b. Xuất khẩu uỷ thác
3.2.1.3 Chính sách vốn, tín dụng
Chính sách cho vay vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả cần giải quyết theo hướng sau :
- Đối với người sản xuất, căn cứ vào đặc tính, thời vụ của từng loại rau quả, Nhà nước tăng nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nông dân. Thời hạn cho vay vốn bao gồm cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó :
+ Vốn vay ngắn hạn cho người dân vay trực tiếp để sản xuất kinh doanh theo từng thời vụ ngắn hạn (kinh doanh rau vụ Đông).
+ Vốn vay trung và dài hạn để đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị và trồng cây ăn quả lâu năm. Đối với cây xuất khẩu phải sau nhiều năm mới được thu hoạch (vải, nhãn, xoài...). Nhà nước cho các hộ trồng cây ăn quả xuất khẩu lâu năm vay dài hạn trong thời gian 4-5 năm, sau khi thu hoạch nông dân sẽ trả dần trong 5 năm tiếp theo. Mức cho vay khoảng 35-40% suất đầu tư.
Hệ thống tín dụng đặc biệt với điều kiện thuận tiện hơn như ngân hàng Việt Nam cho người nghèo vay là rất cần thiết để bù đắp những thiếu hụt của hệ thống tín dụng hiện nay. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn hệ thống tín dụng này, đặc biệt hướng tới người nghèo nông thôn tham gia trồng rau quả phục vụ xuất khẩu.
- Đối với các dự án trồng quả tập trung phục vụ xuất khẩu, áp dụng phương thức liên doanh, liên kết với nước ngoài hoặc ngân hàng bảo lãnh cho người sản xuất vay vốn trả chậm, lãi xuất thấp, thời gian dài.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả, đề nghị Nhà nước và ngân hàng cho vay vốn khi cần thực hiện các hợp đồng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, thu mua rau quả với số lượng lớn vào lúc chính vụ để chế biến-xuất khẩu. Để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu rau quả, đề nghị Nhà nước cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn mức qui định chung.