báo, tìm kiếm thị trường được các cấp quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp chú ý xúc tiến, và bước đầu đạt được một số tiến bộ so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức thăm dò. Chưa đầu tư thoả đáng cho hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, vì vậy chưa thực sự thiết lập được hệ thống thị trường chủ lực với những mặt hàng xuất khẩu ổn định với khối lượng lớn. Những thông tin thương mại thu thập được về thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế, chung chung, chậm được xử lý, chậm tới tay người sản
xuất, nên xẩy ra tình trạng sản xuất phát triển tự phát, thiếu ổn định, sản xuất thoát ly nhu cầu thị trường, sản phẩm sản xuất ra chậm tiêu thụ, ứ đọng gây thiệt hại cho người sản xuất. Về phía người sản xuất, mặc dù đã được giao quyền tự chủ, song trên thực tế họ chưa đủ khả năng thực hiện quyền tự chủ trong khâu tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, do thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này, và do hạn chế về kinh phí. Nhìn chung, chưa có sự phân định rõ ràng để thúc đẩy công tác marketing ở tầm vĩ mô và vi mô nên chưa mở rộng được thị trường, hạn chế mặt hàng xuất khẩu.
- Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu rau quả chưa hợp lý, thiếu hiệu quả. Ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả ngoài quốc doanh. Số lượng các nhà kinh doanh rau quả thì lớn, song giữa họ thiếu sự liên kết trong kinh doanh nên dẫn đến xu hướng “trăm hoa đua nở”, nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu rau quả. Trong khi đó cơ chế quản lý chưa theo kịp với thực tiễn, do vậy dẫn đến tình trạng tranh mua ở thị trường trong nước, tranh bán ở thị trường nước ngoài, trong quan hệ với nông dân không ít doanh nghiệp thường hoạt động theo cách “ dễ làm, khó bỏ” thiếu trách nhiệm với nông dân. Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
- Tuy rau quả xuất sang thị trường Mỹ đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua, nhưng nhìn chung kim ngạch mới chỉ chiếm 0,1% nhập khẩu của nước này, còn bị các đối thủ cạnh tranh vượt xa. Nguyên nhân khách quan là hiệp định thương mại giữa hai nước mới có hiệu lực được một năm, luật pháp Hoa Kỳ lại phức tạp, các quy định về vệ sinh thực phẩm khắt khe, nhưng cũng thừa nhận công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ còn tản mạn và thiếu tính định hướng. Chưa có sự phối hợp giữa Bộ thương mại với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo chuyên ngành chuyên sâu (ví dụ: rau quả có thể thâm nhập được loại rau gì quả gì, nhu cầu của Hoa kỳ có đặc thù gì, luật pháp ra sao,
cạnh tranh như thế nào). Thêm vào đó, trong khi một số sản phẩm rau quả chế biến dành cho xuất khẩu của Việt Nam đang được giá trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới như nước quả, nước cà chua, nước dứa cô đặc, dưa chuột thì lại không đủ nguyên liệu để chế biến, nhất là các công ty của Mỹ đang có nhu cầu rất cao đối với sản phẩm nước dứa cô đặc của nước ta, nhưng khả năng cung cấp lại có hạn.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả Việt