gian lận thương mại
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh phần lớn là lạc hậu, thiếu không đủ
phục vụ cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quảđòi hỏi phải được trang bị thêm theo hướng dẫn đầy đủ hiện đại và hoàn thiện như:
-Sử dụng các phương tiện hiện đại truyền tin và xử lý thông tin nhanh
chóng đặc biệt là các thông tin tình báo…
-Trang bị thiết bị đuổi bắt có khả năng chạy với tốc độ cao.
-Trang bị các thiết bị máy soi và các thiết bị khác phục vụ hoạt động kiểm tra hải quan.
-Ứng dụng vi tính vào quy trình hoạt động hải quan như đăng ký tiếp nhận tờ khai , tính thuế kiểm mã số hàng hoá.
4.2.10. Một số giải pháp khác
- Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại,
điều tra xét xử ngay một ố các vụ buôn lậu điển hình để răn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị vi phạm tịch thu hàng hoá và xử lý theo mức độ vi phạm.
- Có chế khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho cơ
quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Thành lập và tổ chức tốt các trạm kiểm soát trên địa bàn tỉnh, ở những khu vực thường xuyên xảy ra các vụ buôn lậu và gian lận thương mại.
- Buôn lậu và gian lận thương mại thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang câu kết với nhau thành
đường dây buôn lậu lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi do vậy để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra, giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87
PHẨN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Quản lý thị trường là một mặt, một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời của quản lý nhà nước về kinh tế. Kiểm tra, kiểm soát thị trường là thực thi chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế cũng như quản lý nhà nước về thị trường. Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường đã
được triển khai mở rộng ở nước ta từ nhiều năm nay, nhưng cho đến nay chưa có các tài liệu nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm các nước về kiểm tra, giám sát các hoạt động mua bán trên thị trường. Vì vậy việc tìm hiểu về hoạt động kiểm tra, giám sát của lực lượng quản lý thị trường nhất là trong công tác chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu là điều cần thiết (vì đây là hoạt động thường xảy ra nhiều vi phạm và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
Đề tài đã phản ảnh khá rõ nét về thực trạng hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận chung của lực lượng quản lý thị trường cả nước như lịch sử ra đời, nhiệm vụ quyền hạn, vai trò, đặc điểm cơ bản về hoạt động của lực lượng quản lý thị trường…cũng như các cơ sở pháp lý có liên quan như quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật của nhà nước.
Thông qua việc phản ảnh thực trạng đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang nhằm góp phần thiết thực vào việc làm bình
ổn thị trường, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng cả trong và ngoài địa bàn tỉnh. Công tác đấu tranh chống buôn lậu là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của tất cả các ngành chứ
không phải nhiệm vụ riêng của bất cứ một lực lượng nào. Nếu các ngành không thực sựđẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu một cách triệt để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88
thì chắc chắn sẽ không thể nào dẹp bỏ được tận gốc tệ nạn này, còn ngược lại nếu tất cả các ngành, các cấp đều thực sự quyết tâm thì cùng với sự phát triển của sản xuất trong nước chắc chắn tệ nạn này sẽ được đẩy lùi đem lại môi
trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Chính phủ
* Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một trong các công cụđể quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước. Tuy nhiên các thủ tục hiện nay còn rườm rà, phức tạp, người kinh doanh phải làm rất nhiều thủ tục khác nhau, làm mất thời gian, công sức, tiền bạc và thậm trí cả cơ hội kinh doanh của họ. Từ đó gây khó khăn cho hoạt
động đầu tư dẫn đến tình trạng gian lận trốn thuế. Điều này đòi hỏi các thủ tục phải được tinh giản đi nhưng vẫn phải đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, chống được buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời bảo vệ được sản xuất trong nước và người tiêu dùng, không gây phiền hà, ách tắc trong lưu thông, trong tiến trình hội nhập thương mại vào khu vực và thế giới. Đổi mới cả về quy trình nghiệp vụ, tổ chức quản lý các giấy tờ, rà soát lại các văn bản các quy định về hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà, thống nhất và dễ
hiểu, dễ thực hiện. Áp dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào việc tổ chức, kiểm tra kiểm soát, lưu trữ các tài liệu văn bản, tính thuế thống kê hàng hoá
XNK, tra mã…làm cho các thủ tục được giải quyết nhanh chóng và có hiệu
quả, đảm bảo được tính trung thực khách quan. Việc áp dụng này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho trang thiết bị máy móc, đào tạo cán bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
Các công tác kiểm dịch hàng hoá cũng được tinh giản, cần có một cơ
quan giám định hàng hoá, chứng nhận thì hải quan có thể thông qua thay vì
phải thông qua 3 hay 4 cơ quan giám định như trước .
* Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan là một khâu kiểm tra lại để thực hiện kiểm tra thẩm định tính trung thực của các nội dung khai báo và tính thuế của người làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu đã được giải phóng nhằm thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hàng hoá đa được đưa vào lưu thông nhưng vẫn phải được rà soát lại các thủ tục. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ có thể thực hiện tốt hơn trên cơ
sở các số liệu, tài liệu được ghi chép đầy đủ. Nhưng trên thực tế thì những tài liệu này chưa được nghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận, dó đó phải được
chấn chính và sắp xếp đảm bảo cho công tác kiểm tra sau thông quan được
thực hiện nhanh chóng , ngăn chặn việc để cho các gian thương lọt lưới… Việc kiểm tra sau thông quan giúp ngăn chặn tình trạng khai tăng, khai giảm, khai sai số lượng hàng hoá, hiện tượng dán mác giả cũng sẽ bị ngăn chặn ngay từ khâu này mà không thể lưu thông vào thị trường .
* Thực hiện quản lý giá đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
Đối với hoạt động nhập khẩu các gian thương thường trốn thuế bằng cách khai giá hàng nhập khẩu thấp, do vậy mà phải có sự quản lý giá nhập khẩu chặt chẽ, Theo thông tư số 82/1997/BCT của bộ tài chính: Ba điều kiện
để nhập khẩu hàng hoá nằm ngoài danh mục hàng hoá quy định giá tối thiểu
là: Hợp đồng hợp pháp, có xác nhận thanh toán qua ngân hàng và không có
trong bảng giá tối thiểu. Các quy định này thực tế đã bị các gian thương lạm dụng, thông đồng khai giá thấp. Do vậy các lực lượng chống buôn lậu phải tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
với giấy tờ hồ sơ phát hiện kịp thời và thực hiện truy thu thuế, xử phạt vi
phạm…
Trong hoạt động xuất khẩu các gian thương cũng khai tăng giá hàng xuất khẩu để lấy hạn ngạch cao, vì nhà nước ta thường không quản lý quá hàng xuất khẩu. Do vậy việc quản lý giá hàng xuất khẩu cũng được đặt ra, ngăn chặn tình trạng đạt kim ngạch xuất khẩu giả tạo và nạn xoay vòng hàng hoá, tìm cách phát hiện giá thực xuất, xử phạt vi phạm truy thu thuếđối với số
hàng vượt quá hạn ngạch thực tế của lô hàng thực xuất.
* Đẩy mạnh sản xuất trong nước
Sản xuất trong nước có nhiều yếu kém, năng suất chất lượng kém, chi phí giá thành cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài kém là một trong những nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại do đó mà sản xuất trong nước cần phải được đầu tư phát triển mạnh hơn nữa cả về trang thiết bị
máy móc công nghệ hiện đại, trình độ năng lực quản lý của cán bộ kỹ thuật
phải được nâng lên, một bước nâng cao tay nghề của công nhân viên, nâng
cao năng suất lao động từđó nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và dần thay thế hàng ngoại, có như vậy thì mới hạn chế được hàng lậu. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế
tại Việt Nam, cũng như tỉnh Bắc Giang là điều kiện cơ sở hạ tầng kém thì khó có thểđầu tư, đặc biệt là thiếu vốn, quản lý mang tính chủ quan, khó thay
đổi… Mặc dù vậy các doanh nghiệp ở địa phương cũng đã biết khắc phục khó khăn dựa vào các lợi thế, tiềm lực của mình để có thể phát triển và trụ
vững trong kinh doanh.
* Một số kiến nghị khác:
+ Chính phủ và Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo cho hoạt động của lực lượng thực hiện chức năng quản lý, chống buôn lậu gian lận thương mại hoạt động hiệu quả hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
+ Chính phủ và Nhà nước cần đảm bảo cuộc sống của cán bộ chức năng, đảm bảo sự công bằng giữa các cơ quan cùng chức năng: cho lực lượng QLTT được hưởng chếđộ phụ cấp như cơ quan: Thuế, Hải quan.
+ Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, phương tiện, công cụ thiết bị…cho hoạt động của lực lượng chức năng.
+ Xây dựng lực lượng QLTT như mô hình tổ chức của cơ quan Thuế, Hải quan, Thống kê thì lực lượng mới đồng đều, vững mạnh
5.2.2. Đối với các bộ, ngành cơ quan chức năng khác
- Trong chính các cơ quan ban ngành cần ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của nghành. Trên cơ sở đó đánh giá tổng thể yêu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ của từng bộ
phận công tác, từ đó có kế hoạch tổng thể vềđào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng mới cho phù hợp.
- Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ
luân chuyển hợp lý. Cần có cơ chế chính sách khen thưởng, tiền lương thoả đáng cho cán bộ làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Cần quan tâm thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, bỗi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ công nhân viên.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho quần chúng nhân dân đi theo pháp luật.
5.2.3. Đối với UBND tỉnh
Làm rõ mối quan hệ chỉ đạo quản lý theo ngành nhằm tạo điều kiện để
Quản lý thị trường chủ động trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo giúp UBND tỉnh thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn.
Giao quyền chủ động cho Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường việc điều hành các công việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xác định địa bàn kiểm tra, kiểm soát, các biện pháp đấu tranh; chủđộng tuyển dụng, bố trí,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng,
Đội trưởng, Phó Đội trưởng để thực thi công vụ.