MỤC LỤC
Bằng việc sửa đổi, bổ sung điều 18 của Công ước về vấn đề bảo lưu, những trở ngại chính trong việc ra nhập Công ước Nairobi đã bị dỡ bỏ, Công ước này chính thức trở thành một công cụ thống nhất và có hiệu quả trong hoạt động hợp tác quốc tế ngành hải quan mà nhiều quốc gia mong muốn tham gia để gia tăng sức mạnh của mình trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại trên phạm vi toàn thế giới. Trước khi Công ước này ra đời, Hội đồng đã liên tiếp thông qua nhiều khuyến nghị vào các năm 1953, 1954, 1967, 1971 và 1975 cho phép cơ quan hải quan các nước thành viên thiết lập và tăng cường hợp tác, chủ yếu là dựa trên mối quan hệ song phương trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các chất ma túy và các loại tài sản văn hóa.
Từ năm 2005 đến nay, các công chức hải quan Lithuania tham gia tích cực trong các phiên họp, cuộc họp và các sự kiện khác về nhiều vấn đề khác nhau trong lĩnh vực hải quan được tổ chức bởi Ủy ban châu Âu, Tổ chức Hải quan Thế giới, Liên Hợp Quốc… Tổng cục Hải quan Lithuania đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) như Hội nghị hải quan khu vực châu Âu ở Azerbaijan, Hội nghị và triển lãm về trao đổi thông tin diễn ra tại Ấn Độ, Hội nghị của WCO/OECD về giá cả chuyển giao và xác định trị giá hải quan của các doanh nghiệp đa quốc gia cùng nhiều sự kiện khác. Các cán bộ, công chức và chuyên gia Hải quan Lithuanian đã và đang tham gia tích cực vào các nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ hải quan nước bạn : 6 cán bộ tham gia Phái đoàn hỗ trợ của EU (EUBAM) trên biên giới Ucraine, Moldova ; 1 viên chức làm việc tại Tbilisi là một cố vấn trong nhóm nghiên cứu của Đại diện EU (EUSR) cho Nam Caucasus. Hải quan Lithuania cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hải quan các quốc gia khác trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm điều tra, ngăn chặn và trấn áp các vi phạm hải quan, nhất là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Hàng năm, Hải quan Lithuanian cũng đã gửi khoảng 200 yêu cầu và nhận được sự hỗ trợ từ hơn 16 cơ quan hải quan khác. Trong năm 2009, số lượng lớn nhất là khoảng 90 yêu cầu được gửi đến Liên bang Nga, 50 yêu cầu với Belarus, 21 yêu cầu tới Ucraine và Kazakhstan. 4 yêu cầu để được hỗ trợ đã được gửi tới Hải quan Uzbekistan và Trung Quốc, 2 yêu cầu tới Hải quan Na Uy, 1 yêu cầu đã được gửi đến Thụy Sĩ, Iceland, Bosnia và Herzegovina, Gruzia và các nước khác. Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Nga. Giới thiệu về Hải quan Nga. Hải quan của Nga ra đời từ rất sớm, gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà nước. Lịch sử của Hải quan của Nga qua nhiều thế kỷ cho thấy cơ quan này có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội của Nhà nước. là Cục Hải quan vào năm 1864) trở thành đơn vị trực thuộc Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý tất cả các trạm hải quan thì đã được xem như cơ quan kiểm soát của Chính phủ về thương mại nước ngoài và buôn lậu.
ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI
Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN, phối hợp thực hiện chương trình hành động về các vấn đề có liên quan đến hải quan. Hai thỏa thuận này đã tạo nên một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hợp tác giữa Hải quan hai nước: “Trên cơ sở tôn trọng lợi ích, chủ quyền quốc gia của mỗi bên ký kết, đồng thời căn cứ vào quyền hạn và khả năng của mỗi bên, hai bên ký kết đồng ý sẽ hỗ trợ lẫn nhau nhằm ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm.
Qua công tác nắm tình hình, các đối tượng thu mua than trôi nổi, không có nguồn gốc trên thị trường tại các địa phương: Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí, Đông Triều… sau đó tập kết dọc bờ sông tại khu vực cầu Đá Bạc bên phía huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng và khu vực ven sông Hoàng Thạch bên phía huyện Kinh Môn - Hải Dương, sau đó bốc rót xuống các tàu có trọng tải lớn (hơn 1.000 tấn) dùng hoá đơn, chứng từ vận chuyển nội địa có điểm đến là các tỉnh miền Trung, miền Nam, khi đi qua khu vực đảo Bạch Long Vỹ thì chuyển hướng chạy bám theo đường phân định trà trộn vào các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân nhằm lẩn trốn sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, khi có thời cơ các đối tượng đi thẳng sang các cảng thuộc Giang Bình, Phòng Thành - Quảng Tây - Trung Quốc để tiêu thụ. Trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết năm 1993 (Thoả thuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thoả thuận giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu), Hải quan hai nước đã thiết lập cơ chế phối hợp hành động chống buôn lậu tại các cửa khẩu; tăng cường cơ chế thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch, tích cực triển khai hợp tác kỹ thuật và nghiệp vụ của hai bên.
Thông thường, trong công tác nghiệp vụ chuyên môn, do tính cấp thiết của từng vụ việc, các cán bộ công chức của Hải quan hai nước còn có thể gọi điện với tư cách cá nhân đề nghị sự giúp đỡ của bên kia trong việc xác minh giá trị lô hàng hoặc các đối tượng tình nghi. Tất nhiên ngoài các vụ việc có sự phối hợp của Hải quan biên giới hai nước được nhắc đến trên đây, mỗi bên cũng đã tự phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn lậu khác diễn ra trên địa bàn; nhưng số lượng các vụ việc này vẫn còn hạn chế hơn nhiều so với tình hình buôn lậu và gian lận thương mại đang diễn ra hết sức phức tạp tại biên giới Việt – Trung.
Hai bên thống nhất luôn kịp thời thông báo cho nhau về pháp luật, pháp quy của hai nước liên quan đến quản lý của Hải quan, như chính sách về thương mại, về thuế và các thông tin về quy định quản lý của Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và vật phẩm hành lý của khách du lịch; từ đó xây dựng một môi trường thương mại trong sạch tại khu vực biên giới Việt - Trung, thúc đẩy mậu dịch giữa hai nước. Về phía Trung Quốc, cơ quan Hải quan vẫn chưa triển khai lực lượng hải quan tại cửa khẩu Đồng Tông (đối diện cửa khẩu Hoành Mô – Bình Liêu) cách Đông Hưng trên 40km, mặc dù đây là cặp cửa khẩu quốc gia giữa hai nước và ở điểm Lý Phổ (đối diện Bắc Phong Sinh – Hải Hà) cách Đông Hưng 20km, nên doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu này đều phải quay trở lại Đông Hưng (đối diện cửa khẩu Móng Cái) để làm thủ tục hải quan.
Không chỉ là sự hợp tác riêng rẽ của hai cơ quan hải quan ở biên giới Quảng Ninh – Nam Ninh, cơ chế mới đã mở ra một mối quan hệ mật thiết giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc, theo đó Hải quan Quảng Ninh sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Hải quan Lạng Sơn và Hải quan Cao Bằng trong việc phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Việt – Trung, nhờ vậy hoạt động hợp tác quốc tế của các đơn vị Hải quan biên giới Việt Nam với Hải quan Trung Quốc sẽ đi vào chiều sõu và thu được nhiều kết quả rừ nột hơn. Một số cán bộ, công chức có tư tưởng chọn việc, không muốn làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu vì sợ vất vả, khổ cực và nguy hiểm… Cá biệt còn có những cán bộ chỉ quan tâm đến công tác thu thuế với quan điểm cho rằng nếu triển khai đấu tranh chống buôn lậu quyết liệt, doanh nghiệp, chủ hàng sẽ chuyển sang các cửa khẩu của địa phương khác; hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn sẽ giảm, ảnh hưởng đến số thu ngân sách qua các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh; cho rằng điều đó sẽ là không tốt cho mối quan hệ của Cục Hải quan tỉnh với chính quyền và các ngành chức năng.
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy, một số vấn đề, hạn chế, yếu kém trong công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới Việt - Trung của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thời gian qua có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó một nguyên nhân cơ bản rất đáng chú ý là xuất phát trực tiếp chính từ cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật. Có như vậy mới có được một đội ngũ cán bộ chắc về mặt chuyên môn, giàu tinh thần trách nhiệm; một hệ thống kiểm tra, kiểm soát hải quan thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; mới tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự lãnh đạo của Chính quyền tỉnh cũng như sự hợp tác của các lực lượng chức năng trong nước và của hải quan nước bạn để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.