Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 44)

3.3.1. Khung nghiên cứu

Yếu t khách quan: - Cơ chế thị trường - Hệ thống chính sách - Nhận thức của người dân - Nguồn cung ứng sản phẩm trong nước. - Tổ chức bộ máy cơ quan có thẩm quyền - Tình hình kinh tếđất nước - ….vv Yếu t ch quan: - Nhận thức chưa đầy đủ về

buôn lậu và gian lận thương mại - Ham muốn về vật chất thúc đẩy. - Nhận thấy sự sơ hở, lỏng lẻo có thể lợi dụng của cơ quan chức năng…vv Buôn lu và hiu lc chng buôn lu: - Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là.

- Những thủđoạn chủ yếu các đối tượng buôn lậu thường sử dụng. - Các biện pháp nghiệp vụđược Chi cục QLTT Bắc Giang áp dụng. - Kết quả kiểm tra, xử lý trong những năm gần đây.

- Phân tích và đánh giá hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu.

Gii pháp

- Định hướng nâng cao hiệu lực chống buôn lậu - Hoàn thiện thủ tục hành chính

- Đổi mới hoạt động công tác quản lý thị trường

- Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong sạch - Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn hiệu lực chống buôn lậu, tôi đã thu thập từ các nguồn:

- Các tài liệu đã được công bố từ năm 2011 – 2013 của các cơ quan chức năng trong tỉnh Bắc Giang đã được thống kê, báo cáo (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang) và các bộ phận chức năng của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang

như: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Phòng Pháp

chế - Kiểm tra, các Đội Quản lý thị trường.

- Thu thập thông tin từ các báo cáo, các đề tài nghiên cứu trước đó của giáo viên, sinh viên các năm trước.

- Thu thập số liệu từ các webside, báo chí.

b) Số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu sơ cấp, sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP (Key Imformation Panel):

Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 15 người, bao gồm các cán bộ, lãnh đạo trong Chi cục, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chống buôn lậu và một số Đội trưởng Đội Quản lý thị trường các huyện, các thày cô giáo trong trường về những nội dung có liên quan đến chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu.

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra, hiệu chỉnh và nhập vào máy tỉnh, sau đó xử lý bằng phần mềm excel.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

3.3.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Từ những dữ liệu thu thập được, mô tả, nghiên cứu tình hình hoạt động và công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu trong bảng biểu của chi cục về

một số chỉ tiêu để tìm ra chênh lệch và xu hướng nhằm đưa ra phương hướng giải quyết.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ kết quả báo cáo, các mẫu phiếu thu thập thực tế, phân tích các vấn đề thuận lợi, khó khăn mà cục quản lý thị trường

đang gặp phải trong quá trình tổ chức công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để từđó đề ra phương án giải quyết.

- Phương pháp quan sát: nghe, nhìn, ghi chép. Cảm nhận định lượng các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động, quan điểm của cán bộ cơ quan cục về công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

3.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Các loại mặt hàng các buôn lậu chủ yếu hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Các thủđoạn được các đối tượng buôn lậu sử dụng.

- Các biện pháp nghiệp vụ đã được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang triển khai, áp dụng.

- Kết quả hoạt động chống buôn lậu của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang 03 năm gần đây.

- Sự bình ổn thị trường: Đó là bình ổn về giá cả, hàng năm không có sự

biến động lớn về giá, nhất là những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán. Mặt khác, chất lượng và chủng loại hàng hóa được kiểm soát tốt, nhất là đối với hàng hóa yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Mức độ hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu định lượng hàng năm được giao như: Số vụ kiểm tra, xử lý.

- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách từ xử lý vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu trong công tác chống buôn lậu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 44)