Tính cấp thiết lựa chọn đề tài Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông thì thị trường Viễn thông Việt Nam là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, các doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh mạnh mẽ và đưa ra nhiều dịch vụ mới. Dịch vụ điện thoại di động tiếp tục tăng trưởng cao trong khi dịch vụ cố định truyền thống vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ đã chậm lại. Việc giảm giá cước các dịch vụ Viễn thông đang là xu hướng tất yếu nhằm mục đích tăng khả năng cạnh tranh. Sự cạnh tranh về giá đã làm cho số lượng thuê bao tăng trưởng rất nhanh đặc biệt là thuê bao di động và làm cho chất lượng mạng bị giảm sút. Trước sức ép cạnh tranh giảm giá đã làm cho hiệu quả của một số dịch vụ truyền thống bị suy giảm, như dịch vụ điện thoại cố định đầu tư lớn nhưng hiệu quả không cao. Trong điều kiện đó Viễn thông Ninh Bình cần phải đầu tư nâng cao chất lượng mạng lưới, đồng thời thực hiện một số biện pháp có liên quan đạt được hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Viễn thông Ninh Bình” đã được chọn nhằm đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 2). Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1). Tính cấp thiết lựa chọn đề tài Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông thì thị trường Viễn thông Việt Nam là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, các doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh mạnh mẽ và đưa ra nhiều dịch vụ mới. Dịch vụ điện thoại di động tiếp tục tăng trưởng cao trong khi dịch vụ cố định truyền thống vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ đã chậm lại. Việc giảm giá cước các dịch vụ Viễn thông đang là xu hướng tất yếu nhằm mục đích tăng khả năng cạnh tranh. Sự cạnh tranh về giá đã làm cho số lượng thuê bao tăng trưởng rất nhanh đặc biệt là thuê bao di động và làm cho chất lượng mạng bị giảm sút. Trước sức ép cạnh tranh giảm giá đã làm cho hiệu quả của một số dịch vụ truyền thống bị suy giảm, như dịch vụ điện thoại cố định đầu tư lớn nhưng hiệu quả không cao. Trong điều kiện đó Viễn thông Ninh Bình cần phải đầu tư nâng cao chất lượng mạng lưới, đồng thời thực hiện một số biện pháp có liên quan đạt được hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Viễn thông Ninh Bình” đã được chọn nhằm đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 2). Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VTNB. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VTNB. 3). Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: 2 - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VTNB. * Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Viễn thông Ninh Bình. Số liệu và thực trạng tập trung trong giai đoạn 2003 – 2008. 4). Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm: Phương pháp chuyên gia. Phương pháp lịch sử. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp tổng hợp và so sánh. 5). Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, danh mục tham khảo, các biểu bảng, phụ lục, nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại VTNB. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của VTNB. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư 1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư Theo quan điểm của luận văn, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ 3 thuật của nền kinh tế. Vốn có thể là các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ… 1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư - Là hoạt động bỏ vốn, vốn có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình. - Là hoạt động có tính chất lâu dài. - Mục tiêu của hoạt động đầu tư là mang lại hiệu quả biểu hiện trên hai mặt: Lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội. - Hoạt động đầu tư chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. 1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, hoạt động đầu tư tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Đầu tư phát triển giúp giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. 1.2. Nội dung nguồn vốn đầu tư 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư là tổng hợp các nguồn vật chất bằng tiền, bằng tài sản, sức lao động, tài nguyên… mà doanh nghiệp có thể huy động được cho đầu tư phát triển. 1.2.2. Nội dung của nguồn vốn đầu tư Nội dung cơ bản của nguồn vốn đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp bao gồm: Nguồn vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định và nguồn vốn đầu tư tài sản lưu động bổ sung. - Nguồn vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định. 4 - Nguồn vốn đầu tư tài sản lưu động bổ sung. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của nguồn vốn làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp. Hoạt động làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp được gọi là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm: các khoản chi phí cho khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định … 1.2.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư - Phân loại theo nguồn gốc hình thành: Nguồn vốn đầu tư bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - Phân loại theo mức độ phân quyền quản lý nguồn vốn: Nguồn vốn phân cấp và Nguồn vốn không phân cấp. - Phân loại theo lĩnh vực đầu tư: đầu tư theo lĩnh vực khác nhau có nguồn vốn khác nhau. - Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định Đầu tư tư tài sản cố định mới, Nguồn vốn để đầu tư mở rộng và cải tạo. 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 1.3.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là sự so sánh giữa chi phí hay số vốn đầu tư bỏ ra và lợi ích thu về. Các mặt của nội dung hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, bởi lẽ hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như: lựa chọn nguồn vốn đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư (đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, thu được kết quả gì), quản lý nguồn vốn đầu tư, ngoài ra còn có các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 1.3.2. Lựa chọn nguồn vốn đầu tư 5 Căn cứ để lựa chọn nguồn vốn đầu tư đó là chi phí sử dụng vốn và mức độ rủi ro sử dụng nguồn vốn. Ta chỉ xem xét 2 nguồn vốn chính là vốn vay và nguồn vốn tự có từ khoản lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư. * Vốn vay: vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác… Chi phí sử dụng vốn vay là lãi suất phải trả cho chủ nợ. * Lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư: Hay còn gọi là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của doanh nghiệp, xét về mặt kế toán, khi doanh nghiệp để lại lợi nhuận để tái đầu tư thì không phải trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính thì phải tính chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại. * Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn vốn đầu tư: - Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận. - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. - Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp và lãi suất thị trường. - Thái độ của người cho vay. - Mức chấp nhận rủi ro của các nhà quản lý doanh nghiệp. - Mức thuế thu nhập doanh nghiệp: ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. 1.3.3. Sử dụng nguồn vốn đầu tư * Khi sử dụng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực gì hay đầu tư vào dự án nào cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Chiến lược phát triển của ngành, của doanh nghiệp. - Nhu cầu và tình hình cung cấp sản phẩm trên thị trường mà hoạt động đầu tư nhằm sản xuất ra - Khai thác được các nguồn lực và tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. 6 - Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. * Vấn đề quản lý sử dụng nguồn vốn của dự án: - Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ thu, chi vốn bằng tiền, thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời. - Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm. - Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý. 1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư 1.3.4.1. Chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Lựa chọn chỉ tiêu Chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất. 1.3.4.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính (hiệu quả đầu tư) 1). Tỷ suất sinh lợi vốn đầu tư. 2). Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 3). Chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí (B/C). 4) Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T). 5) Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 6) Chỉ tiêu điểm hòa vốn (Q 0 : sản lượng hòa vốn). 1.3.4.3. Một số chỉ tiêu hiệu quả khác 1). Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. 2). Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. 7 3). Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư. 4). Hệ số huy động tài sản cố định. 5). Các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư 1.3.5.1. Nhân tố chủ quan - Lựa chọn lĩnh vực đầu tư. - Tổ chức triển khai đầu tư. - Khai thác đối tượng đầu tư được hình thành. - Yếu tố con người. 1.3.5.2. Nhân tố khách quan - Các chính sách của Nhà nước. - Yếu tố thị trường. - Các yếu tố về nền kinh tế. - Yếu tố khoa học - công nghệ. - Yếu tố khác. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỄN THÔNG NINH BÌNH 2.1. Tổng quan về Viễn thông Ninh Bình 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Viễn thông Ninh Bình 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Viễn thông Ninh Bình là một đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) theo điều lệ tổ chức và hoạt động của mô hình tập đoàn. Đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do VNPT giao. Viễn thông Ninh Bình được thành lập trên cơ sở quyết định chia tách giữa hai lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông của 8 VNPT. VTNB được kế thừa toàn bộ mạng lưới viễn thông trong toàn tỉnh Hiện nay, Viễn thông Ninh Bình đang là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp các dịch vụ viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 1). Chức năng - Là một đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) nên hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do VNPT giao. - Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác các dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin để kinh doanh phục vụ kế hoạch phát triển do Tập đoàn giao. - Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông và kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi cho phép của pháp luật và Tập đoàn. 2). Nhiệm vụ - Viễn thông Ninh Bình có nghĩa vụ quản lý, sử dụng vốn và nguồn lực do Tập đoàn giao có hiệu quả. - Đảm bảo chất lượng dịch vụ Viễn thông. - Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới. - Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hàng, bảo dưỡng, sửa chữa. - Đơn vị chịu sự quản lý của Tập đoàn và thống kê, báo cáo về tập đoàn. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy về nguồn nhân lực Mô hình tổ chức bộ máy của Viễn thông Ninh Bình bao gồm 5 phòng ban và 11 trung tâm trực thuộc. Viễn thông Ninh Bình có tổng số 323 cán bộ công nhân viên trong đó: Nam:284 người (chiếm 87,92%). Nữ:39 người (chiếm 12,08%). 9 2.1.1.4. Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Ninh Bình hiện nay chủ yếu thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Với diện tích tự nhiên hơn 1.400km 2. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa trong khu vực. Với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. 2.1.2. Thực trạng hoạt động SXKD của Viễn thông Ninh Bình Viễn thông Ninh Bình hiện nay đang cung cấp dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin chính bao gồm: Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống, dịch vụ di động, dịch vụ Internet ADSL, dịch vụ điện thoại cố định không dây (G-Phone). Trong đó doanh thu từ dịch vụ cố định truyền thống chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của đơn vị. Thị trường Viễn thông của doanh nghiệp đã và đang bị chia sẻ đáng kể bởi các đơn vị kinh doanh viễn thông khác, đó là Viễn thông quân đội (Viettel) và Viễn thông điện lực (EVN telecom). Doanh thu dịch vụ cố định bị giảm sút. Trước những thách thức trên, Viễn thông Ninh Bình đã đặt ra nhiệm vụ giữ vững thị trường dịch vụ cố định hiện có, tranh thủ phát triển thêm khách hàng mới; Đơn vị đã chuyển hướng sang đầu tư phát triển dịch vụ thông tin di động, dịch vụ băng rộng và dịch vụ cố định không dây. Năm 2006, Tập đoàn đã triển khai dự án đầu tư “Hệ thống cung cấp dịch vụ mới Internet ADSL tại 43 tỉnh thành phố” trong đó có Bưu điện tỉnh Ninh Bình với nguồn vốn bố trí cho đơn vị gần 4 tỷ đồng. Cuối năm 2006 đơn vị đã phát triển được 569 thuê bao mang lại hơn 2 tỷ đồng doanh thu. Trong năm 2007, Đơn tiếp tục triển khai dự án đầu tư phát triển dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL và tung ra dịch vụ 10 điện thoại cố định không dây Gphone, 2 dịch vụ này có tốc độ phát triển rất cao. Năm 2008 thị phần dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị chia sẻ, đặc biệt là dịch vụ cố định truyền thống, dịch vụ này tăng chậm lại và đến cuối năm đã có xu hướng giảm sút; Sản lượng, doanh thu, và doanh thu bình quân trên 1 thuê bao đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cước dịch vụ thông tin di động giảm mạnh làm cho giá cước dịch vụ cố định cũng phải giảm theo, nhiều khách hàng chuyển sang dùng dịch vụ di động để thay cho dịch vụ điện thoại truyền thống, và do các hãng tung ra dịch vụ cố định không dây có nhiều ưu điểm cạnh tranh với dịch vụ của đơn vị. Ngoài ra, dịch vụ cố định không dây G- đến cuối năm 2008 đã phát triển chậm lại do bị cạnh tranh mạnh bởi các dịch vụ tương tự của các đối thủ. Việc phát triển dịch vụ di động trả sau của đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp do dịch vụ này ít được khuyến mại, thủ tục lắp đặt, thanh toán không được tiện lợi so với dịch vụ di động trả trước. Dịch vụ Internet ADSL với thương hiệu MegaVNN tiếp tục tăng trưởng cao, trong năm đã phát triển được 4.875 thuê bao nâng tổng số thuê bao có trên mạng là 7.903 thuê bao. Năm 2009 nhận định thị trường viễn thông tiếp tục cạnh tranh mạnh, dịch vụ Internet MegaVNN của đơn vị tiếp tục phát triển nhanh, và cũng sắp bước vào cuộc cạnh tranh mới khi các đối thủ cung cấp dịch vụ Internet không dây qua mạng di động 3G. 2.1.3. Hiện trạng mạng viễn thông Hiện nay mạng viễn thông của Viễn thông Ninh Bình với tổng số 27 trạm viễn thông, 29 tổng đài điện tử kỹ thuật số các loại (02 trạm trung tâm, 27 trạm vệ tinh) tổng dung lượng lắp đặt 121.496 số, 91 trạm thu, phát sóng di động (BTS), 40 đầu máy viba số, trên 300 km cáp quang, trên 3.500 km cáp đồng các loại; với trên 90.000 máy điện thoại cố định, 10.000 [...]... Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại Viễn thông Ninh Bình 2.2.1 Sử dụng các nguồn vốn Hiện nay Nguồn vốn đầu tư tại đơn vị được Tập đoàn phê duyệt gồm 2 phần: phần nguồn vốn đầu tư phân cấp và nguồn vốn đầu tư không phân cấp Đối với nguồn vốn đầu tư phân cấp, đơn vị được hoàn toàn chủ động lên danh mục đầu tư, ra quyết định đầu tư và làm chủ đầu tư thực hiện quản lý các dự án Đối với nguồn vốn đầu tư không... đoàn vào dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỄN THÔNG NINH BÌNH 3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông và định hướng đầu tư phát triển mạng lưới của Viễn thông Ninh Bình trong những năm tới 3.1.1 Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông Qua nghiên cứu dự báo nhu cầu của các loại dịch vụ viễn thông trong những năm tới ta có thể rút ra các... trạng sử dụng vốn đầu tư tại Viễn thông Ninh Bình 2.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Về tốc độ tăng vốn đầu tư so với tốc độ tăng doanh thu: Ta thấy trong giai đoạn 2006-2008 vốn đầu tư cho lĩnh vực VT-CNTT thực hiện tăng khá cao bằng 224,69% so với giai đoạn 2003-2005, tuy nhiên doanh thu chỉ tăng 138,58% so với giai đoạn 2003-2005 Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư. .. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Viễn thông Ninh Bình 3.2.1 Sử dụng vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới 1) Đầu tư vào hệ thống chuyển mạch, thay thế hệ thống tổng đài trung tâm Hệ thống tổng đài trung tâm hiện nay gồm 2 loại: Tổng đài TDX-1B và tổng đài VKX Hệ thống TDX-1B có thời gian 20 sử dụng lâu (trên 15 năm), sử dụng công nghệ cũ, dung lượng lắp đặt nhỏ đã sử dụng. .. xuất các giải pháp và các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở chương III Với mạng lưới viễn thông rộng khắp và bề dày truyền thống của mình, tin rằng Viễn thông Ninh Bình hoàn toàn có thể đầu tư xây dựng mạng viễn thông hiện đại, bắt kịp xu hướng kinh doanh trên thế giới mang lại hiệu quả cao, khẳng định vị trí đứng đầu trên thị trường dịch vụ viễn thông. .. đầu tư hợp lý, đáp ứng được các nhu cầu về dịch vụ mới và cung cấp được nhiều dịch vụ viễn thông băng rộng, hơn nữa phương án này phù hợp với định hướng, khả năng của đơn vị và quy mô thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 3.2.4 Nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư và đào tạo cán bộ kế hoạch -đầu tư của Viễn thông Ninh Bình trong những năm tới - Nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư: nâng cao năng lực quản... - Triển khai dự án đầu tư thay thế hệ thống tổng đài TDX-1B đã lạc hậu KẾT LUẬN Với mục tiêu nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại VTNB, luận văn đã có những cố gắng nghiên cứu một số điểm cơ bản sau: - Trong chương I, luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư, nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp,... 3.2.2 Khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng, đầu tư phát triển các dịch vụ gia tăng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng mạng hiện có 1 Khai thác hiệu quả hạ tầng mạng hiện có - Đầu tư tạo ra sự cân đối cho mạng lưới - Đầu tư nhằm phát triển khách hàng mới có tiềm năng sử dụng dịch vụ băng rộng - Tập trung đầu tư cho Internet băng rộng 2 Đầu tư phát triển các dịch vụ gia tăng Tập trung đầu tư các hệ thống cung... quản lý để sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, đúng mục đích, đối tư ng và đảm bảo các quy định hiện hành - Đào tạo cán bộ kế hoạch - đầu tư của VTNB trong những năm tới 3.2.5 Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Kiểm tra tính phù hợp của các quyết định đầu tư từ khi lập dự án 22 - Kiểm tra hoạt động nghiên cứu thị trường - Đánh giá khả năng đáp ứng về nguồn vốn đầu tư - Đánh giá... và nhiệm vụ chính trị 3.1.4 Định hướng đầu tư phát triển mạng lưới của Viễn thông Ninh Bình đến năm 2012 - Định hướng đầu tư phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông của Viễn thông Ninh Bình vào 4 mảng: phát triển mạng cố định, mạng băng rộng, mạng di động và các dịch vụ mới Trong đó duy trì và nâng cao chất lượng mạng cố định và tập trung nguồn lực để đầu tư cho mạng mạng băng rộng, mạng di động . đầu tư: - Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận. - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. - Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp và lãi suất thị trường. - Thái. Nhân tố chủ quan - Lựa chọn lĩnh vực đầu tư. - Tổ chức triển khai đầu tư. - Khai thác đối tượng đầu tư được hình thành. - Yếu tố con người. 1.3.5.2. Nhân tố khách quan - Các chính sách. Nhân tố khách quan - Các chính sách của Nhà nước. - Yếu tố thị trường. - Các yếu tố về nền kinh tế. - Yếu tố khoa học - công nghệ. - Yếu tố khác. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU