b. Xuất khẩu uỷ thác
3.1.4 Những định hướng lớn trong xuất khẩu
Trong 10 năm tới hàng rau quả của chúng ta sẽ xuất khẩu sang tất cả các thị trường chủ yếu trên thế giới. Đặc biệt chú trọng vào thị trường Châu á- Thái Bình Dương, nhờ vị trí địa lý gần ta lại có thể khai thác xuất khẩu một số loại rau quả dưới dạng tươi hay ướp lạnh, nhất là trong những năm trước mắt chưa có điều kiện vươn xa. Trong đó Trung Quốc vẫn được coi là thị trường lớn nhất của Việt Nam và có thể đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tới mức vài triệu/năm. Các thị trường quan trọng khác vẫn là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Asean, Australia. Chú trọng hơn nữa vào thì trường đầy tiềm năng và lý tưởng Bắc Mỹ để tới năm 2010 sẽ đạt được mức xuất khẩu là 150-200 triệu USD, riêng thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam phấn đấu mỗi năm xuất khẩu sang thị trường 100 triệu USD, tức là đuổi kịp mức xuất khẩu của Thái Lan, Philippin hiện nay vào thị trường này. Đây là thị trường có nhu cầu
rất lớn về rau, quả, đặc biệt là rau nhiệt đới. Tuy nhiên, so với Việt Nam, Hoa Kỳ nằm tận phía bên kia bán cầu, cách chúng ta nửa vòng trái đất, nên khả năng xuất khẩu rau quả dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh là rất khó khăn, ít nhất là trong những năm trước mắt. Vì vậy, cần hướng mạnh vào việc xuất rau, quả chế biến dưới tất cả các dạng được khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu: muối, đóng hộp, sấy khô, nghiền, ép thành nước quả hoặc nước quả cô đặc, mứt quả… sang thị trường nước này. Tuy nhiên, trước mắt khả năng này còn bị hạn chế về nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, giá thành còn cao, thiết bị và công nghệ chế biến lạc hậu, vận tải xa,... nên khó cạnh tranh và do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong một thời gian vào những năm đầu phát triển.Định hướng về sản phẩm: Rau quả ở dạng tươi: Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt bảo đảm chất lượng, màu sắc, hương vị phù hợp nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi phải có đầu tư vốn lớn: thiết bị làm lạnh tiên tiến bảo đảm rau, quả không bị mất nước, kho chứa và phương tiện vận chuyển lạnh... Do đó, trước mắt chưa có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn. Trong những năm tới với những chính sách- biện pháp thích hợp (sẽ đề cập ở phần sau) cần tăng dần tỷ trọng rau, quả tươi trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng rau quả, vì cũng như thị trường nội địa, thị trường thế giới có nhu cầu lớn và ưa thích các chủng loại rau, quả tươi hơn là qua chế biến. Nhưng vì yêu cầu về chất lượng rất cao, việc bảo quản vận chuyển phải có phương tiện chuyên dùng đòi hỏi đầu tư vốn lớn, và cần có thời gian..., nên trước mắt ta cố gắng tranh thủ mọi hình thức có thể được để xuất khẩu dưới dạng tươi một khối lượng nhất định, xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch sang các thị trường lân cận, xuất những lô hàng nhỏ nhưng thường xuyên theo đường hàng không sang một số trung tâm như Pari (Pháp), Berlin (Đức), Matxcơva (Nga), Tokyo (Nhật Bản), Canbơrơ (Ôxtrâylia), Oasinhtơn (Hoa Kỳ), ốtaoa (Canada),...; xuất làm nguyên liệu cho doanh nghiệp chế xuất để chế biến xuất khẩu cũng rất tốt và cần được khuyến khích tổ chức thực hiện tốt hơn. Trong khi khuyến khích tối đa các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác mọi hình thức xuất khẩu theo cơ chế chính sách chung nhằm tiêu thụ mọi chủng loại rau, quả mà khách hàng có nhu cầu, với khẩu hiệu: "Miễn là khách hàng chấp nhận và ta bán được hàng, thu được vốn, người sản xuất và xuất khẩu đều có lợi"; đồng thời cần lược chọn một số chủng loại rau quả thị trường có nhu cầu lớn và thường xuyên mà ta có khả năng mở rộng sản xuất có hiệu quả cao để áp dụng một số chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt nhất là trong những năm đầu phát triển nhằm xuất khẩu với khối lượng lớn.
Rau quả chế biến: Do xuất khẩu rau, quả dưới dạng tươi còn bị hạn chế về nhiều mặt, nên hướng chủ yếu của ta là xuất khẩu rau, quả chế biến. Một số loại rau trước mắt có thể chế biến dưới dạng tươi đều có thể chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn và có loại mang hiệu quả rất cao, trong đó đáng quan tâm phát triển sản xuất, chế biến để xuất khẩu là: nấm, “trà khổ qua”, dưa bao tử do đây đều là những loại rau mà thị trường Mỹ có nhu cầu lớn. Theo đánh giá của Fao, thị trường thế giới hàng năm có nhu cầu khoảng 800-900 ngàn tấn dứa hộp, trong đó riêng thị trường Mỹ đã chiếm tới 200 ngàn tấn; tức là dứa xuất khẩu từ Việt Nam mới chỉ bằng 1% kim ngạch nhập khẩu dứa hộp của Hoa Kỳ. Vì vậy định hướng của nước ta là áp dụng loại giống dứa mới (dứa Cayen) vào sản xuất, cho sản lượng cao gấp 5-6 lần giống dứa truyền thống của ta. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt năng suất 50-60tấn/ha và đến năm 2010, cả nước sẽ có 20.000 ha trồng dứa xuất khẩu và đạt được sản lượng khoảng 1 triệu tấn dứa, cho xuất khẩu vừa dưới dạng tươi và chế biến với kim ngạch khoảng 200 triệu USD. Ngoài dứa hộp, còn có nhiều loại quả khác có thể chế biến dưới dạng đóng hộp để xuất khẩu như: vải hộp, nhãn, chôm chôm; đặc biệt chú trọng định hướng phát triển các loại nước quả và nước cô đặc mà người tiêu dùng Mỹ có nhu cầu do hương vị lạ: đu đủ, chôm chôm, ổi, mãng cầu, thanh long, dưa hấu…