Tuy nhiên do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, cũng như trên thế giới, người tiêu dùng ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với các thách thức của nạn hàng lậu, hàng giả, hàng kém
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu 6
2.1.3 Thủ đoạn buôn lậu 8
2.1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu lực chống buôn lậu 10
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu 17
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu 17
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Thực trạng buôn lậu ở một số quốc gia trên thế giới 19
2.2.2 Thực trang buôn lậu ở Việt Nam 21
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
Trang 23.1 Đặc điểm tỉnh Bắc Giang 26
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang 26
3.1.2 Điều kiện xã hội 28
3.2 Cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang 35
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 35
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang 37
3.3 Phương pháp nghiên cứu 39
3.3.1 Khung nghiên cứu 39
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 40
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 40
3.3.4 Phương pháp phân tích 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng buôn lậu và hiệu lực chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 42
4.1.1 Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu 42
4.1.2 Những thủ đoạn chủ yếu được các đối tượng buôn lậu sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay 46
4.1.3 Các biện pháp nghiệp vụ được Chi cục quản lý thị trường Bắc Giang áp dụng 49
4.1.4 Kết quả kiểm tra, xử lý của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang trong 3 năm gần đây 50
4.1.5 Phân tích và đánh giá hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hoá nhập khẩu, giai đoạn 2011-2013 62
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hoá nhập khẩu 77
4.2.1 Định hướng nâng cao hiệu lực chống buôn lậu 77
4.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 78
Trang 34.2.3 Quản lý hóa đơn, chứng từ 79
4.2.4 Đổi mới hoạt động công tác Quản lý thị trường 81
4.2.5 Xây dựng lực lượng chống buôn lậu trong sạch 81
4.2.6 Tăng cường công tác quản lý địa bàn 82
4.2.7 Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân 83
4.2.8 Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành trong công tác chống buôn lậu đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên ngành 84
4.2.9 Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại 86
4.2.10 Một số giải pháp khác 86
PHẨN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 88
5.2.1 Đối với Chính phủ 88
5.2.2 Đối với các bộ, ngành cơ quan chức năng khác 91
5.2.3 Đối với UBND tỉnh 91
5.2.4 Đối với các doanh nghiệp trong nước 92
5.2.5 Đối với quần chúng 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 31
Bảng 4.1 Hình thức buôn lậu và hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 44
Bảng 4.2 Mặt hàng tiêu dùng nhập lậu đã bị tịch thu 46
Bảng 4.3 Kết quả xử lý vi phạm từng khu vực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 51
Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả kiểm tra , xử lý năm 2011 53
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý năm 2012 55
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý năm 2013 56
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý buôn lậu năm 2011, 2012, 2013 61
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Con đường tiêu thụ thuốc lá qua địa bàn tỉnh Bắc Giang 43
Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng loại hình vi phạm năm 2011 57
Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng loại hình vi phạm năm 2012 58
Biểu đồ 4.3 Tỷ trọng loại hình vi phạm năm 2013 58
Biểu đồ 4.4 Số vụ vi phạm từ năm 2011 đến 2013 59
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ tiền xử lý vi phạm hành chính từ năm 2011-2013 59
Trang 6PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những thành tựu đáng mừng về sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, chúng ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của nạn buôn lậu và gian lận thương mại Buôn lậu đang là một trong những trở ngại lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Chính vì vậy, trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh chống buôn lậu đã trở nên vô cùng quyết liệt và luôn gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn
Khi xã hội càng phát triển thì người tiêu dùng càng được thỏa mãn các nhu cầu của mình, cả về vật chất lẫn tinh thần Ở Việt Nam, thành quả sau hơn
20 năm sự nghiệp đổi mới của Đảng đã chứng minh điều đó Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, mua bán thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư Tuy nhiên do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, cũng như trên thế giới, người tiêu dùng ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với các thách thức của nạn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…
Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, nhất là tại những địa bàn giáp ranh biên giới Ngoài những mặt hàng quốc cấm như ma túy, vũ khí, động vật quý hiếm… còn có thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc lá, hàng tiêu dùng và hàng điện tử công nghệ cao
Trước tình hình đó việc đẩy mạnh nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng là một nhiệm vụ cấp thiết
Tỉnh Bắc Giang với vị trí địa lý nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130
km đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu có chiều hướng ngày càng gia tăng
Trang 7Lực lượng Quản lý thị trường với chức năng kiểm tra chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, chống gian lận thương mại và các hành vi khác trong hoạt động thương mại và dịch vụ, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường liên quan mật thiết đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như góp phần tích cực vào việc xây dựng một thị trường phát triển theo định hướng XHCN, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất kinh doanh chân chính Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của lực lượng quản lý thị trường nhất là công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay là điều hết sức cần thiết (vì đây là hoạt động thường xảy ra nhiều vi phạm và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường) Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu lực hoạt động trong công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu góp phần ổn định nền kinh tế thị trường là nhu cầu cấp
bách Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt
động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang” làm nội dung nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Trang 81.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu lực và giải pháp nâng cao hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang Do vậy, các chủ thể liên quan tới quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài gồm:
- Các chủ thể tham gia trực tiếp lưu thông hàng hóa nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Các mặt hàng nhập khẩu lưu hành trên thị trường tỉnh Bắc Giang
- Các chủ thể có liên quan hoặc tham gia gián tiếp đến việc lưu hành hàng hóa nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Các chính sách, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy chế … ảnh hưởng đến việc chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 – 2013
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn
Trang 9PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Hiệu lực: Hiệu lực là một khái niệm tương đối trừu tượng, có thể hiểu
là tác dụng của việc bố trí, sắp sếp các nguồn lực một cách hợp lý để đem lại kết quả tốt nhất
Hay cụ thể hơn theo Từ điển kinh doanh (2013) định nghĩa hiệu lực là mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được kết quả đã hoạch định Như vậy tính hiệu lực bao gồm mức độ tuân thủ thực hiện quy định và kết quả đạt được
* Buôn lậu: Thuật ngữ “buôn lậu” được sử dụng với những ý nghĩa rất
khác nhau Từ góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa
là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay
Từ khái niệm nêu trên cho thấy, từ “buôn lậu” được chia làm hai loại như sau:
- Trốn tránh hoặc tìm có cách trốn tránh nộp thuế/lệ phí theo quy định
- Nhập khẩu, xuất khẩu hay cố tìm cách nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá nằm trong những mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật, các chính sách hay hạn ngạch khác
Từ xa xưa, trong "Quốc triều Hình luật" của triều Lê (1428 - 1788) được xem là Bộ Luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam, tội danh buôn lậu không được quy định Mặc dù vậy "Quốc triều Hình luật" đã quy định "những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hoá lên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 lần tang vật để sung công …" Những người bán ruộng đất ở bờ cõi, binh khí; các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém", "bán mắm muối ra nước ngoài … thì bị xử đi Châu Xa" Các mặt hàng cấm xuất khẩu lúc đó được
Trang 10quy định gồm: thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da trâu, gỗ lim, vỏ quế, trân châu, ngà voi … Những hành vi cụ thể, tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu
Trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (30/6/1982) Song về cơ bản tội danh "buôn lậu" lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống, cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm
Từ năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (27/06/1985) đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu Điều 97 của Bộ Luật Hình sự tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định: "Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …" Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đã được xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực phi pháp luật
Từ năm 1986, đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, tình hình buôn lậu có xu hướng gia tăng Đến năm 1999, trước yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buôn lậu được quy định thành một tội độc lập (đã tách tội vận chuyển trái hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự):
Trang 11Như vậy, về mặt khách quan của tội buôn lậu được thể hiện ở hành vi
“buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý hoặc những vật phẩm có giá trị khác ” Hành vi “buôn bán trái phép qua biên giới”
là cấu thành cơ bản của tội buôn lậu, được xác định như sau:
- Kinh doanh, buôn bán trái với quy định của pháp luật những hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa là các vật phẩm thuộc di tích, lịch sử văn hóa hay hàng cấm có số lượng lớn Hành
vi đó thường được thể hiện dưới một số hình thức như: không khai báo, khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ dùng trong xuất, nhập khẩu; giấu hàng hoá tiền tệ
- Không có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa
* Hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất
tại một quốc gia nào đó được nhập khẩu về Việt Nam
Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu:
- Chủng loại mẫu mã đa dạng, phong phú: Do hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa của nhiều nước trên thế giới do đó tùy theo đặc điểm của từng nước mà hàng hóa nhập khẩu sẽ có nhiều đặc tính, công dụng khác nhau nhằm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều người tiêu dùng tại các nước khác nhau
- Chất lượng tốt: Do ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất cao nên đa phần hàng hóa nhập khẩu thường có chất lượng tốt hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước Vì vậy, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người tiêu dùng trong nước
- Giá bán cao: Chủ yếu do ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu nên hiện nay giá bán hàng hóa nhập khẩu thường cao hơn so với hàng sản xuất trong nước Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay ngày càng nhiều đối tượng buôn lậu nhằm đạt mục đích lợi nhuận từ việc trốn thuế
2.1.2 Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu
Buôn lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan Nếu như hoạt động
Trang 12lưu thông hàng hoá góp phần cân bằng quan hệ cung - cầu trên thị trường thì những nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát triển của tình trạng buôn lậu là
sự chênh lệch giá cả, nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau, do hành vi kiếm lời bất chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh
Doanh số bán lẻ trên thị trường xã hội là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu tiêu dùng thực đã được thực hiện của toàn xã hội Còn chỉ số giá cả, và theo đó là sự biến động của nó là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa hai đại lượng hàng hoá và sức mua Nói cách khác đó là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ cung cầu về hàng hoá Hiểu được bản chất kinh tế của vấn đề này, các nhà sản xuất tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trên cơ sở cải tiến mẫu mã hấp dẫn, phù hợp thị hiếu
sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, bán ra với giá thị trường chấp nhận, nhằm quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận cao Để làm được những điều này không phải là việc dễ dàng và lại nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay Một trong những hiện tượng cạnh tranh, kinh doanh để kiếm lời nhưng trái pháp luật là lao vào "buôn lậu" Một số nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau đã tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua "một vốn bốn lời", chạy theo lối sống giàu sang nhưng lại không
đủ khả năng làm giàu hợp pháp mà kinh doanh một cách bất hợp pháp để kiếm lời nhanh và dễ dàng Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia Từ đó mà buôn lậu ngày càng nảy sinh và phát triển, hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi, diễn biến ngày càng phức tạp là điều bức xúc đối với xã hội hiện nay
Nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau và hàng hoá có chất lượng cao, giá thấp hơn ở nơi này sẽ có xu hướng chuyển sang nơi khác có hàng hoá với chất lượng thấp hơn, giá cao hơn Đây cũng là quy luật cạnh tranh trong lưu thông hàng hoá Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ sản xuất nội địa Nhà nước phải dùng đến hàng rào thuế quan (thậm chí thuế rất cao), gian thương tìm mọi thủ đoạn để tàng trữ buôn bán, vận chuyển hàng hoá qua biên
Trang 13giới, cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận số lượng, chủng loại, đánh lẫn hàng hoá … để trốn thuế kiếm lời bất chính Một số loại hàng hoá nhà nước cấm buôn bán vì lý do bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng (ma túy, vũ khí, rác thải…), trên thực tế một số loại hàng hóa cấm nhu cầu vẫn có nên giá cao, việc buôn bán trái phép những hàng hoá này mang lại lợi nhuận rất cao lại càng thúc đẩy gian thương buôn bán để kiếm lời bất chính Hoặc có những loại hàng hoá buôn bán phải có phải được sự cho phép của nhà nước (hàng hóa đã qua sử dụng, biệt dược,…) vẫn bị gian thương tìm mọi cách để buôn bán kiếm lời
Đối với mỗi quốc gia tuỳ thuộc quy định của pháp luật, chính sách quản
lý kinh tế, yêu cầu bảo hộ nền sản xuất nội địa và khả năng quản lý khác nhau thì quy mô, tính chất, mức độ buôn lậu cũng khác nhau Buôn lậu gắn bó rất chặt chẽ với các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì những tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp
2.1.3 Thủ đoạn buôn lậu
Lịch sử quan hệ buôn bán giữa các quốc gia từ trước đến nay, theo quy luật vừa trao đổi nhưng cũng vừa cạnh tranh gay gắt, bên cạnh đó các đối tượng buôn lậu luôn tìm mọi thủ đoạn để kiếm lời bất hợp pháp:
Một là, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hoặc thông qua các
cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường bưu điện nhưng giấu diếm tinh vi, trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng
Hai là, khai báo không trung thực về hàng hóa thực xuất, nhập khẩu: trị
giá hàng hóa về số lượng, trọng lượng và chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa
- Áp sai mã số để hưởng thuế suất thấp
- Kê khai giá tính thuế nhập khẩu thấp hơn mức giá tối thiểu đối với hàng nhập khẩu
- Kê khai hàng không trung thực giá thực tế mua bán
Trang 14- Kê khai sai tên gọi các loại hình thanh toán dẫn đế số thuế khai báo thấp hơn số thuế phải nộp
- Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
Ba là, xuất trình không đúng chủng loại hàng hóa
Bốn là, xuất trình giấy tờ, chứng từ hàng hóa xuất, nhập khẩu không đầy
đủ, thiếu chân thực
Ở Việt Nam, do những đặc điểm riêng, kinh tế mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, quản lý kinh tế- xã hội còn bất cập nên các thủ đoạn buôn lậu cũng có những đặc điểm riêng Qua khảo sát những năm gần đây cho thấy bọn buôn lậu dùng các phương thức thủ đoạn sau:
Trên tuyến thương mại, đối tượng thường lợi dụng chính sách cho phép xuất nhập khẩu linh kiện CKD, IKD, SKD được hưởng thuế suất thấp; các chính sách cho đem theo hàng hóa của những người học tập, lao động ở nước ngài, tiêu chuẩn hàng hóa được phép mua đối với thuyền viên, chế độ quà biếu; khai báo sai tên hàng, số lượng , chủng loại: xuất xứ hàng hóa: hoặc lợi dụng quy định cho hàng hóa chuyển tiếp, hàng chuyển khẩu, chế độ kiểm hóa theo yêu cầu của khách hàng; kiểm hóa theo tỷ lệ phần trăm; móc nối với một số phần tử thoai hóa trong cơ quan chức năng như Biên Phòng, Hải quan vv
Trên tuyến biển, đối tượng buôn lậu hoạt động bán công khai chủ yếu là các thủy thủ tàu viễn dương, lợi dụng các phương tiện của nhà nước để buôn lậu
“ bọn buôn lậu triệt để tận dụng các phương tiện của nhà nước để vận chuyển hàng hóa Qua khảo sát cho thấy 80% số vụ buôn lậu có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang; trong đó 40% là trực tiếp buôn lậu và 60% là do tư nhân núp bóng để buôn lậu”(56, tr 443), hoặc lợi dụng các chính sách quy định về hành lý, chế độ của những người thường xuyên làm việc trên tàu biển để buôn lậu
Khi bị truy bắt gắt gao chúng chuyển sang hoạt động bí mật; cụ thể các tảu chở hàng lậu ở nước ngoài về thường trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của
Trang 15các cơ quan chức năng, lén lút đưa hàng vào bờ; hàng hóa thường là hàng cấm, hàng hóa có giá trị kinh tế cao, lãi suất lớn Ngoài ra, chúng còn tổ chức lực lượng ngầm theo dõi, năm quy luật hoạt động của các lực lượng công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Biên phòng vv nắm giờ xuất phát và hành trình của tàu tuần tra, chống buôn lậu của cơ quan chức năng để đối phó Vì lợi nhuận, đối tượng buôn lậu không từ thủ đoạn nào và chống đối ngày càng quyết liệt
2.1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu lực chống buôn lậu
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước song cũng tiềm ẩn yếu tố bất lợi, trong đó tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi, phức tạp, có tính chất xuyên quốc gia là một minh chứng
Nhận định của lực lượng Quản lý thị trường cũng như các cơ quan an ninh đều cho thấy, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hoá qua biên giới đang ngày càng diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn tinh vi hơn, vi phạm nghiệm trọng hơn, hoạt động buôn lậu có tổ chức và chuyên nghiệp cao, lợi dụng những bất cập về cơ chế, chính sách trong điều hành xuất nhập khẩu… Nhiều vụ vi phạm bị phát hiện có sự câu kết của các đối tượng buôn lậu trong nước với các đối tượng ở nước ngoài và một số cán bộ tha hóa, biến chất của các lực lượng chức năng Các mặt hàng vi phạm phổ biến là hàng cấm, hàng áp dụng ưu đãi thuế quan, xuất xứ, hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành…
Tại một số cửa khẩu, để né tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, các đối tượng buôn lậu thường chia nhỏ, xé lẻ hàng hoá, thuê cửu vạn mang vác hàng qua biên giới vào những giờ cao điểm Sau đó dùng xe máy vận chuyển hàng lậu vào các khu vực chợ, bến xe, giấu giếm trong các xe container, xe tải, xe khách được gia cố hầm vách để đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu cũng thường lợi dụng đường mòn lối mở để vận chuyển hàng trái phép
Trang 16Những thực tế đó đang đòi hỏi cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường cần nâng cao hiệu lực trong công tác chống buôn lậu
* Hậu quả tiêu cực của buôn lậu
- Hậu quả đối với nền kinh tế:
Buôn lậu có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành Buôn lậu có nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hàng hoá nhập lậu là hàng gian lận, trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thất thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa Vì vậy, hàng nhập lậu - gian lận trốn thuế đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nội và hàng ngoại nhập Hàng ngoại nhập lậu vào thị trường do trốn thuế nhập khẩu nên giá
rẻ hơn, chất lượng cao hơn hàng nội do có công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại Trong khi đó, những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước vẫn phải nhập khẩu và chịu thuế một số nguyên vật liệu, trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuế khác như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặt khác, hệ thống công nghệ kỹ thuật trong một số lĩnh vực sản xuất hiện vẫn còn đang lạc hậu, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, nên không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị trường của mình Theo quy luật cung - cầu và giá trị hàng hoá trên thị trường thì cuộc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập thì hàng nhập lậu do giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, làm cho hàng nội không tiêu thụ được trên thị trường dẫn đến đọng vốn, thiếu
nợ vốn Điều này dễ làm cho các doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là những doanh nghiệp và những ngành công nghiệp non trẻ, mới ra
Trang 17đời Đây thực sự là mối đe dọa đời sống của hàng nghìn công nhân trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước
Cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng nội và hàng nhập lậu không chỉ gây thiệt hại cho người sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ tạo nên thị hiếu, tâm lý ưa dùng hàng ngoại Tuy hàng ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội là do trốn được thuế nhưng rất bấp bênh vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn được thuế Mặt khác, các hoạt động tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian thương mại của các lực lượng chức năng sẽ làm cho nguồn hàng khan hiếm, vì vậy trong từng thời kỳ sẽ nẩy sinh cơn sốt về giá, về hàng, làm đảo lộn sự ổn định giá cả trên thị trường Với cạnh tranh đó, kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa, phá vỡ thế bình ổn giá cả, sản xuất trong nước bị đình đốn Nhập lậu hay xuất lậu cũng gây thiệt hại như nhau về kinh tế, bởi nhập lậu ồ ạt biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, đặc biệt là hàng dư thừa, ế ẩm Còn xuất lậu hàng hoá, đặc biệt là nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, các mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm sẽ làm cho tài lực của đất nước cạn kiệt Hậu quả rõ nhất làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm chệch hướng phát triển của nền kinh tế
Mặt khác, buôn lậu còn làm cho đất nước thất thu lớn về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến quá trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh ra ngoài biên giới
- Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội:
Buôn lậu gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt văn hoá - xã hội Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giữa giàu và nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động Một số tư thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông qua buôn lậu, gian lận thương mại Hiện tượng buôn lậu xuất hiện đã lôi kéo một lực lượng lao động khá lớn tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang vác hàng qua biên giới Lực lượng đó không
Trang 18chỉ bao gồm lao động tại chỗ, mà còn có cả lao động từ nơi khác đến làm cho sản xuất bị buông lỏng, tình hình trật tự an toàn xã hội cũng bị biến động Thành phần lao động bị tiền thuê mướn cám dỗ, có cả trẻ em ở tuổi đến trường, bỏ sản xuất, bỏ học hành làm “cửu vạn” Đây là đội ngũ tiếp tay và bao che cho buôn lậu, có những làng thuộc khu vực biên giới đường bộ người dân ở đây bỏ cả sản xuất, coi việc mang vác, vận chuyển “thuê” hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống
Tệ nạn buôn lậu là nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc Những kẻ buôn lậu không từ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính, đồng tiền bất chính đã làm hại những người đi buôn lậu, làm nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách con người, làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá Không chỉ có thế, buôn lậu bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, tham nhũng dễ dẫn đến tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước Thực tế cho thấy những ngành chức năng trong hoạt động chống buôn lậu, gian thương mại trong điều hành, thực thi chính sách thương mại hoặc liên quan đến hoạt động thương mại nếu không vững vàng sẽ bị lôi kéo, mua chuộc và trở thành nô lệ của đồng tiền Do bị lôi kéo bởi khoản lợi nhuận khổng
lồ, gian thương tìm mọi mánh khoé, mọi thủ đoạn để móc nối với một số cán bộ Nhà nước bị tha hoá, biến chất Do bị sự cám dỗ của đồng tiền mà họ đã lợi dụng vị trí, quyền lực nhà nước giao cho để cấu kết với buôn lậu, tiếp tay và bao che cho buôn lậu hình thành những đường dây phức tạp, khó phát hiện,
Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa bất hợp pháp trong đó còn có nhiều tài liệu phản động, văn hoá đồi trụy, thậm chí có cả vũ khí của những phần
tử thù địch từ nước ngoài chuyển về Một bên là bọn buôn lậu hám lợi và phi nghĩa, một bên là các thế lực thù địch luôn có ý đồ làm thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc, từ đó làm thay đổi bản chất của dân tộc được hình thành từ trong quá trình đấu tranh chống lại áp bức bóc lột và phát triển sản xuất Bọn buôn lậu lợi
Trang 19dụng triệt để quá trình mở cửa để tăng cường chống phá ta trên mặt trận văn hoá
- xã hội bằng các thủ đoạn tuyên truyền lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền,
ấn hành các sản phẩm văn hoá, phủ nhận quá khứ của dân tộc, ca ngợi lối sống hưởng thụ, chúng tuồn vào nước ta băng hình, tác phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động,…Cho nên những tác hại do buôn lậu gây ra không chỉ thuần tuý về kinh
tế, mà nó còn ảnh hưởng đến văn hoá - xã hội, xâm hại thuần phong mỹ tục của đất nước
- Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:
Những hậu quả do buôn lậu gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản
lý Nhà nước Hàng nhập lậu, gian lận trốn thuế làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã hội không được thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách, một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút…
Buôn lậu và các chủ thể buôn lậu vì những khoản lợi nhuận khổng lồ đã bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước với những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính Những khoản lợi nhuận này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trong khi đại bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ Chính sự bất công
đó đã làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp
Một trong những hậu quả nữa của buôn lậu gây ra về mặt chính trị là tác hại của nó đối với chủ quyền và an ninh quốc gia Ngày nay, hoà bình, hợp tác
để phát triển đang trở thành xu hướng của thời đại, sức mạnh quân sự đang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế Với ưu thế về kinh tế khoa học, kỹ thuật, các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện chiến lược “biên giới mềm” đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói lửa - chiến tranh kinh tế Kinh tế thị
Trang 20trường là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế, nên các nước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ với nước ngoài để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến Với chính sách mở cửa thì cuộc chiến tranh giành thị trường nổ ra không kém phần gay go so với các hình thức chiến tranh khác
Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức xâm lăng mới, đó là “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng hoá đến đâu là biên giới đến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước phụ thuộc vào kinh tế và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị Trên thực tế, biên giới nhiều quốc gia vẫn còn nguyên vẹn, bộ máy nhà nước vẫn do những cán bộ trong nước điều hành, nhưng thực chất độc lập, chủ quyền lãnh thổ bị mất Vì vậy, bảo vệ an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là bảo
vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế Bảo vệ an ninh quốc gia góp phần bảo vệ vững chắc nguồn nhân lực, vật lực, tài lực là phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự vững chắc của chế độ chính trị
- Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội:
Buôn lậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, văn hoá
xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu dưới góc độ cả về vĩ mô và vi
mô Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phân phối và tiêu dùng, sản xuất trong nước bị đình đốn Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp Buôn lậu còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ
Trang 21bạc, trộm cắp… Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp Mặt khác, buôn lậu trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách Buôn lậu còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…
Những hậu quả của buôn lậu đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô Hệ thống pháp luật của ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau Chính vì thế, những chủ thể buôn lậu, gian đã lợi dụng kẽ
hở, những quy định thiếu chặt chẽ của nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu trốn thuế Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn
do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại nhập lậu Giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, buôn lậu đã làm cho một số cơ quan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội
Cũng dưới góc độ quản lý, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, hàng ngoại nhập với lợi thế về giá cả rẻ hơn hàng nội do trốn được thuế, chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp nên được tiêu thụ mạnh, tạo nên tâm lý ưa dùng hàng ngoại (như hàng điện tử, gia dụng,…) trong nhân dân Nhưng do nguồn hàng không ổn định, giá
cả không ổn định nên buôn lậu là nguyên nhân gây nên những cơn sốt về hàng,
về giá cả hàng hoá làm cho thị trường nội địa không thiết lập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn và gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng trong nước
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng:
Hành vi buôn lậu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, giống nòi của cộng đồng thông qua việc đưa hàng giả, hàng nhái hoặc những loại hàng kém phẩm
Trang 22chất, không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước tuồn vào tiêu thụ trong nội địa đặc biệt là các loại hàng hoá phải đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về y tế, tiêu chuẩn chất lượng như: Tân dược, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, rượu, nước giải khát, thức ăn, gia súc, gia cầm…
Tóm lại những hậu quả và tác hại do buôn lậu gây nên đó là: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội Vì vậy tệ nạn buôn lậu phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu
Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực và các giải pháp nâng cao hiệu lực chống buôn lậu được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Sự bình ổn thị trường: Đó là bình ổn về giá cả, hàng năm không có sự biến động lớn về giá, nhất là những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán Mặt khác, chất lượng và chủng loại hàng hóa được kiểm soát tốt, nhất là đối với hàng hóa yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu định lượng hàng năm được giao như: Số
vụ kiểm tra, xử lý
- Hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách từ xử lý vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu trong công tác chống buôn lậu
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu
Buôn lậu nảy sinh từ nền kinh tế hàng hóa và là mặt trái của nền kinh tế thị trường Tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi nền kinh tế, hoạt động buôn lậu
có những đặc thù và có những yếu tố tác động riêng
Trang 23a) Vị trí địa lý
Việt Nam có đường biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Móng Cái đến mũi
Cà Mau với nhiều luồng, lạch, bãi ngang, đảo Biên giới đường bộ dài hơn 3.700
km qua 24 tỉnh, thành phố và tiếp giáp với 3 nước lào, Campuchia và đặc biệt là Trung Quốc với nhiều đường mòn, lối mở và các cửa khẩu qua lại, giao thương hàng hóa Có thể nói, địa hình nước ta thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng giả, đồng nghĩa với việc khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng
Việt Nam lại nằm trong khu vực kinh tế hội nhập, năng động gồm: Trung Quốc, Thái Lan và nhóm nước NICs (New Industry Countries) Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực Vì vậy Việt Nam phải đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ
b) Thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam là một thị trường có nhu cầu lớn và tương đối dễ tính trong tiêu dùng Tuy sức mua của người dân vẫn còn hạn chế (do thu nhập không cao) nhưng với dân số khoảng 90 triệu người có nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm là dễ chấp nhận hàng lậu hay gian lận thương mại, hàng giả và không cần hóa đơn, chứng từ khi mua hàng Mặt khác, sản xuất hàng hóa ở nước ta trong những năm gần đây có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng vẫn khó cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng và giá cả với hàng nhập khẩu
c) Nhận thức của các doanh nghiệp trong nước
Nhận thức, vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của doanh nghiệp trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và đặc biệt là hàng giả còn rất nhiều hạn chế Có thể coi đây là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại đang xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nội địa
Trang 24d) Trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong công cuộc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành ở một số nơi, một số lúc chưa tốt
Cơ chế chính sách về hoạt động thương mại chưa hoàn chỉnh, còn nhiều
kẽ hở dễ bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác; lực lượng chức năng thực thi công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn yếu và thiếu, cơ
sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra, xử lý còn nhiều hạn chế
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng buôn lậu ở một số quốc gia trên thế giới
a) Braxin
Theo đánh giá của liên hiệp mậu dịch toàn quốc Braxin thì số hàng ngoại
đổ vào thị trường nước này trong năm 1997 thông qua các con đường phi pháp khác nhau đã dạt tới 15 tỉ USD, khiến cho việc thu thuế của Braxin thiệt 4 tỉ USD Còn theo con số thống kê gần đây mới được công bố bởi cơ quan chức năng, hiện nay trong số 3.500.000 chiếc máy điện thoại di động đang được sử dụng ở Braxin thì có 60% là hàng nhập khẩu phi pháp và trong số máy camera hiện tiêu thụ trên thị trường có tới 2/3 là sản phẩm buôn lậu
Theo đánh giá của Chính phủ Braxin kim ngạch buôn lậu vàng và đá quý hàng năm ở nước này vào khoảng 500 triệu USD, buôn lậu động vật hoang dã hàng năm vào khoảng 1,5 tỉ USD với khoảng 12 triệu động vật hoang dã đem bán trong đó có 30% được buôn lậu ra thị trường nước ngoài
b) Nga
Tình hình buôn lậu ở Nga diễn ra rất nghiêm trọng Số vụ buôn lậu năm sau thường tăng cao hơn so với năm trước Ví dụ : năm 1994 có 43.442 vụ, năm 1995: 83.833 vụ, năm 1996: 160.690 vụ, năm 1997 có 234.442 vụ 6 tháng đầu năm 1998 tăng 11% so với cùng kỳ năm 1997
Trang 25Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vào thị trường Nga là ô tô du lịch, thuốc lá, thực phẩm, thời trang, giầy dép, Mặt hàng xuất khẩu trái phép ra thị trường nước ngoài là dầu thô, dầu thành phẩm, gỗ, gang, thép và ngoại tệ
c) Mê hi cô
Mê Hi Cô là đất nước có hoạt động buôn lậu được liệt vào hạng thứ 7 trên thế giới Nhiều thương gia đã thông qua kênh mậu dịch thông thường, lợi dụng thủ đoạn phi pháp như” báo cao”, “ báo thấp” hoặc “ báo giả” để trốn lậu thuế Hoạt động buôn lậu cao cấp này đã khoác lên mình cái áo” mậu dịch hợp pháp”
so với hoạt động buôn lậu phổ thông như nhập khẩu phi pháp thì trốn thuế còn
an toàn hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn Do vậy thiệt hại kinh tế mà nó gây
ra đối với Nhà nước cũng tăng rất nhiều Điều tra của Bộ công thương Mê Hi Cô cho biết: hiện nay trên 80% hàng nhập khẩu của Mê Hi Cô là có hành vi phi pháp khiến cho ngân khố nước này mỗi năm thiệt vài tỉ USD gây mối đe doạ nghiêm trọng tới sự phát triển của ngành công nghiệp truyền thống nước này
d) Pháp
Theo thống kê của Bộ kinh tế - tài chính Pháp cho biết trong năm 1997 hải quan Pháp đã phá được 110.000 vụ buôn lậu, thiệt hại tài chính lên tới 920 triệu frăng trong đó có 39.000 vụ liên quan tới mậu dịch XNK và số tiền trốn thuế là 716 triệu frăng
e) Một số nước khác trên thế giới
- Bêlarút: Đây là đất nước mà ô tô được chọn làm mục tiêu của các tổ
chức buôn lậu, chúng dùng các loại xe container hạng nặng để vận chuyển các loại xe du lịch Tính riêng mặt hàng ô tô cũng khiến cho Bêlarút hàng năm thiệt hại hàng vài trăm triệu USD Ngoài ra buôn lậu thuốc lá và rượu cũng đang tấn công vào thị trường nước này theo điều tra của cơ quan chức năng thì trong thuốc lá nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường nước này có tới 30% là nhập lậu đặc biệt là loại thuốc lá Marllboro thì có tới 50% là buôn lậu Trong số rượu cao cấp nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường thì có trên 75% là nhập lậu
Trang 26- Anbani: tính riêng hoạt động buôn lậu thuốc lá trên biển mỗi tháng khiến cho nước này thiệt 5 triệu USD
- Vênêzuêla: buôn lậu hàng năm cũng đã gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 600 triệu USD
- Châu Á: mà đại diện là Paskistan mỗi năm tiêu thụ hơn 700.000 ti vi màu hàng nhập lậu thiệt hại cho Nhà nước lên tới hàng trăm triệu USD
2.2.2 Thực trang buôn lậu ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn diện tích cả nước, có biên giới tiếp giáp với Lào, Trung Quốc, Campuchia và có các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam- nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh XNK đặc điểm này của địa hình kết hợp với sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ thống thuế đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình buôn lậu trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, để trốn lậu thuế, tuôn hàng lậu qua cửa khẩu chống lại sự kiểm soát của Hải quan, buôn bán và kinh doanh hàng giả,
Ở nước ta trong mấy năm gần đây tệ nạn buôn lậu phát triển tràn lan như một bệnh dịch kéo dài âm ỉ làm đau đầu các nhà chức trách trong việc tìm ra giải pháp đặc trị, chặn đứng căn bệnh này Trên thực tế nạn buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giới phía Bắc đến biên giới Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Campuchia đến các cửa khẩu quốc tế, từ nông thôn đến thành thị, từ xuất khẩu đến nhập khẩu, từ hoạt động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường
bộ đến đường biển, đường hàng không và bưu điện, chỗ nào, lĩnh vực nào, tuyến đường nào buôn lậu cũng có những vấn đề nóng bỏng nhức nhối
Trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của nước ta tình hình buôn lậu diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi, xảo quyệt Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại khuyến khích, thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng tồn kho ứ đọng của mình
Trang 27a) Buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc
Trên tuyến này buôn lậu diễn ra tấp nập, hối hả nhất là ở các khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn), Chi Ma (Lạng Sơn), thủ đoạn chủ yếu mà bọn buôn lậu thường áp dụng là: tập trung hàng hoá ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt qua biên giới, dùng “cửu vạn” khuân vác suốt ngày đêm với số lượng lớn, hàng vạn người tham gia vận chuyện Vào lúc cao điểm tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) số “cửu vạn” lên tới 3 đến 4 ngàn người Hàng hoá nhập lậu chủ yếu là vải, vật liệu xây dựng, đồ điện tử cũ và mới, các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em, xe đạp, bánh kẹo, động cơ nổ, sứ vệ sinh, gạch men, Các mặt hàng buôn lậu (nhập lập) từ Trung Quốc chủ yếu là hình thức, mẫu mã đẹp còn chất lượng thấp và giá rẻ điều này tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước, tính cạnh trạnh của sản phẩm
b) Trên tuyến đường biên giới phía Tây
Khu vực miền Trung tình hình buôn lậu nổi lên chủ yếu ở khu vực của khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lò Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Lý Hoà (Quảng Bình), thủ đoạn chủ yếu của chúng vẫn là tập kết hàng ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt ngang biên giới, dùng cửu vạn đưa hàng vào để trốn lậu thuế và làm các thủ tục hoá đơn chứng từ giả, hoặc quay vòng hoá đơn nhiều lần, Mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng điện tử, nồi cơm điện, gạch men, tủ lạnh, nước giải khát, tân dược do Thái Lan sản xuất, thuốc là ngoại, xe gắn máy, sứ vệ sinh, hàng xa xỉ phẩm của Thái Lan, Nhật Bản
c) Trên tuyến biên giới Tây Nam
Khu vực này tập trung ở khu vực huyện Đức Huệ (Long An), Phước Chỉ (Tây Ninh), An Giang, Đồng Tháp khu vực này bọn buôn lậu dùng rất nhiều thủ đoạn tinh vi như quay vòng tem nhập khẩu, sử dụng tem giả, quay vòng vỏ thùng hàng đã dán tem, chẻ nhỏ hàng từ xa để vận chuyển, thuê mướn nhà
Trang 28xưởng, xe công cụ của một số cơ quan, doanh nghiệp để làm kho trung chuyển,
sử dụng hồ sơ chứng từ giả quay vòng nhiều lần, đặc biệt gần đây bọn buôn lậu còn dùng hình thức cưới xin vùng biên giới để vận chuyển hàng lậu Đây là tuyến buôn lậu tập trung sôi động, phức tạp từ lâu, trong đó có mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá ngoại, xe gắn máy, quần áo si đa, đồ điện tử hàng xa xỉ phẩm, đồ chơi trẻ em, của Thái Lan, Nhật, Tây Âu Hàng xuất lậu chủ yếu là vàng, ngoại tệ, xăng dầu, nông sản thực phẩm làm cho hiện tượng chảy máu vàng, ngoại tệ ra nước ngoài ngày càng lớn mạnh Những hàng hoá này được đưa vào nội địa tiêu thụ phần nhiều là vào TP.HCM, đây là thị trường tiêu thụ rộng không chỉ hàng hoá ở biên giới Tây Nam mà còn có các mặt hàng nhập lậu
từ biên giới phía Bắc được đưa vào như vải, quần áo, hàng điện tử, xe đạp, gạch men, có nguồn gốc từ Trung Quốc Mặt hàng chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong hàng nhập lậu là thuốc lá, lúc cao điểm có khi lên tới mức 1 triệu bao/ngày Theo cục điều tra chống buôn lậu bình quân mỗi ngày có khoảng 700-800 kiện thuốc lá được chở về từ Campuchia, ước tính có khoảng 12 đến 1 triệu bao nhập lậu qua khu vực này, trong khi đó Ban Chỉ đạo 1 tháng lực lượng chống buôn lậu chỉ thu được khoảng 2 triệu bao Mặt hàng nữa là xe máy nhập lậu từ cuối năm 1997 đến đầu năm 1998 trung bình mỗi ngày có từ 30 đến 40 xe máy nhập lậu bằng nhiều cách, mướn người lái, dắt, có khi gắn cả biển số giả để chạy vào nội địa Hàng lậu được đưa vào nội địa cũng như cũng như xuất khỏi lãnh thổ bằng nhiều tuyến khác nhau: đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường bưu điện
d) Trên tuyến đường bộ
Trên tuyến đường này bọn buôn lậu thường sử dụng người địa phương thông thạo đường ngang lối tắt, nắm vững quy luật hoạt động của lực lượng kiểm soát để lợi dụng thời cơ mang các hàng lậu vượt biên xuyên rừng xếp lên các xe lam, thậm chí ô tô để chở hàng thuê đậu rải rác cách cửa khẩu khoảng 1-2
km để chở về xuôi theo điểm hẹn của chủ hàng Bọn buôn lậu tìm mọi cách để buộc những người này phải phụ thuộc vào mình, chịu trách nhiệm với số hàng
Trang 29mang vác do vậy mà mà khi bị bắt họ chống trả quyết liệt lại cơ quan chức năng
“Cửu vạn” phải mang vác trên lưng rất nặng như tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt, linh kiện xe máy, acquy ô tô, 1 hoặc 2 thùng bánh ngọt trên lưng , tuy vất
vả nhưng lại có tiền được coi là cao so với việc họ tự lao động, nên họ vẫn làm rất nhiệt tình
Mỗi cửa khẩu có những mặt hàng đặc trưng riêng, tuy nhiên do đặc thù đường bộ nên chủ yếu là những mặt hàng có thể mang vác hoặc chia lẻ được để vượt rừng đưa vào nội địa Qua một số vụ án xảy ra người ta thấy rằng hàng lậu được đưa vào nội địa với khối lượng và giá trị lớn
e) Trên tuyến đường biển đảo
Hoạt động buôn lậu ở tuyến này, tuy không sôi động như đất liền nhưng lại được tổ chức rất quy mô, lượng hàng hoá lớn và có giá trị cao Bọn gian thương sử dụng phương tiện vận chuyển từ tàu đánh cá nhỏ đến tàu lớn như tàu phà sông biển, tàu viễn dương Chúng hoạt động có tổ chức và phối hợp chặt chẽ với nhau, địa bàn rộng, tổ chức đường dây xuyên quốc gia, quốc tế, sử dụng
và trang bị hệ thống thông tin liên lạc điều khiển từ xa Khu vực sôi động và phức tạp nhất là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kiên Giang hàng hoá được tập kết ở một số điểm: cảng Kỳ Xá, Giang Bình, Phong Thanh (TQ) với các mặt hàng chủ yếu: vật liệu xây dựng, đồ điện tử điện lạnh của Nhật Bản, hàng tiêu dùng như vải, quần áo may sẵn, động cơ nổ, đồ chơi trẻ em, xe đạp
f) Trên tuyến đường hàng không
Trên tuyến đường này, các đối tượng buôn lậu hoạt động trên các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài Do đặc thù của ngành hàng không nên hàng hoá gọn nhẹ như vàng, ngoại tệ, đồng hồ, máy tính, đồ cổ, đá quý, chất kích thích,
ma tuý trong đó có phần nhiều là ngoại tệ và cổ vật Bọn gian lận thường sử dụng hộ chiếu đỏ, hộ chiếu ngoại giao (miễn kiểm tra) để mang hàng lậu qua sân bay điển hình như:
Trang 30Ngày 01/4/1998 phát hiện cơ trưởng và cơ phó Việt Nam xuất lậu ngoại tệ trị giá hơn 700 triệu đồng trên chuyến báy VN741 từ thành phố HCM đi Singapore
Ngày 29/3/1998 Hải quan phát hiện bà Huỳnh Ngọc Quỳnh cất giấu nhiều loại ngoại tệ trị giá khoảng 300.000 USD trên chuyến bay đi Hồng Kông
g) Tuyến đường bưu điện
Trên tuyến đường này buôn lậu thường ít xảy ra Bọn buôn lậu chủ yếu gửi ngoại tệ, vàng và một số hàng hoá gọn nhẹ có giá trị cao để đưa vào trong nước và ngoài nước trái phép nhằm tránh khai báo và trốn thuế Trong nhiều trường hợp, ngoại tệ được chuyển theo hình thức này qua người quen gửi vào ngân hàng nước ngoài để rửa tiền
h) Gian lận nội địa
Bên cạnh gian lận trong hoạt động XNK, quá cảnh qua các cửa khẩu và vùng biên giới gian lận trong nội địa cũng không kém phần gay gắt nổi cộm lên
là vấn đề gian lận về thuế Các gian thương tìm mọi cách để trốn thuế bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau như: khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, buôn bán kinh doanh không có giấy phép, không có xác nhận của chính quyền địa phương đặc biệt là tệ nạn sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
Trên mặt trận đấu tranh chống hàng giả các lực lượng quản lý thị trường
tổ chức tốt công tác địa bàn, công tác điều tra cơ bản, xây dựng mạng lưới bí mật và được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân Năm 2010, Lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với Công an Hà Nội phát hiện, thu giữ số hàng giả gồm 356,5 kg thuốc tân dược giả, 50 kg thuốc bắc, 1.120 kg mật ong,
556 lít nước mắm, 327,8 kg mỳ chính Ajinomoto, 3.845 chai rượu nội, 1.072 chai rượu ngoại, 2.570 chai nước khoáng và một số hàng hoá và giấy tờ làm giả khác Đây chỉ là những con số rất nhỏ mà Quản lý thị trường và Công an kinh
tế phát hiện ra Trên thực tế hàng giả vẫn bày bán tràn lan trên thị trường chưa bị phát hiện, tịch thu và xử lý
Trang 31PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tỉnh Bắc Giang
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Bản đồ địa lý tỉnh Bắc Giang
a) Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông; nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh
Trang 32Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên Tỉnh có 09 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới
b) Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn
Địa hình Bắc Giang gồm 02 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học Do chủ yếu là trung du và miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, phù hợp với việc xây
dựng các khu công nghiệp lớn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 240C, nhiệt độ thấp nhất: 40C, nhiệt độ cao nhất 390C Độ ẩm không khí trung bình 83% Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.650 mm Bắc Giang ít bị ảnh hưởng của thiên tai (bão tố, động đất) Với địa hình dốc ở miền núi và dốc nhẹ ở vùng trung du, Bắc Giang có ít vùng bị ngập nước, thuỷ
văn được đánh giá tương đối tốt cho phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp
c) Tài nguyên đất đai
Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.827,38 km2, trong đó có 127,2 ngàn ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng, thuận tiện cho
Trang 33việc thông thương và đi lại Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ Ngoài ra có thể xây dựng các sân Golf, khu
nghỉ dưỡng
d) Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 03 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài
là 354 km, có nước quanh năm Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm, đặc biệt có Hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu ích 227,5 triệu m3, lớn thứ tư toàn quốc Lượng nước mặt, nước mưa, nước
ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt
e) Tài nguyên rừng
Rừng của tỉnh Bắc Giang có hệ động, thực vật phong phú, nhiều nguồn gen quý; có vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân Trữ lượng gỗ khoảng 3,5 triệu m3 và 500 triệu
cây tre, nứa
3.1.2 Điều kiện xã hội
a) Nguồn nhân lực
Hiện Bắc Giang có dân số hơn 1,56 triệu người, có trên 20 tộc người, trong đó: Người kinh chiếm đa số (88%), còn lại các tộc người thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán cháy (1,67%) Dân số trong độ tuổi lao động có 1,02 triệu người, chiếm 70,7%, đây là tiềm năng và lợi thế cùa tỉnh Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng người lao động chưa qua đào tạo trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao động qua đào tạo các trình độ và đặc biệt là người lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng cao với tốc độ tương đối nhanh Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ 85% năm 2000 xuống còn 76% năm 2005 và còn 67% năm 2010; tỷ lệ người lao
Trang 34động có trình độ cao đẳng tăng từ 0,94% năm 2000 lên 1,4% năm 2005 và 1,73% năm 2010; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 1,81% năm 2000, tăng lên 2,39% năm 2005 và 2,87% năm 2010 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên, số người không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động trong ngành kinh tế giảm dần từ 41.145 người năm
2005 xuống còn 29.997 người năm 2010, những người này chủ yếu là làm việc
ở khu vực nông thôn, số người có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng từ
192.787 người năm 2005, lên 241.058 người năm 2010
Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển vào loại khá trong cả nước Hàng năm, Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học khá cao, đạt tỷ lệ đỗ từ 35 - 45% số học sinh dự thi, năm 2010 có khoảng 1,2 vạn em Đến nay toàn tỉnh có 04 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp, 82 cơ sở đào tạo nghề; định hướng đến 2020 sẽ nâng cấp Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Trường Cao đẳng Nông lâm thành 2 trường đại học; Thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn và định hướng nâng cấp thành Trường đại học Công nghệ - kỹ thuật, nâng cấp Trường Trung học y tế, Trường Trung học Kinh tế- Kỹ thuật và Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành các trường cao đẳng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% vào năm 2020
b) Truyền thống văn hoá
Nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Bắc Giang được đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể Hai di sản hát Quan họ và Ca trù trên địa bàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới Có 341 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà, khu di tích Đình chùa Tiên Lục và cây Dã Hương ngàn năm tuổi, v.v những điểm này rất hấp dẫn khách tham quan
và nghiên cứu Hàng năm có hàng trăm lễ hội dân gian diễn ra trên địa bàn, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Con người Bắc Giang hiền hậu, mến khách,
Trang 35trọng nghĩa tình, luôn khát khao phát triển Văn hóa Bắc Giang có các điểm đặc trưng sau:
- Tính chất đan xen đa văn hóa Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Bắc Giang
- Tính chất tụ hội văn hóa người Việt Trong lịch sử lâu dài của đất nước người dân từ nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên đã lên đây sinh sống Họ mang theo tập tục của mình và có những biến đổi theo người dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngược lại người dân Bắc Giang ở trước đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến
- Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản
- Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn) Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn
có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh
- Văn hóa Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo Từ vùng rừng thiêng nước độc cộng đồng dân cư Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp riêng
có cả về văn hóa vật thể và phi vật thể Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ
3.1.3 Điều kiện hạ tầng - kinh tế
a) Về hệ thống giao thông
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình:
đường bộ, đường sông và đường sắt được phân bổ hợp lý
- Đường bộ
Đến năm 2010, tổng chiều dài đường bộ tỉnh Bắc Giang có 9.866,75 km, trong đó:
Trang 36Bảng 3.1 Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chiều dài (km) Tỷ lệ phần trăm (%) Quốc lộ có 04 tuyến chạy qua:
(Nguồn: cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang)
Cùng đó là hệ thống cầu cống được thiết kế đồng bộ, vĩnh cửu, đảm bảo cho phương tiện có trọng tải lớn lưu thông thuận tiện Về chất lượng các tuyến đường, cơ bản đảm bảo quy định, tiêu chuẩn chất lượng của bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ trải mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm nhựa chiếm khoảng gần 50%
Đến tháng 12/2012 trên địa bàn có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, cùng số lượng phương tiện vận tải lên đến 12.089 chiếc với đủ loại hình: xe buýt, xe du lịch, taxi, xe tải, rơ-mooc, sơ mi- rơ mooc…
Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 bến xe khách đạt tiêu chuẩn từ bến loại 3 đến bến loại 5, trong đó bến xe khách Bắc Giang đạt tiêu chuẩn loại 3 với diện tích 7.373m2, hàng ngày có khoảng 370 chuyến xe xuất bến trên 28 tuyến liên tỉnh, vận chuyển bình quân trên 3.000 hành khách/ngày, ngoài ra còn có hệ thống trạm nghỉ dọc đường, bến đỗ xe tĩnh với diện tích hàng chục nghìn m2
Với hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng bộ, hiện đại, lại nằm ở
vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang đã trở thành thế
Trang 37mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc phát triển kinh tế-
xã hội, giữ vững an ninh, chính trị quốc phòng của địa phương
- Đường thuỷ nội địa
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông chính chảy qua bao gồm sông Thương, sông Cầu, và sông Lục Nam, với tổng chiều dài khoảng 354km, trong
đó, 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 132km còn lại do địa phương quản lý
Năm 2012, trên toàn tỉnh, tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 632 phương tiện, đa số có trọng tải từ 200 tấn trở lên với tổng trọng tải trên 67.000 tấn
Hệ thống cảng, bến đường thuỷ tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hoá cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,…trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000m2 , chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng tổng diện tích 4.440m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hoá khoảng 250 nghìn tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hoá các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh
- Đường sắt
Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 2 tuyến đường sắt nội địa chạy qua đó là tuyến Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh (thuộc tuyến Thái Nguyên - Quảng Ninh) nối các tỉnh nội địa với các cảng biển
b) Về hệ thống lưới điện
Hệ thống lưới điện ớ Bắc Giang đến nay bao gồm 2 trạm biến áp 110KV với công xuất 85MVA, 781 km lưới điện trung thế, 2.015 km đường dây hạ thế
và 678 trạm biến áp
Trang 38Điện trở thành một trong những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng của Bắc Giang Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nên điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt nông thôn Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người còn thấp, đạt trung bình khoảng 180kwh/ người/năm Hiện trạng lưới điện hạ thế các thôn xã đang quản lý bán điện, chất lượng còn nhiều bất cập, thiếu an toàn và tiêu thụ điện năng lớn Giá bán điện đến hộ nông dân sống ở vùng nông thôn còn cao do công tác quản lý điện nông thôn của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, lưới điện về thôn, xã chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện
c) Hệ thống bưu điện
Là một trong những ngành cơ sở hạ tầng quan trọng, bưu diện Bắc Giang tập trung đầu tư, hiện đại hoá nhanh chóng các loại hình dịch vụ, nhằm đón bắt kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương
Tại Bắc Giang, mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển trên nhiều loại hình dịch vụ, tại nhiều vùng khác nhau Hầu hết các nơi tập trung dân cư như thị xã, thị trấn, huyện lị đều có bưu cục phục vụ
Hiện tại, số điểm bưu điện trên toàn tỉnh lên đến 210 điểm, trên 95% số xã
có bưu điện phục vụ, chỉ còn 10 xã vùng xâu, vùng xa thuộc 2 huyện Sơn Động
và Lục Ngạn chưa có bưu điện
Các dịch vụ chuyển tiền nhanh, tiết kiệm Bưu điện, bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, điện hoa, chuyển phát nhanh EMS…đã được mở
d) Hành chính
Toàn tỉnh được chia ra thành 10 khu vực hành chính bao gồm TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Sơn Động, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hoà, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên (Trong đó, có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao Sơn Động), chia ra thành 230 xã, phường, thị trấn
Trang 39e) Khu công nghiệp kinh tế
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) Lạng Sơn
-Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực
Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một
số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500ha, trong đó có 1 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy
Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả
về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông
Các khu, cụm công nghiệp đó là:
• Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích 100 ha;
• Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, diện tích 180 ha;
• Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích 426 ha;
• Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích khoảng 442 ha;
• Khu công nghiệp Việt Hàn diện tích 100 ha, giai đoạn hai mở rộng tới
200 ha
• Cụm công nghiệp cơ khí ô tô Đồng Vàng, diện tích khoảng 38 ha Ngoài các khu, cụm công nghiệp trên, hiện nay tỉnh Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giang với diện tích các khu khoảng
từ 200 ha đến trên 1.000 ha
Trang 40Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế “một cửa liên thông”, nhà đầu tư chỉ cần đến một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu
3.2 Cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cách đây 56 năm, ngày 03 tháng 7 năm 1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và Ban Quản lý thị trường ở các Thành phố, Tỉnh, Khu tự trị
Từ năm 1957 đến năm 1997 lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Bắc đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức nhưng chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên thị trường
Năm 1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh Ngay sau khi tái lập tỉnh, Công tác quản lý thị trường đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh quan tâm, ngày 20/01/1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 57/QĐ-UB Về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Giang
Năm 2008 Sở Thương mại và Sở Công Nghiệp được sát nhập thành Sở Công Thương Cùng với đó ngày 30/6/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 60/QĐ-UB thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương Bắc Giang
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP