Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng. Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình, giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện. Đó là: “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức”.
Trang 1HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
“NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, PHẢI NÊU GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC”
Nguyễn Thị Minh Trang
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng
Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình, giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện Đó là: “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức”
Đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa nói và làm Người coi trọng công việc thực tế mà nói ít Đã nói là phải làm Người trân trọng, khích lệ những điều tốt đẹp những gương người tốt việc tốt Người phê phán thói ba hoa, nói suông, hứa suông mà không làm hoặc nói hay mà làm dở, nói một đằng làm một nẻo Người kết hợp mật thiết giữa lý luận với thực tiễn, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn Việt Nam và luôn luôn tổng kết thực tiễn
để trở thành lý luận
Đối với lời nói, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” Theo ý của Bác, việc nói, viết của cán bộ, đảng viên phải phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, đúng với thực tế khách quan, phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ mục đích, dễ nhớ, dễ hiểu và
dễ vận dụng
Đối với việc làm, Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên: việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh Người biểu dương và yêu cầu cán bộ, đảng viên dám nói, dám làm, năng động, sáng tạo
Ở Hồ Chí Minh luôn luôn có sự nhất quán giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức Người nói “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn
tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó” Cho đến khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” Cả cuộc đời Người đã là minh
Trang 2chứng cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm Nhờ kiên trì thực hành đạo đức, Người
đã để lại cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức một vị lãnh tụ thực sự của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, có nghĩa là đạo đức gắn liền với hành động Nói về đạo đức phải gắn liền với thực hành đạo đức, đặc biệt phải có hiệu quả Một người làm việc gì cũng không có hiệu quả, thì không thể coi là một người có đạo đức, Người chỉ ra rằng “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”
Trong thực tế, nói thì dễ, làm mới khó; khuyên người khác thì dễ, nhưng làm theo lời khuyên đó thì khó hơn nhiều Nhưng, sẽ là sai lầm khi tuyệt đối hoá việc làm đến mức chỉ có làm mà không biết nói, không biết tổ chức tuyên truyền, giáo dục những việc tốt, những điển hình tiên tiến thì sẽ không phát huy hết hiệu quả của việc làm Như thế, sự thống nhất biện chứng giữa lời nói và việc làm đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải vừa nói hay, vừa làm giỏi Cố nhiên, sự thống nhất biện chứng ấy không có nghĩa là lời nói và việc làm lúc nào cũng phải cân bằng tuyệt đối với nhau mà luôn luôn tuỳ thuộc vào từng môi trường, lĩnh vực, công việc cụ thể
Với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm Mà nói đi đôi với làm trước hết là
sự nêu gương tốt Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên là rất quan trọng Hồ Chí Minh yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên Như vậy, bên cạnh giữa lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến vấn đề đạo đức và nêu gương về đạo đức Người viết: “Muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người… mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” Chính vì vậy, mà Người hết sức chú trọng đến việc xây dựng nền tảng đạo đức và nêu gương về đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên Người coi trọng cả “đức và tài”; trong đó “đức” là gốc; “tài” phải lấy “đức” làm cơ sở Nếu không có “đức” thì tài giỏi mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân
Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức chân chính, một tấm gương đạo đức tuyệt vời, suốt đời Người không ngừng tự hoàn thiện mình theo lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ; nêu gương từ
Trang 3việc lớn đến việc nhỏ, nên đã thực sự nhất quán giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng với đạo đức hàng ngày
Theo Người, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao xa nào mà trước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực Người là tấm gương đạo đức suốt một đời tận tụy vì dân, vì nước, Người là biểu tượng cao quý của đức hy sinh, lo cho dân, sống vì dân, thấu hiểu dân, là tình thương yêu rộng lớn của Người đối với nhân dân, đồng bào là không bao giờ thay đổi Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đó là phương châm ứng xử và hành động của Người
Như vậy, việc học tập, tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” trong mỗi người chúng ta cần phải học tập, trau dồi một cách thường xuyên Vì đây là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người không phải tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội
Với cương vị là một giảng viên, tôi luôn luôn nêu cao ý thức tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ, mỗi lời nói hành động phải xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lời nói luôn luôn đi đôi với việc làm, phải được quần chúng tin yêu, học trò mến phục, để xứng đáng là người công chức nhà nước
Học tập đạo đức của Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” là rất khó; nhưng nếu tất cả mọi người chúng ta với quyết tâm cao và với tấm lòng trong sáng, tất cả vì việc chung, vì dân, vì nước vì cộng đồng, thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đăng Bình - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trang Web: http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn
2 Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh - Theo Tài liệu học tập trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trang Web: http://www.haugiang.gov.vn
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
4 Theo ditichhochiminhphuchutich.gov.vn
(BÀI THAM GIA NỘI SAN CÔNG ĐOÀN NĂM 2012 - 2013)