Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường mỹ (Trang 37 - 40)

b. Xuất khẩu uỷ thác

3.2.1.5 Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả

Trong thời gian tới, để thúc đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu rau quả, một mặt cần xoá bỏ các cản trở, nhất là cản trở thuộc về cơ chế, thể chế, thủ tục tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu, mặt khác cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu rau quả. Trong năm 1998 Bộ Thương mại và các bộ hữu quan đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tiếp tục mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giải toả những vướng mắc về tài chính- tiền tệ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo thông thoáng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu rau quả, chính sách khuyến khích xuất khẩu cần làm những vấn đề sau:

- Trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả, rất cần sự tập trung ưu tiên, đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm phát triển ngành rau quả tương xứng với trình độ của các nước xuất khẩu rau quả thành đạt trên thế giới. Đề nghị Nhà nước miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhằm thực hiện các dự án xuất khẩu và phục vụ cho công nghệ chế biến xuất khẩu.

- Để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rau quả xuất khẩu, đề nghị Nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho vùng bắt đầu trồng rau quả xuất khẩu trong 3 năm đầu, tạo điều kiện cho nông dân hưởng trọn lợi ích sinh ra trên mảnh đất được giao và có điều kiện tái đầu tư trên mảnh đất của mình. Đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia xuất khẩu rau quả, Nhà Nước có thể miễn thuế lợi tức trong 5 năm đầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, thực sự làm tốt chức năng tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xuất khẩu rau quả. Đồng thời nhằm khuyến khích động viên mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất khẩu, đề nghị Chính phủ áp dụng cơ chế khen thưởng

kịp thời trong lĩnh vực kinh doanh này. Cụ thể, khen thưởng các đơn vị có thành tích trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả (gồm cả người sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả ) nếu có thành tích xuất khẩu xuất sắc, hiệu quả kinh tế cao, đạt một trong các tiêu chuẩn qui định tại Quyết Định số 1291/ 1998/QĐ- BTM, ngày 28-109-1998 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ký về việc “Ban hành quy chế quản lý và sử dụng quĩ thưởng xuất khẩu để thực hiện việc khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu.

- Chính Phủ tạo điều kiện để sớm hình thành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổ chức này là đầu mối giao lưu với các tổ chức Quốc tế, thống nhất điều hành kinh doanh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Hiệp hội được thành lập còn nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực Nhà nước và tư nhân. Nôi dung hoạt động của Hiệp hội gồm:

+ Tư vấn giúp Chính phủ trong việc xác định các chính sách có liên quan tới sản xuất, thị trường, vấn đề chế biến, xuất- nhập khẩu, vận chuyển và một số lĩnh vực khác có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả.

+ Thu thập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, phổ biến những thông tin có liên quan tới ngành rau quả.

+ Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả. ..

Hiệp hội có thể gồm đại diện của các Bộ, cục, công ty, trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả.

- Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xâm nhập, tìm kiếm thị trường mới, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong việc chi phí tham gia hội trợ, triển lãm Quốc tế, tiếp thị tìm kiếm thị trường. ..

- Các cơ quan quản lý vĩ mô cần đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt mang tính pháp lý đối với các nhà xuất khẩu rau quả như tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã rau quả xuất khẩu phải tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể Chính phủ

ban hành hệ tiêu chuẩn đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu, đòi hỏi người tham gia kinh doanh xuất khẩu rau quả phải thoả mãn các tiêu chuẩn đó mới được tham gia xuất khẩu, nhằm đảm bảo chất lượng rau quả xuất khẩu, nâng cao uy tín sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, nghiêm khắc xử lý đối với các trường hợp vi phạm qui định về tiêu chuẩn chất lượng, gây mất uy tín cho ngành rau quả nói riêng, hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường mỹ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w