Thực trang buôn lậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 26)

Việt Nam là một đất nước có địa hình phức tạp đồi núi chiếm phần lớn diện tích cả nước, có biên giới tiếp giáp với Lào, Trung Quốc, Campuchia và có các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam- nơi kiểm soát hoạt động kinh doanh XNK

đặc điểm này của địa hình kết hợp với sự ra đời của hàng rào thuế quan và hệ

thống thuế đối với hoạt động kinh doanh làm cho tình hình buôn lậu trong cả

nước có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, để trốn lậu thuế, tuôn hàng lậu qua cửa khẩu chống lại sự kiểm soát của Hải quan, buôn

bán và kinh doanh hàng giả,...

Ở nước ta trong mấy năm gần đây tệ nạn buôn lậu phát triển tràn lan như

một bệnh dịch kéo dài âm ỉ làm đau đầu các nhà chức trách trong việc tìm ra giải pháp đặc trị, chặn đứng căn bệnh này. Trên thực tế nạn buôn lậu và gian lận thương mại xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ khắp các biên giới phía

Bắc đến biên giới Tây Nam, từ các cửa khẩu qua Trung Quốc, Lào, Campuchia

đến các cửa khẩu quốc tế, từ nông thôn đến thành thị, từ xuất khẩu đến nhập khẩu, từ hoạt động thương mại chính ngạch đến hoạt động tiểu ngạch, từ đường bộ đến đường biển, đường hàng không và bưu điện,...chỗ nào, lĩnh vực nào, tuyến đường nào buôn lậu cũng có những vấn đề nóng bỏng nhức nhối.

Trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của nước ta tình hình buôn lậu diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong khi Việt Nam ngăn chặn thì phía nước ngoài lại khuyến khích, thực chất là họ muốn tiêu thụ hàng tồn kho ứđọng của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

a) Buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc

Trên tuyến này buôn lậu diễn ra tấp nập, hối hả nhất là ở các khu vực cửa

khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn

Lãng (Lạng Sơn), Chi Ma (Lạng Sơn),... thủ đoạn chủ yếu mà bọn buôn lậu thường áp dụng là: tập trung hàng hoá ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt qua biên giới, dùng “cửu vạn” khuân vác suốt ngày đêm với số lượng lớn, hàng vạn người tham gia vận chuyện. Vào lúc cao điểm tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) số “cửu vạn” lên tới 3 đến 4 ngàn người. Hàng hoá nhập lậu chủ yếu là vải, vật liệu xây dựng, đồ điện tử cũ và mới, các mặt hàng xa xỉ

phẩm, đồ chơi trẻ em, xe đạp, bánh kẹo, động cơ nổ, sứ vệ sinh, gạch men,..Các mặt hàng buôn lậu (nhập lập) từ Trung Quốc chủ yếu là hình thức, mẫu mã đẹp còn chất lượng thấp và giá rẻ điều này tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước, tính cạnh trạnh của sản phẩm.

b) Trên tuyến đường biên giới phía Tây

Khu vực miền Trung tình hình buôn lậu nổi lên chủ yếu ở khu vực của khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lò Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Lý Hoà (Quảng Bình),.. thủ đoạn chủ yếu của chúng vẫn là tập kết hàng ở 2 bên cánh gà các cửa khẩu, các đường mòn cắt ngang biên giới, dùng cửu vạn đưa hàng vào để trốn lậu thuế và làm các thủ tục hoá đơn chứng từ

giả, hoặc quay vòng hoá đơn nhiều lần,...Mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng

điện tử, nồi cơm điện, gạch men, tủ lạnh, nước giải khát, tân dược do Thái Lan sản xuất, thuốc là ngoại, xe gắn máy, sứ vệ sinh, hàng xa xỉ phẩm của Thái Lan, Nhật Bản...

c) Trên tuyến biên giới Tây Nam

Khu vực này tập trung ở khu vực huyện Đức Huệ (Long An), Phước Chỉ

(Tây Ninh), An Giang, Đồng Tháp khu vực này bọn buôn lậu dùng rất nhiều thủ

đoạn tinh vi như quay vòng tem nhập khẩu, sử dụng tem giả, quay vòng vỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

xưởng, xe công cụ của một số cơ quan, doanh nghiệp để làm kho trung chuyển, sử dụng hồ sơ chứng từ giả quay vòng nhiều lần, đặc biệt gần đây bọn buôn lậu còn dùng hình thức cưới xin vùng biên giới để vận chuyển hàng lậu. Đây là tuyến buôn lậu tập trung sôi động, phức tạp từ lâu, trong đó có mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá ngoại, xe gắn máy, quần áo si đa, đồ điện tử hàng xa xỉ

phẩm, đồ chơi trẻ em,..của Thái Lan, Nhật, Tây Âu. Hàng xuất lậu chủ yếu là vàng, ngoại tệ, xăng dầu, nông sản thực phẩm làm cho hiện tượng chảy máu

vàng, ngoại tệ ra nước ngoài ngày càng lớn mạnh. Những hàng hoá này được

đưa vào nội địa tiêu thụ phần nhiều là vào TP.HCM, đây là thị trường tiêu thụ

rộng không chỉ hàng hoá ở biên giới Tây Nam mà còn có các mặt hàng nhập lậu từ biên giới phía Bắc được đưa vào như vải, quần áo, hàng điện tử, xe đạp, gạch men,..có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mặt hàng chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong hàng nhập lậu là thuốc lá, lúc cao điểm có khi lên tới mức 1 triệu bao/ngày. Theo cục điều tra chống buôn lậu bình quân mỗi ngày có khoảng 700-800 kiện thuốc lá được chở về từ Campuchia, ước tính có khoảng 12 đến 1 triệu bao nhập

lậu qua khu vực này, trong khi đó Ban Chỉ đạo 1 tháng lực lượng chống buôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lậu chỉ thu được khoảng 2 triệu bao. Mặt hàng nữa là xe máy nhập lậu từ cuối năm 1997 đến đầu năm 1998 trung bình mỗi ngày có từ 30 đến 40 xe máy nhập lậu bằng nhiều cách, mướn người lái, dắt, có khi gắn cả biển số giảđể chạy vào nội địa. Hàng lậu được đưa vào nội địa cũng như cũng như xuất khỏi lãnh thổ

bằng nhiều tuyến khác nhau: đường bộ, đường biển, đường hàng không và

đường bưu điện.

d) Trên tuyến đường bộ

Trên tuyến đường này bọn buôn lậu thường sử dụng người địa phương thông thạo đường ngang lối tắt, nắm vững quy luật hoạt động của lực lượng kiểm soát để lợi dụng thời cơ mang các hàng lậu vượt biên xuyên rừng xếp lên các xe lam, thậm chí ô tô để chở hàng thuê đậu rải rác cách cửa khẩu khoảng 1-2 km để chở về xuôi theo điểm hẹn của chủ hàng. Bọn buôn lậu tìm mọi cách để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

mang vác do vậy mà mà khi bị bắt họ chống trả quyết liệt lại cơ quan chức năng. “Cửu vạn” phải mang vác trên lưng rất nặng như tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt, linh kiện xe máy, acquy ô tô, 1 hoặc 2 thùng bánh ngọt trên lưng , tuy vất vả nhưng lại có tiền được coi là cao so với việc họ tự lao động, nên họ vẫn làm rất nhiệt tình.

Mỗi cửa khẩu có những mặt hàng đặc trưng riêng, tuy nhiên do đặc thù

đường bộ nên chủ yếu là những mặt hàng có thể mang vác hoặc chia lẻ được để

vượt rừng đưa vào nội địa. Qua một số vụ án xảy ra người ta thấy rằng hàng lậu

được đưa vào nội địa với khối lượng và giá trị lớn.

e) Trên tuyến đường biển đảo

Hoạt động buôn lậu ở tuyến này, tuy không sôi động như đất liền nhưng lại được tổ chức rất quy mô, lượng hàng hoá lớn và có giá trị cao. Bọn gian thương sử dụng phương tiện vận chuyển từ tàu đánh cá nhỏ đến tàu lớn như tàu phà sông biển, tàu viễn dương. Chúng hoạt động có tổ chức và phối hợp chặt chẽ với nhau, địa bàn rộng, tổ chức đường dây xuyên quốc gia, quốc tế, sử dụng và trang bị hệ thống thông tin liên lạc điều khiển từ xa. Khu vực sôi động và phức tạp nhất là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh

Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kiên Giang...hàng hoá được

tập kết ở một số điểm: cảng Kỳ Xá, Giang Bình, Phong Thanh...(TQ) với các mặt hàng chủ yếu: vật liệu xây dựng, đồ điện tử điện lạnh của Nhật Bản, hàng tiêu dùng như vải, quần áo may sẵn, động cơ nổ, đồ chơi trẻ em, xe đạp...

f) Trên tuyến đường hàng không

Trên tuyến đường này, các đối tượng buôn lậu hoạt động trên các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài. Do đặc thù của ngành hàng không nên hàng hoá gọn nhẹ như vàng, ngoại tệ, đồng hồ, máy tính, đồ cổ, đá quý, chất kích thích, ma tuý...trong đó có phần nhiều là ngoại tệ và cổ vật. Bọn gian lận thường sử

dụng hộ chiếu đỏ, hộ chiếu ngoại giao (miễn kiểm tra) để mang hàng lậu qua sân bay điển hình như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

Ngày 01/4/1998 phát hiện cơ trưởng và cơ phó Việt Nam xuất lậu ngoại tệ

trị giá hơn 700 triệu đồng trên chuyến báy VN741 từ thành phố HCM đi Singapore.

Ngày 29/3/1998 Hải quan phát hiện bà Huỳnh Ngọc Quỳnh cất giấu nhiều loại ngoại tệ trị giá khoảng 300.000 USD trên chuyến bay đi Hồng Kông.

g) Tuyến đường bưu điện

Trên tuyến đường này buôn lậu thường ít xảy ra. Bọn buôn lậu chủ yếu gửi ngoại tệ, vàng và một số hàng hoá gọn nhẹ có giá trị cao để đưa vào trong nước và ngoài nước trái phép nhằm tránh khai báo và trốn thuế. Trong nhiều trường hợp, ngoại tệ được chuyển theo hình thức này qua người quen gửi vào ngân hàng nước ngoài để rửa tiền.

h) Gian lận nội địa

Bên cạnh gian lận trong hoạt động XNK, quá cảnh qua các cửa khẩu và vùng biên giới gian lận trong nội địa cũng không kém phần gay gắt nổi cộm lên là vấn đề gian lận về thuế. Các gian thương tìm mọi cách để trốn thuế bằng nhiều hình thức và thủđoạn khác nhau như: khai sai số lượng, chất lượng, chủng

loại hàng hoá, buôn bán kinh doanh không có giấy phép, không có xác nhận của

chính quyền địa phương đặc biệt là tệ nạn sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên mặt trận đấu tranh chống hàng giả các lực lượng quản lý thị trường tổ chức tốt công tác địa bàn, công tác điều tra cơ bản, xây dựng mạng lưới bí mật và được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân. Năm 2010, Lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với Công an Hà Nội phát hiện, thu giữ số

hàng giả gồm 356,5 kg thuốc tân dược giả, 50 kg thuốc bắc, 1.120 kg mật ong, 556 lít nước mắm, 327,8 kg mỳ chính Ajinomoto, 3.845 chai rượu nội, 1.072 chai rượu ngoại, 2.570 chai nước khoáng và một số hàng hoá và giấy tờ làm giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác... Đây chỉ là những con số rất nhỏ mà Quản lý thị trường và Công an kinh tế phát hiện ra. Trên thực tế hàng giả vẫn bày bán tràn lan trên thị trường chưa bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang

Bản đồ địa lý tỉnh Bắc Giang

a) Vị trí địa lý

Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ

105053’ đến 107002’ kinh độ đông; nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông

Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có 09 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn. Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế

Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủđô Hà Nội 50km; cách

cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế

Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân -

Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong

khu vực và trên thế giới.

b) Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn

Địa hình Bắc Giang gồm 02 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Do chủ yếu là trung du và miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, phù hợp với việc xây dựng các khu công nghiệp lớn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 240C, nhiệt độ thấp nhất: 40C, nhiệt độ cao nhất 390C. Độ ẩm

không khí trung bình 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.650 mm.

Bắc Giang ít bị ảnh hưởng của thiên tai (bão tố, động đất). Với địa hình dốc ở

miền núi và dốc nhẹ ở vùng trung du, Bắc Giang có ít vùng bị ngập nước, thuỷ

văn được đánh giá tương đối tốt cho phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp.

c) Tài nguyên đất đai

Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.827,38 km2, trong đó có 127,2 ngàn ha

đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng, thuận tiện cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

việc thông thương và đi lại. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân Golf, khu nghỉ dưỡng...

d) Tài nguyên nước

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 03 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là 354 km, có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch

nước ngầm, đặc biệt có Hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu ích 227,5 triệu m3, lớn thứ tư toàn quốc. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

e) Tài nguyên rừng

Rừng của tỉnh Bắc Giang có hệ động, thực vật phong phú, nhiều nguồn gen quý; có vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Trữ lượng gỗ khoảng 3,5 triệu m3 và 500 triệu cây tre, nứa.

3.1.2. Điều kiện xã hội a) Nguồn nhân lực a) Nguồn nhân lực

Hiện Bắc Giang có dân số hơn 1,56 triệu người, có trên 20 tộc người, trong đó: Người kinh chiếm đa số (88%), còn lại các tộc người thiểu số khác

chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán dìu (1,77%), Hoa (1,2%),

Sán cháy (1,67%).... Dân số trong độ tuổi lao động có 1,02 triệu người, chiếm 70,7%, đây là tiềm năng và lợi thế cùa tỉnh. Cơ cấu nhân lực theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng người lao động chưa qua đào tạo trong thành phần lao

động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao động qua đào tạo các trình độ và đặc biệt là người lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng cao với tốc độ tương đối nhanh. Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 26)