Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là linh hồn của nhà giáo. Người nói: chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có đức là hỏng, hay “chính trị là linh hồn, chuyên môn là xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò đạo đức của nhà giáo, song không tuyệt đối hoá mặt đạo đức coi nhẹ lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ GIÁO
TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Nguyễn Thị Minh Trang
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một
di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức Người rất quan tâm đến vấn đề đạo đức trong giáo dục và nhất là đạo đức của nhà giáo
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước;
là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách
mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành
xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục
Trang 2Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng đội ngũ nhà giáo nói riêng Người luôn quan tâm, nhắc nhở vai trò, nhiệm vụ và nhất là phẩm chất đạo đức của nhà giáo, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa” Người thầy giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định quá trình vận hành của hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục đào tạo con người hữu danh cho xã hội Nhưng để xứng đáng là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, thì các nhà giáo chúng ta trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải “nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân” Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh đòi hỏi “thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”, xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn”, người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình và “cần xây dựng tư tưởng dạy học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” Người nhấn mạnh: “Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những anh hùng vô danh”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức phục vụ Tổ quốc của nhà giáo có nội dung rất cụ thể Nhà giáo phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trước hết, trên hết và bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phải kính trọng nhân dân, tin vào sức mạnh của nhân dân Người giải thích “Nhân nghĩa là nhân dân Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân Trong thế giới không có
gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Từ sự tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và nhà giáo nói riêng phải dựa vào dân, gắn bó với quần chúng nhân dân để được quần chúng nhân dân tin yêu và giúp đỡ
Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là linh hồn của nhà giáo Người nói: chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có đức là hỏng, hay “chính trị là linh hồn, chuyên môn là xác Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn” Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò đạo đức của nhà giáo, song không tuyệt đối hoá mặt đạo đức coi nhẹ lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ Theo Hồ Chí Minh giữa đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực của nhà giáo có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau Có đức là để tài năng phát triển đúng hướng, và có tài thì đức mới phát
Trang 3huy được tác dụng Người nói: “có tài mà không có đức là hỏng, có đức mà chữ i tờ thì dạy thế nào” Do đó, nhà giáo: “phải chú ý cả tài cả đức” Đó là từ đạo đức để đi đến tài năng, phải có chính trị trước rồi có chuyên môn, đức phải có trước tài
Nhà giáo phải có tư tưởng hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân với lương tâm nghề nghiệp của mình, phải yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, với tinh thần cách mạng
Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức của nhà giáo còn được thể hiện ở đạo đức chuyên môn nghề nghiệp, một nhà giáo tốt còn là người thầy giáo giỏi không ngừng nâng cao chất lượng giảng Trên tinh thần nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất”
3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục
Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có thể nói, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua
đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng để sự nghiệp giáo có nền móng vững chắc bền vững và có chất lượng cao, thì phải có đội ngũ nhà giáo có phẩm chất tư cách đạo đức cách mạng
Xuất phát từ vai trò to lớn đó, mỗi nhà giáo chúng ta phải tự trau dồi phẩm chất đạo đức của mình, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đoàn kết, thương yêu học trò, yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào
Đạo đức của nhà giáo trước hết là phải thương yêu học trò, quan tâm săn sóc học trò với một tình cảm sâu nặng như ruột thịt, song cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi
và cấp học Ở tiểu học, mẫu giáo người thầy phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ đối với người con để xứng đáng với lời Người căn dặn: làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay “phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình” Ở cấp đại học và trung học chuyên nghiệp thì tình thương của người thầy đối với học trò, được xây dựng trên cơ sở dân chủ, kỷ cương và trách nhiệm Phải thực hiện dân chủ giữa thầy và trò “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy,
Trang 4thầy phải quí trò chứ không phải là cá đối bằng đầu” Đây là mối quan hệ tốt đẹp của thầy
và trò trong xã hội dân chủ, có sự kế thừa những giá trị đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc
Gắn liền với phẩm chất đạo đức thương yêu học trò là phẩm chất đạo đức “thật thà yêu nghề” của nhà giáo Phẩm chất yêu nghề của nhà giáo được biểu hiện trước hết là
sự gắn bó thiết tha với nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào Nghề giáo là một nghề lao động trí tuệ, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, nhưng không phải là nghề có thu nhập cao Nếu không thiết tha với nghề nghiệp sẽ bị dao động trước hoàn cảnh khó khăn Vì thế, nhà giáo “nên yên tâm công tác” không nên “đứng núi này trông núi nọ, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”
Đạo đức của nhà giáo còn thể hiện ở những hành động cụ thể, thiết thực Nhà giáo phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, nhuần nhuyễn, thuần thục về phương pháp giảng dạy Do vậy, mỗi nhà giáo chúng ta trong quá trình giảng dạy phải hợp tác, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau và càng phải nhận thức đúng đắn vai trò, bổn phận và trách nhiệm to lớn của mình; ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của sự nghiệp trồng người mà Ðảng, nhân dân đã tin yêu và giao phó
Bên cạnh đó mỗi nhà giáo còn là một tấm gương sáng cho thế hệ học trò noi theo, những hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người Vì thế, để nâng cao phẩm chất của nhà giáo, chúng ta cần phải tự rèn luyện mình trong thực tiễn đấu tranh của xã hội, phải là những người thầy ưu tú nhất lưu truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau
Cuộc vận động lớn của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi nhà giáo chúng ta thấm nhuần hơn tư tưởng đạo đức của người Chúng
ta thấy rằng, cần phải quán triệt hơn nữa, vận dụng triệt để hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức của nhà giáo trong giáo dục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mà còn chứa đựng những lời khuyên rất chân thành, thiết thực của Người về phẩm chất đạo đức của một nhà giáo
Chúng ta hãy nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi thầy cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về giáo dục; mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội Hơn bao giờ
Trang 5hết, chúng ta cần xây dựng đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm
chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Điều này
không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
2 Ngô Văn Hà, Đỗ Thị Hằng Nga - Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy - Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng - Số 5(40).2010
3 Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh - Theo Tài liệu học tập trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trang Web: http://www.haugiang.gov.vn
4 Theo ditichhochiminhphuchutich.gov.vn