Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Thông qua vui chơi trẻ khám phá, nhận thức thế giới và phát triển các khả năng của bản thân. Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật. Khi tham gia vào trò chơi học tập, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, các tri thức, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng và hình thành biểu tượng mới. Trò chơi học tập không những giúp cho trẻ phát triển trí tuệ mà còn góp phần phát triển ý chí. Để chơi có kết quả trẻ phải đặt ra mục đích trong hành động chơi, có tính kiên trì bền bỉ trong quá trình chơi, có tính độc lập, quyết đoán, dũng cảm và tự kiềm chế bản thân khi thực hiện nhiệm vụ chơi để đạt được kết quả. Chính vì vậy TCHT có một vị trí quan trọng đối với việc giáo dục, phát triển nhân cách toàn diện nói chung và ý chí của trẻ nói riêng.
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm Hà nội
-NGUYỄN THỊ MINH TRANG
NGHIấN CỨU í CHÍ TRẺ 5-6 TUỔI THễNG QUA
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 2Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoahọc kĩ thuật công nghệ, là thời kì của nền văn minh phát triển trên toàn thế giới.
Để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, phải có bản lĩnh, có ý chí kiên
cường, vượt lên mọi khó khăn, thử thách Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phảiđạt được những mục tiêu nhất định Để thực hiện mục tiêu con người phải có ý chívượt qua mọi khó khăn
Ý chí là thuộc tính tâm lí của nhân cách, là mặt năng động của ý thức, biểuhiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lựckhắc phục khó khăn Nó không được sinh ra mà được hình thành trong hoạt độngsống của cá nhân Việc hình thành nhân cách nói chung và ý chí nói riêng đượcdiễn ra ngay từ giai đoạn đầu tiên của cuộc đời Thông qua những con đường khácnhau, giáo dục đóng một vai trò quan trọng góp phần hình thành ý chí của trẻ
Ở tuổi mẫu giáo, ý chí xuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối vớihành vi của trẻ trong hoạt động Sự phát triển ý chí của trẻ có liên quan mật thiếtvới sự biến đổi của các động cơ hành vi Chính sự xuất hiện một động cơ nổi bậttrong hệ thống thứ bậc các động cơ đã được hình thành có vai trò giúp trẻ vượtqua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi Thông qua vui chơi trẻkhám phá, nhận thức thế giới và phát triển các khả năng của bản thân Trò chơihọc tập là loại trò chơi có luật Khi tham gia vào trò chơi học tập, trẻ gián tiếp giảiquyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, các trithức, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng và hình thành biểu tượng mới
Trò chơi học tập không những giúp cho trẻ phát triển trí tuệ mà còn gópphần phát triển ý chí Để chơi có kết quả trẻ phải đặt ra mục đích trong hànhđộng chơi, có tính kiên trì bền bỉ trong quá trình chơi, có tính độc lập, quyếtđoán, dũng cảm và tự kiềm chế bản thân khi thực hiện nhiệm vụ chơi để đạtđược kết quả Chính vì vậy TCHT có một vị trí quan trọng đối với việc giáo dục,phát triển nhân cách toàn diện nói chung và ý chí của trẻ nói riêng
Trang 3Như vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện ý chí của trẻ thông qua tròchơi học tập là việc làm cần thiết góp phần hiểu trẻ hơn, làm cơ sở cho việcnâng cao hiệu quả của công tác giáo dục trẻ Thực tế ở các trường Mầm nongiáo viên chưa chú ý nhiều đến những biểu hiện ý chí của trẻ nói chung vàbiểu hiện thông qua trò chơi học tập nói riêng Vì vậy chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi học tập” nhằm làm
rõ vấn đề này
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơihọc tập Trên cơ sở đó đề ra những tác động sư phạm cần thiết nhằm phát triển ýchí cho trẻ
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi học tập
3.2 Khách thể nghiên cứu
- 120 trẻ 5 – 6 tuổi của hai trường mẫu giáo Thới Hưng và mầm non SaoMai thành phố Cần Thơ
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Để định hướng cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi đưa ra những giả thuyếtkhoa học như sau:
- Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi là khác biệt nhau, những trẻ có mức độ biểu hiện ý chí thấp nếu được phát hiện và có những tác động sư phạm phù hợp có thể giúp cho ý chí của trẻ phát triển tốt hơn
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này chúng tôi đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi họctập ở trường mầm non
Trang 4- Đề xuất và thực nghiệm một số tác động sư phạm nhằm phát triển ý chícho trẻ.
6 GIỚI HẠN PHẠM VI
Nghiên cứu mức độ biểu hiện ý chí của trẻ có nhiều nội dung, trong đề tàinày chúng tôi chỉ nghiên cứu thông qua trò chơi học tập làm quen với toán, làmquen chữ viết và tìm hiểu môi trường xung quanh ở trường mẫu giáo Thới Hưng
và mầm non Sao Mai của thành phố Cần Thơ
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên Cụ thể: Sưutầm tài liệu, đọc, phân tích hệ thống các tài liệu, các vấn đề lí luận về ý chí củatrẻ 5-6 tuổi
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2 Phương pháp đàm thoại (trò chuyện, phỏng vấn)
Trò chuyện, trao đổi với trẻ, giáo viên, phụ huynh nhằm tìm hiểu mức độbiểu hiện ý chí của trẻ
Trang 57.2.3 Phương pháp điều tra viết (Anket)
Sử dụng phiếu điều tra đối với phụ huynh, giáo viên để tìm hiểu mức độbiểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi
7.3 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Sau khi tiến hành thực nghiệm với trẻ chúng tôi sử dụng phần mềm thống
kê SPPP 16.0 để xử lí số liệu và kiểm định kết quả nghiên cứu
Trong các phương pháp trên thì thực nghiệm là phương pháp chính
Trang 6sở cho sự phát triển nhân cách trẻ.
Vấn đề này đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Namnghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có thể khái quát như sau:
1.1 1 Nghiên cứu về ý chí
1.1.1.1 Ở nước ngoài
Những trường phái đầu tiên nghiên cứu về ý chí xuất phát từ nhận thứctheo quan điểm triết học duy tâm Một số đại biểu cho rằng nguyên nhân kíchthích những hành vi ý chí là những hứng thú trí tuệ, một số khác cho rằng ý chícủa con người đẩy đến hành động là do các kích thích xúc cảm
- Nổi bật là thuyết duy lí trí của Mâyman, ông cho rằng ý chí của conngười có nguồn gốc từ biểu tượng Ngược lại Ribô đã xây dựng thuyết cảm xúccủa ý chí, theo ông cơ sở hoạt động ý chí là khát vọng, khát vọng có được từ cảmxúc, ông cho rằng ý chí là hiện tượng thứ hai thuộc bậc thứ hai và được tạo nêntrên cơ sở của các quá trình ý thức khác đó là cảm giác Theo thuyết của ông thìviệc giáo dục ý chí của trẻ phải gắn liền với giáo dục cảm xúc
- Những người bảo vệ cho thyết duy ý chí có Vuntơ, Đjemxơ đứng trênquan điểm ngược lại và họ khẳng định tính tự tồn tại và không phụ thuộc ngay từđầu của ý chí vào cảm giác và biểu tượng Theo thuyết này thì đối với việc giáo
Trang 7dục ý chí của trẻ chỉ cần làm xuất hiện ở trẻ trạng thái ý thức bền vững dưới mộtdạng nào đó của tư tưởng vận động là đủ
- Trong tác phẩm “Tâm lí học trẻ em” nhà tâm lí học NgaA.A.Lianblinxkaia bà đã đề cập đến sự hình thành tính độc lập của trẻ mẫu giáo.Trong quá trình đó bà đưa ra 3 giai đoạn phát triển tính tự lập Các hoạt động củatrẻ luôn thể hiện tính tò mò, khám phá, để khẳng định khả năng của bản thân, trẻđặt ra những câu hỏi: “Liệu mình có làm được không”, như vậy đã hình thành ởtrẻ những biểu hiện của ý chí
- P.A.Ruđich cho rằng hành vi ý chí là hành vi mà trong đó con người có
ý thức cố gắng đạt những mục đích Muốn giáo dục ý chí cho trẻ phải giúp trẻxác định đúng mục đích và điều khiển hành động đạt mục đích
- Pierre Daco nghiên cứu về tâm lí học hiện đại nói chung và ý chí nóiriêng ông cho rằng: nếu ý chí đòi hỏi sự cố gắng hết sức thì không phải là một ýchí thực sự cao cả mà ý chí cao cả là một hành vi phù hợp với lý trí có ý thức và
sự hài hoà, phải được căn cứ trên sự cân bằng và sức mạnh Như vậy giáo dục ýchí cho trẻ phải bắt đầu từ những hành vi có ý thức và sự mạnh dạn tự tin vàokhả năng của bản thân
- Theo C.L.Rubinstêin nghiên cứu về hành vi ý chí Ông cho rằng hành vi
ý chí đầu tiên đó là hành động có mục đích, có trí tuệ và nhờ nó mà giải quyếtđược nhiệm vụ đã định Để phát triển ý chí ở trẻ, cần có sự giáo dục những hành
vi đúng đắn cho trẻ ngay từ khi còn bé Sự giáo dục này có sự lâu dài, bền bỉtheo từng giai đoạn phát triển lứa tuổi
- K.Binlepra xem ý chí như là một năng lực tinh thần của bản chất người,
nó được sinh ra ở đứa trẻ và sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào điều kiệnsống của mỗi con người Vì vậy theo ông để ý chí của đứa trẻ phát triển tốt cầnphải có môi trường sống và giáo dục tốt
- Nhà tâm lí học L.X.Vưgôtki nghiên cứu về nội dung lẫn cơ cấu, cấu trúc,nguồn gốc phát triển ý chí của trẻ nằm trong mối liên hệ qua lại giữa đứa trẻ vớimôi trường sống xung quanh trong đó vai trò quan trọng nhất là sự giao tiếp của
Trang 8trẻ với người lớn Do đó để ý chí của đứa trẻ phát triển tốt hơn, người lớn cần tạomôi trường thuận lợi cho trẻ được hành động và thường xuyên quan tâm, tròchuyện, lắng nghe trẻ, hướng trẻ đến sự phát triển tích cực hơn.
- A.V.Zaporojet đưa ra đặc điểm phát triển của hành động ý chí, nó đượcnảy sinh trong quá trình con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn bên trong vàbên ngoài Theo ông việc giáo dục và phát triển hành động ý chí của trẻ, cầngiúp trẻ biết tự khắc phục mọi khó khăn Đứa trẻ phát triển ý chí tốt thì việc thựchiện các hành động ý chí không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh nữa Khi phát triểnhành động ý của trẻ không xa rời việc giáo dục đạo đức và trí tuệ
Bà V.X.Mukhina nghiên cứu sâu về sự phát triển ý chí của trẻ, theo bà ýchí có liên quan mật thiết với sự biến đổi các động cơ hành vi của trẻ Động cơhành vi của trẻ được phát triển và thay đổi theo từng lứa tuổi Trẻ có nhiều động
cơ hành vi tốt sẽ giúp cho ý chí phát triển tốt
Tóm lại từ những nghiên cứu trên của các nhà tâm lí học có thể khái quátthành các hướng nghiên cứu cơ bản sau:
- Thứ nhất là nghiên cứu tìm ra hạt nhân của ý chí con người và việc giáodục ý chí cho trẻ, gồm các nhà nghiên cứu như: Mâyman, Ribô, Vuntơ vàĐjemxơ, A.A.Lianblinxkaia
- Thứ hai là nghiên cứu nguồn gốc hình thành ý chí của con người và củatrẻ, gồm các nhà nghiên cứu như: P.A.Ruđích, Pierre Daco, C.L.Rubinstêin,K.Binlepra và L.X.Vưgôtki
- Thứ ba là nghiên cứu đặc điểm phát triển hành động ý chí và sự biến đổiđộng cơ hành vi ý chí của trẻ mẫu giáo, có A.V.Zaporojet và bà V.X.Mukhina
Như vậy các nhà tâm lí học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề
có liên quan đến ý chí và có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực này
Vấn đề trò chơi, đối với trò chơi học tập, một số nhà giáo dục xô viết nhưN.K Crupxkaia, A.X Macarenco, E.I Chikhieva, Ph.X Levin, Đ.V.Menđzeriskaia, A.K Bônđarencô, L.V Archemova [54], [69], [70], [75] … Đã
bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu về trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo Họ chỉ
Trang 9ra vai trò của trò chơi học tập trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Theo nhà sư phạm nổi tiếng N.K Crupxkaia thì: “Trò chơi học tập không những
là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí mà còngiúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu thương, lòng tự hào dân tộc.Trẻ em không chỉ học trong lúc học mà còn học cả trong lúc chơi Chơi với trẻvừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc” [69;106]
Trong tác phẩm “Những trò chơi có luật trong trường mẫu giáo” các nhà
giáo dục học Xô Viết A.L.Xôrôkina và E.G.Baturina cho rằng trò chơi học tậpthực hiện chức năng của hoạt động thực hành, nó tạo điều kiện cần thiết để ứngdụng và kết hợp các kiến thức thúc đẩy hoạt động trí tuệ và rèn luyện ở trẻ tínhkiên trì, độc lập tuân thủ theo luật qui định của trò chơi Theo quan điểm này thìnhà giáo dục cần phải tạo điều kiện cho trẻ có được cơ hội thực hiện nhiều tròchơi học tập phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ và biểu hiện của ý chí
Một số tác giả E.N.Vođovôdôva, L.K.Sleger… dùng trò chơi học tập đểtrẻ làm quen với thiên nhiên, với lao động và sinh hoạt hàng ngày của dân tộcNga Khi tổ chức cho trẻ chơi, họ đã chú ý đến việc kích thích tính độc lập, tự trẻbiết giải quyết các hành động chơi một cách tính cực sáng tạo
A.P.Uxôva cho rằng trò chơi học tập được sử dụng để dạy ngôn ngữ, dạytính, dạy các em làm quen với kích thước, màu sắc, hình dáng … những trò chơinày cũng phát triển sự vận động, sự nhanh trí, phát triển ý chí, tư duy và ngônngữ… của trẻ em [38;77]
Theo bà E.I.Chikhiepva trò chơi học tập có ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ, giúpcho trẻ phát triển mọi mặt về trí tuệ và ý chí song song với nhau “Những tròchơi này đẩy mạnh sự phát triển tất cả mọi mặt cá nhân của trẻ Trò chơi đã tổchức trẻ lại với nhau nâng cao tính tự lập của trẻ” Vì vậy đối với trẻ mẫu giáoviệc giáo dục ý chí có thể thông qua trò chơi học tập, nhà giáo dục cần tổ chứcnhiều trò chơi học tập cho trẻ được tham gia chơi tích cực nhằm phát triển trí tuệ
và ý trí của trẻ
Trang 10Tóm lại, đa số các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập trên thế giới
tập trung vào việc nghiên cứu lí luận sử dụng trò chơi học tập trong dạy học vàgiáo dục cho trẻ mẫu giáo Trên cơ sở đó các nhà sư phạm tìm kiếm, lựa chọnnội dung và phương pháp, biện pháp phù hợp tổ chức cho trẻ chơi nhằm pháttriển trí tuệ và ý chí của trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
1.1.1.2 Ở trong nước
Kế thừa và tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài,
ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu về tâm lí học nói chung và ý chí nói riêng
Theo PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết trong “Tâm lí học lứa tuổi” bất cứ hoạtđộng nào của con người cũng có nhiều loại hành động có ý chí giữ vai trò chủđạo Hành động có ý chí là loại hành động có các thông số: Có ý thức, có đặtmục đích, có sự kiểm tra của ý thức (tự giác) thường trực trong suốt quá trìnhdiễn biến, có sự đấu tranh tư tưởng (hay đấu tranh động cơ) khi bắt đầu và nỗ lựccủa bản thân lúc thực hiện, theo bà ý chí là khả năng khắc phục khó khăn củacon người để hành động nhằm đạt mục đích đã đề ra Các hành động ý chí lànhững hành động có ý thức phức tạp mà cấu trúc tâm lí của chúng bao gồm sựkích thích hoạt động, từ các biểu tượng có mục đích, phương thức, ý định, quyếtđịnh, nổ lực ý chí, thực hiện hoạt động
Theo bà trẻ tuổi mầm non đã xuất hiện ý chí như là sự điều khiển có ýthức đối với hành vi, những hành động bên trong và bên ngoài của mình Trongquá trình giáo dục, do ảnh hưởng những yêu cầu của người lớn và các bạn cùngtuổi ở trẻ bắt đầu hình thành khả năng bắt những hành động của mình phục tùngmột nhiệm vụ nào đó, khắc phục mọi khó khăn để đạt tới mục đích đề ra Vớiquan điểm này người lớn cần quan tâm giáo dục cho trẻ nhận biết được mục đíchcủa hành động
Ở Việt nam, ngành học mầm non còn rất trẻ so với thế giới nhưng đã cónhững đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu vấn đề hình thành và phát triển
ý chí của trẻ mẫu giáo Kết quả nghiên cứu của: PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết,
Trang 11Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Kim Thoa… Các tác giả chỉ ra rằng sự hình thành
và phát triển ý chí của trẻ là điều kiện giúp trẻ học tốt ở trường phổ thông
Trong “Tâm lí học” của Viện nghiên cứu khoa học giáo dục – nhà xuấtbản giáo dục Hà nội năm 1972 có đề cập đến vấn đề ý chí và phát triển ý chí chotrẻ trước tuổi học Họ cho rằng, trẻ ở tuổi mẫu giáo hành động ý chí phát triểnmạnh, những động cơ xã hội lúc đầu còn thô sơ và yếu ớt, song có tác dụngtrong sự phát triển ý chí Ý chí của trẻ được hình thành và phát triển trong cáchoạt động học tập, vui chơi, trong các điều kiện sống và giáo dục Để rèn luyện
và phát triển ý chí của trẻ, theo các tác giả cần phải tổ chức và cho trẻ được thamgia vào các trò chơi chơi tập thể, trò chơi phân vai, trò chơi có qui tắc
Các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ, Kiều HuyTưởng, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Quang Uẩn, Đinh Văn Vang, Nguyễn VănLuỹ, Nguyễn Xuân Thức khi nghiên cứu về tâm lí nói chung và ý chí nói riêng,
họ đã khái quát hành động ý chí được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động, ý chí
là mặt năng động của ý thức con người được thực hiện bởi những hành động cómục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn Ngoài ra, ý chí cònquan hệ mật thiết với các chức năng tâm lí khác
Hà Văn Thầm – Học viện Chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh Trong tạpchí “Nghiên cứu giáo dục - 1995” bài viết: “Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục ýchí học tập để bước tới “sánh vai với các cường quốc năm châu”, nhân kỉ niệm
105 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Trong bài viết nêu rõ quan điểmcủa Hồ Chí Minh cho rằng: nhờ vào ý chí mà con người có thể “đào núi và lấpbiển” thế hệ trẻ muốn vươn lên phải có ý chí cao, nhờ có ý chí cao sẽ làm đượcnhiều việc và tạo ra sự thuận lợi cho việc học tập Hồ Chí Minh luôn mong muốn
ở thế hệ trẻ phải có ý chí cao và nhất là phải có ý chí học tập, chỉ có học tập thậtgiỏi mới đưa đất nước Việt Nam đến đài vinh quang sánh vai với các cườngquốc năm châu
Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong luận văn Thạc sĩ nghiên cứu “Sự pháttriển một số phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hà
Trang 12nội” qua nghiên cứu thực tế đã cho rằng sự phát triển một số phẩm chất ý chí củatrẻ được bộc lộ trong các trò chơi có các hoạt động tình huống, tuỳ theo các tròchơi khác nhau mà trẻ bộc lộ các phẩm chất ý chí khác nhau.
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu vấn đề ý chí
và ở Việt nam có một số công trình nghiên cứu về ý chí và sự phát triển ý chícủa trẻ Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn Nó có tác dụngđịnh hướng trong việc lựa chon nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ýchí cho trẻ
Ở nước ta, vấn đề về trò chơi nói chung và trò chơi học tập của trẻ mẫugiáo được các nhà tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu Trước hết phải
kể đến những nghiên cứu trò chơi của PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết, tập trungtrong một số sách dùng trong các trường sư phạm mầm non và khoa mầm non củatrường Đại học sư phạm Hà nội trong cuốn “Tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo”,
đã đề cập đến vấn đề trò chơi của trẻ mẫu giáo Bản chất của trò chơi, ý nghĩa vàphân loại chúng, nội dung và cách hướng dẫn trò chơi ở từng loại tuổi
Các nghiên cứu về trò chơi của các tác giả như: PGS TS Ngô Công Hoàn,Đào Thanh Âm, Lê Minh Thuận đã đề cập đến cách tiếp cận trò chơi và cách tổchức trò chơi cho trẻ mẫu giáo Nghiên cứu của Trương Xuân Huệ: “Sử dụngphương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ học toán lớp 1”, đãkhái quát một số vấn đề lí luận về trò chơi, trò chơi học tập
Gần đây, với xu thế chung của giáo dục mầm non trong khu vực và thếgiới về việc đổi mới phương pháp và hình thức của bậc học mầm non, trong đó:
“Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường mẫu giáo theohướng tiếp cận tích hợp theo chủ đề”, nhằm chuẩn bị tiền đề cho trẻ vào lớp 1.Các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi, những tài liệu hướng dẫn hoạt động vui chơi có đưa ra một số trò chơihọc tập kèm theo cách hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi cụ thể
Nói chung trong tất cả các chương trình cải cách, đổi mới hướng dẫn thựchiện chăm sóc giáo dục trẻ và những tài liệu hướng dẫn hoạt động vui chơi cho
Trang 13trẻ mầm non của Việt nam ít quan tâm đến ý chí và phát triển ý chí của trẻ trongtrò chơi cũng như trong trò chơi học tập.
Cho đến nay nước ta có một số công trình nghiên cứu về trò chơi học tập,
ít có công trình nào nghiên cứu biểu hiện ý chí của trẻ thông qua trò chơi học tập
nhất là trẻ 5-6 tuổi Vì thế, việc “nghiên cứu ý chí của trẻ 5-6 tuổi thông qua
trò chơi học tập” có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn đối với trường mầm
non hiện nay Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, những thành tựu nghiên cứu đãđiểm dẫn ở trên chứa đựng những nội dung quan trọng, trực tiếp góp phần làm
cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài
1.2 LÍ LUẬN VỀ Ý CHÍ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ý CHÍ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
1.2.1 Khái quát chung về ý chí
1.2.1.1 Khái niệm về ý chí
Ý chí là một thuộc tính tâm lí của con người, là phẩm chất quan trọng củanhân cách Ý chí được thể hiện trong mọi hoạt động của con người Ở trẻ ý chíxuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân Sự pháttriển ý chí, giúp trẻ có định hướng đúng và hoàn thành nhiệm vụ được giao Ýchí góp phần phát triển nhân cách của trẻ
Để có cách hiểu về ý chí làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu của đề tài,chúng tôi đưa ra các quan niệm khác nhau về ý chí để tìm hạt nhân hợp lý chung
Theo A.V.Zaporojet con người có khả năng hành động theo mục đích đã
đề ra một cách có ý thức, khắc phục mọi khó khăn bên trong và bên ngoài, khảnăng đó gọi là ý chí
Theo I.M.Xêchênôp “Ý chí – đó là mặt hoạt động của trí tuệ và tình cảmđạo đức” Bởi vì theo ông ý chí là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thứctâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người Sở dĩ như vậy là vì ý chí kếthợp trong mình cả mặt năng động trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạođức Như vậy ý chí của con người còn được hình thành và biến đổi theo những
Trang 14điều kiện xã hội – lịch sử và điều kiện vật chất của đời sống xã hội Tính mụcđích của hành động được ảnh hưởng bởi giai cấp xã hội.
Nhà giáo dục K.D.Usinski ông xem ý chí như những cơ bắp, nó chỉ đượcvững chắc hơn dưới ảnh hưởng của hoạt động tăng dần về mức độ khó khăn.Như vậy theo ông ý chí của con người cần có sự kiên trì bền bỉ và sức mạnh dẻodai trong mọi hoàn cảnh khó khăn
A.V.Zaporôjet hành động tự ý và hành động ý chí: là khả năng cố hữu củacon người tuân theo những mục đích được đặt ra trong hành động của mình mộtcách có ý thức gọi là ý chí, còn những hành động có ý thức được điều tiết gọi làhành động tự ý hay hành động ý chí Theo ông hành động ý chí biểu lộ ở chỗ:con người hành động thực hiện một mục đích có chú ý được đề ra và khắc phụcnhững trở ngại bên trong, bên ngoài khác nhau trong quá trình hành động mộtcách lôgic để đạt tới mục đích
Theo Phạm Hoàng Gia ý chí là tính năng động của ý thức biểu hiện ở khảnăng xác định mục tiêu cho hành động, huy động sức mạnh của bản thân để khắcphục khó khăn bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện được mục tiêu
Theo Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn QuangUẩn – Đinh Văn Vang – Nguyễn Văn Luỹ và Nguyễn Xuân Thức: Ý chí là mặtnăng động của ý thức, biểu hiện ở mặt năng lực thực hiện những hành động cómục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
Kiều Huy Tưởng đồng quan điểm trên, ông cũng cho rằng ý chí là mộtphẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí nhân cách, đó là mặt năngđộng của ý thức, biểu hiện ở mặt năng lực thực hiện những hành động có mụcđích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
Trong đề tài này, theo chủ kiến riêng của mình chúng tôi xây dựng kháiniệm ý chí như sau:
Ý chí là khả năng con người hành động theo mục đích đã đề ra một cách có ý thức và khắc phục mọi khó khăn để đạt được mục đích.
Trang 15Như vậy, theo cách hiểu trên, ý chí được nảy sinh từ ý thức của conngười, tất cả những hiện thực khách quan được phản ánh qua não người Ý chí
có cơ sở sinh học “não người” – yếu tố vật chất tạo tiền đề cho sự xuất hiện vàphát triển ý chí Mặt khác, các quan hệ xã hội của con người cũng là yếu tố quantrọng cho sự phát triển ý chí
Bản chất của ý chí chính là quá trình cá nhân tự ý thức khắc phục mọi khókhăn bên trong và bên ngoài cơ thể để thực hiện mục tiêu hành động của mình đã
đề ra nhằm phục vụ cho lợi ích cuộc sống cá nhân và xã hội
Con người có ý chí, có thể điều khiển hành vi của mình một cách có ýthức, nhận thức được rõ ràng mục đích cần đạt, dựa vào những nguyên tắc vàniềm tin nhất định, thực hiện mục đích đó một cách có kế hoạch, biết khắc phụckhó khăn trở ngại trên con đường đi đến mục đích, biết kềm chế một hành độngnào đó không phù hợp với mục đích đã định và biết tự chủ thay đổi ý định nếuđiều kiện thay đổi, nhờ có ý chí mà con người đạt được nhiều mục đích đặt ratrong cuộc sống
1.2.1.2 Bản chất của ý chí
Các nhà duy tâm cho rằng ý chí là sức mạnh tinh thần, không có liên quan
gì đến hoạt động của não, đến hiện thực xung quanh Họ khẳng định rằng ý chí
là “phái viên” cao cấp của ý thức con người, có sứ mệnh thực hiện các chức
năng điều khiển Ý chí không phụ thuộc vào một ai, vào cái gì Nó tuyệt đối tự
do Họ cho rằng: con người trong bất kì trường hợp nào cũng có thể hành độngtheo ý muốn của mình, không phải tính toán, cân nhắc một điều gì Con người tự
do hành động, nghĩa là “muốn sao thì vậy” Mọi cái đều phụ thuộc vào ý chí tự
do của con người Đó là chủ nghĩa duy ý chí
Theo Mâyman nguồn gốc hoạt động ý chí của con người là ở ngay trongbiểu tượng của người đó và biểu tượng này là yếu tố, thành phần cần thiết của tất
cả các quá trình tâm lí, trong đó có cả những biểu hiện phức tạp của ý thức nhưcảm giác và ý chí
Trang 16Ngược lại cũng có quan niệm quyết định luận máy móc cho rằng ý chí của con người phụ thuộc rất chặt chẽ và hoàn toàn vào môi trường xung quanh Trái
với quan niệm vô định luận trên, quan niệm này phủ nhận sự tự do của ý chí Vìthế con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh Do đó dễ hiểu quan niệm này
sẽ dẫn đến thuyết định mệnh
Theo quan niệm duy vật biện chứng, cũng giống như các mặt khác củatâm lí, ý chí có cơ sở vật chất dưới dạng những quá trình thần kinh của não Cácnhà duy vật khẳng định rằng con người có liên hệ chặt chẽ với môi trường xungquanh Thiếu những điều kiện bên ngoài thì con người không thể duy trì và tiếptục cuộc sống được Ý chí cũng như toàn bộ ý thức là sự phản ánh hiện thựckhách quan của não bộ
Tuy nhiên ý chí không phải là một thuộc tính tách rời của con người, nó
có liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng khác của tâm lí con người
Trước hết là nhận thức: nhận thức của con người được hướng vào sự phân
tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa các ấn tượng, các tri thức đã thu nhậnđược từ môi trường xung quanh Được củng cố trong trí nhớ và được chế biếntrong tư duy, những tri thức này thông báo một cách khá sâu sắc về những cái có
ở xung quanh chúng ta Như vậy nhận thức làm cho ý chí có nội dung nhất địnhcủa nó Nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, các biểu tượng tư duy và
tưởng tượng đem lại Đồng thời ý chí là một cơ chế khởi động và ức chế đặc sắc:
sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi, đó là hướng một cách có ý thức các nổlực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới mục đích, vào việc kiềm chế hoạt động khicần thiết
Giữa tư duy với tư cách là sự nhận thức và ý chí với tư cách là sự điềuchỉnh hành vi một cách có ý thức, không có sự đồng nhất Trong đời sốnghàng ngày ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động mãnh liệt, thểhiện sự kiên trì trong việc vươn tới mục đích, nhưng bản thân mục đích đó lạikhông quan trọng Hơn thế nữa, sự nổ lực to lớn lại thường được sử dụng mộtcách vô ích, vì có một cái gì đó không được họ tính toán, không được họ hiểu
Trang 17biết Thường cũng có thể gặp một loại người khác, đó là những con người có
“đầu óc”, có suy nghĩ chín chắn và tìm ra được những con đường đúng đắn
để thực hiện, điều chỉnh ý chí đối với hành vi quá yếu ớt Như vậy, nhận thứchay hiểu một cái gì đó, điều đó không có nghĩa sẽ hành động như cái đã hiểu
Mặt khác, ý chí của con người còn có quan hệ mật thiết với tình cảm Các
nhà tâm lí học thuộc trường phái kinh nghiệm, một trường phái đã từng ủng hộThuyết cảm xúc ý chí của Ribô đã giải đáp vấn đề về các nguyên nhân kích thíchhoạt động ý chí của con người Theo họ nguyên nhân duy nhất của hành vi ý chí
là cảm xúc Ý chí cũng là mặt hoạt động của tình cảm Trong đời sống hàngngày, hoạt động của chúng ta được chi phối không phải chỉ bởi những cái màmình tri giác được, hiểu biết được, mà còn bởi những rung động, thể nghiệm nảysinh do sự tri giác và hiểu biết đó Tình cảm, như ta đã thấy, thực hiện vai tròkích thích hành động Đồng thời, những rung động lại có thể là một phương tiệnkìm hãm hành động Nhưng cũng phải nhớ rằng bản thân tình cảm cũng chịu sựkiểm soát của ý chí Nhiều khi con người phải hành động trái với tình cảm Conngười đấu tranh với những đau thương mất mát, với sự tức giận, với niềm vuimảnh liệt, đè bẹp sự căm uất hoặc nổi xung, nếu chúng cản trở công việc Tất cảnhững điều đó là nhờ ở ý chí
Trang 181.2.1.3 Cơ sở sinh lí của ý chí
Ý chí được quyết định bởi các tác động khách quan, song các tác độngnày thường xa và gián tiếp, con người ít nhận thấy, mà thường chính bản thânmình quyết định phương hướng hành vi của mình Điều đó làm cho con người cócảm giác là hành vi của mình không phụ thuộc vào tác động bên ngoài Thực racũng như mọi hiện tượng tâm lí khác, ý chí là chức năng của não; về bản chất, ýchí cũng chỉ là hoạt động đáp ứng các kích thích bên ngoài
Để thực hiện mọi hoạt động, cơ thể con người có hơn 600 cơ bắp và hoạtđộng của chúng không phải lộn xộn mà bao giờ cũng phối hợp với nhau: trongbất kì một động tác nào do ta thực hiện cũng đều có sự tham gia không phải một,
mà là của một số các cơ bắp hoạt động có phối hợp chặt chẽ dưới sự điều khiển
của hệ thần kinh trung ương Theo I.M.Xêtrênôv “Đối với các cơ bắp và nhiều
tuyến, như là những cơ quan hoạt động, thì hệ thần kinh là một thể tập hợp các
bộ phận điều hòa các hoạt động của chúng Hệ thần kinh luôn luôn là kẻ đềxướng ra hoạt động của các cơ quan lao động”[27;23 – 24] Các động tác có ýthức được điều chỉnh bởi các xung thần kinh xuất phát từ các tế bào tháp củavùng vận động vỏ não và đi theo các bó tháp, cùng với sự tác động bổ sung củacác tế bào vùng tiền vận động và đi theo các bó tháp ngoài
Mọi cảm giác vận động của cơ thể đều xuất phát từ trung khu vận độngcủa vỏ não Các tế bào thần kinh vận động (tế bào ly tâm) không phải tự mìnhthực hiện chức năng điều chỉnh mà thực hiện được dưới sự ảnh hưởng của cáchưng phấn thần kinh xuất phát từ các tế bào cảm giác (tế bào hướng tâm) củatrung khu vận động của võ não I.P.Paplôp nhấn mạnh rằng: “trong võ não cónhững tế bào hướng tâm liên quan đến sự vận động của thân thể và đó là cáitương ứng với biểu tượng của chúng ta và sau đó lại có những tế bào ly tâm làcái tương ứng với hành động của chúng ta”[23;482]
Như ta đã biết, không phải tất cả các kích thích bên ngoài đều được các cơquan phân tích tiếp nhận, đều gây hưng phấn Vỏ não phân tích các luồng xungđộng từ các cơ quan phân tích, ức chế một số xung động, liên kết các xung động
Trang 19khác để hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, cơ sở sinh lí của hànhđộng Sau khi đã hành động, vỏ não lại tiếp tục nhận các tín hiệu, các luồngthông tin từ bên ngoài vào, từ các cơ quan vận động về vỏ não điều chỉnh vậnđộng sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra Chính mối quan hệ hai chiều này là cơ
sở điều chỉnh hoạt động có ý chí của con người
Trong cơ chế sinh lí này, các quá trình ức chế có một vai trò lớn Trong vôvàn kích thích, những kích thích có ý nghĩa lớn đối với riêng từng người sẽ tácđộng mạnh, còn các kích thích khác bị ức chế Hoạt động ức chế, biểu hiện rabên ngoài ở việc kiềm chế một số hành động Nếu ức chế có lựa chọn ngàycàng bộc lộ thường xuyên, con người càng dễ kiềm chế những hành động bộcphát và không quyết định vội vàng
Hệ thống tín hiệu thứ hai có ý nghĩa lớn trong hoạt động ý chí Trong hành
vi ý chí, con người nhận thức được cả các hành động của mình, cả các điều kiện
mà mình tiến hành hoạt động và việc đó chỉ có thể có được nhờ ngôn ngữ Không
có sự kích thích của ngôn ngữ thì các hành vi đó không thể được tiến hành
Theo I.P.Paplôp “Có thể làm cho hành động không có ý thức trở thành có ýthức, nhưng điều đó chỉ có thể có được khi nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai”[23;337] Sở dĩ như vậy là vì lời nói, nhưng là những tác nhân kích thích, trong suốtthời kì đã sống vừa qua của con người, luôn gắn với vô số những kích thích tínhiệu thứ nhất, thay thế các kích thích đó và vì vậy có thể tạo nên tất cả các hành vi
do các kích thích tín hiệu thứ nhất quyết định Và “Con người trước hết nhận thứchiện thực thông qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, sau đó con người trở thành chủnhân của hiện thực thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai (lời nói, ngôn ngữ, tư duykhoa học)”[23; 239]
Đặc điểm của các lời nói, như những tác nhân kích thích, là ở chỗ lời nóiliên hệ ở mức lớn hơn nhiều so với các cảm giác, tri giác và biểu tượng ban đầuvới hoạt động của toàn bộ vỏ bán cầu đại não, vì vậy lời nói vừa có được tính chấtkhái quát, và tách rời khỏi các đặc điểm cụ thể của những tác nhân kích thích lạivừa tác động tương hỗ với kinh nghiệm trước đây của con người dưới hình thức
Trang 20khái quát của mình Khả năng tạo nên các mối liên hệ tạm thời mới nhờ ngôn ngữluôn đóng vai trò to lớn trong sự hình thành các hành động ý chí, bởi vì mỗi lầntác nhân kích thích bằng lời nói có thể tham gia vô số các mối liên hệ với các tácnhân kích thích khác và tương ứng với vô số các hành động khác nhau, đó là cáitạo nên cơ sở để tiếp thu có ý thức các loại hình hành động mới Chính là cùng với
sự tham gia vào việc hình thành và thực hiện các loại hình hành động đó của hệthống tín hiệu thứ hai nên các hành động ý chí mang tính chất khuôn mẫu đặctrưng cho các bản năng, khi xuất hiện trong quá trình thực tiễn cuộc sống có sựtham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai cùng với vô số những mối liên hệ khácnhau, các hành động ý chí luôn chứa đựng trong mình tính chất mới mẻ
Các nhà tâm lí học duy tâm cho rằng thân thể con người phải phục tùngmột cơ sở tinh thần đặc biệt khi họ nhận thấy đặc điểm của con người là có thểkiềm chế và thậm chí từ bỏ cả hoạt động của mình Về vấn đề này I.M.Xêtrênôpviết rằng “song song với việc con người học được cách thu tóm hành động củamình lại bằng các phản xạ liên tưởng được lập lại thường xuyên, con người còntạo được cho mình khả năng kiềm chế hành động của mình (cũng bằng chính
loại phản xạ đó)” Như vậy, lúc thực hiện các hành vi ý chí, lời nói thực hiện vai trò của các tín hiệu “bấm nút”, cả các tín hiệu kiềm chế.
1.2.1.4 Cấu trúc của hành động ý chí
Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, nhân cách con ngườinói chung và các phẩm chất ý chí nói riêng đều được thể hiện trong hành động,trong các cử chỉ nhằm thực hiện một mục đích được đặt ra từ trước Những hành
động điều chỉnh bởi ý chí được gọi là hành động ý chí.
Hành động ý chí có nhiều loại khác nhau, không phải hành động nào củacon người cũng là hành động ý chí – nghĩa là không phải hành động nào cũngbiểu lộ được ý chí của con người Các nhà tâm lí học chia ra làm ba loại hànhđộng ý chí, căn cứ theo sự có mặt đầy đủ hoặc không đầy đủ của các biểu hiệnsau đây trong hành động:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức
Trang 21- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
- Có sự theo dõi, kiểm tra điều khiển và điều chỉnh sự nổ lực để khắc phụcnhững khó khăn, trở ngại bên ngoài và bên trong
Theo Phạm Minh Hạc - Lê Khanh -Trần Trọng Thuỷ: Có 3 loại hành động
ý chí:
- Hành động ý chí đơn giản: Đó là những hành động có mục đích rõ ràng,
nhưng những đặc điểm trên không thể hiện đầy đủ, hoặc không có Loại hành
động này còn được gọi là hành động có chủ định, hay hành động tự ý
- Hành động ý chí cấp bách: Là những hành động xảy ra trong một thời
gian ngắn, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớpnhoáng Trong hành động này, các đặc điểm trên hầu như hòa nhập vào nhau,không phân biệt rõ ràng
- Hành động ý chí phức tạp (hành động ý chí đặc trưng): Trong loại hành
động này có cả ba đặc điểm trên được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng Ý chícủa con người được biểu lộ chính là trong loại hành động ý chí phức tạp này
Như vậy có thể nói hành động ý chí điển hình là hành động được hướngvào những mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục nhữngtrở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những sự nổ lực ý chíđặc biệt
* Cấu trúc của hành động ý chí
Ý chí và hành động là một trong các thành tố cấu trúc nên nhân cách.Nhân cách lại được biểu hiện ra ở ý chí, hành động và hành vi của con người Ýchí luôn kích thích tính tích cực của con người Việc thực hiện thành công mộtloại hành động sẽ gây nên cho con người một trạng thái tin tưởng Hơn nữa nócòn kích thích sự phát triển sau này ở họ những phẩm chất nhân cách
Việc phân tích cấu trúc của hành động ý chí sẽ cho phép ta nhìn thấy cùngmột lúc cả một loạt đặc điểm cá nhân của con người Trong mỗi hành động ý chíđiển hình có thể chia ra làm ba giai đoạn (hay ba thành phần) sau:
a/ Giai đoạn chuẩn bị (hay định hướng)
Trang 22Chuẩn bị là chưa làm, nhưng biết là sẽ làm gì và làm như thế nào Đây làgiai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khácnhau Giai đoạn này bao gồm các khâu sau:
Ở mức độ ý hướng (đối tượng của nhu cầu) thì nhu cầu được phản ánh trong
ý thức một cách mù mờ, chưa rõ ràng Nó mù mờ bởi vì nhu cầu còn yếu ớt, nhữngtín hiệu của nó không được phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng trong ý thức
Ở mức độ cao hơn – mức độ ý muốn thì nhu cầu đã được ý thức rõ ràng
hơn: con người xác định được đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định đượccon đường, cách thức để thực hiện mục đích đó
Đến mức độ ý định thì nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ: con
người xác định được mục đích và con đường thực hiện mục đích của hành động.Khi ta nói rằng ta có ý định làm một việc nào đó tức là ta đã sẵn sàng thực hiệnmột hành động
Nhưng, thường thì con người có nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc, do
đó có thể cùng một lúc đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình.Trên thực tế mỗi hành động con người thường chỉ thực hiện được một hay haimục đích nào đó mà thôi Vì vậy trong quá trình đề ra mục đích cho hành động có
thể diễn ra sự đấu tranh bản thân trong số nhiều mục đích cùng được đề ra đó.
Nhu cầu được ý thức một cách sâu sắc sẽ trở thành động cơ của hành động Như
Trang 23vậy sự đấu tranh của bản thân còn được gọi là đấu tranh động cơ Sự đấu tranh
động cơ có nhiều hình thức: đấu tranh giữa các nhu cầu khác nhau của cá nhân vàtập thể, giữa tình cảm và lí trí, cao hơn nữa là giữa cái sống và cái chết
Trong sự đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năngnhận thức và tình cảm của nhân cách giữ vai trò quyết định Sự chỉ bảo khuyênnhủ của người lớn, của bạn bè có qui tín, cũng như dư luận xã hội có một vai tròkhá quan trọng Sau khi đã xác định được mục đích, thì khâu tiếp theo là lập kếhoạch nhằm thưc hiện mục đích đó với những phương tiện và biện pháp cụ thể.Một mục đích có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp với những phương tiệnkhác nhau Vì vậy ở đậy lại có sự lựa chọn nhất định để có được những phươngpháp, phương tiện khác nhau Mặt khác, khi lập kế hoạch lựa chọn biện pháp cóthể nảy sinh những khó khăn, trở ngại nhất định Có những khó khăn khách quan
và những khó khăn chủ quan Do vậy ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân, kếtquả sự đấu tranh này là đưa đến một quyết định
Giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động Quyết
định có nghĩa là dừng lại ở mục đích và những phương pháp, phương tiện hànhđộng nhất định, được thực hiện theo một kế hoạch nhất định
Sau khi quyết định, sự căng thẳng nảy sinh trong quá trình đấu tranh bảnthân, đấu tranh động cơ được giảm xuống Con người cảm thấy hoàn toàn nhẹnhõm, nếu như sự quyết định phù hợp với nguyện vọng của họ Hơn nữa, trongtrường hợp này họ cảm thấy hài lòng, vui sướng Nhưng ngay cả sự quyết địnhkhông hoàn toàn phù hợp với những ước muốn và hi vọng của con người, khikhông có sự thống nhất hoàn toàn với nội dung của mục đích, thì bản thân việcquyết định cũng hạ thấp sự căng thẳng
b/ Giai đoạn thực hiện
Sau khi đã quyết định hay là sau giai đoạn chuẩn bị đã kết thúc, thì tiếpđến giai đoạn thực hiện quyết định đó Thiếu giai đoạn này sẽ chẳng còn có hànhđộng ý chí nữa Dĩ nhiên ý chí cũng có thể được thể hiện ở sự quyết định (đôi
Trang 24khi sự quyết định này cũng đòi hỏi sự nổ lực lớn lao), nhưng chỉ có quyết địnhkhông thì chưa đủ để kết luận một người nào đó là có ý chí.
Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: Hình thức hành động bênngoài và hình thức kiềm hãm các hành động bên trong (còn gọi là hành động ýchí bên ngoài và hành động ý chí bên trong)
Nếu con người đi chệch khỏi con đường đã định, do đó đi chệch khỏi mụcđích đã chấp nhận, thì ở họ biểu hiện sự không có ý chí Tất nhiên trong nhữngtrường hợp mà hoàn cảnh bị biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới nào đó và
việc thực hiện quyết định trước đây trở nên không hợp lí nữa, thì sự từ bỏ một cách có ý thức cái quyết định đó lại là điều cần thiết Nếu không xử sự như vậy
thì không phải là người có ý chí
Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục con ngườicảm thấy thỏa mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến tới những hànhđộng mới, những thành công mới Nhưng từ chỗ quyết định đến chỗ thực hiệnquyết định là cả một chặng đường dài Đi đến được quyết định đã là một việckhó khăn, nhưng thực hiện quyết định lại là một việc còn khó khăn hơn nhiều Ởkhâu này con người còn gặp nhiều khó khăn trở ngại (cả chủ quan và kháchquan), đòi hỏi phải có sự nổ lực ý chí đáng kể, nghĩa là hành động ý chí đượcthực hiện với một sự căng thẳng ít nhiều Sự nổ lực ý chí có ở tất cả các khâu củamột hành động ý chí
Những công trình nghiên cứu tâm lí học đã chỉ ra rằng: cường độ của sự
nổ lực ý chí, tính bền vững của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trước hết phải kểđến các yếu tố như: thế giới quan, xu hướng tư tưởng của cá nhân, ý nghĩa xã hộicủa các nhiệm vụ mà họ phải giải quyết Mối liên hệ này là mối liên hệ trực tiếp.Sau đó là các nhân tố như: tâm thế đối với hoạt động và kết quả của hoạt động.Mức độ căng thẳng của sự nổ lực ý chí còn phụ thuộc vào kiểu khí chất nóng nảy(colérique), hoạt bát (sanguin) có khả năng chịu đựng những căng thẳng lớn, cònngười thuộc kiểu khí chất ưu tư (mélancolique) thì chịu đựng kém hơn nhiều
Trang 25Sự nỗ lực ý chí được nảy sinh và phát triển tùy theo mức độ nảy sinh vàphát triển của khó khăn, căng thẳng Ý chí được rèn luyện trong đấu tranh chính
là vì vậy
c/ Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng có sựđánh giá các kết quả của hành động đã đạt được Việc đánh giá này là cần thiết
để rút kinh nghiệm cho những hành động sau Sự đánh giá này được biểu hiệntrong những phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đãchọn và hành động đã thực hiện Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với nhữngrung cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, hốihận Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những rung cảm thõa mãn, hài lòng,vui sướng
Sự đánh giá các hành động đã hoặc đang thực hiện được tiến hành theoquan điểm chính trị - xã hội, quan điểm đạo đức, thẩm mĩ… Trong những rungcảm và phán đoán đánh giá thể hiện rất rõ thế giới quan của con người, các tâmthế và các nguyên tắc đạo đức của họ, cũng như tính cách và các hứng thú của họnữa Không phải chỉ có cá nhân, mà cả xã hội tham gia đánh giá hành động Sựđánh giá của xã hội đối với hành động của con người được thể hiện trong việcphê bình và tự phê bình
Việc đánh giá kết quả hành động có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạtđộng của con người: nó trở thành kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếptheo Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữahành động hiện tại Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cảitiến hành động đang thực hiện
Qua phân tích cấu trúc hành động ý chí, chúng ta thấy rằng trong giaiđoạn đầu tiên có sự tham gia của nhiều quá trình tâm lí, nhưng quá trình tư duy
có vai trò quyết định Còn trong giai đoạn thứ hai thì các kĩ năng, kĩ xão cũngnhư năng lực tổ chức lại giữ vai trò quyết định Khi gặp các khó khăn, trở ngạithì vai trò tích cực lại thuộc về tư duy Vì khắc phục khó khăn, điều đó trước hết
Trang 26là sự giải quyết vấn đề Trong giai đoạn thực hiện hoạt động còn thể hiện sự nổlực ý chí, một yếu tố rất cần thiết để khắc phục những mệt mỏi, những trở ngạibên ngoài Giai đoạn thứ ba của hành động ý chí lại liên quan rõ rệt với tư duy
và cảm xúc, xu hướng, tính cách của con người
Tóm lại: Nhân cách của con người được bộc lộ rõ ràng trong các giai
đoạn của một hành động ý chí trong cấu trúc của nó
1.2.1.5 Động cơ của ý chí
Các hành vi ý chí dưới dạng hoàn thiện là những hành động có ý thức docon người tiến hành theo những động cơ nhất định, tương ứng với ý định đãđược suy nghĩ và theo kế hoạch đã định
Theo P.A.Ruđich động cơ là bất kì một sự rung động tâm lí nào kích thíchcon người hoạt động hoặc kìm hãm hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi hoặc cảntrở việc thực hiện hoạt động
Các động cơ của hành vi ý chí là vô cùng đa dạng: Chúng có thể là nhữngcảm giác tô điểm cho các ước mơ của người ta trong một sắc thái cảm xúc nhấtđịnh, có thể là những khát vọng lí tưởng, những khái niệm về nghĩa vụ, nhữngtập quán cố hữu Thông thường, các động cơ luôn mang tính chất có ý thức
Theo Ph.Enghen - Lútvich Phơbach - C.Mác và Ph.Enghen “Không thể nào
tránh được một tình huống là tất cả những gì kích thích người ta hoạt động đềuphải xảy ra thông qua đầu óc của người đó: ngay cả việc người ta tiến hành ănuống đều là do sự phản ánh trong não dưới dạng các cảm giác đói – khát ở trongđầu óc người ta” Sự tác động của thế giới bên ngoài vào con người đã để lại dấuvết trong võ não và được phản ánh trong não dưới dạng các cảm giác, các cảmnghĩ, các kích thích, các biểu hiện ý chí Nói tóm lại dưới dạng “những khát vọng
lí tưởng” “Tất cả những gì con người đưa vào hoạt động đều phải thông qua đầu
óc của họ; nhưng điều đó xảy ra trong đầu óc của người ta dưới hình thức nào thìlại phụ thuộc ở mức độ rất lớn vào các tình huống”
Song, không phải các động cơ biểu hiện dưới dạng đầy đủ như thế trongtất cả mọi hoạt động Người ta phân biệt các giai đoạn phát triển sau đây của
Trang 27chúng, từ những biểu hiện ban đầu còn chưa rõ ràng ở trẻ sơ sinh đến những biểuhiện hoàn toàn có ý thức ở người lớn.
Ý hướng: Ý hướng thể hiện tiêu biểu nhất ở trẻ em lứa tuổi sơ sinh Ý
hướng liên quan chặt chẽ với những cảm giác thông thường về sự thỏa mãn vàkhông thỏa mãn mà từ đó có được xu hướng và hình thức riêng của mình Bất kìcảm giác thỏa mãn nào cũng gắn với khát vọng tự nhiên là cố gắng duy trì vàtiếp tục trạng thái đó Điều đó thể hiện đặc biệt rõ ràng khi mà cảm giác thích thú
bị gián đoạn do những nguyên nhân nào đó Trong trường hợp này ở trẻ em bắtđầu xuất hiện trạng thái ít nhiều lo lắng, không an tâm Mặt khác, bất kì một cảmgiác không thoải mái nào cũng kèm theo khát vọng tự nhiên là cố gắng thoátkhỏi nguồn gốc gây ra cảm giác đó Bởi vì tính chất tích cực là đặc điểm tiêubiểu của ý tưởng với tất cả tính không có ý thức của mình, nên ý hướng có thểđược xem như là yếu tố xuất phát trong việc phát triển sự tạo động cơ ý chí
Khát vọng: Tùy theo sự phát triển ý thức của trẻ em, ý hướng của trẻ em
lúc đầu còn kèm theo ý thức mơ hồ về nhu cầu của cảm xúc và sau đó ý thức vềnhu cầu ấy dần trở nên rõ ràng hơn Điều đó xảy ra khi mà ý hướng không có ýthức nhằm thỏa mãn nhu cầu vừa nảy sinh là gặp phải trở ngại và không thể thựchiện được Trong trường hợp này nhu cầu không được thỏa mãn sẽ bắt đầu đượcnhận thức dưới dạng khát vọng còn có phần mơ hồ đối với một đối tượng tươngđối xác định mà nhờ có nhu cầu nói trên có thể được thỏa mãn
Nguyện vọng: Đặc điểm tiêu biểu của nguyện vọng thể hiện ở biểu tượng
rõ ràng và xác định về mục đích mà người ta hướng tới Nguyện vọng bao giờcũng gắn với tương lai, với cái còn chưa có ở trong hiện tại và chưa xảy ra trongquá khứ, nhưng đó là cái người ta muốn đạt được hoặc là muốn làm được Ở đâythường không có hoặc có dưới một hình thức không nhất định những biểu tượng
về các phương tiện để có thể đạt mục đích đã được đề ra một cách rõ ràng
Ý muốn: Đó là giai đoạn cao hơn trong sự phát triển động cơ của hành vi
ý chí, khi mà kết hợp với biểu tượng về mục đích còn có biểu tượng về phươngtiện để đạt mục đích đó
Trang 28So với nguyện vọng đơn giản thì ý muốn có tính chất thực tế và tích cựchơn; trong ý muốn luôn biểu hiện ý định thực hiện hoạt động, biểu hiện khátvọng đạt được mục đích đã định nhờ các phương tiện nhất định Bản thân biểutượng về mục đích cũng trở nên xác định hơn và cụ thể hơn, thực tế hơn, đó làđiều tương ứng ở mức độ không ít với ý nghĩa của các phương tiện cụ thể và conđường đạt được mục đích biểu hiện trong ý muốn.
Sự đấu tranh của các động: Thường trước lúc xảy ra các hành động ý chí
phức tạp luôn có một số động cơ khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau Các động
cơ đó tác động lẫn nhau, kiềm chế hành động ý chí, đồng thời gây nên trạng tháidao động bên trong và trạng thái đó được gọi là sự đấu tranh của các động cơ.Thông thường, sự đấu tranh của các động cơ được kết thúc bằng thắng lợi củamột khát vọng nào đó, thêm vào đó cái thắng lợi là cái ưa thích hơn hay quantrọng hơn
Bản chất của sự đấu tranh của các động cơ không phải là sự chiếm ưu thếmột cách máy móc của một động cơ mạnh hơn (khi mà ý thức dường như ở vàomột trạng thái thụ động nào đó), mà chính là ở sự quan trọng hơn về mặt có ýthức dành cho một động cơ so với các động cơ khác Sự đấu tranh của các động
cơ đòi hỏi phải có sự tổ chức tương đối cao của các cá nhân con người, của hứngthú và lí tưởng cá nhân đó Cuộc sống tinh thần của con người càng phong phúthì các động cơ chi phối con người đó càng cao hơn và phức tạp hơn, còn bảnthân quá trình đấu tranh đó luôn luôn phản ánh các mâu thuẩn giữa cảm giác sợhãi và ý thức nghĩa vụ, giữa được phép và không phép, giữa những lí tưởng xãhội và những khát vọng cảm xúc cá nhân, vv…
1.2.1.6 Những phẩm chất của ý chí
Trong khi thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành chomình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách,vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động Những phẩm chất này làm chođời sống và lao động của con người trở nên tích cực hơn, điều đó gắn liền với ưu
Trang 29thế của quá trình hưng phấn trên võ não Sau đây chúng ta hãy xem xét một sốphẩm chất ý chí cơ bản đó.
Ngược lại, người thiếu tính mục đích của ý chí là người thiếu sức mạnh về
ý chí, không cố gắng trong hành động và do đó bỏ dở công việc
* Tính bền bỉ
Là phẩm chất ý chí của nhân cách quen thực hiện đến cùng mục đích đã
đề ra trong một thời gian dài một cách nhẫn nại, cố gắng khắc phục mọi khókhăn, trở ngại trên đường đi đến mục đích
Người có tính bền bỉ, trong công việc khi gặp thất bại không nản lòng,hoang mang, dao động mà quyết tâm tìm cách thức hành động khác để đi đếnmục đích nhanh hơn Họ có thể đạt được kết quả trong mọi tình huống của hànhđộng, của hoàn cảnh
Do đó không phải là người dễ bị ám thị theo đuôi
Trang 30* Tính quyết đoán
Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở cânnhắc kĩ càng, chắc chắn theo quan điểm và niềm tin của mình
Người có tính quyết đoán là người không nhút nhát, rụt rè, phân vân do dự
bỏ lỡ thời cơ Song họ không phải là người liều lĩnh, độc đoán, nóng vội, khôngquan tâm tới ý kiến của người khác
* Tính dũng cảm
Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khókhăn nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân để đạt được mục đíchhành động
Tính dũng cảm không chỉ là sự bạo dạn thông thường, chẳng hạn sự sẵnsàng hành động một cách nguy hiểm mà nó đòi hỏi con người phải có tính kiêntrì, tự chủ và tự tin vào sự đúng đắn của mình, nó đòi hỏi con người sẵn sàngchịu đựng hy sinh kể cả hy sinh tính mạng vì mục đích của mình đang đeo đuổi
Tóm lại, tính mục đích, tính bền bỉ, tính độc lập, tính quyết đoán, tính
dũng cảm và tính tự chủ là sáu phẩm chất ý chí cơ bản và chung nhất của ý chícon người Sáu phẩm chất này gắn liền với nhau một cách hữu cơ, chúng hổ trợcho nhau Trong đó tính mục đích có vai trò quan trọng nhất Tính mục đích
Trang 31càng cao thì tính bền bỉ, tính độc lập, tính quyết đoán, tính dũng cảm và tính tựchủ càng lớn.
1.2.2 Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.2.1 Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ Mẫu giáo
Trong tuổi mẫu giáo, hành động ý chí được hình thành và phát triển mạnh
mẽ Việc hình thành các hành động, hành vi khác nhau là tiền đề cho hành động
ý chí Nếu trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, trẻ dần dần hình thành những kĩnăng làm việc theo lời chỉ dẫn, theo bài tập do cô giáo đề ra, hay theo yêu cầucủa tập thể tốt hơn
Ý chí của trẻ được hình thành và phát triển trong hoạt động: lao động, họctập, vui chơi, trong các điều kiện sống và giáo dục Sự phát triển ý chí ở trẻ cóliên quan mật thiết đến sự biến đổi động cơ hành vi Nếu xuất hiện một động cơtốt chiếm ưu thế trong hệ thống động cơ thứ bậc, đó sẽ là động lực giúp trẻ vượtkhó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra mà không bị động cơ khác lôi cuốn
Trong quá trình phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo có thể kể ra ba mặt tác
động với nhau: Thứ nhất: Đặt ra mục đích (cái nhằm tới) của hành động hay chấp nhận mục đích do người khác đặt ra Thứ hai: Xác lập quan hệ giữa mục đích hành động với động cơ Thứ ba: Tăng cường vai trò điều chỉnh của ngôn
ngữ trong việc thực hiện hành động
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lí của mình, nhưđiều khiển sự chú ý, tri giác, trí nhớ … từ chỗ không chủ định sang chủ định.Trẻ có thể thực hiện có chủ định một hành động thực tiễn nào đó trong nhữngđiều kiện rất khác nhau: trong vui chơi, học tập, lao động… Nó dần dần họcđược cách đề ra cho mình những mục đích ngày càng xa hơn và bắt hành độngcủa mình phục tùng những mục đích đó Ý chí của trẻ phát triển dưới ảnh hưởngcủa việc giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ cho trẻ Cần phải giáo dục tính mụcđích và đặc biệt là phải phát triển ở trẻ năng lực hình dung rõ ràng những mụcđích đặt ra trước mắt trẻ, những mục đích đó không phải chỉ bao gồm sự vậndụng cái gì có sẵn, mà còn bao gồm cả việc xây dựng cái gì đó mới mẻ hơn Đối
Trang 32với hành động ý chí, ngoài nguyện vọng đạt được mục đích đề ra, cần phải biếtcách đạt tới mục đích đó nữa.
Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục không những làm cho trẻ biết cáchthực hiện được các hành động phù hợp với mục đích đã đặt ra mà phải làm cho trẻ
có thể kìm hãm được những hành động không phù hợp với mục đích đã đặt ra bằngcách tự kiềm chế để tránh khỏi những hành động mâu thuẫn với những qui tắc hành
vi đã định Trước khi trẻ bắt đầu biết tự mình đề ra những mục đích tự giác, ngườilớn cần chỉ bảo cho trẻ thấy được những mục đích đó Khi đã đặt ra mục đích củahành động cần phải xác lập quan hệ giữa mục đích hành động với động cơ
Sự phát triển những động cơ kích thích trẻ hành động có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc hình thành ý chí của trẻ Do ảnh hưởng của môi trường xã hộixung quanh và giáo dục, ở trẻ mẫu giáo bắt đầu nảy sinh sớm những mầm mốngcủa động cơ hành vi có tính chất xã hội cao, như mong muốn làm điều gì đó cóích cho người khác, hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với những người xungquanh, phụ tùng những tiêu chuẩn hành vi đạo đức nhất định Tất nhiên, trongthời kì đầu, những động cơ đó còn diễn ra dưới một hình thức rất thô sơ và yếu,không bền vững Tuy nhiên do những điều kiện sinh sống và giáo dục nhất định,những động cơ ở đứa trẻ sẽ có thể mạnh hơn
Sự xuất hiện những mầm mống của động cơ xã hội giữ vai trò quan trọngtrong sự phát triển của ý chí trẻ em Bởi vì để có hành động ý chí chân chính,người ta không chỉ biết làm cho hành động của mình phục tùng mục đích tự giác
đã đặt ra, mà còn cần phải tích cực phấn đấu đạt tới mục đích đó vì lợi ích chungtrong việc hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội Còn đối với trẻ khi tham gia vàocác trò chơi phức tạp, thực hiện các lời chỉ dẫn và yêu cầu của giáo viên, trẻ dầndần hiểu được những mục đích đã đề ra và ý thức được trong mọi hành động củamình Qua đó trẻ không những nắm được những hành động bên ngoài, mà cònbắt đầu chỉ đạo các quá trình tâm lí bên trong Theo đà phát triển ý chí của trẻ,khi thực hiện những hành động của mình trẻ ngày càng ít phụ thuộc vào nhữnghoàn cảnh mà trong đó hành động đã diễn ra Để phát triển ý chí của trẻ cần phải
Trang 33giáo dục cho trẻ những thói quen tốt một cách có hệ thống, ngăn chặn sự xuấthiện những thói hư và kiên trì khắc phục những tật xấu đó.
Việc thực hiện những hành động ý chí phụ thuộc vào việc đặt kế hoạch vàđiều chỉnh bằng ngôn ngữ Sự thay đổi trong quan hệ qua lại giữa hai hệ thốngtín hiệu giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển ý chí Trong tuổi mẫugiáo, tín hiệu ngôn ngữ dần dần có nhiều ảnh đối với hành vi của trẻ, vai trò củacác đường liên hệ tạm thời hình thành ở mức độ của hệ thống tín hiệu thứ haitrong việc điều hòa các hành động được nâng cao Trẻ dùng ngôn ngữ để diễnđạt cho mình những gì nó định làm, tự tranh luận với mình về những gì định làm
và các giải pháp có thể khi đấu tranh giữa các động cơ, nhắc nhở mình về mụcđích của hành động và tự ra lệnh cho bản thân mình đạt tới các mục tiêu Nhưngngôn ngữ không thể có ngay được ý nghĩa điều chỉnh này trong hành vi của trẻ.Đứa trẻ nắm được kĩ năng dùng ngôn ngữ để điều chỉnh và định hướng nhữnghành vi của mình khi áp dụng vào bản thân mình những hình thức điều khiểnhành vi mà người lớn vẫn thường áp dụng đối với nó
Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, vào khoảng giữa tuổi mẫu giáo, cáctrung tâm hưng phấn do hệ thống tín hiệu thứ hai gây ra dưới ảnh hưởng của cáctác động ngôn ngữ hãy còn chưa mạnh lắm và chưa tập trung Đến đầu tuổi mẫugiáo (3 tuổi) trẻ đã nói, nghe sõi và sử dụng ngôn ngữ một cách rộng rãi khi giaotiếp với những người xung quanh, nhưng nó vẫn chưa biết thực hiện những hànhđộng phức tạp nào đó theo lời hướng dẫn Những lời chỉ dẫn của người lớn chỉ
có thể làm nó bắt đầu hay ngừng hành động Đối với trẻ 4 tuổi những lời chỉ dẫncủa người lớn có ý nghĩa bền vững hơn Sau khi được chỉ dẫn và hiểu được lờichỉ dẫn đứa trẻ thực hiện ngay hành động một cách đứng đắn, mà không cần chỉdẫn riêng biệt về từng cử động Ngôn ngữ riêng của trẻ bắt đầu được vận dụng
để lập kế hoạch hành động Vì vậy khi hướng dẫn những hành động của mìnhđứa trẻ thường nói to lên Nhưng sự điều chỉnh các hành động riêng bằng ngônngữ ở trẻ còn chưa hoàn thiện Do đó trẻ còn có những khó khăn khi nó cần phảiđộc lập duy trì động cơ hành động và mục đích hành động
Trang 34Trong quá trình phát triển, ý chí của trẻ mẫu giáo không phải tự nhiên mà
có Sự phát triển ý chí của trẻ trước hết phải có sự giáo dục của người lớn trướcnhững tình huống phải đấu tranh động cơ Vai trò giáo dục của người lớn rấtquan trọng Ở đây người lớn bao giờ cũng là người cổ vũ, giúp trẻ nổ lực vượtqua mọi trở ngại (chủ quan hoặc khách quan) đi đến cách giải quyết đúng đắnnhất Người lớn cần phải tạo ra những tình huống buộc trẻ phải lựa chọn cáchgiải quyết, qua đó ý chí của trẻ được phát triển
1.2.2.2 Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
Theo PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết, ở lứa tuổi mẫu giáo, ý chí xuất hiệnnhư là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân Trong quá trình giáodục do sự ảnh hưởng của người lớn và bạn bè, ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi đã hình thànhkhả năng bắt những hành động của mình phục tùng một nhiệm vụ nào đó vàkhắc phục những khó khăn để đáp ứng những yêu cầu của người lớn hay bạn bèđặt ra Điều đó thể hiện trước hết là trẻ biết tự kiểm tra tư thế của mình như ngồi
im để nghe cô kể chuyện, không chạy lăng quăng trong giờ học, biết kiềm chếnhững ham muốn không đúng lúc như không giằng đồ chơi của bạn, không vòi
ăn khi đi đường … Đó là việc khó khăn đối với trẻ ấu nhi và ngay cả với trẻmẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo thì các cháu đã có thể chủđộng điều khiển hành vi của mình
Trẻ 5 – 6 tuổi cũng bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lí của mình như điềukhiển sự chú ý, tri giác, trí nhớ … từ chỗ không chủ định sang chủ định Chẳnghạn trẻ biết tập trung chú ý quan sát một sự vật nào đó, không lơ đãng nhìn đichỗ khác hay cố nhớ cho thuộc bài thơ hoặc nhớ một việc gì đó mà mẹ đã dặndò… Trẻ còn biết điều khiển hoạt động tư duy của mình như cần suy nghĩ đểgiải một câu đố hay tìm hiểu một vấn đề nào đó mà trẻ quan tâm hoặc tìm ra cáckiểu giải khác nhau trong trò chơi nào đó… Mức độ nhận thức về các kĩ xảo sẽkhác nhau Chẳng hạn, trẻ lên ba tuổi chỉ có thể hiểu được những kết quả rất gầncủa các hành động mà trẻ được tập – cần phải rửa tay cho sạch, phải cầm thìanhư thế nào để không rơi thức ăn ra khăn trải bàn …vv Nhưng ở trẻ 5 tuổi đã có
Trang 35thể hiểu sâu sắc ý nghĩa của các kĩ xảo được tập, vì trẻ thu nhận được những hiểubiết sơ đẳng về vệ sinh, về qui tắc hành vi văn minh, về chất liệu và tác dụng củamột vài vật liệu và công cụ.
Trẻ dần dần hình thành được kĩ năng kiên trì mục đích đã đặt ra Nếu tagiao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó hầu như tất cả trẻ đều hoàn thành nhiệm vụđược giao và ít bỏ dở công việc Khả năng kiên trì mục đích của trẻ cũng đượcnâng lên, cho dù độ khó của nhiệm vụ được tăng lên, nhưng trẻ vẫn thực hiệnnhiệm vụ đến cùng Những thành công và thất bại khi thực hiện nhiệm vụ có một
ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành tính mục đích của các hành động Ở trẻ 3tuổi, thành công hay thất bại vẫn chưa ảnh hưởng một cách căn bản tới việc khắcphục khó khăn và trường độ kiên trì mục đích Thất bại trong việc đạt tới mụctiêu không làm cho chúng buồn Nhưng đối với trẻ 5 tuổi những thất bại trongviệc thực hiện hoạt động làm mất yếu tố kích thích đạt tới mục đích của chúng,nếu hoạt động đạt kết quả thì trẻ sẽ cố gắng làm tới cùng Bên cạnh đó có một sốtrẻ bắt đầu có thái độ khác đối với công việc, dù thế nào cũng khắc phục đượccác khó khăn, chúng van nài người ta để chúng thử sức lần nữa, nhất định khôngchịu đầu hàng
Trong một chương trình nghiên cứu, người ta ra cho trẻ hai bài toán hócbúa và sau những lần thử đầu tiên người ta để trẻ ở lại một mình nhưng vẫn bímật quan sát chúng, khi trở lại thì đa số trẻ đã giải được và chỉ có một số trẻ chorằng bài toán khó đối với chúng Trong khát vọng khắc phục khó khăn của một
số trẻ người ta phát hiện thấy một trình độ tính mục đích mới, cao hơn đặc trưngcủa trẻ em lứa tuổi học sinh
Đến 5 – 6 tuổi những khả năng lựa chọn các cách giải quyết nhiệm vụ mộtcách hợp lí tăng lên rõ rệt Những khả năng này dựa trên quan hệ cùng phụ thuộccủa các động cơ đang được hình thành ở trẻ: giải pháp bắt đầu được quyết địnhkhông phải bởi động cơ mạnh hơn trong lúc này mà bởi động cơ quan trọnghơn, có ý nghĩa hơn Dẫn tới chỗ phát triển khả năng tự chủ, kĩ năng kiềm chếnhững nguyện vọng, những tình cảm tình huống và kiềm chế những biểu hiện
Trang 36của chúng, củng cố ý chí của trẻ Những hành động ý chí của trẻ gắn liền với sựlựa chọn, đấu tranh của các động cơ không phải bao giờ cũng kết thúc bằng mộtgiải pháp nghiêng về động cơ có ý nghĩa hơn Điều đó phụ thuộc vào đặc điểmtính cách của mỗi đứa trẻ, nhất là sự có mặt và đánh giá của người lớn và bạn bèxung quanh.
Tín hiệu ngôn ngữ dần dần có nhiều ảnh hưởng đối với hành vi của trẻ,đến cuối 5 tuổi lời chỉ dẫn bắt đầu qui định những nhiệm vụ gần với trẻ, trẻ cóthể hiểu được lời chỉ dẫn và những phương thức thực hiện những nhiệm vụ đó.Trẻ có kĩ năng thực hiện những lời chỉ dẫn tương đối phức tạp của người lớn.Khi dùng lời nói để lập kế hoạch hành động của mình, trong đa số trường hợpđứa trẻ không cần phải nói to lên mà lập kế hoạch và chỉ đạo những hành độngcủa mình bằng cách nói thầm Tuy nhiên trong những trường hợp khó khăn,chẳng hạn cần phải kiềm chế những nguyện vọng của mình, nhiều khi trẻ 6 tuổicũng cần phải nói to lên để kiềm chế bản thân mình
Ở trẻ 5 – 6 tuổi có sự phát triển ý chí tốt hơn, cao hơn nhưng ở trẻ vẫn cònnhiều hành động bột phát, không định song song tồn tại với những hành động ýchí Trong nhiều trường hợp, hành động ý chí còn bị lấn át bởi hành động bộtphát do ảnh hưởng những cảm xúc và những nguyện vọng trước một tình huốngnào đó gây nên Nhưng nhìn chung hành động ý chí ngày càng tăng và chiếmmột tỉ lệ đáng kể trong “bức tranh” hành vi của trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo khi cónhững điều kiện giáo dục tốt
1.3 TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ý CHÍ CỦA TRẺ 5- 6 TUỔI
1.3.1 Lí luận về trò chơi học tập
1.3.1.1 Khái niệm về trò chơi
Theo một số tài liệu tiếng Anh, trò chơi học tập là trò chơi với qui tắc có
sẵn, là trò chơi có luật “game with ruls”
Trang 37P.G.Xamarucova cho rằng loại trò chơi được xem là trò chơi học tập
“đó là những trò chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệcho trẻ em”
Theo V.N.Avanhxova, A.P.U.xova thì trong trò chơi học tập các nhiệm vụdạy học và nhiệm vụ nhận thức không đặt ra cho trẻ một cách trực tiếp mà thôngqua trò chơi Các nhiệm vụ học tập có mối liên hệ chặt chẽ với khởi điểm mangtính vui chơi một cách thú vị - tức là với các nhiệm vụ chơi và hoạt động chơi
F.N.Blexer, E.I.Udalxova, A.I.Xorokina… thì trò chơi học tập chỉ trởthành trò chơi khi trong nó có các yếu tố vui chơi: chờ đợi, bất ngờ, di chuyển,
đố đoán, thi đua, phân vai… Theo J.Piaget đặc trưng của trò chơi học tập – cónhững luật chơi nhất định chi phối nội dung chơi và hành động chơi của trẻ,trong suốt cuộc chơi
Bà E.I.Chikhieva cho rằng: “Trò chơi đó được gọi trò chơi học tập hay tròchơi dạy học là vì trò chơi đó gắn liền với mục đích dạy học nhất định và đòi hỏicần phải có tài liệu dạy học phù hợp kèm theo”
Trong một số tài liệu Tiếng việt, trò chơi học tập là dạng trò chơi có luật,
nó có định hướng rõ ràng, là một hình thức có định hướng cao cho trẻ Qua tròchơi học tập trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái tròchơi học tập còn củng cố những kiến thức và kĩ năng, phát triển khả năng tậptrung chú ý, óc quan sát, tính linh hoạt của tư duy, phát triển trí tưởng tượng,ngôn ngữ và hành động ý chí của trẻ
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cho rằng: trò chơi học tập còn đượchiểu là loại trò chơi có định hướng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ và làtrò chơi có luật Quan niệm này được thừa nhận trong tổ chức vui chơi cho trẻtrong giáo dục Xô viết trước đây và trong trường mẫu giáo ở nước ta hiện nay
Theo tác giả Nguyễn Thị Hoà: trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi cóluật thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục
và dạy học hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ, trò chơi học tập có
Trang 38nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tốdạy học
Nhìn chung mọi trò chơi đều hướng tới sự phát triển của trẻ Tuy vậy, mỗitrò chơi có một thế mạnh riêng, về phương diện phát triển ý chí thì trò chơi họctập cũng có nhiều thế mạnh, bởi vì khi thực hiện trò chơi học tập buộc trẻ phảitập trung giải quyết nhiệm vụ học tập bằng trò chơi, cần phải có ý chí xác địnhmục đích hành động chơi, trong quá trình chơi phải kiên trì, độc lập, quyết đoán,mạnh dạn, tự tin và kiềm chế cảm xúc để hoàn thành nhiệm vụ Từ những tìmhiểu về trò chơi học tập và thông qua TCHT nhằm phát hiện ý chí của trẻ, chúng
tôi có khái niệm trò chơi học tập như sau: “Trò chơi học tập” được hiểu là trò chơi có sẵn nội dung và luật chơi, do người lớn sáng tác và xây dựng để giáo dục trí tuệ và qua đó phát triển ý chí của trẻ”
1.3.1.2 Bản chất của trò chơi học tập
Theo tài liệu Giáo dục học mầm non của nhóm tác giả Phạm Thị Sửu thì:
“trò chơi học tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu Khi tham gia vào trò chơi, trẻgián tiếp giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm củng cố, chính xác hoá cácbiểu tượng, các tri thức, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kĩ năng và hình thànhbiểu tượng mới” [4;185] Trò chơi học tập có tác dụng rất to lớn hổ trợ đắc lựccho việc học tập cũng như các phẩm chất tâm lí của trẻ Một trò chơi học tập cósức quyến rũ sẽ là động lực để trẻ hăng say, phấn khởi tham gia vào chơi Khitham gia vào trò chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trẻ xác định mục đích hànhđộng chơi, kiên trì, độc lập, quyết đoán, mạnh dạn và kiềm chế cảm xúc củamình khi chơi
Trong tác phẩm “Những đặc điểm tiêu biểu về cấu tạo của trò chơi họctập” E.I.Udalxova coi nhiệm vụ giáo dục nội dung, thực hiện qui tắc chơi lànhững đặc điểm tiêu biểu trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập.Nhiệm vụ giáo dục đó không chỉ là những kiến thức xuất phát từ cuộc sống thực
tế giữa con người với lao động và tự nhiên, mà còn làm cho trẻ bộc lộ đượcnhững biểu hiện ý chí của mình khi tham gia thực hiện trò chơi Việc đề ra mục
Trang 39đích của các trò chơi học tập không chỉ hạn chế ở đề tài cần truyền đạt cho trẻ,
mà còn bao gồm những vấn đề trẻ muốn thực hiện được nhiệm vụ của trò chơicần phải làm như thế nào
Trò chơi học tập bao giờ cũng có qui tắc chơi, “qui tắc chơi là yếu tốquyết định để tổ chức trò chơi, qui tắc sẽ đề ra những điều buộc mọi người phảituân theo trong quá trình chơi một trò chơi nào đó, trò chơi đó phải diễn ra đúngnhư những điều qui tắc qui định” [13;27] các qui tắc chơi chẳng những có tácdụng xây dựng mối quan hệ xã hội mà còn có khả năng tổ chức những qui trìnhthuộc về tinh thần và ý chí, có sức hấp dẫn động viên mọi trẻ và trong một chừngmực nhất định nó mang lại ảnh hưởng tốt đẹp cho trẻ
Qui tắc chơi đòi hỏi thái độ chơi của trẻ trước sau như một, phải có tínhkiên trì, kiềm chế cảm xúc tuân theo qui tắc chơi để thực hiện tốt nhiệm vụ chơi
Đó cũng là cơ hội tốt giúp trẻ suy nghĩ và hành động đúng đắn Nhờ có ý chígiúp trẻ thực hiện qui tắc chơi tốt, đó cũng là điều kiện góp phần làm cho tròchơi trở nên vui nhộn hơn
Mỗi trò chơi học tập đều có một chủ đề chơi, chủ đề chơi chính là nhiệm
vụ trẻ phải thực hiện, là sự thúc giục, động viên trẻ hứng thú nhiệt tình và say mêtrong trò chơi Thường chủ đề chơi biểu hiện ngay trong trò chơi và tạo thànhnội dung cơ bản của trò chơi, mục đích chơi chứa đựng ngay trong chủ đề chơi.Xuất phát từ chủ đề và mục đích chơi, trẻ có nhiều hành động chơi khác nhau.Những hành động chơi này phải có tính mục đích, xác định được mục đích củahành động chơi sẽ giúp cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ theo chủ đề chơi đặt ra
Trong trò chơi học tập có nhiều hành động chơi, theo E.I.Udalxova chorằng: “nếu người ta nghiên cứu kĩ các trò chơi giáo dục, trong các trò chơi nàycái làm cho các em thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn trước hết là hành động của trò chơi.Hành động có tác dụng kích thích tính tích cực và làm cho các em thoải mái dễchịu” Khi thực hiện các hành động chơi trẻ phải kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễngiữa những cố gắng về sức lực, trí tuệ và ý chí để hoàn thành nhiệm vụ chơi
Trang 40Khi thực hiện trò chơi học tập có thể có những trường hợp ngẫu nhiên,may rủi Một trẻ nào đó ngẫu nhiên trở thành người thắng cuộc nhưng thực chấtkhả năng của em chưa đạt tới Như vậy ngay tính chất ngẫu nhiên này cũng nóilên đặc tính của trò chơi và đặt trẻ trước một tình huống đòi hỏi trẻ phải cónhững phản ứng nhanh nhẹn, tự tin, linh hoạt và quyết đoán để tiếp thu một cách
có ý thức, có hiểu biết Tình huống ngẫu nhiên nói lên sự căng thẳng cũng như
sự thú vị của trò chơi Dù là những tình huống ngẫu nhiên nhưng vẫn có tác dụnggiáo dục cao, trong quá trình chơi trẻ cần phải nổ lực cố gắng hết sức mình, sự
cố gắng này nói lên biểu hiện ý chí của trẻ, có tác dụng quyết định kết quả tròchơi mà trẻ đạt được
Tóm lại, nội dung trò chơi, qui tắc, chủ đề chơi cũng như hành động chơi đều
là những đặc tính tiêu biểu của trò chơi học tập Như vậy xét cho cùng bản chất củatrò chơi học tập là nhiệm vụ giáo dục trí tuệ được thực hiện dưới hình thức học –chơi nhẹ nhàng, trẻ phải có ý chí, độc lập tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ do tròchơi yêu cầu, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
1.3.1.3 Đặc trưng của trò chơi học tập
Trò chơi học tập khác với các loại trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận
thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi trẻ phải huy động trí óc làm việc thực sựnhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị và chính điều
đó nâng cao tính tích cực của trẻ Khác với nhóm trò chơi có luật (các trò chơi dotrẻ tự nghĩ ra, luật chơi được ẩn phía sau chủ đề, hành động và vai chơi) trò chơihọc tập thuộc nhóm trò chơi có luật cố định (các trò chơi do người lớn nghĩ racho trẻ với những nội dung, nhiệm vụ và luật chơi đã có sẵn)
Trò chơi học tập khác với “tiết học” ở chỗ, trong trò chơi học tập, nhiệm
vụ nhận thức không đặt ra một cách trực tiếp và công khai trước trẻ mà nằmtrong nhiệm vụ chơi, trong luật chơi và hành động chơi Những nhiệm vụ chơi
và hành động chơi đòi hỏi trẻ tích cực huy động những tri thức, kĩ năng, kĩ xảocủa mình để đạt được kết quả mà trò chơi đã đặt ra